Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT về cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 36/2012/TT-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa |
Ngày ban hành: | 24/10/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
Ngày 24/10/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Theo quy định tại Thông tư này, thí sinh hoàn thành chương trình tiếng dân tộc thiểu số, đạt điểm trung bình trong các kỳ kiểm tra định kỳ và không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình, tham gia kỳ thi và có điểm trung bình cộng của tất cả các bài kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có bài kiểm tra nào bị dưới 2,0 điểm thì được công nhận đạt kết quả kiểm tra và được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Nội dung kiểm tra bao gồm: Viết, đọc hiểu, nghe hiểu và hội thoại. Trong đó, tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút cho 04 kỹ năng; tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 04 kỹ năng.
Cũng theo Thông tư này, những tổ chức và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều thành tích trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số theo các chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sẽ được đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/12/2012.
Xem chi tiết Thông tư36/2012/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________ Số: 36/2012/TT-BGDĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________ Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2012 |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ
tiếng dân tộc thiểu số
_____________
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các diều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị nghị số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đã kí
Nguyễn Thị Nghĩa |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________ |
Tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
_____________
TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỔ CHỨC KIỂM TRA, CẤP CHỨNG CHỈ
Người học dự kiểm tra hoàn thành chương trình tiếng dân tộc thiểu số, đảm bảo các điều kiện sau:
Những thí sinh có điểm trung bình cộng của tất cả các bài kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có bài kiểm tra nào bị dưới 2,0 điểm thì được công nhận đạt kết quả kiểm tra và được cấp chứng chỉ.
Người học tiếng dân tộc thiểu số được cấp chứng chỉ gồm:
Xếp loại kết quả kiểm tra được ghi vào chứng chỉ cấp cho các thí sinh và được thực hiện trên cơ sở điểm trung bình cộng của tất cả các điểm kiểm tra đã quy về thang điểm 10, cụ thể:
Khi tổ chức kiểm tra để cấp chứng chỉ, các cơ sở dạy học tiếng dân tộc thiểu số thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp trước 10 ngày làm việc. Hằng năm cơ quan quản lý tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Thời gian lưu trữ hồ sơ kiểm tra, cấp chứng chỉ các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số được quy định như sau:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số theo các chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, những tổ chức và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều thành tích sẽ được đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo các chương trình tiếng dân tộc thiểu số, nếu vi phạm một trong các quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy định này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
- Làm lộ đề kiểm tra.
- Để thí sinh quay cóp, vi phạm nội quy kiểm tra.
- Bảo (nhắc) bài cho thí sinh làm bài trong khi kiểm tra.
- Làm thất lạc bài kiểm tra.
- Chấm bài kiểm tra có nhiều sai sót, dẫn đến đánh giá không đúng thực chất.
- Gian lận làm thay đổi điểm kiểm tra của thí sinh.
- Lên điểm sai lệch so với kết quả kiểm tra.
- Dự kiểm tra hộ người khác hoặc nhờ người khác dự kiểm tra hộ.
- Mang tài liệu hoặc các vật dụng trái phép vào phòng kiểm tra.
- Nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp.
- Có hành vi gây gổ, làm mất trật tự hoặc đe dọa trấn áp người tố cáo những vi phạm của mình.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây