Quyết định 23/2001/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 23/2001/QĐ-BGD&ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 23/2001/QĐ-BGD&ĐT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 28/06/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 23/2001/QĐ-BGD&ĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 23/2001/QĐ-BGDĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài
__________________________________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị số 270/CT ngày 23/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài trong tình hình mới;
Theo sự thỏa thuận với Bộ Ngoại giao tại Công văn số 046/CV/NG-TCCB ngày 05-01-2001 của Bộ Ngoại giao;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 1962/QĐ ngày 19 -11-1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành "Quy chế Công tác lưu học sinh". Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông (Bà) Chánh văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh tại Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Nguyễn Văn Hiển (Đã ký) |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐANG ĐƯỢC ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý; nghĩa vụ và quyền; khen thưởng và xử lý vi phạm trong thời gian đang học tập, nghiên cứu và thực tập; việc tiếp nhận khi về nước đối với những công dân Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài.
Điều 2. Công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài
Công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài là học sinh, sinh viên, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và học viên dự các khoá học bồi dưỡng ngắn hạn, sau đây gọi chung là lưu học sinh (LHS). Lưu học sinh gồm hai nhóm:
1. Lưu học sinh được cấp học bổng
Lưu học sinh được cấp học bổng là công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài được cấp học bổng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; học bổng từ Hiệp định hợp tác, thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hoặc cơ quan được Chính phủ Việt Nam uỷ nhiệm) với Chính phủ nước ngoài (hoặc cơ quan được Chính phủ nước ngoài uỷ nhiệm) hoặc với các tổ chức quốc tế; học bổng do Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam; học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nước.
2. Lưu học sinh tự túc
Lưu học sinh tự túc là công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc (toàn phần hoặc một phần); kinh phí của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc doanh nghiệp ngoài quốc doanh tài trợ trực tiếp cho người học hoặc bằng nguồn kinh phí khác không qua Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không thuộc kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương 2
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC LƯU HỌC SINH Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ Công tác chính trị, Vụ Quan hệ quốc tế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo thống nhất công tác lưu học sinh ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và ban hành các chế độ, chính sách; xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu học sinh.
2. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài; cử cán bộ phụ trách công tác lưu học sinh ở nước ngoài; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác lưu học sinh thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam.
3. Giải quyết những vấn đề về chế độ chính sách và những việc liên quan đến công tác lưu học sinh khi đang học tập ở nước ngoài và sau khi về nước.
Điều 4. Trách nhiệm của Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Đại sứ quán Việt Nam) trực tiếp chỉ đạo Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh (Phòng công tác lưu học sinh hoặc cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm) thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác lưu học sinh. Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về công tác chính trị đối ngoại và quản lý nội bộ của Đại sứ quán, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ và chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ của bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh bao gồm:
1. Nghiên cứu tình hình đào tạo tại nước sở tại để tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc gửi lưu học sinh đào tạo ở những ngành nghề, lĩnh vực và bậc học phù hợp với khả năng đào tạo của nước sở tại và đáp ứng yêu cầu của nước ta.
2. Quan hệ với các cơ quan có trách nhiệm và cơ sở đào tạo của nước sở tại trong việc triển khai thực hiện hiệp định, thoả thuận đã được ký kết; phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo; giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh và bảo đảm quyền lợi chính đáng của lưu học sinh.
3. Tiếp nhận và quản lý (trực tiếp hoặc thông qua đơn vị lưu học sinh) lưu học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu và thực tập tại nước sở tại.
4. Tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội thanh niên-sinh viên trong lưu học sinh; phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra lưu học sinh thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại sứ quán Việt Nam đối với lưu học sinh.
5. Giúp đỡ, động viên lưu học sinh học tập, nghiên cứu, thực tập và rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, gắn bó với quê hương đất nước, làm tốt công tác quan hệ hữu nghị ở nước sở tại.
6. Thường xuyên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết kịp thời những vấn đề về công tác lưu học sinh. Nhận xét, giới thiệu và giải quyết những việc liên quan khi lưu học sinh tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp về nước.
7. Căn cứ vào đặc điểm công tác của từng địa bàn và hướng dẫn cụ thể của các bộ phận chuyên trách thuộc Đại sứ quán Việt Nam, hàng năm lập dự toán kinh phí hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo Đại sứ xem xét đưa vào dự trù kinh phí chung của Đại sứ quán. Tiếp nhận kinh phí (nếu được giao) và cấp phát kịp thời, đúng chế độ quy định, đúng đối tượng lưu học sinh thuộc diện được Nhà nước đài thọ từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
8. Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Đại sứ quán và Bộ Giáo dục và Đ'edi Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến chỉ đạo để có sự thống nhất chung trong công tác quản lý trước khi trình Đại sứ quyết định.
Điều 5. Đơn vị lưu học sinh
1. Đơn vị lưu học sinh là tổ chức tự quản của lưu học sinh tại cơ sở đào tạo do Đại sứ quán Việt Nam thành lập, chỉ đạo và quản lý.
2. Ban đại diện đơn vị lưu học sinh (đơn vị cơ sở, đơn vị thành phố hoặc đơn vị vùng) do tập thể đơn vị lưu học sinh bầu ra, Đại sứ quán Việt Nam xem xét và ra quyết định công nhận với nhiệm kỳ hoạt động là một năm. Tuỳ theo số lượng lưu học sinh, Ban đại diện đơn vị có từ 1 đến 3 (hoặc 5) người gồm đơn vị trưởng, 1 hoặc 2 đơn vị phó và các uỷ viên.
Ở những đơn vị lưu học sinh mới được thành lập chưa có điều kiện tổ chức bầu cử thì Ban đại diện đơn vị do Đại sứ quán Việt Nam tạm thời chỉ định. Trong thời gian từ 3 đến 6 tháng kể từ khi có quyết định thành lập, đơn vị phải tổ chức bầu cử Ban đại diện đơn vị lưu học sinh chính thức.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện đơn vị lưu học sinh:
a) Trực tiếp quản lý, vận động lưu học sinh trong đơn vị học tập, rèn luyện, thực hiện quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại sứ quán Việt Nam và cơ sở đào tạo ở nước sở tại, tiến hành các hoạt động hữu nghị.
b) Thường xuyên liên lạc với bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh thuộc Đại sứ quán, cung cấp chính xác, khách quan những thông tin cần thiết về học tập, rèn luyện của lưu học sinh và nhận sự chỉ đạo trực tiếp để giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến lưu học sinh trong đơn vị và giúp Đại sứ quán nhận xét, giới thiệu lưu học sinh về nước.
c) Xem xét và đề nghị với Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo nước sở tại về khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi chính đáng của lưu học sinh.
d) Quản lý quỹ của đơn vị do lưu học sinh đóng góp để phục vụ các hoạt động chung, mức đóng góp và chi tiêu do tập thể đơn vị dân chủ bàn bạc quyết định.
Chương 3
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA LƯU HỌC SINH
Điều 6. Nghĩa vụ của lưu học sinh
Lưu học sinh có nghĩa vụ sau đây:
1. Nghĩa vụ công dân
a) Bảo vệ danh dự và làm tốt nghĩa vụ công dân của lưu học sinh đối với Tổ quốc Việt Nam.
b) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Đại sứ quán Việt Nam đối với lưu học sinh ở nước sở tại.
c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện đúng các quy định về học tập, sinh hoạt, đi lại của cơ sở đào tạo và địa phương nơi lưu trú; có ý thức giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với cơ sở đào tạo, nhân dân địa phương và sinh viên các nước khác.
d) Tham gia đơn vị lưu học sinh và thực hiện các thủ tục đăng ký cần thiết với Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh thuộc Đại sứ quán Việt Nam. Không được tự ý thành lập hoặc tham gia hoạt động các Hội, các tổ chức chính trị và các hoạt động mang tính chất chính trị khác khi chưa được phép của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại.
2. Nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập
a) Lưu học sinh được cấp học bổng có nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập đúng quy định về thời hạn, bậc học và ngành nghề đã được phân công hoặc đăng ký. Trường hợp phải thay đổi, lưu học sinh phải có đơn gửi Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại xem xét giải quyết sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan chủ quản (nếu là cán bộ, công chức).
b) Nghiêm chỉnh chấp hành sự bố trí người hướng dẫn khoa học, địa điểm học tập, nghiên cứu và thực tập của cơ sở đào tạo. Trường hợp cần có sự thay đổi, lưu học sinh đề đạt ý kiến với cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý đào tạo có thẩm quyền của nước sở tại giải quyết và báo cáo với Đại sứ quán Việt Nam biết, giúp đỡ.
c) Hoàn thành đúng thời hạn chương trình, kế hoạch đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo ở nước sở tại.
d) Báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu sau mỗi học kỳ và năm học với Đại sứ quán Việt Nam thông qua đơn vị lưu học sinh (nếu có).
đ) Lưu học sinh được cấp học bổng không được lưu ban, không được kéo dài thời hạn nghiên cứu, thực tập. Trường hợp do ốm đau, tai nạn có xác nhận của bệnh viện và những lý do đặc biệt khác lưu học sinh phải được Đại sứ quán Việt Nam cho phép lưu ban hoặc kéo dài thời hạn sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan chủ quản (nếu là cán bộ, công chức). Nếu không được Đại sứ quán Việt Nam cho phép mà lưu học sinh vẫn tự ý kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu thì phải chịu hình thức xử lý vi phạm theo quy định hiện hành và tự giải quyết các khoản chi phí tài chính như đối với lưu học sinh tự túc.
3. Nghĩa vụ tham gia sinh hoạt tập thể
Lưu học sinh cần tham gia sinh hoạt tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội thanh niên-sinh viên Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức; có ý thức trách nhiệm xây dựng, gắn bó với tập thể và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị lưu học sinh.
4. Nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo
Lưu học sinh được cấp học bổng phải bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạo cho Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành về bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh. Nếu lưu học sinh là cán bộ, công chức được cơ quan cử đi đào tạo thì nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17-11-1998 của Chính phủ về "Chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức" và Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày 31-7-1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên.
Điều 7. Quyền của lưu học sinh
Lưu học sinh có quyền sau đây:
1. Quyền bình đẳng trong lưu học sinh
Lưu học sinh được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; được Đại sứ quán Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài; được Nhà nước sử dụng tài năng và được hưởng chế độ đãi ngộ theo những quy định hiện hành sau khi tốt nghiệp về nước công tác.
2. Quyền học tập, hoạt động khoa học
Lưu học sinh được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động khoa học do cơ sở đào tạo tổ chức (tham gia nghiên cứu khoa học, thi học sinh giỏi, dự hội nghị, hội thảo và báo cáo khoa học ở nước sở tại, trong nước và các nước khác) để phát huy năng lực học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa học với chất lượng cao. Những lưu học sinh thật sự có tài năng được cơ sở đào tạo nước ngoài xác nhận sẽ được ưu tiên trong việc xét chọn và tạo điều kiện cho việc học tiếp ở bậc cao hơn (nếu cá nhân có nguyện vọng).
3. Quyền được chuyển tiếp sinh
Lưu học sinh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuyển tiếp sinh, được phía nhận đào tạo đề nghị bằng văn bản và cơ quan chủ quản đồng ý (nếu là cán bộ, công chức), được quyền gửi hồ sơ đến Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại xem xét quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ chuyển tiếp sinh được qui định tại Phụ lục 1 Quy chế này.
4. Quyền được bảo vệ luận án của thực tập sinh
Thực tập sinh khoa học hoàn thành tốt nhiệm vụ và có khả năng bảo vệ luận án để lấy bằng (tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học) theo quy định của nước sở tại, có đủ các điều kiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được phía nhận đào tạo đồng ý bằng văn bản, nộp hồ sơ cho Đại sứ quán Việt Nam xem xét quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan chủ quản (nếu là cán bộ, công chức).
5. Quyền được chuyển tiếp sinh tự túc, làm cộng tác viên
Lưu học sinh được cấp học bổng đã tốt nghiệp, được cơ quan chủ quản đồng ý bằng văn bản (nếu là cán bộ, công chức), có thể ở lại nước ngoài để học tập, nghiên cứu theo chế độ tự túc, làm cộng tác viên khoa học hoặc hợp đồng sản xuất trong thời gian từ một đến ba năm. Lưu học sinh gửi hồ sơ báo cáo với Đại sứ quán Việt Nam xem xét quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lưu học sinh phải tự túc mọi khoản chi phí, tự mua vé về nước và mua các loại bảo hiểm. Lưu học sinh làm cộng tác viên khoa học và hợp đồng sản xuất tại các cơ sở nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
6. Quyền được về nước thực tập, thu thập tài liệu
Các hoạt động khoa học phục vụ chương trình đào tạo được thực hiện chủ yếu ở nước sở tại. Trường hợp phải thực hiện ở trong nước như: khảo sát, thực tập, thu thập tài liệu, mẫu vật làm thí nghiệm, lưu học sinh báo cáo với Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại xem xét giải quyết. Lưu học sinh phải chấp hành đúng nguyên tắc thủ tục về việc đem tài liệu, vật phẩm ra nước ngoài theo quy định chung của Nhà nước.
7. Quyền được nghỉ phép
Trong thời gian nghỉ phép lưu học sinh được về nước, đi thăm thân nhân ở nước khác (nước thứ ba), mời thân nhân đến thăm nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đồng ý. Trước khi về nước nghỉ phép hoặc đi nước thứ ba, lưu học sinh phải báo cáo với Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại biết.
8. Quyền được bảo hộ về lãnh sự
a) Sau khi đến cơ sở đào tạo ở nước ngoài, lưu học sinh có trách nhiệm liên hệ và đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại để được quản lý và được bảo hộ về lãnh sự trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài.
b) Lưu học sinh có nhu cầu giải quyết những vấn đề về lãnh sự (hộ chiếu, thị thực) và những vấn đề về tư pháp (đăng ký kết hôn, khai sinh) được Đại sứ quán Việt Nam giải quyết tại chỗ theo thẩm quyền và quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
9. Quyền được hưởng chế độ tài chính
a) Lưu học sinh được cấp học bổng được hưởng học bổng, các khoản tiền thưởng về thành tích học tập, nghiên cứu khoa học, phụ cấp ngành nghề, các chế độ về bảo hiểm do phía nhận đào tạo, các tổ chức quốc tế đài thọ theo quy định tại các Hiệp định hợp tác, thoả thuận đã được ký kết hoặc do Chính phủ Việt Nam đài thọ theo chế độ quy định.
Đối với lưu học sinh được cấp học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nước thì chế độ tài chính do cơ sở gửi đi đào tạo giải quyết.
b) Kinh phí chi cho các hoạt động quy định tại Khoản 2, 4, 6, 7 Điều này do lưu học sinh tự túc hoặc do phía nhận đào tạo, cơ sở gửi đào tạo từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nước đài thọ.
10. Quyền khiếu nại, tố cáo
Lưu học sinh có quyền khiếu nại, tố cáo những quyết định và hành vi sai trái của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền trong công tác lưu học sinh. Việc khiếu nại, tố cáo phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 8. Quyền của lưu học sinh tự túc
Trong thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, lưu học sinh tự túc sau khi đã đăng ký và được Đại sứ quán (Bộ phận phụ trách công tác lưu học sinh) quản lý trong các tổ chức của lưu học sinh thì được hưởng quyền sau đây:
1. Được quản lý, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về các mặt như đối với lưu học sinh được cấp học bổng, được hưởng quyền của lưu học sinh quy định tại Điều 7 Quy chế này.
2. Khi tốt nghiệp, nếu lưu học sinh có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn sẽ được quyền đề đạt nguyện vọng và gửi hồ sơ đến Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại xem xét làm chuyển tiếp sinh diện được cấp học bổng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Lưu học sinh tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, khi về nước sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên giới thiệu với các cơ quan sử dụng.
Chương 4
TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH SAU KHI VỀ NƯỚC
Điều 9. Kết thúc khóa đào tạo ở nước ngoài
1. Về nước đúng thời gian quy định
Lưu học sinh được cấp học bổng kết thúc khoá đào tạo (tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp) phải thực hiện đúng thời gian về nước theo quy định của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sở tại. Trường hợp không thực hiện đúng, không được Đại sứ quán hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sở tại chấp nhận lý do thì lưu học sinh phải tự giải quyết mọi thủ tục liên quan bằng chi phí tự túc (mua vé về, gia hạn thị thực, nơi ăn, ở).
2. Xuất trình hồ sơ sau khi về nước
Sau khi về nước trong thời hạn một tháng, lưu học sinh được cấp học bổng có trách nhiệm đến Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội hoặc Văn phòng II Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh để xuất trình hồ sơ và giải quyết những việc liên quan đến lưu học sinh sau khi về nước.
Lưu học sinh được cấp học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nước sau khi về nước nộp hồ sơ tại cơ sở gửi đi đào tạo.
Hồ sơ lưu học sinh (tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp) về nước được quy định tại Phụ lục 2 Quy chế này.
Điều 10. Tiếp nhận, giải quyết lưu học sinh về nước
1. Lưu học sinh tốt nghiệp về nước
a) Lưu học sinh được cấp học bổng tốt nghiệp về nước có trách nhiệm làm việc theo sự điều động của Nhà nước. Kể từ khi xuất trình hồ sơ về nước tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau thời gian chờ phân công công tác theo quy định của Chính phủ, nếu không có quyết định điều động công tác theo yêu cầu Nhà nước, lưu học sinh được tự tìm việc làm hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện liên hệ tìm nơi làm việc.
b) Lưu học sinh được cấp học bổng là cán bộ, công chức sau khi về nước (đã nộp đầy đủ hồ sơ và giải quyết xong các thủ tục liên quan), được Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi về cơ quan cử đi đào tạo nhận công tác. Việc chuyển cơ quan khác do cơ quan cử đi đào tạo giải quyết.
2. Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước
a) Lưu học sinh được cấp học bổng chưa tốt nghiệp về nước thuộc diện bồi hoàn kinh phí đào tạo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế này phải hoàn thành nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước trước khi được giải quyết trả về cơ quan cử đi đào tạo, trả về địa phương hoặc giới thiệu đi học tiếp ở trong nước.
Việc bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh được cấp học bổng từ nguồn vốn địa phương, doanh nghiệp Nhà nước do cơ sở gửi đi đào tạo giải quyết theo quy định hiện hành.
b) Lưu học sinh được cấp học bổng chưa tốt nghiệp về nước vì lý do sức khoẻ, học lực yếu và những lý do chính đáng khác, được Đại sứ quán Việt Nam nhận xét, đề nghị sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giới thiệu đi học tiếp ở trong nước theo ngành học tương ứng với ngành lưu học sinh đã học ở nước ngoài.
3. Lưu học sinh tự túc
Lưu học sinh tự túc tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp về nước nếu xuất trình đầy đủ hồ sơ (quy định tại Phụ lục 2 Quy chế này) tại Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ tạo điều kiện liên hệ tìm nơi làm việc (nếu đã tốt nghiệp), giới thiệu về lại cơ sở đào tạo, cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi đi học tự túc (nếu chưa tốt nghiệp).
Trường hợp lưu học sinh đã dự kỳ thi tuyển sinh (có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại) trúng tuyển vào học bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài, được nước sở tại cấp học bổng, chưa tốt nghiệp về nước vì những lý do thông thường (sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân) có nhận xét, đề nghị của Đại sứ quán Việt Nam, nếu có nơi tiếp nhận sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giới thiệu đi học tiếp ở trong nước theo ngành học tương ứng với ngành lưu học sinh đã học ở nước ngoài.
Chương 5
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11. Khen thưởng đối với tập thể và cá nhân lưu học sinh
Sau mỗi năm học và toàn khóa học, tập thể, cá nhân lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và hoạt động hữu nghị, thực hiện tốt quy chế, quy định của Việt Nam và nước sở tại, được đơn vị lưu học sinh đề nghị, sẽ được Đại sứ quán Việt Nam xét khen thưởng theo các hình thức:
1. Biểu dương,
2. Tặng giấy khen,
3. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan chức năng khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 12. Xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân lưu học sinh
1. Tập thể, cá nhân lưu học sinh vi phạm pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật nước sở tại, Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài, các quy định của Đại sứ quán Việt Nam và cơ sở đào tạo nước sở tại về học tập, sinh hoạt, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị Đại sứ quán Việt Nam xử lý theo các hình thức:
a) Khiển trách,
b) Cảnh cáo,
c) Đình chỉ học tập cho về nước,
d) Đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật.
2. Lưu học sinh là cán bộ, công chức vi phạm, ngoài các hình thức bị xử lý quy định tại khoản 1 Điều này còn bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Điều 13. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân làm công tác lưu học sinh
Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác lưu học sinh hoặc vi phạm các điều khoản của Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài được xét khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm theo những quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài)
Phụ lục 1. Hồ sơ xin chuyển tiếp sinh gồm:
1) Đơn xin chuyển tiếp sinh gửi Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại.
2) Bản sao chụp văn bằng tốt nghiệp và kết quả học tập, các văn bằng chứng chỉ khác có liên quan đến thành tích học tập và hoạt động khoa học ở nước ngoài.
3) Văn bản nhận xét, đề nghị và đồng ý nhận đào tạo tiếp của cơ sở đào tạo nước sở tại, trong đó ghi rõ vấn đề kinh phí đào tạo tiếp.
4) Văn bản của cơ quan chủ quản đồng ý cho chuyển tiếp sinh.
5) Đề tài và đề cương nghiên cứu đối với chuyển tiếp sinh tiến sĩ.
Phụ lục 2. Hồ sơ lưu học sinh tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp về nước.
1. Hồ sơ của lưu học sinh tốt nghiệp về nước gồm:
a) Báo cáo kết quả học tập trong toàn khóa học.
b) Văn bằng, chứng chỉ và các tài liệu liên quan đến khóa học do cơ sở đào tạo của nước sở tại cấp.
c) Bản nhận xét, giấy giới thiệu về nước do Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại cấp.
d) Các giấy tờ khác có liên quan.
2. Hồ sơ của lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước gồm:
a) Bản nhận xét, giới thiệu hoặc Quyết định về nước do Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại cấp.
b) Học bạ (bảng điểm) những năm học ở nước ngoài do cơ sở đào tạo của nước sở tại cấp.
c) Các văn bản có liên quan đến việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan quản lý của nước sở tại cấp.
d) Bản tường trình của lưu học sinh về lý do chưa tốt nghiệp về nước.
THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 23/2001/QD-BGDDT |
Hanoi, June 28, 2001 |
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF VIETNAMESE CITIZENS BEING TRAINED ABROAD
THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/CP of March 30, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to Directive No. 270/CT of July 23, 1992 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) on the sending of Vietnamese citizens for overseas training in the new situation;
Under the agreement with the Ministry for Foreign Affairs in its Official Dispatch No. 046-CV/NG-TCCB of January 5, 2001;
At the proposal of the director of the Political Affairs Department,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on management of Vietnamese citizens being training abroad.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 1962/QD of November 19, 1990 of the Minister of Education and Training, issuing the Regulation on the overseas students work. All previous provisions contrary to this Decision are hereby annulled.
Article 3.- The director of the Office, the heads of the concerned units of the Ministry of Education and Training, and the Sections in charge of the overseas students work at the overseas representation missions of the Socialist Republic of Vietnam shall have to implement this Decision.
|
MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
REGULATION
ON MANAGEMENT OF VIETNAMESE CITIZENS BEING TRAINING ABROAD
(Issued together with Decision No. 23/2001/QD-BGDDT of June 28, 2001 of the Minister of Education and Training)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Regulation prescribes the organization of management; obligations and rights, commendation and handling of violations during the time of study, research and apprenticeship; and the admission of Vietnamese citizens who have been trained abroad and returned home.
Article 2.- Vietnamese citizens being training abroad
Vietnamese citizens being trained abroad are pupils, students, postgraduate students, research students, apprentices, interns and trainees in short-term training courses, are hereinafter collectively referred to as overseas students. Overseas students are classified into two categories:
1. Overseas scholars
Overseas scholars are Vietnamese citizens who are being trained abroad with scholarships granted from the source of State budget, scholarships under the cooperation treaties and agreements between the Government of the Socialist Republic of Vietnam (or agencies authorized by the Government of Vietnam) and foreign countries (or agencies authorized by the foreign governments) or international organizations; scholarships granted by foreign governments, international organizations, non-governmental organizations or individuals through the Government of Vietnam; scholarships from the local capital sources or State enterprises.
2. Self-financing overseas students
Self-financing overseas students are Vietnamese citizens being trained in foreign countries with their own fundings (wholly or in part); fundings directly provided by foreign individuals, organizations or non-State enterprises or fundings of other sources not through the Government of the Socialist Republic of Vietnam or not specified in Clause 1 of this Article.
Chapter II
ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF THE OVERSEAS STUDENTS WORK
Article 3.- Responsibilities of the Ministry of Education and Training
The Political Affairs Department, the International Relation Department and the concerned units of the Ministry shall, within the scope of their assigned functions and tasks, have to assist the Ministry of Education and Training in performing the function of State management over the overseas Vietnamese students work, with the following major contents:
1. Organizing and uniformly directing the overseas students work; coordinating with the concerned ministries and branches in elaborating and promulgating various regimes and policies; drafting and submitting to the competent bodies for promulgation or promulgating according to competence legal documents on the overseas students work.
2. Coordinating with the Ministry for Foreign Affairs and the concerned bodies in perfecting the model of organization of management of overseas Vietnamese students being trained abroad; appointing their personnel to take charge of the overseas students work; directing and inspecting the performance of such work by Vietnamese representation missions.
3. Settling matters related to regimes and policies and tasks related to the overseas students work during their stay in foreign countries and after their return to Vietnam.
Article 4.- Responsibilities of the overseas students work Sections at Vietnam�s overseas representation missions
The overseas representation missions of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter collectively referred to as Vietnamese embassies) shall directly direct the Sections in charge of the overseas students work (the Overseas Students Work Section or full-time or part-time officials in charge) to perform the tasks related to the overseas students work. The overseas students work Sections shall submit to the regular and direct guidance by the embassies for the external political and internal management work, and at the same time to the professional and technical direction by the Ministry of Education and Training. The tasks of the overseas students work Sections include:
1. Studying the training situation in the host countries so as to advise the Ministry of Education and Training on the sending of students for training in the specialties and fields at educational levels suited to the training capabilities of the host countries as well as the requirements of our country.
2. Maintaining relations with the responsible agencies and training institutions in the host countries in the implementation of the signed treaties and agreements; developing and expanding relations of cooperation on training; settling in time arising issues and ensuring the legitimate interests of overseas students.
3. Receiving and managing (directly or through overseas students� units) overseas Vietnamese students who are learning, researching and/or apprenticing in the host countries.
4. Carrying out the political and ideological education work and the work of the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Youths-Students Association among overseas students; disseminating, guiding and checking overseas students in their implementation of the State�s and Party’s undertakings and policies; rules and regulations of the Ministry of Education and Training as well as the Vietnamese embassies concerning overseas students.
5. Assisting and encouraging overseas students in their learning, research, apprenticeship and self-training in moral and political qualities, forging their attachment to the homeland as well as friendship relations with the host countries.
6. Regularly coordinating with the Ministry of Education and Training in settling in time matters related to the overseas students work. Making comments and recommendations and settling relevant matters when graduated or ungraduated overseas students return home.
7. Basing themselves on the work’s characteristics in each country and specific guidance of the specialized sections of the Vietnamese embassies, making annual expenditure estimates for the performance of the assigned tasks and reporting them to the Ambassadors for consideration and incorporation in the general expenditure estimates of the embassies. Receiving fundings (if allocated) and distributing them in time and according to prescribed regime to the right categories of overseas students who enjoy the State’s financial support from the State budget.
8. Periodically reporting (bi-annually and annually) on the situation and results of the performance of their assigned tasks to the embassies, the Ministry of Education and Training and the Ministry for Foreign Affairs.
9. Receiving, considering and submitting to the Ambassadors for decision matters related to overseas students as prescribed at Points a and e, Clause 2, Article 6; Clauses 3, 4 and 5, Article 7, and Clause 2, Article 8 of this Regulation; the overseas students work Section shall have to report in writing to the Ministry of Education and Training for the latter’s directing opinions so as to ensure consensus in the management work before submitting them to the Ambassadors for decision.
Article 5.- Overseas students’ units
1. Overseas students units are self-management bodies of overseas students at training institutions, which are set up, directed and managed by the Vietnamese embassies.
2. The representative boards of the overseas students units (the grassroots units, municipal units or regional units) shall be elected by the collectives of the overseas students units. The Vietnamese embassies shall consider and issue decisions on recognition of these boards with a working term of one year. Depending on the number of overseas students, the units representative boards may have between 1 and 3 (or 5) members each, including the unit’s head, 1 or 2 deputy heads and members.
For newly-established overseas students units that lack election conditions, their representative boards shall be temporarily appointed by the Vietnamese embassies. Within 3 to 6 months after the decisions on their establishment are issued, the units shall have to organize the election of their official representative boards.
3. Tasks and powers of the representative boards of the overseas students units:
a/ Directly managing and encouraging overseas students in their units to study and self-train, comply with the rules and regulations of the Ministry of Education and Training, the Vietnamese embassies as well as training institutions of the host countries, and carry out friendship activities.
b/ Regularly contacting the embassies overseas students work Sections, providing necessary accurate and objective information on the study and self-training of overseas students and receiving direct guidance for well settling matters related to the units overseas students, and assisting the embassies in commenting and recommending overseas students when they return home.
c/ Considering and proposing the Vietnamese embassies or training institutions of the host countries the commendation, handling of violations and settlement of matters related to the overseas students legitimate interests.
d/ Managing the units funds contributed by overseas students in order to serve their collective activities. The levels of contribution and spending shall be discussed and decided by the unit collectives in a democratic manner.
Chapter III
OBLIGATIONS AND RIGHTS OF OVERSEAS STUDENTS
Article 6.- Obligations of overseas students
Overseas students have the following obligations:
1. Civic duties
a/ To protect the honor of and well fulfil their civic duties towards the Fatherland of Vietnam.
b/ To strictly observe the laws of the Socialist Republic of Vietnam, the Education and Training Ministry’s Regulation on management of Vietnamese students being trained abroad and the Vietnamese Embassies regulations concerning overseas students in the host countries.
c/ To strictly abide by laws, respect for customs and practices of the host countries; to comply with the regulations on study, daily-life activities and travel, of the training institutions and the localities where they reside; to have a sense of preserving and promoting friendship relations with the training institutions, local people and students from other countries.
d/ To join the overseas students units and carrying out necessary procedures for registration with the overseas students work Sections of the Vietnamese embassies. Not to establish nor join associations, political organizations and other activities of political nature without permission of the Vietnamese embassies in the host countries.
2. Obligations to learn, research and apprentice
a/ Overseas scholars have the obligation to learn, research and apprentice according to the already assigned or registered training terms, levels and specialties. If they need changes, overseas students shall send their applications to the Vietnamese embassies in the host countries for consideration and settlement after consulting the Ministry of Education and Training and the managing agencies (for overseas students who are State employees).
b/ To strictly comply with the arrangement of scientific tutors, places of learning, research or apprenticeship by the training institutions. If they need any changes, overseas students shall have to submit their requests to the training institutions and the competent training management authorities in the host countries for settlement and report such to the Vietnamese embassies for knowledge and assistance.
c/ To complete the training duration, program and plan as required by the training institutions in the host countries.
d/ To report on the results of their learning or research after each semester and academic year to the Vietnamese embassies through the overseas students units (if any).
e/ Overseas scholars shall not be allowed to repeat a class, prolong the time of research or apprenticeship. In cases of ailments or accidents with certification by hospitals and other special reasons, overseas students may repeat a class or prolong their research or apprenticeship time if they obtain permission of the Vietnamese embassies after the latter have consulted the Ministry of Education and Training and the managing agencies (for overseas students who are State employees). If overseas students prolong their learning or research time without permission of the Vietnamese embassies, they shall be handled for their violations according to current regulations and shall have to pay by themselves for all expenses like self-financing students.
3. The obligation to participate in collective activities
Overseas students should participate in activities of the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Vietnamese Youths and Students Association, which are organized by the Vietnamese embassies; have a sense of responsibility for building and maintaining close ties with the collectives, and place themselves under the direct management of the overseas students units.
4. The obligation to refund training expenses
Overseas scholars shall have to refund the whole or part of the training expenses to the Vietnamese State according to current regulations on the refunding of training expenses by overseas students. If overseas students are State employees sent for training by their agencies, the obligation to refund training expenses shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 96/1998/ND-CP of November 17, 1998 on the "job dismissal regime applicable to State employees" and Circular No. 28/1999/TT-BTCCBCP of July 31, 1999 of the Government Commission for Organization and Personnel guiding the implementation of the said Decree.
Article 7.- Rights of overseas students
Overseas students shall have the following rights:
1. The right to equality among overseas students
Overseas students shall enjoy equality in their rights and obligations; have their legitimate interests protected by the Vietnamese embassies during their time of learning in foreign countries; have their talents used by the State and enjoy the preferential treatment regime according to current regulations after they graduate and return home.
2. The right to learn and carry out scientific activities
Overseas students shall be encouraged by the State to take part in scientific activities organized by training institutions (participating in scientific research, taking excellent students examinations, attending symposiums and workshops and presenting scientific reports in host countries, at home and other countries) with a view to promoting their learning, research capability and completing their training courses with a high quality. Genuinely talented overseas students certified by their training institutions shall be given priority in the consideration, selection and provision of conditions for their further study at higher levels (if these students themselves so desire).
3. The right to continue study at higher levels
Overseas students who excellently complete their training programs, meet all conditions and criteria prescribed by the Ministry of Education and Training for further study, have been recommended in writing by their training institutions and have obtained the consent of their managing agencies (if they are State employees), may send dossiers for further study to the Vietnamese embassies in the host countries for consideration and decision after consulting the Ministry of Education and Training.
Dossiers for further study are prescribed in Appendix I to this Regulation.
4. The apprentices right to defend theses
Scientific apprentices who have well fulfilled their tasks and are capable of defending their theses to obtain academic degrees (of doctor or doctor of science) according to regulations of the host countries, meet all conditions prescribed by the Ministry of Education and Training, obtain the written approval of the admitting training institutions, shall submit dossiers to the Vietnamese embassies for consideration and decision after consulting the Ministry of Education and Training and their managing agencies (if they are State employees).
5. The right to continue study with own funding, to work as collaborators
Graduated overseas scholars may, after obtaining written permission of their managing agencies (if they are State employees), stay in foreign countries to continue study or research according to the self-financing regime, work as scientific collaborators or under production contracts for one to three years. They shall send dossiers for reporting to the Vietnamese embassies for consideration and decision after obtaining the opinion of the Ministry of Education and Training. They shall have to pay by themselves all expenses, air tickets to return home and buy insurance of various kinds. Overseas students who work as scientific collaborators or under production contracts at foreign establishments shall have to pay taxes according to current regulations of the Vietnamese State.
6. The right to return home for apprenticeship and collecting materials
Scientific activities in service of the training programs are conducted largely in the host countries. In cases they must be conducted at home, such as surveying, practicing, collecting materials and specimen for experiments, overseas students shall report them to the Vietnamese embassies in the host countries for consideration and settlement. Overseas students shall have to abide by principles and procedures for taking materials and specimen abroad according to general regulations of the State.
7. The right to take leaves
During their leaves, overseas students may return home, visit relatives in other countries (third countries), invite relatives to visit them if permitted by competent bodies of the host countries. Before returning home for leave or going to a third country, overseas students must report such to the Vietnamese embassies in the host countries.
8. The right to enjoy consular protection
a/ After arriving at training institutions in foreign countries, overseas students shall have to contact and register themselves with the Vietnamese embassies in the host countries for consular management and protection during their study abroad.
b/ For overseas students who need to settle consular issues (passports, visas) and judicial matters (marriage registration, birth registration), the Vietnamese embassies shall settle these matter according to its competence and regulations of Vietnam and the host countries.
9. The right to enjoy financial regimes
a/ Overseas scholars shall enjoy scholarships and various monetary rewards for achievements recorded in their study, scientific research, specialty allowances, as well as insurance regimes funded by the training institutions and international organizations as prescribed in the signed cooperation treaties and agreements or by the Vietnamese Government under the prescribed regime.
For overseas students granted with scholarships from the source of local budget or State enterprises, they shall enjoy financial regimes offered by the localities or establishments that send them for training.
b/ Funding for activities mentioned in Clauses 2, 4, 6 and 7, this Article, shall be incurred by overseas students themselves or provided by the training institutions, the establishments that send them for training from the local budget or State enterprises.
10. The right to lodge complaints and denunciations
Overseas students may lodge complaints and denunciations against wrong decisions and acts of competent agencies or individuals in the overseas students work. The lodging of complaints and denunciations must comply with the provisions of Vietnamese laws.
Article 8.- The rights of self-financing overseas students
During their study and/or research abroad, self-financing overseas students shall, after registering themselves with the embassies (the overseas students work Sections) for management in overseas students organizations, enjoy the following rights:
1. To be managed, assisted and given favorable conditions in various aspects as applicable to overseas scholars, to enjoy the overseas students rights specified in Article 7 of this Regulation.
2. After graduation, if meeting all conditions and criteria prescribed by the Ministry of Education and Training for further study at higher levels, they may express their desire and send dossiers to the Vietnamese embassies in the host countries for consideration of further study with scholarships according to current regulations of the Ministry of Education and Training.
3. Those who graduate with distinctive and excellent degrees, have good moral and political qualities shall, after returning home, be highly recommended by the Ministry of Education and Training to employing agencies.
Chapter IV
RECEPTION OF OVERSEAS STUDENTS RETURNING HOME
Article 9.- Completion of overseas training courses
1. Returning home on prescribed schedule
After completing (graduating or not graduating) the training courses, overseas scholars must comply with the time for returning home according to regulations of the Vietnamese embassies or competent authorities in the host countries. In cases of non-compliance and their reasons therefor are not accepted by the Vietnamese embassies or competent authorities in the host countries, they shall have to settle by themselves all related procedures with their own fundings (purchase of air tickets to return home, visa extension, places of accommodation).
2. Production of dossiers after returning home
Within one month after returning home, overseas scholars shall have to come to the Ministry of Education and Training in Hanoi or its Office in Ho Chi Minh City to produce dossiers and settle matters related to overseas students after returning home.
After returning home, overseas students granted scholarships from local budget or by State enterprises shall submit dossiers to the establishments that send them for training.
Dossiers of returning overseas students (who have graduated or not yet graduated) are prescribed in Appendix 2 to this Regulation.
Article 10.- Reception and settlement of overseas students
1. Overseas students who have graduated and returned home
a/ Overseas scholars who have graduated and returned home shall have to work under the assignment by the State. If past the Government-prescribed time waiting for work assignment, counting from the time they produce dossiers upon their return home to the Ministry of Education and Training, if no decision on job assignment according to the State’s requirements is issued, they may find jobs on their own or be provided with conditions by the Ministry of Education and Training for contacts to find jobs.
b/ For overseas scholars who are State employees and have returned home (have submitted complete dossiers and carried out all related procedures), the Ministry of Education and Training shall issue documents on sending them to work at the agencies that have sent them for training. The transfer of such students to work at other agencies shall be decided by the agencies that have sent them for training.
2. Overseas students who have not yet graduated when returning home
a/ Overseas scholars, who have not yet graduated and return home under the category of those subject to refunding of training expenses according to the provisions of Clause 4, Article 6 of this Regulation, must fulfill the obligation to refund training expenses to the State before they can be considered for sending back to the agencies that have sent them for training, sending back to the localities or introducing for further study in the country.
The refunding of training expenses by overseas students granted scholarships from the source of local budget or by State enterprises, shall be dealt with by the agencies that have sent such students for training according to current regulations.
b/ Overseas scholars, who have not yet graduated but returned home for health reasons, poor learning capability or other plausible reasons, which has been commented and recommended by the Vietnamese embassies, shall be considered and recommended by the Ministry of Education and Training for their continued study at home in the study specialty relevant to the one they studied abroad.
3. Self-financing overseas students
For graduated or ungraduated self-financing students who have returned home, if they produce complete dossiers (prescribed in Appendix 2 to this Regulation) to the Ministry of Education and Training, they shall be assisted and given conditions by the Ministry of Education and Training to make contacts and find jobs (if they have graduated), recommended back to the training institutions, agencies, units or localities where they worked before going for self-financed training (if they have not yet graduated).
Where overseas students have passed entrance examinations (with certification by competent authorities) and admitted for secondary vocational, college or university levels at overseas training institutions, have been granted scholarships by the host countries but have not yet graduated and returned home for normal reasons (health, family conditions and personal aspirations), with comments and recommendations by the Vietnamese embassies, if there are institutions to receive them, they shall be considered and recommended by the Ministry of Education and Training for their continued study at home in the study specialty relevant to the one they already studied abroad.
Chapter V
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 11.- Commendation of collectives of overseas students and individual overseas students
After each academic year and the whole training course, the collectives of overseas students and individual overseas students, that have recorded outstanding achievements in their study, self-training and friendship activities, well observed the rules and regulations of Vietnam and host countries and have been proposed by the overseas students units, shall be considered and commended by the Vietnamese embassies in the following forms:
1. Commendation.
2. Awarding of commendation certificates.
3. Proposing the Minister of Education and Training or functional agency to reward according to general regulations of the State.
Article 12.- Handling of violations committed by collectives of overseas students and individual overseas students
1. The collectives of overseas students and individual overseas students that violate the laws of the Socialist Republic of Vietnam and/or the host countries, the Regulation on management of Vietnamese citizens being trained abroad, study and daily life regulations of the Vietnamese embassies and training institutions in the host countries, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled by the Vietnamese embassies in the following forms:
a/ Reprimand;
b/ Warning;
c/ Suspension of study and repatriation;
d/ Proposing of prosecution according to law provisions.
2. Overseas students who are State employees and commit violations, shall be handled, apart from the forms mentioned in Clause 1 of this Article, according to the provisions of the Ordinance on State employees.
Article 13.- Commendation, handling of violations of collectives and individuals involved in the overseas students work
Collectives and individuals who have recorded outstanding achievements in the overseas students work or violated the provisions of the Regulation on management of Vietnamese citizens being trained abroad, shall be considered for commendation or handled for their violations according to current regulations of the Vietnamese State.
APPENDIX
(Issued together with the Regulation on management of Vietnamese citizens being trained abroad)
Appendix 1. A dossier for further study consists of:
1. An application for further study, addressed to the Vietnamese embassy in the host country.
2. Copies of the graduation diploma and study results, other diplomas and certificates related to the academic performaces and scientific activities in foreign countries.
3. Written comments, proposals and agreement to provide further training by the training institution in the host country, which clearly state the funding for continued study.
4. Written consent of the managing agency on the further study.
5. Research topic and outline, for further study for doctoral degree.
Appendix 2. Dossiers of overseas students who have or have not yet graduated when returning home
1. Dossier of overseas student who has graduated and returned home consists of:
a/ A report on the study results of the whole training course.
b/ Diploma, certificate and other papers related to the training program, granted by the training institution in the host country.
c/ Written comments, letter of recommendation, issued by the Vietnamese embassy in the host country.
d/ Other related papers.
2. Dossier of overseas student who has not yet graduated but returned home consists of:
a/ Written comments, recommendation or decision on his/her returning home, granted by the Vietnamese embassy in the host country.
b/ Study register (transcript) of the year(s) of studying abroad, issued by the training institution in the host country.
c/ Documents related to the returning home by the overseas student who has not yet graduated, issued by the training institution or management authorities in the host country.
d/ The overseas student’s report on the reason(s) for returning home.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây