Quyết định 2239/QĐ-TTg 2021 Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2239/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2239/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 30/12/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, thu hút 50 – 55% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Bên cạnh đó, phấn đấu tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 50%; Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.
Đáng chú ý, phấn đấu có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó: 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 15-20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới.
Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó “Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là giải pháp đột phá.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định2239/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 2239/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2239/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2045
__________________________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Căn cứ Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới.
3. Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
4. Nhà nước có chính sách từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong ngân sách giáo dục - đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở những địa bàn, ngành, nghề phù hợp.
5. Phát triển giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dân; được chú trọng trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 45%.
- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.
- Ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó: 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 150 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 05 -10 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.
b) Đến năm 2030
Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút 50 - 55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 50%.
- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 40%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.
- Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó: 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 15 - 20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới.
c) Tầm nhìn đến năm 2045
Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó, “Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là giải pháp đột phá. Cụ thể:
1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
- Triển khai hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN-4 và các nền kinh tế G20. Nghiên cứu, bổ sung trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xu hướng quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề tại nơi làm việc.
- Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo đồng thời bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm yếu tố bình đẳng giới. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân tộc nội trú, bán trú; nhà giáo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; nhà giáo giảng dạy cho người khuyết tật; nhà giáo giảng dạy lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Có chính sách khuyến khích và cơ chế mở, linh hoạt để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề.
- Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, sức khỏe...; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ...; chính sách về bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động qua đào tạo nghề nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do, người lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp do tác động của cách mạng công nghiệp, thiên tai, dịch bệnh... được tham gia học nghề. Bổ sung quy định về đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
- Chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.
- Nghiên cứu xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận là trường chất lượng cao; hoàn thiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù và lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề chất lượng cao.
- Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp.
- Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia về giáo dục nghề nghiệp tiếp cận “quản lý rủi ro” và đẩy mạnh “hậu kiểm”. Nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý các cấp. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng khung bảo đảm chất lượng chất lượng giáo dục nghề nghiệp quốc gia, chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Phát triển đội ngũ kiểm định viên và mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
a) Đẩy nhanh chuyển đổi số
- Chuyển biến căn bản nhận thức và nhanh chóng nâng cao năng lực chuyển đổi số của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phát triển, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia.
- Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các cấp độ trong giáo dục nghề nghiệp. Đề xuất chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các nền tảng số.
- Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung toàn ngành và liên kết với quốc tế. Đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, thiết bị ảo, thiết bị tăng cường ở những ngành, nghề phù hợp.
b) Hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị
- Cập nhật, chỉnh sửa, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm; định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho các ngành, nghề theo các cấp độ và trình độ đào tạo.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù các ngành, nghề đào tạo. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
c) Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
- Xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam có tham chiếu các chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu. Phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động, đào tạo cho lao động di cư. Đẩy mạnh triển khai liên kết nhà trường và doanh nghiệp.
- Thí điểm, triển khai một số mô hình đào tạo mới, nhất là đào tạo những ngành, nghề đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số và phát triển bền vững, bao trùm trong giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá, nhân rộng đào tạo theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Áp dụng công nghệ đào tạo, nhân rộng các mô hình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; thí điểm mời giảng viên nước ngoài giảng dạy một số ngành, nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.
- Đổi mới, đa dạng phương thức kiểm tra, đánh giá, có sự tham gia và thừa nhận của người sử dụng lao động. Triển khai công nhận kỹ năng, trình độ của người học, người lao động đã tích lũy từ học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế ở trong và ngoài nước.
- Giáo dục toàn diện, chú trọng đến phát triển phẩm chất, bình đẳng giới, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ và cá thể hóa người học.
3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp
a) Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề
- Hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi mà thế kỷ XXI đòi hỏi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp.
- Xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo. Đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển đối với nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế.
- Tổ chức, sắp xếp hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo hướng phân bổ hợp lý theo vùng, miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo.
- Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên.
- Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
- Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp.
b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
- Chuẩn hóa cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ. Phát triển nhanh và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng, đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành.
- Định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, đặc biệt ở cấp địa phương. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, quản lý giáo dục nghề nghiệp, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp..., nhằm hình thành đội ngũ cán bộ nguồn để nhân rộng trong hệ thống.
4. Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động
- Xây dựng và thực thi cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội.
- Xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
- Đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động thông qua nâng cao năng lực, phát triển các quy trình, công cụ thu thập, cập nhật và tổng hợp dữ liệu, thông tin về cung, cầu đào tạo nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp đặc biệt các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai. Khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động quốc gia kết hợp với điều tra định kỳ hoặc đột xuất về nhu cầu lao động, nhu cầu kỹ năng, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và phản hồi của người tốt nghiệp phục vụ quản lý và đào tạo.
- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tăng cường năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi kỹ năng nghề ở các cấp. Thí điểm thành lập một số hội đồng kỹ năng nghề/nhóm nghề trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết sẽ mở rộng cho các nghề/nhóm nghề khác trong giai đoạn 2026 - 2030.
5. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp và các tổ chức khoa học - công nghệ về giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là đơn vị nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước. Hình thành các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, nghệ nhân, người sử dụng lao động. Gắn hoạt động đào tạo với chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhà trường và doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp tại các vùng.
6. Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp
- Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp hàng năm. Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong các chương trình, dự án của quốc gia, ngành, địa phương.
- Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giáo dục nghề nghiệp. Thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tăng cường nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết và cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, nguồn tài chính công đoàn, nguồn tài chính của các tổ chức chính trị - xã hội, các quỹ hợp pháp khác để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động.
- Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao đặc biệt các cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và thực hành vùng, quốc gia; cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; ngành, nghề trọng điểm, kỹ thuật cao; nghề “xanh”; ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng tương lai; ngành, nghề đào tạo đặc thù.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ giáo dục nghề nghiệp; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng và số lượng đầu ra.
7. Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp
- Hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, người học, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.
- Hình thành đội ngũ làm công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, nâng cao năng lực cho các cán bộ truyền thông trong cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Đa dạng hoá các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, kênh, sóng riêng về giáo dục nghề nghiệp, phát thanh tại khu vực nông thôn, bảo đảm thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, ngày kỹ năng lao động Việt Nam, tuần lễ kỹ năng nghề... Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi, giải thưởng, danh hiệu nhằm tôn vinh người học, nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, lao động có kỹ năng, các tổ chức có nhiều thành tích, đóng góp cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề.
- Xây dựng chương trình truyền thông quốc gia chia sẻ thành công của những người tốt nghiệp các trình độ giáo dục nghề nghiệp, các mô hình đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp thành công trong giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, bổ nhiệm và nâng cao năng lực các đại sứ kỹ năng nghề.
- Chủ động tham gia, định hướng các mạng xã hội về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình, nhà giáo, người học; hình thành mạng xã hội giáo dục nghề nghiệp mở của Việt Nam.
8. Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp
- Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
- Tích cực tham gia các cuộc thi, tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và chủ động đăng cai tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề quốc tế ở Việt Nam.
- Hình thành mạng lưới chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong việc tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập; trao đổi giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia quốc tế.
- Đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể thao giữa học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
3. Nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ODA.
4. Nguồn thu từ học phí; thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động liên doanh, liên kết; cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
5. Huy động của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn thu, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì triển khai thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước; phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm, hằng năm; xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Chiến lược. Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ chế liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì bố trí vốn đầu tư phát triển thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hút đầu tư nước ngoài cho giáo dục nghề nghiệp, huy động và cân đối nguồn lực, bố trí vốn đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.
4. Bộ Tài chính
- Chủ trì bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Xây dựng, rà soát, hoàn thiện các quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn vay ODA.
5. Ủy ban Dân tộc
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cụ thể hóa Chiến lược vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn; cụ thể hóa Chiến lược vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, đề xuất các chương trình, đề án, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đối với giáo dục nghề nghiệp.
8. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm và hằng năm để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đồng thời bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, tiểu dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí
Thực hiện tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng. Tăng cường thời lượng, chất lượng tin bài tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.
10. Đề nghị Hội Khuyến học Việt Nam
Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược vào kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.
11. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược vào kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
- Thực hiện tuyên truyền cho thanh niên về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.
12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Tuyên truyền, phổ biến đến hội viên về nội dung Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Hằng năm, đề xuất yêu cầu, nhu cầu về nhân lực có kỹ năng nghề đối với các loại hình doanh nghiệp.
- Huy động thành viên tích cực triển khai thực hiện chiến lược, tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tham gia các chương trình, đề án, dự án phù hợp với định hướng Chiến lược.
- Kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia tích cực vào việc hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
- Giám sát các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp.
13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm và hằng năm để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đồng thời bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Khuyến khích các địa phương thành lập hội đồng giáo dục nghề nghiệp với vai trò là cơ quan liên ngành tư vấn chính sách, khuyến nghị và điều phối, xây dựng, giám sát các chương trình hỗ trợ đổi mới giáo dục nghề nghiệp của địa phương.
- Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, tiểu dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
(Kèm theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
I. Các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt
TT | Tên Chương trình, đề án | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Số Quyết định | Hình thức văn bản |
1 | Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 1232/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2 | Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2027” | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 1260/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
3 | Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4 | Tiểu dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn tại Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 | Nghị quyết của Quốc hội |
5 | Nội dung “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 | Nghị quyết của Quốc hội |
6 | Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 | Ủy ban Dân tộc | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
7 | Dự án “Trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 3 miền Bắc, Trung, Nam” thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
8 | Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan | 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
II. Các Chương trình, đề án ban hành mới
TT | Tên Chương trình, đề án | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian trình ban hành | Sản phẩm |
1 | Chương trình đầu tư công “Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20” | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan | 2022-2023 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2 | Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan | 2021 - 2022 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
3 | Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2021 -2022 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4 | Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2021 - 2022 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5 | Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, cơ quan liên quan | 2022 - 2023 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6 | Thành lập một số trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan | 2022 - 2023 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
7 | Đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã | Liên minh Hợp tác xã Việt Nam | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan | 2022 - 2023 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
THE PRIME MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 2239/QD-TTg |
Hanoi, December 30, 2021 |
DECISION
On approval of the Vocational Education Development Strategy in the 2021-2030 period with the vision towards 2045
___________
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;
Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;
Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 17, 2014;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021, on the Action plan of the Government to implement the Resolution of the XIIIth National Congress of the Party;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 628/QD-TTg dated May 11, 2020, on promulgating the Plan on implementation of Conclusion No. 51-KL/TW dated May 30, 2019, of the Party Central Committee’s Secretariat, on further implementing the Resolution of the 8th plenum of the 11th Party Central Committee on crucial and comprehensive reform of education and training to meet industrialization and modernization requirements in the context of the socialist-oriented market economy and international integration;
At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.
DECIDES:
Article 1. To approve the Vocational Education Development Strategy in the 2021-2030 period with the vision towards 2045 (hereinafter referred to as the Strategy) with the following contents:
I. VIEWPOINTS
1. Vocational education development is the top priority task in human resource development to take advantage during the golden population opportunity, form direct human resources of high quality, efficiency and professional skills, serving the country’s socio-economic development.
2. To develop vocational education in the direction of openness, flexibility, modernity, efficiency and integration, focusing on the scale, structure and quality of training; pay attention to invest and promote international cooperation to develop a number of vocational education institutions, training sectors and professions to the level equivalent to regions and the world.
3. To develop vocational education in line with the needs of the labor market in association with decent work, social security and sustainable, inclusive development; maximize the capacity and qualities of learners; promote entrepreneurship and innovation.
4. The State has policies to gradually implement vocational popularize for young people; prioritize the allocation of budget for vocational education within the education - training budget and in the programs and projects of sectors and localities; strengthen the socialization of vocational education in suitable areas, sectors and professions.
5. Vocational education development is the responsibility of all levels of administration, agencies, organizations, enterprises, vocational education institutions and people; is focused on the plans, programs, schemes, projects for the development of sectors and localities.
II. OBJECTIVES
1. General objectives
To rapidly develop vocational education to meet the diverse needs of the labor market, the people and the increasing requirements on the quantity, structure and quality of skilled human resources for national development in each period.
2. Specific objectives
a) To 2025
To ensure the scale and structure of training sectors and professions for the country’s socio-economic recovery and development; the training quality of a number of institutes approaches the level of ASEAN-4 countries, of which some professionals approach the level of developed countries in the region and the world; contribute to increasing the percentage of trained employees with degrees and certificates to 30%.
A number of major objectives:
- To attract 40 - 45% of junior and high school graduates into the vocational education system; the rate of female students reaches over 30% of the total new enrollment target.
- To re-train and regularly train for about 25% of the labor force.
- The rate of vocational trained minor ethnic employees reaches 45%.
- The percentage of disabled employees who still have the ability to work trained with appropriate vocational training reaches 35%.
- The rate of employees with information technology skills reaches 80%.
- At least 30% of vocational education institutions and 50% of training programs in key sectors and professionals meet quality accreditation standards.
- To strive for 100% qualified teachers; about 80% of managers are trained and fostered to improve modern management - administration skills.
- To strive for about 80% of training sectors and professionals to be developed and updated with output standards according to the National Qualifications Framework.
- To strive to have about 70 high-quality institutes, in which: 03 institutes perform the function of national centers for high-quality vocational training and practice, 06 institutes perform the function of regional centers for high-quality vocational training and practice, 40 institutes approach the level of ASEAN-4 countries and 03 institutes approaching the level of developed countries in the G20 group; to have about 150 key sectors and professions, of which 05 -10 sectors and professions have outstanding competitiveness among ASEAN-4 countries.
a) To 2030
To focus on improving the quality and effectiveness of vocational education in order to meet the need of skilled human resources for developing countries with modern industry; actively participate in the international human resource training market; to have some institutes approach the level of ASEAN-4 countries, of which some professional approach the level of developed countries in the G20 group; to contribute to increasing the rate of trained employees with degrees and certificates to 35-40%.
A number of major objectives:
- To attract 50 - 55% of junior and high school graduates into the vocational education system; the rate of female students reaches over 40% of the total new enrollment target.
- To re-train and regularly train for about 50% of the labor force.
- The rate of vocational trained minor ethnic employees reaches 50%.
- The percentage of disabled employees who still have the ability to work trained with appropriate vocational training reaches 40%.
- The rate of employees with information technology skills reaches 90%.
- At least 70% of vocational education institutions and 100% of training programs in key sectors and professionals meet quality accreditation standards.
- Strive for 100% qualified teachers; about 90% of managers are trained and fostered to improve modern management - administration skills.
- To strive for about 90% of training sectors and professionals to be developed and updated with output standards according to the National Qualifications Framework.
- To strive to have about 90 high-quality institutes, in which: 06 institutes perform the function of national centers for high-quality vocational training and practice, 12 institutes perform the function of regional centers for high-quality vocational training and practice, 60 institutes approach the level of ASEAN-4 countries and 06 institutes approaching the level of developed countries in the G20 group; to have about 200 key sectors and professions, of which 15 - 20 sectors and professions have outstanding competitiveness among ASEAN-4 countries and the world.
c) To 2045
Vocational education meets the needs of highly skilled human resources of a developed country; becoming the leading developing country in vocational education in the ASEAN region, catching up with the advanced level of the world, having outstanding competitiveness in a number of training fields, sectors and professions.
III. MAJOR TASKS AND SOLUTIONS
To achieve the strategic goals, it is necessary to synchronously carry out 08 groups of major tasks and solutions, in which, “Accelerating digital transformation, modernizing facilities, equipment, and renewing programs, training methods” and “Developing the force of teachers, artisans, experts, vocational trainers and managers in vocational education” are breakthrough solutions. To be specific:
1. To improve mechanisms, improve the effectiveness and efficiency of state management on vocational education
- Effectively implement Vietnam’s national qualifications framework for vocational education levels and the National framework for vocational skills qualifications; implement mutual recognition of qualifications and vocational skills among countries in the region and the world, especially within ASEAN-4 countries and G20 economies. Research and supplement higher levels of vocational education to meet labor market needs and international trends.
-To improve mechanisms and policies to attract investors, enterprises and employers to actively participate in vocational education and professional skills development activities, focusing on vocational training at the workplace.
- To renovate mechanisms and policies to attract and recruit state managers of vocational education and managers of vocational education institutions, focusing on developing the force of vocational education managers in extremely difficult areas, ethnic minority areas, borders and islands, while ensuring gender equality.
- To perfect mechanisms and policies on recruitment, employment, treatment and honor for teachers, artisans, experts and vocational trainers in vocational education, ensuring gender equality. To complete preferential policies for teachers teaching in boarding and part-boarding ethnic minority vocational education institutions; teachers in extremely difficult areas, borders and islands; teachers teaching people with disabilities; teachers teaching specific fields, sectors and professions. To have incentive policies and an open and flexible mechanism to attract, train and foster scientists, technicians, artisans, and people with high skills and practical professional experience to participate in vocational training.
- To research, develop and submit to competent authorities for promulgation policies to attract learners to vocational education qualifications in key fields, sectors and professions; heavy and hazardous sectors and professions, arts and culture, physical training and sports, health, etc.; policies for learners of specific groups such as people with disabilities, ethnic minorities, rural employees, female employees, migrant employees, people from poor households, near-poor households, and demobilized soldiers, etc.; policies on gender equality in vocational education; policies to support start-up loans for students, pupils and employees who are vocationally trained.
- To research and propose to perfect mechanisms and policies to create favorable conditions for freelance employees, unemployed employees or at risk of unemployment due to the impact of the industrial revolution, natural disasters, epidemics, etc. to participate in vocational training. To supplement regulations on training for foreigners in Vietnam.
- To continue to review and perfect mechanisms and promulgate policies to promote the classification of post-secondary and high school students into vocational education and gradually implement professional popularize for young people.
- To standardize sets of standards in vocational education to approach the standards of developed countries in the ASEAN region and the world.
- To research and develop incentive mechanisms and policies for vocational education institutions that meet quality accreditation standards, and vocational education institutions that are recognized as high-quality institutions; perfect policies for vocational education and training institutions providing vocational training for specific subjects and specific fields, sectors and professions. Improve mechanisms and policies on high-quality vocational training.
- To arrange and organize the network of vocational education institutions in the direction of openness, flexibility, modernity, accessibility, diversity in types and organizational forms, reasonable allocation of occupations, qualifications and regional structure, to have sufficient capacity to meet the needs of vocational trained human resources, especially high-quality human resources. To encourage the development of private, foreign-invested vocational education institutions and vocational education institutions in enterprises.
- To develop a national quality assurance system for vocational education with an approach to “risk management” and promote “post-inspection”. To enhance responsibility, create motivation and autonomy associated with accountability, promote the role of the leader in vocational education institutions and management agencies at all levels. To renovate the inspection, accreditation, assessment and recognition of vocational education quality. To research, develop and apply the national quality assurance framework for vocational education and training programs in specific fields, sectors and professions. To develop force of accreditors and a network of vocational education accrediting organizations.
2. To accelerate digital transformation, modernize facilities and equipment, and innovate training programs and methods.
a) Accelerating digital transformation
- To fundamentally change awareness and rapidly improve the digital transformation capacity of state management agencies in vocational education and vocational education institutions.
- To synchronously develop digital infrastructure, including data infrastructure, technical infrastructure of central and local state management agencies in vocational education and vocational education institutions. Develop, upgrade and perfect the database system in sync with the national database system and other specialized databases, contributing to the formation of the national open database.
- To build digital platforms capable of sharing and supporting online teaching at all levels in vocational education. To propose promulgating policies to encourage Vietnamese digital technology enterprises to invest in developing digital platforms.
- To develop digital data storage at all levels, training sectors and professions, sharing with all industries and linking with the world. To invest in upgrading laboratories, virtual practice workshops, virtual equipment, augment equipment in appropriate sectors and professions.
b) Modernizing facilities and equipment
- To update, correct and develop national standards for vocational education institutions; standards of physical foundations in practice, application, experiment; economic - technical norms on training; the list of minimum training equipment for sectors and professions according to training levels and qualifications.
- To modernize physical foundations and training equipment of vocational education institutions, suitable with production technology of enterprises, oriented to quality stratification and specificity of training sectors and professions. To strengthen the connection with enterprises to exploit and use training equipment at enterprises. To develop the model of “smart and modern school”, “green school”.
c) Renovating training programs and methods
- To develop and update output standards according to the Vietnam National Qualifications Framework with reference to regional and international standards. To innovate the process and method of developing training programs in the direction of open, flexible, interconnected based on modules, credits and equivalent conversions, meeting the output standards and the minimum learning volume. To develop training programs for new sectors and professions, sectors and professions in information technology, to apply new technologies, future skills and training programs for employees in enterprises in the form of part-time jobs at intermediate and college levels.
- To encourage and facilitate the development of joint training programs with foreign countries and training programs for foreigners in Vietnam.
- To diversify training methods with the strong application of information technology. To strongly develop apprenticeships at workplaces; focus on retraining, regular training for employees, training for migrant employees. To promote cooperation between institutes and enterprises.
- To pilot and implement new training models, especially those that meet the requirements of the Fourth Industrial Revolution, the digital economy and sustainable development, fully involved in vocational education. Evaluation and replication of training programs under transferred programs from other countries. To apply training technology, replicate advanced training models of developed countries; pilot inviting foreign lecturers to teach a number of high-quality professions according to international standards.
- To innovate and diversify methods of inspection and evaluation, with the participation and recognition of employers. To implement recognition of skills and qualifications of learners and employees accumulated from domestic and foreign study and practical work experience.
- To provide comprehensive education, focusing on quality development, gender equality, formation of core skills, soft skills, digital skills, foreign language proficiency and individualization of learners.
3. To develop the force of teachers, artisans, experts, vocational trainers and managers in vocational education.
a) Developing the force of teachers, artisans, experts and vocational trainers
- To perfect standards and standardize teachers, focusing on practical experience and professional capacity in the digital era, modern teaching methods, integrating core skills that the 21st century requires with soft skills, digital skills, adapting to the industrial revolution.
- To develop and implement a mechanism to periodically regularly train and foster professional and pedagogical capacity for teachers.
- To innovate, improve quality, diversify programs and methods of organizing training and retraining for teachers. To train and foster in countries with developed vocational education systems for teachers teaching key sections and professions at ASEAN and international levels.
- To organize and arrange training system, to train and retrain teachers in the direction of reasonable allocation by zones and regions, meet the needs of teaching force development.
- To accredit skills and qualifications for people who have professional skills in other sections and professions who changed to become teachers or lecturers.
- To strongly develop the force of qualified artisans, experts and vocational trainers participating in training at all levels of vocational education.
- To effectively deploy communities and networks to connect teachers, artisans, experts and vocational trainers in vocational education.
b) Developing the force of vocational education managers
- To standardize managers of vocational education institutions in the direction of focusing on modern management and administration skills, innovation, digital skills, and foreign language skills. To rapidly develop and improve the capacity of the staff forces in charge of inspection and quality assurance, the force of inspectors and specialized inspection collaborators.
- To periodically and regularly provide training and retraining to improve the capacity of managers of vocational education institutions and state managers of vocational education at all levels, especially at the local level. To support and encourage the development of training managers at enterprises.
- To train and retrain managers at all levels in countries with developed vocational education systems in organizational model of the apparatus, vocational education management, vocational education institution administration, etc. in order to form a force of core staffs to replicate in the system.
4. To closely link vocational education with enterprises and the labor market
- To develop and implement the cooperation mechanisms between the State, institutes, entrepreneurs, employers, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, professional social organizations in vocational education activities on the basis of harmonizing interests and social responsibilities.
- To develop models of linking vocational education with enterprises, cooperatives, production and business establishments and the labor market in each region and locality, suitable to each subject group, with concentration on special subjects, employees from the informal sector, employees who are unemployed or at risk of being unemployed.
- To strengthen technical support for enterprises, employers through improving capacity, developing processes and tools for collecting, updating and synthesizing data and information on vocational training supply and demand.
- To enhance forecasting of vocational training needs, especially in science - engineering - technology professions, given priority to information technology, new technology, high technology, future skills. To effectively exploit national labor market data and information combined with periodic or irregular surveys on labor needs, skill needs, training needs of enterprises, employers and feedback from graduated people serving in management and training.
- To strengthen the connection between vocational education institutions and employment service centers, job exchanges, job fairs, innovation start-up centers; support learners to find jobs after graduation; linking training with sending laborers to work abroad under contracts.
- To strengthen the capacity of the national vocational skill assessment, recognition and certification system. To strongly promote the movement of vocational skills tests at all levels. To pilot the establishment of councils of key vocational skills/vocational groups in the period of 2021 - 2025. Based on the assessment and summary, this will be extended to other vocation/vocational groups in the period of 2026 - 2030.
5. To research on scientific application and technology transfer; career guidance, start-up and innovation
- To improve capacity for the force of management staffs, teachers in scientific research and technology transfer, career counseling, start-up and science-technology organizations in vocational education, especially research units serving state management. To form innovative start-up centers at high-quality vocational education institutions.
- To strengthen scientific research in vocational education in the direction of application and technology transfer with the participation of learners, teachers, experts, artisans and employers. To attach training activities with technology transfer, commercialization of scientific research results and technology transfer. To strengthen the implementation of scientific research along with the ordering mechanism; linking scientific research organizations with schools and enterprises.
- To promote career consulting before, during and after vocational training; promote start-up spirit, innovation for learners and activities to support learners to start up and create their own jobs; building start-up and innovation spaces in vocational education institutions and vocational education start-up ecosystems in regions.
6. To increase mobilization and improve the efficiency of financial investment for vocational education
- To increase state budget for annual vocational education. To prioritize budget allocation for vocational education in national, sectoral and local programs and projects.
- To diversify investment resources for vocational education, encourage the private sector to participate in vocational education. To promote the support and sponsorship of developed countries and international organizations to invest in vocational education.
- To promote autonomy for public vocational education institutions. To increase non-business revenue from production and business activities, joint venture activities and lease of public properties in accordance with law provisions.
- To mobilize and improve the efficiency of use of the Unemployment Insurance Fund, financial sources of trade unions, financial sources of socio-political organizations, and other lawful funds for training, retraining and improving skills for employees.
- To synchronously give priority investment for high-quality vocational education institutions, especially those performing regional and national training and practice functions; specialized vocational education institutions; vocational education institutions in extremely difficult areas, ethnic minority areas, border areas and islands; key sectors and professions, high technology; “green” professions; new sectors and professions, future skills; specific training sectors and professions.
- The state budget supports public service providers in the field of vocational education to enhance conditions for quality assurance, improve training quality, and at the same time provide direct support to the poor, policy objects when using vocational education services; change from support according to the average allocation mechanism to the state mechanism of bidding, ordering, and assigning tasks of providing public services based on the quality and quantity of outputs.
7. To implement communication, improve the image, brand and social value of vocational education
- To form a vocational education communication ecosystem with the participation of the political system, authorities at all levels, training institutions, learners, employers and the social community in order to raise awareness of society on the position and role of vocational education, the importance of labor skills and opportunities of jobs and stable income after vocational training.
-To form the team for communication on vocational education and improve capacity for communication staff in state management agencies and vocational education institutions.
- To diversify communication activities and forms of deployment and development of specialized pages, topics, channels, and broadcasts on vocational education, broadcasting in rural areas, ensuring reliable, complete and timely information, suitable for each target group in terms of image, position, national message on vocational education, Vietnam labor skills day, vocational skills week, etc. To strengthen propaganda and popularization of legal education on vocational education.
- To organize programs, events, contests, awards and titles to honor learners, teachers, vocational trainers, managers, employers, skilled employees, organizations with achievements, who are contributing to vocational education and skills development.
- To develop national communication program to share the success of graduates of vocational education in different qualifications, innovative and creative models, and successful start-ups in vocational education. To appoint and improve the capacity of vocational skill ambassadors annually.
- To actively participate in and orientate social networks on vocational education to ensure consistency, create a digital environment for connection and sharing among management agencies, vocational education institutions, and employing units, families, teachers, learners; forming Vietnam's open vocational education social network.
8. To actively participate and improve the effectiveness of international integration in vocational education
- To expand and improve the effectiveness of comprehensive cooperation between Vietnam and other countries and international organizations in the field of vocational education; enhance negotiation, signing and implementation of cooperation agreements and programs with international partners and foreign-invested enterprises operating in Vietnam in supporting vocational education institutions, students, pupils to improve their vocational skills.
- To actively participate in regional and international competitions, organizations, forums, associations on vocational education and actively host international vocational skills exams in Vietnam.
- To form international network of experts in the field of vocational education. Strengthen cooperation between Vietnamese vocational education institutions and foreign vocational education institutions, especially in receiving and transferring programs, textbooks, learning materials, teaching and learning methods; exchanging of teachers, lecturers, students, pupils, international experts.
- To diversify cultural and sports exchange activities between students and pupils of regional and international vocational education institutions.
IV. IMPLEMENTATION FUNDS
Funds for implementation of the Strategy include:
1. The State budget allocated annually according to the current state budget decentralization.
2. Capital sources integrated into national target programs, other programs, plans and projects.
3. Sources of foreign concessional loans, ODA capital.
4. Income from tuition fees, revenue from production, business and service activities, joint venture and cooperation activities; leasing of public properties in accordance with law provisions.
5. Mobilization of domestic and foreign organizations and individuals and other lawful sources of revenue and funds in accordance with law provisions.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall:
- Preside the implementation of the Strategy on nationwide scale; coordinate with relevant Ministries, branches, agencies and localities to concretize them into five-year, annual programs, plans, schemes, projects and tasks; develop mechanisms, policies, programs, schemes and projects on vocational education and submit them to competent authorities for approval and organize the implementation.
- Guide, check, urge, monitor and evaluate the implementation of the Strategy. Make five-year preliminary and ten-year summary assessments on the implementation of the Strategy, and report to the Prime Minister.
2. The Ministry of Education and Training shall:
Preside and cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and relevant Ministries and branches in, perfecting the mechanism and promulgating policies to promote sorting of the flow of post-secondary and high-school students into vocational education; develop mechanism to link vocational education with other levels of education in the national education system.
3. The Ministry of Planning and Investment shall:
- Assume the prime responsibility for allocating investment and development capital to implement the Strategy in accordance with the law on public investment.
- Preside and cooperate with the Ministry of Finance relevant Ministries and branches in completing the legal corridor to attract foreign investment in vocational education, mobilizing and balancing resources, and allocating investment capital for vocational education development.
4. The Ministry of Finance shall:
- Assume the prime responsibility for allocating non-business funds from the central budget to implement the Strategy in accordance with law provisions on decentralization of the State budget.
- Formulate, review and finalize regulations on on-lending of ODA loans and foreign concessional loans of the Government so that public vocational training institutions can access foreign concessional loans and ODA loans.
5. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall:
Preside and cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs on propagating, inspecting and supervising the implementation of vocational education in ethnic minority and mountainous areas; concretize the Strategy into the National target program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas.
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
Preside and cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs on propagating, inspecting and supervising the implementation of vocational education for rural employees; concretize the Strategy into the National target program for developing new rural areas.
7. The Ministry of Science and Technology shall:
Assume the prime responsibility for, and propose programs, projects and activities for scientific research, innovation and start-up in vocational education.
8. Ministries, Ministerial-level agencies, Government agencies and other relevant agencies shall:
- Formulate five-year and annual programs, plans, schemes, projects and tasks to develop vocational education under their management; at the same time, allocate funds to for implementation in compliance with law provisions on decentralization of the State budget.
- Propagate, inspect and supervise the implementation of programs, projects and sub-projects in the field of vocational education.
- Make five-year preliminary and ten-year summary assessments on the implementation of the Strategy, send to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for synthesizing and report to the Prime Minister.
9. Vietnam Television, Voice of Vietnam and press agencies shall:
Propagate on vocational education and skills development. Increase the duration and quality of propaganda articles on vocational education.
10. Vietnam Study Promotion Association is requested to:
Concretize the Strategy’s viewpoints, goals, tasks and solutions into the implementation plan of the Project “Develop a learning society in the period of 2021-2030”.
11. The Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union is requested to:
- Concretize the Strategy’s viewpoints, goals, tasks and solutions into the implementation plan of the Vietnam Youth Development Strategy for the period of 2021-2030.
- Conduct propaganda for young people about the position and role of vocational education, the importance of labor skills and job opportunities and stable income after vocational training.
12. Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Association of Small and Medium Enterprises, Vietnam Association of Vocational Education and Social Work Professions, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations shall:
- Propagate and disseminate to members the content of the Vocational Education Development Strategy in the 2021-2030 period with the vision towards 2045.
- Make proposal on requirements and needs for skilled human resources for different types of enterprises on an annual basis.
- Mobilize members to actively implement the strategy, participate in vocational education activities, participate in programs, schemes and projects in line with the Strategic orientation.
- Encourage enterprise community, employers to actively participate in supporting the improvement of vocational skills for employees.
- Supervise vocational education activities, consult and give social criticism to mechanisms and policies for vocational education development.
13. Provincial-level People’s Committees shall:
- Formulate five-year and annual programs, plans, schemes, projects and tasks to develop vocational education under their management; at the same time, allocate funds for implementation in compliance with law provisions on decentralization of the State budget.
- Encourage localities to set up vocational education councils with the role of inter-sectoral agencies to advise policies, recommend and coordinate, develop and supervise programs to support vocational education innovation of such localities.
- Propagate, inspect and supervise the implementation of programs, projects and sub-projects in the field of vocational education.
- Make five-year preliminary and ten-year summary assessments on the implementation of the Strategy, send to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for synthesizing and report to the Prime Minister.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, shall implement this Decision.
For the Prime Minister
The Deputy Minister
VU DUC DAM
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây