Quyết định 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015

thuộc tính Quyết định 2123/QĐ-TTg

Quyết định 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2123/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:22/11/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------------

Số: 2123/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƯỜI

 GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

-------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2009 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Chương trình Công tác của Chính phủ năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 với những nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
- Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng có đồng bào dân tộc rất ít người.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người; có chế độ, chính sách đặc thù cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người; tạo cơ hội cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được học tập; đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc rất ít người; nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc rất ít người.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các dân tộc rất ít người.
Trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt, được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để có trình độ văn hóa, trình độ nghề, bổ sung vào đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ địa phương và đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2010 – 2012:
- Hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp tại các thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người. Xây mới đủ số phòng học, cấp đủ thiết bị, đồ dùng dạy học cho các điểm trường tiểu học có học sinh dân tộc rất ít người.
- Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người.
- Biên soạn các tài liệu đặc thù bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người.
b) Giai đoạn 2013 – 2015:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người. Bảo đảm:
+ 95% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập;
+ 100% học sinh dân tộc rất ít người cấp tiểu học được học tại các điểm trường ở thôn bản và ở các trường phổ thông dân tộc bán trú;
+ 100% học sinh dân tộc rất ít người hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú;
+ 100% học sinh dân tộc rất ít người tốt nghiệp trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú được vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hoặc trường phổ thông dân tộc nội trú huyện liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hoặc vào học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp;
+ 95% học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề;
+ 100% trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ, chính sách đặc thù về hỗ trợ học tập.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người. Bảo đảm 100% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
- Các cơ sở giáo dục có trẻ em, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao trong phạm vi 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum;
- Trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao ở 6 tỉnh trên.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Hoạt động 1: Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người
a) Nội dung chủ yếu:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phổ biến Đề án trong các cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng, các bậc phụ huynh học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh làm cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của việc phát triển giáo dục đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các dân tộc rất ít người.
- Vận động các gia đình dân tộc rất ít người tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
- Huy động các nguồn lực của cộng đồng phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương để tuyên truyền phổ biến đến cộng đồng về phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người.
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền, thiết kế và triển khai các chương trình phát thanh, truyền hình, tổ chức Hội thảo ở trung ương và địa phương.
b) Kinh phí dự kiến: 6.940 triệu đồng.
2. Hoạt động 2: Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường tiểu học tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người.
a) Nội dung chủ yếu:
- Xây dựng cơ sở vật chất còn thiếu cho các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người chưa được chương trình, dự án nào đầu tư hoặc đầu tư nhưng chưa đủ. Cụ thể, sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường tiểu học có học sinh dân tộc rất ít người tại 6 tỉnh thuộc phạm vi Đề án. Đảm bảo đủ số phòng học, nhà công vụ, đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học tại các điểm trường tiểu học ở các thôn bản có học sinh các dân tộc rất ít người.
+ Xây dựng mới 110 phòng học, 110 nhà công vụ;
+ Mua sắm 220 bộ thiết bị.
b) Kinh phí dự kiến: 117.315 triệu đồng
3. Hoạt động 3: Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người.
a) Nội dung chủ yếu:
- Biên soạn tài liệu đặc thù hỗ trợ giáo viên và học sinh các dân tộc rất ít người, giúp giáo viên triển khai tốt nội dung chương trình dạy học:
+ 9 tài liệu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc rất ít người; học liệu về bồi dưỡng tiếng dân tộc (9 băng/đĩa ghi âm về nội dung học truyền khẩu về 9 tiếng của 9 dân tộc rất ít người để tăng cường khả năng giao tiếp giữa các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với học sinh dân tộc rất ít người);
+ Tài liệu, học liệu giáo dục kỹ năng sống cho phụ huynh học sinh, học sinh dân tộc rất ít người và cộng đồng địa phương nơi có các dân tộc rất ít người đang sinh sống (phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, nghiện rượu …);
+ Tài liệu hỗ trợ giáo viên dạy mẫu giáo cho 9 dân tộc rất ít người về thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ; tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc rất ít người ở các cấp học mầm non (mẫu giáo), tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; tài liệu hỗ trợ học sinh dân tộc rất ít người tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt; tài liệu về chế tạo và sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm, đơn giản, rẻ tiền cho học sinh dân tộc rất ít người ở các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường có học sinh các dân tộc rất ít người.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh các dân tộc rất ít người.
+ Tập huấn cho giáo viên dạy học sinh các dân tộc rất ít người về: tâm lý học sinh, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người; phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh các dân tộc rất ít người; giáo dục kỹ năng sống (giáo dục phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, nghiện rượu, …); làm đồ dùng dạy học đơn giản cho học sinh dân tộc rất ít người; ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học;
+ Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy học sinh các dân tộc rất ít người;
+ Tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người về tâm lý học sinh, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa,... của các dân tộc rất ít người; phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường có học sinh dân tộc rất ít người.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập, nghiên cứu, ngắn hạn ở nước ngoài
Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở một số cơ sở giáo dục nuôi dạy học sinh các dân tộc rất ít người được học tập kinh nghiệm về giáo dục học sinh các dân tộc rất ít người ở một số nước trên thế giới.
b) Kinh phí dự kiến: 40.200 triệu đồng.
4. Hoạt động 4: Xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người
a) Nội dung chủ yếu
- Tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục phù hợp:
+ Trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản;
+ Học sinh tiểu học được nuôi, dạy tại trường tiểu học. Tùy theo điều kiện thực tế, học sinh có thể học tại các điểm trường hoặc tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở nơi gần nhất;
+ Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được nuôi, dạy tại các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh;
+ Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh dân tộc rất ít người được ưu tiên xét tuyển vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, đại học; được học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cơ sở dạy nghề theo khả năng và nhu cầu của từng học sinh.
- Xây dựng và thực hiện chính sách cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người.
Xây dựng và thực hiện chính sách phù hợp, bền vững cho trẻ em, học sinh và sinh viên dân tộc rất ít người.
Trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biệt về học tập:
+ Đối với trẻ em dân tộc rất ít người học mẫu giáo tại các trường, lớp mầm non công lập:
Trẻ em dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học mẫu giáo tại các trường, lớp mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng.
+ Đối với học sinh các dân tộc rất ít người cấp tiểu học:
Học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các điểm trường ở thôn bản được hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng;
Học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng.
+ Đối với học sinh dân tộc rất ít người cấp trung học cơ sở:
Học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng.
Học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng.
+ Đối với học sinh dân tộc rất ít người cấp trung học phổ thông:
Học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng.
+ Đối với học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể tiếp tục học theo các hướng sau:
Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào các trường đại học, cao đẳng, nếu không đủ điểm vào các trường đại học, cao đẳng theo nguyện vọng thì được xét tuyển vào học tại các trường, khoa dự bị đại học (1 – 2 năm);
Học sinh không vào học tại các trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học được tuyển thẳng vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề).
+ Đối với học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề:
Học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/SV/tháng;
Trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo học tại các cơ sở giáo dục nói trên được hưởng mức hỗ trợ là 12 tháng/năm.
b) Kinh phí dự kiến: 177.000 triệu đồng.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí
Tổng dự toán kinh phí Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015 là: 341.455 triệu đồng.
Trong đó:
a) Hoạt động 1: Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người là: 6.940 triệu đồng.
b) Hoạt động 2: Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường tiểu học tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người là 78.815 triệu đồng.
c) Hoạt động 3: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên là 40.200 triệu đồng.
d) Hoạt động 4: Xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người là 177.000 triệu đồng.
2. Cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người: 341.455 triệu đồng.
Trong đó:
a) Ngân sách nhà nước: 339.051 triệu đồng, bao gồm:
- Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo là 107.069 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản tập trung tại địa phương là: 7.882 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí chi thường xuyên là: 224.140 triệu đồng.
b) Nguồn huy động đóng góp xã hội hóa: 2.364 triệu đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Đề án này để triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Đề án trong từng giai đoạn, từng năm.
- Tổ chức hội nghị triển khai nội dung Đề án; tổ chức các hội thảo để đánh giá, rà soát việc thực hiện Đề án.
- Chủ trì xây dựng các chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án theo hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các kế hoạch triển khai hoạt động Đề án theo từng năm và từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện Đề án theo từng năm.
c) Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan liên quan bố trí ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án; kiểm tra, thanh tra tài chính theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách.
d) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc hỗ trợ học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người học nghề, tạo việc làm cho học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người.
đ) Ủy ban Dân tộc
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành ở trung ương và các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện Đề án.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum
- Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương; định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo cấp trung ương.
- Chỉ đạo việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các điểm trường tiểu học có học sinh dân tộc rất ít người.
- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 2123/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, November 22, 2010

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON EDUCATION DEVELOPMENT FOR VERY SMALL ETHNIC MINORITIES IN THE 2010-2015 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Education Law;
Pursuant to the November 25, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law;
Pursuant to Resolution No. 22/NQ-CP of May 28, 2009, promulgating the Government s program of action in implementation of the Resolution of the 9thplenum of the Party Central Committee, the XthCongress, on major tasks and measures to further successfully implement the Resolution of the XthNational Party Congress;
Pursuant to the National Assembly s Resolution No. 35/2009/NQ-QH12 of June 19, 2009, on guidelines and orientations for renovating a number of financial mechanisms in education and training from the school years 2010-2011 to 2014-2015 and the Government s work program for 2010;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1.To approve the Scheme on education development for very small ethnic minorities in the 2010-2015 period, with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

- The State pays attention to education development for very small ethnic minorities, contributing to socio-economic development and hunger elimination and poverty reduction in areas inhabited by very small ethnic minorities.

- The State prioritizes investment in physical foundations and teaching equipment for educational establishments with pupils of very small ethnic minorities; adopts specific regimes and policies towards children, pupils and students of these ethnic minorities; provides them with learning opportunities; and assures equality in education.

- To enhance capacity for teachers and education administrators; to renovate teaching methods to suit pupils of very small ethnic minorities; to raise educational quality in areas inhabited by very small ethnic minorities.

II. OBJECTIVES OF THE SCHEME

1. General objectives

To create conditions for increasing the quantity of and raising educational quality for children, pupils and students of very small ethnic minorities, contributing to conserving and sustainably developing these ethnic minorities.

Children, pupils and students of very small ethnic minorities are entitled to study and train themselves in good educational settings and a special care and nurturing regime in order to acquire literary and jobs skills and supplement the contingent of source personnel to serve local and national development.

2. Specific objectives

a/ The 2010-2012 period:

- To complete physical foundations of village-based schools and classes with pupils of very small ethnic minorities. To build sufficient classrooms, furbish adequate teaching equipment and aids for primary school points with pupils of very small ethnic minorities.

- To formulate and implement policies to support children, pupils and students of very small ethnic minorities.

- To develop special training materials and hold training courses for teachers and education administrators of educational establishments with pupils of very small ethnic minorities.

b/ The 2013-2015 period:

- To improve special mechanisms and policies for children, pupils and students of very small ethnic minorities, assuring that:

+ 95% of 3-5 years-old children of very small ethnic minorities will have 2 learning sessions a day according to the new preschool education program at village-based semi-public kindergarten schools and classes;

+100% of primary pupils of very small ethnic minorities will learn at village-based school points and semi-boarding ethnic minority schools;

+ 100% of pupils of very small ethnic minorities completing primary education will be enrolled in district boarding ethnic minority schools or semi-boarding ones.

+ 100% of pupils of very small ethnic minorities completing lower secondary education at district boarding ethnic minority schools or semi-boarding ones will be enrolled in provincial boarding ethnic minority schools or district boarding joint lower and upper secondary ethnic minority schools or professional secondary schools:

+ 95% of pupils of very small ethnic minorities completing secondary education will be prioritized to attend pre-university schools or faculties, colleges, professional secondary schools or vocational training schools;

+ 100% of children, pupils and students of very small ethnic minorities coming from poor households will enjoy special learning support regimes and policies.

- To raise the quality of teachers and education administrators of educational establishments with pupils of very small ethnic minorities. To ensure 100% of them be given refresher training in professional skills.

III. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

- Educational establishments with children, pupils and students of 9 very small ethnic minorities: O Du. Pu Peo, Si La. Ro Mam, Cong, Brau, Bo Y, Mang and Co Lao within 6 provinces of Lao Cai, Ha Giang, Dien Bien, Lai Chau, Nghe An and Kon Tum;

- Children of 3-5 years, pupils and students of the 9 very small ethnic minorities in the 6 provinces mentioned above.

IV ACTIVITIES OF THE SCHEME

1. Activity I: Promoting communication to raise awareness about the necessity to develop education for very small ethnic minorities

a/ Major contents:

- To promote communication about the Scheme among Party committees and administrations at all levels, communities, parents, teachers and education administrators and pupils, making them become aware of the significance of education development to the conservation and sustainable development of very small ethnic minorities.

- To mobilize families of very small ethnic minorities to create conditions for their children to attend preschools, general education schools, professional secondary schools, colleges and universities.

- To raise all community resources for education development for very small ethnic minorities.

- To coordinate with the mass media at central and local levels in conducting public information work on education development for very small ethnic minorities.

- To develop communication materials, design and implement broadcasting programs and hold seminars at central and local levels.

b/ Projected fund: VND 6,940 million.

2. Activity 2: Investing in and building physical foundations for village-based primary school points with pupils of very small ethnic minorities

a/ Major contents:

- To build adequate physical foundations for educational establishments with pupils of very small ethnic minorities which have not received any investments from relevant programs or projects or have received insufficient investments. Specifically, to support the building of physical foundations for primary school points with pupils of very small ethnic minorities in the 6 Scheme-covered provinces. To ensure sufficient classrooms, official-duty houses and teaching facilities and equipment in village-based primary school points with pupils of very small ethnic minorities:

+ Building 110 new classrooms and 110 new official-duty houses;

+ Procuring 220 equipment kits.

b/ Projected fund: VND 117,315 million.

3. Activity 3: Training to enhance capacity for teachers and education administrators of educational establishments with pupils of very small ethnic minorities

a/ Major contents:

- To develop special teaching and learning materials for teachers and pupils of very small ethnic minorities, helping teachers properly implement teaching programs:

+ Nine materials on cultural traits, customs and practices of very small ethnic minorities; learning materials on ethnic minority languages (9 tapes/discs on oral teaching of 9 languages of 9 very small ethnic minorities so as to facilitate communication between teachers and education administrators and pupils of these small ethnic minorities);

+ Living skills materials for parents and pupils of very small ethnic minorities and local communities in areas inhabited by these minorities (on HIV/AIDS, drug addiction, alcoholism, etc.);

+ Materials for kindergarten teachers of children of 9 very small ethnic minorities on the implementation the new preschool education program and teaching Vietnamese for these children; materials on teaching methods suitable to pupils of very small ethnic minorities at pre-schools (kindergartens) and primary, lower and upper secondary schools; materials for pupils of very small ethnic minorities to improve their Vietnamese; materials on self-making and use of simple and affordable teaching aids for pupils of very small ethnic minorities at pre-schools (kindergartens) and primary, lower and upper secondary schools; and materials on application of information technology to renovating leaching methods, and administering schools with pupils of very small ethnic minorities.

- To provide training to raise qualifications for teachers and education administrators at educational establishments with pupils of very small ethnic minorities:

+ Training teachers of pupils of very small ethnic minorities in psychology of pupils and customs, practices and cultural traits of very small ethnic minorities; teaching methods suitable to these pupils; providing living skills education (on HIV/AIDS, drug addiction, alcoholism, etc.); making simple teaching aids for these pupils; and applying information technology to renovating teaching methods;

+ Training teachers of pupils of very small ethnic minorities in ethnic minority languages;

+ Training education administrators at educational establishments with pupils of very small ethnic minorities in psychology of pupils and customs, practices and cultural traits of very small ethnic minorities; teaching methods; and applying information technology to administering schools with pupils of very small ethnic minorities.

- To organize overseas short-term training courses and study visits for teachers and education administrators.

To organize teachers and education administrators of a number of educational establishments nurturing and leaching pupils of very small ethnic minorities to learn foreign countries experience on education of children of very small ethnic minorities.

b/ Projected fund: VND 40,200 million.

4. Activity 4: Formulating, implementing, and supervising the implementation of, policies to support children, pupils and students of very small ethnic minorities

a/ Major contents:

- To create conditions for children, pupils and students of very small ethnic minorities to be cared for, nurtured and educated at appropriate educational establishments:

+ Children of 3-5 years to be cared for and educated at village-based kindergarten schools or classes.

+ Primary pupils to be nurtured and taught at primary schools. Depending on practical conditions, they will be able to learn at nearest school points or semi-boarding ethnic minority schools;

+ Lower and upper secondary pupils to be nurtured and taught at district boarding ethnic minority schools, semi-boarding ethnic minority schools or provincial boarding ethnic minority schools;

+ After completing upper secondary education, pupils of very small ethnic minorities will be prioritized to attend pre-university schools or faculties, colleges or universities or professional secondary schools or vocational training schools or establishments depending on their abilities and needs.

- To formulate and implement policies for children, pupils and students of very small ethnic minorities:

To formulate and implement appropriate and sustainable policies for children, pupils and students of very small ethnic minorities. .

Children, pupils and students of very small ethnic minorities living in areas with extremely difficult socio-economic conditions arc entitled to special learning support policies:

+ For children of very small ethnic minorities learning at public kindergarten schools or classes:

Children of very small ethnic minorities coming from poor households and learning at public kindergarten schools or classes arc entitled to support equal to 30% of the common minimum wage/child/month.

+ For children of very small ethnic minorities learning at primary schools:

Pupils of very small ethnic minorities coining from poor households and learning at village-based school points are entitled to support equal to 40% of the common minimum wage/pupil/ month.

Pupils of very small ethnic minorities coming from poor households and learning and staying at semi-boarding school points are entitled to support equal to 60% of the common minimum wage/pupil/month.

+ For children of very small ethnic minorities learning at lower secondary schools:

Pupils of very small ethnic minorities coming from poor households and learning and staying at semi-boarding ethnic minority schools are entitled to support equal to 60% of the common minimum wage/pupil/month.

Pupils of very small ethnic minorities coming from poor households and learning at district boarding school points are entitled to support equal to 100% of the common minimum wage/ pupil/month.

+ For children of very small ethnic minorities learning at upper secondary schools:

Pupils of very small ethnic minorities coming from poor households and learning at provincial boarding ethnic minority schools or joint lower and upper secondary schools are entitled to support equal to 100% of the common minimum wage/pupil/month.

+ For pupils of very small ethnic minorities completing upper secondary education may pursue study in the following directions:

Pupils sitting but failing national exams for attending universities or colleges may be considered for enrolment in pre-university schools or classes (1-2 years);

Pupils disqualified to attend universities, colleges or pre-university schools may be directly admitted to professional education establishments (professional secondary schools, vocational colleges, vocational secondary schools or vocational training centers).

+ For pupils and students of very small ethnic minorities studying at pre-university schools or classes, universities, colleges or professional secondary or vocational training schools:

Pupils and students of very small ethnic minorities coming from poor households and studying at pre-university schools or classes, universities, colleges or professional secondary or vocational training schools are entitled to support equal to 100% of the common minimum wage/student/month;

Children, pupils and students of very small ethnic minorities coming from poor households and learning at the above educational establishments arc entitled to support for 12 months a year.

b/ Projected fund: VND 177 billion.

V. THE SCHEME IMPLEMENTATION FUND

1. Fund:

The total fund for the Scheme during 2010-2015 is VND 341.455 million, in which:

a/ Activity 1: Promoting communication to raise awareness about the necessity to develop education for very small ethnic minorities: VND 6,940 million.

b/ Activity 2: Investing in and building physical foundations for village-based primary school points with pupils of very small ethnic minorities: VND 117,315 million.

c/ Activity 3: Training to enhance capacity for teachers and education administrators of educational establishments with pupils of very small ethnic minorities: VND 40,200 million.

d/ Activity 4: Formulating, implementing, and supervising the implementation of, policies to support children, pupils and students of very small ethnic minorities: VND 177 billion.

2. Balancing funds for implementing the Scheme

The state budget fund reserved for implementing the Scheme will be VND 341,455 million, in which:

a/ State budget: VND 339,091 million, including:

- VND 107.069 million from the national target program on education and training.

- VND 7,882 million from local capital construction funds.

- VND 224,140 million from regular operation funds.

b/ The fund raised through socialization will be VND 2,364 million.

Article 2.Organization of implementation

1. Responsibilities of ministries and sectors

a/ The Ministry of Education and Training:

- To act as the standing body for organizing the implementation of the Scheme.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in directing, Guiding and detailing the contents of the Scheme for implementation.

- To make detailed plans for implementing the Scheme in each period and year.

- To organize a conference to launch the implementation of the Scheme, and seminars to review and assess the implementation of the Scheme.

- To assume the prime responsibility for formulating policies for children, pupils and students of very small ethnic minorities.

- To examine, evaluate and summarize results of the implementation of the Scheme annually, periodically and upon completion of the Scheme, and send periodical reports to the Prime Minister.

b/ The Ministry of Planning and Investment:

- To coordinate with the Ministry of Education and Training in summarizing annual and periodical plans on the implementation of the Scheme for submission to the Prime Minister according to regulations.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in. allocating annual investment funds for localities to implement the Scheme.

c/ The Ministry of Finance:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and agencies in, allocating budget funds to ensure the implementation of the Scheme; to examine and inspect financial matters under the current budget law.

d/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

To coordinate with the Ministry of Education and Training in supporting pupils and students of very small ethnic minorities in vocational training, and creating jobs for them.

e/ The Ethnic Minority Committee:

- To coordinate with the Ministry of Education and Training, ministries, central sectors and localities in promoting communication to raise awareness about education development for very small ethnic minorities.

- To coordinate with concerned ministries and sectors in examining the implementation of the Scheme.

2. Responsibilities of the People s Committees of Lao Cai, Ha Giang, Dien Bien, Lai Chau, Nghe An and Kon Tum provinces

- To direct local education and training agencies and functional agencies in making and implementing plans for launching the implementation of the Scheme in their respective provinces; to examine, evaluate and summarize results of implementation of the Scheme in localities; and periodically report them to the central Steering Committee.

- To direct investment in physical foundations and teaching equipment suitable to practical conditions of primary school points with pupils of very small ethnic minorities.

- To direct and supervise the implementation of regimes and policies for children, pupils and students of very small ethnic minorities.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2123/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 31/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2006 và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2007, Quyết định số 70/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/12/2008, Thông tư số 04/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015

Thuế-Phí-Lệ phí, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe