Nghị định 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Nghị định 18/2001/NĐ-CP

Nghị định 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/05/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 18/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/2001/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2001

QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ VĂN HÓA,

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

nhayCác quy định về giáo dục và đào tạo tại Nghị định này bị bãi bỏ theo Khoản 2 Điều 75 Nghị định 73/2012/NĐ-CP.
nhay

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa;

Để tăng cường quản lý và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục ở Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định về lập và hoạt động của các cơ sở Văn hóa - Giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là VHGDNN) để phát triển giáo dục, giao lưu văn hóa, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
2. Nguồn thu từ các hoạt động của cơ sở Văn hóa - Giáo dục nước ngoài, sau khi trừ mọi chi phí hợp pháp, chỉ dùng để đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa - giáo dục, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và chi cho các hoạt động vì lợi ích chung của cơ sở VHGDNN.
3. Các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này và được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Cơ sở Văn hóa - Giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là tên gọi chung các tổ chức, cơ quan văn hóa (như Văn phòng đại diện, Trung tâm, Viện, Làng, Câu lạc bộ, Thư viện, Nhà trưng bày, Công viên, Bảo tàng, Thảo cầm viên, v.v...), giáo dục (như Văn phòng đại diện, Trường học Quốc tế, Trường Đại học, Trung tâm dạy nghề, v.v...), văn hóa và giáo dục (như Văn phòng đại diện, Trường Văn hóa nghệ thuật, Nhà Văn hóa có lớp dạy ngoại ngữ...) được Nhà nước Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là Bên nước ngoài) thành lập hoặc tham gia thành lập và tổ chức hoạt động tại Việt Nam.
Điều 3. Chính phủ Việt Nam khuyến khích mở cơ sở VHGDNN trong các lĩnh vực sau:
1. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin;
2. Đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý có trình độ cao trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên;
3. Hợp tác xây dựng các công trình văn hóa vật thể, nghiên cứu các công trình văn hoá phi vật thể.
Điều 4. Cơ sở VHGDNN được thành lập dưới các hình thức sau: Văn phòng đại diện, cơ sở liên kết, cơ sở độc lập.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị của tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài, có nhiệm vụ đại diện cho tổ chức đó trong việc xúc tiến xây dựng các dự án, chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục được phía Việt Nam quan tâm; đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thoả thuận về hợp tác văn hóa, giáo dục đã ký kết với các tổ chức văn hóa, giáo dục Việt Nam.
2. Cơ sở liên kết là cơ sở VHGDNN được thành lập trên cơ sở Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết, hoặc trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa bên nước ngoài với tổ chức văn hóa, giáo dục Việt Nam.
3. Cơ sở độc lập là cơ sở VHGDNN do bên nước ngoài chịu chi phí toàn bộ trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức và điều hành các hoạt động của cơ sở.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ
THU HỒI GIẤY PHÉP LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 5.
1. Tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài được xét cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tại đó tổ chức này được thành lập;
- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng và có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên;
- Có chương trình, dự án được phía Việt Nam quan tâm và có khả năng thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục của Việt Nam.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép với những nội dung chính sau đây:
- Tên đầy đủ, quốc tịch, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức;
- Tôn chỉ, mục đích hoạt động;
- Tóm tắt quá trình phát triển của tổ chức;
- Cần có quy định rõ khả năng tài chính tối thiểu, nguồn và khả năng tài chính;
- Lý do thành lập Văn phòng đại diện ở Việt Nam, địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
- Số lượng người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
b) Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện.
c) Văn bản chứng nhận tư cách pháp nhân do cơ quan có thẩm quyền của nơi thành lập cấp.
d) Tài liệu tóm tắt quá trình phát triển hợp tác giữa tổ chức văn hóa, giáo dục xin đặt Văn phòng đại diện với các tổ chức văn hóa, giáo dục Việt Nam.
e) Tóm tắt các chương trình, dự án đã thỏa thuận hoặc dự kiến hợp tác với Việt Nam.
g) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc Văn phòng đại diện.
Điều 6.
1. Cơ sở liên kết được cấp giấy phép khi bên Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức, cá nhân đã hoạt động ít nhất 5 năm trong lĩnh vực dự định liên kết;
b) Có văn bản xác định tư cách pháp lý, tình hình tài chính phù hợp với điều kiện liên kết thể hiện ở hợp đồng liên kết.
2. Cơ sở liên kết được xét cấp giấy phép khi bên nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực pháp luật của nước sở tại;
b) Đã hoạt động từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực dự định liên kết;
c) Có điều kiện vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu của hợp đồng thỏa thuận.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với cơ sở liên kết gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép với những nội dung chính sau đây:
- Tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ của các bên liên kết;
- Mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động trong lĩnh vực liên kết;
- Tóm tắt quá trình hoạt động của mỗi bên trong lĩnh vực liên kết;
- Lý do thành lập và địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
- Số lượng người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại cơ sở liên kết.
b) Hợp đồng thỏa thuận giữa các bên liên kết.
c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, nguồn và khả năng tài chính của các bên liên kết.
d) Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở liên kết.
e) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc hoặc hiệu trưởng (sau đây gọi chung là giám đốc).
Điều 7.
1. Cơ sở độc lập được xét cấp giấy phép khi bên nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực pháp luật;
b) Đã hoạt động từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực xin cấp giấy phép;
- Có điều kiện vật chất cần thiết;
- Giữa Việt Nam và nước mà bên nước ngoài mang quốc tịch đã ký kết và đang trong thời gian hiệu lực các văn bản hợp tác văn hóa, giáo dục cấp Chính phủ.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với cơ sở độc lập gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép với những nội dung chính sau đây:
- Tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ của bên nước ngoài;
- Mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động trong lĩnh vực xin cấp giấy phép;
- Tóm tắt quá trình hoạt động trong lĩnh vực xin cấp giấy phép;
- Lý do thành lập và địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
- Số lượng người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến làm việc tại cơ sở.
b) Đề án hoạt động.
c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, nguồn và khả năng tài chính của bên nước ngoài.
d) Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở độc lập.
e) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc.
Điều 8. Thời hạn hoạt động của cơ sở VHGDNN tại Việt Nam:
1. Thời hạn hoạt động của Văn phòng đại diện là 5 năm, được tính từ ngày ký giấy phép và có thể được gia hạn. Mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.
2. Thời hạn hoạt động của cơ sở liên kết, cơ sở độc lập do cơ quan cấp giấy phép ghi trong giấy phép, được tính từ ngày ký giấy phép và không quá 50 năm. Cơ sở liên kết, cơ sở độc lập muốn gia hạn hoạt động phải làm đơn gia hạn gửi cơ quan cấp giấy phép, chậm nhất là 90 ngày trước khi hết hạn hoạt động.
Điều 9. Thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép đối với cơ sở VHGDNN được quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp hay không cấp giấy phép đối với cơ sở độc lập, cơ sở giáo dục ở bậc đại học và sau đại học, cơ sở văn hóa có quy mô lớn mang tính chất quốc gia, quốc tế và các dự án nhóm A.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với cơ sở VHGDNN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định đối với cơ sở VHGDNN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa  và thông tin, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với cơ sở VHGDNN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dạy nghề, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Cấp nào có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở VHGDNN tại Việt Nam thì cấp đó có thẩm quyền gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép, tạm thời đình chỉ và đình chỉ hoạt động, giải thể đối với cơ sở VHGDNN tại Việt Nam.
Điều 10. Việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép được quy định như sau:
1. Đối với các cơ sở VHGDNN quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ theo chức năng quản lý ngành được phân công phụ trách, lấy ý kiến của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân tỉnh) có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Đối với các trường hợp còn lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ theo thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này, lấy ý kiến của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định.
Điều 11. Thời hạn thẩm định hồ sơ được quy định như sau:
1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 90 ngày, cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ phải thẩm định xong trình ý kiến lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 7  ngày, kể từ ngày có ý kiến quyết định cấp hay không cấp giấy phép của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự.
2. Đối với các trường hợp còn lại, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày đối với Văn phòng đại diện, 60 ngày đối với cơ sở VHGDNN độc lập, cơ quan cấp giấy phép thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự.
Điều 12.
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, cơ sở VHGDNN phải hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với ủy ban nhân dân tỉnh, nơi cơ sở VHGDNN đóng trụ sở.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với ủy ban nhân dân tỉnh, cơ sở VHGDNN phải đăng báo trung ương và báo địa phương trong 5 số liên tiếp các nội dung sau:
a) Tên cơ sở VHGDNN (tiếng Việt Nam, tiếng nước ngoài thông dụng);
b) Giấy phép thành lập (số, ngày và cơ quan cấp);
c) Họ và tên Giám đốc;
d) Địa điểm đặt trụ sở, điện thoại, fax;
đ) Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch.
Điều 13. Cơ sở VHGDNN có yêu cầu thay đổi tên gọi, trụ sở, giám đốc, lập chi nhánh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, hoặc gia hạn giấy phép đều phải báo cáo cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này và chỉ được thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn khi có văn bản chấp thuận.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời đương sự về các yêu cầu nêu trên.
Điều 14.
1. Hoạt động của cơ sở VHGDNN được chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
b) Theo đề nghị của cơ sở VHGDNN;
c) Theo Quyết định thu hồi giấy phép của cơ quan cấp giấy phép.
2. Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ có trách nhiệm thông báo lý do cho cơ sở VHGDNN và ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan biết trước 30 ngày khi cơ sở VHGDNN chấm dứt hoạt động.
Điều 15. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được thông báo chấm dứt hoạt động, cơ sở VHGDNN phải giải quyết xong mọi thủ tục có liên quan, bao gồm việc thông báo trên báo trung ương và báo địa phương về việc chấm dứt hoạt động, thanh toán các khoản nợ, tiền thuế, tiền lương, tiền thuê nhà, thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng, hoàn trả giấy phép, con dấu và gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan cấp giấy phép và cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền. Trong trường hợp đặc biệt, được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá một năm.
CHƯƠNG III
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ VĂN HÓA,
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 16. Sau khi được cấp phép, cơ sở VHGDNN được hoạt động theo mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời hạn đã được quy định trong giấy phép. Tập trung xây dựng và phát triển cơ sở VHGDNN để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phù hợp với mục tiêu đã được phía Việt Nam cho phép. Có quyền quan hệ với các cơ quan chức năng của Việt Nam đề nghị tạo thuận lợi cho cơ sở VHGDNN tại Việt Nam hoạt động.
Điều 17. Cơ sở VHGDNN có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam, không được lợi dụng các hoạt động văn hóa, giáo dục để tuyên truyền sai đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín hủ tục và tệ nạn xã hội.
Điều 18.
1. Cơ sở VHGDNN được quyền tuyển dụng lao động theo nhu cầu hoạt động của mình; phải ưu tiên tuyển dụng công dân Việt Nam, tuân thủ các quy định của Bộ Luật Lao động và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động là người Việt Nam trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài làm việc tại cơ sở VHGDNN có trách nhiệm tuân thủ và tôn trọng luật pháp Việt Nam, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trên cơ sở hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật về lao động; có trách nhiệm tôn trọng danh dự, nhân phẩm, phong tục của nhau.
3. Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài làm việc tại cơ sở VHGDNN bình đẳng về điều kiện làm việc và quyền lợi bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
4. Công dân Việt Nam làm việc tại cơ sở VHGDNN có quyền tham gia các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể khác theo điều lệ của các tổ chức này và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 19.
1. Cơ sở VHGDNN được quyền thuê trụ sở, nhà ở và các phương tiện phục vụ hoạt động và sinh hoạt của mình.
2. Cơ sở VHGDNN có nhu cầu thuê đất để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của mình phải có hồ sơ xin thuê đất nộp kèm theo hồ sơ xin cấp giấy phép.
3. Đối với đất đã được Nhà nước giao cho bên Việt Nam sử dụng, khi hợp tác với bên nước ngoài mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì sau khi được cấp giấy phép, cơ sở liên kết có quyền triển khai các thủ tục về thiết kế, xây dựng hoặc thực hiện các hoạt động đã được ghi trong giấy phép.
4. Trong trường hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở VHGDNN không đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh hoặc môi trường, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam có quyền yêu cầu Giám đốc cơ sở VHGDNN sửa chữa, hoàn thiện trong một khoảng thời gian nhất định; nếu thấy cần thiết, ra lệnh cơ sở đó tạm ngừng hoạt động để tiến hành khắc phục tình trạng trên.
5. Cơ sở VHGDNN không được cho phép bất kỳ người nào hoặc tổ chức nào sử dụng danh nghĩa hoặc địa điểm của mình để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp và trái với mục tiêu đã ghi trong giấy phép hoặc đã đăng ký.
Điều 20. Cơ sở VHGDNN được phép nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất các phương tiện cần thiết cho hoạt động của cơ sở và cho nhu cầu làm việc và sinh hoạt của công dân nước ngoài làm việc tại cơ sở VHGDNN theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 21. Văn phòng đại diện và cơ sở VHGDNN không tiến hành các hoạt động có thu, được mở tài khoản chuyên chi (bằng tiền nước ngoài hoặc bằng tiền Việt Nam có gốc ngoại tệ) tại các Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Điều 22.
1. Cơ sở VHGDNN tiến hành các hoạt động có thu phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về kế toán, thống kê, kiểm toán; mở tài khoản bằng tiền nước ngoài và bằng tiền Việt Nam tại các Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thực hiện mọi khoản thu, chi thông qua các tài khoản đó. Trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, cơ sở VHGDNN được phép mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng ở nước ngoài.
2. Trong trường hợp bên nước ngoài phải bỏ vốn ban đầu và vốn vay để xây dựng cơ cở vật chất - kỹ thuật của cơ sở VHGDNN, sau khi thực hiện tất cả các nghĩa vụ tài chính, bên nước ngoài được chuyển ra nước ngoài:
a) Các khoản tiền vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;
b) Tiền vay và tiền trả lãi các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động.
3. Cơ sở VHGDNN phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Điều 23.
1. Cơ sở VHGDNN được phép nhận sự ủng hộ tài chính hoặc tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và phát triển sự nghiệp văn hóa - giáo dục.
2. Cơ sở VHGDNN không được nhận tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào của bất kỳ ai (kể cả trong và ngoài nước) nếu việc nhận này vi phạm pháp luật Việt Nam.
Điều 24.
1. Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài làm việc trong cơ sở VHGDNN phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong cơ sở VHGDNN, sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân, được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình.
Điều 25. Cơ sở VHGDNN có trách nhiệm thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, thanh tra tại các Điều 28, 29 và 30 của Nghị định này và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, thanh tra.
Điều 26.
1. Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam cơ sở VHGDNN được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế.
Điều 27.
1. Cơ sở VHGDNN phải báo cáo bằng văn bản định kỳ hằng năm về hoạt động của mình, gửi cho cơ quan quản lý nhà nước quy định tại Điều 28 của Nghị định này và ủy ban nhân dân tỉnh, nơi đóng trụ sở. Khi cần thiết, theo yêu cầu của các cơ quan nói trên, cơ sở VHGDNN có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
2. Cơ sở VHGDNN, trong trường hợp tiến hành các hoạt động có thu, có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính hằng năm tới Bộ Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước của cơ sở đó.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 28. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động của cơ sở VHGDNN liên quan đến ngành mình phụ trách, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động văn hóa, giáo dục của cơ sở VHGDNN;
2. Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép, chủ trì tổ chức thẩm định, cấp giấy phép theo quy định;
3. Làm đầu mối giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của cơ sở VHGDNN;
4. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và đánh giá về tổ chức và hoạt động của cơ sở VHGDNN và thông báo công khai kết quả kiểm tra, thanh tra, đánh giá; xử lý vi phạm theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
Điều 29. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng được giao, có trách nhiệm phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động văn hóa, giáo dục của cơ sở VHGDNN; tham gia thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép; hướng dẫn, giải quyết các thủ tục liên quan đến thành lập cơ sở VHGDNN; kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ sở VHGDNN; thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Uỷ ban nhân dân tỉnh, nơi đặt trụ sở của cơ sở VHGDNN, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, giáo dục của cơ sở VHGDNN trên địa bàn lãnh thổ:
1. Tham gia thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép;
2. Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của cơ sở VHGDNN;
3. Trực tiếp quản lý các cơ sở VHGDNN đặt tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ;
4. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của cơ sở VHGDNN;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi chức năng được giao, có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân tỉnh, nơi đặt trụ sở của cơ sở VHGDNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động văn hoá, giáo dục của cơ sở VHGDNN.
CHƯƠNG V
XỬ LÝ VI PHẠM
nhayCác quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tại Nghị định này bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 49/2005/NĐ-CP nhay
Điều 32.
1. Tổ chức, cá nhân thuộc cơ sở VHGDNN vi phạm các quy định của Nghị định này thì phải chấm dứt các vi phạm và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các hình thức sau đây:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xoá, sửa chữa, cho thuê, cho mượn giấy phép;
b) Sử dụng người lao động làm việc trong cơ sở VHGDNN trái với quy định của Nghị định này và của pháp luật về lao động của Việt Nam;
c) Không có biển hiệu, làm sai biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật;
d) Chậm trễ trong việc thanh toán, trả trụ sở, trả phương tiện làm việc đã thuê trong trường hợp chấm dứt hợp đồng;
đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tổ chức và hoạt động của cơ sở VHGDNN theo quy định.
2. Phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi tên gọi, thay đổi giám đốc hoặc thay đổi trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác khi chưa được chấp nhận;
b) Tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động mà không thông báo;
c) Vi phạm các quy định về mở và sử dụng tài khoản hoặc về chế độ kế toán, thống kê;
d) Gây khó khăn, cản trở khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra.
3. Phạt tiền từ sáu mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động ngoài mục tiêu, nội dung, phạm vi đã được quy định trong giấy phép;
b) Hoạt động khi giấy phép đã hết hạn hoặc khi cơ sở VHGDNN đang trong thời gian bị tạm thời đình chỉ hoạt động.
4. Trường hợp cơ sở VHGDNN có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt cao nhất trong khung, đồng thời còn có thể bị tạm thời đình chỉ hoạt động.
Trường hợp cơ sở VHDGNN có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt cao nhất trong khung, đồng thời còn có thể bị tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép.
Điều 33. Công dân Việt Nam, công dân nước ngoài làm việc trong cơ sở VHGDNN có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 34.
1. Cơ quan cấp giấy phép ra quyết định xử lý mức đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc thu hồi giấy phép.
2. Thanh tra chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định xử lý các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định này; báo cáo Bộ trưởng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đối với cơ sở VHGDNN thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cơ sở này có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 32 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, nơi đặt trụ sở của cơ sở VHGDNN, ra quyết định xử lý các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều 32 của Nghị định này; đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở VHGDNN thuộc thẩm quyền quyết định của mình trong trường hợp cơ sở này có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 32 của Nghị định này.
Điều 35.
1. Cán bộ, công chức Việt Nam khi thi hành công vụ nếu vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ sở VHGDNN có quyền khiếu nại, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định xử lý vi phạm, hành vi của cán bộ, công chức Việt Nam khi thi hành công vụ mà mình cho là không đúng.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36.
1. Các cơ sở VHGDNN đã được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập trước khi ban hành Nghị định này không phải xét duyệt lại, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định này, trừ trường hợp cơ sở VHGDNN được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập và quản lý theo quy chế riêng.
2. Các bộ phận công tác của tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam, có trụ sở và nhân viên, nhưng chưa được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép, trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, phải làm thủ tục xin cấp giấy phép theo các quy định của Nghị định này, nếu quá thời hạn nói trên thì buộc phải chấm dứt hoạt động.
Điều 37. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Nghị định này.
Điều 38. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 18/2001/ND-CP

Hanoi, May 04, 2001

 

DECREE

STIPULATING THE SETTING UP AND OPERATION OF VIETNAM-BASED FOREIGN CULTURAL AND/OR EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Pursuant to the Governments Resolution No.90/CP of August 21, 1997 on the orientation and policy of socialization of educational, medical and cultural activities;

In order to enhance the management over and ensure favorable conditions for foreign organizations and individuals to participate in the development of the cultural and/or educational cause in Vietnam;

At the proposals of the Minister of Education and Training and the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. This Decree stipulates the setting up and operation of Vietnam-based foreign cultural and/or educational establishments (hereafter abbreviated to FCE establishments) which aim to develop education and cultural exchange, not for the profit-making purpose.

2. Revenues earned from activities of foreign cultural and/or educational establishments, after subtracting all lawful expenses, shall only be invested in the development of the cultural and/or educational cause and the construction of infrastructure works, and expended for activities in the common interests of FCE establishments.

3. Foreign cultural and/or educational establishments that operate for the profit-making purpose shall not be subject to this Decree but shall comply with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam.

Article 2.-Vietnam-based foreign cultural and/or educational establishments mean the common name of cultural organizations and agencies (such as representative offices, centers, institutes, villages, clubs, libraries, showrooms, parks, museums, zoos, etc.), educational institutions (such as representative offices, international schools, universities, job-training centers, etc.), and cultural-cum-educational centers (such as representative offices, culture and art schools, cultural houses with foreign language classes, etc.), which are set up or jointly set up and operated in Vietnam by overseas Vietnamese, foreigners or foreign legal persons (hereinafter referred collectively to as foreign parties), under the Vietnamese States permission.

Article 3.-The Vietnamese Government encourages the setting up of FCE establishments in the following fields:

1. Training, fostering and improving professional skills in the fields of culture, arts and information;

2. Training technical workers, technicians, scientific and managerial personnel with high qualification in the fields of economics, technology, technical sciences and natural sciences;

3. Cooperating in the building of material cultural works and conducting study on non-material cultural works.

Article 4.-FCE establishments shall be set up in the following forms: representative offices, joint-venture establishments and independent establishments.

1. Representative offices are affiliate units of foreign cultural and/or educational organizations, tasked to represent such organizations in promoting the formulation of projects and/or programs for cooperation in the cultural and educational fields, which the Vietnamese side is interested in; urging and supervising the implementation of agreements on cultural and educational cooperation already signed with the Vietnamese cultural and/or educational organizations.

2. Joint-venture establishments are FCE establishments set up on the basis of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, or on the basis of agreements between foreign parties and Vietnamese cultural and/or educational organizations.

3. Independent establishments are FCE establishments where foreign parties bear all costs for the building of their material and technical foundations, and organize and administer all their operations.

Chapter II

PROCEDURES FOR THE GRANTING, EXTENSION, MODIFICATION, SUPPLEMENT AND WITHDRAWAL OF SETTING-UP AND OPERATION PERMITS

Article 5.-

1. A foreign cultural and/or educational establishment shall be considered and granted permit for setting up its representative office when it fully meets the following conditions:

- Having the legal person status under the law of the country where it has been set up;

- Having a charter, clear operation guidelines and objectives and an operating duration of 3 years or more;

- Having programs and/or projects, which the Vietnamese side is interested in and which are feasible and aimed to promote the development of Vietnams culture and/or education.

2. A dossier of application for the permit to set up a representative office in Vietnam shall comprise:

a/ A permit application containing the following principal contents:

- The full name and nationality of the applying organization and the place where it is headquartered;

- The operation guideline and objectives;

- A summary of the organizations development process;

- The financial sources and capability, as compared to the prescribed minimum financial capability;

- Reason(s) for setting up a representative office in Vietnam and the place where it plans to locate its office;

- The number of Vietnamese and foreigners expected for the representative offices operation.

b/ The charter or operation regulation of the foreign cultural and/or educational organization that applies for permit to set up a representative office.

c/ The written certification of the legal person status, issued by the competent body of the locality where it has been set up.

d/ Documents summarizing the development of cooperation between the cultural and/or educational organization that applies for permit to set up a representative office and Vietnamese cultural and/or educational organizations.

e/ Summarized programs and/or projects already agreed or planned for cooperation with Vietnam.

f/ The curriculum vitae of the person to be appointed the director of the representative office.

Article 6.-

1. A joint-venture establishment shall be granted permit when the Vietnamese party fully meets the following conditions:

a/ Being an organization or individual that has operated for at least 5 years in the field intended for joint-venture;

b/ Having documents certifying that its legal status and financial situation satisfy the joint-venture conditions specified in the joint-venture contracts.

2. A joint-venture establishment shall be granted permit when the foreign party fully meets the following conditions:

a/ Being an organization with legal person status or an individual with legal capacity in the home country;

b/ Having operated for at least 5 years in the field intended for joint-venture;

c/ Having necessary material conditions and technical facilities and equipment as required by the agreed contracts.

3. A dossier of application for permit to set up a joint-venture establishment shall comprise:

a/ A permit application containing the following principal contents:

- The full names, nationalities and addresses of the joint-venture parties;

- The objectives, scope and duration of operation in the joint-venture field;

- The summarized process of each partys operation in the joint-venture field;

- Reason(s) for setting up the joint-venture establishment and the place where it plans to locate its office;

- The number of Vietnamese and foreigners expected to work at the joint-venture establishment.

b/ The agreed contract between the joint-venture parties.

c/ The written certification of the legal status, financial sources and capabilities of the joint-venture parties.

d/ The charter or the statute on organization and operation of the joint-venture establishment.

e/ The curriculum vitae of the person to be appointed the director or the principal (hereinafter collectively called the director).

Article 7.-

1. An independent establishment shall be considered for permit granting when the foreign party fully meets the following conditions:

a/ Being an organization with legal person status or an individual with legal capacity;

b/ Having operated for at least 5 years in the field applied for permit;

c/ Having necessary material conditions;

d/ Bearing nationality of the foreign country that has already signed with Vietnam governmental-level cultural and/or educational cooperation documents, which are still effective.

2. A dossier of application for permit to set up an independent establishment shall comprise:

a/ A permit application containing the following principal contents:

- The full name, nationality and address of the foreign party;

- The objectives, scope and duration of operation in the field applied for permit;

- A summary of past operations in the field applied for permit;

- Reason(s) for setting up the independent establishment and the place where it plans to locate its office;

- The number of Vietnamese and foreigners expected to work at the establishment.

b/ The operation plan.

c/ The written certification of legal status and financial source and capability of the foreign party.

d/ The charter or statute on organization and operation of the independent establishment.

e/ The curriculum vitae of the person to be appointed the director.

Article 8.-Operation duration of FCE establishments in Vietnam:

1. The operation duration of representative offices shall be 5 years counting from the date of permit signing and may be extended. Each extension must not exceed 5 years.

2. The operation duration of joint-venture establishments and independent establishments shall be inscribed by the permit-granting body in their permits, counting from the permit signing date and must not exceed 50 years. A joint-venture or an independent establishment wishing to have its operation duration extended shall have to file an extension application to the permit-granting body within 90 days before the operation duration expires.

Article 9.-The competence to grant, extend, modify, supplement and withdraw permits to/from FCE establishments is prescribed as follows:

1. The Prime Minister shall decide whether or not to grant permits to independent establishments, tertiary and postgraduate education establishments, cultural establishments of national or international scale and group-A projects.

2. The Minister of Education and Training shall decide on FCE establishments operating mainly in the field of education and training, except for cases specified in Clauses 1 and 4 of this Article.

3. The Minister of Culture and Information shall decide on FCE establishments operating mainly in the field of culture and information, except for cases specified in Clause 1 of this Article.

4. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide on FCE establishments operating mainly in the field of job training, except for cases specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. The authorities competent to permit the setting up of FCE establishments in Vietnam shall also be competent to extend, modify, supplement and withdraw permits, temporarily suspend, terminate and dissolve FCE establishments in Vietnam.

Article 10.-The reception and evaluation of permit application dossiers are prescribed as follows:

1. For FCE establishments specified in Clause 1, Article 9 of this Decree, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive dossiers according to their respective assigned branch-managing functions, consult the concerned ministries, branches and provincial-level Peoples Committees (hereinafter collectively called the provincial Peoples Committees), then submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

2. For other cases, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive dossiers according to their competence provided for in Clauses 2, 3 and 4, Article 9 of this Decree, consult the concerned ministries, branches and provincial Peoples Committees before examining them and making decisions.

Article 11.-The time limits for dossier evaluation are prescribed as follows:

1. For cases specified in Clause 1, Article 9 of this Decree, within 90 days after receiving the complete and valid dossiers, the dossier receiving and evaluating body shall have to complete the evaluation and submit its comments to the Prime Minister. Within 7 days after the Prime Minister decides whether or not to grant permits, the dossier receiving and evaluating body shall notify the result in writing to the applicants.

2. For other cases, within 30 days for representative offices and 60 days for independent FCE establishments after receiving complete and valid dossiers, the permit-granting body shall notify the result in writing to the applicants.

Article 12.-

1. Within 90 days after being granted permits, the FCE establishments shall have to complete the procedures for operation registration with the Peoples Committees of the provinces where such FCE establishments are headquartered.

2. Within 30 days after completing the procedures for operation registration with the provincial Peoples Committee, a FCE establishment shall have to publish on a central newspaper and a local newspaper for 5 consecutive issues the following contents:

a/ The name of the FCE establishment (in Vietnamese and a common foreign language);

b/ The setting up permit (serial number, date and granting body);

c/ The full name of the director;

d/ The location of head office, telephone and fax numbers;

e/ The serial number of account at the bank for transaction.

Article 13.-All FCE establishments that wish to change their names, headquarters and/or directors, to set up branches, add functions and tasks, broaden operation scope or have their permits extended shall have to report to the dossier receiving and evaluating bodies defined in Article 9 of this Decree and such change, addition or extension shall be effected only when they obtain written approvals.

Within 30 days after receiving applications for change, addition and/or extension, the permit-granting bodies shall reply the applicants in writing.

Article 14.-

1. The operation of a FCE establishment shall be terminated in the following cases:

a/ The duration inscribed in the permit expires;

b/ At the request of such FCE establishment;

c/ Under a permit-withdrawal decision of the permit-granting body.

2. The dossier-receiving and evaluating body shall have to notify the concerned FCE establishment and provincial Peoples Committee of the reason(s) for operation termination within 30 days before such FCE establishments operation is terminated.

Article 15.-Within 90 days after being notified of operation termination, the FCE establishment shall have to complete all the related procedures, including the announcement on a central newspaper and a local newspaper of the operation termination, payment of debts, taxes, wages and house rent, liquidation of assets and contracts, return of permit and seal, and send written reports to the permit-granting body and the concerned competent State bodies. In special cases, this time limit may be extended with the permit-granting bodys approval, but it must not exceed one year.

Chapter III

POWERS AND RESPONSIBILITIES OF VIETNAM-BASED FOREIGN CULTURAL AND/OR EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS

Article 16.-After being granted permits, FCE establishments can operate according to the objectives, contents and durations stated in their permits. Their efforts shall be concentrated on the building and development of their own establishments in order to better meet arising demands in compatibility with the objectives permitted by the Vietnamese side. They shall be entitled to contact and request the Vietnamese functional bodies to create favorable conditions for their operations.

Article 17.-FCE establishments are obliged to abide by the Vietnamese law, must not take advantage of cultural and/or educational activities to falsely propagate lines, undertakings and policies of the State of the Socialist Republic of Vietnam, split the national solidarity bloc, instigate violence, propagandize aggressive war, undermine fine customs and practices, disseminate debauched cultural products, superstitious practices and social vices.

Article 18.-

1. FCE establishments are entitled to recruit laborers according to the requirements of their operations, to give priority to recruitment of Vietnamese citizens and comply with the provisions of the Labor Code and other relevant provisions of the Vietnamese law on the employment of Vietnamese laborers in Vietnam-based foreign or international agencies and organizations.

2. Vietnamese and foreign citizens working at FCE establishments shall have to abide by and observe the Vietnamese law, exercise their rights and fulfill their obligations on the basis of labor contracts and the provisions of the labor legislation; respect each others honor, human dignity and national traditions.

3. Vietnamese and foreign citizens working at the FCE establishments shall be equal in working conditions and interests of professional fostering and development.

4. Vietnamese citizens working at FCE establishments may join political organizations, socio-political organizations and other mass organizations according to such organizations charters and provisions of the Vietnamese law.

Article 19.-

1. FCE establishments are entitled to rent working offices, dwelling houses and facilities in service of their operations and daily-life needs.

2. FCE establishments that wish to lease land for building of material and technical foundations in service of their operations shall have to submit dossiers of application for land lease together with dossiers of permit application.

3. For land already assigned by the State to the Vietnamese parties for use, if they enter into cooperation with foreign parties in form of joint-venture establishments without changing land use purposes, such joint-venture establishments shall, after being granted permits, be entitled to carry out the procedures for designing, building or performing operations stated in their permits.

4. In cases where the material foundations, facilities and equipment of the FCE establishments fail to ensure the safety, hygienic or environmental conditions, the Vietnamese State management bodies may request the directors of such FCE establishments to repair or improve them within a given duration. If they deem it necessary, they shall order such establishments to temporarily cease their operations to overcome the said situation.

5. FCE establishments must not allow any individual or organization to use their names or locations to carry out activities which are illegal and contrary to the objectives already stated in their permits or registered.

Article 20.-FCE establishments are allowed to import or temporarily import for re-export facilities necessary for their operations as well as for working and daily-life needs of foreign citizens working thereat according to the provisions of the Vietnamese law.

Article 21.-Representative offices and FCE establishments that do not carry out revenue-earning operations are allowed to open accounts exclusively for expenditures (in foreign currencies or in Vietnamese currency of foreign-currency origin) at banks established and operating under the Vietnamese law.

Article 22.-

1. FCE establishments that carry out revenue-earning operations shall have to observe the accounting, statistical and auditing regimes according to the provisions of the Vietnamese legislation on accountancy, statistics and audit; open accounts in foreign currencies and Vietnamese currency at banks established and operating under the Vietnamese law; and effect all revenues and expenditures via such accounts. In special cases where the State Bank of Vietnam consents, FCE establishments shall be allowed to open borrowed capital accounts at overseas banks.

2. In cases where the foreign party puts up the initial capital and borrowed capital for the construction of the material and technical foundation of a FCE establishment, it shall, after fulfilling all the financial obligations, be entitled to transfer abroad:

a/ Capital amounts under its lawful ownership;

b/ Foreign loans and interests thereon paid in the course of operation.

3. FCE establishments shall have to strictly comply with the Vietnamese regulations on foreign exchange management.

Article 23.-

1. FCE establishments are allowed to receive financial or property supports of organizations and individuals at home and abroad to build their material and technical foundations and develop the cultural and/or educational cause.

2. FCE establishments must not receive money or assets in any form from any person (at home and abroad) if such reception violates Vietnamese law.

Article 24.-

1. Vietnamese citizens and foreign citizens working at FCE establishments shall have to pay personal income tax according to the provisions of law.

2. Foreign citizens working in Vietnam at FCE establishments, after paying personal income tax, may transfer abroad their lawful incomes.

Article 25.-FCE establishments shall have to observe the provisions on examination and inspection activities in Articles 28, 29 and 30 of this Decree and create all favorable conditions for examination and inspection activities.

Article 26.-

1. During their operations in Vietnam, FCE establishments shall have their lawful rights and interests protected by the Vietnamese State according to the Vietnamese law and international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

2. In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such international agreements shall apply.

Article 27.-

1. FCE establishments shall have to send annual written reports on their operations to the State management bodies defined in Article 28 of this Decree and the Peoples Committees of the provinces where their offices are located. When necessary, at requests of the said bodies, the FCE establishments shall have to report, supply documents or explain matters related to their own operations.

2. FCE establishments that carry out revenue-earning operations shall have to send annual financial reports to the Finance Ministry and the State management body(ies) in charge of such establishments.

Chapter IV

THE STATE MANAGEMENT

Article 28.-The Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs are bodies assisting the Government in exercising the uniform State management over all activities of FCE establishments related to their own branches, and have the following tasks and powers:

1. To elaborate and submit to the competent bodies for promulgation or promulgate according to their competence legal documents on cultural and/or educational activities of FCE establishments;

2. To guide the procedures for receiving dossiers of application for permits, and assume the prime responsibility for organizing the dossier evaluation and permit granting according to the regulations;

3. To be in prime charge of settling matters related to the setting up and operation of FCE establishments;

4. To guide, examine, inspect and evaluate the organization and operation of FCE establishments and publicly announce the results of examination, inspection and/or evaluation; to handle violations according to the provisions in Chapter V of this Decree.

Article 29.-The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall, within their assigned functions, have to coordinate with one another in elaborating legal documents on cultural and/or educational activities of FCE establishments; take part in the evaluation of permit application dossiers; guide and settle the procedures related to the setting up of FCE establishments; examine and inspect the operation of FCE establishments; and perform other tasks under their competence as provided for by law.

Article 30.-The Peoples Committees of the provinces where the FCE establishments locate their offices, shall have the following tasks and powers in exercising the State management over cultural and/or educational activities of FCE establishments in their respective localities:

1. To take part in the evaluation of permit application dossiers;

2. To examine and/or inspect the organization and operation of the FCE establishments;

3. To directly manage the FCE establishments based in their respective localities according to the responsibility delegation by the Government;

4. To request the competent State bodies to consider and settle matters related to the organization and operation of FCE establishments;

5. To perform other tasks under their competence as provided for by law.

Article 31.-The provincial/municipal Services of Education and Training, Services of Culture and Information and Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, within their assigned functions, have to assist the Peoples Committees of the provinces where the FCE establishments locate their offices in performing the State management function in their respective localities over cultural and/or educational activities of the FCE establishments.

Chapter V

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32.-

1. Organizations and/or individuals belonging to FCE establishments that violate the provisions of this Decree shall have to stop their violations and, depending on the seriousness of their violations, be handled as follows:

Warning or a fine of between VND five million and twenty million shall be imposed on one of the following acts:

a/ Erasing, modifying, leasing or lending permits;

b/ Using laborers to work at FCE establishments in contravention of the provisions of this Decree and Vietnams legislation on labor;

c/ Having no signboards, making improper signboards or using signboards in contravention of the provisions of law;

d/ Delaying the payment of rental for and return of working offices and facilities they have rented in case of contract termination;

e/ Failing to report or wrongly reporting on the organization and operation of FCE establishments as prescribed.

2. A fine of between VND twenty million and sixty million shall be imposed on one of the following acts:

a/ Changing names and/or directors or relocating offices from one province or centrally-run city to another without approval;

b/ Temporarily ceasing or terminating operation without prior notices;

c/ Violating the regulations on opening and use of accounts or accounting and statistical regimes;

d/ Causing troubles or obstacles to examinations and/or inspections by the competent State bodies.

3. A fine of between VND sixty million and one hundred million shall be imposed on one of the following acts:

a/ Carrying out operations beyond the objectives, contents and scope already specified in permits;

b/ Operating when permits have expired or FCE establishments are in period of temporary suspension of operation.

4. In cases where a FCE establishment commits a violation act prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article that involves aggravating circumstance(s), it shall be fined at the highest level of the fine bracket, and at the same time, may be subject to the temporary operation suspension.

In cases where a FCE establishment commits a violation act prescribed in Clause 3 of this Article that involves aggravating circumstance(s), it shall be fined at the highest level of the fine bracket, and at the same time, may be subject to the temporary operation suspension or permit withdrawal.

Article 33.-Vietnamese and foreign citizens working at FCE establishments who commit acts of violating the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of the Vietnamese law.

Article 34.-

1. The permit-granting bodies shall issue handling decisions to suspend operation or withdraw permits.

2. The specialized Education and Training, Culture and Information, and Labor, War Invalids and Social Affairs inspectorates shall issue decisions on handling of violation acts prescribed in Clause 3, Article 32 of this Decree; report to the ministers and request the Prime Minister to temporarily suspend operation or withdraw permits of FCE establishments under the Prime Ministers deciding competence in cases where such establishments commit violation acts prescribed in Clause 4, Article 32 of this Decree.

3. The presidents of the Peoples Committees of the provinces, where FCE establishments locate their offices, shall issue decisions to handle violation acts prescribed in Clauses 1 and 2, Article 32 of this Decree; request the concerned competent State management bodies to temporarily suspend operation of FCE establishments under their deciding competence in cases where such establishments commit violation acts prescribed in Clause 4, Article 32 of this Decree.

Article 35.-

1. Vietnamese officials and public employees who violate the provisions of this Decree while on duty shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

2. FCE establishments may lodge complaints to the competent State bodies or initiate lawsuits at court about/against violation-handling decisions or acts of on-duty Vietnamese officials and/or public employees that they deem wrong.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.-

1. The FCE establishments which have been set up under the permission of the Vietnamese Government before the promulgation of this Decree shall not be subject to re-consideration for approval, but have to supplement and complete their dossiers within 60 (sixty) days after the effective date of this Decree and strictly comply with the provisions of this Decree, except for FCE establishments which are permitted by the Vietnamese Government to be set up and managed according to the separate regulations.

2. The working sections of foreign cultural and/or educational organizations currently operating in Vietnam, and have offices and staff members, but not yet been granted permits by the Vietnamese Government shall, within 60 (sixty) days after the effective date of this Decree, have to fill in the procedures for permit application according to the provisions of this Decree. If past the above-said time limit, they still fail to do so, they shall be forced to terminate their operation.

Article 37.-This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous stipulations which are contrary to this Decree shall all be annulled.

The Minister of Education and Training, the Minister of Culture and Information and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.

Article 38.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Vietnam-based foreign cultural and/or educational establishments shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 18/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất