Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

thuộc tính Nghị định 135/2018/NĐ-CP

Nghị định 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:135/2018/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:04/10/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trường mầm non ở thành phố có diện tích tối thiểu 8m2/trẻ

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, trường mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

Về diện tích xây dựng, các trường nêu trên phải đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du và 08m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo.

Đối với các lớp mẫu giáo độc lập tư thục, yêu cầu đặt ra là phải có giáo viên trình độ đạt chuẩn; có diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ít nhất 1,5m2  cho một trẻ, có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; Có chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường ngủ và chăn gối màn để ngủ…

Tại những nơi chưa có mạng lưới trường mầm non đáp ứng yêu cầu, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhưng phải đăng ký hoạt động với UBND xã, số lượng trẻ em trong các nhóm trẻ này tối đa chỉ là 07 trẻ.

Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 04/10/2018, có hiệu lực từ ngày 20/11/2018.

Xem chi tiết Nghị định135/2018/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 135/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2017/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 46/2017/NĐ-CP) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2, điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều 4 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
b) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
3. Trình tự thực hiện:
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm bgạch đầu dòng thứ năm điểm d khoản 2 Điều 5 như sau:
“a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
b) Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
d) Cơ cấu khối công trình gồm:
- Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, điểm c Điểm d Khoản 3 Điều 6 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;
d) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
đ) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
e) Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
g) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Trình tự thực hiện:
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3, điểm b Điểm c Khoản 4 Điều 7 như sau:
“3. Hồ sơ gồm:
a) Đề án sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;
4. Trình tự thực hiện:
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.
2. Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
3. Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:
a) Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích;
b) Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
4. Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:
a) Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.
Đối với lớp bán trú: Có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt;
b) Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
5. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:
a) Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;
b) Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
c) Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.”
6. Sửa đổi Điểm c Khoản 2Điểm d Khoản 3 Điều 11 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
c) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em.
3. Trình tự thực hiện:
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3Điểm c Khoản 4 Điều 12 như sau:
“3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trong đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em.
4. Trình tự thực hiện:
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách. Nếu không sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thì có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nêu rõ lý do.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2; điểm b Điểm c Khoản 3 Điều 16 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ ban chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;
3. Trình tự thực hiện:
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập, cho phép thành lập trường tiểu học. Nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thành lập, cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.”
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục:
a) Diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10 m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 06 m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
b) Cơ cấu khối công trình gồm:
- Hàng rào bảo vệ khuôn viên trường; cổng trường; biển tên trường; phòng học; phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng; văn phòng; phòng họp, phòng giáo viên; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng máy tính; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế trường học; phòng bảo vệ;
- Phòng giáo dục nghệ thuật; phòng học nghe nhìn; phòng tham vấn học sinh; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập; phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;
- Khu vệ sinh cho giáo viên, học sinh, học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước bảo đảm vệ sinh; khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên; khu đất làm sân chơi có diện tích không dưới 30% diện tích khu đất của trường, bảo đảm an toàn cho học sinh;
- Khu nhà ăn, nhà nghỉ bảo đảm điều kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú.
c) Bảo đảm có đủ thiết bị giáo dục ít nhất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện hoạt động của trường tiểu học. Nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 3 Điều 19 như sau:
“b) Đề án sáp nhập, chia, tách, trong đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định.
2. Phòng học:
a) Bảo đảm đúng quy cách, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;
b) Có các thiết bị: Bàn, ghế giáo viên, học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.”
13. Sửa đổi điểm b khoản 2Điểm c Khoản 3 Điều 23 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục;
3. Trình tự thực hiện:
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; nếu chưa cho phép thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết.”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2, điểm bĐiểm c Khoản 3 Điều 26 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;
3. Trình tự thực hiện:
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện thành lập trường trung học; nếu đủ điều kiện thì có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2Khoản 3 Điều 27 như sau:
“2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:
a) Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường.”
16. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điểm c Khoản 3 Điều 28 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
3. Trình tự thực hiện:
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường trung học; nếu đủ điều kiện thì ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.”
17. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 3 Điều 29 như sau:
“b) Đề án sáp nhập, chia, tách, trong đó có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
1. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
2. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
a) Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
b) Có các thiết bị dạy học và tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng;
b) Sơ yếu lý lịch của những người dự kiến làm giám đốc trung tâm học tập cộng đồng.
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.”
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“Điều 47. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học:
a) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường;
b) Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
c) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại khoản 1 Điều này quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.”
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
“Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.”
22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và Khoản 2 Điều 49 như sau:
“1. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục:
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này;
b) Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
c) Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
d) Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm.”
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:
“Điều 60. Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
Việc thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
24. Sửa đổi Điểm d Khoản 3 Điều 61 như sau:
“d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.”
25. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:
“Điều 62. Điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
1. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
a) Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;
c) Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;
d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
đ) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
3. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.”
26. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2Khoản 3 Điều 63 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trung tâm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.”
27. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 64 như sau:
“1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập được tổ chức lại, cho phép tổ chức lại khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
28. Sửa đổi, bổ sung điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 73 như sau:
“b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định theo nội dung của đề án thành lập trường trong thời hạn 15 ngày làm việc; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường. Nếu chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.”
29. Sửa đổi, bổ sung khoản 1Khoản 3 Điều 78 như sau:
“1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường trung cấp sư phạm, tối thiểu là 05 ha đối với trường cao đẳng sư phạm. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.”
30. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:
“Điều 79. Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm tư thục; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục trên địa bàn.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;
b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;
c) Đề án thành lập trường nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;
đ) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);
e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;
g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:
- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.
- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.
- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.
- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trường cao đẳng sư phạm), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung cấp sư phạm).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ thành lập trường.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.
b) Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.”
31. Sửa đổi, bổ sung điểm bd khoản 2 Điều 81 như sau:
“b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:
- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý;
- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết; thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục;
- Nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh;
- Chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.”
32. Sửa đổi Điểm aĐiểm b Khoản 1 Điều 82 như sau:
“a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên;”
33. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 87 như sau:
“3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.”
34. Sửa đổi Điểm b Khoản 5 Điều 88 như sau:
“b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;”
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2Khoản 4 Điều 89 như sau:
“2. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập trường đã cam kết.
4. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục.”
36. Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 90 như sau:
“d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:
- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý;
- Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục;
- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.”
37. Sửa đổi, bổ sung khoản 1Khoản 3 Điều 91 như sau:
“1. Có đề án thành lập phân hiệu.
3. Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.”
38. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ ba điểm a khoản 3 Điều 92 như sau:
“- Đề án thành lập phân hiệu.
Nội dung đề án thành lập phân hiệu cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập phân hiệu; căn cứ pháp lý xây dựng đề án; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển phân hiệu theo từng giai đoạn; tên, địa điểm, vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của phân hiệu; tổ chức bộ máy quản lý, ngành nghề và quy mô đào tạo; số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; quy hoạch xây dựng phân hiệu; giải pháp thực hiện đề án: Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự, giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, giải pháp tài chính, các bước triển khai đề án và nhiệm vụ ưu tiên và các minh chứng kèm theo về điều kiện thành lập phân hiệu.”
39. Sửa đổi, bổ sung điểm bĐiểm d Khoản 1 Điều 93 như sau:
“b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập phân hiệu đã cam kết;
d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục;”
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 98 như sau:
“Điều 98. Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Nội dung đề án cần nêu rõ: Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc đề nghị cho phép thành lập; dự kiến tên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác nếu cần thiết; dự kiến địa điểm trụ sở; mục tiêu, nhiệm vụ; đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; dự kiến số lượng, cơ cấu trình độ của các kiểm định viên; cơ cấu tổ chức nhân sự; các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính; kế hoạch, lộ trình phát triển và giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn;
c) Lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân đề nghị thành lập hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập đối với tổ chức đề nghị thành lập; dự kiến Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có) và các thành viên hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, kiểm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.”
41. Sửa đổi, bổ sung Điều 99 như sau:
“Điều 99. Điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
1. Có trụ sở hoạt động ổn định; có phòng làm việc đủ cho các kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 08 m2/người.
2. Có ít nhất 10 kiểm định viên.”
42. Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 100 như sau:
“d) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quyết định bổ nhiệm Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; danh sách kiểm định viên kèm theo lý lịch, bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thẻ kiểm định viên còn giá trị sử dụng và văn bằng của kiểm định viên; quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động toàn thời gian đã được ký kết giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục với kiểm định viên;”
43. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 104 như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài, trong đó xác định rõ thời gian hoạt động dự kiến; quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một tổ chức quốc tế hợp pháp cấp;
c) Văn bản tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài; trong đó có liệt kê các hoạt động đánh giá và công nhận của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài trong 05 năm gần nhất; nêu rõ địa chỉ đường dẫn của các trang thông tin điện tử có liên quan.”
44. Sửa đổi điểm bĐiểm c Khoản 2 Điều 108 như sau:
“b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.”
Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản, điểm của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP như sau:
Bãi bỏ điểm c và điểm d khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 7; Khoản 1 Điều 12; điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều 16; khoản 1 và Điểm d Khoản 3 Điều 19; gạch đầu dòng thứ haithứ ba điểm d khoản 3 Điều 20; gạch đầu dòng thứ hai điểm b khoản 3 Điều 21; điểm d và đ Khoản 2 Điều 26; Điểm c Khoản 2 Điều 28; khoản 1Điểm d Khoản 3 Điều 29; gạch đầu dòng thứ hai thứ ba điểm d khoản 3 Điều 30; gạch đầu dòng thứ hai điểm b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; gạch đầu dòng thứ haithứ ba điểm d khoản 3 Điều 40; Điểm c Khoản 1 Điều 41; Điều 42; Điểm b Khoản 1 Điều 44; Điểm c Khoản 1 Điều 45; Điều 46; Khoản 1 Điều 50; gạch đầu dòng thứ hai thứ ba điểm d khoản 3 Điều 51; Điểm b Khoản 1 Điều 52; Điểm c Khoản 2 Điều 61; gạch đầu dòng thứ hai và thứ ba điểm d khoản 3 Điều 65; Khoản 2 Điều 78; Khoản 2 Điều 80; điểm bĐiểm c Khoản 5 Điều 83; Khoản 5 Điều 91; Điểm a Khoản 1 Điều 93; Khoản 1 Điều 94; Điều 97; Điều 103; Điểm c Khoản 1 Điều 105; khoản 1 và Khoản 2 Điều 107.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----------------

No. 135/2018/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------------

Hanoi, October 04,  2018

 

 

DECREE

On amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 46/2017/ND-CP dated April 21, 2017 on providing regulations on conditions for investment and operation in the field of education

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on amending and supplementing Article 6 and Appendix 4 on the List of Sectors and Trades Subject to Conditional Business Investment of the Law on Investment dated November 22, 2016;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

At the proposal of the Minister of Education and Training;

The Government hereby promulgates the Decree on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 46/2017/ND-CP dated April 21, 2017 on providing regulations on conditions for investment and operation in the field of education.

 

Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government’s Decree No. 46/2017/ND-CP dated April 21, 2017 on providing regulations on conditions for investment and operation in the field of education (hereinafter referred to as the Decree No. 46/2017/ND-CP) as follows:

1. To amend and supplement Point b, Clause 2, Points b and c, Clause 3, Article 4 as follows:

“2. A dossier comprises:

b) A scheme for establishment of a pre-primary school, early childhood school or nursery school;

3. Implementation procedures:

b) Within 05 working days from the date on which the valid dossier is received, the district-level People’s Committee shall be responsible for directing the Division of Education and Training to organize to appraise conditions for establishment of a pre-primary school, early childhood school or nursery school. Within 15 working days, the Division of Education and Training shall assume the prime responsibility for and coordinate with specialized divisions to submit the appraisal opinions to the district-level People’s Committee;

c) Within the 05 working days from the date on which the Division of Education and Training and relevant specialized divisions’ written appraisal opinions are received, if all prescribed conditions are met, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment; in case of failure to meet the conditions as prescribed, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall send a written response in which reasons for refusal should be clearly stated.”

2. To amend and supplement Point a, Point b, and the fifth dash of Point d, Clause 2, Article 5 as follows:

“a) The pre-primary school, early childhood school or nursery school must be located within the precincts of a residential zone; ensure compliance with regulations on safety and environmental hygiene;

b) Area of construction land includes: Construction area; playground area; green area and roads. The average area of project site must be at least 12 m2per a child in lowland, delta and midland regions (except towns and cities); 08 m2per a child in municipal, urban, mountainous regions and islands;

d) Structure of the building block includes:

- Playground, including: Playground for a group or class; the general playground for all children.”

3. To amend and supplement Clause 2, Points c and d, Clause 3, Article 6 as follows:

“2. A dossier comprises:

a) A written request for the license to carry out educational operations;

b) A copy issued from the original record; certified true copy from the original or a copy attached to the original for comparison of the decision on establishment or the decision on permit establishing a pre-primary school, early childhood school or nursery school;

c) The list of officers holding important positions, such as the principal, vice principals, heads of professional departments, with their professional qualifications and the List of teachers with their professional qualifications; labor contracts signed between a pre-primary school, early childhood school or nursery school and each administrative officer or teacher;

d) Early childhood education curriculum and syllabus for implementing the early childhood education program;

dd) The List of numbers of classroom, working rooms, facilities and equipment satisfying conditions as prescribed;

e) Legal confirmation documents on the land use rights or a lease agreement for a office of a pre-primary school, early childhood school or nursery school with a term of at least 05 years; the available amount of money currently managed by a pre-primary school, early childhood school or nursery school to ensure legitimacy and compliance with the commitment that such amount is only used for paying construction and other recurrent costs incurred by the pre-primary school, early childhood school or nursery school upon receipt of permission for educational operations; the plan for capital mobilization and allocation which assures stable operations of the pre-primary school, early childhood school or nursery school for the next period of 05 years that starts from the date of receipt of permission for enrollment;

g) Regulations on organization and operations of the pre-primary school, early childhood school or nursery school.

3. Implementation procedures:

c) Within 15 working days from the date on which notice of the plan on carrying out the actual evaluation is received, the Division of Education and Training shall to assume the prime responsibility for and coordinate with other relevant specialized divisions in organizing the actual evaluation;

d) Within 05 working days, if the pre-primary school, early childhood school or nursery school satisfies all conditions as prescribed, the Head of the Education and Training Division shall issue a decision on permission for educational operations; in case of failure to meet conditions as prescribed, he/she shall send a written notice to the pre-primary school, early childhood school or nursery school and clearly state the reason for refusal.”

4. To amend and supplement Point a, Clause 3, Points b and c, Clause 4, Article 7 as follows:

“3. A dossier comprises:

a) A scheme on merger, division or split-up of a pre-primary school, early childhood school or nursery school, with the plan to ensure the legal powers and interests of children, teachers, managers and employees;

4. Implementation procedures:

b) Within 05 working days from the date on which the valid dossier is received, the district-level People’s Committee shall be responsible for directing the Division of Education and Training to organize to appraise dossier and carry out the practical appraisal of conditions for merger, division or split-up of a pre-primary school, early childhood school or nursery school. Within 10 working days, the Division of Education and Training shall assume the prime responsibility for and coordinate with relevant specialized divisions to appraise and submit the district-level People’s Committee;

c) Within 05 working days from the date on which the Division of Education and Training and relevant specialized divisions’ written appraisal opinions are received, if all prescribed conditions are satisfied, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall issue a decision on approval of merger, division or split-up; in case of failure to meet the conditions as prescribed, he/she shall send a written response in which reasons for refusal should be clearly stated.”

5. To amend and supplement Article 10 as follows:

“Article 10. Conditions for establishment and operation of childcare groups and pre-primary classes

1. Having teachers who satisfy the required standards.

2. Having child care, fostering and education rooms, ensuring safety; the area for child care, fostering and education rooms must be at least 1.5 m2per a child; play spaces, fences and guard doors used for protecting safety for children; for schools serving meals to children, it is required to have separate and safe kitchens;
ensuring regulatory safety standards as well as comply with fire prevention and food hygiene regulations. Providing a clean and adequate amount of drinking water for children.

3. Equipments required for a childcare group:

a) Minimum equipment for children includes: Play mats or rugs, beds, blankets, pillows, bed nets, drinking water containers, utensils, toys and racks for such utensils and toys, towel and cup racks, having enough potty and materials for purposeful play and play - practice with specific purposes;

b) Materials for a caregiver, including: Instructional kits for child care and education activities; child progress monitoring record-books; record-books for monitoring of assets of the childcare group; materials used for disseminating knowledge about child care and education for the parents.

4. Equipment for a pre-primary class:

a) Minimum equipment for children includes: Desks and chairs meeting stipulated standards for children (especially those under 05 years old): One desk and two chairs for two children; one desk, one chair and one blackboard for a teacher; utensils, toys and racks for such utensils and toys; water bottles, daily-life water; materials for purposeful play and learning.

For semi-boarding classes: There must be mats or beds, blankets, pillows, bed nets and fans;

b) Materials for a pre-primary teacher including: Instructional kits for child care and education activities; child progress monitoring record-books; journals for monitoring of child education activities; materials used for disseminating knowledge about child care and education for the parents.

5. For those areas where the early childhood education network does not meet the needs of sending children to school or class, individuals can organize childcare groups to meet the needs of nurturing and caring for children of parents and must register such operations with the commune-level People s Committee, ensuring the following conditions for operation registration:

a) The maximum number of children per a group is 07 children;

b) Caregivers of such childcare groups must have good health, have full capacity for civil conducts and have obtained the certificate of completion of the further improvement course in childcare and parenting practices in accordance with applicable regulations;

c) The childcare group must satisfy the minimum facility requirements as follows: The child nurture and care room must have a minimum area of 15 m2; ensure safety, airy and cool; have safe toys, appropriate for the age of children; have enough utensils and equipment to nourish and take care of children; have enough drinking water and running water for children every day; have restrooms and sanitary equipment suitable for children; have documents guiding implementation of child care and education.”

6. To amend and supplement Point c, Clause 2 and Point d, Clause 3, Article 11 as follows:

“2. A dossier comprises:

Copies issued from the original records, certificated true copies from the originals or copies attached to the originals for comparison of certificates and diplomas of a teacher or caregiver.

3. Implementation procedures:

d) Within 05 working days, from the date on which the Division of Education and Training’s written reply is received, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or approval of establishment. If no decision has been issued, the Chairperson of the commune-level People’s Committee must send a written notice which clearly states the reasons for refusal to organizations, individuals and the Division of Education and Training.”

7. To amend and supplement Clause 3, Point c, Clause 4, Article 12 as follows:

“3. A dossier comprises:

a) A written request form for merger, division or split-up of a childcare group or a pre-primary class, enclosed with a plan to ensure legal powers and interests of children and teachers;

b) Copies issued from the original records, certificated true copies from the originals or copies attached to the originals for comparison of certificates and diplomas of a teacher or caregiver.

4. Implementation procedures:

c) Within 05 working days from the date on which the Division of Education and Training’s written response is received, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on merger, division or split-up. In case of refusal to grant a decision to approve merger, division or split-up of a childcare group or a pre-primary class, a written notice in which reasons for such refusal should be clearly stated shall be sent to the Division of Education and Training and the applicant.”

8. To amend and supplement Point c, Clause 2, Points b and c, Clause 3, Article 16 as follows:

“2. A dossier comprises:

c) A curriculum vitae enclosed with copies issued from the original records, certificated true copies from the originals or copies attached to the originals for comparison of valid certificates and diplomas of a person expected to be the principal;

3. Implementation procedures:

b) The Division of Education and Training shall receive dossiers. Within 05 working days from the date on which the dossier is received, if such dossier is contrary to regulations, a written notice on contents to be amended and supplemented shall be sent to the organization or individual. Within 15 working days from the date on which the valid dossier is received, the Division of Education and Training shall assume the prime responsibility for and coordinate with relevant specialized divisions in giving opinions on appraising the dossier and practically appraising conditions for establishment and permission for establishment of a primary school. If all conditions are satisfied, the head of Education and Training Division shall give opinions in writing and send the dossier of request for establishment or permission for establishment of a primary school to the district-level People’s Committee;

c) Within 05 working days from the date on which the valid dossier is received, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of school. In case a decision on establishment or permission for establishment of school has not been issued yet, a written notice which clearly states reasons shall be sent to the Division of Education and Training, the commune-level People’s Committee and organization or individual requesting for establishing school.”

9. To amend and supplement Clause 2. Article 17 as follows:

“2. Land, school head office, facilities and equipment that meet regulatory requirements concerning educational operations:

a) The minimum area of land used for construction of the requesting school that is determined by taking into account the number of classes, students and geographic characteristics shall be at least 10 m2per a student in rural or mountainous regions; 06 m2per a student in municipal or urban regions. In areas short of unoccupied land, it shall be possible that the land use area is replaced by the floor area and the stipulated area of vacant land must be adequate;

b) Structure of the building block includes:

- A section consisting of perimeter fences, school gates, name signs, classrooms, principal’s office, vice principals’ office, offices, conference rooms, teacher’s rooms, libraries, educational equipment storage spaces, computer labs, history and Young Pioneers’ activity exhibition houses, healthcare rooms, guard rooms;

- A section consisting of arts education rooms, audiovisual rooms, student consultation rooms, rooms for inclusive education for students with disabilities, physical education or multi-functional rooms;

- A section consisting of toilet areas for teachers, students and disabled students, garbage disposal areas and water supply and drainage systems that conform to stipulated sanitary standards, parking lots intended for students, teachers and staff, land plots used for play conforming to requirements that it must occupy at least 30% of total area of the school, ensuring safety for students;

- A section consisting of cafeteria and rest houses for semi-boarding students.

c) Having adequate educational equipment according to the List of minimum teaching equipment provided by the Ministry of Education and Training.”

10. To amend and supplement Article 18 as follows:

“Article 18. Procedures for approval of educational operations of a primary school

1. The Head of the Division of Education and Training shall decide to grant the requesting primary school the license to carry out its educational operations.

2. A dossier comprises:

a) A written request for permission for educational operations;

b) A copy issued from the original record; certified true copy from the original or a copy attached to the original for comparison of the decision on establishment or the decision on permission for establishing the school.

3. Implementation procedures:

a) The principal of the requesting primary school shall be responsible for preparing the dossier of request for approval of educational operations as prescribed in Clause 2 of this Article;

b) The Division of Education and Training shall receive the dossier, check conditions for educational operations in accordance with Article 17 of this Decree. Within 20 working days from the date on which the valid dossier is received, the Division of Education and Training shall assume the prime responsibility for and coordinate with relevant specialized divisions in giving opinions on appraising the dossier and practically appraising conditions for operation of a primary school. If all conditions are satisfied, the head of Education and Training Devision shall issue a decision on permitting the school carrying out educational operations. In case the decision has not been issued yet, a written notice in which clearly states reasons and solutions shall be sent to the requesting school.”

11. To amend and supplement Point b, Clause 3. Article 19 as follows:

“b) A scheme on merger, division or split-up, with the plan to ensure the legal powers and interests of students, teachers, managers and employees;”

12. To amend and supplement Article 22 as follows:

“Article 22. Conditions for other educational institutions to carry out primary education programs

1. Such educational institutions must employ a staff of qualified administrative officers and teachers conforming to the regulatory standards.

2. Classroom:

a) Ensure that a classroom is designed in conformity with the predetermined specifications, is safe for teachers and students in accordance with applicable school hygiene norms, and provides basic amenities for students with disabilities to make their learning activities easier;

b) Having the following equipment: Teachers and students’ desks and chairs conforming to the stipulated specifications and providing adequate seats for all students, blackboard, light and fan system (installed at places where electricity is supplied); document and teaching equipment storage cabinets.”

13. To amend and supplement Point b, Clause 2 and Point c, Clause 3, Article 23 as follows:

“2. A dossier comprises:

b) Copies issued from the original records, certificated true copies from the originals or copies attached to the originals for comparison of valid certificates and diplomas of a person expected to be in charge of the education institution;

3. Implementation procedures:

c) Within 10 working days from the date on which the valid dossier is received, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall consider and issue a decision on approving the other education institution to carry out the primary education program. In case of refusal, a written notice in which clearly states reasons for refusal and resolution shall be sent to the applicant.”

14. To amend and supplement Point c, Clause 2, Points b and c, Clause 3, Article 26 as follows:

“2. A dossier comprises:

c) A curriculum vitae enclosed with copies issued from the original records, certificated true copies from the originals or copies attached to the originals for comparison of valid certificates and diplomas of a person expected to be the principal;

3. Implementation procedures:

b) The Division of Education and Training or the Department of Education and Training shall receive submitted dossiers. Within 20 working days from the date on which the sufficient and valid dossier is received, the receiving agency shall to assume the prime responsibility for and coordinate with relevant specialized divisions in appraising the dossier and appraising the actual conditions for establishment of a lower secondary school. If all conditions are satisfied, a written opinion and the dossier of request for establishment or permission for establishment of the school shall be sent to the competent person as prescribed in Clause 1 of this Article. In case of failure to meet conditions as prescribed, a written notice with reasons shall be sent to the commune-level and district-level People’s Committees or organization or individual requesting for establishment of such school;

c) Within the maximum duration of 05 business days of receipt of all legally required documents, the person having relevant delegated powers shall issue the decision on establishment or permission for establishment of the requesting school; in case of rejection, a written notification in which reasons for such rejection should be clearly stated must be sent to the receiving authority or the requesting organization or individual.”

15. To amend and supplement Point a, Clause 2 and Clause 3, Article 27 as follows:

“2. The school must own land, school head office, facilities and equipment that meet regulatory requirements concerning educational operations. School facilities including:

a) The classroom must be built in conformity with the stipulated specifications, be furnished with an adequate number of chairs and desks of which the height fits for all students, teacher s chairs and desks, boards, and be capable of operating in two shifts a day;

3. The requesting school must be located at an area that helps provide a good and safe educational environment for students, teachers, officers and employees. The school must be located at a separate area with perimeter walls, school main entrance gate and school name sign.”

16. To amend and supplement Point b, Clause 2 and Point c, Clause 3, Article 28 as follows:

“2. A dossier comprises:

b) A copy issued from the original record; certified true copy from the original or a copy attached to the original for comparison of the decision on establishment or the decision on permission for establishing the school;

3. Implementation procedures:

c) Within 20 working days from the date on which the sufficient and valid dossier is received, the competent person specified in Clause 1 of this Article shall organize to appraise the dossier and appraise the actual conditions for carrying out educational operations of the requesting lower secondary school. If all conditions are satisfied, a decision on permission for educational operations shall be issued. In case of refusal to grant approval of educational operations, a written notice must be sent to the requesting school, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution.”

17. To amend and supplement Point b, Clause 3. Article 29 as follows:

“b) A scheme on merger, division or split-up, with the plan to ensure the legal powers and interests of students, teachers, managers and employees;”

18. To amend and supplement Article 37 as follows:

“Article 37. Conditions for establishment of continuing education centers

1. Employing a staff of qualified administrative officers and teachers conforming to the regulatory standards.

2. Having a site used for construction or installation of facilities or equipment in accordance with the following regulations:

a) Having an adequate number of classrooms, laboratory rooms, libraries and production practice facilities;

b) Having teaching equipment and learning materials in conformity with requirements concerning provision of continuing education programs.”

19. To amend and supplement Article 43 as follows:

“Article 43. Procedures or establishment of the community-based learning centers

1. The Chairperson of the district-level People’s Committee shall decide to establish a community-based learning center.

2. A dossier comprises:

a) A written document of the commune-level People’s Committee or a organization or individual request for establishment of a community-based learning center;

b) Curriculum vitae of people expected to be Directors of the community-based learning center.

3. Implementation procedures:

a) The commune-level People’s Committee or organization or individual requesting for establishment of a community-based learning center shall send 01 set of dossier as prescribed in Clause 2 of this Article directly or by post to the Division of Education and Training;

b) Within 10 working days, the Division of Education and Training shall receive the dossier, organize to appraise conditions and submit the Chairperson of the district-level People’s Committee for consideration and decision;

c) Within 05 working days from the date on which the sufficient and valid dossier is received, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment. In case of refusal to approve the educational operations, a written notice must be sent to the commune-level People s Committee or the organization or individual requesting for establishment and the Division of Education and Training, give clear reasons and any possible solution.”

20. To amend and supplement Article 47 as follows:

“Article 47. Procedures for establishment of foreign language and computer training centers

1. Competence to establish the foreign language and computer training center:

a) The Director of a university, academy and principal of a pedagogical university or college shall be decide to establish the foreign language and computer training center that fall within the school campus;

b) The head of a social organization, socio-professional organization or economic organization authorized by laws to establish training centers shall be vested with authority to make his/her decision on the affiliated foreign language and computer training centers.

c) The Director of the Department of Education and Training shall decide to establish the affiliated foreign language and computer training centers; grant permission for establishing foreign language and computer training centers that allocated outside the universities, academies, pedagogical universities and colleges’ campuses and foreign language and computer training centers specified in Point b, Clause 1 of this Article.

2. The dossier shall include:

a) Written application for establishment of the foreign language and computer training center;

b) The scheme for establishment of the foreign language and computer training center including: Name of the center, location of the center, the demand and legal basis for establishment of the center; targets and missions of the center; teaching curriculum and training scale; physical facilities of the center; organizational structure of the center and the curriculum vitae of the recommended Director of the center;

c) The draft on the organizational operation regulation of the foreign language and computer training center.

3. Order of implementation:

a) Organization or individual shall send 01 dossiers directly or via post service as prescribed in Clause 2 of this Article to the competent person on establishment of the foreign language and computer training center;

b) Within 10 working days, from the receipt date of valid dossier, the competent authority on establishment of the foreign language and computer training center shall take responsibility to appraise and examine in accordance with law provisions;

c) Within 05 working days, the competent person on decision and permission for establishment of the foreign language and computer training center as prescribed in Clause 1 of this Article shall decide or permit to establish the center in case requirement satisfied; in case of decide not to establish the center, the written explanation shall be sent to the applicant.”

21. To amend and supplement Article 48 as follow:

“Article 48. Operational conditions of the foreign language and computer training center

1. Employs the staff system of manager, teacher and employee meet the requirement standard and operational requirements of the center.

2. Possesses appropriate constructional establishment, teaching equipment, program and documents, adequate funding, ensure the training quality in accordance with the development and improvement plans as well as operational scale of the center.”

22. To amend and supplement Clause 1 and Clause 2 Article 49 as follow:

“1. Authority on permission of educational activities:

a) The Director of the Department of Education and Training shall decide on permission for operation of educational activities of foreign language and computer training center as prescribed in point b and c Clause 1 Article 47 of this Decree;

b) The Director of university and academy; the principal of university and college shall decide on permission of the operation of the foreign language and computer training center within the campus area of such school.

2. The dossier shall include:

a) The written application for licensed on educational operation;

b) Copies duplicated from master registers, copies certificated from originals or copies attached with the originals for collation of the decision on establishment of the center granted by the competent authority;

c) Regulation on operation of the center;

d) Report on constructional establishment, teaching equipment, program and documents; human resource including managers and teachers; proofing documents on the use right of land and housing; the fund for operational guarantee of the center.”

23. To amend and supplement Article 60 as follow:

“Article 60. Conditions for establishment of the public center for assistance and development of integrative education, permission for establishment of the private center for assistance and development of integrative education

The establishment of the public center for assistance and development of integrative education, permission for establishment of the private center for assistance and development of integrative education must be in comply with the planning on specialized educational establishment system for the disabilities and the system of the center on assistance of integrative education approved by the competent State agency.”

24. To amend point d Clause 3 of Article 61 as follow:

“d) Within the limit of 05 working days, from the day that the Department of Home Affairs issues the appraisal document, the Chairperson of the provincial People s Committee shall promulgate the decision on permission or refusal of center establishment; in case of refusal, a written document which clearly state the reason shall be sent to the requested organization or individual.”

25. To amend and supplement Article 62 as follow:

“Article 62. Conditions for educational operation of the center for assistance and development of integrative education

1. Possesses the facilities, support means, equipment and services appropriate to the disabilities, including:

a) The headquarter and working office of manager, teacher and employee;

b) Class rooms, functional rooms in correspondence to implement the activities of the center;

c) The condominium for student in case the center has residency disabilities;

d) Means, equipment and tools for evaluation, interfere, teaching, occupational orientation and vocational training;

dd) Specialized documents, supporting documents to ensure the operation of the center.

2. Human resource including staffs, teachers and educational support employees with appropriate specialized skills for educational methods of training the disabilities.

3. Content of the educational program and training, consulting documents compatible to education methods for the disabilities.”

26. To amend and supplement point b Clause 2 and Clause 3 of Article 63 as follow:

“2. The dossier shall include:

b) Copies duplicated from master registers, copies certificated from originals or copies attached with the originals for collation of the decision on establishment or decision on permission for establish of the center.

3. Order of implementation:

a) The center shall send 01 set of dossier directly or via post service as prescribed in Clause 2 of this Article to the Department of Education and Training;

b) Within the limit 20 working days, from the receipt date of the valid dossier, the Department of Education and Training shall take responsibility to organize the evaluation of conditions for operation and issue the decision on permission for the educational operation of the center. In case of refuse to permit the educational operation of the center, a written document in which clearly state the reason and resolve orientation shall be sent to the center.”

27. To amend and supplement Clause 1 of Article 64 as follow:

“1. The center for assistance and development of integrative education may re-organized, be allowed to re- organized in case of satisfies the following conditions:

a) There is modification on functions, tasks and power of the center for assistance and development of integrative education;

b) Approved by the managing competent State agency.”

28. To amend and supplement point b, point c Clause 3 of Article 73 as follow:

“b) The Department of Education and Training shall receive the dossier, take the prime responsibility and coordinate with relevant agencies in district level to organize the appraisal on content of the planning on school establishment; submit to the Chairperson of district People s Committees for consideration and decision on establishment of boarding school for ethnic minorities;

c) Within the limit of 20 working days, from the receipt date of value dossier, the Chairperson of district People s Committees shall issue the decision on school establishment.  In case the decision on school establishment is not yet issued, the written documents shall be sent to the Department of Education and Training in which clearly state the reason and orientation for settlement.”

29. To amend and supplement Clause 1 and Clause 3 Article 78 as follow:

“1. Having the scheme for school establishment compatible to the planning on the network of pedagogy school approved by the management competent State agency.

3. Having the land area for construction of the main headquarter at minimum of 02 ha for intermediate pedagogy school and minimum of 05 ha for pedagogy college.  The location of school construction must ensure the educational environment and safety for learners, teachers, managing staffs and school’s employees.”

30. To amend and supplement Article 79 as follow:

“Article 79. Procedure for establishment of public pedagogical intermediate school, pedagogical college or permission for establishment of private pedagogical intermediate school, pedagogical college

1. The Minister of Education and Training shall decide on establishment of public pedagogical college or permission for establishment of private pedagogical college; the Chairperson of the provincial People s Committee shall decide on establishment of public pedagogical intermediate school or permission for establishment of private pedagogical intermediate school on the locality area.

2. The dossier shall include:

a) Written request for establishment of the managing authority for public school; written request for permission on establishment of organization, individual for private school. In such document must clearly state: Reason of establishment request, permission for establishment of school; school name in Vietnamese and English; address of the headquarter, location of training; functions and missions of the school; sectors and branches, scale and level of training;

b) The written approval of the People s Committee of the province where the headquarter of the school is located;

c) The school establishment proposal must clearly states: The necessity to set up the school, assess the suitability of the school establishment with the vocational education institution network planning; name of the school; functions, tasks, organizational structure and management; training lines and scales; objectives, content, program; financial resource; land area; expected facilities, quantity, structure of faculty members and management staff, meeting the standards of quality and training levels under the current regulations of the Ministry of Education and Training, suitable with the training registration roadmap and training enrollment; school construction and development plan in each period; duration and schedule of implementation of investment projects; socio-economic efficiency;

d) The draft master plan of the ground and preliminary design of construction architectural works, ensuring that it is suitable to the training industry, the size, training level and standards of the used area and construction area for learning and teaching;

dd) Copies issued from the original register, certified copies from the originals or copies enclosed with the originals for comparison of land use right certificates, house ownership rights or written approvals of land allocation lease land of provincial-level People s Committees (clearly identifying the address, area and boundary of the land area);

e) Decision on approving the school construction investment project, clearly identifying the capital source to comply with the school construction investment plan of the governing body for the application file for establishment of a public school; written confirmation of the bank of the contributed capital amount in the account of the project management board, proofs of ownership of assets attached to the valuation document of contributed assets if capital contribution is made by assets or ownership for the application file for permission to establish a private school;

g) For private schools, the dossier must also contain:

- A written appointment of the representative to establish the school of the capital contributors.

- The list of founding members.

- List, form and minutes of capital contribution by shareholders committed to contribute capital to the establishment.

- Tentative president and board of the school.

3. Order of implementation:

a) Receive applications for establishment and permission of establishment of a pedagogic secondary school or pedagogical college.

- Agencies, organizations and individuals shall send 01 set of dossier as specified in Clause 2 of this Article directly or by post to the Ministry of Education and Training (for pedagogical colleges), and to the Department of Education and Training (for pedagogical intermediate schools).

- The Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training shall verify the school establishment dossier.

Within 05 working days from the day on which the application is received, the Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training holds an appraisal if the application is valid or reply in writing to the request agency, organization, individual require for establishment or permission for the establishment and specify the reason if the dossier is invalid.

b) Decide the establishment and permission for the establishment of pedagogical secondary schools and pedagogical colleges:

Within 10 working days from the date of receipt of a complete application for establishment or approval of establishment of a school, the Minister of Education and Training shall decide to establish a public pedagogy college or permit establishing a private pedagogy college. The Chairperson of the People s Committee of the province shall decide to establish a public intermediate pedagogical school or permit the establishment of a private intermediate pedagogical school. In case of disagreement, there must be a written notice clearly stating the reason.

A decision on the establishment of a public pedagogy school or permission for the establishment of a private intermediate pedagogical school must be sent to the Ministry of Education and Training. The decision on establishment of a public pedagogical college or permit the establishment of a private pedagogical college must be sent to the People s Committee of the province where the school is headquartered.”

31. To amend and supplement points b and d, Clause 2, Article 81 as follows:

“b) Copies issued from the original register, certified copies from originals or copies enclosed with the originals for comparison of establishment decisions or permission for establishment;

d) Explanation of conditions for training quality assurance:

- A list of excerpts from organic lecturers and administrative officers;

- Land, facilities and equipment meet training requirements as committed; statistics of facilities for general training of the whole school, the number and area of ​​lecture halls, libraries, laboratories, equipment, textbooks, documents, books for educational activities;

- Financial resources as prescribed to ensure the maintenance and development of vocational education activities;

- Expected enrollment targets and plans;

- Curriculum, syllabi, materials of teaching and learning as prescribed.”

32. To amend Points a and b, Clause 1 of Article 82 as follows:

“a) In accordance with the plan of network of pedagogical schools;

b) Ensuring the legitimate rights and interests of learners, teachers, managing staffs and employees;”

33. To amend and supplement Clause 3 of Article 87 as follow:

“3. Have land to build schools in the head office at least 05 hectares and reached an average of at least 25 m2per students when the school have training scale stability after 10 years of development.”

34. To amend Point b, Clause 5 of Article 88 as follows:

“b) Copies issued from the original book, certified copies from the originals or copies enclosed with the originals for comparison of investment certificates for the establishment of private universities by the People s Committees of provincial level;”

35. To amend and supplement Clause 2 and Clause 4 Article 89 as follow:

“2. Having land, facilities and equipment meeting the prescribed operation requirements. The location of university construction must ensure the safe and educational environment for learners, teachers, administrators and staff according to the committed school establishment proposal.

4. Having a human resource on faculties’ lecturers and managers suitable to the training disciplines and branches, meeting the standards on quality and training level, ensuring the implementation of educational objectives and programs.”

36. To amend and supplement point d, Clause 2, Article 90 as follows:

“d) Explanation of conditions for training quality assurance:

- A list of excerpts from organic lecturers and administrative officers;

- Statistics of facilities for general training of the whole school, the number and area of ​​lecture halls, libraries, laboratories, equipment, textbooks, documents, books for educational activities;

- Expected enrollment targets and plans.”

37. To amend and supplement Clause 1 and Clause 3 Article 91 as follow:

“1. To formulate the scheme to establish a branch.

3. Having a built area of at least 02 ha for the campus area of the branch (in special cases, the Minister Ministry of Education and Training shall carry out consideration and decision), reached an average of at least 25m2/student at the time the branch has a stable training scale after 10 years of development.”

38. To amend and supplement the third dash in Point a, Clause 3, Article 92 as follows:

“- The proposal for establishing a branch.

The contents of a branch establishment plan must clearly state: The necessity to set up a branch; legal basis for plan formulation; strategic directions for building and developing the branch in each period; name, location, legal position, function and task of the branch; organizational structure, sector and training scale; number and structure of lecturers and managers; branch construction planning; solutions to implement the project: Solution to organize the management apparatus and personnel, solution for infrastructure construction, financial solution, steps to implement the project and priority tasks and accompanying evidences regarding conditions for establishing the branch.”

39. To amend and supplement Points b and d, Clause 1, Article 93 as follows:

“b) Having land, facilities and equipment that meet the operational requirements as prescribed. The location of the branch building must ensure the safe and educational environment for learners, teachers, administrators and employees according to the contents of the proposed branch establishment project;

d) Having a contingent of full-time lecturers and managers who are sufficient in number and synchronized in structure, suitable to the disciplines and sectors of training, meeting the standards of quality and training levels, ensuring implementation educational objectives and programs;”

40. To amend and supplement Article 98 as follow:

“Article 98. Procedures for establishing a public education quality accreditation organization or permission for the establishment of a private education quality accreditation organization

1. The Minister of Education and Training shall decide to set up a public education quality accreditation organization or permit the establishment of a private education quality accreditation organization.

2. The dossier shall include:

a) A written request for the establishment of an education quality accreditation organization;

b) A proposal to establish an education quality accreditation organization. The content of the project should clearly state: Organizations or individuals applying for establishment or permission for establishment; expected name of educational quality accreditation organization in Vietnamese and English or other languages ​​if necessary; expected location of head office; objectives and tasks; subjects and scope of education quality accreditation activities; projected number and qualification structure of inspectors; organizational structure; conditions on material foundations and financial resources; development plans, roadmaps and solutions in each period;

c) A personal record certified by the People s Committee of the commune, for applicant, or a copy issued from the master register, a certified copy from the original or a copy enclosed with the original for comparison of organizations requesting for establishment; the tentative director, deputy directors (if any) and members of the education quality accreditation council, enclosed with the curriculum vitae certified by the agency or organization at the work place or the commune- level People s Committee; a copy issued from the master register, a certified copy from the original or a copy enclosed with the original for comparison of inspectors’ cards and qualifications of inspectors.

3. Order of implementation:

a) The organization or individual sends 01 set of dossier as specified in Clause 2 of this Article directly or by post to the Ministry of Education and Training;

b) Within 05 working days from the day on which the application is received, if the application is incomplete as prescribed, the Ministry of Education and Training shall send a written notice to the applicant. Within 15 working days after receiving a complete and valid dossier, the Ministry of Education and Training shall evaluate the dossier and checks the accuracy of the document in the dossier. If meeting the prescribed conditions, the Minister of Education and Training shall decide to establish the organization or permit the establishment of an education quality accreditation organization, and if not eligible, the Ministry shall reply in a written notice clearly stating the reason therefor.”

41. To amend and supplement Article 99 as follow:

“Article 99. Conditions for education quality accreditation activities

1. Having a stable operation office; with room enough for the inspectors with a minimum area of 08 m2/person.

2. To employ at least 10 inspectors.”

42. To amend and supplement point d, Clause 2, Article 100 as follows:

“d) A copy issued from the master register, a certified copy from the original or a copy enclosed with the original for comparison of establishment decision or permission for establishment of an education quality accreditation organization; decision to appoint the director of the education quality accreditation organization; the list of inspectors enclosed with curriculum vitae, copies issued from the master register, certified copies from originals or copies enclosed with the originals for comparison of valid inspector cards and qualifications of inspectors; employment decisions or full-time labor contracts signed between educational quality accreditation organizations and inspectors;

43. To amend and supplement Clause 2 of Article 104 as follow:

“2. The dossier shall include:

a) A written request for the operation of a foreign education quality accreditation organization in Vietnam to specify the expected duration of operation; process of education quality accreditation; subjects and scope of activities of education quality accreditation;

b) A document proving the legal status of the foreign education quality accreditation organization, issued by a competent agency of the host country or a lawful international organization;

c) A written summary of the establishment and development of the foreign education quality accreditation organization; including the list of evaluation and accreditation activities of foreign education quality accreditation organizations in the latest 05 years; specify the link address of the relevant websites.”

44. To amend points b and c, Clause 2 of Article 108 as follows:

“b) A copy issued from the original book, a certified copy from the original or a copy enclosed with the original for comparison with the enterprise registration certificate, establishment decision or investment registration certificate;

c) The list of staff who directly provide overseas study counseling includes the following principal information: Full name, date of birth, gender, professional level, foreign language level, job position will undertake at the overseas study counseling service organization; a copy issued from the original book, a certified copy from the original or a copy enclosed with the original for comparison of university diploma, foreign language certificate, certificate of professional training in overseas study counseling.”

Article 2. To repeal a number of Articles, Clauses and points of the Decree No. 46/2017/ND-CP as follow:

To repeal Points c and d Clause 2 Article 4; Clause 1 Article 7; Clause 1 Article 12; Points d and dd Clause 2 Article 16; Clause 1 and Point d Clause 2 Article 19; the second and third dashs of Point d Clause 2 Article 20; the second dash of Point b Clause 3 Article 21; Point d and dd Clause 2 Article 26; Point c Clause 2 Article 28; Clause 1 and Point d Clause 3 Article 29; the second and third dashs of Point d Clause 3 Article 30; the second dashs of Point b Clause 3 Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Article 35; Article 36; the second and third dashs of Point d Clause 3 Article 40; Point c Clause 1 Article 41; Article 42; Point b Clause 1 Article 44; Point c Clause Article 45; Clause 1 Article 50; the second and third dashs of Point d Clause 3 Article 51; Point b Clause 1 Article 52; Point c Clause 2 Article 61; the second and third dashs of Point d Clause 3 Article 65; Clause 2 Article 78; Clause 2 Article 80; Points b and c of Clause 5 Article 83; Clause 5 Article 91; Point a Clause 1 Article 93; Clause 1 Article 94; Article 97; Article 103; Point c Clause 1 Article 105; Clause 1 and Clause 2 Article 107.

Article 3. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on November 20, 2018.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decree./.

 

For the Government
The Prime Minister
Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 135/2018/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 135/2018/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất