Chỉ thị 2071/CT-BGDĐT về tuyển sinh năm 2016 với các cơ sở giáo dục đại học

thuộc tính Chỉ thị 2071/CT-BGDĐT

Chỉ thị 2071/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 đối với các cơ sở giáo dục đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2071/CT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phùng Xuân Nhạ
Ngày ban hành:17/06/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia của các trường đại học

Ngày 17/06/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 2071/CT-BGDĐT về tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Trước hết, với những trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi THPT quốc gia, cần phải rà soát tổng thể kế hoạch triển khai Kỳ thi, đảm bảo an ninh, trật tự, không để xảy ra ách tắc giao thông ở các điểm thi; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, điện nước và làm tốt công tác huy động các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ cho thí sinh và người nhà trong việc ăn, nghỉ, đi lại; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các tình huống bất thường xảy ra… Đồng thời, tổ chức cho thí sinh điều chỉnh sai sót các thông tin cá nhân trong ngày làm thủ tục dự thi; làm thủ tục cho thí sinh bị thất lạc giấy báo dự thi…
Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ yêu cầu các trường đại học, cao đẳng phải tổ chức tốt công tác tiếp nhận thông tin đăng ký xét tuyển của thi sinh, tuyệt đối không để xảy ra lộn xộn, mất trật tự, gây bức xúc dư luận tại những nơi tiếp nhận đăng ký xét tuyển; lựa chọn phần mềm xét tuyển phù hợp; kiểm tra độ tin cậy của phần mềm, nhất là những phần mềm xét tuyển do trường tự viết, tuyệt đối không để xảy ra sai sót mang tính hệ thống. Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố; nếu tuyển sinh đợt trước không đủ chỉ tiêu thì tuyển sinh tiếp các đợt sau, không được tuyển sinh vượt chỉ tiêu...

Xem chi tiết Chỉ thị2071/CT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
Số: 2071/CT-BGDĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2016
 
 
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2016 ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
 
 
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 (viết tắt là Kỳ thi), Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường) thực hiện tốt các công việc sau:
1. Các trường được giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi
a) Chủ trì phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo và các trường được giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức cụm thi triển khai phương án tổ chức cụm thi theo đúng kế hoạch; bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ tiêu chuẩn tham gia các khâu của Kỳ thi; nghiêm túc triển khai việc tập huấn, quán triệt nhiệm vụ cho những người được cử tham gia tổ chức Kỳ thi, nhất là đối với cán bộ tham gia coi thi, chấm thi;
b) Rà soát tổng thể kế hoạch triển khai Kỳ thi; cùng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra cụ thể sự phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể tại địa phương, bảo đảm an ninh, trật tự, không để xảy ra ách tắc giao thông ở các điểm thi; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, điện nước và làm tốt công tác huy động các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ cho thí sinh và người nhà trong việc ăn, nghỉ, đi lại; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các tình huống bất thường như thời tiết, thiên tai, cháy nổ,...;
c) Kiểm tra, rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng thi, bảo đảm an ninh, an toàn và điều kiện y tế tại các điểm thi;
d) Kiểm tra danh sách thí sinh tương ứng với phòng thi, điểm thi đã sắp xếp so với thực tế, tuyệt đối không để xảy ra lỗi kỹ thuật trong sắp xếp phòng thi;
đ) Tổ chức cho thí sinh điều chỉnh sai sót các thông tin cá nhân trong ngày làm thủ tục dự thi; làm thủ tục cho thí sinh bị thất lạc giấy báo dự thi;
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện tốt các công việc về in sao, vận chuyển và bảo quản đề thi tuyệt đối an toàn, coi thi, chấm thi, phúc khảo;
g) Có kế hoạch huy động đủ cán bộ chấm thi các môn tự luận để bảo đảm tiến độ chấm thi theo kế hoạch của Kỳ thi;
h) Rà soát kỹ phần mềm chấm thi trắc nghiệm, phần mềm tổng hợp điểm thi đúng theo quy định của quy chế thi hiện hành (đặc biệt lưu ý đến việc quy tròn điểm môn thi, thang điểm môn ngoại ngữ);
i) Tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin để bảo đảm việc công bố kết quả thi tại cụm thi được thông suốt;
k) Gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho các sở giáo dục và đào tạo để kịp thời chuyển cho thí sinh;
l) Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kỳ thi theo quy định; kịp thời báo cáo những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi để có phương án xử lý.
a) Tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh; phối hợp với đơn vị chủ trì cụm thi chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi theo phân công;
b) Phối hợp với đơn vị chủ trì cụm thi để huy động đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần quy định;
c) Huy động cơ sở vật chất, trường, lớp cho tổ chức Kỳ thi theo đề nghị của đơn vị chủ trì cụm thi đại học; bố trí ký túc xá cho thí sinh và người nhà có nhu cầu sử dụng trong những ngày thi (nếu đơn vị phối hợp thuộc địa bàn tổ chức cụm thi).
a) Thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch phương án tuyển sinh, các quy định về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh của đơn vị theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành và các văn bản hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bố trí đầy đủ cán bộ tham gia tổ chức tuyển sinh; nghiêm túc triển khai tập huấn, quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh; tổ chức xét tuyển đúng quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, bảo đảm tuyển sinh công bằng, minh bạch, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh;
c) Tổ chức tốt công tác tiếp nhận thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh; tuyệt đối không để xảy ra lộn xộn, mất trật tự, gây bức xúc dư luận tại những nơi tiếp nhận đăng ký xét tuyển;
d) Tập huấn kỹ cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tuyển sinh quy trình xử lý thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh theo tài liệu tập huấn do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục soạn thảo; báo cáo kịp thời những vấn đề vướng mắc trong quá trình xử lý dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh;
đ) Lựa chọn phần mềm xét tuyển phù hợp; kiểm tra độ tin cậy của phần mềm, đặc biệt là phần mềm xét tuyển do các trường tự viết, tuyệt đối không để xảy ra sai sót mang tính hệ thống khi phần mềm xét tuyển không thể hiện đầy đủ quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành;
e) Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố; nếu tuyển sinh đợt trước không đủ chỉ tiêu thì tuyển sinh tiếp các đợt sau theo quy định của quy chế, không được tuyển sinh vượt chỉ tiêu;
g) Thông báo kịp thời kết quả xét tuyển, kết quả đăng ký nhập học (khi nhận Giấy báo kết quả thi của thí sinh) sau mỗi đợt xét tuyển, chỉ tiêu các ngành xét tuyển các đợt bổ sung;
h) Thành lập tổ tư vấn, thiết lập và công bố đường dây nóng để giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác xét tuyển của trường và chế độ ưu tiên trong tuyển sinh.
Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị này./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ quản lý các cơ sở giáo dục đại học; (để p/h chỉ đạo)
- Trung ương Đoàn TNCSHCM; (để p/h chỉ đạo)
- Trung ương Hội LHTNVN; (để p/h chỉ đạo)
- Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam (để p/h);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Các cơ sở giáo dục đại học (để thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT (để thực hiện);
- Các báo, đài (để p/h tuyên truyền);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục KTKĐCLGD.
BỘ TRƯỞNG




Phùng Xuân Nhạ

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 11/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư 18/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/06/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Chạm khắc đá; Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò; Lái tàu đường sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Điều hành chạy tàu hỏa; Gò; Luyện gang; Luyện thép; Công nghệ cán, kéo kim loại; Công nghệ sơn tàu thủy

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Công nghiệp

Thông tư 10/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư 20/2015/TT-BLĐTBXH ngày 17/06/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Xây dựng cầu đường bộ; Nguội sửa chữa máy công cụ; Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Vận hành máy thi công nền; Vận hành máy thi công mặt đường; Cơ điện nông thôn; Xử lý nước thải công nghiệp; Chế biến thực phẩm; Chế biến và bảo quản thủy sản; Trồng cây công nghiệp; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Khai thác đánh bắt hải sản; Thú y; Hướng dẫn du lịch; Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Khai thác máy tàu thủy

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

văn bản mới nhất