Quyết định 58/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 58/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 58/2002/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 58/2002/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 58/2002/QĐ-TTG
NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ BAN HÀNH TIÊU CHÍ,
DANH MỤC PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng của Quyết định này bao gồm doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty nhà nước và các Tổng công ty nhà nước hiện có.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm căn cứ vào Quyết định này, xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước trực thuộc mình quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 xây dựng và thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt theo đúng tiến độ đề ra.
TIÊU CHÍ, DANH MỤC PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
58/2002/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
A. Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty nhà nước).
I. Nhà nước nắm giữ 100% vốn đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.
1.1. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước:
- Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ;
- Sản xuất, cung ứng hoá chất độc;
- Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ;
- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
- Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế;
- Sản xuất thuộc lá điếu.
1.2. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau:
- Sản xuất điện;
- Khai thức các khoáng sản quan trọng:
+ Dầu thô và khí tự nhiên;
+ Than;
+ Bô xít;
+ Quặng đồng;
+ Quặng thiếc;
+ Quặng có chất phóng xạ;
+ Vàng;
+ Đá quý.
- Sản xuất một số sản phảm cơ khí:
+ Máy công cụ;
+ Máy động lực;
+ Máy móc, thiết bị phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp;
+ Thiết bị kỹ thuật điện và vật liệu điện;
+ Máy công nghiệp chuyên dụng;
+ Đóng và sửa chữa phương tiện vận tải đường biển, đường sắt, đường không.
- Sản xuất thiết bị điện tử;
- Công nghệ thông tin;
- Sản xuất kim loại mầu (thiếc, đồng);
- Sản xuất kim loại đen (gang, thép) trên 100.000 tấn/năm;
- Sản xuất hoá chất cơ bản;
- Sản xuất phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;
- Sản xuất xi măng công nghệ hiện đại, chất lượng cao, trên 1,5 triệu tấn/năm;
- Khai thác, lọc và cung cấp nước sạch ở thành phố;
- Công nghiệp xây dựng;
- Sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng:
+ Giấy in báo, giấy viết;
+ Dệt, sợi;
+ In trên 3 tỷ trang in thành phẩm quy đổi (13 x 19 cm)/năm,
+ Sản xuất muối;
+ Sản xuất bia trên 50 triệu lít/năm;
+ Sản xuất cồn và rượu trên 10 triệu lít/năm;
- Sản xuất, cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, hoá dược;
- Bán buôn lương thực;
- Bán buôn xăng dầu;
- Vận tải đường không, đường sắt, đường biển;
- Dịch vụ viễn thông cơ bản;
- Kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm.
1.3. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
1.4. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù:
- Các nhà xuất bản (trừ xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc);
- Xổ số kiến thiết;
- Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong các lĩnh vực:
- In bạc và chứng chỉ có giá;
- Điều hành bay;
- Bảo đảm hàng hải;
- Kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện;
- Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;
- Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc, phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi;
- Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới lớn;
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, cảng hàng không;
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ và bến cảng quan trọng;
- Quản lý, khai thác công trình thuỷ nông đầu nguồn, công trình thuỷ nông có quy mô lớn;
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ;
- Thoát nước ở đô thị;
- Ánh sáng đường phố.
II. Những doanh nghiệp nhà nước tiến hành đa dạng hoá sở hữu dưới các hình thức: cổ phần hoá, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp.
1. Những doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
1.1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.
a) Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quy định tại điểm 1.2 mục I.
b) Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh khác:
- Sản xuất đường sữa, dầu ăn thực vật;
- Kiểm định hàng hoá;
- In các loại (trừ in nhãn, mác, bao bì);
- Dịch vụ hợp tác lao động;
- Kinh doanh mặt hàng hội chợ, triển lãm.
1.2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích:
- Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và tinh đông;
- Dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ;
- Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới;
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ;
- Quản lý, bảo trì bến tàu, bến xe quan trọng;
- Quản lý, khai thác các công trình thuỷ nông.
2. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng, khi tiến hành cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Những doanh nghiệp nhà nước không thuộc điểm 1 và điểm 2 mục này, khi tiến hành cổ phần hoá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần.
4. Những doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước từ 5 tỷ đồng trở xuống, không cổ phần hoá được, thì thực hiện chuyển đổi sở hữu dưới hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp.
III. Những doanh nghiệp nhà nước không thuộc mục I trên đây, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc hoạt động công ích không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu.
1. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.
a) Kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ hai năm liên tiếp nhưng chưa đến mức phải giải thể, phá sản thì thực hiện biện pháp sáp nhập.
b) Kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại doanh nghiệp trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được, thì thực hiện giải thể.
c) Kinh doanh bị thua lỗ hai năm liên tiếp, không có khả năng trả được các khoản nợ đến hạn, thì thực hiện phá sản.
2. Những doanh nghiệp hoạt động công ích hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện sáp nhập, giải thể hoặc phá sản.
B. Tổng công ty nhà nước (gồm Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc các ngành, lĩnh vực: khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến, cung ứng than, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng, bưu chính, viễn thông, điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá); hoá dược; xây dựng; kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm.
2. Phải có vốn nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng.
3. Mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không dưới 10 tỷ đồng.
4. Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những Tổng Công ty nhà nước không đáp ứng bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 58/2002/QD-TTg | Hanoi, April 26, 2002 |
DECISION
PROMULGATING THE CLASSIFICATION CRITERIA AND LIST OF TO BE-CLASSIFIED STATE ENTERPRISES AND STATE CORPORATIONS OF VARIOUS TYPES
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
In order to implement the Resolution of the 3rd Plenum of the Party Central Committee, the IX Congress, on continuing the restructuring, renewal, development and raising the efficiency of State enterprises;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the classification criteria and list of to be-classified State enterprises and State corporations of various types.
Article 2.-Subject to the application of this Decision are independent State enterprises, member enterprises of State corporations and the existing State corporations.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing for promulgation. All the previous stipulations, which are contrary to the classification criteria and list of to be-classified State enterprises and State corporations of various types, issued together with this Decision, are hereby annulled.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the chairmen of the managing boards of Corporations 91 shall have to base themselves on this Decision to draw up general schemes on restructuring State enterprises and State corporations under their respective management and submit them to the Prime Minister for approval.
The Steering Committee for Enterprise Renewal and Development shall monitor and urge the ministries, branches, localities and Corporations 91 to draw up and implement the approved general schemes on restructuring State enterprises strictly according to the set tempo.
| PRIME MINISTER |
CLASSIFICATION CRITERIA AND LIST
OF TO BE-CLASSIFIED STATE ENTERPRISES AND STATE CORPORATIONS OF VARIOUS TYPES
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 58/2002/QD-TTg of April 26, 2002)
A. STATE ENTERPRISES(including independent State enterprises and member enterprises of State corporations)
I. The State holds 100% capital of those State enterprises, which are engaged in the following branches and domains:
1. State enterprises engaged in business activities:
1.1.Stateenterprises engaged in business activities in the domains where the State holds monopoly:
- Manufacture and supply of explosive materials;
- Manufacture and supply of toxic chemicals;
- Manufacture and supply of radioactives;
- National electricity transmission system;
- National and international communication axis networks;
- Production of cigarettes.
1.2. State enterprises engaged in business activities, which fully meet the following conditions: having the State capital of VN dong 20 billion or more; having the average level of State budget remittance of VN dong 3 billion or higher for 3 preceding consecutive years; taking the lead in applying spearhead technologies and high technologies; contributing an important part to stabilizing macro economy; and being engaged in the following branches and domains:
- Manufacture of electricity;
- Exploitation of important minerals:
+ Crude oil and natural gases;
+ Coal;
+ Bauxite;
+ Copper ore;
+ Tin ore;
+ Ores containing radioactives;
+ Gold;
+ Gemstones.
- Manufacture of a number of mechanical-engineering products:
+ Machine tools;
+ Dynamos;
+ Machinery and equipment in service of agriculture, forestry and fishery;
+ Electric technical equipment and electric materials;
+ Special-use industrial machines;
+ Building and repair of seaway, railway and airway transport means.
- Manufacture of electronic equipment;
- Information technology;
- Manufacture of non-ferrous metals (tin, copper);
- Manufacture of ferrous metals (pig iron, steel) with capacity of more than 100,000 tons/year;
- Manufacture of base chemicals;
- Manufacture of chemical fertilizers and plant protection drugs;
- Manufacture of high-quality cement by modern technologies, with capacity of more than 1.5 million tons/year;
- Exploitation, filtering and supply of clean water in cities;
- Building industry;
- Manufacture of a number of important consumer goods and foodstuff products:
+ Newsprint, writing paper;
+ Textiles, fibers;
+ Printing of more than 3 billion finished product-equivalent pages (13 x 19 cm)/year;
+ Production of salt;
+ Manufacture of beer with capacity of more than 50 million liters/year;
+ Manufacture of alcohol and liquor with capacity of more than 10 million liters/year;
- Manufacture and supply of preventive and curative medicines, and pharmaceutical chemicals;
- Wholesale of food;
- Wholesale of petroleum;
- Airway, railway and seaway transportation;
- Base telecommunications services;
- Trading in currencies and insurance.
1.3.Stateenterprises engaged in business activities, which ensure the essential demand for developing production and improving the material and spiritual life of people in rural areas and ethnic minority people in mountainous, deep-lying and remote areas.
1.4. State enterprises engaged in business activities of particular nature:
- Publishers (excluding those which publish textbooks, political books and newspapers, children’s books and newspapers, and books written in languages of ethnic minority people);
- Construction lottery;
- A number of State enterprises engaged in important branches under the Prime Minister’s decisions.
2. State enterprises engaged in public-utility activities in the following domains:
- Printing of money and valuable certificates;
- Flight control;
- Maritime security;
- Control and distribution of radio frequencies;
- Manufacture and repair of weapons, ammunition and equipment used exclusively for national defense and security;
- Enterprises assigned to perform the special defense and security task and enterprises situated in important strategic localities where economy and defense are combined under the Prime Minister’s decisions;
- The publication of textbooks, political books and newspapers, children’s books and newspapers, books written in languages of ethnic minority people, the production of scientific films, newsreels, documentary films and films for children;
- Technical expertise of big motorized means of transport;
- Management and maintenance of national railway systems and airports;
- Management and maintenance of important land-road, waterway and harbor systems;
- Management and exploitation of head-water irrigation works and large-scale irrigation works;
- Planting and protection of head-water forests and protection forests;
- Water drainage in urban centers;
- Public lighting.
II. State enterprises which diversify the ownership in forms of equitization, assignment of enterprises to labor collectives, or sale of enterprises
1. State enterprises, where the State holds more than 50% of the total shares upon their equitization.
1.1. State enterprises engaged in business activities:
a/ State enterprises engaged in business activities, which have the State capital of VN dong 10 billion or more; and the average level of State budget remittance of VN dong 1 billion or higher for 3 preceding consecutive years; and are engaged in the branches and domains prescribed at Point 1.2 of Section I.
b/ State enterprises engaged in other business activities:
- Manufacture of sugar, milk and edible vegetable oil;
- Assessment of goods;
- Printing of various kinds (excluding the printing of labels, marks or packings);
- Labor cooperation services;
- Trading in fair and exhibition floor-space.
1.2. State enterprises engaged in public-utility activities:
- Manufacture of plant varieties and animal breeds, and frozen sperm;
- Off-shore fishing services;
- Technical expertise of motorized means of transport;
- Management and maintenance of land-road and waterway systems;
- Management and maintenance of important railway stations and car terminals;
- Management and exploitation of irrigation works.
2. State enterprises engaged in a number of important domains, where the State does not hold more than 50% of the total shares when they are equitized, but shall hold special shares in order to make decisions on several important issues, under the Prime Minister’s decisions.
3. For those State enterprises not defined at Points 1 and 2 of this Section, when they are equitized, the competent State agencies shall base themselves on the specific conditions of the enterprises to decide whether the State shall hold shares with a small percentage or shall not hold shares.
4. Those State enterprises, which have the State capital of VN dong 5 billion or less and can not be equitized, shall convert their ownership in forms of assignment of enterprises to labor collectives or sale of enterprises.
III.Stateenterprises not defined in Section I above, which suffer from prolonged losses in their business activities or have not fulfilled their assigned tasks in the public-utility activities or which can not convert their ownership
1. State enterprises engaged in business activities:
a/ Those enterprises, which have conducted business without efficiency, suffered from losses for two consecutive years but not to the extent of being dissolved or declared bankrupt, shall be merged.
b/ Those enterprises, which have suffered from losses in their business activities for three consecutive years and have the accumulated loss amount equal to three-fourths (3/4) or larger of the State capital at enterprises, but do not yet fall into insolvency, and which, though having applied the reorganizing measures can not overcome the situation, shall be dissolved.
c/ Those enterprises, which have suffered from losses in their business activities for two consecutive years and can not repay their due debts, shall be declared bankrupt.
2. For those public-utility enterprises, which have not fulfilled their assigned tasks for two consecutive years, the competent State agencies shall decide on the merger, dissolution or bankruptcy.
B. STATE CORPORATIONS(including corporations set up under the Prime Minister’s Decision No. 90/TTg and Decision No. 91/TTg of March 7, 1994)
State corporations must fully meet the following conditions:
1. Being engaged in the following branches and domains: oil and gas exploitation and processing as well as petroleum wholesale; electricity manufacture and supply; exploitation, processing and supply of coal and important minerals; metallurgy; manufacturing mechanical-engineering; cement production; post and telecommunications, and electronics; airlines; maritime; railway; chemicals and chemical fertilizers; manufacture of a number of important consumer goods and foodstuff products (textiles, paper, salt, coffee, rubber, wood processing, liquor, beer, and cigarettes); pharmaceutical chemistry; construction; food wholesale; banking; and insurance.
2. Having the State capital of VN dong 500 billion or more; for the specific branches under the Prime Minister’s decisions, the State capital amount may be smaller but not less than VN dong 100 billion.
3. Having the average level of State budget remittance of VN dong 50 billion or higher for 3 preceding consecutive years; for the specific branches under the Prime Minister’s decisions, it must be no less than VN dong 10 billion.
4. Having advanced technological and managerial levels, high-quality products, high efficiency in production and business activities, and competitiveness on domestic and international markets.
Those State corporations, which do not fully meet the above-said four conditions, shall be restructured along the direction of merger, consolidation or dissolution.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây