Thông tư 111/GSQL-TT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư 111/GSQL-TT

Thông tư 111/GSQL-TT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:111/GSQL-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:28/05/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 111/GSQL-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 111/GSQL-TT NGÀY 28 THÁNG 5
NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 12/CP NGÀY 18-2-1997 QUI ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

 

- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990.

- Thực hiện Điều 104 Nghị định 12/CP, ngày 18/02/1997 của Chính qui định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành các điều 40, 47, 48, 63, 76, 98 và 103 của Nghị định 12/CP nói trên như sau:

 

I- NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

 

1- Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và của các hợp đồng hợp tác kinh doanh (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan theo đúng các qui định của pháp luật Việt Nam.

2- Theo qui định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 89/CP ngày 15-12-1995 và Điều 47, Điều 76 Nghị định 12/CP: Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm thiết bị, máy móc, vật tư phương tiện vận tải nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất và tất cả hàng xuất khẩu) đều phải được Bộ Thương mại phê duyệt bằng văn bản. Hải quan căn cứ vào văn bản phê duyệt của Bộ Thương mại để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng số lượng và trị giá của lô hàng ghi trong giấy phép.

3- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như qui định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nói chung, trừ các trường hợp sau đây:

3.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung được làm thủ tục hải quan tại Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung (có qui định cụ thể riêng).

3.2) Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo qui định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 12/CP không phải tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu (theo hướng dẫn tại Văn bản số 663/TCHQ-KTTT ngày 28 tháng 02 năm 1997 của Tổng cục Hải quan).

4- Khi hàng về tới cửa khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yêu cầu làm thủ tục, thì Hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan nhanh theo đúng quy định của pháp luật Hải quan để kịp thời phục vụ cho sản xuất, xây dựng theo đúng kế hoạch. Nếu có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền về thủ tục thì các Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm báo cáo nhanh về lãnh đạo Tổng cục Hải quan để xin ý kiến chỉ đạo, không được giữ vật tư hàng hoá lâu tại cảng.

5- Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác theo qui định của pháp luật, trừ hàng hoá được miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu theo qui định tại Điều 63 Nghị định 12/CP.

 

II- MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

 

1- Điều 40 Nghị định 12/CP qui định về chất lượng và việc giám định chất lượng, giá cả thiết bị, máy móc, vật tư phương tiện vận tải nhập khẩu. Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện điều này như sau:

1.1) Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu nêu ở điều này là thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu (dưới đây gọi chung là hàng hoá) để tạo tài sản cố định (bao gồm cả trường hợp thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ mở rộng qui mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ). Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm không thuộc diện điều chỉnh của Điều 40 này.

1.2) Hải quan căn cứ vào các qui định về tiêu chuẩn chất lượng thiết bị, máy móc, vật tư có hiệu lực thi hành tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, qui định tại khoản 4 Thông tư số 01/LB ngày 31-10-1995 của Liên Bộ Thương mại - Tài chính - UBNNHTĐT-TCHQ, và các qui định tại giấy phép đầu tư (nếu có) để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu có sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên thì căn cứ vào qui định tại giấy phép đầu tư để làm thủ tục nhập khẩu.

1.3) Tất cả thiết bị, máy móc, vật tư để thực hiện dự án đầu tư hình thành tài sản cố định đều phải có giấy chứng nhận giám định chất lượng. Cụ thể như sau:

(i) Nếu giấy phép đầu tư/văn bản duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại qui định phải giám định trước khi nhập khẩu (Pre-Shipment Inspection) thì yêu cầu phải nộp chứng nhận giám định cùng với bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục nhập khẩu.

(ii) Nếu giấy phép đầu tư/văn bản duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại không qui định phải giám định trước khi nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục cho giải phóng hàng ngay, còn riêng giấy chứng nhận giám định được nộp sau khi có kết quả giám định, nhưng chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày Hải quan giải phóng hàng. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm về giá trị và chất lượng hàng hoá nhập khẩu, Hải quan không chờ có kết quả giám định mới giải phóng hàng.

1.4) Giấy chứng nhận giám định được chấp nhận là giấy chứng nhận giám định hợp lệ do các tổ chức giám định được qui định tại khoản 4, Điều 40 Nghị định 12/CP cấp. Trường hợp giám định theo hướng dẫn tại tiêu mục 1.3 (ii) trên đây thì chứng nhận giám định phải thể hiện rõ là giám định trước khi lắp đặt.

1.5) Cơ quan giám định chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả giám định. Trong trường hợp Hải quan có căn cứ chắc chắn để kết luận rằng chứng nhận giám định không chính xác về giá trị và chất lượng hàng hoá thì Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục làm văn bản kiến nghị cơ quan cấp giấy phép đầu tư để yêu cầu tái giám định. Nếu kết quả tái giám định đúng như kết luận của Hải quan thì ngoài việc thực hiện như quyết định của cơ quan cấp giấy phép đầu tư, lô hàng và tổ chức giám định lần đầu còn phải chịu xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2- Điều 48 Nghị định 12/CP qui định về gia công và kho bảo thuế, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

2.1) Thủ tục hải quan cho lô hàng gia công và gia công lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo qui định tại khoản 1 Điều 48 này; tại Thông tư số 14/KHĐT-TM ngày 25/9/1996 (Thông tư liên bộ Kế hoạch đầu tư - Thương mại hướng dẫn thực hiện gia công hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); tại Quyết định 126/TCHQ-GSQL ngày 08 tháng 4 năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác của Tổng cục Hải quan.

2.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện được cấp giấy phép thành lập kho bảo thuế tại xí nghiệp theo hướng dẫn tại phần III dưới đây.

3- Điều 63 Nghị định 12/CP qui định việc miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu và việc chuyển nhượng hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

3.1)- Theo qui định tại Điều 63 này và tại Thông tư số 01/LB ngày 31-10-1995 của Liên Bộ Thương mại - Tài chính - UBNNHTĐT và Tổng cục Hải quan, khi cấp văn bản cho phép nhập khẩu Bộ Thương mại đã qui định rõ danh mục và trị giá hàng được nhập khẩu miền thuế, danh mục và trị giá hàng được nhập khẩu nhưng phải nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác. Hải quan căn cứ vào văn bản cho phép của Bộ Thương mại để làm thủ tục nhập khẩu.

- Đối với những danh mục hàng được Bộ Thương mại phê duyệt miễn thuế nhập khẩu nhưng thuộc diện phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác (nếu có) thì Hải quan sẽ căn cứ vào các qui định hiện hành để làm thủ tục.

3.2) Đối với hàng hoá thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu qui định tại khoản 1, Điều 63 nói trên: Nếu lượng hàng phù hợp với văn bản cho phép của Bộ Thương mại nhưng trị giá khai báo vượt trị giá cho phép thì hải quan căn cứ vào giá được xác nhận trong giấy chứng nhận giám định hợp lệ như hướng dẫn tại điểm 1.3 trên đây để giải quyết:

(i). Nếu kết quả giám định xác nhận giá khai báo là phù hợp thì Hải quan cho làm thủ tục nhập khẩu, không yêu cầu phải điều chỉnh văn bản cho phép.

(ii). Nếu kết quả giám định cho thấy giá khai báo là không chính xác thì phải xử lý vi phạm, yêu cầu điều chỉnh bổ sung văn bản cho phép của Bộ Thương mại phần hàng vượt trị giá được miễn thuế nhập khẩu.

(iii) Trường hợp không qui định phải giám định trước khi nhập khẩu, nếu tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu chưa có chứng nhận giám định mà giá khai báo lại vượt trị giá cho phép tại văn bản của Bộ Thương mại thì hàng hoá chỉ được giải phóng sau khi có kết luận và quyết định xử lý về giá như hướng dẫn tại các tiểu mục (i) và (ii) trên. Trường hợp cần giải phóng hàng để phục vụ xây dựng, sản xuất, thì doanh nghiệp phải làm cam kết chấp hành quyết định về xử lý giá của hải quan.

3.3) Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện chịu thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác, nếu lượng hàng phù hợp văn bản cho phép nhưng trị giá vượt quá trị giá cho phép thì xử lý vi phạm hành chính, cho làm thủ tục nhập khẩu, nộp đủ thuế theo hàng thực nhập, không yêu cầu phải điều chỉnh văn bản cho phép.

3.4) Thủ tục miễn thuế, hoàn thuế như qui định hiện hành.

 

III- KHO BẢO THUẾ TẠI XÍ NGHIỆP

 

1- Khái niệm: Kho bảo thuế tại xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (dưới đây gọi là kho bảo thuế) là kho của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, được áp dụng một chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của xí nghiệp được đưa vào lưu giữ tại kho bảo thuế chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác.

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm lưu giữ tại kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên liệu, vật tư dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính xí nghiệp đó.

2- Điều kiện để được thành lập kho bảo thuế:

a) Xí nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu (xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm).

b) Không vi phạm luật pháp; quan hệ về kinh doanh, tài chính, tín dụng rõ ràng.

c) Có sử sụng hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho đầy đủ, chặt chẽ theo đúng qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

d) Xí nghiệp phải đặt ở Khu vực thuận lợi cho việc quản lý, giám sát của Hải quan.

3) Thủ tục xin thành lập kho bảo thuế:

3.1) Xí nghiệp muốn thành lập kho bảo thuế phải nộp cho Hải quan tỉnh, thành phố sở tại hai bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

(i) Đơn xin thành lập kho (theo mẫu do Tổng cục Hải quan qui định)

(ii) Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng)

(iii) Điều lệ xí nghiệp (bảo sao công chứng)

(iv) Sơ đồ xí nghiệp và sơ đồ Kho bảo thuế

(v) Qui tắc hoạt động của Kho bảo thuế của xí nghiệp.

3.2) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hải quan tỉnh, thành phố liên quan phải tổ chức khảo sát và nếu đủ điều kiện thì làm văn bản đề xuất với Tổng cục Hải quan (kèm 01 bộ hồ sơ).

Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề xuất của Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan sẽ cấp giấy phép thành lập Kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp.

Giấy phép thành lập kho bảo thuế có giá trị 01 năm. Hết hạn, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng đủ các điều kiện và có đơn đề nghị gia hạn kèm theo xác nhận của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan sẽ xem xét gia hạn từng năm một.

3.3) Để được thành lập và gia hạn kho bảo thuế, doanh nghiệp phải nộp một khoản lệ phí theo Quy định tại Thông tư liên Bộ của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan số 80/TTLB ngày 4-10-1994.

4) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá vào, ra kho bảo thuế.

Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế và đối với sản phẩm xuất khẩu như thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu bình thường. Riêng phần tính thuế, nộp thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thực hiện như sau:

4.1) Căn cứ vào tỷ lệ sản phẩm được phép tiêu thụ ở thị trường trong nước ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc văn bản duyệt hàng năm của Bộ Thương mại như qui định tại Điều 47 Nghị định 12/CP Hải quan thực hiện việc tính thuế, thu thuế nhập khẩu phần nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại nội địa Việt Nam như đối với hàng nhập khẩu bình thường (sử dụng tờ khai HQ96-KD). Trường hợp tỷ lệ ghi trong giấy phép đầu tư khác với tỷ lệ ghi trong văn bản phê duyệt kế hoạch cụ thể hàng năm của Bộ Thương mại thì căn cứ vào văn bản phê duyệt của Bộ Thương mại để xác định tỷ lệ này.

- Phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu, Hải quan chưa tính thuế nhưng phải xác định rõ lượng hàng này trên mỗi tờ khai (sử dụng tờ khai HQ96-GC áp dụng cho loại hình sản xuất hàng xuất khẩu) và phải vào sổ theo dõi (dùng sổ theo dõi nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu).

- Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì được Hải quan làm thủ tục tái xuất hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ thực hiện theo đúng qui định của Tổng cục Hải quan và chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế và cơ quan môi trường.

4.2) Định kỳ 6 tháng một lần, doanh nghiệp lập bảng tổng hợp các tờ khai và tổng lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được hưởng chế độ bảo thuế, tổng lượng sản phẩm đã xuất khẩu gửi cho cơ quan Hải quan. Sau khi kiểm tra về tính chính xác của báo cáo trên, đối chiếu với hồ sơ lưu của Hải quan và căn cứ vào qui định về tỷ lệ sản phẩm phải xuất khẩu trong giấy phép đầu tư hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cơ quan Hải quan giải quyết như sau:

(i). Nếu phù hợp thì thanh khoản các lô hàng đã xuất khẩu theo đúng tỷ lệ qui định.

(ii). Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ qui định mà doanh nghiệp không có giải trình hợp lý và được cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc được Bộ Thương mại chấp nhận điều chỉnh tỷ lệ thì doanh nghiệp phải nộp thuế ngay cho phần sản phẩm hoàn chỉnh chênh lệch giữa lượng sản phẩm xuất khẩu và lượng sản phẩm thực xuất, coi như doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh từ nước ngoài. Thời điểm tính thuế là thời điểm quyết định thu thuế của Hải quan.

(iii). Kết thúc năm kế hoạch (31/12 hàng năm) doanh nghiệp phải lập bản tổng hợp các tờ khai và tổng lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được hưởng chế độ bảo thuế, tổng lượng sản phẩm xuất gửi cơ quan Hải quan. Sau khi kiểm tra về tính chính xác của báo cáo, đối chiếu với hồ sơ lưu của Hải quan và căn cứ vào qui định về tỷ lệ sản phẩm phải xuất khẩu trong giấy phép đầu tư hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại, cơ quan Hải quan giải quyết như sau: (iii). a- Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ qui định mà doanh nghiệp không có giải trình hợp lý và được cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc được Bộ Thương mại chấp nhận điều chỉnh tỷ lệ thì doanh nghiệp phải nộp thuế ngay cho phần sản phẩm hoàn chỉnh chênh lệch giữa lượng sản phẩm phải xuất khẩu và lượng sản phẩm thực xuất và phải xử lý vi phạm. Nếu xuất khẩu dưới 50% sản phẩm thì ngoài việc xử lý trên, Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan về việc quyết định thu hồi Giấy phép kho bảo thuế.

Thuế nói ở tiểu mục (ii) này và tiểu mục (iii.a) nêu trên là mức thuế áp dụng cho sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu theo chính sách thuế có hiệu lực thi hành vào thời điểm Hải quan ra Quyết định thu thuế.

(iii).b- Nếu tỷ lệ xuất khẩu cao hơn tỷ lệ qui định thì doanh nghiệp được hoàn thuế phần chênh lệch giữa thực xuất và thực nộp thuế. (iv) Doanh nghiệp có kho bảo thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ của các bảo cáo tổng hợp nêu ở Điểm 4.2 này.

4.3) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào Kho bảo thuế không được bán vào thị trường Việt Nam. Trường hợp đặc biệt được Bộ Thương mại chấp thuận cho phép bán tại thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo qui định hiện hành của pháp luật.

5. Quản lý của Hải quan đối với kho bảo thuế:

Về nguyên tắc, kho bảo thuế tại xí nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của Hải quan. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể Hải quan có thể tổ chức giám sát trực tiếp hoặc xác định quyền kiểm tra, giám sát nhưng không trực tiếp giám sát thường xuyên. Việc kiểm tra, giám sát của Hải quan chủ yếu thực hiện thông qua việc làm thủ tục Hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu của xí nghiệp; việc thanh khoản từng lô hàng; kiểm tra các báo cáo của doanh nghiệp, kiểm tra trực tiếp đột xuất (kể cả kiểm tra sổ sách, chứng từ, hệ thống lưu trữ trong mạng vi tính, kiểm kê hàng hoá trong kho). Doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kho, tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với Hải quan trong việc Hải quan thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát nói trên.

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Thông tư này thay thế Thông tư số 10/TCHQ-PC ngày 15/10/1993 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định 18/CP ngày 16-4-1993. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những qui định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời với Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

 

 

PHỤ LỤC 1

TÊN CÔNG TY CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN THÀNH LẬP KHO BẢO THUẾ

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996.

Căn cứ Nghị định 12/CP ngày 18/02/1997 Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ Thông tư số 111/TCHQ-TT ngày 28/05/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 12/CP của Chính phủ.

 

Tôi là:.......................

Chức vụ:..........................

Là người đại diện hợp pháp của công ty:..........................

Giấy phép đầu tư số:..........

Ngày cấp:......... Nơi cấp........

Địa chỉ:.........................................................

Điện thoại:...................

Fax:..............................

Nội dung sản xuất kinh doanh:....................................

Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm:....

Nội địa:... %...

Xuất khẩu.... %....

Xin được thành lập Kho bảo thuế tại:.............................

Khu vực Kho bảo thuế có diện tích:...... m2 kho....... m2 bãi....

 

Tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn và hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định về Kho bảo thuế.

 

Ngày...., tháng... năm 199...

Chức vụ người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu)

 

Hồ sơ kèm theo:

- Giấy phép đầu tư (Bản sao công chứng).

- Điều lệ xí nghiệp (Bản sao công chứng).

- Quy tắc hoạt động kho bảo thuế.

- Sơ đồ xí nghiệp và sơ đồ khu vực kho bảo thuế.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No: 111/GSQL-TT
Hanoi, May 28, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.12-CP OF FEBRUARY 18, 1997 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM
Pursuant to the Ordinance on Customs of February 20, 1990;
In implementation of Article 104 of Decree No.12-CP of February 18, 1997 of the Government detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
The General Department of Customs hereby provides the following guidances on the implementation of Articles 40, 47, 48, 63, 76, 98 and 103 of aforesaid Decree No.12-CP:
I. GENERAL PROVISIONS
1. All goods imported and exported by joint venture enterprises, enterprises with 100 per cent foreign invested capital and business cooperation contracts (hereafter commonly referred to as foreign invested enterprises) shall be subject to the inspection and supervision of the Customs office in accordance with the provisions of Vietnamese law.
2. Under Clause 4, Article 2 of Decree No.89-CP of December 15, 1995 and Article 47 and Article 76 of Decree No.12-CP: All imports and exports of foreign invested enterprises (including equipment, machinery, materials and means of transport imported to create fixed assets; raw materials and materials imported for production and all export goods) must be approved in writing by the Ministry of Trade. Basing itself on the written approval of the Ministry of Trade, the Customs office shall fill in the import or export procedures according to the quantity and value of goods defined in such written approval.
3. The customs procedures for the import and export goods of foreign invested enterprises shall comply with customs provisions applicable to common imports and imports, except the following cases:
3.1. For imports and exports of enterprises in export processing zones or concentrated industrial zones, the customs procedures shall be filled in at such export processing zones or concentrated industrial zones (separate specific regulations shall apply).
3.2. Import tax shall not be levied on those goods which are eligible for import tax exemption under Clause 1, Article 63 of Decree No.12-CP when the import procedures are filled in (according to the guidance in Document No.663-TCHQ-KTTT of February 28, 1997 of the General Department of Customs).
4. When their goods arrive at border gates and the foreign invested enterprises request to fill in the import procedures, the Customs office shall have to give priority to quickly completing the customs clearance procedures in accordance with the provisions of customs legislation so as to promptly serve production and construction activities as planned. If any problem arises beyond their competence, the local Customs Departments shall have to immediately report it to the General Department of Customs for direction and must not keep the goods and materials for a long time at the port.
5. All imports and exports of foreign invested enterprises shall be subject to import and export duties and other related taxes as prescribed by law, except for those eligible for tax exemption or reimbursement under Article 63 of Decree No. 12-CP.
II. SPECIFIC GUIDANCE
1. Article 40 of Decree No.12-CP provides for the quality and quality inspection, prices of imported equipment, machinery, supplies and means of transport. The General Department of Customs provides the following guidance for the implementation of this Article:
1.1. Imported equipment, machinery and supplies stated in this Article include equipment, machinery and supplies (hereafter commonly referred to as goods) imported for creating fixed assets (including those imported for project expansion, technological replacement and renewal). Materials and raw materials imported for manufacturing products shall not be regulated by this Article.
1.2. The Customs office shall base itself on the regulations on the quality standards of equipment, machinery and supplies which are effective at the time the import declaration form is registered as stipulated in Clause 4 of Inter-ministerial Circular N0. 01/LB of October 31, 1995 of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the State Committee for Cooperation and Investment and the General Department of Customs, and the provisions in the investment license (if any) to process the import procedures. If there is any difference between these two documents, the provisions in the investment license shall be complied with.
1.3. All equipment, machinery and supplies for creating fixed assets of investment projects must have quality inspection certificates. Specifically:
(i) If the investment license or the Ministry of Trades document approving the import plan requires pre-shipment inspection, the inspection certificate must be submitted together with the dossier registering for filling in the import procedures.
(ii) If the investment license or the Ministry of Trades document approving the import plan does not require pre-shipment inspection, the Customs office shall fill in the import procedures for a quick release of the goods while the inspection certificate may be submitted later upon the availability of the inspection results no later than 30 days from the date the Customs office releases the goods. The goods owner shall be held responsible for the value and quality of the imported goods and the Customs office shall not wait for the inspection results before releasing the goods.
1.4. An acceptable inspection certificate is a valid inspection certificate granted by any of the inspection organizations specified in Clause 4, Article 40 of Decree No. 12-CP. In cases where the inspection is subject to aforesaid sub-clause 1.3 (ii), the inspection certificate must clearly state that it is pre-installation inspection.
1.5. The inspection agency shall take legal responsibility for the inspection results. In cases where there are reliable grounds for concluding that the inspection of the goods value and quality is not accurate, the Customs Department of the province or city where the import procedures are filled in shall make a written request to the investment license granting agency for a re-inspection. If the re-inspection result is exactly the same as the conclusion of the Customs office, apart from executing the decision of the investment license granting agency, the owner of the goods and the first inspection organization shall be handled for their violation as prescribed by law.
2. For Article 48 of Decree No.12-CP providing for subcontracted processing and bonded warehouses. The General Department of Customs gives the following guidances:
2.1. The customs procedures required for processed and reprocessed goods of foreign invested enterprises shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article; in Inter-ministerial Circular No. 14/KHDT-TM of September 25, 1996 of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Trade guiding the processing of export goods of foreign invested enterprises in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam; in Decision No. 126/TCHQ-GSQL of April 8, 1995 and other guiding documents of the General Department of Customs.
2.2. Eligible foreign invested enterprises shall be granted permits to establish bonded warehouses at the enterprises according to the guidance in Part III below.
3. Article 63 of Decree No.12-CP provides for import tax exemption and reimbursement and assignment of import goods of foreign invested enterprises. The General Department of Customs gives the following guidances for implementation:
3.1. Under this Article and Inter-ministerial Circular No. 01/LB of October 31, 1995 of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the State Committee for Cooperation and Investment and the General Department of Customs, when granting the import permits, the Ministry of Trade has clearly defined the list and values of imports eligible for import tax exemption and the list and values of imports subject to import tax and other related taxes. Basing itself on the Ministry of Trades import plan permits, the Customs office shall fill in the import procedures.
With regard to the lists of goods which are, as approved by the Ministry of Trade, exempt from import tax but subject to special consumption tax and other taxes (if any) the Customs office shall fill in the import procedures in accordance with current regulations.
3.2. For those goods eligible for import tax exemption under Clause 1 of aforesaid Article 63: If the quantity of the goods conforms with the permit issued by the Ministry of Trade but their declared value exceeds the approved one, the Customs office shall base itself on the value ascertained in the valid inspection certificate as guided in Point 1.3 above to settle as follows:
(i) If the inspection result ascertains that the declared value is appropriate the Customs office shall fill in the import procedures without requesting adjustment to the permit.
(ii) If the inspection result shows that the declared value is not correct, the Customs office shall handle the violation and request adjustment to the Ministry of Trades permit regarding the portion of goods exceeding the value exempt from import tax.
(iii) In cases where pre-shipment inspection is not required, if, at the time the import procedures are filled in without an inspection certificate, the declared value exceeds the value stated in the permit issued by the Ministry of Trade, the goods shall be released only upon the conclusion and the decision on the goods value as guided in aforesaid sub-clauses (i) and (ii). If the goods need to be released to serve the construction and production, the enterprise shall have to make a commitment to execute the Customs offices decision regarding the value.
3.3. For the import goods subject to import tax and other related taxes, if the quantity of goods conforms with the permit but the value of such goods exceeds the permitted one, the Customs office shall handle it as an administrative violation but still fill in the import procedures, collect the full tax on the actually imported goods without requesting adjustment to the permit.
3.4. The tax exemption and reimbursement procedures shall comply with current regulations.
III. BONDED WAREHOUSES AT ENTERPRISES
1. Definition: A bonded warehouse at a foreign-invested enterprise (hereafter referred to as bonded warehouse) is a warehouse of the foreign invested enterprise to serve the production of goods for export, is subject to a special customs management regime under which materials and raw materials imported to serve the enterprises production are kept at a bonded warehouse for which import tax and other related taxes are not yet calculated and paid.
Imported materials and raw materials and products kept at a bonded warehouse of an enterprise include only materials and raw materials used for production activities and products of such enterprise.
2. Conditions for establishing a bonded warehouse:
a/ The enterprise has been established under the Law on Foreign Investment in Vietnam to produce goods principally for export (at least 30 per cent of its products)
b/ Not violating the provisions of law, having clear business, financial and credit relations.
c/ Using a proper system of records and vouchers to fully and closely monitor the import and export of goods, goods brought into and out of the bonded warehouse in accordance with current provisions of Vietnamese law.
d/ The enterprise must place the bonded warehouse at an area convenient for the management and supervision by the Customs office.
3. Procedures for applying for the establishment of a bonded warehouse:
3.1. An enterprise that wishes to establish a bonded warehouse shall have to submit to the provincial/municipal Customs office two sets of dossier including the following papers:
(i). An application for establishing a bonded warehouse (according to the form set by the General Department of Customs)
(ii) The investment license (a notarized copy)
(iii) The enterprise's Statute (a notarized copy)
(iv) A map of the enterprise and a map of the bonded warehouse
(v) The rules on the operation of the bonded warehouse
3.2. Within 10 days after the receipt of the full and valid dossier, the concerned provincial/municipal Customs office shall have to conduct a survey and, if the aforesaid conditions are met, shall make a written proposal to the General Department of Customs (together with 01 set of dossier).
Within 20 days from the date of receipt of the dossier and the proposal of the provincial/municipal Customs office, the General Department of Customs shall grant a permit for the establishment of a bonded warehouse or issue a written reply to the enterprise.
The permit for the establishment of a bonded warehouse shall be valid for 01 year. Upon its expiry, if the enterprise still meets all the conditions and has an application for extension with a certification of the municipal/provincial Customs Department, the General Department of Customs shall consider and extend the permit on the yearly basis.
3.3. For establishing a bonded warehouse and extending its operating duration, the enterprise shall have to pay a fee according to the provisions in Inter-ministerial Circular No.80-TTLB of October 4, 1994 of the Ministry of Finance and the General Department of Customs.
4. Customs procedures for goods brought into and out of a bonded warehouse
The customs procedures for imported raw materials and materials to be put into a bonded warehouse and for products to be exported shall be the same as those for a normal batch of imports or exports. Only the calculation and payment of import tax on imported raw materials and materials shall be carried out as follows:
4.1. Depending on the percentage of products permitted for sale on domestic market as stated in the investment license or the Ministry of Trades written approval of the annual import plan of the enterprise as prescribed in Article 47 of Decree No.12-CP, the Customs office shall calculate and collect import tax on the portion of raw materials used for the production of products consumed in Vietnam as for normal imports (using declaration form HQ96-KD). In cases where the percentage defined in the investment license is different from that in the Ministry of Trades written approval of the annual import plan, the latter shall be complied with.
- For the imported raw materials and materials put into a bonded warehouse for the production of export goods, the Customs office shall not calculate import tax but clearly define their quantities in every declaration form (using declaration form HQ96-GC for the production of exports) and record them in a monitoring book (used for monitoring imported raw materials for the production of exports).
- For the goods which are put into a bonded warehouse and so damaged or have deteriorated in quality to an extent that they do not meet the production requirements, the Customs office shall fill in the procedures for re-exporting or destroying them. Such destruction shall comply with the regulations of the General Department of Customs and be supervised by the Customs office, tax office and environment agency.
4.2. Every six months, the enterprise shall make a sum up report on the declaration forms, total amount of raw materials and materials eligible for the tax reservation regime and total quantity of exported products and send it to the Customs office. After checking the accuracy of this report, comparing it with the dossier filed by the Customs office and on the basis of the provisions on the percentage of to-be-exported products as stated in the investment license or the Ministry of Trades written approval of the enterprises import and export plan, the Customs office shall settle as follows:
(i) If compliance is ensured, it shall liquidate the goods batches according to the prescribed percentage.
(ii) If the percentage of exported products is lower than the prescribed one and the enterprise fails to give any justified explanation but the investment license granting agency or the Ministry of Trade approves to adjust such percentage, the enterprise must immediately pay import tax on the finished product difference between the quantity of products that must be exported and the quantity of actually exported products, just like the case the enterprise imports finished products from abroad. The time for tax calculation shall be the time the Customs office decides to collect the tax.
(iii) At the end of the plan year (December 31, every year) the enterprise shall have to make a report to sum up the declaration forms, total quantity of imported raw materials and materials eligible for the tax reservation regime and total quantity of exported products and send it to the Customs office. After checking the accuracy of the report, comparing it with the dossier filed by the Customs office and on the basis of the percentage of products that must be exported as defined in the investment license or the Ministry of Trades written approval of the enterprises import and export plan, the Customs office shall settle as follows:
(iii).a/ If the percentage of exported products is lower than the prescribed one and the enterprise fails to give any justified explanation but the investment license granting agency or the Ministry of Trade approves to adjust such percentage, the enterprise must immediately pay import tax on the finished product difference between the quantity of products that must be exported and the quantity of actually exported products and the Customs office shall handle such violation. If only less than 50 per cent of products are exported, apart from handling the violation, the provincial/municipal Customs Department shall report it to the General Department of Customs on the decision to withdraw the permit for the establishment of the bonded warehouse.
The tax mentioned in this sub-clause (ii) and sub-clause (iii.a) above shall be the tax rate applicable to imported finished products according to the tax policy effective at the time the Customs office issues a decision to collect the tax.
(iii).b/ If the percentage of exported products is higher than the prescribed one, the enterprise shall be refunded the difference between the tax on the actually exported products the actually paid tax.
(iv) The enterprise having a bonded warehouse shall take responsibility before law for the accuracy and completeness of the sum-up reports stated in Pont 4.2.
4.3. Imported goods put into a bonded warehouse must not be sold into the Vietnamese market. In special cases where the enterprise is permitted to do so by the Ministry of Trade, it shall have to pay import tax and other related taxes thereon in accordance with current provisions of law.
5. Management by the Customs office over bonded warehouses:
In principle, a bonded warehouse at an enterprise is placed under regular inspection and supervision of the Customs office. However, depending on the concrete conditions, the Customs office may conduct direct supervision or define the power to inspect and supervise but not directly conduct regular supervision. The inspection and supervision by the Customs office is conducted mainly through the filling in of customs procedures for import and export goods of enterprises; the liquidation of each batch of goods; the checking of the reports of enterprises, and direct inspection without advance notice (including checking of books of records, vouchers, the filing system in the computer network, taking stock of goods left in bonded warehouse). The enterprise shall be responsible for organizing the management of bonded warehouse, create every favorable condition and closely coordinate with the Customs office in helping the latter to implement the aforesaid inspection and supervision regime.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular replaces Circular No.10/TCHQ-PC of October 15, 1993 of the General Department of Customs guiding the implementation of Decree No.18-CP of April 16, 1993. This Circular takes effect from the date of its signing. The earlier provisions which are contrary to this Circular are now annulled.
In the course of implementation, any problem should be promptly reported to the General Department of Customs for guidance.
 

 
GENERAL DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS




Phan Van Dinh
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 111/GSQL-TT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất