Thông tư 108/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

thuộc tính Thông tư 108/2003/TT-BTC

Thông tư 108/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:108/2003/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:07/11/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Sử dụng vốn ODA cho dự án môi trường - Ngày 07/11/2003, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 108/2003/TT-BTC, hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Theo Thông tư này, đối với các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu vực dân cư, xử lý rác thải y tế và vệ sinh môi trường bệnh viện: áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ nguồn vốn ODA của Dự án. Đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn đô thị: áp dụng cơ chế cho vay lại một phần vốn vay ODA theo đúng các điều kiện vay của nước ngoài và cấp phát một phần vốn vay ODA theo tỷ lệ phù hợp với khả năng trả nợ của từng dự án... Đối với các dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải công nghiệp của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ vốn ODA vay đối với các Chủ dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư108/2003/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 108/2003/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 108/2003/TT-BTC NGÀY 7 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ

PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Qui chế vay và trả nợ nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Qui chế cho vay lại từ nguồn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ công văn số 1073/CP-QHQT ngày 12/8/2003 của Chính phủ phê duyệt nguyên tắc điều chỉnh cơ chế tài chính đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng vốn ODA;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. QUI ĐỊNH CHUNG
A. Các dự án trong lĩnh vực vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn ODA bao gồm:
Thoát nước và xử lý nước thải các thành phố, thị xã, khu vực dân cư;
Xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị;
Xử lý rác thải y tế và vệ sinh môi trường bệnh viện;
Xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải công nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Các dự án thuộc loại trên có thể độc lập hoặc là một hợp phần thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường trong một dự án/chương trình đầu tư hỗn hợp nhiều lĩnh vực. Đối với hợp phần vệ sinh môi trường trong dự án/chương trình hỗn hợp cũng được áp dụng cơ chế tài chính tương ứng theo qui định của Thông tư này.
B. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các dự án trong lĩnh vực vệ sinh môi trường sử dụng vốn ODA:
Căn cứ vào tính chất và điều kiện cụ thể của từng dự án, từng địa phương, kết hợp với yêu cầu của nhà tài trợ về cơ chế sử dụng vốn đối với dự án, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cụ thể áp dụng cho từng loại dự án trong lĩnh vực vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn vay ODA như sau:
1. Đối với các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu vực dân cư: áp dụng cơ chế Ngân sách nhà nước (NSTW) cấp phát toàn bộ nguồn vốn ODA của Dự án. Vốn đối ứng của Dự án do Ngân sách địa phương bố trí.
2. Đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn đô thị: áp dụng cơ chế Ngân sách nhà nước (NSTW) cho vay lại một phần vốn vay ODA theo đúng các điều kiện vay của nước ngoài và cấp phát một phần vốn vay ODA theo một tỷ lệ phù hợp với khả năng trả nợ của từng dự án. Vốn đối ứng của dự án do Ngân sách địa phương và Chủ dự án bố trí.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét từng dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về tỷ lệ cấp phát/cho vay lại vốn ODA nói trên.
Trong trường hợp các dự án xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn đô thị sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại sẽ được áp dụng cơ chế Ngân sách nhà nước (NSTW) cấp phát toàn bộ vốn viện trợ cho Dự án. Vốn đối ứng của dự án do Ngân sách địa phương và Chủ dự án tự bố trí.
3. Đối với các dự án xử lý rác thải y tế và vệ sinh môi trường bệnh viện: áp dụng cơ chế Ngân sách Nhà nước (NSTW) cấp phát toàn bộ vốn ODA cho dự án. Đối với dự án do các Bộ, ngành trung ương là chủ đầu tư, vốn đối ứng của dự án do Ngân sách Nhà nước (NSTW) cấp theo kế hoạch vốn xây dựng cơ bản được phê duyệt hàng năm cho Bộ, ngành chủ quản. Đối với các dự án do địa phương là chủ đầu tư, vốn đối ứng do Ngân sách địa phương tự bố trí.
4. Đối với các dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải công nghiệp của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: áp dụng cơ chế Ngân sách Nhà nước cho vay lại toàn bộ vốn ODA vay đối với các Chủ dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo đúng điều kiện mà Chính phủ vay của nước ngoài (lãi suất vay, thời hạn vay). Chủ dự án có trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho Ngân sách Nhà nước theo đúng thỏa thuận cho vay lại và trả phí cho vay lại trong nước cho cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại (Cơ quan cho vay lại) theo qui định hiện hành. Vốn đối ứng của dự án do các Chủ dự án tự bố trí.
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại: áp dụng cơ chế Ngân sách nhà nước (NSTW) cho vay lại toàn bộ vốn viện trợ (vốn gốc) cho Dự án. Chủ dự án không phải trả lãi nhưng phải hoàn trả Ngân sách Nhà nước vốn gốc và phí cho vay lại theo qui định. Thời gian vay lại (trong đó có thời gian ân hạn) sẽ được xác định phù hợp với thời gian hoàn vốn trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt đối với chương trình/dự án. Vốn đối ứng của dự án do Chủ dự án tự bố trí.
5. Đồng tiền cho vay lại là đồng ngoại tệ đã ký vay theo Hiệp định với Nhà tài trợ. Các dự án khi hoàn trả được trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá qui đổi tại thời điểm hoàn trả theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.
nhayQuy định về đồng tiền cho vay lại nêu tại điểm 5 mục B phần I Thông tư số 108/2003/TT-BTC không áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị, mà áp dụng quy định về đồng tiền cho vay lại nêu tại Điểm 1 Thông tư số 08/2008/TT-BTC theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 08/2008/TT-BTC.nhay
6. Trường hợp trong các Điều ước quốc tế về ODA ký với nhà tài trợ có thỏa thuận về cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường khác với các nguyên tắc qui định tại mục I.B của Thông tư này thì áp dụng theo các thỏa thuận trong các Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết với nhà tài trợ.
II. CÁC QUI ĐỊNH CỤ THỂ
A. Phạm vi áp dụng và điều chỉnh cơ chế tài chính đối với các dự án vệ sinh môi trường
1. Đối với các dự án mới đưa vào danh mục tài trợ của nước ngoài hoặc đã ký kết Hiệp định với nhà tài trợ nước ngoài nhưng chưa xác định cơ chế tài chính cụ thể sẽ được áp dụng theo các qui định tại Mục I.B nêu trên.
2. Đối với các dự án đã được đưa vào danh mục tài trợ hoặc đã ký kết Hiệp định với nhà tài trợ nước ngoài và trước đây đã được Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính khác với các qui định tại Mục I.B đã hoặc đang trong quá trình thực hiện theo cơ chế trước đây sẽ được chuyển sang áp dụng theo cơ chế mới theo nguyên tắc xử lý sau:
a. Đối với các dự án trước đây áp dụng cơ chế cho vay lại nay chuyển sang diện Ngân sách Nhà nước cấp phát toàn bộ vốn ODA (Điểm 1, điểm 2 đối với các dự án sử dụng vốn viện trợ không  hoàn lại và điểm 3 của mục I.B): Bộ Tài chính sẽ ghi cấp phát cho Chủ dự án phần vốn gốc chưa trả được hoặc chưa đến hạn, đồng thời xóa các khoản nợ lãi và nợ phí đã phát sinh nhưng chưa trả. Không hoàn lại các khoản nợ gốc, nợ lãi và các phí đã trả cho cơ quan cho vay lại.
b. Đối với các dự án trước đây áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ vốn  ODA nay chuyển sang diện Ngân sách Nhà nước cấp phát một phần, cho vay lại một phần (điểm 2 của Mục I.B): chủ dự án cần tính toán lại phương án hoàn vốn của dự án theo các điều kiện vay lại đúng bằng điều kiện vay ưu đãi của nước ngoài (có xác định cụ thể tỷ lệ cấp phát/vay lại) gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
c. Các dự án đã được áp dụng theo cơ chế cấp phát một phần, cho vay lại một phần vốn nước ngoài sẽ không được điều chỉnh lại tỷ lệ cấp phát/cho vay lại đã được phê duyệt.
B. Thủ tục điều chỉnh
1. Đối với các dự án trước đây áp dụng cơ chế cho vay lại vốn ODA nay chuyển sang diện Ngân sách Nhà nước cấp phát toàn bộ hoặc được cấp phát một phần:
- Các cơ quan cho vay lại làm thủ tục thanh lý Hợp đồng cho vay lại với Chủ dự án và gửi cho Bộ Tài chính bản sao Biên bản thanh lý Hợp đồng, trong đó xác định cụ thể số vốn vay nước ngoài đã giải ngân và nhận nợ của dự án (vốn gốc). Trên cơ sở Biên bản thanh lý nói trên, Bộ Tài chính sẽ làm thủ tục điều chỉnh từ vốn cho vay lại sang cấp bổ sung có mục tiêu cho cơ quan chủ quản là địa phương hoặc cấp ngoài dự toán cho các cơ quan chủ quản là Bộ, ngành số vốn ODA tương ứng thông qua Ngân sách Nhà nước.
- Trên cơ sở chứng từ cấp vốn của Bộ Tài chính (Thông tri duyệt y dự toán, Lệnh chi), Sở Tài chính địa phương sẽ ghi tăng vốn ngân sách nhà nước cho Chủ dự án; các Bộ, ngành hạch toán tiếp vốn Ngân sách cấp tới các Chủ dự án trực tiếp sử dụng vốn ODA.
2.  Đối với các dự án điều chỉnh điều kiện vay lại (từ cho vay lại toàn bộ vốn ODA sang cấp phát một phần, cho vay lại một phần hoặc điều chỉnh điều kiện cho vay lại): Các cơ quan cho vay lại có trách nhiệm rà soát đối với các dự án vệ sinh môi trường và báo cáo Bộ Tài chính để xem xét và điều chỉnh cơ chế tài chính cho từng dự án.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các dự án thuộc diện điều chỉnh cơ chế tài chính từ diện vay lại toàn bộ vốn ODA sang diện cấp phát một phần, vay lại một phần vốn ODA phải có công văn và phương án tài chính mới gửi cho Cơ quan cho vay lại rà soát và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 30/6/2004. Sau thời hạn này, nếu Chủ dự án không gửi phương án tài chính mới thì được coi là không có đề nghị điều chỉnh và được thực hiện theo cơ chế đã được phê duyệt trước đó.
Các Bộ, UBND địa phương chủ quản dự án có trách nhiệm thông báo cho các Chủ dự án sử dụng vốn ODA thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường biết và phối hợp với Bộ Tài chính để chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, UBND địa phương chủ quản và các Chủ dự án phản ánh ngay cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét giải quyết.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 108/2003/TT-BTC

Hanoi, November 7, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MECHANISMS APPLICABLE TO ENVIRONMENTAL SANITATION PROJECTS FUNDED WITH OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE (ODA) CAPITAL SOURCES

Pursuant to the Governments Decree No. 90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on foreign loan borrowing and debt repayment;

Pursuant to the Governments Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001 promulgating the Regulation on management and use of official development assistance sources;

Pursuant to the Governments Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Finance Ministers Decision No. 02/2000/QD-BTC of January 6, 2000 promulgating the Regulation on re-lending of the Governments foreign loan/aid capital;

Pursuant to the Governments Official Dispatch No. 1073/CP-QHQT of August 12, 2003 approving the principles for adjustment of financial mechanisms applicable to ODA-funded environmental sanitation projects;

The Ministry of Finance hereby guides the implementation thereof as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

A. ODA-FUNDED PROJECTS IN THE FIELD OF ENVIRONMENTAL SANITATION INCLUDE:

- Projects on water drainage and waste water treatment in cities, towns and population quarters;

- Projects on treatment of urban garbage and solid waste;

- Projects on treatment of medical waste and environmental sanitation in hospitals;

- Projects on treatment of industrial waste water, solid waste and gaseous waste in industrial parks, export-processing zones and hi-tech parks;

The above-stated projects may stand independently or constitute separate environmental sanitation components of a multi-domain investment project/program. The environmental sanitation components of mixed projects/programs are also entitled to the application of corresponding financial mechanisms as prescribed in this Circular.

B. DOMESTIC FINANCIAL MECHANISMS APPLICABLE TO ODA-FUNDED PROJECTS IN THE FIELD OF ENVIRONMENTAL SANITATION:

Basing itself on the nature and specific conditions of each project and each locality, as well as the

1. For projects on water drainage and treatment of waste water in urban centers and population quarters, the applicable mechanism shall be as follows: the projects ODA capital shall be wholly allocated from the State budget (the central budget) while their reciprocal capital shall be apportioned from the local budgets.

2. For projects on treatment of urban garbage and solid waste, the applicable mechanism shall be as follows: the State budget (the central budget) shall re-lend part of the ODA capital in strict accordance with the conditions on foreign borrowing and allocate part of ODA loan at a proportion suitable to the debt-repayment capability of each project; and the projects reciprocal capital shall be apportioned from the local budgets and the project owners.

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, considering the projects on a case-by-case basis and submitting them to the Prime Minister for decision on the above-stated proportion of allocated/re-lent ODA capital.

In cases where the projects on treatment of urban garbage and solid waste are funded with non-refundable ODA capital, they shall be entitled to the mechanism that aid capital shall be wholly allocated from the State budget (the central budget) to the projects and the projects reciprocal capital shall be apportioned from the local budgets and the project owners.

3. For projects on treatment of medical waste and environmental sanitation in hospitals, the applicable mechanism shall be as follows: ODA capital shall be wholly allocated from the State budget (the central budget) to the projects. For projects invested by ministries or central branches, the projects reciprocal capital shall be allocated from the State budget (the central budget) under the managing ministries or branches plans on capital construction funding approved annually. For projects invested by localities, the reciprocal capital shall be apportioned from the local budgets.

4. For projects on treatment of industrial waste water, solid waste and gaseous waste of industrial parks, export-processing zones and hi-tech parks, the applicable mechanism shall be as follows: ODA loans shall be wholly re-lent from the State budget (the central budget) to owners of the projects in industrial parks, export-processing zones or hi-tech parks in strict accordance with the conditions on foreign loans by the Government (loan interest rates and loan terms). The projects owners shall have to reimburse the loan capital to the State budget (the central budget) in strict accordance with the re-lending agreement and pay domestic re-lending charges to the agencies authorized by the Finance Ministry to re-lend capital (the re-lending agencies) according to current regulations. The projects reciprocal capital shall be apportioned by their owners.

For projects in the field of environmental sanitation of industrial parks, export-processing zones or hi-tech parks, funded with non-refundable ODA capital, the applicable mechanism shall be as follows: the aid capital (principal capital) shall be wholly re-lent from the State budget to the projects. The project owners shall not have to pay interests but have to reimburse the principal capital to the State budget and pay re-lending charges according to regulations. The re-lending terms (including the grace period) shall be determined in compatibility with the capital-recovery period stated in the approved feasibility study reports of the programs/projects. The projects reciprocal capital shall be apportioned by their owners.

5. Currencies used for the re-lending shall be the foreign currencies stated in the loan agreements signed with donors. Projects may reimburse these loans in Vietnam dong at the exchange rate at the reimbursement time according to the current regulations of the Finance Ministry.

6. In cases where international treaties on ODA, already signed with donors, contain agreements on domestic financial mechanisms applicable to projects in the field of environmental sanitation which are different from the principles prescribed in Section I.B of this Circular, the agreements in international treaties on ODA already signed with donors shall apply.

II. SPECIFIC PROVISIONS

A. APPLICATION AND REGULATION SCOPE OF FINANCIAL MECHANISMS FOR ENVIRONMENTAL SANITATION PROJECTS

1. For projects which are newly included into the list of those entitled to foreign donation or projects for which agreements have been signed with foreign donors but specific financial mechanisms have not yet been determined, the provisions of the above-stated Section I.B shall apply.

2. For projects which have already been included into the list of those entitled to donation or projects for which agreements have been signed with foreign donors, if the financial mechanisms, which are different from the provisions in Section I.B were approved by the Government, have been or are being applied thereto, new mechanisms shall apply according to the following handling principles:

a/ For projects formerly entitled to the application of re-lending mechanisms and now entitled to the full ODA capital allocation from the State budget (Point 1 and Point 2 for projects funded with non-refundable aid capital and Point 3 of Section I.B): The Ministry of Finance shall record the unpaid or undue principal capital already allocated to the project owners, and at the same time, write off the arising interest and charge amounts not yet paid. The principals, interests and charges already paid shall not be refunded to the re-lending agencies.

b/ For projects formerly entitled to the application of the mechanism of wholly re-lending ODA capital and now entitled to partial allocation and partial re-lending thereof from the State budget (Point 2 of Section I.B): The project owners must re-calculate capital-recovery plans for the projects according to the re-lending conditions which are compatible with the conditions for the borrowing of foreign preferential loans (with the allocated/re-lent capital proportion being specifically determined) and send such plans to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, studying and submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.

B. PROCEDURES FOR ADJUSTMENT

1. For projects formerly entitled to the application of the mechanism of re-lending ODA capital and now entitled to partial or full allocation thereof by the State budget:

- The re-lending agencies shall carry out procedures for the liquidation of re-lending contracts with project owners and send the copy of the liquidation reports to the Ministry of Finance, clearly determining the foreign loans already disbursed and acknowledged as the projects debts (the principals). On the basis of the above-stated liquidation reports, the Ministry of Finance shall carry out procedures to convert into capital additionally allocated with purposes to the managing agencies being localities or capital allocated beyond the estimates to the managing agencies being ministries or branches via the State budget.

- On the basis of the vouchers on capital allocation of the Ministry of Finance (written approval of the cost estimates, spending order), the provincial/municipal Finance Services of the localities shall record the increase of State budget capital for the project owners; the ministries and branches shall make the accounting of allocated budget capital with ODA-funded project owners.

2. For projects subject to the adjustment of the re-lending conditions (from the re-lending of the whole ODA capital to partial allocation and partial re-lending thereof, or adjustment of re-lending conditions): The re-lending agencies shall have to revise environmental sanitation projects and report thereon to the Ministry of Finance for consideration and adjustment of the financial mechanism for each project.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. For projects subject to the adjustment of financial mechanisms from the re-lending of the whole ODA capital to partial allocation and partial re-lending thereof, the official dispatches and new financial plans must be sent to the re-lending agencies for the latter to revise and report thereon to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for submission to the Prime Minister for consideration and decision before June 30, 2004. Past this time limit, if the project owners still fail to send their new financial plans, they shall be considered as having no requests for adjustment and shall be entitled to apply the mechanisms approved earlier.

The project-managing ministries and local Peoples Committees shall have to notify this Circular to owners of ODA-funded projects in the field of environmental sanitation for them to know and coordinate with the Ministry of Finance in directing the implementation under to the guidance therein.

If any problems arise in the course of implementing this Circular, the managing ministries and Peoples Committees and project owners are requested to immediately report them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for consideration and settlement.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 108/2003/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe