Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ban hành một số chính sách bảo vệ phát triển rừng

thuộc tính Quyết định 38/2016/QĐ-TTg

Quyết định 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:38/2016/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vương Đình Huệ
Ngày ban hành:14/09/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nhiều chính sách hỗ trợ bảo vê, phát triển rừng

Một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/09/2016 kèm theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.
Trong đó, đáng chú ý là các chính sách về hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm; hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống; hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống… Cụ thể, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ 08 triệu đồng/ha nếu trồng các loại cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa; 05 triệu đồng/ha với các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); riêng với các xã biên giới, các tỉnh Sơn Lai, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 02 triệu đồng/ha.
Mức chi hỗ trợ cho công tác khuyến lâm; khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng và mức hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình lần lượt là 500.000 đồng/ha/4 năm (01 năm trồng và 03 năm chăm sóc); 300.000 đồng/ha và 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên.
Cũng theo Quyết định này, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trồng rừng phòng hộ; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên sẽ được hưởng toàn bộ sản phẩn của rừng mang lại khi được phép khai thác từ rừng theo quy định của Nhà nước; được sử dụng tối đa 30% diện tích đất chưa có rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016.

Xem chi tiết Quyết định38/2016/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 38/2016/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2016

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 về sắp xếp đi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đu tư;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quan điểm chỉ đạo phát triển rừng
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái.
3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi là cộng đồng), đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng.
4. Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản, đảm bảo nghề rừng ổn định, bền vững.
5. Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp tại các xã đặc biệt khó khăn. Trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, chế biến gỗ ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh Trung Bộ.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định một số cơ chế, chính sách đối với việc bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.
2. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trong nước hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, chế biến lâm sản và đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (sau đây gọi chung là Nghị định số 118/2014/NĐ-CP).
Điều 3. Mục tiêu phát triển rừng
1. Mục tiêu đến năm 2020: Trồng 900.000 ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 180.000 ha. Trồng 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, mỗi năm trồng 15.000 ha. Khoanh nuôi tái sinh rừng 360.000 ha.
2. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi.
3. Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Hỗ trợ đầu tư: Là hình thức hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng theo quy định.
2. Hỗ trợ sau đầu tư: Là hình thức hỗ trợ mà nhà đầu tư (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng) tự đầu tư cho các nội dung trồng rừng và chế biến gỗ theo quy định của Quyết định này, sau đó nhà nước nghiệm thu kết quả đầu tư (từng phần hoặc toàn bộ kết quả), Nhà nước sẽ thanh toán cho nhà đầu tư phần vốn hỗ trợ từ ngân sách được quy định tại Quyết định này.
3. Khu lâm nghiệp công nghệ cao: Là khu triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) của ngành lâm nghiệp; khu sản xuất các sản phẩm mới; khu ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp gồm: Sản xuất giống lâm nghiệp bằng công nghệ nhân mô; khu sản xuất sản phẩm phụ trợ (keo dán, sơn phủ, phụ kiện cơ khí); khu chế tạo các thiết bị phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Chương II
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 5. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.
b) Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2 ha.
3. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
4. Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng: 300.000 đồng/ha.
5. Hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình: 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (cho rừng tự nhiên, rừng trồng).
6. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư.
7. Điều kiện nhận hỗ trợ:
a) Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác, đất trồng rừng sản xuất phải được giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ).
b) Nguồn giống trồng rừng (hạt giống, trái giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định.
Điều 6. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng
1. Đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: Mức kế hoạch vốn từ ngân sách trung ương là 30 triệu đồng/ha; mức đầu tư cụ thể được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quyết định đầu tư trung ương tự cân đối bổ sung phần ngân sách còn thiếu theo dự toán được duyệt. Trường hợp tổ chức (ngoài quốc doanh), hộ gia đình, cá nhân trồng rừng phòng hộ: Phần còn thiếu (so với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/ha) theo dự toán thiết kế kỹ thuật thì tự bổ sung kinh phí để thực hiện.
2. Hỗ trợ trồng tre, luồng bảo vệ bờ sông, bờ suối, các công trình có nguy cơ sạt lở cao. Mức hỗ trợ 100.000 đồng/khóm (tối thiểu 3 cây /khóm; 1 năm trồng và 3 năm chăm sóc bảo vệ).
3. Khoán quản lý bảo vệ rừng: Bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân ở các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.
b) Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
c) Đối với khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020.
4. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên: Nhà nước khuyến khích phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Không trồng bổ sung: Mức hỗ trợ 03 triệu đồng/ha/6 năm mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
b) Có trồng bổ sung: Mức hỗ trợ tối đa 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600 nghìn đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo.
Điều 7. Hỗ trợ phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư 3 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 3 vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
2. Nội dung đầu tư: Nhà nước đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, đầu tư cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D), các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
3. Các doanh nghiệp đầu tư vào khu lâm nghiệp công nghệ cao được hưởng ưu đãi và hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng sản xuất
1. Quyền lợi: Được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chủ rừng sử dụng tối đa 30% diện tích đất đã được giao, được thuê nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%.
3. Nghĩa vụ: Khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng phải nộp cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của xã và Quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, bản, số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng (bên nhận khoán) nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.
Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.
Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 5 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.
Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, sâu bệnh không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
4. Đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng phòng hộ; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên
1. Quyền lợi: Được hưởng hỗ trợ của ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định này và toàn bộ sản phẩm của rừng mang lại khi được phép khai thác từ rừng theo quy định của Nhà nước.
2. Được sử dụng tối đa 30% diện tích đất chưa có rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp.
3. Nghĩa vụ: Phải trồng và bảo vệ rừng phòng hộ và rừng tự nhiên theo pháp luật về bảo vệ rừng hiện hành.
Điều 10. Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống
1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống. Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:
a) Không quá 55 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.
b) Không quá 40 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.
c) Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa.
d) Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.
Điều 11. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao
1. Tiêu chí trung tâm giống được hỗ trợ:
a) Là cơ sở nuôi cấy mô có quy mô tối thiểu 1 triệu cây/năm.
b) Diện tích đất tập trung xây dựng trung tâm giống tối thiểu là 3,0 ha (bao gồm đất để xây dựng nhà, xưởng, đất làm vườn ươm).
2. Điều kiện nhận hỗ trợ đầu tư:
a) Đối với tỉnh chưa có cơ sở nuôi cấy mô thì được hỗ trợ đầu tư xây dựng một trung tâm giống theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Là doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp nhà nước có cơ sở sản xuất giống đã được cổ phần hóa, trong đó Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
c) Vốn của doanh nghiệp phải tham gia ít nhất 30% trong tổng mức đầu tư dự án xây dựng trung tâm giống.
3. Hạng mục hỗ trợ đầu tư: Xây dựng nhà làm việc, nhà xưởng, đường giao thông, đường điện, mua sắm trang thiết bị và chi phí công nghệ.
4. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 5 tỷ đồng cho một trung tâm giống.
5. Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 2 lần sau khi nghiệm thu. Lần 1 cấp 70% vốn hỗ trợ sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc đầu tư các hạng mục theo quy định tại khoản 3 Điều này. Lần 2 cấp phần còn lại sau khi chủ đầu tư đã sản xuất cây giống đạt công suất thiết kế và chất lượng cây giống.
Điều 12. Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống
1. Tiêu chí vườn ươm được hỗ trợ:
a) Là cơ sở để ươm cây rừng bằng phương pháp giâm hom, chồi, hạt, cây từ mầm nhân mô.
b) Quy mô diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.
2. Quy hoạch vườn ươm: Trung bình mỗi xã hoặc cụm xã có 1.000 ha đất quy hoạch trồng rừng sản xuất trở lên được quy hoạch một vườn ươm. Khi bố trí vườn ươm nên sử dụng các vườn ươm hiện có là chính; chỉ quy hoạch xây dựng mới khi có dự án mới trồng rừng nguyên liệu hoặc ở những nơi thật sự cần thiết.
3. Điều kiện để nhận hỗ trợ
a) Vườn ươm phải nằm trong quy hoạch sản xuất giống lâm nghiệp của tỉnh, hoặc vườn ươm thuộc các dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung.
b) Chủ vườn ươm phải cam kết sử dụng đất được giao vào mục đích sản xuất giống trồng rừng ít nhất 10 năm.
c) Vườn ươm thuộc quyền sử dụng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nếu có phần vốn của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng) thì phần vốn của Nhà nước chiếm tỷ lệ không quá 50%.
4. Hạng mục hỗ trợ đầu tư: Xây dựng hạ tầng ban đầu, bao gồm: Điện, hệ thống tưới, hàng rào, vườn vật liệu, san ủi mặt bằng, xây dựng nền cứng.
5. Mức hỗ trợ: Trung bình 300 triệu đồng đối với vườn ươm xây dựng mới; vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt; đối với vườn ươm cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn vườn ươm quy định tại khoản 1 Điều này, mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng một vườn ươm.
6. Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 2 lần sau khi nghiệm thu. Lần 1 cấp 70% vốn hỗ trợ sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc đầu tư các hạng mục theo quy định tại khoản 4 Điều này. Lần 2 cấp phần còn lại sau một năm xây dựng.
Điều 13. Hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp
1. Đường ranh phòng chống cháy rừng (đường ranh cản lửa)
a) Tiêu chuẩn hỗ trợ: Đường ranh phòng chống cháy rừng kết hợp làm đường vận xuất, vận chuyển cây giống, vật tư, trong nội vùng dự án được quy hoạch với mức 15-20 mét đường/ha. Khi xây dựng Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất phải quy hoạch hệ thống đường ranh phòng, chống cháy rừng; quy hoạch phải có sự tham gia của các chủ rừng (bao gồm cả chủ rừng nhận khoán đất trồng rừng) trong vùng dự án. Đối với các dự án trồng rừng sản xuất trước đây chưa được hỗ trợ đường ranh phòng, chống cháy rừng thì được phép quy hoạch bổ sung và nhận hỗ trợ theo Quyết định này.
b) Mức hỗ trợ đầu tư là 30 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 25 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng.
c) Trình tự đầu tư và nghiệm thu thanh quyết toán: Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao ngân sách của năm kế hoạch, cho phép Ban Quản lý dự án cấp huyện tự thiết kế kỹ thuật và dự toán đường ranh phòng chống cháy rừng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, cho phép Ban Quản lý dự án cấp huyện tự tổ chức thi công; sau khi hoàn thành thi công, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu đường ranh phòng chống cháy rừng làm căn cứ để thanh quyết toán với Kho bạc Nhà nước. Ban Quản lý dự án cấp huyện có trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng toàn bộ tuyến đường trong cả chu kỳ trồng rừng.
2. Đường lâm nghiệp: Khu vực trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, mức hỗ trợ tối đa 20 mét đường/ha được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp với mức không quá 450 triệu đồng/km các ngầm qua suối được cứng hóa bằng bê tông. Việc quản lý đầu tư, xây dựng đường lâm nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 14. Hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo
1. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ rừng trồng; tre công nghiệp tại các tỉnh Tây Bắc, Tây nguyên và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ đầu tư: Hỗ trợ 20 tỷ đồng/nhà máy sản xuất gỗ MDFquy mô trên 30.000 m3 MDF/năm trở lên; hỗ trợ đầu tư 10 tỷ đồng/nhà máy đối với các nhà máy chế biến ván dăm, tre ép công nghiệp có quy mô trên 20.000 m3 trở lên; hỗ trợ 10 tỷ đồng/nhà máy đối với nhà máy ván dán quy mô trên 100.000 m3 để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và xử lý chất thải.
b) Hỗ trợ sau đầu tư: Hỗ trợ sau đầu tư tính theo khoảng cách vận chuyển sản phẩm với mức 1.500 đồng/tấn/km; khoảng cách được tính từ địa điểm đặt nhà máy đến trung tâm thành phố Hà Nội, hoặc trung tâm thành phố Đà Nẵng, hoặc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh theo đường ô tô gần nhất; khối lượng hỗ trợ tính theo công suất thiết bị thực tế nhà máy; nhân với thời gian tính hỗ trợ là 5 năm, kinh phí hỗ trợ ngay sau khi hoàn thành nhà máy bảo đảm tối thiểu 70% tổng số kinh phí hỗ trợ.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Dự án có chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công (thay thế chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư).
b) Các nhà máy sản xuất ván MDF, ván dăm phải kết hợp với sản xuất ít nhất một trong các sản phẩm ván sàn, ván thanh, ván ghép thanh để tránh lãng phí tài nguyên; sản lượng của sản phẩm kết hợp này được tính vào công suất hỗ trợ.
c) Thiết bị được sản xuất tại các nước phát triển (thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm); trường hợp sản xuất tại các nước đang phát triển thì thiết bị phải mới 100%. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm.
d) Diện tích rừng trồng và nguyên liệu hiện có trên địa bàn tỉnh phải đủ cho nhà máy hoạt động tối thiểu 60% công suất trong 5 năm đầu tiên. Dự án phải sử dụng tối thiểu 30% lao động địa phương.
đ) Tổng công suất thiết bị thực tế của các nhà máy được hỗ trợ không quá 200.000 tấn/tỉnh. Công suất thiết bị được tính bằng: sản lượng sản phẩm được nghiệm thu của một ca sản xuất x 3 ca/ngày x 300 ngày/năm.
e) Đối với tỉnh đã có nhà máy sản xuất bột giấy quy mô từ 50.000 tấn/năm hoặc nhà máy MDF có quy mô lớn hơn 100.000 m3 trở lên thì không thuộc đối tượng hỗ trợ.
g) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
Chương III
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀ ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH
Điều 15. Hỗ trợ đầu tư và đặt hàng đối với các công ty nông lâm nghiệp (quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP)
1. Hỗ trợ đối với trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: Mức vốn kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 30 triệu đồng/ha; mức đầu tư cụ thể được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phần vốn vượt mức vốn được giao, chủ rừng lồng ghép và huy động, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
2. Giao kế hoạch đặt hàng nhiệm vụ công ích:
a) Đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa đến thời kỳ khai thác do công ty nông, lâm nghiệp trực tiếp quản lý được hỗ trợ chi phí khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng mức khoán bằng 50% so với mức bình quân khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng cho hộ gia đình, cá nhân và các cộng đồng.
b) Hỗ trợ xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng, các công trình phòng chống cháy rừng, nhà tập thể cho người lao động.
Chương IV
CƠ CHẾ ĐẦU TƯ
Điều 16. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư
1. Ngân sách trung ương.
2. Ngân sách địa phương: Căn cứ vào quy định tại Quyết định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sử dụng nguồn thu từ bán cây đứng, thuế tài nguyên rừng, tiền thu từ xử phạt các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, nguồn thu được để lại từ các nhà máy thủy điện và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn vốn thực hiện tại địa phương.
3. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu.
4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Quyết định này khoảng 61.000 tỷ đồng, trong đó huy động các thành phần kinh tế khác 45.000 tỷ đồng (chi trả dịch vụ môi trường rừng 8.000 tỷ đồng; tín dụng 10.000 tỷ đồng; vốn của tổ chức cá nhân hộ gia đình 27.000 tỷ đồng).
Vốn nhà nước: vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước khoảng 9.000 tỷ đồng (ngân sách trung ương 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1.000 tỷ đồng); vốn sự nghiệp kinh tế 5.115 tỷ đồng, vốn ODA 3.000 tỷ đồng.
Điều 17. Cơ chế hỗ trợ đầu tư
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các dự án có mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước từ nhóm C trở lên và thời gian thực hiện dự án theo chu kỳ lâm sinh và sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hỗ trợ sau đầu tư: Nhà nước ưu tiên thanh toán tiền trồng rừng đối với diện tích (được giao, khoán) cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự bỏ vốn để trồng rừng (giai đoạn 2016 - 2020) theo quy định của Chính sách này ngay sau khi nghiệm thu thành rừng theo quy định.
3. Các khoản hỗ trợ từ ngân sách cho khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, chế biến gỗ là hỗ trợ đầu tư và sau đầu tư không tính vào khoản thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập) của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
4. Ngân sách trung ương chỉ tập trung hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách các tỉnh còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương và một số dự án quan trọng có tính chất lan tỏa cao của các tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định; các tỉnh không thuộc đối tượng trên, có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
5. Trong cùng một nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách khác nhau quy định thì tổ chức, cá nhân, cộng đồng chỉ được nhận hỗ trợ từ một chính sách mà có lợi nhất cho đối tượng nhận hỗ trợ.
Chương V
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Về đất đai
1. Đối với đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất mà hiện nay do các tổ chức của Nhà nước quản lý nếu chưa có đủ điều kiện để giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thì trước khi áp dụng Quyết định này, các tổ chức của Nhà nước phải thực hiện khoán đất lâm nghiệp ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ trồng rừng) để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng sản xuất.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí quy hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng, cho thuê đất, khoán đất trồng rừng sản xuất, lập dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định tại Quyết định này.
b) Cho phép các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự ứng trước kinh phí theo quy định để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, Nhà nước sẽ bố trí hoàn trả kinh phí vào năm ngân sách liền kề.
Điều 19. Dự án hỗ trợ đầu tư
1. Chủ đầu tư và lập dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng
a) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên diện tích đất quy hoạch trồng rừng sản xuất thuộc vùng đệm của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ do Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ lập và làm chủ đầu tư.
b) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên diện tích đất quy hoạch vùng nguyên liệu của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp lập và làm chủ đầu tư.
c) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã được lập trên cơ sở diện tích đất thực tế được giao, cho thuê và đất của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đồng ý tham gia cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, hợp tác xã do doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư.
d) Diện tích đất trồng rừng còn lại trên địa bàn huyện, tỉnh lập một hoặc hai dự án hỗ trợ đầu trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng và do cơ quan kiểm lâm, Đồn biên phòng, hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư.
đ) Hội cựu chiến binh được lập các dự án trồng cây phân tán, trồng tre luồng bảo vệ bờ sông, suối trên địa bàn; quản lý, hưởng lợi theo quy định của Quyết định này.
e) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được lập đơn giản, cơ bản là bảo đảm nguyên tắc không được trùng lấn với vùng dự án trồng rừng sản xuất khác; xác định rõ diện tích trồng rừng trên từng lô, khoảnh, tiểu khu đất lâm nghiệp, đất đó là đất trống hay đã có rừng trồng và phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng.
g) Dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh rừng do chủ rừng lập theo quy định hiện hành
h) Thời hạn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư lâm sinh theo chu kỳ lâm sinh.
i) Phí quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp phân tán, khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng được tính bằng 10% tổng mức hỗ trợ đầu tư lâm sinh trên địa bàn: cấp tỉnh, huyện xã 2%, chủ đầu tư dự án 8% (trong đó chủ đầu tư phân bổ cho Ban Phát triển rừng thôn 1%). Sử dụng chi phí quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Dự án hỗ trợ sau đầu tư, chủ đầu tư được phép tự phê duyệt thiết kế dự toán và thực hiện, chỉ được giải ngân 70% mức hỗ trợ của hạng mục đầu tư sau khi nghiệm thu, được giải ngân 100% mức hỗ trợ khi được nghiệm thu toàn bộ công trình hoàn thành. Các dự án hỗ trợ đầu tư, chủ đầu tư được tự tổ chức thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện đầu tư.
Điều 20. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp, khoán đất lâm nghiệp để thực hiện Quyết định này.
b) Hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng và ban hành: Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án các cấp, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án cấp huyện, Ban Phát triển rừng cấp xã, thôn; Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển triển rừng xã, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thôn.
c) Ban hành tiêu chí rừng giống, vườn giống quan trọng quốc gia do Nhà nước trực tiếp quản lý; lập Quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn giống; hướng dẫn việc giao, bán, khoán rừng giống, vườn giống đang do Nhà nước trực tiếp quản lý cho các thành phần kinh tế khác quản lý theo quy định của pháp luật. Quy định cụ thể tiêu chí cơ sở nuôi cấy mô của trung tâm giống và vườn ươm giống.
d) Tổ chức hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho trung tâm giống và vườn ươm giống. Đưa lên trang thông tin điện tử về quản lý giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với toàn bộ nguồn giống, cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để theo dõi tổng hợp kết quả thực hiện.
đ) Xây dựng Tiêu chuẩn đường ranh phòng, chống cháy rừng và xây dựng Quy trình xác định, thanh lý rừng do thiên tai, hỏa hoạn bất khả kháng.
e) Phối hợp với các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tổng hợp kế hoạch hàng năm, trung hạn về hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo quy định.
g) Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật. Sử dụng nguồn vốn ODA để hỗ trợ trồng rừng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp để thực hiện có hiệu quả Quyết định này.
h) Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Quyết định này và các chính sách liên quan đến các đối tượng. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện Quyết định.
i) Ban hành danh mục sản phẩm lâm nghiệp công nghệ và sử dụng phần vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào ba khu lâm nghiệp công nghệ cao.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn hàng năm, trung hạn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về trình tự hỗ trợ và quy định cụ thể định mức hỗ trợ của Quyết định này.
c) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư phát triển lâm nghiệp theo chính sách này; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quyết định này.
d) Phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ 3 năm, 5 năm có báo cáo giám sát đánh giá tác động toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội trong việc thực hiện Quyết định này để kiến nghị điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Bộ Tài chính
a) Chủ trì hướng dẫn hệ thống Kho bạc Nhà nước thanh quyết toán chi ngân sách thực hiện Quyết định này.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách hàng năm, trung hạn để thực hiện Quyết định này.
4. Các bộ, ngành khác có liên quan thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quy hoạch và công bố quy hoạch sử dụng đất để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất.
b) Lập và phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng giống và vườn ươm đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt). Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương cấp chứng chỉ nguồn giống đạt tiêu chuẩn theo Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn của các loài cây trồng rừng trên địa bàn để làm căn cứ cho các chủ đầu tư thanh quyết toán vốn. Không phê duyệt giá cây giống cho từng dự án riêng lẻ.
d) Phân bố vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án. Chỉ đạo Ban Quản lý dự án các cấp bảo đảm nguồn vốn thanh toán cho diện tích rừng đã trồng theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư; chấp thuận các dự án đầu tư theo quy định.
đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Quyết định này và các chính sách liên quan đến các cấp, các ngành, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên địa bàn tỉnh để biết và thực hiện.
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiệm thu kết quả đầu tư của các hạng mục, dự án được hỗ trợ sau đầu tư. Biên bản nghiệm thu là căn cứ để giải ngân khoản hỗ trợ của Nhà nước.
g) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện Quyết định này.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2016 và thay thế Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ Tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.
2. Những dự án (được phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực) đang thực hiện theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ trước đây vẫn được tiếp tục thực hiện và được áp dụng quy định hỗ trợ tại Quyết định này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Chủ đầu tư dự án được chủ động điều chỉnh đơn giá, diện tích, chủng loại sản phẩm theo quy định của Quyết định này, nhưng không tăng tổng mức đầu tư của dự án.
Điều 22. Điều khoản thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3). XH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vương Đình Huệ

Phụ lục

(Kèm theo Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

HỢP ĐỒNG TRỒNG RỪNG

S...../201.../HĐTR

Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Quyết định số ……./QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày …../…../……. về một số chính sách phát triển rừng sản xuất;

Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất của ……………. số ………. ngày ..... tháng ..... năm……………

Hôm nay, ngày .... Tháng ..... năm .... tại …………………… chúng tôi gồm:

1. Bên A (Ban Quản lý dự án …………….)

Trụ sở: .................................................... Điện thoại: .......................................................

Do (1) Ông/Bà: ………………….. Chức vụ........................................................... làm đại diện,

(2) Ông/bà:…………………………………; là cán bộ giám sát và khuyến lâm

CMND số ...........................  do công an ………….. cấp, ngày.... tháng.... năm …………;

Địa chỉ thường trú ............................................................................................................

Điện thoại .........................................................................................................................

2. Bên B (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng)

Ông/Bà ..................................................................  là đại diện;

CMND số ...........................  do công an ………….. cấp, ngày.... tháng.... năm …………;

Địa chỉ thường trú .............................................................................................................

Điện thoại ..........................................................................................................................

Hai bên cùng nhau thống nhất thỏa thuận ký kết Hp đồng trồng rừng với các điều, khoản như sau:

Điều 1. Nội dung Hợp đồng

1. Làm thủ tục cp giy chứng nhận quyn sử dụng đất (đi vi trường hp bên B chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):

a) Bên A chịu trách nhiệm đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất cho bên B (đối vi diện tích đất trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thời gian trong vòng một năm. Trong thời gian làm thủ tục, hp đồng này là căn cứ để nhận hỗ trợ trồng rừng của Nhà nưc.

b) Nếu diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đất đã cấp cho Công ty lâm nghiệp quốc doanh, Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Bên A có trách nhiệm đo đạc, lên sơ đồ để khoán ổn định lâu dài (50 năm) cho bên B trồng rừng theo hợp đồng này.

c) Kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Hỗ trợ trồng rừng, khuyến lâm

a) Bên A hỗ trợ để bên B (trồng rừng, diện tích ....ha rừng tại (ghi rõ địa điểm thửa, lô, khoảnh, tiểu khu, thôn, xã,) .......

b) Diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đối tượng hưởng lợi: ……… (ghi rõ đối tượng nào trong Điều 5 Quyết định). Mức được Nhà nước hỗ trợ là: ……….. đồng/ha. Tổng số được hỗ trợ thành tiền là …………………. đồng (viết bằng chữ).

c) Thời gian hỗ trợ: 4 năm, trong đó một năm trồng và 3 năm chăm sóc, ktừ ngày ký kết Hp đồng này.

d) Tiêu chun cây giống và giá cây giống:

- Loài cây trồng :................................................................................................................... ;

- Tiêu chuẩn cây giống: Chiều cao cây …………. cm, đường kính crễ ………….. cm, cây giống đạt ……….. tháng tui, chất lượng cây giống tốt, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn đem trồng;

- Giá cây giống là ……………… đồng/cây (theo Quyết định số     /QĐ-UB ngày ... tháng ...năm ... của Ủy ban nhân dân tỉnh ).

đ) Kỹ thuật trồng rừng: Mật độ trồng rừng: ……………… cây /ha, có bản hướng dẫn chi tiết kỹ thuật kèm theo (quy cách hố, hàng, thời vụ trng...).

e) Cung cấp dịch vụ khuyến lâm: Bên A tư vấn loài cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ cho bên B là 2 lần. Lần 1 trước khi trồng rừng ít nhất là một tháng, lần 2 trong năm thứ 2, ngoài ra Bên B có quyn trao đi thông tin qua điện thoại, Fax hoặc bằng văn bản đđược tư vn.

g) Cung cấp cây giống: (bên B có thể tự túc cây giống, hoặc yêu cầu bên A cung cấp)

- Bên B tự túc cây giống theo tiêu chuẩn, chất lượng và giá cây giống ghi tại mục d khoản 2 Điều này (ghi rõ bên B tự túc hay không);

- Bên A cung cấp cây giống cho B theo tiêu chuẩn, chất lượng ghi tại mục d khoản 2 Điều này.

Điều 2. Quyền và nghĩa v

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

a) Quyền của Bên A:

- Bên A có quyền theo dõi và giám sát quá trình thực hiện Hợp đồng của Bên B;

- Có quyền yêu cầu Bên B thực hiện đúng các nội dung công việc và tiến độ theo quy định tại Hợp đng, trong trường hợp Bên B vi phạm nội dung Hợp đồng mà đã được Bên A nhắc nhở bằng văn bản đến lần thứ 3, Bên A có quyền đề nghị thu hồi (hoặc thu hồi) toàn bộ giá trị đã đầu tư tại thời điểm vi phạm và tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định của pháp luật nhưng phải thông báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

b) Nghĩa vụ của Bên A:

- Bên A có nghĩa vụ tiến hành đo đạc và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên B theo quy định của pháp luật (trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc hồ sơ khoán đất lâm nghiệp theo nội dung tại khoản 1 Điều 1 của Hợp đồng;

- Bên A có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ khuyến lâm, cung cấp giống theo yêu cầu của Bên B với nội dung ghi tại khoản 2 Điều 1. Bên A có nghĩa vụ giám sát việc trồng rừng, phổ biến tuyên truyền kiến thức trồng và phát triển nghề rừng cho Bên B;

- Nếu được bên B yêu cầu tư vấn về chính sách, khuyến lâm bằng văn bản thì bên A phải trả lời bằng văn bản cho bên B;

- Có nghĩa vụ cùng với Bên B bảo vệ rừng trồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Quyền của Bên B:

- Được hưởng toàn bộ sản phẩm rừng trồng khi khai thác;

- Sản phẩm rừng trồng được tự do lưu thông;

- Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Quyền được tư vấn về chính sách, khuyến lâm từ bên A.

b) Nghĩa vụ của Bên B:

- Đảm bảo việc trồng và chăm sóc rừng, không đế lãng phí đất;

- Khai thác sản phẩm rừng theo quy định của pháp luật;

- Khi khai thác sản phẩm, nộp cho ngân sách xã hoặc cho bên giao khoán số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha, đxây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng của xã và quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, trong đó quỹ cấp xã sử dụng 50% kinh phí, quỹ cấp thôn sử dụng 50% kinh phí. Và nộp thuế cho nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế;

- Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt yêu cầu theo quy định của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tự bỏ kinh phí ra để trồng lại rừng, hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước bằng số tiền đã nhận cộng với lãi suất thương mại tại thời đim thu hồi.

Điều 3. Thời hạn của Hợp đồng

Hp đồng này có thời hạn là một chu kỳ cây trồng, trong vòng …….. năm, tính từ năm các Bên chính thức ký vào Bản Hợp đồng này.

Điều 4. Trường hợp bất khả kháng

Các Bên được miễn trừ trách nhiệm trong các tờng hp xảy ra thiệt hại hoặc vi phạm Hp đồng do sự kiện bất khả kháng. Các trường hp bất khả kháng được xác định theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt một số Chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

Điều 5. Giá trị Hp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá trị Hợp đồng: tổng số kinh phí mà bên A thanh toán cho bên B ……………. đồng (viết bằng chữ).

2. Phương thức thanh toán

Bên A thanh toán cho bên B làm ……………… lần (tùy theo đối tượng được hỗ trợ)

- Năm 1: nhận …………… đồng trong đó chi phí cây giống là đồng, công lao động là …… đồng.

- Năm 2: Nhận ……………… đồng vào tháng/năm .............................................

- Năm 3: Nhận ……………… đồng vào tháng/năm .............................................

- Năm 4: Nhận ……………… đồng vào tháng/năm .............................................

Điều 6. Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các Bên sẽ cùng nhau tiến hành giải quyết qua thương lượng. Trong trường hợp không tự giải quyết được một trong hai Bên có quyền khởi kiện ra cơ quan Tòa án có thẩm quyền đgiải quyết nhưng phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 15 ngày. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng các Bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Điều 7. Điều khoản cuối cùng

1. Hai Bên thống nhất thông qua tất các các nội dung trên của bản Hợp đồng.

2. Hợp đồng này được lập thành 07 bản tiếng Việt, mỗi bản có (...) trang. Bên A giữ 03 bản, Bên B giữ 01 bản, cán bộ giám sát và khuyến lâm giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân xã, 01 bản lưu tại thôn (bản) để theo dõi, giám sát thực hiện./.

ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
________

No. 38/2016/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_____________

Hanoi, September 14, 2016

DECISION

On promulgation of a number of policies to protect and develop forests and invest in supporting infrastructure, assigning public tasks to agricultural and forestry companies

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development dated December 23, 2004;

Pursuant to the Government's Decree No. 23/2006/ND-CP dated March 3, 2006, on implementation of the Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2014/ND-CP dated December 17, 2014, on restructuring, developing and improving the agriculture and forestry companies;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment;

The Prime Minister hereby promulgates the Decision on promulgation of a number of policies to protect and develop forests and invest in supporting infrastructure, assigning public tasks to agricultural and forestry companies.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Perspectives on forest development direction

1. The State encourages organizations, households and individuals of all economic sectors to invest in planting forests and processing forest products in accordance with the law on forest protection and development.

2. Production forests are multi-purpose forests; production forests are planted to increase income for forestry practitioners and contribute to protecting the environment and ecology.

3. Organizations, households, individuals and village population communities (hereinafter referred to as communities), shall invest and benefit directly from afforestation, exploitation and processing of timbers and forest products. The State shall support part of the initial costs to encourage forest development, at the same time to pay part of the environmental value brought by planted forests and compensate for low profits due to the specificity of forestry.

4. The development of production forests must be attached with the industry of processing and consumption of forest products, ensuring stable and sustainable forestry.

5. Various economic sectors shall be given priority in supporting to invest in planting production forests, creating motivation to promote forestry development in especially difficult communes. Special priority is given to supporting investment in planting forests for production and timber processing in the Northwest, Central Highlands and mountainous districts of the Central provinces.

Article 2. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation: This Decision provides a number of mechanisms and policies on forest protection and sustainable forestry development.

2. Subjects of application: Domestic organizations, households and individuals and village population communities that operate under Vietnamese law and protect and develop forests, exploit and process forest products and entities specified in Clause 2 Article 1 of the Government's Decree No. 118/2014/ND-CP dated December 17, 2014, on restructuring, developing and improving the agriculture and forestry companies (hereinafter referred to as Decree No. 118/2014/ND-CP).

Article 3. Objectives of forest development

1. By 2020: To plant 900,000 hectares of production forests, with an average of 180,000 hectares planted each year. To plant 75,000 hectares of protection forests and special-use forests, to plant 15,000 hectares each year. Zoning off for forest regeneration of 360,000 hectares.

2. To create jobs and increase income to stabilize the lives of mountainous people.

3. To promote the formation of a long-term and stable forestry market, including the market for providing seeds, technical services, and the market for processing and consuming forest products.

Article 4. Interpretation of terms

1. Investment support: means a form of supporting part of investment capital from the state budget to organizations, households, individuals and communities according to regulations.

2. Post-investment support: means a form of support in which investors (organizations, households, individuals and communities) invest themselves in afforestation and timber processing in accordance with this Decision, and then the State accepts the investment results (partial or entire results), the State will pay investors the capital support from the budget as specified in this Decision.

3. High-technology forestry park: means a zone in which forestry R&D projects are initiated; new products are manufactured; and production technology application of high-tech products serving forestry production, including: Forestry seedling by plant tissue culture; production of ancillary products (glues, coatings, mechanical accessories); manufacturing of equipment for timber processing and forestry product industry.

High-tech forestry park: means an area implementing research and development (R&D) projects of the forestry industry; new product production area; technology application zone for the production of products with high technology content serving forestry production, including: Forestry seed production using tissue propagation technology; auxiliary product production area (adhesives, coatings, mechanical accessories); manufacturing area for equipment serving the timber and forest products processing industry.

 

Chapter II

POLICIES FOR SUPPORTING IN INVESTING IN FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

 

Article 5. Supporting plantation of production forests, plantation of scattered trees and forestry promotion

1. Organizations, households and individuals and communities planting forests on bare land or hills that are planned for production forests shall be entitled to a support from state budget with the support levels as follows:

a) In case of planting big timber trees (to be exploited after 10 years), multi-purpose trees, indigenous trees: VND 8 million/ha; in case of planting small timber trees (to be exploited after 10 years) and scattered trees (equivalent to 1,000 trees/ha): VND 5 million/ha.

b) In case of planting production forests in border communes, Son La, Lai Chau, Dien Bien provinces and provinces of the central highlands: an additional support amount of VND 2 million/ha shall be provided, apart from the support levels specified at Point a Clause 1 of this Article.

2. Organizations, households and individuals and communities planting trial forests (with new varieties, on new land) according to the master plan approved by a competent authority shall be entitled to a capital support equivalent to 60% of the approved afforestation costs. Each model of planning trial forests shall be supported not more than 2 ha.

3. Forest promotion support: VND 500,000/ha for 4 years (1 year for planting and 3 years for tending).

4. Lump-sum support for surveying, designing and signing an afforestation contract: VND 300,000/ha.

5. Lump-sum support for grant of sustainable forestry certificates to enterprises, communities, groups of households and households: 70% of costs, not more than VND 300,000/ha for at least 100 ha (for natural forests or planted forests).

6. Forms of support: Post-investment support and investment support.

7. Supporting conditions:

a) Forest owners that are organizations, households, individuals and communities must have land planned for production forestry allocated or leased by competent authorities and be granted a certificate of land use rights or have stably used the land for 3 years or more, without disputes. For state enterprises and other organizations, land for production forests must be assigned to organizations, households, individuals and communities for long-term stability (at least one cycle).

b) The source of afforestation varieties (seeds, fruits or seedlings) must originate from a seed production facility that has been certified by a competent authority as to the seed source according to regulations.

Article 6. Support for plantation of protection forests, special-use forests, zoning off for forest tending, regeneration, assignment of forest protection

1. Investment in plantation of protection forests and special-use forests: Planned capital from central state budget is VND 30 million/ha; specific investment amount shall be determined based on the economic and technical norms and the projects approved by the competent authority, the provincial-level People’s Committee and agencies deciding on central investment shall balance and supplement the remaining budget deficit according to approved estimates. Organizations (non-state), households, and individuals planting protection forests shall supplement the remaining part (compared to the support level of 30 million VND/ha) according to the technical design estimate for implementation.

2. Support for planting bamboo, canals to protect river banks, stream banks, and works with high risk of landslides. Support level is VND 100,000/cluster (minimum 3 trees/cluster; 1 year of planting and 3 years of care and protection).

3. Assignment of forest protection: Average: VND 300,000/ha/year. Specific levels shall be decided by the provincial-level People’s Committee. In which support for preparing dossiers of assignment of forest protection is VND 50,000/ha/5 years.

a) For households and individuals of poor districts under of the Government’s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008: comply with the Prime Minister’s Decision No. 2621/QD-TTg dated December 31, 2013, amending and supplementing certain of production development support levels specified in the Government’s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008, on the support program for fast and sustainable poverty reduction in 61 poor districts.

b) For households of ethnic minorities, households of poor King people and communities that are assigned forests in communes with difficult socio-economic conditions (zone II, III) of ethnic and mountainous areas: comply with the Government’s Decree No. 75/2015/ND-CP dated September 9, 2015, on mechanism and policy on forest protection and development associated with the policy on rapid and sustainable poverty reduction and assistance for ethnic minorities in the 2015-2020 period.

c) For assignment of protection of coastal preventive forests and special-use forests: comply with the Prime Minister’s Decision No. 120/QD-TTg dated January 22, 2015, approving the scheme for coastal forest protection and development in response to climate change for the 2015-2020 period.

4. Zoning off for natural forest tending, regeneration: The State encourages development of protection forests, special-use forests using method of zoning off for natural forest tending, regeneration with support amount as follows:

a) Without additional plantation: Support VND 3 million/ha/6 years, the specific level shall be decided by the provincial-level People’s Committee.

b) With additional plantation: Support VND 1.6 million/ha/year for the first 3 years and VND 600 thousand/ha/year for 3 subsequent years.

Article 7. Support for the development of high-tech forestry

1. The State shall provide support in investing in 3 high-tech forestry parks in Northern, Central and Southern regions.

2. Investment contents: The State shall invest in synchronous infrastructure system, R&D facilities and equipment serving research.

3. Enterprises investing in high-tech forestry parks shall be entitled to incentives and supports as specified in the Government's Decree No. 210/2013/ND-CP dated December 19, 2013.

Article 8. Rights and obligations of organizations, households and individuals and communities (hereinafter referred to as forest owners) in plantation of production forests

1. Rights: To be entitled to all products from planted forests, when exploiting products freely circulating and be entitled to preferential policies on tax exemption and reduction and land use levy according to applicable law.

2. Forest owners can use up to 30% of the land area that has been allocated or leased but does not have forests to invest in serving eco-tourism, resorts, combined agricultural and fishery production, of which the area land reserved for infrastructure construction (roads, permanent structures, factories) is a maximum of 20%.

3. Obligations: When exploiting planted forest products, the forest owner must pay the commune's Forest Protection and Development Fund and the village’s Forest Protection and Development Fund an amount equivalent to 80 kg of rice/ha/planted forest cycle, of which 50% is deducted for each fund.

For production forest areas assigned by households, individuals and communities from special-use and protection forest management boards or state enterprises (referred to as assigned party), the forest owners (assigning party) must pay the above amount to the assigning party. In addition, the forest owner is not required to pay any additional amount to the signing party.

After exploiting the planted forest, within 12 months, the forest owner must organize reforestation according to regulations.

In case the forest owner has received support money from the State to replant the forest for more than 5 years but the forest fails to meet the standards prescribed by the State, the forest owner must invest their own capital to replant the forest or return it to the state budget an amount of support received plus commercial interest at the time of recovery.

In case of deforestation due to force majeure causes such as natural disasters, fires, pests, the amount of support received is not required to be refunded.

4. For the area of planted forests that are special-use forests, protection forests already planted with capital from the previous Program 327 and capital from the state budget under the 5 million hectares of new forest planting project, now planned as production forests, the rights and obligations of the forest owner shall comply with Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 9. Rights and obligations of organizations, households and individuals and communities (hereinafter referred to as forest owners) in planting protection forests, zoning off for natural forest tending, regeneration

1. Rights: To be entitled to a support from the state budget as specified in this Decision and all products from forests in case of obtaining permission to exploit forests according to the State’s regulations.

2. To be allowed to use up to 30% of land area without forests to develop agricultural production, eco-tourism and resort construction and build infrastructure to serve forestry.

3. Obligations: To plant and protect protection forests and natural forests in accordance with the applicable law on forest protection.

Article 10. Supporting investment in planting and managing seedling forests and seedling gardens

1. The State supports investment in building and maintaining the management and protection of seedling forests and seedling gardens. In which the State (including state enterprises and organizations established by the State) only directly manages seedling forests and seedling gardens of national importance with a maximum area of 30% of the total area planned for seedling forests and seedling gardens; the remainder is assigned, sold, or contracted to other economic sectors for business management in accordance with the law.

2. Seedling forests and seedling gardens managed by economic sectors must be included in the master plan approved by the competent authority and receive investment support in building initial facilities according to projects approved by the competent authority. Maximum support norms from the state budget for silviculture, infrastructure construction and equipment are specified as follows:

a) Not more than VND 55 million/ha for newly planted seedling gardens.

b) Not more than VND 40 million/ha for newly planted seedling forests.

c) Not more than VND 15 million/ha for converted seedling forests.

d) In addition to the above support level, there will also be a support of VND 300,000/ha/year for the cost of managing and protecting seedling forests and seedling gardens; the support term does not exceed 5 years.

Article 11. Supporting investment in building high-quality seedling centers

1. Criteria for supported seedling centers:

a) Being a tissue culture facility with a minimum scale of 1 million plants/year.

b) The land area focused on building a seedling center is at least 3.0 hectares (including land to build houses, workshops, and land for nurseries).

2. Conditions for receiving investment support:

a) For provinces that do not have a tissue culture facility, they will be supported to invest in building a seedling center according to the criteria specified in Clause 1 of this Article.

b) Being a non-state enterprise or a state enterprise with an equitized seedling facility, in which the State holds no more than 50% of the charter capital.

c) The enterprise's capital must contribute at least 30% of the total investment in the seedling center construction project.

3. Investment support categories: Construction of offices, factories, roads, power lines, equipment procurement and technology costs.

4. The maximum support level from the state budget is 5 billion VND for a seedling center.

5. Order of support implementation: Total support amount is granted in 2 installments after acceptance. The first time is to grant 70% of the support capital after the investor completes the investment in items as prescribed in Clause 3 of this Article. The second time the remaining amount is granted after the investor has produced seedlings reaching the designed capacity and quality of seedlings.

Article 12. Support for investment in nurseries

1. Criteria for supported nurseries:

a) Serving as the basis for growing forest trees by using cuttings, buds, seeds, and plants from tissue germination.

b) The minimum land area for nursery construction is 0.5 hectares.

2. Nursery planning: On average, each commune or cluster of communes with 1,000 hectares or more of land planned for production forestry shall have a nursery. When arranging nurseries, existing nurseries should be mainly used; new construction is allowed only when there is a new project to plant raw material forests or in places where it is really necessary.

3. Conditions to receive support

a) The nursery must be part of the province's forestry seed production planning, or the nursery must be part of concentrated material forest planting projects.

b) The nursery owner must commit to using the allocated land for the purpose of producing forest varieties for at least 10 years.

c) Nurseries are under the ownership of non-state economic sectors. If there is State capital (state enterprises, Protection Forest Management Board, Special-Use Forest Management Board), the State capital portion shall not exceed 50%.

4. Investment support item: Initial infrastructure construction, including: Electricity, irrigation system, fence, material garden, leveling, hard foundation construction.

5. Support level: Average VND 300 million for newly built nurseries; newly built nurseries in border communes are supported according to the approved project capital. For nurseries renovated and upgraded to meet nursery standards specified in Clause 1 of this Article, the support level shall not exceed VND 75 million per nursery.

6. Order of support implementation: Total support amount is granted in 2 installments after acceptance. The first time is to grant 70% of the support capital after the investor completes the investment in items as prescribed in Clause 4 of this Article. The second time grants the remaining portion after one year of construction.

Article 13. Supporting investment in forestry roads

1. Boundaries for forest fire prevention and fighting (firebreaks)

a) Support conditions: Firebreaks combined with transport roads, transporting seedlings and materials, within the project area are planned with a level of 15-20 meters of road/ha. When developing a project to support investment in planting production forests, a system of firebreaks must be planned; planning must have the participation of forest owners (including forest owners who are assigned forest land under contract) in the project area. For production forest planting projects that have not previously received support for irebreaks, they are allowed to make additional planning and receive support according to this Decision.

b) The investment support level is VND 30 million/km, in which VND 25 million/km is supported for investment in construction of items of a firebreak while the remainder is used for its maintenance throughout the whole afforestation cycle.

c) Investment order and acceptance of payment and settlement: After being assigned the budget of the planning year by the provincial-level People's Committee, allow the district-level Project Management Board to design the technical design and estimate the firebreak according to standards issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development and submitted to the district-level People's Committee for approval. After obtaining approval, allow the district-level Project Management Board to self-organize construction; after completing construction, the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development shall be responsible for organizing the acceptance of firebreaks as a basis for settlement with the State Treasury. The district-level Project Management Board shall be responsible for managing and maintaining the entire road throughout the afforestation cycle.

2. Forestry roads: Concentrated raw material production afforestation areas, with an area of 500 hectares or more, and a maximum support of 20 meters of road/ha shall be supported to invest in forestry roads at no more than 450 million VND/km of underground through the stream that is hardened with concrete. Investment management and construction of forestry roads shall be carried out in accordance with applicable regulations.

Article 14. Support for processing of timber from planted forests for poor provinces

1. Domestic investors that have projects of plants processing timber from planted forests; industrial bamboos in Northern west provinces, provinces of Central Highlands, provinces that have poor districts as prescribed in the Government’s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008, shall be supported by the state budget as follows:

a) Investment support: Support VND 20 billion/MDF manufacturing plant, with scale of more than 30,000 m3 of MDF/year; support VND 10 billion/plant for plants processing chipboards, industrial laminated bamboo, with scale of more than 20,000 m3; support VND 10 billion/plant for plywood plants, with scale of more than 100,000 m3 to construct infrastructure such as traffic, electricity, water, buildings and waste treatment.

b) Post-investment support: Post-investment support shall be calculated according to the product transportation distance with the rate of VND 1,500/ton/km; the distance shall be calculated from the plant to the center of Hanoi, Da Nang, or Ho Chi Minh City according to the nearest highway; the support shall be calculated according to the actual equipment capacity of the plant; multiplied by the support period of 5 years, funding for support immediately after completion of the plant construction is at least 70% of total support funding.

2. Investment projects entitled to the support specified in Clause 1 of this Article must satisfy the following conditions:

a) Projects under investment policies according to the Law on Public Investment (replacing investment policies as specified in the Law on Investment).

b) MDF or particle board manufacturing plants must combine with the production of at least one of the products of flooring, bar boards, and laminated boards in order to avoid wasting resources; The output of this combined product is included in the support capacity.

c) Equipment manufactured in developed countries (per capita income of more than USD 10,000/year); in case of manufacturing in developing countries, such equipment must be wholly new. The plant is not allowed to relocate its registered production place for 20 years.

d) The existing area of planted forests and raw materials in the province must be enough for the plant to operate at least 60% of capacity in the first 5 years. The project must employ at least 30% of local employees.

dd) Total actual equipment capacity of plants that have been supported may not exceed 200,000 tons/province. Equipment capacity shall be equal to: product yield after taking-over inspection of a production shift x 3 shifts/day x 300 days/year.

e) Provinces which already established paper pulp manufacturing plants with a scale of at least 50,000 tons/year or MDF plants with scale of more than 100,000 m3 are not entitled to support.

g) Satisfying the requirements ono environmental protection as specified in the law on environmental protection.

 

Chapter III

POLICIES ON INVESTMENT SUPPORT AND ORDER TO IMPLEMENT PUBLIC TASKS

 

Article 15. Supporting investment and placing order to agricultural and forestry companies (specified in Clause 2 Article 1 of Decree No. 118/2014/ND-CP)

1. Support for plantation of protection forests and special-use forests: Expected support level from central state budget is VND 30 million/ha; specific levels shall be determined on the basis of the economic and technical norms and the projects approved by the competent authority. For the fund exceeding the allocated fund, forest owners shall integrate and mobilize, use other legal fundings for implementation.

2. Assignment of the plan for placing order relating to public tasks:

a) For areas of protection forests, production forests being natural forests not yet reaching the exploitation period that are directly managed by agricultural and forestry companies, 50% of support provided for households and individuals and communities for costs incurred in assignment of forest protection, zoning off for forest tending, regeneration shall be provided.

b) Support for construction of forest protection and management stations, forest fire prevention and fighting facilities and tenement houses for employees.

 

Chapter IV

INVESTMENT MECHANISM

 

Article 16. Funding for investment support

1. Central budget.

2. Local budgets: Based on this Decision, provincial-level Peoples Committees shall be responsible for using revenues from the sale of standing trees, forest resource tax, fines for violations against the Law on Forest Protection and Development, revenues retained for hydropower plants and other revenue sources specified by law in order to ensure funding for implementation in localities.

3. Funding integrated from other programs and projects with the same objectives.

4. Total investment demand for the 2016-2020 period to implement this Decision is about VND 61,000 billion, in which VND 45,000 billion is mobilized from various economic sectors (to cover VND 8,000 billion of forest environment service, VND 10,000 billion of credit; and VND 27,000 billion of capital of organizations, individuals and households).

State capital: Investment capital for state budget development is about VND 9,000 billion (VND 8,000 billion of central budget and VND 1,000 billion of local budget); economic capital of VND 5,115 billion, VND 3,000 billion of ODA.

Article 17. Support mechanism

1. Central budget support shall be provided for projects with state budget support level from group C or higher and project implementation period according to silvicultural and production cycles approved by competent authorities.

2. Post-investment support: The State shall prioritize payments for afforestation for areas (allocated or assigned under contract) to organizations, individuals, and households that invest their own capital to plant forests (in 2016-2020 period) according this Policies immediately after acceptance of the forest according to regulations.

3. Supports from the stage budget for assignment under contract for forest protection, zoning off for forest tending, regeneration, afforestation, timber processing that are investment supports and post-investment supports shall not be included in taxable income of organizations, individuals, households and communities.

4. The central budget shall only focus on targeted support for provincial budgets, which also have to receive subsidies from the central budget and a number of important projects of highly pervasive nature of the provinces decided by the Prime Minister; provinces other than those mentioned above shall be responsible for allocating local budgets to comply with this Decision.

5. If in the same support content, there are different policies, the organization, individual or community may only receive support from one policy which is most advantageous to the beneficiary.

 

Chapter V

SOLUTIONS AND IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 18. Regarding land

1. Regarding land planned for production forests currently managed by state organizations, if the conditions for allocating land to organizations, households and individuals and communities are not fully satisfied, before applying this Decision, the state organizations shall contract with organizations, households and individuals and communities forestry land for long term (at least one silviculture cycle) to plant production forests.

2. Funding

a) Funding for planning the use of land, allocation of land and forests, lease of land, contracting of land for planting production forests, developing project on supporting the plantation of production forests shall be allocated from the state budget as specified in this Decision.

b) Organizations, individuals, households are allowed to advance their funding as specified to implement tasks specified at Point a Clause 3 of this Article, the State shall refund the advanced amounts in the subsequent budget year.

Article 19. Investment support projects

1. Investors and formulations of projects on support for investment in plantation of forests

a) Projects on support for investment in plantation of production forests of households, individuals and communities on land areas planned for production forests in buffer zones of special-use forests or protection forests shall be made and invested by the management boards of the special-use forests or protection forests.

b) Projects on support for investment in plantation of production forests of households, individuals and communities on land areas planned for raw material zones of state enterprises shall be made and invested by such enterprises.

c) Projects on support for investment in plantation of production forests of non-state enterprises, cooperatives shall be made based on the actually allocated or leased land areas and land of households, individuals and communities that agree to provide raw materials for enterprises and cooperatives shall be invested by such enterprises and cooperatives.

d) For the remaining afforestation land areas in the district or province, one or two projects on support for investment in plantation of production forests shall be made for afforestation by households, individuals and communities and investment by ranger agencies, border guard stations, or protection forest management boards.

dd) Veteran associations are allowed to make projects on plantation of dispersed trees, plantation of bamboos and canals to protect river and stream banks; manage and enjoy benefits as specified in this Decision.

e) Projects on support for investment in plantation of production forests for households, individuals and communities shall be made simply, basically ensuring the principle of not overlapping projects on plantation of production forests, clearly determine the afforestation area each forestry land lot, compartment, or sub-zone and whether the land is bare or planted with forests, in compliance with the plannings on the three kinds of forest.

g) Projects on plantation of protection forests, special-use forests, zoning off for forest tending, regeneration are formulated by forest owners in accordance with applicable regulations and laws

h) The duration of implementation of a project on silviculture investment support shall comply with the silviculture cycle.

i) Management charge for projects on investment support for afforestation, plantation of scattered forestry trees, zoning off for forest tending, regeneration, forest protection shall equal 10% of total investment support for silviculture in the area: 2% for province, district, or commune, and 8% for project owner (in which the project owner allocates 1% to the forest development board). Funding for management shall be used in accordance with applicable regulations.

2. For projects on post-investment support, the project owner is allowed to self-approve the estimated design and implementation, can only disburse 70% of the support level of the investment item after acceptance, and be disbursed 100% of the support level when the entire project is accepted. For investment support projects, project owners can organize the implementation themselves or hire consultants to carry out the investment.

Article 20. Responsibilities of ministries, sectors, and localities

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, planning the use of forestland, allocation of forestland and forests, lease or contracting of forestland to implement this Decision.

b) Guide local governments to formulate and promulgate: regulations on operation of project management boards at all levels, steering committees for implementation of district-level projects, forest development committees of commune or village levels; regulations on management and use of commune or village forest protection and development funds;

c) Promulgate criteria for national important seedling forests and seedling gardens directly managed by the State; plan the system of seedling forests and seedling gardens; guide the assignment, sale, and contracting of seedling forests and seedling gardens directly managed by the State to other economic sectors for management in accordance with the law. Specify criteria for tissue culture facilities of seedling centers and nurseries.

d) Organize support for brand registration for seedling centers and nurseries. Post on the website on seed management of the Ministry of Agriculture and Rural Development for all seed sources and seedling facilities that have been inspected by competent authorities. Build a management information system to monitor and summarize implementation results.

dd) Set firebreak standards and develop procedures for identifying and liquidating forests due to natural disasters and fires.

e) Coordinate with the following ministries: the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance to consolidate annual and mid-term plans on the state investment support according to regulation.

g) Mobilize donors for financial and technical support. Use ODA capital to support the planting of production forests, construction of forestry infrastructure, and training of staff at all levels to effectively implement this Decision.

h) Propagate and disseminate the policy content specified in this Decision and policies related to subjects. Direct, inspect and supervise during the implementation of the Decision.

i) Issue a list of technological forestry products and use the capital assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development to support businesses investing in three high-tech forestry zones.

2. The Ministry of Planning and Investment shall

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development in, balancing annual and mid-term sources of fund for submission to the Prime Minister for decision.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding the order of supporting and specifying support levels in accordance with this Decision.

c) Take responsibility for performing the state management of forestry development investment according to the policies; coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance and the provincial-level People’s Committee in inspecting and supervising implementation of this Decision.

d) Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in making three-year and five-year reports on comprehensive supervision and assessment of socio-economic impacts in the implementation of this Decision in order to propose modification appropriate to actual requirements for submission to the Prime Minister for decision.

3. The Ministry of Finance shall

a) Assume the prime responsibility for guiding the state treasuries in paying and settling state budget funds for implementation of this Decision.

b) Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development in synthesizing, developing plans on, and making annual and mid-term state budget estimates for implementation of this Decision.

4. Other relevant ministries and sectors shall perform their assigned functions and tasks.

5. Provincial-level People’s Committees shall:

a) Plan and announce land use master plans to call on all economic sectors to invest in plantation of production forests.

b) Make and approve plannings on breeding forest and nursery systems through 2020, with a vision toward 2030 (consulting the Ministry of Agriculture and Rural Development before approval). Direct provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development in quickly granting certificates of standard seed sources according to the Regulation on management of forest plant varieties of Ministry of Agriculture and Rural Development. Announce qualified breeding establishments on the mass media.

c) Provincial-level People’s Committees shall announce prices and technical standards for forest seedlings to be planted in localities for use as a basis for investors to pay and settle capital. Not to approve prices of seedlings on a case-by-case basis.

d) Allocate investment support capital from the state budget for projects. Direct project management boards at all levels in ensuring capital sources for planted forests in the form of post-investment support; approve investment projects according to regulations.

dd) Strengthen the dissemination and popularization of policies specified in this Decision and policies related to various levels, branches and enterprises of all economic sectors, households, individuals and communities in provinces for implementation.

e) Provincial-level People’s Committees shall assign the provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, accepting investment results of supported items and projects after investment. Acceptance record shall be used as a basis for disbursement of support amounts from the State.

g) Direct, organize, inspect and supervise the implementation of this Decision.

Article 21. Effect

1. This Decision takes effect from November 1, 2016, and replaces Decision No. 147/2007/QD-TTg dated September 7, 2007, on a number of policies for development of production forests in the 2007-2015 period, and Decision No. 66/2011/QD-TTg dated December 9, 2011, of the Prime Minister, on amending and supplementing a number of articles of Decision No. 147/2007/QD-TTg.

2. Projects (approved before the effective date of this Decision) that are being implemented in accordance with Decision No. 147/2007/QD-TTg dated September 7, 2007, and Decision No. 66/2011/QD-TTg dated December 9, 2011, of the Prime Minister, will continue to be implemented and support policies in this Decision will be applied from January 1, 2016. Project owners may proactively adjust unit price, area, product type according to this Decision, but are not allowed to increase the total investment of the projects.

Article 22. Implementation provisions

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities and heads of relevant agencies shall implement this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER



Vuong Dinh Hue

 

 

APPENDIX

(Attached to Decision No. 38/2016/QD-UBND dated September 14, 2016, of the Prime Minister)

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

AFFORESTATION CONTRACT

No…./201…/HDTR

 

Pursuant to the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam 2004;

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development No. 29/2004/QH11 of the National Assembly and its guiding documents;

Pursuant to Decision No. ……./QD-TTg of the Prime Minister dated………….on a number of policies for development of production forests;

Pursuant to Decision on approval for investment project for support of plantation of production forests of….No…dated….

Today, on…...[month….date…year….] at…... [place], we are:

1. Party A (Project management board….)

Headquarter: .................................................... Tel.: ................................................

Represented by

(1) Mr./Mrs.: ………………….. Position……………………………………………..,

(2) Mr./Mrs.…………………………..; supervision and forestry promotion officer

ID No. …………. issued by…………………….police, on………month……date…………year………………;

Permanent residential address..........................................................................

Tel. .................................................................................................................

2. Party B (households, individuals, communities)

Represented by Mr./Mrs. ..................................................................; ID No. …………. issued by…………………….police, on………………………………………;

Permanent residential address...............................................................

Tel..................................................................................................................

Both parties mutually agree to enter into an Afforestation Contract with the following terms and conditions:

Article 1. Contract contents

1. Carrying out procedures for issuance of land use right certificate (in a case where Party B has not had a land use right certificate):

a) Party A shall be responsible for measuring and carrying out procedures for issuance of land use right certificate for Party B (for afforestation land area permitted for issuance of land use right certificates by the competent agency) within 1 year. During the application process, this Contract shall be used as a basis for receiving afforestation support from the State.

b) If Party B's forested land area belongs to the land allocated to the State Forestry Company, the Management Board of Protection Forests and Special-Use Forests, Party A shall be responsible for measuring and drawing up a diagram for long-term stable contract (50 years) for Party B to plant forests under this contract.

c) Expenses for issuance of land use right certificate shall be covered by the state budget.

2. Afforestation support and forestry promotion

a) Party A supports Party B to (plant forests, area ....ha of forest at (specify location of parcel, lot, plot, sub-zone, village, commune,) .......

b) The afforestation land area of Party B is eligible for…… support (specific eligible subjects specified in Article 5 of this Decision). Support level provided by the State: ……….. VND/ha. Total support amount is……………………………VND (in words).

c) Support duration: 4 years, including one year of planting and three years of tending, from the signing of this Contract.

d) Standards for seedlings and price of seedlings:

- Type of tree :.......................................................................................... ;

- Crtiera for seedlings: Height ……………. cm, root collar diameter …………. cm, ……………. months old, high quality, no pest, meeting standards for planting;

- Price:…………………… VND/seedling (according to Decision No. …./QD-UB dated……….of the provincial-level People’s Committee).

d) Afforestation techniques: Afforestation density: ……………… seedlings/ha, with attached detailed specifications (standards for holes, row, seasons, etc.).

e) Forestry promotion: Party A advises on plant species, guides the techniques of planting, tending and protecting plants for Party B twice. The first time will take place at least 1 month prior to afforestation and the second time will take place in the second year. Party B has a right to contact via phone, fax or in writing for advice.

g) Supply of seedlings: (Party B may find the supply of seedlings by themselves or require Party A to supply seedlings)

- Party B shall find the supply of seedlings according to the given criteria, quality and price specified in Section d Clause 2 of this Article (specify if Party B may find the source of supply by themselves);

- Party A supplies seedlings to Party B according to the given criteria and quality specified in Section d Clause 2 of this Article.

Article 2. Rights and obligations

1. Party A’s rights and obligations:

a) Rights:

- To monitor and supervise the contract performance by Party B;

- To request Party A to perform the works according to the schedule as specified in the Contract, if Party B breaches the Contract for which Party A has given the third written warning, Party A may request recovery of or (seize) all total investment which was made at the breach time and finalize the Contract in accordance with the law provided that Party A gives a notice at least 30 days in advance to Party B.

b) Obligations:

- To measure and carry out procedures for issuance of land use right certificate for Party B in accordance with law (if Party B has not had a land use right certificate) or forestry land contracting dossier as specified in Clause 1 Article 1 of this Contract;

- Party A is obligated to provide forestry promotion services, supply seedlings as required by Party B with contents specified in Clause 2 Article 1. Party A is obligated to supervise the afforestation, disseminate and raise Party B’s knowledge of plantation of forests and silviculture development;

- In case of receiving Party B’s request for advice on policies and forest promotion in writing, Party B must send a written response to Party B;

- To protect planted forests together with Party B.

2. Party B’s rights and obligations

a) Rights:

- To be entitled to all products of planted forests;

- Products of planted forests are freely circulated;

- To be entitled to other incentive policies on tax reduction and exemption, land levies according to applicable laws;

- Rights of receiving advice on policies and forest promotion from Party A.

b) Obligations:

- To ensure the planting and tending of forests, avoid land waste;

- To exploit products of forests in accordance with law;

- When exploiting products, submit the commune budget or assignor the amount equivalent to 80 kg of rice/ha in order to build the forest development and protection fund of the commune and village, in which the commune-level fund shall use 50% and village fund shall use 50%. To pay taxes to the State (if any) in accordance with the tax law;

- If individuals, households, communities have received the State’s monetary support for afforestation but after 4 years their forests fail to satisfy the criteria set out by the State, they must use their own capital for reforestation or refund to the state budget the monetary support amounts plus the commercial interests at the time of recovery.

Article 3. Contract term

This Contract’s term is equal to one silviculture cycle, in…….years, from the year in which the Parties officially sign this Contract.

Article 4. Force majeure

Parties are waived from liability in case of any damage or breach of this Contract due to force majeure events. Force majeure events shall be determined in accordance with Article 6 of the Prime Minister’s Decision No. 147/2007/QD-TTg dated September 10, 2007, on approving a number of policies on development of production forests for the 2007-2015 period.

Article 5. Contract value and method of payment

1. Contract value: Total amount payable to Party B by Party A is …………………. VND (in words).

2. Payment method

Party A shall make payments to Party B in ………….. installments (subject to supported entities)

- First year: ……………….. VND, in which VND…… of seedlings and VND ………….. of labor

- Second year: …………….. VND in………………………………….. [month/year]

- Third year: …………….. VND in………………………………….. [month/year]

- Fourth year: …………….. VND in………………………………….. [month/year]

Article 6. Dispute resolution

Any dispute arising during the performance of this Contract shall be settled by both Parties through negotiation. In case of failing to negotiation, either Party has the right to file a lawsuit with a competent court agency for resolution but must notify the other Party at least 15 days in advance. The Court's decision is the final decision that the Parties are obliged to implement.

Article 7. Final provision

1. Both Parties agree with the above-mentioned terms of the Contract.

2. This Contract is made into 7 copies in Vietnamese, each copy has (…) pages; of which 3 is kept by Party A, one is kept by Party B, one kept by the supervision and forestry promotion officer, 1 copy is saved at the commune-level People’s Committee and 1 copy is kept at the village for supervision./.

 

REPRESENTATIVE OF PARTY B

REPRESENTATIVE OF PARTY A

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 38/2016/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất