Quyết định 209-HTĐT/VP của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư về việc ban hành Quy chế tổ chức dịch vụ đầu tư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 209-HTĐT/VP
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 209-HTĐT/VP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Đậu Ngọc Xuân |
Ngày ban hành: | 14/04/1990 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 209-HTĐT/VP
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ SỐ 209-HTĐT/VP NGÀY 14-4-1990 BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẦU TƯ
CHỦ NHIỆM UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ
- Căn cứ Nghị định số 31/HĐBT ngày 25-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư;
- Căn cứ "Điều lệ tạm thời về chế độ làm việc và quan hệ công tác của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư" ban hành kèm theo Quyết định số 71/HĐBT ngày 16-6-1989 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Căn cứ ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại Công văn số 295/KTĐN ngày 2-2-1990 giao cho Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư ban hành Quy chế dịch vụ tư vấn đầu tư;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư".
Điều 2. Kể từ nay, mọi hoạt động về dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước đều phải tuân thủ bản Quy chế này.
Điều 3. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư phải làm thủ tục theo quy định của bản Quy chế này trình Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư xem xét, cấp giấy phép hoạt động.
Điều 4. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư đang hoạt động trong vòng 3 tháng kể từ ngày ban hành bản Quy chế này, phải nộp đầy đủ hồ sơ để Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư xem xét, cấp giấy phép hoạt động.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh cho Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư bổ sung và hoàn chỉnh.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209-HTĐT/VP ngày 14-4-1990)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư nói tại bản Quy chế này là các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực :
- Dịch vụ tư vấn cho người đầu tư: về kinh tế, kỹ thuật, tài chính, pháp lý, thông tin về các đối tượng hợp tác (tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý, thị trường).
- Dịch vụ về thủ tục hành chính: xin cấp thị thực, giấy phép các loại...
Các dịch vụ về vật chất như ăn, ở, đi lại... không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2.1. Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập theo các hình thức:
- Quôc doanh;
- Liên doanh giữa các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam với các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Tư nhân và công ty tư nhân Việt Nam được hợp tác với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư quốc doanh Việt Nam để cùng lập ra một tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
Điều 3. Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét, phê chuẩn điều lệ và cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư hoạt động tại Việt Nam.
CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP
Điều 4. 1. Các tổ chức Việt Nam kinh doanh dịch vụ tư vấn đầu tư phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, pháp luật, nhất là Luật đầu tư và văn bản liên quan, sử dụng được ít nhất một tiếng nước ngoài thông dụng.
b) Có vốn hoạt động tối thiểu từ 50 triệu đồng Việt Nam trở lên.
c) Có các phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư.
d) Phải được một cơ quan cấp bộ hoặc cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp giấy phép hoạt động.
2. Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư căn cứ nhu cầu dịch vụ tư vấn đầu tư trong từng thời kỳ để quyết định số lượng công ty dịch vụ tư vấn đầu tư và phạm vi hoạt động của từng công ty dịch vụ tư vấn đầu tư.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG, NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 5. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, thực hiện dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với người thuê dịch vụ, chịu trách nhiệm về thời gian và chất lượng công việc đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư liên doanh giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài được quản lý theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 139/HĐBT.
Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư chỉ được phép hoạt động theo đúng mục đích đã được quy định trong giấy phép do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp. Trong trường hợp cần sửa đổi hoặc bổ sung thì phải báo cáo Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư xem xét.
Điều 6. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư thu tiền dịch vụ theo biểu giá quy định. Nếu làm dịch vụ trọn gói bao gồm lập hợp đồng, điều lệ luận chứng kinh tế kỹ thuật, làm đơn xin đầu tư và nhận giấy phép giao cho các bên đầu tư thì giá dịch vụ được thu là 0,3% (ba phần nghìn) của tổng vốn đầu tư, nhưng ít nhất không dưới 500 đôla Mỹ. Nếu làm dịch vụ từng phần, giá dịch vụ sẽ do các bên thoả thuận trên cơ sở mức giá nói trên.
Giá các loại dịch vụ khác như : xin cấp thị thực, dịch vụ kỹ thuật... thực hiện theo quy định hiện hành.
Các khoản thu về dịch vụ tư vấn đầu tư có thể tính bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiền nước ngoài.
Đối với các tổ chức liên doanh với nước ngoài, dù thu bằng tiền gì cũng phải tự cân đối thu chi tiền nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của liên doanh và lợi ích của bên nước ngoài.
Điều 7. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam phải làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam: nộp các loại thuế theo biểu thuế hiện hành của Nhà nước.
Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư liên doanh với nước ngoài phải thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 139/HĐBT.
Điều 8. Các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư phải mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 9. Hàng quý và hàng năm, các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tình hình hoạt động của mình và nêu các kiến nghị (nếu có) gửi Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
CHƯƠNG IV
THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP VÀ ĐĂNG KÝ ĐIỀU LỆ
Điều 10.
1. Đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu kèm theo).
- Điều lệ của tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư (theo mẫu Điều lệ công ty hoặc Điều lệ xí nghiệp liên doanh trong nước đã được ban hành).
- Các chứng từ hợp lệ và các điều kiện quy định tại Điều 4 của bản Quy chế này.
Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư có thể yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu khác để chứng minh năng lực hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
2. Đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư liên doanh giữa hai bên Việt Nam với bên nước ngoài, mọi thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động phải tiến hành theo quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 139/HĐBT.
Điều 11. Trong thời hạn không quá 3 tháng kể từ ngày nhận đơn xin cấp giấy phép và hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư thông báo kết quả xét duyệt cho người nộp đơn.
Trong trường hợp đơn xin cấp giấy phép được chuẩn y, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp giấy phép cho tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư. Giấy phép hoạt động đồng thời có giá trị là giấy chứng nhận đăng ký điều lệ hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
Điều 12. Khi nộp đơn và hồ sơ xin phép hoạt động, người nộp đơn phải nộp một khoản lệ phí theo quy định hiện hành.
CHƯƠNG IV
THAY ĐỔI ĐIỀU LỆ VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG
Điều 13. Trong trường hợp muốn thay đổi điều lệ hoạt động các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư phải làm đơn xin Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư chấp thuận, trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận đơn Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư thông báo quyết định của mình cho tổ chức đưa đơn.
Điều 14. Hoạt động của các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư được chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn ghi trong giấy phép hoạt động.
- Theo đề nghị của cơ quan chủ quản (đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam).
- Trong quá trình hoạt động, đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ, giấy phép hoạt động hoặc có nhiều sai phạm về luật pháp, kinh tế...
Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày kết thúc hoạt động theo giấy phép đã cấp hoặc trong trường hợp Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư ra quyết định thu hồi giấy phép các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư phải thanh toán mọi công nợ với các tổ chức, cá nhân có liên quan phía Việt Nam cũng như phía nước ngoài.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Bản quy chế này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư, kể cả các tổ chức đã được thành lập trước kh ban hành bản Quy chế này.
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày tháng năm 199...
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(Mẫu hướng dẫn dùng cho các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam)
Kính gửi : Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
- Căn cứ "Điều lệ tạm thời về chế độ làm việc và quan hệ công tác của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư" ban hành kèm theo Quyết định số 71/HĐBT ngày 16-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Căn cứ Quyết định số 209/HĐBT-VP ngày 14-4-1990 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư ban hành "Quy chế tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư"
Công ty................
Làm đơn này đề nghị Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư phê chuẩn điều lệ công ty và cấp giấy phép hoạt động với những nội dung chính sau đây:
1. Cơ sở pháp lý của công ty:
Tên công ty:
Tên Việt Nam:
Tên giao dịch:
Có trụ sở đăng ký tại:
Có chi nhánh tại:
Số Telephone: Telex: Fax:
Người đại diện pháp luật:
Thành lập theo hình thức:
Theo quyết định thành lập số : ..... ngày ...... tháng ...... năm
Do: Ông (bà) ................. cấp
Cơ quan chủ quản:
2. Mục tiêu hoạt động
Mục tiều hoạt động chính
3. Địa bàn và lĩnh vực hoạt động
Địa bàn hoạt động của công ty:
Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
4. Vốn
Vốn đăng ký của công ty:
- Tiền Việt Nam:............... Đồng
- Ngoại tệ:
- Vốn cố định:
- Vốn lưu động:
Có tài khoản:
Số tài khoản:
5. Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước:
6. Cam kết:
- Người ký tên dưới đây cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dụng đơn này cùng những số liệu trên và các văn bản có liên quan kèm theo.
- Người ký tên dưới đây xin cam kết thực hiên đủ mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và chấp hành các điều khoản ghi trong giấy phép được cấp, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Tên công ty
Người đại diện
(Chức vụ, ký tên, đóng dấu)
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây