Nghị quyết 09/2001/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 09/2001/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2001/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/08/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 09/2001/NQ-CP
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ
09/2001/NQ-CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ 2001 - 2005
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước.
Trong hơn mười năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhận thức, quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành; cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao; môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém; thủ tục hành chính còn phiền hà; công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút, tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển những năm tới. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực; nhịp tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại; các nền kinh tế khu vực, những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam, đang gặp khó khăn.
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Chính phủ ban hành Nghị quyết về "Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005", với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH
HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Mục tiêu:
Để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn, đặc biệt là về chất lượng, so với thời kỳ trước, để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hơn, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 2001 - 2005 phải đạt được các mục tiêu sau:
a) Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới: khoảng 12 tỷ USD.
b) Vốn thực hiện: khoảng 11 tỷ USD.
c) Đến năm 2005 đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách của cả nước (không kể dầu khí).
2. Định hướng:
a) Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b) Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.
c) Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại; khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Xây dựng Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005 và công bố trong năm 2001, làm cơ sở cho việc vận động xúc tiến đầu tư. Các dự án khi được lựa chọn đưa vào danh mục này phải có sự thống nhất trước về chủ trương và quy hoạch và được bố trí vốn làm dự án tiền khả thi. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành, địa phương mình sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Các Bộ, ngành xây dựng và điều chỉnh quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005; xác định rõ nhu cầu về từng loại nguồn vốn, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đạt được các mục tiêu, sản phẩm đặt ra trong kế hoạch.
2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển theo đúng định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng:
- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới; nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước; nghiên cứu mô hình khu kinh tế mở.
- Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; xây dựng cơ chế để doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài được xây dựng, kinh doanh nhà ở và xây dựng, kinh doanh phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ khoa học, công nghệ dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; từng bước mở rộng khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch.
Trong năm 2001 cần thực hiện một số công việc cấp bách sau:
- Xây dựng Đề án mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở tổng kết, đánh giá những lĩnh vực đã cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài làm thí điểm, những lĩnh vực mà trong thời gian qua có chủ trương không cấp phép hoặc hạn chế cấp phép đầu tư; điều chỉnh danh mục các sản phẩm phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 80%.
Căn cứ Đề án trên và các quy định hiện hành, nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư theo đúng quy định tại Điều 3 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các cơ quan quản lý Nhà nước không được tự ý đặt ra bất cứ hạn chế nào khác đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng Quy chế thực hiện thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được đăng ký tại thị trường chứng khoán. Nghiên cứu sửa đổi các quy định cụ thể về thời hạn đàm phán dự án BOT và quy tắc, thẩm quyền chỉ định nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài làm dự án BOT trong một số trường hợp cần thiết.
- Ban hành các quy định về việc cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước theo tinh thần Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ. Thu hẹp danh mục hàng hoá không thuộc đối tượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mua để xuất khẩu.
- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 05 tháng 7 năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; ban hành Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư và thường trú tại Việt Nam được mua nhà ở.
- Ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, quy định về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học theo Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ để tăng cường thu hút được những dự án đầu tư có chất lượng và quản lý được hoạt động của các dự án đầu tư trong lĩnh vực này.
c) Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong năm 2001, thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí cảng biển, phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phí thăm quan các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng.
Hoàn thành trước tháng 6 năm 2002 việc hoàn trả các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài số vốn hợp thức, thực tế mà các doanh nghiệp này đã bỏ ra để xây dựng các công trình điện ngoài hàng rào.
d) Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
đ) Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm; cho phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Bảo hộ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng.
Trong năm 2001, ban hành chính sách khuyến khích hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; sớm áp dụng quy định về việc kê khai nộp thuế, kết thúc năm tài chính căn cứ vào kết quả kiểm toán độc lập để quyết toán thuế; cơ quan thuế chỉ kiểm tra lại trong một số trường hợp cần thiết.
e) Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm việc cho phép tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng lâu dài được cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê lại đất trong thời hạn được cấp quyền sử dụng đất.
Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn.
Trong năm 2001, cần thực hiện các vấn đề cấp bách sau:
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Uỷ ban nhân dân địa phương kiên quyết tổ chức cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng các trường hợp đã được đối xử theo đúng chính sách và quy định của Nhà nước nhưng vẫn không chấp hành.
- Ban hành văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
- Ban hành văn bản hướng dẫn việc xử lý trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên đối với đất góp vốn vào liên doanh trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư, bị phá sản hoặc giải thể trước thời hạn.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
a) Các cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cần động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển, đồng thời cần có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế.
Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh.
Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.
Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.
Trong quý III năm 2001, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét kết quả bước đầu việc rà soát, xử lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cấp phép đầu tư.
b) Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới các khu công nghiệp (KCN) và đánh giá tình hình triển khai các KCN đã có quyết định thành lập; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2001 phương án dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng đối với các KCN không đủ yếu tố khả thi.
Trong năm 2001, bổ sung, sửa đổi Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ theo hướng: thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đối với đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp; bổ sung các mô hình về khu công nghiệp nhỏ phục vụ cho việc phát triển ngành nghề ở nông thôn và chỉnh trang đô thị; điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào; tách việc cho thuê đất nguyên thổ và kinh doanh hạ tầng.
c) Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế; trong đó chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động sau giấy phép của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, ngành Trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài; kể cả việc chấm dứt hiệu lực của các Giấy phép đầu tư cấp sai quy định.
4. Cải tiến các thủ tục hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để tạo bước chuyển căn bản về thủ tục hành chính, trong năm 2001 cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa các Bộ, ngành Trung ương với các địa phương có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để rà soát có hệ thống tất cả các loại Giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những loại Giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền.
5. Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư
a) Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ nguồn. Căn cứ vào Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước nước ngoài, chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án.
b) Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc hội thảo về đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp ...
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao - thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương.
- Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
- Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin hiện đại. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang web về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công,...
6. Công tác cán bộ và đào tạo
Chú trọng tăng cường công tác cán bộ và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm 2001 phải hoàn thành các Đề án sau:
- Xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, quy định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng Đề án tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức đối với cán bộ làm công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổ chức thường xuyên việc tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng Đề án tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết là phục vụ cho các khu công nghiệp lớn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ về tình hình thực hiện Nghị quyết này theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
THE GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 09/2001/NQ-CP | Hanoi, August 28, 2001 |
RESOLUTION
ON FURTHER ATTRACTING AND RAISING THE EFFICIENCY OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN THE 2001-2005 PERIOD
The Resolution of the IXth National Party Congress affirmed that the foreign-invested economic sector constitutes an important part of the socialist-oriented market economy in our country, which is encouraged for long-term development on an equal footing with other economic sectors. Attracting foreign direct investment (FDI) is a significant policy contributing to tapping domestic resources, expanding international economic cooperation and thereby creating a combined strength in service of the cause of national industrialization, modernization and development.
Over the past 10 years after the promulgation of the Law on Foreign Investment in Vietnam in 1987, the FDI activities in our country have witnessed important achievements, actively contributing to the attainment of the socio-economic targets and to the success of the renewal cause, taking the country out of the economic crisis, increasing its strength and raising its posture on the international arena. FDI has become one of the important capital sources for development investment, contributing to promoting the economic restructure along the direction of industrialization and modernization, opening up many new production and business lines with new products, raising the managerial capability and technological levels, expanding the export market, creating more jobs and contributing to the expansion of external relations and active integration into the world economy.
However, the FDI activities over the recent years have revealed weaknesses and shortcomings. The perception and viewpoints on FDI were neither unanimous nor fully comprehended by administrations of all levels and branches; the FDI structure still saw irrationalities and the overall socio-economic efficiency of the FDI activities was not high yet; the investment environment remained unattractive; the economic and legal environments remained incomplete as they are being in the process of betterment. The State management over FDI was struck with many weaknesses; the administrative procedures remained troublesome, and the personnel work saw many shortcomings. The FDI growth rate has fallen continuously since 1997 though having shown signs of recuperation in 2000, which is not really stable and may affect the development investment capital sources in the years to come if no remedial measures are taken in time. Meanwhile, the competition to attract FDI in the world and the region is getting fiercer and fiercer, particularly after the regional economic crisis; the world’s economic growth rate is slowing down; the regional economies and leading foreign investors in Vietnam are facing difficulties.
With a view to further improving the investment environment, consolidating the foreign direct investors’ confidence, creating favorable conditions for foreign-invested economic sector to develop, thereby making more contributions to economic development, as well as to the successful attainment of the socio-economic development targets in the time to come, the Government hereby promulgates the Resolution on "further attracting and raising the efficiency of FDI in the 2001-2005 period", with the following major contents:
I. OBJECTIVES AND ORIENTATIONS FOR THE FDI ATTRACTION
1. Objectives:
To implement the 2001-2010 socio-economic development strategy as well as the orientations and tasks of the 2001-2005 socio-economic development plan, the FDI sector must develop in a more stable and efficient manner, especially in terms of quality, than the previous period so as to step up the national industrialization and modernization. More concretely, the FDI activities in the 2001-2005 period must achieve the following targets:
a/ The registered capital of the newly licensed projects: about USD 12 billion.
b/ The realized capital: about USD 11 billion.
c/ By 2005, the FDI shall represent about 15% of GDP, 25% of the total export value and 10% of the total State budget revenue of the whole country (excluding petroleum).
2. Orientations:
a/ To strongly encourage the attraction of FDI into the export goods production and processing industries; industries in service of the development of agriculture and rural economy; projects on the application of information technology, biotechnology, petroleum, electronics, new materials, telecommunications, production and development of socio-economic infrastructure and branches where Vietnam have many competitive edges in association with the modern technologies, thus creating more jobs and contributing to the economic restructure.
b/ To further attract FDI into the geographical areas with many advantages so as to bring into play the role of dynamic areas, creating conditions for associated development of other regions on the basis of promoting their comparative advantages. To encourage and give maximum preferences to FDI in the geographical regions and areas meeting with socio-economic difficulties and step up the investment in the construction of infrastructure projects in these areas with capital from other sources in order to facilitate FDI activities. To concentrate on the attraction of FDI into the industrial parks (IPs), which have been set up under the ratified planning.
c/ To encourage foreign direct investors from all countries and territories to invest in Vietnam, especially those foreign investors that have big financial potential and grasp original technologies from the developed countries; to further attract foreign direct investors in the region. To work out plans to mobilize big consortiums and companies to invest in Vietnam and at the same time pay attention to the small- and medium-sized companies posessing modern technologies; to encourage and create favorable conditions for overseas Vietnamese to invest in the country.
II. IMPLEMENTATION SOLUTIONS
1. To draw up lists of projects calling for FDI
a/ To draw list of national projects calling for FDI in the 2001-2005 period and announce it in 2001, which shall serve as basis for investment mobilization and promotion. To be selected and included in this list, projects must be approved in advance in terms of undertaking and planning thereon and allocated capital for elaboration of feasibility studies. The ministries, branches and localities shall take initiative in drawing up and promulgating lists of projects calling for FDI for their respective branches and localities after reaching agreement with the Ministry of Planning and Investment.
b/ The ministries and branches shall elaborate and adjust the branch plannings and major products to suit the 2001-2010 socio-economic development strategy and 2001-2005 socio-economic development plan; clearly determine the demand for capital from each source, including the FDI capital, so as to achieve the targets and products already set forth in their plans.
2. To continue perfecting the legal system, mechanism and policies on FDI
a/ To continue studying the formulation, adjustment and perfection of the legal system related to FDI, creating favorable conditions for the FDI activities to develop strictly according to the orientations of the socio-economic development strategy and meet the requirements of the active integration into the world economy.
b/ To study, elaborate and finalize legal documents on FDI along the following directions:
- Establishing a common legal framework applicable to both domestic investment and FDI in order to create a stable and equal environment for production and business; concurrently applying a number of regulations on the conditions for investment and preferences suited to each subject and domain in each period.
- Diversifying FDI forms in order to exploit more channels for investment attraction; studying and experimenting such investment forms as partnerships and capital management companies; amending and supplementing the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999 on the assignment, sale, contracting and lease of State enterprises along the line of allowing foreign direct investors to purchase, contract, manage and hire domestic enterprises; studying the model of open economic zone.
- Broadening the fields where FDI is attracted to according to the commitments in the course of active integration into the world economy. Step by step opening the real estate market for overseas Vietnamese and foreign direct investors to invest in Vietnam; formulating a mechanism whereby FDI enterprises may build and trade in dwelling houses as well as build, trade in and develop new urban quarters; encouraging investment in the fields of scientific, technological and information services, technological transfer and human resource development; step by step expanding investment cooperation in the fields of trade, service and tourism.
In 2001, it is necessary to perform the following urgent tasks:
- Elaborating a project on broadening the fields where FDI is attracted to on the basis of reviewing and assessing the fields where FDI has been permitted on the experimental basis as well as the fields where investment licensing is not allowed or restricted; adjusting the list of products which must ensure the export percentage of at least 80%.
Basing themselves on the above-mentioned project and current regulations, investors may take initiative in selecting investment projects in strict compliance with the provisions in Article 3 of the Government’s Decree No.24/2000/ND-CP of July 31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam. The State management agencies must not arbitrarily impose any restrictions on FDI.
- Elaborating a Regulation on the experimental transformation of FDI enterprises into joint-stock companies and creating conditions for them to be listed at the securities market. Studying the amendment of specific provisions on time limit for negotiation on BOT projects as well as the rules and competence to appoint foreign direct investors to implement BOT projects in a number of necessary cases.
- Issuing the regulations on permitting foreign direct investors to invest in import and domestic distribution services in the spirit of the Government’s Decree No.24/2000/ND-CP of July 31, 2000. To shorten the list of goods other than those purchased by FDI enterprises for export.
- Studying the supplement and amendment of the Government’s Decree No.60/CP of July 5, 1994 on dwelling house ownership right and residential land use right in urban areas and Decree No.61/CP of July 5, 1994 on the purchase, sale and trading of dwelling houses in accordance with the provisions of the Civil Code and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law; promulgating the Government’s Decree specifying the purchase of dwelling houses by overseas Vietnamese who have investment projects and reside in Vietnam.
- Promulgating as soon as possible legal documents guiding the implementation of policies and regulations on investment cooperation with foreign countries in the domain of education and training as well as scientific research under the Government’s Decree No.06/2000/ND-CP of March 6, 2000 in order to further attract qualitative investment projects and manage operations of investment projects in this domain.
c/ To continue with the roadmap of reducing investment expenses and proceeding to the one- price regime, to be uniformly applied to both domestic investment and FDI under the Prime Minister’s Decision No.53/1999/QD-TTg of March 26, 1999.
In 2001, to uniformly apply the motorized transport means registration fee, seaport charge, charge of advertisement on the mass media and charge of visiting cultural, historical and revolutionary relics.
To complete before June 2002 the reimbursement to FDI enterprises of legal capital amounts they have actually invested in building outside-fence power projects.
d/ To renew and improve monetary policies related to the FDI activities along the direction of gradually reducing, proceeding to the eradication of compulsory foreign exchange settlement when conditions permit. To use flexibly and efficiently monetary instruments and policies such as exchange rates and interest rates according to the market principles under the State macro management.
e/ To continue reforming tax system in conformity with the national socio-economic development situation and international commitments along the direction of simplifying tax laws, step by step applying a common tax system to both domestic investment and FDI. To elaborate tax policies to encourage FDI in the production of accessories and spare parts, raising the products’ localization percentage; to allow projects on the production of auxiliary materials for export goods to enjoy preferences like investment projects on the production of export goods. To effectively protect a number of important products for an adequate period of time.
In 2001, to promulgate policies to encourage operation of foreign investment funds operating in Vietnam; to soon apply the regulations on tax payment declaration and at the fiscal year’s end, to conduct final tax settlement on the basis of the results of independent audit; the tax agencies shall conduct re-inspection in necessary cases.
f/ To promptly remove difficulties and problems regarding land and ground clearance in order to step up the project implementation tempo. To allow, on an experimental basis, individuals in the country who have been granted long-term land use right, to sublease land to foreign direct investors within their land use terms.
To seek ways to satisfy the demand of foreign enterprises which invest in the implementation of big projects in Vietnam and need to mortgage the value of the right to use land already assigned or leased to them for a long term to borrow capital from credit institutions operating overseas in cases where credit institutions in Vietnam are incapable of meeting their capital demand.
In 2001, it is necessary to do the following urgent things:
- To step up the tempo of compensation payment and ground clearance, creating favorable conditions for the implementation of FDI projects. The local People’s Committees shall resolutely organize the forced ground clearance for cases where the State’s policies and regulations have been properly applied but the concerned subjects still fail to execute them.
- To issue legal documents guiding the granting of land use right certificates to enterprises operating in industrial parks and export processing zones.
- To issue legal documents guiding the handling of responsibilities and obligations of joint-venture parties towards the land contributed as capital to joint ventures in cases where the enterprises change their investment forms, go bankrupt or dissolve ahead of time.
3. To raise the State management effectiveness
a/ The investment licensing bodies shall have to regularly revise and classify the already licensed FDI projects so as to take appropriate and timely measures to remove difficulties for FDI enterprises.
For enterprises having commenced their production and business, the ministries, branches and provincial-level People’s Committees should, within the ambit of their respective jurisdictions, encourage, commend or reward them in time so that such enterprises may well operate and continue develop, and at the same time, take appropriate measures to remove difficulties for them, particularly those related to the product consumption markets and tax obligations.
For ongoing projects, the ministries, branches and provincial-level People’s Committees shall actively support enterprises to remove difficulties, especially those in the compensation payment and ground clearance, so as to quickly complete the capital construction, and put enterprises into production and business.
Projects, which have not yet been deployed but the implementation thereof is deemed feasible, must be implemented within given periods of time and the obstacles must be removed, including the adjustment of such projects’ objectives and operation scope.
For projects that have not yet been deployed but the implementation thereof is impossible, the investment licenses must be withdrawn to give place to other investors.
In the 3rd quarter of 2001, the Prime Minister shall examine the initial results of the revision and handling of the already licensed FDI projects.
b/ To closely control the establishment of new IPs and evaluate the situation of setting up those IPs for which establishment decisions have been issued; the Ministry of Planning and Investment shall, in October 2001, submit to the Prime Minister a plan on terminating or rescheduling the construction of unfeasible IPs.
In 2001, to amend and supplement the Regulation on Industrial Parks, Export Processing Zones and Hi-Tech Parks, issued together with the Government’s Decree No.36/CP of April 24, 1997 along the direction of narrowing the gap between and proceeding to the unified mechanism and policies for, domestic investment and FDI in IPs, adding new models of small IPs in service of development of branches and trades in rural areas and urban renovation, adjusting the mechanism and policies on investment in infrastructure development inside and outside fences, and separating the lease of natural land from infrastructure business.
c/ To further implement the policy on decentralizing the State management over FDI to the provincial-level People’s Committees on the basis of ensuring the principle of centralism and unified management over the planning, structure, policies and mechanisms; to attach importance to the decentralization of State management over the post-licensing activities of the FDI projects; to enhance the guidance and inspection activities of the ministries and centrally-run branches. To work out a mechanism to severely handle violations of laws, policies and planning in the implementation of the policy on decentralization of the State management over the FDI; to invalidate the investment licenses granted not according to regulations.
4. To improve the administrative procedures
To boost the administrative reform related to the FDI activities. To study the elaboration of the one-door and one-coordinator management mechanism and organize the management at the central and local levels according to that mechanism in order to facilitate the FDI activities.
In order to create substantial changes in the administrative procedures, the following solutions should be applied in 2001:
- Enhancing the close coordination among the centrally- and locally-run State management agencies in managing the FDI activities; clearly defining powers and responsibilities of each agency in the settlement of arising problems; applying the regime of periodical briefings among ministries, centrally-run branches and localities where exist many FDI projects; maintaining regular contact between the State management agencies and foreign direct investors.
- Strongly improving the administrative procedures related to FDI activities along the direction of further simplifying the investment licensing, broadening the scope of projects to be registered for investment licensing. Setting up inter-branch working team with the Ministry of Planning and Investment assuming the prime responsibility for systematically revising all kinds of licenses and regulations related to the FDI activities, thereby suggesting the cancellation of licenses or regulations unnecessary for the FDI activities.
- The ministries, branches and localities shall clearly specify and publicize administrative procedures, simplify and reduce unnecessary procedures; resolutely and strictly handle cases of harassment, authoritarianism, negative acts and irresponsibility committed by public employees.
5. To boost investment mobilization and promotion
a/ To renew the contents and mode of investment mobilization and promotion. To implement investment promotion programs according to branches, domains and geographical areas with specific projects and partners, focusing on foreign partners with great financial potentials and original technologies. On the basis of the list of national projects calling for FDI, to thoroughly prepare for a number of important investment projects, select and directly invite a number of big consortiums in the concerned branches and domains to negotiate and invest in such projects.
b/ To attach importance also to investment promotion in order to attract new FDI projects and activities in support of investors to effectively implement the underway FDI projects. To remove difficulties and obstacles in time in order to facilitate operations of the FDI enterprises. To commend or reward in time enterprises and foreign investors with outstanding achievements in business and practical contributions to the national construction. At the same time, to criticize and strictly handle cases of breaching Vietnamese laws.
- To diversify investment promotion activities through the Party’s and State’s external relation activities, international forums and investment promotion cooperation activities within the AIA, ASEAN, APEC and ASEM cooperation framework as well as the symposiums on investment at home and abroad; to combine various investment promotion means such as mass media, Internet, direct contact...
- To boost the propagation and introduction on the FDI activities so as to create a new image on Vietnam; to formulate a unified public assessment of the FDI.
- Vietnamese diplomatic and trade missions shall have to well mobilize and promote investment in Vietnam, arrange personnel to take charge of investment promotion in a number of key geographical areas. To post more personnel for the work of investment promotion in the ministries, branches and localities.
- To arrange financial sources for investment promotion activities in the annual budget regular expenditures of the ministries, branches and localities.
- To intensify the study of the economic situation, investment markets and overseas investment policies of foreign countries, big consortiums and companies so as to adopt appropriate policies on investment attraction; to study laws, policies and measures to attract FDI from the regional countries in order to work out timely and appropriate counter-tactics.
- To elaborate and perfect the FDI information system, which shall serve as basis for making policies and managing the FDI activities, expanding the external propagation by using the modern information technology. To establish and put into operation a website on FDI in service of the provision of updated information on investment orientations, policies and legislation, to introduce projects calling for investment and compliment on successful projects...
6. The personnel and training work
To attach importance to the strengthening of personnel work and training of cadres and technicians working in the foreign-invested economic sector. In 2001, the following projects must be finalized:
- Elaborating the Regulation on Vietnamese officials participating in the Managing Boards and the management of joint-venture enterprises, which clearly determine the political and professional criteria for selection thereof; the responsibilities, obligations and interests of officials working in the FDI enterprises.
- Organizing different forms of training for officials involved in the FDI work and officials managing FDI enterprises; organizing regular professional training and law dissemination for Vietnamese officials working in the FDI enterprises.
- Organizing the training of skilled workers for FDI enterprises, first of all in service of the big IPs.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government Office in acting as the prime agencies in monitoring, urging, inspecting, summing up and periodically reporting the situation on implementation of this Resolution to the Prime Minister according to the latter’s assignment.
In the course of implementation, if problem arise, they must be promptly reported to the Prime Minister for direction.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Resolution.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây