Nghị định 50/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển

thuộc tính Nghị định 50/1999/NĐ-CP

Nghị định 50/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:50/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:08/07/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 50/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

Số: 50/1999/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN 

---------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều 2. Quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh.
Quỹ hỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán kinh tế tập trung, có chế độ tài chính do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 3. Vốn điều lệ của Quỹ là 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm.
Điều 4. Quỹ hỗ trợ phát triển có trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội. Tuỳ theo quy mô và phạm vi hoạt động, Quỹ có các chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quỹ được mở văn phòng giao dịch ở nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ:
1. Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước;
2. Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ;
3. Cho vay đầu tư và thu hồi nợ;
4. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
5. Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư;
6. Quỹ có thể uỷ thác, nhận ủy thác cho vay vốn đầu tư;
7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
8. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ;
9. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan theo quy định.
Điều 6. Quỹ hỗ trợ phát triển có quyền:
1. Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước;
2. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư;
3. Từ chối và kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án không đúng đối tượng được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, không có hiệu quả, không đảm bảo điều kiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
4. Đình chỉ việc hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước khi phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh;
5. Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các chính sách, cơ chế có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động của Quỹ;
6. Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
7. Khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, cam kết với Quỹ.
Điều 7. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ hỗ trợ phát triển gồm có: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và các phòng, ban nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật thành viên của Hội đồng quản lý, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển có 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và 3 thành viên bán chuyên trách là đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Quỹ và những vấn đề về tín dụng đầu tư phát triển vượt quá thẩm quyền;
2. Thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán của Quỹ;
3. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Quỹ;
4. Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
5. Xem xét báo cáo của Ban kiểm soát; giải quyết các khiếu nại quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này, trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Điều 9. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ kiểm soát toàn bộ hoạt động của Quỹ.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, bảo đảm an toàn tài sản nhà nước, tài sản của Quỹ; báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;
2. Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua;
3. Có trách nhiệm trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, báo cáo thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ nhưng không được biểu quyết;
4. Xem xét trình cấp có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại của các tổ chức cho vay vốn, các chủ đầu tư, các tổ chức tín dụng nhận ủy thác cho vay và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
Điều 10. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Điều lệ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Giúp Tổng Giám đốc có các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
Việc thành lập, giải thể các phòng, ban nghiệp vụ, các chi nhánh, văn phòng giao dịch và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó các phòng, ban; giám đốc, phó giám đốc chi nhánh và văn phòng giao dịch do Tổng giám đốc quyết định trên cơ sở chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 11.
Bộ trưởng Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền:
1. Giám sát hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển và có thẩm quyền:
- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển khi thấy cần thiết.
- Nhận các loại báo cáo định kỳ và đột xuất, bao gồm cả báo cáo kiểm soát của Ban kiểm soát Quỹ hỗ trợ phát triển về hoạt động của Quỹ và nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ, trong trường hợp phát hiện những sai phạm trong các báo cáo, không đồng ý với nội dung nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ, thì trực tiếp làm việc với Hội đồng quản lý để xem xét và thống nhất việc xử lý hoặc điều chỉnh lại nội dung nghị quyết, trường hợp các sai phạm trong hoạt động của Quỹ và nội dung nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trái với Nghị định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Quỹ hỗ trợ phát triển
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ và đối với chủ đầu tư có dự án đầu tư được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, một số cơ quan được giao thực hiện thêm một số nhiệm vụ sau đây:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển về nguồn vốn, tổng mức vốn tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao cho Quỹ.
Cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Quỹ để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước;
Cử một Thứ trưởng tham gia Hội đồng quản lý Quỹ.
b) Bộ Tài chính:
Cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định;
Thực hiện việc giao vốn và thu hồi nợ đối với nguồn vốn Nhà nước giao cho Quỹ cho vay có thu hồi.
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển; quy định chế độ kế toán; kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính của Quỹ;
Cử một Thứ trưởng tham gia Hội đồng quản lý Quỹ.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện nhận uỷ thác cho vay của Quỹ, cho vay các dự án do Quỹ bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và thanh toán của Quỹ;
Cử một Phó Thống đốc tham gia Hội đồng quản lý Quỹ.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chế độ tiền lương và phụ cấp cho cán bộ, công chức của Quỹ hỗ trợ phát triển.
3. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các chủ đầu tư có dự án được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước thuộc quyền quản lý của mình;
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Quỹ hỗ trợ phát triển và chủ đầu tư thực hiện các dự án đầu tư được hỗ trợ đầu tư của Nhà nước trên địa bàn.
Điều 13.
1. Đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển phải tuân thủ theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Cán bộ, công chức của Quỹ vi phạm những quy định của Nghị định này và của văn bản pháp luật khác có liên quan thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, gây thiệt hại tiền Quỹ thì phải bồi thường.
Tổ chức, cá nhân vay vốn của Quỹ mà sử dụng sai mục đích hoặc làm thất thoát vốn vay thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường số tiền vay bị thiệt hại.
Điều 14. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 808/TTg ngày 09 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và những quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này.
Điều 15. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 50/1999/ND-CP
Hanoi, July 8, 1999
 
DECREE
ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE DEVELOPMENT SUPPORT FUND
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 of the Government on the State’s development investment credit;
At the proposals of the Minister of Finance, the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel and the Minister-Director of the Government Office,
DECREES:
Article 1.- To set up the Development Support Fund in order to mobilize medium- and long-term capital, receive and manage the State’s capital sources reserved for development investment credit, with a view to materializing the State’s development investment support policy.
Article 2.- The Development Support Fund is a State financial organization which operates for non-profit purpose, but ensure the capital retrieval and expense coverage, has the legal person status, its charter capital, financial balance and own seal, and is entitled to open its accounts at the State Treasury and banks at home and overseas. The Development Support Fund shall operate according to its charter ratified by the Prime Minister.
The Fund shall be exempt from taxes and State budget remittances in order to reduce its lending interest rate and guaranty fee.
The Development Support Fund is an unit with the centralized economic cost-accounting and financial regime decided by the Prime Minister at the proposal of the Ministry of Finance.
Article 3.- The Fund’s charter capital is 3,000 billion VN dong derived from the existing charter capital of the National Investment Support Fund and annual supplementary State budget allocations.
Article 4.- The Development Support Fund is headquartered in Hanoi capital city. Depending on its operation scale and scope, the Fund shall have its branches or transaction offices located in provinces and centrally-run cities. The Fund may open its overseas transaction offices under the Prime Minister’s decisions.
Article 5.- The Development Support Fund shall have the following tasks:
1. To mobilize medium- and long-term capital, receive the State’s capital sources (including domestic and overseas capital) for the materialization of the State’s development investment support policy;
2. To use its capital sources efficiently and for the right purposes;
3. To provide investment loans and recover debts;
4. To provide post-investment interest rate support;
5. To provide guaranty for investors to borrow investment capital; to re-guarantee and undertake the re-guaranty for investment funds;
6. It may entrust or take the entrusted provision of investment loans;
7. To perform several other tasks assigned by the Prime Minister;
8. To strictly abide by the State’s laws and other regulations concerning its operation;
9. To observe the regime of periodical reports to the Prime Minister and the concerned ministries and branches as prescribed.
Article 6.- The Development Support Fund shall have the following rights:
1. To inspect and request investors to provide documents and explain matters related to the management and use of the State’s development investment support capital;
2. To evaluate financial plans and debt repayment plans of investment projects;
3. To refuse and file petitions to the authorities competent to decide investment about the provision of loans, post-investment interest rate support and/or investment credit guaranty for projects which are ineligible for the State’s development investment support or inefficient or fail to meet the conditions prescribed by the Government on the State’s development investment credit;
4. To discontinue the State’s development investment support whenever it detects that investors breach credit contracts, interest rate support contracts or guaranty contracts;
5. To request the competent State management agencies to promulgate, supplement or amend policies and/or mechanisms related to the management of construction investment and its operation;
6. To deal with risks and handle assets used as loan security according to the Government’s regulations on the State’s development investment credit;
7. To initiate lawsuits at competent agencies for handling of violations according to law or lodge complaints according to law against organizations and/or individuals breaching contracts or commitments with the Fund.
Article 7.- The managerial and executive apparatus of the Development Support Fund shall be composed of the Managing Council, the Control Board, the general director, the deputy general directors and the professional bureaus and sections.
The appointment, dismissal, commendation and discipline of members of the Managing Council, the head of the Control Board, the general director and the deputy general directors of the Fund shall be decided by the Prime Minister at the proposal(s) of the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel.
Article 8.- The Development Support Fund’s Managing Council shall be composed of 5 members, including 2 full-time members being its chairman and vice chairman-cum-general director, and 3 part-time members being competent representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam.
The Fund’s Managing Council shall have the following tasks and powers:
1. To submit to the Prime Minister for approval the supplements and/or amendments to the Fund’s charter as well as matters concerning the development investment credits which are beyond its jurisdiction;
2. To adopt the operation orientations, financial plans and final settlement reports of the Fund;
3. To perform tasks and exercise powers as stipulated in the Fund’s charter;
4. To supervise and inspect the Fund’s operations according to the Fund’s charter and decisions of the Fund’s Managing Council;
5. To scrutinize reports of the Control Board; settle complaints specified in Clause 4, Article 9 of this Decree, and report cases beyond its jurisdiction to the Prime Minister for consideration and settlement.
Article 9.- The Control Board shall be answerable to the Fund’s Managing Council for all operations of the Fund.
The Control Board shall have the following tasks and powers:
1. To inspect and supervise the observance of the guidelines, policies, professional regimes and rules in the Fund’s operations in order to raise the efficiency of the Fund’s operations and ensure the safety of the State’s property and the Fund’s assets; to report to the Fund’s Managing Council on the inspection and supervision results and propose the handling measures;
2. To carry out its work independently according to the program already adopted by the Fund’s Managing Council;
3. To present its reports or recommendations on the inspection and supervision results and/or reports on financial settlement evaluation at meetings of the Fund’s Managing Council, but it shall not be entitled to vote;
4. To consider and submit to the competent authority(ies) for settlement complaints lodged by capital lending organizations, investors, credit institutions undertaking the entrusted loan provision and other organizations and individuals about the Fund’s operations.
Article 10.- The general director is the Fund’s legal representative, answerable to the Prime Minister and the Fund’s Managing Council and before law for the entire operations of the Fund.
The general director’s tasks and powers shall comply with the provisions of the Development Support Fund’s charter.
The general director shall be assisted by the deputy general directors and an assisting apparatus.
The setting up and dissolution of professional bureaus and sections, branches and transaction offices, as well as the appointment and dismissal of heads and deputy heads of bureaus and sections; directors and deputy directors of branches and transaction offices shall be decided by the general director after obtaining consents of the Fund’s Managing Council.
Article 11.- The Minister of Finance shall be authorized by the Prime Minister to:
1. Supervise the operation of the Development Support Fund’s Managing Council and be competent to:
- Attend meetings of the Development Support Fund’s Managing Council when he/she deems it necessary.
- Receive periodical and extraordinary reports, including reports of the Control Board of the Development Support Fund on the Fund’s operation and resolutions of the Fund’s Managing Council. In cases where he/she detects faults in such reports or disagrees with contents of resolutions of the Fund’s Managing Council, he/she shall personally work with the Managing Council to consider and reach unanimity in the handling of such faults or readjustment of resolutions’ contents. In cases where faults committed by the Fund in its operation and contents of resolutions of the Fund’s Managing Council are contrary to the Government’s Decree on the State’s development investment credit, this Decree and other relevant legal documents, he/she shall report such to the Prime Minister for consideration and decision.
2. Perform several other specific tasks assigned by the Prime Minister.
Article 12.- The responsibilities of the State management agencies over the Development Support Fund
1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall perform the function of State management over the Fund as well as the investors having investment projects eligible for the State’s development investment support as provided for by law.
2. Besides performing the function of State management over the Fund according to provisions of Clause 1, this Article, a number of agencies shall also be assigned the following tasks:
a) The Ministry of Planning and Investment:
- To propose the Prime Minister to assign the Development Support Fund annual plans on capital sources, total credit capital as the State’s development investment support in various forms (investment loans, post-investment interest rate support, investment credit guaranty) and according to the structures of branches, domains and territorial regions; to inspect the implementation of plan norms assigned to the Fund.
- To allocate the State budget’s capital sources to the Fund for the materialization of the State�s development investment support policy;
- To nominate a vice minister to join the Fund’s Managing Council.
b) The Ministry of Finance:
- To fully allocate the charter capital to the Development Support Fund as prescribed;
- To effect the capital allocation and debt recovery in respect of capital sources assigned by the State to the Fund, which shall be provided by the latter as loans with subsequent recovery.
- To propose to the Prime Minister for promulgation the financial regime of the Development Support Fund; prescribe the accounting regime; inspect and supervise the Fund’s financial operations;
- To nominate a vice minister to join the Fund’s Managing Council.
c) The State Bank of Vietnam:
- To direct the credit institutions to coordinate with the Development Support Fund in undertaking the loan provision entrusted by the Fund, providing loans to projects guaranteed by the Fund and post-investment interest rate support;
- To guide and inspect the implementation of monetary policies and foreign exchange management and settlement by the Fund;
- To nominate a deputy governor to join the Fund’s Managing Council.
d) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall propose to the Prime Minister for decision regime of salary, wages and allowances for officials and employees of the Development Support Fund.
3. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall:
- Perform the function of State management over investors with projects eligible for the State’s development investment support under their respective management;
- Inspect and supervise the law observance by the Development Support Fund and investors executing investment projects which have been given the State’s investment support in their respective localities.
Article 13.-
1. Units and individuals with meritorious achievements in the management and use of the Fund’s capital shall be commended and/or rewarded according to the general regime of the State.
2. The settlement of complaints and denunciations about the organization and operation of the Development Support Fund shall comply with the legislation on complaints and denunciations.
3. The Fund’s officials and employees who commit violations of the provisions of this Decree and other relevant legal documents shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If they cause monetary losses to the Fund, they shall have to make compensations therefor.
Organizations and individuals that have borrowed loans from the Fund but used them for wrong purpose(s) or caused capital losses shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, and shall have to make compensations for the lost borrowed capital amounts.
Article 14.- This Decree takes effect 15 days after its signing.
To annul the Prime Minister’s Decision No. 808/TTg of December 9, 1995 on the setting up of the National Investment Support Fund and the previous stipulations which are contrary to the provisions of this Decree as from January 1st, 2000.
Article 15.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the chairman of the managing council and the general director of the Development Support Fund shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 50/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất