Nghị định 155/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

thuộc tính Nghị định 155/2013/NĐ-CP

Nghị định 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:155/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:11/11/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kê khai không chính xác hồ sơ đăng ký DN, phạt đến 15 triệu đồng

Ngày 11/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, trong đó đáng chú ý là quy định về xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Cụ thể, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi kê khai không trung thực, không chính xác khi đăng ký thành lập DN; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN; đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; đăng ký giải thể DN...; phạt tiền lần lượt từ 01 - 02 triệu đồng; 10 - 20 triệu đồng và 25 - 30 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia theo quy định; không góp đủ số vốn như đã đăng ký và hành vi kinh doanh dưới hình thức DN mà không đăng ký thành lập DN hoặc kinh doanh dưới danh nghĩa DN khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN (hoặc đã giải thể)...
Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin DN đã kê khai không trung thực, không chính xác; buộc phải công bố nội dung đăng ký DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia theo quy định; buộc phải tiến hành thủ tục giải thể DN theo quy định của pháp luật...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014; thay thế các Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/04/2007 và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010.

Xem chi tiết Nghị định155/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------
---------

Số: 155/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
--------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định tại Nghị định này bao gồm các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn Nhà nước;
b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu;
d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
Điều 4. Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân và hộ gia đình bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Chương 2.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
 VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Vi phạm các quy định về Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án có xây dựng công trình)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Không tuân thủ trình tự, thủ tục và điều kiện điều chỉnh dự án đầu tư.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức theo quy định;
b) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với quy mô của nhóm dự án theo quy định;
c) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không đầy đủ nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không có trong quy hoạch hoặc chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bổ sung quy hoạch;
b) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng theo quy hoạch được phê duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm do việc lập dự toán, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;
d) Buộc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 6. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư có xây dựng công trình
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư có xây dựng công trình về khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình, quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Điều 7. Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn quy định;
b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu vào Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA theo quy định;
b) Thực hiện dự án chậm so với tiến độ quy định nếu không vì lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi triển khai dự án không đúng các nội dung trong quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt Văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải tổ chức giám sát, đánh giá dự án theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình, dự án ODA
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện chương trình, dự án ODA gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai lệch cho các bên hợp đồng, tư vấn lập và thực hiện chương trình, dự án ODA.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác cho các bên hợp đồng, tư vấn lập và thực hiện chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 10. Vi phạm các quy định về đầu tư tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Thực hiện dự án chậm so với tiến độ quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư;
c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp không đúng quy định;
c) Chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc chuyển nhượng vốn đầu tư không đúng quy định;
d) Chuyển nhượng dự án không đúng quy định.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư;
c) Tiếp tục triển khai dự án khi đã hết thời hạn hoạt động ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư;
d) Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư; báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Buộc gửi thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
d) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, thanh lý theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
đ) Buộc thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này.
Điều 11. Vi phạm các quy định về sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, kinh doanh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Thay đổi dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước sai mục đích.
Điều 12. Vi phạm các quy định về đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định;
b) Không thông báo hoặc thông báo thực hiện dự án đầu tư không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước không đúng quy định;
c) Không chuyển vốn và tài sản hợp pháp về nước khi kết thúc dự án theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ không chính xác, không trung thực để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
b) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó khi Giấy chứng nhận đầu tư chưa được điều chỉnh theo quy định;
c) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài mà chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận;
b) Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận;
c) Sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài không đúng quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện báo cáo đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng các nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
c) Buộc đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
d) Buộc thực hiện thủ tục đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về ưu đãi đầu tư
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không đáp ứng những điều kiện cam kết để được hưởng ưu đãi đầu tư. Trường hợp kê khai để hưởng ưu đãi đầu tư có vi phạm pháp luật về thuế thì áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không chính xác, không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả những ưu đãi đầu tư đã được hưởng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và hợp đồng hợp tác công tư (PPP)
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định;
b) Lập hồ sơ quyết toán giá trị công trình hoàn thành không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công trình không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập, thẩm tra các nội dung trong Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 10, Điều 11 và Điều 13 của Nghị định này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 16. Vi phạm các quy định về kế hoạch đấu thầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định;
b) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phê duyệt hình thức hợp đồng, phương thức đấu thầu, thời gian thực hiện hợp đồng không phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu;
b) Phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chia quy mô các gói thầu không hợp lý, không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Điều 17. Vi phạm các quy định về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi phê duyệt;
b) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không quy định trong hồ sơ mời thầu việc sử dụng lao động trong nước đối với các gói thầu đấu thầu quốc tế.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nêu các điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không phù hợp với quy định, làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu;
b) Nêu các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không theo quy định hoặc không phù hợp với quy mô, tính chất kỹ thuật của gói thầu.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch đấu thầu được duyệt về hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Điều 18. Vi phạm các quy định về tổ chức đấu thầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm cho nhà thầu theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển, thư mời thầu, thông báo mời chào hàng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng quy định;
b) Đóng, mở thầu không đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu;
c) Không gửi biên bản mở thầu cho nhà thầu theo quy định;
d) Không thông báo kết quả đấu thầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu vượt quá thời gian quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức thẩm định kết quả đấu thầu trước khi phê duyệt;
b) Phê duyệt kết quả đấu thầu không đầy đủ nội dung, không đúng thẩm quyền theo quy định;
c) Phê duyệt kết quả đấu thầu không phù hợp với nội dung kế hoạch đấu thầu được duyệt.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu dẫn đến làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp hoặc làm thay đổi giá dự thầu;
c) Thương thảo và ký kết hợp đồng không phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả đấu thầu được phê duyệt;
d) Không yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc chấp nhận cho nhà thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng không đúng quy định.
6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Điều 19. Vi phạm hành chính khác về đấu thầu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng tải thông tin về đấu thầu;
b) Đăng tải thông tin về đấu thầu không đầy đủ nội dung, không đủ số lượt đăng;
c) Đăng tải thông tin về đấu thầu không đúng thẩm quyền theo quy định;
d) Tổ chức thực hiện việc đăng thông tin về đấu thầu không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu không đủ năng lực theo quy định;
b) Không hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu theo quy định;
c) Thu các khoản chi phí trong đấu thầu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý hoặc xử lý kiến nghị trong đấu thầu không đúng quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả các khoản thu không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 20. Vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác trong trường hợp:
a) Đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
đ) Đăng ký giải thể doanh nghiệp;
e) Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
g) Thông báo tạm ngừng kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.
Điều 21. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.
Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
b) Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể;
c) Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký gia hạn hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
d) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật không được quyền thành lập doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi đối với thành viên, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức theo quy định.
Điều 25. Vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 26. Vi phạm quy định về việc thuê Giám đốc doanh nghiệp tư nhân
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác làm Giám đốc doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký bổ sung Giám đốc.
Điều 27. Vi phạm quy định về đăng ký thay đổi thành viên
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn quy định kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi thành viên theo kết quả góp vốn thực tế của các thành viên công ty.
Điều 28. Vi phạm quy định về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm dừng của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;
b) Không đăng ký thay đổi tên của doanh nghiệp theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi tên cho phù hợp với quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho thuê doanh nghiệp tư nhân nhưng không báo cáo bằng văn bản kèm theo hợp đồng cho thuê có công chứng đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan thuế;
b) Không nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi báo cáo tới cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Điều 30. Vi phạm quy định về việc thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định về việc thay đổi loại tài sản góp vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Không thông báo việc góp vốn cổ phần trong thời hạn quy định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc bán doanh nghiệp tư nhân;
đ) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn thông báo chỉ định hoặc thay thế người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
e) Không thông báo kết quả tiến độ góp vốn bằng văn bản trong thời hạn quy định sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
Điều 31. Vi phạm quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không thường trú tại Việt Nam;
b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày mà không ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký người đang thường trú tại Việt Nam làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác hoặc đăng ký người khác cư trú ở Việt Nam làm người đại diện theo pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 32. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn quy định, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà không được Phòng kinh doanh cấp tỉnh gia hạn;
b) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý;
c) Bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên công ty theo quy định;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
d) Không lưu giữ các tài liệu và con dấu tại trụ sở chính theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện, đồng thời, bổ nhiệm người khác có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho   thành viên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
đ) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
e) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
g) Buộc lưu giữ tài liệu và con dấu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về Ban kiểm soát
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức Ban kiểm soát không đúng hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên nhưng không thành lập Ban kiểm soát;
b) Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có một cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% cổ phần của công ty nhưng không thành lập Ban kiểm soát.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức lại Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bị giải thể theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh;
b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh tại nơi đó đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một địa điểm;
b) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
c) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Buộc kê khai lại những nội dung đã kê khai không trung thực, không chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 37. Vi phạm về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 30 ngày mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đăng ký.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nội dung thay đổi đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Điều 39. Vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Điều 40. Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức Đại hội thành viên thường niên đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập sổ đăng ký thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 41. Vi phạm các quy định về đăng ký vốn góp đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không huy động đủ và đúng thời hạn số vốn đã đăng ký;
b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định;
c) Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi để một thành viên góp vốn lớn hơn 20% tổng số vốn góp của hợp tác xã; một hợp tác xã thành viên góp vốn lớn hơn 30% tổng số vốn góp của liên hiệp hợp tác xã.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đủ vốn góp như đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 42. Vi phạm các quy định về thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoặc đăng ký không đúng thời hạn hoặc không thông báo thay đổi các nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Không đăng ký đổi tên hợp tác xã khi đã thay đổi ngành, nghề kinh doanh để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Tiếp tục kinh doanh trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 43. Vi phạm các quy định về công khai thông tin của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không công bố thông tin theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công khai thông tin.
Điều 44. Vi phạm các quy định về tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đúng quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
Điều 45. Vi phạm các quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không có trên bản đồ hành chính;
b) Đăng ký địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 46. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 47. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Các cơ quan Công an, Hải quan, Thuế, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Điều 39, Điều 42, Điều 44 và Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.
Điều 49. Xác định thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) lần thẩm quyền xử phạt tổ chức.
Điều 50. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Các chức danh quy định tại Điều 46, Điều 47 và Điều 48 Nghị định này và người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì được quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư khi phát hiện hành vi vi phạm được quyền lập biên bản vi phạm hành chính, nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì phải chuyển biên bản đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 52. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No.155/2013/ND-CPdated November 11, 2013 of the Government stipulating the sanctioning of administrative violations in the field of planning and investment

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 20, 2012 Ordinance on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Investment;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Bidding;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;

Pursuant to the Law on amending and supplementing a number of articles of the Laws concerning capital construction investment dated June 29, 2009;

Pursuant to the November 20, 2012 Law on Cooperatives;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

The Government promulgated the Decree stipulating the sanctioning of administrative violations in the field of planning and investment,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.Scope of regulation

1. This Decree provides acts of administrative violation, forms and levels of sanction, remedial measures, competence to make records of administrative violations and sanction and procedures for sanctioning administrative violations in the field of planning and investment.

2. Acts of administrative violation in the field of planning and investment as stipulated under this Decree include the following acts:

a) Violations of regulations on investment with state capital;

b) Violations of regulations on domestic investment, foreign investment andoffshore investment;

c) Violations of regulations on bidding management;

d) Violations of regulations on business registration by enterprises, business households, cooperatives, cooperatives unions;

3) Other violations of regulations in the field of planning and investment are not stipulated under this Decree shall be applied according to other Decrees of the Government on sanctioning administrative violations in the related field of state management.

Article 2.Subjects of application

Subjects under this Decree include Vietnamese organizations and individualscommitting acts of administrative violation in the field of planning and investment.

Article 3. Forms of sanction and remedies

1. For every act of administrative violation, the violating organization or individual is subject to either of the following principal sanctions:

a) Caution;

b) Fine;

2) Depending on the nature and severity of violation, a violating organization or individual may also be forced to take one or several remedies specified in the articles of Chapter II of this Decree.

Article 4. Fine level in the field of planning and investment

The fine level as specified under Chapter II of this Decree is the level applied for organization. With the same act of violation, the fine level for individual, household shall be a half of the fine level applied for organization.

Chapter 2

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIES TO CONSEQUENCES

SECTION I: ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION ON INVESTMENT WITH STATE CAPITAL, FORMS OF SANCTION AND REMEDIES TO CONSEQUENCES

Article 5. Acts of violation of regulations on feasibility study reports (investment projects, eco-technical reports on work construction investment projects)

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:

a) Failing to comply with orders, procedures of preparing, evaluating the feasibility study reports;

b)Failing to comply with orders, procedures and conditions to adjust the investment project;

2) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Preparing the estimates, paying and finalizing the expenses to make the feasibility study reports in contravention with the specified price and level;

b) Preparing the feasibility study reports in contravention with the size of project group as stipulated;

c)Preparing the feasibility study reports which fail to conform with prescribed national standards, national technical standards;

d) Preparing the feasibility study reports which fail to conform with prescribed contents;

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a)Making the feasibility study reports not included in the approved planning or without approval of competent authorities;

b) Making the feasibility study reports against the approved planning;

4. Remedial measures:

a) Forced refund the arising expenses due to the preparation of cost estimates, take-over of, paying and finalizing the cost of making thefeasibility study reports in contravention with the regulations for acts of violations of regulations at Point a Clause 2 of this Article;

b)Forced adjustment of the feasibility study reports to match with the national standards, national technical standards for acts of violations of regulations at Point c Clause 2 of this Article.

c) Forced amendments of contents that are in shortage for acts of violations regulated under Point d Clause 2 of this Article;

d) Forced adjustment of the feasibility study reports to be in accordance with the approved plan for acts of violations as stipulated under Point b Clause 3 of this Article.

Article 6. Administrative violation in the field of work construction investment

Acts of violations of regulations in the field of work construction investment on survey, design, supervision, construction of work, quality management, take-over of the work, paying, finalizing the investment project shall be sanctioned according to the regulations of the Government on sanctioning the administrative violations in construction activities.

Article 7. Violation of regulations on reporting on investment supervision and evaluation

1)A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to report on investment supervision or evaluation on time;

b) Making investment supervision or evaluation reports with insufficient contents according to regulations;

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a)Failing to make an investment supervision or evaluation report to send to the competent agencies as stipulated.

b) Making an untruthful investment supervision or evaluation report;

3. Remedial measures:

a) Forced to supplement contents that are in shortage intoinvestment supervision or evaluation report for acts of violation as stipulated under Point b Clause 1 of this Article;

b) Forced to send the investment supervision or evaluation report to the state competent agencies for acts of violation as stipulated under Point a Clause 2 of this Article;

Article 8. Violations on the management of program, projects using ODA capital

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 VND shall be imposed for the following acts:

a) Failing to supervise, evaluate the implementation of ODA program, projects as stipulated;

b) Failing to implement the project on time as stipulated if it is not due to objective factors or irresistible events;

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 VND shall be imposed for the acts of implementing the projects in contravention with the contents stated in the investment decision, approval decision of program, technical assistance projects;

3. Remedial measures: forced to supervise, evaluate the projects for acts of violations as stipulated under Point a Clause 1 of this Article.

Article 9. Violations on the reporting regime and provision of information for ODA program, project

1.A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for the acts of failing to comply with the reporting regime on the implementation of ODA program, projects to send to the competent agencies as stipulated.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of providing information, documents that are wrong for parties in the contract, consultants making and implementing the ODA program and projects.

3. Remedial measures:

a) Forced to make the report to send to the competent agencies as stipulated for acts of violation under Point 1 of this Article;

b) Forced to provide parties in the contract, consultants making and implementing the ODA program and projects with the accurate information for acts of violations under Point 2 of this Article;

SECTION 2. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION ON DOMESTIC INVESTMENT,

Article 10. Acts of violation of regulations on investment in Vietnam

1.A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of failing to make investment reports, supervision report, and investment project evaluation according to regulations.

2.A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of making untruthful reports on investment;

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Making the investment project dossiers untruthfully and inaccurately to be granted the investment certificate.

b) Failing to conduct the project on time as stipulated in the investment certificate without the approval of the competent agency.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to register investment adjustments for projects subject to adjustment registration;

b) Suspending or rescheduling the execution of investment projects without notifying in writing the state management agency in charge of investment thereof;

c) Terminating a project without announcement or carrying out project liquidation procedures as prescribed by law;

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with the contents of investment certificates properly;

b) Investing in the form of contributing capital, purchasing shares, merging, acquiring enterprises in contravention of regulations;

c) Converting the form of investment or transferring investment capital in contravention of regulations;

d) Transferring projects in contravention of regulations;

6. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with the investment procedures as stipulated;

b) Continuing executing a project after having the investment certificate revoked;

c) Continuing executing a project after the validity duration stated in the investment certificate expires;

d) Not executing the project after 12 months without the approval of the state competent agency;

7. A fine of between VND 70,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for acts of executing the projects when the investment certificated has not been granted yet;

8. Remedial measures:

a) Forced to make investment reports, supervision report, and judgment about the investment project for violations of regulation at Clause 1 of this Article;

b) Forced registration of investment adjustment, for violations specified at Point a, Clause 4 of this Article;

c) Forced notification to the state competent agency for violation of regulations at Point b Clause 4 of this Article;

d) Forced termination of operations, performance of liquidation procedures according to regulations, for violations specified at Point c Clause 4 of this Article;

dd) Forced performance of extension procedures of the investment certificate for violations specified at Point c Clause 6 of this Article;

Article 11.Acts of violation of regulations on use of state capital for investment or business

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Investing state capital to invest, contribute capital, and buy shares without the approval of a competent state agency.

b) Changing the project using the state budget without approval of a competent state agency;

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of investment, or business using state budget improperly.

Article 12. Acts of violation of regulations on offshore investment

1.A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Failing tomake investment reports according to regulations;

b) Failing to notify or notifying inadequately the execution of an investment project according to regulations.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the following acts:

a)Failing to comply with the contents of the investment certificate;

b) Transferring profits and incomes from offshore investment back home in contravention of regulations;

c) Failing to transfer all lawful capital and assets back home upon termination of projects according to regulations;

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the following acts:

a)Making inaccurate or untruthful registration in order to have an offshore investment certificate granted;

b) Using profits earned from an offshore investment project for reinvestment in the project itself when the investment certificate has not been adjusted yet according to regulations;

c) Using profits earned from an offshore investment project for reinvestment in another project when an investment certificate has not been granted yet according to regulations;

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the following acts:

a)Making offshore investment without an investment certificate granted by a competent state agency;

b) Transferring abroad investment capital without an investment certificate or approval of a competent state agency of the host country;

c) Using the state capital to make offshore investment in contravention of law;

5. Remedial measures:

a) Forced to make investment reports according to regulations, for violations specified in Point a Clause 1 of this Article;

b) Forced compliance with the contents of the investment certificate, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

c) Forced registration to adjust the investment certificate for acts of violations specified at Point b Clause 3 of this Article;

d/ Forced implementation of investment procedures for acts of violations specified under Point c Clause 3 of this Article;

Article 13. Acts of violation of regulations on investment incentives

1.A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of failing to notify a competent state agency of their failure to fulfill the registered commitments for enjoying investment incentives. If making declaration to enjoy investment incentives that violate the law on tax shall apply sanctions against administrative violations in the field of tax.

2.A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of making inaccurate or untruthful declaration in order to enjoy investment incentives.

3. Remedial measures: Forced refund of investment incentives which have been enjoyed in contravention of regulations specified under Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 14. Violations of regulations on investment in the form of build-operate-transfer (BOT), build-transfer-operate (BTO), build-transfer (BT) and Public Private Partnerships (PPP) contracts

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to implement the guarantee measures to execute the project contract as stipulated.

b) Failing to comply the specified time when making the settlement record of work;

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for acts of transfer in contravention with the regulation.

3. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for acts of making, evaluating the contents of feasible study report in contravention with the law.

4. Remedial measures: Forced implementation of measures to ensure the implementation of project contract for acts of violation as stipulated at Point a Clause 1 of this Article.

Article 15. Violations of regulation on investment of infrastructure at industrial zones, export processing zone, hi-tech parks, economic zones

Organizations, individuals that violate regulations on investmentof infrastructure at industrial zones, export processing zone, hi-tech parks, and economic zones shall be sanctioned as specified at Article 5, Article 6, Article 10, Article 11 and Article 13 of this Decree.

SECTION 3. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF BIDDING, FORM OF SANCTIONS AND REMEDIAL MEASURES

Article 16. Acts of violation of regulations on bidding plans

1. A fine of betweenVND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be applied for the following acts:

a) Making, submitting or evaluating bidding plans with insufficient contents as prescribed

b)Approving bidding plans with insufficient contents as prescribed.

2. A fine of betweenVND 15,000,000 and VND 20,000,000 for the following acts:

a) Approving forms ofcontract, mode of bidding, contract time in contravention with the size, nature of the bidding package;

b) Approving forms ofcontractor selection in contravention with the law;

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of dividing the size of bidding package unreasonably, failing to meet the technological requirements, orders of the project that lead to the fair competitiveness in bidding.

4.Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.

Article 17. Acts of violation of regulations on bid invitation dossiers, requirement dossiers

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Not evaluating the bid invitation dossiers, requirement dossiers before improving;

b) Approving the bid invitation dossiers, requirement dossier in contravention to the competence as stipulated.

2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of failing to regulate the use of domestic labors the bidding invitation dossier for the international bidding packages.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for one of the following acts:

a) Stating prerequisite conditions in order to limit and prevent the number of bidding contractors;

b) Stating criteria to appraise the bidding invitation dossier, requirement dossiers that fail to comply with the law or exceeding the size and nature of bidding packages;

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for acts of approving the bidding invitation dossiers, requirement dossiers in contravention with the approved bidding plans about the selection of contractors, modes of bidding, forms of contract, contract time.

5. Apart from forms of sanction as specified at Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article, violating organizations, individuals shall be published in the bidding newspaper and bidding website.

Article 18. Acts of violation of regulations on organization of biddings

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for acts of not issuing bidding invitation dossiers, requirement dossiers, the dossier of invitation for prequalification, the request for expression of interest to the bidders in accordance with the time, place specified in the bidding notice, notice of invitation for prequalification, bidding invitation letter, shopping invitation notification.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for one of the following acts:

a) Receiving and managing the bidding dossiers, recommended dossier in contravention with the law.

b) Closing and opening the bids failing to comply with the time specified in the bidding invitation dossier.

c) Failing to send the bid-opening minutes as specified.

d) Failing to notify the bidding results as specified.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for acts of evaluating, appraising and approving the bidding dossiers exceeding the time specified.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to evaluate the bidding results before approving;

b) Approving the bidding results with insufficient content and not within the competence as stipulated;

c) Approving the bidding results that fail to be in accordance with the approved bidding contents and plans;

5. A fine or between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for one of the following acts:

a) Evaluating the bidding dossier, proposal dossier that fails to comply with the approved evaluation criteria, thereby distorting bidder selection results;

b) Permitting the contractor making clear the bidding dossier, thereby changing the basic information of submitted bidding dossier or changing the price of bidding;

c) Negotiating and signing the contract that is not in accordance with the bidding invitation dossier, requirement dossier and results of bidding approved.

d) Failing to require the bidder that wins the bid to submit the security to execute the contract or allow the contractor to submit the security to execute the contract in contravention with the regulation;

6. Apart from the sanctioning forms as specified under Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 5 of this Article, violating organizations, and individuals shall be published in the bidding newspaper and bidding website.

Article 19. Other administrative violations on bidding

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Not publishing bidding information;

b) Information about the bid fails to contain sufficient contents and insufficient number of times;

c) Publishing bidding information is not in accordance with the competence as prescribed;

d) The implementation organization on publishing bidding information is in contravention with the regulation;

2. A fine of VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Setting up a team of bidding experts failing to meet requirements set by the law;

b) Not refunding or releasing the bid security for the bidder as stipulated;

c) Collecting bidding expenses in convention with the law;

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for acts of failing to comply with regulations on cancellation, suspension and not recognizing the results of contractor selection;

4. A fine of VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for act of failing to handle or handling in contravention with the law.

5. Remedial measures:

a) Forced refund or release the bid security for the bidder as stipulated for acts of violations of regulation at Point b Clause 2 of this Article;

b) Forced refund of expenses that are in contravention with the law for acts of violation specified at Point c Clause 2 of this Article.

SECTION 4. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN BUSINESS REGISTRATION OF ENTERPRISES, BUSINESS HOUSEHOLDS, COOPERATIVES, COOPERATIVE UNIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES

Article 20.  Violations of regulation on declaring the business registration dossier

1. A fine ofVND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the following acts:

a) Business establishment registration;

b) Registration of changes in contents of enterprise business registration;

c)Registration of operation of branches and representative offices, business spot;

d) Registration of changes in contents of registration of operation of branches and representative offices, business spot

dd) Registration of  winding up a business;

e) Notifying the termination of operation of branches and representative offices, business spot

f) Notifying on suspension of business;

2. Remedial measures: forced registration of changes and notify information about enterprises that are declared untruthfully and inaccurately;

Article 21. Violations of regulations on registration of changes in business registration dossiers of enterprises

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of registering late changes in business registration contents.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for acts of failing to register change in business registration contents after 10 days since the day receiving the decision on changes;

3. Remedial measures: forced registration of changes in business registration contents as stipulated for acts of violation specified under Clause 2 of this Article.

Article 22. Acts of violation of regulations on disclosure of business registration contents

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of failing to disclose or disclosing business registration contents in contravention the time limit on the national business registration portal as stipulated.

2. Remedial measures: forced disclosure of business registration contents on the national business registration portal as stipulated.

Article 23. Violations of regulation on business establishment

1. A fine of VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Continuing to operate when the operation time stated in the regulation is due and still not extended;

b) Failing to contribute registered capital on time;

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of failing to contribute enough registered capital;

3. A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Intentionally evaluating value of the contributed assets higher the actual value;

b) Doing business as enterprise when having the business registration certificate revoked or dissolute;

c) Doing business as enterprises but not registering the enterprise establishment.

4. Remedial measures:

a) Forced to extend the operation for acts of violation specified at Point a Clause 1 of this Article;

b) Forced to reduce the charter capital according to the regulations for the limited liability company two members or more or forced to contribute fully the registered capital for other forms of enterprises that have acts of violations of regulations at Clause 2 of this Article.

c) Forced to re-evaluate the contributed assets for acts of violation of regulation at Point a Clause 3 of this Article;

d) Forced registration of business establishment for acts of violation of regulations at Point c Clause 3 of this Article;

Article 24. Violations on registration of enterprise founder

1.A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of registering the owner of the one member limited liability company, owner of private enterprises, member of limited liability company, capital-contributing members, partnership member, founder shareholders being individuals, organizations as stipulated but don’t have the right to establish enterprise;

2. Remedial measures: Forced registration of changes for members, capital-contributing members, partnership member, founder shareholders being individuals, organizations as stipulated

Article 25. Acts of violation of regulations on doing business lines not specified in the business registration certificate

A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for acts of doing business lines not specified in the business registration certificate.

Article 26. Violations of regulation on hiring the director of a private enterprise

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on acts of hiring another person to be the director of a private enterprise but fail to register;

2. Remedial measures: Forced additional registration of the director.

Article 27. Violations of regulation on change of members

1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of failing to register changes on members within the time limit since the day committing to contribute capital for the last time as stipulated.

2. Remedial measures: forced registration of changes on members according to the actual capital contribution result of enterprise member.

Article 28. Violations of regulation on complying with requirements of business registration agencies

1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Continuing to do conditional business lines when receiving the suspension decision of the provincial business registration department;

b) Failing to register changes on enterprise name at the request of provincial business registration department if enterprise has the name violating the protection of industrial property rights as stipulated;

2. Remedial measures: Forced registration of changes in order to be in accordance with the law for acts of violation of regulations at Point b Clause 1 of this Article.

Article 29. Violations of regulation on reporting regime

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Leasing the private enterprise but failing to report in writing together with the leasing contract notarized to the provincial business registration department and tax agency.

b) Failing to submit the financial statements on time as stipulated.

2. Remedial measures: forced to send the report to the state management agency as stipulated.

Article 30. Violations of regulation on notifying to the provincial business registration

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Failing to notify in writing about the time limit of business suspension within the specified time or continuing to do business as stipulated

b) Failing to notify in writing on changes of kinds of contributed assets of members in the limited liability company

c) Failing to notify about the capital contribution within the time limit since the day having the business registration certificate granted;

d) Failing to announce or announce the sale of the private enterprise in contravention with the time limit;

dd) Failing to send or send the designation or replacement notification of an authorized representative for the limit liability company in contravention with the specified time;

e) Failing to notify on the progress of capital contribution in writing within the specified time after each capital contribution period as committed;

2. Remedial measures: forced notification on contents as stipulated to the provincial business registration department.

Article 31. Violations of regulations on representatives according to the enterprise law

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) The legal representative of enterprise not residing in Vietnam;

b) The legal representative of enterprise not being in Vietnam for more than 30 days but not authorize in writing for another person to implement rights and obligations.

2. Remedial measures:

a) Forced registration for person residing in Vietnam being the legal representative of enterprise for acts of violations at Point a Clause 1 of this Article;

b) Forced authorization in writing for another person or registration for another person residing in Vietnam being the legal representative for acts of violation of regulation at Point b Clause 1 of this Article;

Article 32. Other violations related to organization, management of enterprise

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Failing to convene an annual general shareholders meeting within the specified time after the end of the fiscal year without permitted extension of the provincial business registration agency;

b) Assigning persons that do not have the management power to hold the management titles;

c) Assigning the director (general director) of the shareholder company that fails to meet criteria and conditions according to the law.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to grant certificates of contributed capital amounts to members in enterprise as stipulated.

b) Failing to make a members or shareholders registration book as stipulated;

c) Failing to display the name of enterprises the name of enterprise at the head office, branch, and representative office of the enterprise;

d) Failing to store the documents and stamps at the head office as stipulated.

3. Remedial measures:

a) Forced convention of the annual general shareholders meeting as stipulated for acts of violation of regulation at Point a Clause 1 of this Article.

b) Forced to dismiss the management title of the individual that is not entitled to manage enterprise for acts of violations at Point b Clause 1 of this Article;

c) Forced to dismiss the director title (general director) of the shareholder company for persons fail to meet criteria and conditions, at the same time, assign other person that meets criteria and conditions as stipulated for acts of violation of regulations at Point c Clause 1 of this Article.

d) Forced grant the certificates of contributed capital amounts to members in enterprise as stipulated for act of violations of regulation at Point a Clause 2 of this Article;

dd) Forced to make members or shareholders registration book as stipulated for acts of violation of regulations at Point b Clause 2 of this Article.

ee) Forced display of signboards of enterprises at the head office, branch, representative office of the enterprise for acts of violation of regulation at Point c Clause 2 of this Article;

g) Forced to store documents and stamps as stipulated for acts of violation of regulation at Point d Clause 2 of this Article.

Article 33. Violations of regulation on controlling board

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of failing to organize the controlling board as stipulated by the law.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) The limited liability company that has more than 11 members but not establishing the controlling board;

b) The shareholding company that has more than 11 shareholders being individuals or there is an organization that owns over 50% of shares but not establishing the controlling board.

3. Remedial measures:

a) Forced reorganization of controlling board in accordance with the law for acts of violation of regulation at Clause 1 of this Article;

b) Forced establishment of controlling board in accordance with the law for acts of violation of regulation as stipulated at Clause 2 of this Article.

Article 34. Violations of regulation on dissolution of enterprise

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of not processing the dissolution procedures for enterprises that are subject to the cases being dissolute as stipulated by the law.

2. Remedial measures: forced process the dissolution procedures as stipulated.

Article 35. Violations of regulation on establishment, termination of operation of branches and representative offices, business spot of enterprises

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Doing business at spots without notifying to the provincial business registration department where the enterprise is doing business.

b) Terminating the operation of branches and representative offices, business spot of enterprises without notifying to the provincial business registration department;

2. Remedial measures:

a) Forced notification about business spot to the provincial business registration department or termination of operation at that spot for acts of violation of regulations at Point a Clause 1 of this Article;

b) Forced notification about termination of operation of branches and representative offices, business spot of enterprises as stipulated for acts of violation of regulation at Point b Clause 1 of this Article.

Article 36. Violations of regulation on business registration of business household

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Doing business registration with more than one spot;

b) Doing business registration with more than one business household;

c) Failing to report the business situation at the request of the district’s business registration agency;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be applied for acts of declaring the household business registration dossiers or registration of changes in business registration dossiers of business household.

3. Remedial measures:

a) Forced report on the business situation at the request of the district-level business registration agency for acts of violation of regulation at Pont c Clause 1 of this Article;

b) Forced re-declaration the untruthful and inaccurate contents for acts of violation of regulation at Clause 2 of this Article.

Article 37. Violations of regulation on business suspension of business household

1. Imposing cautions or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for acts of suspending business operation for more than 30 days without notifying to the district business registration agency where making business registration and tax agency.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of not suspending the business operation of conditional business lines at the request of the district business registration agency where making business registration.

3. Remedial measures: Forced notification on the business suspension to the district business registration agency where making business registration and tax agency for acts of violation of regulation at Clause 1 of this Article.

Article 38. Violations of regulation on registration of changes in registration content of household

1. Imposing cautions or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for acts of changing the business registration contents without notifying to the district ‘s business registration agency as stipulated.

2. Remedial measures: forced notification on changes in business registration of business households to the district’s business registration agency.

Article 39. Violations of regulation on termination of operation of business household

1. Imposing cautions or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for acts of terminating the business operation as business household without notifying or submitting the original household registration certificate to the district’s business registration agency;

2. Remedial measures: forced notification or submit the original household registration certificate to the district’s business registration agency;

Article 40. Violations of regulations on business registration of cooperatives and cooperative unions

1. Imposing caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to convene the annual member meeting of cooperatives and cooperative unions;

b) Failing to make members registration book after having the cooperatives and cooperative union registration certificate granted;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to declare the establishment registration dossier truthfully and accurately;

b) Operating as cooperatives and cooperative unions but having no establishment registration certificate;

3. Remedial measures:

a) Forced organization of the annual member meeting for acts of violation of regulation at Point a Clause 1 of this Article;

b) Forced to make members registration book for acts of violation of regulation at Pont b Clause 1 of this Article;

c) Forced registration of cooperatives and cooperative unions for acts of violation of regulation at Point b Clause 2 of this Article;

Article 41. Acts of violation of regulations on capital contribution registration of cooperatives or cooperative unions

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to mobilize a sufficient capital amount in time as registered;

b) Failing to maintain the prescribed legal capital level, for cooperatives or cooperative unions conducting business lines requiring legal capital;

c) Failing to grant the capital contributioncertificate for members of cooperatives or cooperative unions;

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of allowing a member to contribute a capital amount bigger than 20% of cooperative’s total contributed capital; A cooperative contributes a capital amount bigger than 30% of cooperative union’s total contributed capital.

3. Remedial measures:

a) Forced increase of the capital amount to the registered level, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forced grant the capital contribution certificate to the cooperative member or cooperative for violations specified at Point c Clause 1 of this Article.

c) Forced adjustment of the contributed capital amount for violations as specified under Clause 3 of this Article.

Article 42. Acts of violation of regulations on registration of changes in business registration contents of cooperatives and cooperative unions

1. A caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:

a) Failing to register or registering late changes in business registration contents;

b) Failing to register change of the cooperative name after changing business lines constituting such name;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Untruthfully or inaccurately registering changes in business registration contents;

b) Continuing business activities after they have announced their suspension of operation;

3. Remedial measures: Forced registration for the re-grant of a business registration certificate of cooperatives or cooperative unions for acts of violation of regulation as specified at Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article.

Article 43. Acts of violation of regulations on disclosure of information of cooperatives and cooperative unions

1. A caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions failing to disclose information according to regulations.

2. Remedial measures: forced to comply with the provisions of law on information disclosure.

Article 44. Acts of violation of regulations on reorganization of cooperatives and cooperative unions

1. A caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for acts of committing dividing, splitting, consolidating or merging acts in contravention of regulations;

2. Remedial measures: forced to reorganize according to regulations.

Article 45. Acts of violation of regulations on registration of operation of branches and representative offices of cooperatives and cooperative unions

1. Caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for acts of committing one of the following acts:

a) Registering addresses of their branch, representative office, business spot non-existent on the administrative map;

b) Registering addresses of their branches or representative offices, which are not under their lawful ownership or use rights;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions untruthfully or inaccurately registering changes of registered information of their branches or representative offices.

3. Remedial measures: forced to register for the re-grant of a business registration certificate for violation specified at Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Chapter 3

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 46. Competence of planning and investment inspectors to sanction administrative violations

1.Inspectors who are assigned the specialized inspection on duty have the power:

a) Cautions;

b) Fines of up to VND 500,000;

2. Chief inspectors of provincial-level Planning and Investment Services; the leader of provincial-level specialized inspectorate team have the power:

a) To impose cautions;

b) To impose fines of up to VND 25,000,000 for violations of business registration; fine up to VND 75,000,000 for violations on investment, bidding.

c) To apply additional sanctions and other measures stipulated under chapter II of this Decree.

3. The leader of specialized inspectorate team of the Ministry of Planning and Investment has the power:

a) To impose cautions;

b) To impose fines of up to VND 30,000,000 for acts of violation on business registration; fine up to VND 80,000,000 for acts of violation on investment, bidding.

c) To apply additional sanctions and other measures stipulated under chapter II of this Decree.

4. The chief inspector of the Ministry of Planning and Investment has the power:

a) To impose cautions;

b) To impose fines of up to VND 30,000,000 for acts of violation on business registration; fine up to VND 80,000,000 for acts of violation on investment, bidding.

c) To apply additional sanctions and other measures stipulated under chapter II of this Decree.

Article 47. Competence of People s Committees at all levels to sanction administrative violations

1. Presidents of commune People s Committees have the power:

a) To impose cautions;

b) To impose fines of up to VND 5,000,000;

2. Presidents of People s Committees of districts have the power:

a) To impose cautions;

b) To impose fines of up to VND 25,000,000 for violations on business registration; fine up to VND 75,000,000 for violation on investment, bidding.

c) To apply additional sanctions and other measures stipulated under chapter II of this Decree.

3. Presidents of People s Committees of provinces have the power:

a) To impose cautions;

b) To impose fines of up to VND 30,000,000 for violations on business registration; fine up to VND 80,000,000 for violation on investment, bidding.

c) To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.

Article 48. Sanctioning competence of other agencies

Police, tax, specialized inspectorate agencies within their assigned functions and tasks, if detecting acts of administrative violation falling into the field of investment and planning may impose sanctions for those acts under the provisions of Article 39, Article 42, Article 44 and Article 46 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and regulations under this Decree.

Article 49. Determination of competence

The sanctioning competence of persons specified in Article 46, Article 47 and Article 48 of this Decree is applied to one act of administrative violation of organization. In case of fine, sanctioning competence for individuals is equal to ½ time of sanctioning competence for organization.

Article 50. Competence to make records for acts of administrative violation

1.Persons competent specified in Article 46, Article 47 and Article 48 of this Article and competent persons are on duty when detecting acts of administrative violation in the field of investment and planning have the power to make records to sanction administrative violations as stipulated.

2. The leader of specialized inspectorate team detecting acts of administrative violation in the field of investment and planning have the power to make records to sanction administrative violations, if it is not within the scope of sanctioning competence, the sanctioning record must be sent to competent persons to process the sanction as stipulated.

Chapter 4

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 51. Effect

This Decree takes effect on January 01, 2014 and replaces the Decree No.53/2007/ND-CPdated April 04, 2007 of the Government on stipulating the sanctioning of administrative violations in the field of planning and investment and the Decree No.62/2010/ND-CPdated June 04, 2010 of the Government emending and supplementing a number of articles of the Decree No.53/2007/ND-CPdated April 04, 2007 of the Government on stipulating the sanctioning of administrative violations in the field of planning and investment.

Article 52. Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People s Committees and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

PRIME MINISTER

Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 155/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 45/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự, thủ tục đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư; mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên; xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng, Đấu thầu-Cạnh tranh

văn bản mới nhất