Quyết định 89/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025

thuộc tính Quyết định 89/2008/QĐ-TTg

Quyết định 89/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:89/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:07/07/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chiến lược phát triển ngành Than - Ngày 07/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025. Mục tiêu của Chiến lược này là ngành Than sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than, đủ khả năng đáp ứng về cơ sở nhu cầu trong nước và bảo đảm an ninh năng lượng. Đến năm 2010, thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên nằm dưới mức -300 m của bể than Đông Bắc, thăm dò tỉ mỉ một phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng; đến năm 2015 thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ. Chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, kinh doanh than trái pháp luật… Ngoài ra, sẽ đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo công tác an toàn lao động. Các mỏ than sẽ sử dụng loại vật liệu mới, vì chống thủy lực thay thế vì chống gỗ và kim loại; vì neo, vì neo kết hợp phun bê tông, bê tông phun,... để chống giữ và bảo vệ các đường lò trong điều kiện địa chất mỏ cho phép. Đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác theo hướng đưa vào sử dụng các thiết bị cơ động có công suất lớn, phù hợp với điều kiện và quy mô từng mỏ. Chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao nhằm đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Hiện đại hóa và quân sự hóa Trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cá nhân cho công nhân, đặc biệt là công nhân hầm lò để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn nao động. Giảm tối đa hình thức vận tải bằng ô tô để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời sớm hình thành thị trường than cạnh tranh. Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. Quyết định này có hiiêụ lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định89/2008/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 89/2008/QĐ-TTg NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2008

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 với những nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

b) Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy cao độ nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thoả đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.

c) Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu trong nước.

d) Sớm hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than.

đ) Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.

2. Chiến lược phát triển

Phát triển ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển, có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than, đủ khả năng đáp ứng về cơ bản nhu cầu trong nước và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

3. Mục tiêu phát triển

a) Về thăm dò than: phấn đấu đến năm 2010 thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên nằm dưới mức - 300 m của bể than Đông Bắc, thăm dò tỷ mỉ một phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng; đến năm 2015 thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng. Đẩy mạnh công tác thăm dò gia tăng trữ lượng than xác minh và nâng cấp trữ lượng hiện có để bảo đảm đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn 2008 - 2025.

b) Về khai thác than: bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng) phấn đấu đạt sản lượng than sạch khoảng 48 - 50 triệu tấn vào năm 2010; 60 - 65 triệu tấn vào năm 2015; 70 - 75 triệu tấn vào năm 2020 và trên 80 triệu tấn vào năm 2025. Bể than đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn đến năm 2010, đầu tư thử nghiệm một số dự án với công nghệ khai thác truyền thống bằng phương pháp hầm lò và công nghệ khí hoá than, than hoá lỏng để làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2010.

c) Về sàng tuyển và chế biến than: phấn đấu đến năm 2015 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất v.v…).

d) Về bảo vệ môi trường: phấn đấu đến năm 2010 cơ bản ngăn chặn được việc gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm các nguồn nước; đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…), các mỏ phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; đến năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ.

đ) Về thị trường than: chuyển mạnh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước.

4. Định hướng phát triển

a) Về công tác thăm dò, khai thác than ở trong nước:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong công tác thăm dò, khai thác với phương châm tập trung, đồng bộ. Đẩy mạnh công tác thăm dò gia tăng trữ lượng than xác minh và nâng cấp trữ lượng than hiện có; đối với than khu vực thềm lục địa cần sử dụng triệt để các tài liệu địa chất trong quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí để tổng hợp, đánh giá sơ bộ tiềm năng than và lập kế hoạch cho các bước tiếp theo. Việc cấp phép thăm dò, tổ chức khai thác theo đúng quy định của Luật Khoáng sản;

- Thực hiện công tác đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than theo quy hoạch. Chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, kinh doanh than trái pháp luật;

- Khuyến khích các địa phương có các điểm than trữ lượng nhỏ đầu tư thăm dò, khai thác để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ; chú trọng công tác thăm dò, khai thác than bùn để làm nhiên liệu và phân bón.

b) Về công tác thăm dò, khai thác than ở nước ngoài

Tăng cường đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác than ở nước ngoài; lựa chọn các khu vực có tiềm năng trữ lượng và điều kiện khai thác thuận lợi ở các nước bạn Lào, Campuchia, châu Phi v.v… để thăm dò, khai thác và nhập khẩu than về Việt Nam hoặc xây dựng tại chỗ các tổ hợp Than - Điện, Than - Xi măng v.v... theo hình thức tự đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với các công ty địa phương, công ty nước ngoài khác phù hợp với quy định của nước sở tại.

c) Về công nghệ khai thác than

- Khai thác than bằng phương pháp hầm lò:

+ Quy hoạch, thiết kế xây dựng mới, cải tạo mở rộng các mỏ hiện có theo hướng tập trung, công suất lớn với dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại; tối ưu hóa sản lượng để đảm bảo khai thác ổn định lâu dài;

+ Sử dụng loại vật liệu mới, vì chống thuỷ lực thay thế cho vì chống gỗ và kim loại; vì neo, vì neo kết hợp phun bê tông, bê tông phun v.v... để chống giữ và bảo vệ các đường lò trong điều kiện địa chất mỏ cho phép;

+ Tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ khai thác cơ giới hóa đối với vỉa dốc thoải. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp để nâng cao hiệu quả khai thác đối với các vỉa dày dốc nghiêng và dốc đứng; nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác hợp lý đối với phần trữ lượng than dưới mức -300 m của bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng sông Hồng.

- Khai thác than bằng phương pháp lộ thiên:

+ Phát triển mở rộng các mỏ lộ thiên hiện có theo hướng nâng cao hệ số bóc giới hạn; nâng cao tối đa năng lực khai thác phù hợp với quy hoạch đổ thải, vận tải, thoát nước và bảo vệ cảnh quan môi trường;

+ Đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác theo hướng đưa vào sử dụng các thiết bị cơ động có công suất lớn, phù hợp với điều kiện và quy mô của từng mỏ;

+ Tối ưu hóa các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác đang áp dụng; nghiên cứu ứng dụng hệ thống khai thác chia lớp đứng, công nghệ khai thác chọn lọc và khai thác vỉa mỏng; công nghệ đổ thải bãi thải tạm và bãi thải trong.

Đối với bất cứ công nghệ nào cũng cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiến bộ nhất để giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác, giảm tiêu hao năng lượng.

d) Về sàng tuyển và chế biến than

Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả các nhà máy tuyển hiện có; xây dựng thêm các nhà máy tuyển mới với công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa và ổn định cho nhu cầu thị trường trong nước, nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên than và tăng cường bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than dùng cho luyện kim, khí hoá than, than hóa dầu v.v… nhằm đa dạng hoá sản phẩm từ than.

đ) Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than:

- Thực hiện việc phân luồng vận chuyển than theo các khu vực thông qua việc gắn các mỏ, các vùng than với các hộ tiêu thụ lớn trong khu vực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng các khu vực có hoạt động khai thác than;

- Phát huy tối đa năng lực của hệ thống vận tải hiện có; tăng cường các hình thức vận tải bằng đường sắt, băng tải hoặc liên hợp ôtô - băng tải; giảm tối đa hình thức vận tải bằng ôtô để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh;

- Cải tạo, xây dựng mới các cụm cảng tập trung có quy mô, công suất lớn có thiết bị rót hiện đại để từng bước xoá bỏ dần các bến rót than có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; mở rộng bến cảng, nạo vét luồng lạch để tăng cường khả năng rót than của các cảng chính.

e) Về công tác an toàn và bảo vệ môi trường:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ, công nhân viên;

- Tranh thủ các nguồn vốn trong, ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các nguồn vốn tài trợ khác dành cho môi trường; kết hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục những tồn tại ô nhiễm môi trường do khai thác than nhiều năm để lại, đặc biệt là môi trường, cảnh quan vịnh Hạ Long;

- Xây dựng kế hoạch và lộ trình dài hạn với các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong hoạt động khai thác than, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới;

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than. Trong quá trình triển khai các dự án cụ thể, chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình duyệt theo quy định hiện hành;

- Chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao nhằm đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Hiện đại hóa và quân sự hóa Trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cá nhân cho công nhân, đặc biệt là công nhân hầm lò để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động.

g) Về sử dụng than:

- Khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến và sử dụng than nhằm nâng cao giá trị sử dụng than, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, như: công nghệ sử dụng than sạch, huyền phù than nước, chế biến than dùng cho luyện kim, công nghệ khí hóa than, than hóa dầu v.v...;

- Ưu tiên phát triển các dự án có công nghệ sử dụng than tiết kiệm, hiệu quả; các dự án sử dụng than cục, cám chất lượng cao và than có chất lượng thấp.

h) Về giá than

Giá than cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường để hội nhập với thị trường khu vực và thế giới; Nhà nước điều tiết giá than thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.

5. Một số giải pháp thực hiện Chiến lược

a) Về tổ chức:

- Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý, khai thác, chế biến, kinh doanh than và phát triển ngành than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước;

- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành thị trường than theo hướng đa dạng hóa sở hữu và phương thức sản xuất, kinh doanh than.

b) Về tài chính:

- Đẩy mạnh việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp v.v…. Khuyến khích các doanh nghiệp ngành than huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại để đầu tư phát triển các dự án ngành than;

- Bố trí vốn ngân sách và các nguồn vốn ưu đãi khác cho công tác điều tra, tìm kiếm cơ bản nguồn tài nguyên than và lập Quy hoạch phát triển ngành than;

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình nghiên cứu có hiệu quả, các trường đào tạo nghề trong ngành để phát triển nguồn nhân lực cho ngành than; hỗ trợ doanh nghiệp ngành than được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và huy động các nguồn vốn  khác để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

c) Về đầu tư:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ than thông qua việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò, khai thác đối với bể than đồng bằng sông Hồng và khu vực dưới -300 m bể than Quảng Ninh;

- Khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển các dự án thăm dò, khai thác than ở nước ngoài.

d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật hiện có; đào tạo bổ sung cho những khâu còn thiếu, còn yếu; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân ngành than mạnh cả về chất và lượng để có thể làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến;

- Phát triển khối các trường chuyên ngành than, phấn đấu xây dựng  trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bố trí liên thông giữa các bậc học: đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật; xây dựng chương trình chuẩn thống nhất trong ngành than về đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu. Lựa chọn các kỹ sư giỏi có triển vọng đưa ra nước ngoài đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành than;

- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc trong ngành than.

đ) Giải pháp về khoa học - công nghệ:

- Phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than; nghiên cứu, tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới để không ngừng nâng cao công tác an toàn, giảm tổn thất than và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Đẩy mạnh và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn và điều hành sản xuất theo hướng hiện đại. Ứng dụng công nghệ điều khiển tự động hóa trong một số dây chuyền công nghệ, công tác kiểm soát an toàn và môi trường mỏ;

- Tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ hợp lý để khai thác có hiệu quả các vỉa, các vùng than có điều kiện địa chất phức tạp; nghiên cứu giải pháp ổn định bờ mỏ, giải pháp tổng thể về quy hoạch đổ thải, vận tải, thoát nước cho các mỏ lộ thiên, giải pháp nâng cao công tác an toàn cho các mỏ hầm lò; triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ than sạch, công nghệ sử dụng than cục, cám chất lượng cao và than chất lượng thấp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để  triển khai thực hiện Chiến lược này. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2025;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các hoạt động trong ngành than và có các biện pháp cụ thể để quản lý chặt chẽ tài nguyên than, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án mỏ than;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc sản xuất, xuất, nhập khẩu than; phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên, trữ lượng than trong cả nước, đảm bảo đủ tài nguyên phục vụ mục tiêu Chiến lược; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và có biện pháp cụ thể  để  thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than.    

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan chỉ đạo triển khai các chương trình hoạt động khoa học - công nghệ trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến và sử dụng than theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và giảm tổn thất than.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành cơ chế huy động vốn, kiểm soát việc sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển ngành than.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo lập chương trình và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu cho phát triển ngành than.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ sau:

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản than đang khai thác và chưa khai thác trên địa bàn;

b) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản than tại địa phương.

7. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính về việc phát triển ngành Than, cung cấp than trong nước và làm đầu mối phối hợp với các hộ tiêu thụ than lớn thực hiện việc nhập khẩu than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

8. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức và thực hiện Chiến lược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 89/2008/QD-TTg
Hanoi, July 07, 2008
 
DECISION
APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S COAL INDUSTRY UP TO 2015 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2025
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade;
DECIDES:
Article 1. - To approve the Strategy on development of Vietnam's coal industry up to 2015 and orientations towards 2025 with the following principal contents:
1. Development viewpoints
a/ To develop the coal industry on the basis of mining, processing and using in an efficient and economical manner domestic coal resources; to make substantial contributions to assuring national energy security and best satisfying coal demands of national socio-economic development; to ensure rational coal import and export in the direction of gradually reducing coal export through plan-based management measures and other regulating measures suitable to the State-controlled market mechanism and Vietnam's international commitments.
b/ To develop the coal industry in a sustainable, effective and comprehensive manner to keep pace with the development of other industries. To bring into full play internal resources (capital, domestic capacity to design and manufacture equipment, etc.) in combination with expanding international cooperation, firstly in the research, implementation and application of advanced technologies in coal exploration, mining, processing and use; to property invest in environmental protection, labor safety, natural resource management and risk control in coalmining.
c/ To step up the survey, exploration and assessment of coal reserves in order to prepare a firm natural resource basis for the coal industry's stable and sustainable development, in combination with in creasing offshore investment in coal exploration and mining in order to additional1y supply coal for domestic consumption.
d/ To form as soon as possible a competitive coal market which is integrated in to the region and the world and diversify modes of investment and trading in the coal industry.
e/ To develop the coal industry in association with protecting and improving the environment and landscape of coal regions; making substantial contributions to socio-economic development and security and defense consolidation in localities, especially Quang Ninh coal region; to ensure production safety.
2. Development strategy
To develop Vietnam's coal industry into a developed and highly competitive industry with advanced technological level compared to the regional level in all stages of coal exploration, mining, sieving, sorting, processing and use, which will be capable of basically meeting the domestic demand and ensuring national energy security.
3. Development objectives
a/ Coal exploration: To strive to completely explore and assess the northeastern coal basin’s natural resources below the -300m level and thoroughly explore part of natural resources of the Red River delta’s coal basin by 2010; to completely explore and assess natural resources of the Red River delta's coal basin by 2015. To step up exploration for increasing verified coal reserves and upgrading existing reserves in order to ensure sufficient reliable coal reserves to be mined during 2008-2025.
b/ Coal mining: To strive for the target that the output of clean coal of the northeastern coal basin and other coal mines (other than the Red River delta's coal basin) will reach 48-50 million tons by 2010; 60-65 million tons by 2015; 70-75 million tons by 2020; and over 80 million tons by 2025. From now to 2010, to invest on a pilot basis in some projects in the Red River delta's coal basin with traditional mining technologies such as pit mining, coal gasification and liquefaction, serving as a basis for post-2010 development investment.
c/ Coal sieving, sorting and processing: From now to 2015, to strive to develop coal processing in the direction of diversifying products (instant fuel, coal used for metallurgy, gasified coal, liquid fuel from coal, raw materials for the chemical industry, etc.).
d/ Environmental protection: To strive to basically prevent environmental and water source pollution by 2010; by 2015, principal environmental indicators must basically be improved in sensitive areas (urban centers, residential areas, tourist sites, etc.), and mines must satisfy environmental standards; by 2020, environmental standards must be fully satisfied in the entire mine region.
e/ Coal market: The coal industry will switch to operate under the State-controlled market mechanism integrated into regional and international markets.
4/ Development orientations
a/ Domestic coal exploration and mining:
- To further step up technological renewal in exploration and mining activities in a centralized and coordinated manner. To promote exploration for increasing verified coal reserves and upgrading existing coal reserves. For coal in the continental shelf, to make full use of geological documents in the course of petrol and oil prospecting and exploration in order to synthesize and preliminarily assess coal potential and plan for subsequent stages. The exploration licensing and mining must comply with the Law on Minerals;
- To invest in coal exploration, mining, processing and trading under planning. To put an end to the illegal coal mining, processing and trading;
- To encourage localities having coal spots with small reserves to invest in coal exploration and mining to meet local demands; to attach importance to the exploration and mining of peat for use as fuel and fertilizer.
b/ Overseas coal exploration and mining:
To increase investment in overseas coal exploration and mining; to select areas with reserve potential and favorable mining conditions in Laos, Cambodia, Africa, etc., in order to explore, exploit, and import coal into Vietnam, or build overseas coal-power or coal-cement complexes in the form of self-investment or investment cooperation with local companies and other foreign companies in accordance with host countries' regulations.
c/ Coal mining technologies:
- Pit mining:
+ To plan, design and build new mines or renovate and expand existing mines towards consolidation, large capacity and complete and modern technological chains; to optimize the output to ensure stable and sustainable mining;
+ To use pit-props of new materials and hydraulic supports in replacement of wood and metal ones; anchors, anchors in combination with concrete spraying, etc., to prop and protect pit tunnels under possible mining geological conditions;
+ To further improve mechanized mining technological processes for slightly sloping seams. To study and select suitable technologies for raising the effectiveness of mining at steeply sloping and vertical thick seams; to study and apply appropriate mining technologies for coal reserves below -300m of the Quang Ninh coal basin and the Red River delta's coal basin.
- Opencast mining:
+ To expand existing opencast mines by increasing limited baring coefficients; to maximize the mining capacity in line with the planning on discharging, transportation, water drainage and environmental protection;
+ To renew and modernize mining chain equipment by using mobile high-capacity equipment, suitable to the conditions and size of each mine;
+ To optimize technical parameters of the currently applicable mining system; to study and apply vertical layering mining technologies, selective and thin-seam mining technologies, and technologies to discharge wastes into temporary and internal landfills.
For any technology, it is necessary to apply the most advanced technical and managerial solutions for minimizing wastage in mining and reducing energy consumption.
d/ Coal sieving, sorting and processing:
To invest in technological renewal for raising the efficiency of existing coal sorting factories; to build new coal sorting factories applying modern technologies to best meet the domestic market demand in a stable manner, raise the utility of coal resources and enhance environmental protection. To promote the research and application of coal processing technologies such as processing coal for metallurgy, coal gasification, coal liquefaction, etc., in order to diversify coal products.
e/ Infrastructure development for the coal industry:
- To divide coal transportation routes based on areas by associating coal mines and regions with large consumers in the region in line with plannings on socio-economic, urban and infrastructure development in areas where coal mining activities are carried out;
- To promote to the utmost the capacity of existing transportation system; to increase modes of transportation by railways, conveyor
belts or combined automobile-conveyor belts; to minimize car transportation in order to reduce adverse impacts on the surrounding environment;
- To renovate or build large port clusters of modern coaling equipment in order to step by step eliminate small coaling stations using backward technologies; to expand harbors and dredge channels for increasing the coaling capacity of major ports.
f/ Safety and environmental protection:
- To enhance propagation, education and dissemination of knowledge about labor safety and environmental protection among all officials, workers and employees;
To attract capital sources at home, abroad and from international organization and other financing sources for environmental protection; to coordinate with local administrations in rapidly tackling environmental pollution caused by coal mining over the past years, with special attention paid to Ha Long bay's environment and landscape;
- To formulate long-term plans and roadmaps as well as coordinated solutions in order to overcome environmental pollution and step by step properly address environmental issues in coal mining activities to ensure Vietnam, regional and world environmental standards;
- To closely control the implementation of safety and environment-related technical processes and standards in coal exploration, mining, transportation, processing and use. In the course of executing specific projects, investors shall formulate environmental impact assessment reports and submit them to competent authorities for approval according to current regulations;
- To attach importance to investing in modern and high-automation equipment and technologies in order to prevent and eliminate mine incidents. To modernize and militarize professional mine emergency centers, furnish adequate personal emergency equipment for workers, especially pit miners, in order to minimize labor accidents.
g/ Coal use:
- To encourage investment and international cooperation in the research and application of advanced coal processing and use technologies in order to raise the use value of coal, conserve natural resources and protect the environment, such as technologies to use clean coal and suspensoid wet coal, process coal for metallurgy, gasify and liquefy coal, etc.;
- To prioritize the development of projects involving technologies to use coal in an economical and efficient manner; and projects using high quality lump coal and breeze and low-quality coal.
h/ Coal prices:
Coal prices should be set according to the market mechanism, for the purpose of integration into regional and world markets. Coal prices shall be regulated by the State through tax policies and other management instruments.
5. Solutions for implementing the Strategy
a/ Organizational solutions:
- To promulgate, amend, supplement or improve legal documents in order to create a favorable legal framework for coal management, mining, processing and trading, and develop the coal industry under the State-controlled market mechanism;
- To further step up the equitization of coal production companies, proceeding to form a coal market with diversified forms of ownership and modes of coal production and trading.
b/ Financial solutions:
- To step up the raising of capital from domestic and foreign economic sectors through cooperation, joint venture, linking, and equitization of enterprises, etc. To encourage coal enterprises to raise capital through the securities market (by issuing bonds, share certificates, international bonds) and get commercial loans to invest in the development of coal projects;
- To allocate state budget capital and preferential capital of other sources for surveying and seeking coal resources and formulating a planning on the coal industry development;
- The State provides partial support from the state budget for efficient research programs and job-training schools in the coal industry to develop human resources for the coal industry; facilitates coal enterprises to get access to state credit capital, ODA capital, capital of the Vietnam Environmental Protection Fund and raise capital of other sources for executing environmental treatment projects.
c/ Investment solutions:
- To intensify investment in coal mine projects through diversifying forms of investment in order to promote all resources and raise investment efficiency. To further improve policies to attract foreign investment in exploring and mining the Red River delta's coal basin and areas below – 300mof Quang Ninh coal basin;
- To increase investment in the development of overseas coal exploration and mining projects.
d/ Human resource development solutions:
- To train existing technicians and technical workers for improving their qualifications; to train more officials and workers for jobs which lack capable ones; to build a contingent of the coal industry's officials and workers who are qualitatively and quantitatively strong to master advanced technologies and equipment;
- To develop coal industry schools and strive to build some of them up to international standards. To ensure transferability between educational levels: university, college, secondary training, and technical worker training; to formulate the coal industry's standard uniform training programs on specialized areas. To select and send capable engineers to attend overseas training courses to meet the coal industry's development requirements;
- To promulgate preferential and incentive policies to attract highly skilled technical and professional laborers to work in the coal industry.
e/ Scientific and technological solutions:
- To promote internal resources in combination with expanding international cooperation on scientific research and application of advanced technologies in coal exploration, mining, transportation, processing and use; to study and receive transferred advanced technologies from around the world in order to increasingly improve safety, reduce coal wastage and minimize environmental pollution;
- To step up the application of information technology to modernizing the management of coal resources, the environment and technical safety, and administering production. To apply automation control technologies to some technological chains, and mine safety and environment control;
- To study rational technological solutions for efficiently mining coal seams and regions in which geological conditions are complicated; to study solutions for stabilizing mine edges, overall solutions on the planning on waste discharge, transportation and water drainage for opencast mines, and solutions for increasing safety at pit mines; to study and apply technologies to use clean coal, high-quality lump coal and breeze and low-quality coal.
Article 2. - Organization of implementation
1. The Ministry of Industry and Trade shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, implementing this Strategy. Direct the formulation and organize the implementation of a planning on the coal industry development up to 2025;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying and improving mechanisms and policies related to the coal industry’s activities and taking specific measures to closely manage coal resources and accelerate coal mine investment projects;
c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing coal production, import and export; approve coal production, import and export plans and guide and inspect their implementation.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, directing the survey, exploration and prospecting of coal resources and reserves nationwide, ensuring the adequate supply of natural resources for the achievement of the Strategy's objectives; direct, inspect, supervise, and take specific measures to properly protect the environment in coal-mining zones.
3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and concerned ministries and branches in, directing the implementation of scientific-technological programs in coal survey, exploration, prospecting, mining, sieving, sorting, processing and use so as to receive and apply advanced and environmentally friendly technologies and reduce coal wastage.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam in, further studying, improving and promulgating mechanisms to raise capital and control the use of capital for efficient investment in the coal industry development.
5. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, directing the formulation of training programs and organizing the training of technicians, managers and skilled workers to meet the coal industry's development requirements.
6. Provincial/municipal People’s Committees shall direct the performance of the following tasks:
a/ To enhance propagation and dissemination of and education in the law on minerals; to take measures to protect coal resources and minerals being and having not yet been mined in localities;
b/ To enhance examination and inspection of organizations and individuals engaged in coal mining activities in localities in the observance of the law on minerals.
7. The Vietnam National Coal and Mineral Industries Group shall take the main responsibility for the coal industry development and domestic coal supply and coordinate with large coal consumers in importing coal to meet national socio-economic development requirements, contributing to assuring national energy security.
8. Concerned ministries, branches, localities, enterprises, organizations and individuals shall, within the ambit of their functions and tasks, organize the implementation of, or implement, this Strategy.
Article 3.
- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 4.
- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.
 
 
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 89/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất