Quyết định 73/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 73/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 73/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/04/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định73/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 73/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 73/2006/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 04 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO CÁC VÙNG LÃNH THỔ ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại tờ trình số 2723/TTr-KH ngày 27 tháng 5 năm 2005 và Công văn số 4373/CV-KH ngày 16 tháng 8 năm 2005; ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển
1. Quan điểm
a) Quan điểm phát triển toàn ngành công nghiệp
- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng.
- Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế trong từng thời kỳ và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển công nghiệp phải bảo đảm tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.
- Phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ; phát triển công nghiệp nông thôn, tạo động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.
- Phát triển công nghiệp gắn kết với các yêu cầu của phát triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghiệp kết hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia.
b) Quan điểm phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ
Phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác.
Gắn các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản với các vùng nguyên liệu và vùng nông thôn, miền núi.
2. Định hướng phát triển công nghiệp
a) Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như: thuỷ điện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí, dược phẩm và tiêu dùng...
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học.
Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao và khu kinh tế mở.
Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành, nghề đa dạng, thu hút nhiều lao động góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
b) Tầm nhìn công nghiệp Việt Nam đến 2020
Phấn đấu đến năm 2020, GDP công nghiệp và xây dựng có thể tăng tối thiểu gấp 5 lần so với năm 2000. Tỷ trọng GDP công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của cả nước đạt trên 45% vào năm 2020. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt 87 - 88% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Tỷ lệ hàng chế tạo trong xuất khẩu đạt 70 - 75%. Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt khoảng 40 - 50%. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 85 - 90% giá trị xuất khẩu của cả nước.
3. Mục tiêu
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 - 2010.
Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 43 - 44% (riêng công nghiệp 37 - 38%) năm 2010.
Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở mức trên 10,2 %/năm giai đoạn 2006 - 2010 và trên 10,3%/năm giai đoạn sau 2010.
Tốc độ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp đạt trung bình 12 - 15%/năm.
Xây dựng đội ngũ lao động khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp đảm bảo về số lượng, trình độ để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, vận hành, khai thác có hiệu quả các công nghệ, trang thiết bị của ngành.
Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trung bình 16 - 18%/năm.
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục I.
II. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 (phân vùng cụ thể xem Phụ lục IX).
1. Vùng 1
a) Định hướng
Tập trung phát triển thuỷ điện, chế biến nông, lâm sản (giấy, chè, gỗ, thực phẩm, đồ uống...) khai thác và chế biến khoáng sản (quặng sắt, apatit, than, đồng, chì, kẽm, thiếc, vonfram), hoá chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
b) Mục tiêu
Đưa tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 23 - 24% năm 2010; tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản đạt 37 - 38% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Duy trì tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt 25 - 26%.
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục II.
2. Vùng 2
a) Định hướng
Tập trung phát triển ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận tải....), nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hoá chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
b) Mục tiêu
Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 40 - 41% năm 2010; tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản đến năm 2010 chiếm 45,8 - 46,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, trong đó riêng ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận tải....) chiếm 27,5 - 28,5%.
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục III.
3. Vùng 3
a) Định hướng
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc, hoá dầu, đóng tàu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy. Từng bước tạo dựng, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
b) Mục tiêu
Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 46 - 47%, tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản đạt 24 - 25%, trong đó riêng ngành hoá chất chiếm 19 - 20%. Duy trì tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở mức 39 - 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục IV.
4. Vùng 4
a) Định hướngTập trung phát triển thuỷ điện, công nghiệp chế biến nông lâm sản (như cà phê, cao su, bột giấy, mía đường...) và khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là boxit.
b) Mục tiêu
Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 13 - 14% năm 2010; tỷ trọng công nghiệp chế biến nông lâm sản, như cà phê, cao su, bột giấy, mía đường... chiếm 38 - 39% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng; các ngành công nghiệp cơ bản chiếm 27,6 - 28,5%, trong đó phấn đấu đưa tổ hợp bôxit - alumin quy mô lớn vào sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục V.
5. Vùng 5
a) Định hướng
Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hoá chất, hóa dược. Phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao. Giảm dần tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều lao động.
b) Mục tiêu
Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 51 - 52%; tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản chiếm 41,6 - 42,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục VI.
6. Vùng 6
a) Định hướng
Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu; phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khí, phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.
b) Mục tiêu
Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 26 - 27%; phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với vai trò ngành chủ lực (chiếm 56,6 - 57,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng).
Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục VII.
III. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp
Tăng cường thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Xem xét, cân nhắc kỹ việc xây dựng thêm các khu công nghiệp mới theo các tuyến hành lang thuận lợi về giao thông.
Xây dựng các khu công nghiệp phải tính đến việc xây dựng các khu đô thị để đảm bảo nhà ở và sinh hoạt văn hóa xã hội cho người lao động.
Xây dựng các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với xây dựng hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, môi sinh.
Phát triển các cụm, điểm công nghiệp để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.
IV. Nhu cầu tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp đến năm 2010 là 640 - 670 nghỡn tỷ đồng (chi tiết xem Phụ lục VIII)
V. Những giải pháp và chính sách thực hiện
1. Các giải pháp cơ bản
a) Đổi mới công tác quản lý nhà nước về công nghiệp
- Quản lý nhà nước ngành công nghiệp chuyển mạnh sang chức năng thúc đẩy, phục vụ phát triển là chính, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giảm dần các đầu mối quản lý ngành.
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới tư duy, phương pháp luận trong việc xây dựng, quản lý quy hoạch phù hợp với cơ chế nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa để nâng cao chất lượng quy hoạch, đưa quy hoạch thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý ngành công nghiệp.
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển các ngành công nghiệp, như nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến; phát triển công nghiệp phụ trợ... triển khai có hiệu quả các đề án phát triển ngành phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công...
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của doanh nghiệp.
b) Những giải pháp liên quan đến cơ chế sản xuất, kinh doanh
- Tạo dựng môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thống nhất, cạnh tranh bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế.
- Xây dựng cơ chế phân phối thu nhập theo kết quả, hiệu quả công việc nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp.
c) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 9 khoá IX của Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát triển một số Tổng công ty quan trọng mà nhà nước cần nắm giữ thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
d) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp
- Xây dựng các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí trung gian.
- Nâng cao năng lực công nghệ sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ, tạo cơ sở cho phát triển nhanh thương mại điện tử.
2. Các chính sách chủ yếu
a) Chính sách huy động vốn đầu tư
- Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, đặc biệt từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng hình thức huy động vốn quốc tế.
b) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
- Có chính sách bồi dưỡng nhân tài thông qua công tác đào tạo, chính sách đãi ngộ, tiền lương cũng như trong quản lý, sử dụng cán bộ để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành phát triển công nghiệp.
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo. Gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất.
- Để khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp được tính chi phí đào tạo vào giá thành sản phẩm.
c) Chính sách khoa học, công nghệ và môi trường
- Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ ngành công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh đầu tư cho khoa học và công nghệ.
- Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế để tạo động lực cho đầu tư nghiên cứu khoa học.
- Thiết lập trung tâm cung cấp thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ.
- Có chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các trí thức, chuyên gia giỏi, thợ lành nghề đến làm việc tại vùng khó khăn về kinh tế - xã hội. Khuyến khích kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển giao và phát triển công nghệ.
- Ban hành các quy định cụ thể về quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp.
d) Chính sách về tài chính, thuế
- Về tài chính:
+ Tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư huy động vốn từ mọi nguồn.
+ Mở rộng và phát triển các tổ chức tài chính phục vụ phát triển công nghiệp.
- Về thuế: bổ sung một số chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 2.Tổ chức thực hiện
1. Đối với các Bộ, ngành
- Bộ Công nghiệp có trách nhiệm công bố, chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch này, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp khi có những biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước ngành công nghiệp và các chính sách phát triển các chuyên ngành.
- Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách đầu tư và cân đối vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm.
- Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng chính sách khoa học - công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp.
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... theo chức năng được giao, phối hợp để xử lý các vấn đề liên quan theo đề xuất của cơ quan chủ trì.
2. Đối với các địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định hướng quy hoạch này.
- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch hàng năm, 5 năm để nhà nước tổng hợp, cân đối.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. Thủ tướng
Phó Thủ tướng
Đã ký
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục I
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của cả nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cả nước
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | 2005 | 2010 | ||
| Toàn ngành công nghiệp | 15 - 16 | 100,00 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 5,5 - 6,5 | 10,52 | 6 - 7 |
II | Công nghiệp cơ bản | 18,5 - 19,5 | 29,16 | 38 - 39 |
1 | Ngành cơ khí | 19,2 - 20,2 | 13,91 | 16 - 17 |
2 | Ngành luyện kim | 18,0 - 19,0 | 3,41 | 4 - 5 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | 22,0 - 23,0 | 3,07 | 6,5 - 7,5 |
4 | Ngành hoá chất | 16,5 - 17,5 | 9,08 | 11 - 12 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 12,5 - 13,5 | 30,02 | 25,5 - 26,5 |
IV | CN Dệt may da giầy | 14,5 - 15,5 | 12,74 | 13 - 14 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 13,5 - 14,5 | 9,80 | 8 - 9 |
VI | CN điện ga và nước | 14,0 - 15,0 | 6,24 | 5,5 - 6 |
VII | Công nghiệp khác | 12,0 - 13,0 | 1,41 | 1 - 1,5 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của cả nước đến năm 2010
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Cả nước | |
2005 | 2010 | |||
1 | Dầu thô | 1.000 tấn | 18498 | 21.600 |
2 | Khí | tr.m3 | 6342 | 13.200 |
3 | Than sạch | 1.000 tấn | 32626 | 42.000 |
4 | Điện sản xuất | tr.KWh | 53320 | 96.100 |
5 | Động cơ điện | 1.000 cái | 104 | 250 |
6 | Động cơ diezen | 1.000 cái | 66 | 200 |
7 | Xe máy | 1.000 cái | 1795 | 3.000 |
8 | Ôtô | 1.000 cái | 64 | 239 |
9 | Máy công cụ | Cái | 2678 | 2.500 |
10 | Thép | 1.000 tấn | 3655 | 6.500 |
11 | Lắp ráp ti vi | 1.000 cái | 2352 | 2.600 |
12 | Lắp ráp máy tính | 1.000 cái | 300 | 450 |
13 | Phân lân chế biến | 1.000 tấn | 1500 | 1.700 |
14 | Phân đạm urê | 1.000 tấn | 900 | 2.200 |
15 | Phân NPK | 1.000 tấn | 1800 | 3.000 |
16 | Phân DAP | 1.000 tấn | 0 | 330 |
17 | Lốp ôtô máy kéo | 1.000 bộ | 1500 | 4.000 |
18 | LPG | 1.000 tấn | 338 | 700 |
19 | Chế biến thuỷ sản | 1.000 tấn | 594 | 720 |
20 | Vải lụa | triệu m | 498 | 1.100 |
21 | Quần áo may sẵn | triệu SP | 1026 | 1.500 |
22 | Giầy dép các loại | triệu đôi | 410 | 640 |
23 | Quần áo dệt kim | triệu SP | 128 | 500 |
24 | Xi măng | 1.000 tấn | 27868 | 50.000 |
Phụ lục II
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 1
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | TH 2005 | 2010 | ||
| Tổng toàn ngành | 14,5 - 15,5 | 100,00 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 7,3 - 8,3 | 4,5 | 3,2 - 4,2 |
II | Công nghiệp cơ bản | 16,3 - 16,8 | 34,92 | 37 - 38 |
1 | Ngành cơ khí | 18,0 - 19 | 6,32 | 7 - 8 |
2 | Ngành luyện kim | 14 - 15 | 15,5 | 14,5 - 15,5 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | 11,5 - 12,5 | - | - |
4 | Ngành hoá chất | 17,8 - 18,8 | 13,1 | 14,6 - 15,6 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 12,6 - 13,6 | 28,4 | 25 - 26 |
IV | CN dệt may da giầy | 11 - 12 | 7,3 | 5,6 - 6,6 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 18 - 19 | 15,1 | 17 - 18 |
VI | CN điện ga và nước | 13,5 - 14,5 | 9,5 | 8,5 - 9,5 |
VII | Công nghiệp khác | 12,5 - 13,5 | 0,3 | 0,2 - 0,5 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 1
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Sản lượng vùng 1 | So với cả nước, % | ||
TH 2005 | 2010 | TH 2005 | 2010 | |||
1 | Than sạch | 1.000 tấn | 600 | 3.000 | 1,85 | 7,14 |
2 | Điện sản xuất | tr.KWh | 9520 | 11.811 | 17,82 | 12,25 |
3 | Động cơ diezen | 1.000 cái | 15 | 20 | 13,64 | 10 |
4 | Máy tuốt lúa có động cơ | 1.000 cái | 2 | 2,8 | 13,33 | 15,56 |
5 | Máy kéo và xe vận chuyển | 1.000 cái | 2 | 3 | 40 | 46,15 |
6 | Thép | 1.000 tấn | 450 | 1150 | 13,64 | 17,69 |
7 | Phân lân chế biến | 1.000 tấn | 830 | 950 | 55,33 | 55,88 |
8 | Phân đạm urê | 1.000 tấn | 150 | 150 | 16,67 | 6,82 |
9 | Phân NPK | 1.000 tấn | 245 | 300 | 13,61 | 10 |
10 | Acquy | 1.000 KWh | 50 | 100 | 1,47 | 2,5 |
11 | Pin các loại | tr.viên | 40 | 40 | 10 | 8,89 |
12 | Giấy các loại | 1.000 tấn | 255 | 350 | 31,09 | 29,16 |
13 | Nước giải khát | Tr.lít | 41,1 | 98,4 | 4,58 | 8,79 |
14 | Xi măng | 1.000 tấn | 3400 | 7.000 | 12,14 | 14 |
15 | Gạch ốp lát | 1.000 m2 | 5000 | 5.000 | 5,09 | 4,74 |
16 | Sứ vệ sinh | 1.000 cái | 300 | 300 | 10,53 | 8,11 |
Phụ lục III
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 2
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu
nội bộ ngành công nghiệp của vùng 2
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | TH 2005 | 2010 | ||
| Tổng số | 14,5 - 15,5 | 100,00 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 4,75 - 5,75 | 3,5 | 2,2 - 2,6 |
II | Công nghiệp cơ bản | 17,5 - 18,5 | 40,5 | 45,8 - 46,8 |
1 | Ngành cơ khí | 18,1 - 19,1 | 23,9 | 27,5 - 28,5 |
2 | Ngành luyện kim | 16,8 - 17,8 | 4,3 | 4,4 - 5,4 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | 18,8 - 19,8 | 6,1 | 6,8 - 7,8 |
4 | Ngành hoá chất | 14 - 15 | 6,2 | 5,6 - 6,6 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 13 - 14 | 19,1 | 17,3 - 18,3 |
IV | CN dệt may da giầy | 13 - 14 | 12,5 | 11 - 12 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 12,7 - 13,7 | 16,5 | 14,5 - 15,5 |
VI | CN điện ga và nước | 12 - 13 | 6,9 | 5,8 - 6,8 |
VII | Công nghiệp khác | 10,6 - 11,6 | 1,0 | 0,5 - 1 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 2
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Sản lượng vùng 2 | So cả nước % | ||
TH 2005 | 2010 | TH 2005 | 2010 | |||
1 | Than sạch | 1.000 tấn | 30500 | 38.000 | 98,15 | 90,48 |
2 | Điện sản xuất | tr.KWh | 7717 | 23.640 | 14,45 | 24,52 |
3 | Động cơ điện | 1.000 cái | 75 | 200 | 66,37 | 80 |
4 | Động cơ diezen | 1.000 cái | 45 | 70 | 40,91 | 35 |
5 | Máy biến thế | 1.000 cái | 10 | 15 | 28,57 | 30 |
6 | Xe máy | 1.000 cái | 1400 | 1.400 | 73,68 | 70 |
7 | Ôtô | 1.000 cái | 47 | 150 | 70,15 | 65,37 |
8 | Máy công cụ | Cái | 600 | 1.250 | 40 | 50 |
9 | Máy kéo và xe vận chuyển | 1.000 cái | 2 | 2,5 | 40 | 38,46 |
10 | Tàu thuỷ | % cả nước | 40 | 40 | 40 | 40 |
11 | Thép | 1.000 tấn | 850 | 1.500 | 25,76 | 23,08 |
12 | Lắp ráp máy tính | 1.000 cái | 150 | 230 | 50 | 51,11 |
13 | Phân DAP | 1.000 tấn |
| 330 | - | 100 |
14 | Lốp ôtô máy kéo | 1.000 bộ | 300 | 1.000 | 20 | 25 |
15 | Giấy các loại | 1.000 tấn | 200 | 300 | 24,39 | 25 |
16 | Vải lụa | triệu m | 190 | 330 | 31,67 | 30,00 |
17 | Quần áo may sẵn | triệu SP | 250 | 420 | 30,86 | 28 |
18 | Giầy dép các loại | triệu đôi | 114,9 | 190,79 | 28,03 | 29,81 |
19 | Xi măng | 1.000 tấn | 14000 | 21.300 | 50 | 42,6 |
20 | Kính xây dựng | 1.000 m2 | 32800 | 32.800 | 62,12 | 45,05 |
Phụ lục IV
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 3
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 3
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | TH 2005 | 2010 | ||
| Tổng số | 15,5 - 16,5 | 100,00 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 4,5 - 5,5 | 1,7 | 0,7 - 1,2 |
II | Công nghiệp cơ bản | 34,5 - 35,5 | 11,2 | 24,3 - 25,3 |
1 | Ngành cơ khí | 12,2 - 13,4 | 3,9 | 3 - 4 |
2 | Ngành luyện kim | 19,2 - 20,2 | 0,6 | 0,5 - 1 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | 32,5 - 33,5 | 0,2 | 0,5 - 1 |
4 | Ngành hoá chất | 43 - 44 | 6,5 | 19,3 - 20,3 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 10,6 - 11,6 | 48,6 | 39,2 - 40,2 |
IV | CN dệt may da giầy | 12,3 - 14,3 | 12,5 | 10,5 - 11,5 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 14 - 15 | 18,3 | 16,5 - 17,5 |
VI | CN điện ga và nước | 11,5 - 12,5 | 7,1 | 5,5 - 6,5 |
VII | Công nghiệp khác | 14,5 - 15,5 | 0,6 | 0,50 - 1 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 3
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Sản lượng vùng 3 | So cả nước % | ||
TH 2005 | 2010 | TH 2005 | 2010 | |||
1 | Xe máy | 1.000 cái | 100 | 150 | 5,26 | 7,5 |
2 | Ôtô | 1.000 cái | 10 | 26 | 14,93 | 11,5 |
3 | Máy tuốt lúa có động cơ | 1.000 cái | 2,5 | 2,7 | 16,67 | 15 |
4 | Tàu thuỷ | % cả nước | 30 | 30 | 30 | 30 |
5 | Thép | 1.000 tấn | 300 | 1.550 | 9,09 | 23,85 |
6 | Sản phẩm LAB | 1.000 tấn |
| 60 |
| 100 |
7 | Poly propylen | 1.000 tấn |
| 150 |
| 100 |
8 | Xăng dầu các loại | 1.000 tấn |
| 4.550 |
| 100 |
9 | LPG | 1.000 tấn |
| 250 |
| 35,7 |
10 | Lốp ôtô máy kéo | 1.000 bộ | 400 | 500 | 26,67 | 12,5 |
11 | Chế biến thuỷ sản | 1.000 tấn | 45 | 90 | 12,86 | 17,31 |
12 | Vải lụa | triệu m | 140 | 300 | 23,33 | 27,27 |
13 | Quần áo may sẵn | triệu SP | 150 | 350 | 18,52 | 23,33 |
14 | Quần áo dệt kim | triệu SP | 25 | 140 | 20,83 | 28 |
15 | Xi măng | 1.000 tấn | 4.000 | 11.000 | 14,29 | 22 |
16 | Điện sản xuất | tr.KWh | 667 | 5250 | 1,24 | 5,44 |
Phụ lục V
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 4
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 4
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | TH 2005 | 2010 | ||
| Tổng số | 17,8 - 18,7 | 100,00 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 35,7 - 36,7 | 2,5 | 4 - 5 |
II | Công nghiệp cơ bản | 35,2 - 36,2 | 14,3 | 27,6 - 28,5 |
1 | Ngành cơ khí | 18,8 - 19,8 | 12,3 | 12,3 - 13,3 |
2 | Ngành luyện kim | - | - | 13,5 - 14,5 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | - | - | - |
4 | Ngành hoá chất | 9,5 - 10,5 | 2,0 | 1 - 1,5 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 11,5 - 12,5 | 50,4 | 38 - 39 |
IV | CN dệt may da giầy | 15,5 - 16,5 | 4,5 | 3,8 - 4,8 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 18 - 19 | 14,4 | 14,1 - 15,1 |
VI | CN điện ga và nước | 10 - 11 | 13,4 | 9 - 10 |
VII | Công nghiệp khác | 14,8 - 15,8 | 0,5 | 0,4 - 0,8 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 4
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Sản lượng vùng 4 | So cả nước % | ||
TH 2005 | 2010 | TH 2005 | 2010 | |||
1 | Phân lân chế biến | 1.000 tấn | 50 | 50 | 3,33 | 2,94 |
2 | Phân NPK | 1.000 tấn | 110 | 140 | 6,11 | 4,67 |
4 | Giấy các loại | 1.000 tấn | 20 | 80 | 2,44 | 6,67 |
5 | Chế biến gỗ qui tròn | 1.000 m3 | 70 | 100 |
|
|
6 | Gỗ ván dăm ép, ván ép | 1.000 m3 | 20 | 30 |
|
|
7 | Vải lụa | triệu m | 5 | 10 | 0,83 | 0,91 |
8 | Quần áo may sẵn | triệu SP | 30 | 60 | 3,7 | 4 |
9 | Quần áo dệt kim | triệu SP | 2 | 5 | 1,67 | 1 |
10 | Xi măng | 1.000 tấn | 100 | 700 | 0,36 | 1,4 |
11 | Điện sản xuất | tr.KWh | 3.736 | 9.625 | 7 | 9,98 |
12 | Alumin | tr.tấn | - | 1,0 | - | 75 |
Phụ lục VI
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 5
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 5
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | TH 2005 | 2010 | ||
| Tổng số | 13,2 - 14,2 | 100,00 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 4,5 - 5,5 | 16,3 | 10,5 - 11,5 |
II | Công nghiệp cơ bản | 18,5 - 19,5 | 33,7 | 41,6 - 42,6 |
1 | Ngành cơ khí | 21 - 22 | 11,3 | 15 - 16 |
2 | Ngành luyện kim | 18,7 - 19,7 | 3,1 | 3,5 - 4 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | 23 - 24 | 6,3 | 9,3 - 10,3 |
4 | Ngành hoá chất | 13,2 - 14,2 | 13,0 | 12,5 - 13,5 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 10 - 11 | 24,4 | 20,5 - 21,5 |
IV | CN dệt may da giầy | 13,7 - 14,7 | 16,2 | 16 - 17 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 11,9 - 12,9 | 3,3 | 2,8 - 3,6 |
VI | CN điện ga và nước | 14,2 - 15,2 | 4,5 | 4,2 - 5,2 |
VII | Công nghiệp khác | 11,7 - 12,7 | 1,6 | 1,3 - 1,8 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 5
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Sản lượng vùng 4 | So cả nước % | ||
TH 2005 | 2010 | TH 2005 | 2010 | |||
1 | Dầu thô | 1.000 tấn | 18498 | 20.000 | 100 | 92,59 |
2 | Khí | tr.m3 | 6342 | 8.800 | 100 | 66,67 |
3 | Điện sản xuất | tr.KWh | 30364 | 37.521 | 56,86 | 38,91 |
4 | Động cơ điện | 1.000 cái | 38 | 50 | 33,62 | 20 |
5 | Động cơ diezen | 1.000 cái | 50 | 110 | 45,45 | 55 |
6 | Xe máy | 1.000 cái | 300 | 350 | 15,79 | 17,5 |
7 | Ôtô | 1.000 cái | 10 | 50 | 14,93 | 22,12 |
8 | Máy công cụ | cái | 900 | 1.250 | 60 | 50 |
9 | Thép | 1.000 tấn | 1600 | 2.100 | 48,48 | 32,31 |
10 | Lắp ráp ti vi | 1.000 cái | 1500 | 2.500 | 68,18 | 96,15 |
11 | Lắp ráp máy tính | 1.000 cái | 150 | 220 | 50 | 48,89 |
12 | Phân đạm urê | 1.000 tấn | 700 | 800 | 83,33 | 36,36 |
13 | Phân NPK | 1.000 tấn | 1080 | 1.800 | 60 | 60 |
14 | Lốp ôtô máy kéo | 1.000 bộ | 800 | 2.500 | 53,33 | 62,5 |
15 | LPG | 1.000 tấn | 338 | 150 | 100 | 37,5 |
16 | Giấy các loại | 1.000 tấn | 300 | 400 | 36,59 | 33,33 |
17 | Chế biến thuỷ sản | 1.000 tấn | 90 | 110 | 25,71 | 21,15 |
18 | Vải lụa | triệu m | 260 | 450 | 43,33 | 40,91 |
19 | Quần áo may sẵn | triệu SP | 230 | 330 | 28,39 | 22 |
20 | Giầy dép các loại | triệu đôi | 266,4 | 405,5 | 64,98 | 63,37 |
Phụ lục VII
Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 6
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chỉ tiêu tăng trưởng các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 6
TT | Các ngành công nghiệp | Tốc độ tăng trưởng % | Tỷ trọng % | |
2006 - 2010 | TH 2005 | 2010 | ||
| Tổng số | 14,4 - 15,4 | 100,0 | 100,00 |
I | Công nghiệp khai thác | 56,2 - 57,2 | 0,5 | 2,8 - 3,3 |
II | Công nghiệp cơ bản | 18,3 - 19,3 | 14,7 | 16 - 17 |
1 | Ngành cơ khí | 15,8 - 16,8 | 5,8 | 5,5 - 6 |
2 | Ngành luyện kim | 18,5 - 19,5 | 2,0 | 1,8 - 2,3 |
3 | Ngành điện tử và CNTT | 14,9 - 15,9 | 0,6 | 0,5 - 1 |
4 | Ngành hoá chất | 21 - 22 | 6,3 | 7,6 - 8,6 |
III | CN CB nông, lâm, thuỷ sản | 13,5 - 14,5 | 61,7 | 56,6 - 57,6 |
IV | CN dệt may da giầy | 14,4 - 15,4 | 5,8 | 5 - 6 |
V | CN SX vật liệu xây dựng | 13,6 - 14,6 | 9,5 | 8,2 - 9,2 |
VI | CN điện ga và nước | 18,4 - 19,4 | 7,2 | 7,8 - 8,8 |
VII | Công nghiệp khác | 13,9 - 14,9 | 0,6 | 0,4 - 0,6 |
Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 6
TT | Các sản phẩm công nghiệp | Đơn vị | Sản lượng vùng 6 | So cả nước % | ||
TH 2005 | 2010 | TH 2005 | 2010 | |||
1 | Dầu thô | 1.000 tấn |
| 1.600 | - | 7,41 |
2 | Khí | tr.m3 |
| 4.400 | - | 33,33 |
3 | Điện sản xuất | tr.KWh | 657 | 8.589 | 1,23 | 8,91 |
4 | Máy xay xát | 1.000 cái | 10 | 14 | 33,33 | 35 |
5 | Máy tuốt lúa có động cơ | 1.000 cái | 3,5 | 3,5 | 23,33 | 19,44 |
6 | Thép | 1.000 tấn | 100 | 200 | 3,03 | 3,08 |
7 | Phân đạm urê | 1.000 tấn |
| 800 | - | 36,36 |
8 | Phân NPK | 1.000 tấn | 120 | 260 | 6,67 | 8,67 |
9 | Chế biến thuỷ sản | 1.000 tấn | 180 | 260 | 51,43 | 50 |
10 | Quần áo may sẵn | triệu SP | 120 | 280 | 14,82 | 18,67 |
11 | Quần áo dệt kim | triệu SP | 13 | 50 | 10,83 | 10 |
12 | Xi măng | 1.000 tấn | 4.000 | 5.500 | 14,29 | 11 |
Phụ lục VIII
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Tổng toàn ngành công nghiệp (giá năm 2000, tỷ đồng) | 2006 - 2010 |
640.000 - 670.000 | |
Vùng 1 (%) | 3,5 - 4 |
Vùng 2 (%) | 23 - 24 |
Vùng 3 (%) | 6 - 7 |
Vùng 4 (%) | 1 - 1,5 |
Vùng 5 (%) | 54 - 55 |
Vùng 6 (%) | 10 - 11 |
Định hướng huy động vốn đầu toàn xã hội cho ngành công nghiệp
giai đoạn 2006 - 2010 theo cơ cấu sau:
Nguồn vốn | Tỷ trọng, % giai đoạn 2006 - 2010 |
Tổng số | 100,0 |
Vốn ODA | 5 - 6 |
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài | 26 - 27 |
Vốn Nhà nước | 21 - 22 |
Trong đó: Tín dụng nhà nước | 13 - 14 |
Vốn khác | 46 - 47 |
Phụ lục IX
Phân bố cả nước theo 6 vùng lãnh thổ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Vùng 1: 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái).
Vùng 2: 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc).
Vùng 3: 10 tỉnh ven biển Trung Bộ (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
Vùng 4: 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum).
Vùng 5: 8 tỉnh Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh).
Vùng 6: 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 73/2006/QD-TTg | Hanoi, April 04, 2006 |
DECISION
APPROVING THE GENERAL PLANNING ON DEVELOPMENT OF VIETNAM'S INDUSTRIES BY TERRITORIAL REGION TILL 2010, WITH A VISION TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Industry Ministry in Report No. 2723/TTr-KH of May 27, 2005, and Official Dispatch No. 4373/CV-KH of August 16, 2005; and considering the opinions of concerned ministries and branches,
DECIDES:
Article 1.- To approve the general planning on development of Vietnam's industries by territorial region till 2010, with a vision to 2020, with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS, OBJECTIVES AND ORIENTATIONS
1. Viewpoints
a/ Viewpoint for development of the entire industrial sector
- Industry must be developed on the basis of bringing into play the aggregate resources of all economic sectors, of which state-run industries shall play the steering role.
- Industry must be developed in the direction of forming a dynamic balance and ensuring the priority for development of different branches and regions to match resources and advantages in each period and suit the process of international economic integration.
- Industry must be developed in a way that secures Vietnam's active and effective participation in industrial alignment and production cooperation among enterprises, among different industries, and with transnational conglomerates around the world.
- Industrial development must be closely associated with service development as well as rural industry development, with a view to creating a direct driving force for agricultural and rural industrialization and modernization and accelerating the urbanization process.
- Industrial development must satisfy the requirements of sustainable development, social progress and justice and environmental protection.
- Industrial development must be attached to the requirements of defense and national security
consolidation.
b/ Viewpoint for industrial development by territorial region
To bring into full play advantages of each region to develop an open economic structure which shall be associated with demands of domestic and overseas markets.
To promote the leading role of key economic regions in rapid development toward industries with high technologies, techniques and added value which can boost the development of other regions.
To attach labor-intensive industries and farm, forest and marine product-processing industries with raw material areas as well as rural and mountainous areas.
2. Orientations for industrial development
a/ Orientations for industrial development till 2010
To concentrate on developing industries, which are capable of bringing into play the competitive edge, taking up the domestic market and boosting export, such as hydroelectricity, processing of farm, forest and aquatic products, garment, leather-footwear, electronics-informatics, a number of mechanical products, pharmaceuticals and consumer goods, etc.
To build in a selective manner a number of establishments in such heavy industries as oil and gas, metallurgy, manufacturing mechanical engineering, production of base chemicals, fertilizers and building materials, with rational steps suitable to capital, technology and market conditions, thus bringing about efficiency.
To prioritize the development of hi-tech industries, especially information technology, telecommunications, electronics and automation. To attach importance to development of computer software industry.
To efficiently develop industrial parks, export processing zones and construct a number of hi-tech parks and open economic zones.
To encourage the development of medium- and small-sized industrial clusters in rural areas so as to facilitate the development of industrial production establishments engaged in various business lines and trades and attract large numbers of laborers, thus contributing to the acceleration of agricultural and rural industrialization and modernization.
b/ The 2020 vision of Vietnam's industry
To strive for the target that by 2020 the GDP of industry and construction sectors shall increase at least five times over 2000. The industry and construction ratio to the total GDP of the whole country shall reach over 45% by 2020. The structure of industries shall shift in the direction of quickly raising the ratio of processing industries to 87-88% by 2020. The proportion of trained laborers to the entire labor force shall reach 60%. The ratio of manufactured products for export shall reach 70-75%. The ratio of the group of industries where high technologies are used shall rise to around 40-50%. The ratio of the export value of industrial products shall reach 85-90% of the whole country's export value.
3. Objectives
The value of industrial production shall grow at an annual average rate of 15-16% in the 2006-2010 period.
The ratio of industry and construction sectors in the total GDP shall be 43-44% (particularly, industry shall be 37-38%) by 2010.
To maintain the annual growth rate of added value of the industrial sector at above 10.2% in the 2006-2010 period and above 10.3% after 2010.
The rate of technological renewal in the industrial sector shall be at an annual average of 12-15%.
To build up a sufficient contingent of scientific and technological laborers in the industrial sector with adequate qualifications to research, apply, receive, operate and exploit in an efficient manner technologies and equipment of the sector.
The export value of industrial products shall grow at an annual average rate of 16-18%.
For specific growth targets, see Appendix I.
II. ORIENTATIONS FOR AND OBJECTIVES OF INDUSTRIAL DEVELOPMENT BY TERRITORIAL REGION TILL 2010 (SEE APPENDIX IX FOR DIVISION OF SPECIFIC REGIONS)
1. Region 1
a/ Orientations:
To concentrate on development of hydroelectricity, processing of farm and forest products (paper, tea, timber, foodstuff, drinks, etc.), exploitation and processing of minerals (iron ores, apatite, coal, copper, lead, zinc, tin, tungsten), production of chemicals and fertilizers, metallurgy, and production of building materials. To attach importance to development of mechanical engineering industry in service of agriculture and processing industry.
b/ Objectives:
To raise the industrial ratio to the total GDP of the region to 23-24% by 2010; the ratio of basic industries to 37-38% of the region's total industrial production value. To maintain the ratio of farm, forest and aquatic product processing industries at 25-26%.
For specific growth targets, see Appendix II.
2. Region 2
a/ Orientations:
To concentrate on the development of mechanical engineering (manufacturing engineering, shipbuilding, electric appliances, means of transport, etc.), thermoelectricity, electronics and information technology, production of chemicals, metallurgy, exploitation and processing of minerals, and production of building materials. To further develop the industries of textile and garment, leather and footwear for export. To attach importance to the development of farm, forest and aquatic product processing industries.
b/ Objectives:
To raise the industrial ratio to the region's total GDP to 40-41% by 2010; the ratio of basic industries to 45.8-46.8% of the region's industrial production value by 2010, of which the mechanical engineering (manufacturing engineering, shipbuilding, electric appliances, means of transport, etc.) shall account for 27.5-28.5%.
For specific growth targets, see Appendix III.
3. Region 3
a/ Orientations:
To concentrate on the development of the industries of farm, forest and aquatic product processing, petrochemistry, shipbuilding, manufacturing mechanical engineering, production of building materials, textile and garment and leather and footwear. To step by step lay the foundation for and develop electronics and information technology in support of the development of other industries.
b/ Objectives:
By 2010, the industrial ratio to the region's total GDP shall reach 46-47%; the ratio of basic industries shall reach 24-25% of the region's industrial production value by 2010, of which the chemical industry shall account for 19-20%. To maintain the ratio of farm, forest and aquatic product processing industries at 39-40% of the region's total industrial production value. To complete the investment in and put into operation Dung Quat Oil Refinery Project.
For specific growth targets, see Appendix IV.
4. Region 4
a/ Orientations: To concentrate on the development of hydroelectricity, industries of processing of farm and forest products (including coffee, rubber, paper pulp, sugar cane, etc.) and exploitation and processing of minerals, particularly bauxite.
b/ Objectives:
The industrial ratio to the region's total GDP shall reach 13-14% by 2010; the industries of processing farm and forest products such as coffee, rubber, paper pulp, sugar cane, etc., shall account for 38-39% of the region's total industrial production value; the basic industries shall account for 27.6-28.5% of total industrial structure. To strive to commission the large bauxite-aluminum complexes in service of export production.
For specific growth targets, see Appendix V.
5. Region 5
a/ Orientations:
To concentrate on the development of industries of petroleum exploitation and processing, electricity, processing of farm, forest and aquatic products, especially mechanical engineering, electronic, computer software, chemical and pharmaco-chemical industries. To develop industries of high-quality textile-garment and leather-shoe for export. To develop industries on the basis of application of high technologies and develop products of high intellectual contents. To gradually reduce the ratio of labor-intensive industries.
b/ Objectives:
By 2010, the industrial ratio to the region's GDP shall reach 51-52%; the basic industries shall account for41.6-42.6% of the region's total industrial production value.
For specific growth targets, see Appendix VI. 6. Region 6
a/ Orientations:
To concentrate on the development of export-led farm, forest and aquatic product processing industries; to develop gas-fueled industries and mechanical engineering in service of agriculture, especially the industries of post-harvest processing and preservation of farm, forest and aquatic products and shipbuilding engineering.
b/ Objectives:
By 2010, the industrial ratio to the region's total GDP shall reach 26-27%; to develop farm, forest and aquatic product-processing industries into major industries of the region (accounting for 56.6-57.6% of the region's total industrial production value).
For specific growth targets, see Appendix VII.
III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL ZONES AND PARKS
To intensify the attraction of investors to fill up the existing industrial parks. To carefully consider the construction of new industrial parks along routes with favorable traffic conditions.
The construction of industrial parks shall be followed by the construction of urban centers to provide dwelling houses and socio-cultural services to laborers.
The construction of industrial zones and parks must be associated with the construction of waste treatment systems to protect the environment.
To develop industrial zones and spots to promote the development of cottage and handicraft industries and rural industries.
IV. TOTAL DEMAND FOR INVESTMENT CAPITAL FOR INDUSTRIAL DEVELOPMENT TILL 2010 SHALL BE VND 640-670 THOUSAND BILLION (SEE APPENDIX VIM FOR DETAILS).
V. IMPLEMENTATION SOLUTIONS AND POLICIES
1. Basic solutions
a/ Renewal of state management of industry
- The state management of the industrial sector should vigorously shift to the function of promoting and serving the industrial development, restricting to the utmost the application of administrative measures to enterprises' production and business activities, and gradually reducing the sector-managing units.
- To further study and renew the way of thinking and methodology in the formulation and management of the industrial planning suitable to the mechanism of socialist-oriented market economy in order to raise the planning quality and make the planning one of the industrial management tools.
- To further study and formulate such schemes on development of industries as improvement of competitiveness, promotion of export of industrial products, development of processing industry, development of support industries, etc. To effectively implement schemes on development of industries in service of agricultural and rural industrialization and modernization; to intensify industrial extension activities, etc.
- To enhance the administrative reform and swiftly settle proposals of enterprises.
b/ Solutions related to the production and business mechanism
- To create a transparent and consistent production and business environment as well as an equal footing for all economic sectors.
- To formulate a mechanism of distributing incomes according to work results and efficiency in order to create a driving force for development of production and business of industrial enterprises.
c/ Renewal of state enterprises
- To further reorganize, renew, develop and raise operation efficiency of state enterprises in the spirit of the Resolutions of the 3rd and 9th plenums of the IXth Party Central Committee, the Political Bureau's Directive No. 45-CT/TW of October 22,2004, and the Prime Minister's Directive No. 11/2004/CT-TTg of March 30,2004.
* To develop a number of important corporations which the State needs to hold controlling stakes into economic conglomerates strong enough for competition in international economic integration.
d/ Raising of competitiveness of industrial products
- To devise solutions to reduction of production costs, especially intermediary costs.
- To raise the capacity of production technologies, turning out quality products which are fully competitive in the domestic, regional and world markets.
- To build and perfect the legal system which shall facilitate the fast development of e-eommerce.
2. Major policies
a/ Policy on mobilization of investment capital:
- Investment capital shall be mobilized from various sources, especially the population's idle capital, foreign investment capital and enterprises' self-acquired capital.
- To diversify forms of capital mobilization, with importance being attached to the form of international capital mobilization.
b/ Policy on human resource training
- To adopt the policy on fostering of talents through training, preferential treatment and salary regimes as well as management and employment of cadres in order to step by step form a contingent of leading scientific researchers for industrial development.
- To diversify training forms and link training with production activities.
- To allow enterprises to account training expenses into their production costs in order to encourage human resource training.
c/ Policy on sciences, technologies and environment
- To prioritize the allocation of state budget funds for scientific and technological research in the industrial sector. To encourage enterprises, especially those in non-state sectors, to invest in sciences and technologies.
- To enhance the protection of intellectual property, particularly inventions, in order to promote the investment in scientific research.
- To set up centers for supply of information, consultancy and transfer of advanced and modern technologies to enterprises.
- To build and develop the scientific and technological market.
- To adopt the regime of special preferences to attract intellectuals, prominent experts and skilled workers to work in regions meeting with socioeconomic difficulties. To encourage overseas Vietnamese to transfer and develop technologies.
- To promulgate specific regulations on management of environmental pollution in industrial production.
d/ Financial and tax policies
- Financial policy:
+ To create all conditions for investors to mobilize capital from all sources.
+ To expand and develop financial institutions in service of industrial development.
- Tax policy: To supplement a number of tax policies in order to promote the development of key industries suitable with the process of international economic integration.
Article 2.- Organization of implementation 1. For ministries and branches
- The Industry Ministry shall have to publicize and direct the implementation of this planning and concurrently oversee and adjust it to cope with changes which affect the economy.
It shall coordinate with concerned ministries, branches and localities in further studying and improving the state management of the industrial sector and policies on development of specialized industries.
- The Finance Ministry shall study and propose amendments and supplements to policies on tax preferences in order to encourage the development of key industries suitable with the process of international economic integration.
- The Planning and Investment Ministry shall formulate investment policies and balance investment capital for the industrial development in annual and five-year plans.
- The Science and Technology Ministry shall coordinate with the Industry Ministry in formulating scientific and technological policies for industrial development.
- The Planning and Investment Ministry, the Agriculture and Rural Development Ministry, the Construction Ministry, the Trade Ministry, the Science and Technology Ministry, the Natural Resources and
Environment Ministry, the Transport Ministry, the Finance Ministry, and the State Bank of Vietnam shall, within their assigned functions, coordinate with one another in handling relevant matters at the request of the agency assuming the prime responsibility therefor.
2. For localities:
Provincial/municipal People's Committees shall:
- Concretize, adjust and supplement the industrial development planning in their respective provinces or cities in line with this planning's orientations.
- Incorporate contents for implementation of this planning in their annual and five-year plans for summing up and balancing by the State.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
APPENDIX I
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL PRODUCTS OF THE WHOLE COUNTRY
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of the country's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) 2006-2010 | Ratio (%) | |
2005 | 2010 | |||
I | The entire industrial sector Exploitation industry | 15-16 5.5-6.5 | 100.00 10.52 | 100.00 6-7 |
II | Basic industries | 18.5-19.5 | 29.16 | 38-39 |
1 | Mechanical engineering | 19.2-20.2 | 13.91 | 16-17 |
2 | Metallurgy | 18.0-19.0 | 3.41 | 4-5 |
3 | Electronics and information technology | 22.0 - 23.0 | 3.07 | 6.5-7.5 |
4 | Chemical industry | 16.5-17.5 | 9.08 | 11 -12 |
III | Farm, forest and aquatic product-processing industry | 12.5-13.5 | 30.02 | 25.5-26.5 |
IV | Textile-garment, leather-footwear | 14.5-15.5 | 12.74 | 13-14 |
V | Building material production | 13.5-14.5 | 9.80 | 8-9 |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 14.0-15.0 | 6.24 | 5.5-6 |
VII | Other industries | 12.0-13.0 | 1.41 | 1-1.5 |
Development targets of major industrial products of the whole country till 2010
Ordinal number | Industrial products | Units | The whole country |
| |||
2005 | 2010 |
| |||||
1 | Crude oil | 1,000 tons | 18,498 | 21,600 |
| ||
2 | Gas | million m3 | 6,342 | 13,200 |
| ||
3 | Clean coal | 1,000 tons | 32,626 | 42,000 |
| ||
4 | Production electricity | million kWh | 53,320 | 96,100 |
| ||
5 | Electric motors | 1,000 units | 104 | 250 |
| ||
6 | Diesel motors | 1,000 units | 66 | 200 |
| ||
7 | Motorcycles | 1,000 units | 1,795 | 3,000 |
| ||
8 | Automobiles | 1,000 units | 64 | 239 |
| ||
9 | Machine tools | units | 2,678 | 2,500 |
| ||
10 | Steel | 1,000 tons | 3,655 | 6,500 |
| ||
11 | Assembled television sets | 1,000 units | 2,352 | 2,600 |
| ||
12 | Assembled computers | 1,000 units | 300 | 450 |
| ||
13 | Phosphorous fertilizer | 1,000 tons | 1,500 | 1,700 |
| ||
14 | Urea fertilizer | 1,000 tons | 900 | 2,200 |
| ||
15 | NPK fertilizer | 1,000 tons | 1,800 | 3,000 |
| ||
16 | DAP fertilizer | 1,000 tons | 0 | 330 |
| ||
17 | Tires of automobiles and tractors | 1,000 sets | 1,500 | 4,000 |
| ||
18 | LPG | 1,000 tons | 338 | 700 |
| ||
19 | Processed aquatic products | 1,000 tons | 594 | 720 | |||
20 | Fabrics and silk | million meters | 498 | 1,100 | |||
21 | Ready-made clothes | million products | 1,026 | 1,500 | |||
22 | Assorted footwear | million pairs | 410 | 640 | |||
23 | Knitwear | million products | 128 | 500 | |||
24 | Cement | 1,000 tons | 27,868 | 50,000 | |||
APPENDIX II
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL PRODUCTS OF REGION 1
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of Region 1's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) | Ratio (%) | |
2006-2010 | 2005 | 2010 | ||
| The entire industrial sector | 14.5-15.5 | 100.00 | 100.00 |
I | Exploitation industry | 7.3-8.3 | 4.5 | 3.2-4.2 |
II | Basic industries | 16.3-16.8 | 34.92 | 37-38 |
1 | Mechanical engineering | 18.0-19 | 6.32 | 7-8 |
2 | Metallurgy | 14-15 | 15.5 | 14.5-15.5 |
3 | Electronics and information technology | 11.5-12.5 | - | - |
4 | Chemical industry | 17.8-18.8 | 13.1 | 14.6-15.6 |
III | Farm, forest and aquatic product-processing |
|
|
|
| industry | 12.6-13.6 | 28.4 | 25-26 |
IV | Textile-garment, leather-footwear | 11-12 | 7.3 | 5.6-6.6 |
V | Building material production | 18-19 | 15.1 | 17-18 |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 13.5-14.5 | 9.5 | 8.5-9.5 |
VII | Other industries | 12.5-13.5 | 0.3 | 0.2-0.5 |
Development targets of major industrial products of Region 1
Ordinal number | Industrial products | Units | Output of region 1 | Compared to the national output (%) | ||
2005 | 2010 | 2005 | 2010 | |||
1 | Clean coal | 1,000 tons | 600 | 3,000 | 1.85 | 7.14 |
2 | Production electricity | million kWh | 9,520 | 11,811 | 17.82 | 12.25 |
3 | Diesel motors | 1,000 units | 15 | 20 | 13.64 | 10 |
4 | Motorized rice threshers | 1,000 units | 2 | 2.8 | 13.33 | 15.56 |
5 | Tractors and transport vehicles | 1,000 units | 2 | 3 | 40 | 46.15 |
6 | Steel | 1,000 tons | 450 | 1,150 | 13.64 | 17.69 |
7 | Phosphorous fertilizer | 1,000 tons | 830 | 950 | 55.33 | 55.88 |
8 | Urea fertilizer | 1,000 tons | 150 | 150 | 16.67 | 6.82 |
9 | NPK fertilizer | 1,000 tons | 245 | 300 | 13.61 | 10 |
10 | Accumulators | 1,000 kWh | 50 | 100 | 1.47 | 2.5 |
11 | Batteries of all kinds | million units | 40 | 40 | 10 | 8.89 |
12 | Paper of all kinds | 1,000 tons | 255 | 350 | 31.09 | 29.16 |
13 | Beverage | million liters | 41.1 | 98.4 | 4.58 | 8.79 |
14 | Cement | 1,000 tons | 3,400 | 7,000 | 12.14 | 14 |
15 | Wall and floor tiles | 1,000 m2 | 5,000 | 5,000 | 5.09 | 4.74 |
16 | Ceramic sanitary ware | 1,000 units | 300 | 300 | 10.53 | 8.11 |
APPENDIX III
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL PRODUCTS OF REGION 2
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of Region 2's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) 2006-2010 | Ratio (%) | ||
2005 | 2010 | ||||
| The entire industrial sector | 14.5-15.5 | 100.00 | 100.00 | |
I | Exploitation industry | 4.75 - 5.75 | 3.5 | 2.2-2.6 | |
II | Basic industries | 17.5-18.5 | 40.5 | 45.8-46.8 | |
1 | Mechanical engineering | 18.1-19.1 | 23.9 | 27.5-28.5 | |
2 | Metallurgy | 16.8-17.8 | 4.3 | 4.4 - 5.4 | |
3 | Electronics and information technology | 18.8-19.8 | 6.1 | 6.8-7.8 | |
4 | Chemical industry | 14-15 | 6.2 | 5.6-6.6 | |
III | Farm, forest and aquatic product-processing |
|
|
| |
| industry | 13-14 | 19.1 | 17.3-18.3 | |
IV | Textile-garment, leather-footwear | 13-14 | 12.5 | 11-12 | |
V | Building material production | 12.7-13.7 | 16.5 | 14.5-15.5 | |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 12-13 | 6.9 | 5.8-6.8 | |
VII | Other industries | 10.6-11.6 | 1.0 | 0.5-1 | |
Development targets of major industrial products of Region 2
Ordinal number | Industrial products | Units | Output of region 2 | Compared to the national output (%) | |||
|
|
| 2005 | 2010 | 2005 | 2010 | |
1 | Clean coal | 1,000 tons | 30,500 | 38,000 | 98.15 | 90.48 | |
2 | Production electricity | million kWh | 7,717 | 23,640 | 14.45 | 24.52 | |
3 | Electric motors | 1,000 units | 75 | 200 | 66.37 | 80 | |
4 | Diesel motors | 1,000 units | 45 | 70 | 40.91 | 35 | |
5 | Transformers | 1,000 units | 10 | 15 | 28.57 | 30 | |
6 | Motorcycles | 1,000 units | 1,400 | 1,400 | 73.68 | 70 | |
7 | Automobiles | 1,000 tons | 47 | 150 | 70.15 | 65.37 | |
8 | Machine tools | Units | 600 | 1,250 | 40 | 50 | |
9 | Tractors and transport vehicles | 1,000 units | 2 | 2.5 | 40 | 38.46 | |
10 | Ships | % to the whole country | 40 | 40 | 40 | 40 | |
11 | Steel | 1,000 tons | 850 | 1,500 | 25.76 | 23.08 | |
12 | Assembled computers | 1,000 units | 150 | 230 | 50 | 51.11 | |
13 | DAP fertilizer | 1,000 tons |
| 330 | - | 100 | |
14 | Tires of automobiles and tractors | 1,000 sets | 300 | 1,000 | 20 | 25 | |
15 | Paper of all kinds | 1,000 tons | 200 | 300 | 24.39 | 25 | |
16 | Fabrics and silk | million m2 | 190 | 330 | 31.67 | 30.00 | |
17 | Ready-made clothes | million products | 250 | 420 | 30.86 | 28 | |
18 | Assorted footwear | million pairs | 114.9 | 190.79 | 28.03 | 29.81 | |
19 | Cement | 1,000 tons | 14,000 | 21,300 | 50 | 42.6 | |
20 | Building glass | 1,000 m2 | 32,800 | 32,800 | 62.12 | 45.05 | |
APPENDIX IV
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL PRODUCTS OF REGION 3
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTgofApril4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of Region 3's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) 2006-2010 | Ratio (%) | |
2005 | 2010 | |||
| The entire industrial sector | 15.5-16.5 | 100.00 | 100.00 |
I | Exploitation industry | 4.5 - 5.5 | 1.7 | 0.7-1.2 |
II | Basic industries | 34.5 - 35.5 | 1.2 | 24.3 - 25.3 |
1 | Mechanical engineering | 12.2-13.4 | 1 3.9 | 3-4 |
2 | Metallurgy | 19.2-20.2 | 0.6 | 0.5-1 |
3 | Electronics and information technology | 32.5 - 33.5 | 0.2 | 0.5-1 |
4 | Chemical industry | 43-44 | 6.5 | 19.3-20.3 |
III | Farm, forest and aquatic product-processing industry | 10.6-11.6 | 48.6 | 39.2 - 40.2 |
IV | Textile-garment, leather-footwear | 12.3-14.3 | 12.5 | 10.5-11.5 |
V | Building material production | 14-15 | 18.3 | 16.5-17.5 |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 11.5-12.5 | 7.1 | 5.5 - 6.5 |
VII | Other industries | 14.5-15.5 | 0.6 | 0.50 -1 |
Development targets of major industrial products of Region 3
Ordinal number | Industrial products | Units | Output of Region 3 | Compared to the national output (%) | ||
2005 | 2010 | 2005 | 2010 | |||
1 | Motorcycles | 1,000 units | 100 | 150 | 5.26 | 7.5 |
2 | Automobiles | 1,000 units | 10 | 26 | 14.93 | 11.5 |
3 | Motorized rice threshers | 1,000 units | 2.5 | 2.7 | 16.67 | 15 |
4 | Ships | % to the whole country | 30 | 30 | 30 | 30 |
5 | Steel | 1,000 tons | 300 | 1,550 | 9.09 | 23.85 |
6 | LAB products | 1,000 tons |
| 60 |
| 100 |
7 | Polypropylene | 1,000 tons |
| 150 |
| 100 |
8 | Petrol and oil of all kinds | 1,000 tons |
| 4,550 |
| 100 |
9 | LPG | 1,000 tons |
| 250 |
| 35.7 |
10 | Tires of automobiles and tractors | 1,000 sets | 400 | 500 | 26.67 | 12.5 |
11 | Processed aquatic products | 1,000 tons | 45 | 90 | 12.86 | 17.31 |
12 | Fabrics and silk | million meters | 140 | 300 | 23.33 | 27.27 |
13 | Ready-made clothes | million products | 150 | 350 | 18.52 | 23.33 |
14 | Knitwear | million products | 25 | 140 | 20.83 | 28 |
15 | Cement | 1,000 tons | 4,000 | 11,000 | 14.29 | 22 |
16 | Production electricity | million kWh | 667 | 5,250 | 1.24 | 5.44 |
APPENDIX V
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL PRODUCTS OF REGION 4
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of Region 4's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) 2006-2010 | Ratio (%) | |
2005 | 2010 | |||
| The entire industrial sector | 17.8-18.7 | 100.00 | 100.00 |
I | Exploitation industry | 35.7-36.7 | 2.5 | 4-5 |
II | Basic industries | 35.2 - 36.2 | 14.3 | 27.6 - 28.5 |
1 | Mechanical engineering | 18.8-19.8 | 12.3 | 12.3-13.3 |
2 | Metallurgy | - | - | 13.5-14.5 |
3 | Electronics and information technology | - | - | - |
4 | Chemical industry | 9.5-10.5 | 2.0 | 1 -1.5 |
III | Farm, forest and aquatic product-processing industry | 11.5 -12.5 | 50.4 | 38-39 |
IV | Textile-garment, leather-footwear | 15.5-16.5 | 4.5 | 3.8-4.8 |
V | Building material production | 18-19 | 14.4 | 14.1 -15.1 |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 10-11 | 13.4 | 9-10 |
VII | Other industries | 14.8-15.8 | 0.5 | 0.4 - 0.8 |
Development targets of major industrial products of Region 4
Ordinal number | Industrial products | Units | Output of region 4 | Compared to the national output (%) | ||
2005 | 2010 | 2005 | 2010 | |||
1 | Phosphorous fertilizer | 1,000 tons | 50 | 50 | 3.33 | 2.94 |
2 | NPK fertilizer | 1,000 tons | 110 | 140 | 6.11 | 4.67 |
3 | Paper of all kinds | 1,000 tons | 20 | 80 | 2.44 | 6.67 |
4 | Processed timber converted into logs | 1,000 m3 | 70 | 100 |
|
|
5 | Wood particle boards and pressed boards | 1,000 m3 | 20 | 30 |
|
|
6 | Fabrics and silk | million meters | 5 | 10 | 0.83 | 0.91 |
7 | Ready-made clothes | million products | 30 | 60 | 3.7 | 4 |
8 | Knitwear | million products | 2 | 5 | 1.67 | 1 |
9 | Cement | 1,000 tons | 100 | 700 | 0.36 | 1.4 |
10 | Production electricity | million kWh | 3,736 | 9,625 | 7 | 9.98 |
11 | Aluminum | million tons | - | 1.0 | - | 75 |
APPENDIX VI
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL RODUCTS OF REGION 5
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of Region 5's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) 2006-2010 | Ratio (%) | |
2005 | 2010 | |||
| The entire industrial sector | 13.2-14.2 | 100.00 | 100.00 |
I | Exploitation industry | 4.5-5.5 | 16.3 | 10.5-11.5 |
II | Basic industries | 18.5-19.5 | 33.7 | 41.6-42.6 |
1 | Mechanical engineering | 21 -22 | 11.3 | 15-16 |
2 | Metallurgy | 18.7-19.7 | 3.1 | 3.5-4 |
3 | Electronics and information technology | 23-24 | 6.3 | 9.3-10.3 |
4 | Chemical industry | 13.2-14.2 | 13.0 | 12.5 -13.5 |
III | Farm, forest and aquatic product-processing industry | 10-11 | 24.4 | 20.5-21.5 |
IV | Textile-garment, leather-footwear | 13.7-14.7 | 16.2 | 16-17 |
V | Building material production | 11.9-12.9 | 3.3 | 2.8 - 3.6 |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 14.2-15.2 | 4.5 | 4.2 - 5.2 |
VII | Other industries | 11.7-12.7 | 1.6 | 1.3-1.8 |
Development targets of major industrial products of Region 5
Ordinal number | Industrial products | Units | Output of region 5 | Compared to the national output (%) |
| ||||||
2005 2010 | 2005 2010 |
| |||||||||
1 | Crude oil | 1,000 tons | 18,498 20,000 | 100 92.59 |
| ||||||
2 | Gas | million m3 | 6,342 8,800 | 100 66.67 |
| ||||||
3 | Production electricity | million kWh | 30,364 37,521 | 56.86 38.91 |
| ||||||
4 | Electric motors | 1,000 units | 38 50 | 33.62 20 |
| ||||||
5 | Diesel motors | 1,000 units | 50 110 | 45.45 55 |
| ||||||
6 | Motorcycles | 1,000 units | 300 350 | 15.79 17.5 |
| ||||||
7 | Automobiles | 1,000 units | 10 50 | 14.93 22.12 |
| ||||||
8 | Machine tools | Units | 900 | 1,250 | 60 | 50 | |||||
9 | Steel | 1,000 tons | 1,600 | 2,100 | 48.48 | 32.31 | |||||
10 | Assembled television sets | 1,000 units | 1,500 | 2,500 | 68.18 | 96.15 | |||||
11 | Assembled computers | 1,000 units | 150 | 220 | 50 | 48.89 | |||||
12 | Urea fertilizer | 1,000 tons | 700 | 800 | 83.33 | 36.36 | |||||
13 | NPK fertilizer | 1,000 tons | 1,080 | 1,800 | 60 | 60 | |||||
14 | Tires of automobiles and |
|
|
|
|
| |||||
| tractors | 1,000 sets | 800 | 2,500 | 53.33 | 62.5 | |||||
15 | LPG | 1,000 tons | 338 | 150 | 100 | 37.5 | |||||
16 | Paper of all kinds | 1,000 tons | 300 | 400 | 36.59 | 33.33 | |||||
17 | Processed aquatic products | 1,000 tons | 90 | 110 | 25.71 | 21.15 | |||||
18 | Fabrics and silk | million meters | 260 | 450 | 43.33 | 40.91 | |||||
19 | Ready-made clothes | million products | 230 | 330 | 28.39 | 22 | |||||
20 | Assorted footwear | million pairs | 266.4 | 405.5 | 64.98 | 63.37 | |||||
APPENDIX VII
GROWTH TARGETS OF MAJOR INDUSTRIES AND INDUSTRIAL RODUCTS OF REGION 6
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Growth targets of industries and internal structure of Region 6's industrial sector
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) | Ratio (%) |
| |
2006-2010 | 2005 | 2010 |
| ||
| The entire industrial sector | 14.4-15.4 | 100.00 | 100.00 |
|
I | Exploitation industry | 56.2 - 57.2 | 0.5 | 2.8-3.3 |
|
II | Basic industries | 18.3-19.3 | 14.7 | 16-17 |
|
1 | Mechanical engineering | 15.8-16.8 | 5.8 | 5.5-6 |
|
2 | Metallurgy | 18.5-19.5 | 2.0 | 1.8-2.3 |
|
3 | Electronics and information technology | 14.9-15.9 | 0.6 | 0.5-1 |
|
4 | Chemical industry | 21-22 | 6.3 | 7.6 - 8.6 |
|
III | Farm, forest and aquatic product-processing industry | 13.5-14.5 | 61.7 | 56.6 - 57.6 |
|
IV | Textile-garment, leather-footwear | 14.4-15.4 | 5.8 | 5-6 | |
V | Building material production | 13.6-14.6 | 9.5 | 8.2 - 9.2 | |
VI | Gas-fueled power and hydropower | 18.4-19.4 | 7.2 | 7.8-8.8 | |
VII | Other industries | 13.9-14.9 | 0.6 | 0.4-0.6 |
Development targets of major industrial products of Region 6
Ordinal number | Industrial products | Units | Output of Region 6 | Compared to the national output (%) | |
2005 | 2010 | 2005 2010 | |||
1 | Crude oil | 1,000 tons |
| 1,600 | 7.41 |
2 | Gas | million m3 |
| 4,400 | 33.33 |
3 | Production electricity | million kWh | 657 | 8,589 | 1.23 8.91 |
4 | Grinder | 1,000 units | 10 | 14 | 33.33 35 |
5 | Motorized rice-thresher | 1,000 units | 3.5 | 3.5 | 23.33 19.44 |
6 | Steel | 1,000 tons | 100 | 200 | 3.03 3.08 |
7 | Urea fertilizer | 1,000 tons |
| 800 | - 36.36 |
8 | NPK fertilizer | 1,000 tons | 120 | 260 | 6.67 8.67 |
9 | Processed aquatic products | 1,000 tons | 180 | 260 | 51.43 50 |
10 | Ready-made clothes | million products | 120 | 280 | 14.82 18.67 |
11 | Knitwear | million products | 13 | 50 | 10.83 10 |
12 | Cement | 1,000 tons | 4,000 | 5,500 | 14.29 11 |
APPENDIX VIII
DEMANDS FOR INVESTMENT CAPITAL FOR INDUSTRY DEVELOPMENT
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Total investment capital demand for the entire industrial sector (at prices in the year 2000, VND billion) | 2006-2010 | ||
640,000 - 670,000 | |||
Region 1 (%) Region 2 (%) | 3.5-4 23-24 | ||
Region 3 (%) | 6-7 |
| |
Region 4 (%) | 1-1.5 |
| |
Region 5 (%) | 54-55 |
| |
Region 6 (%) | 10-11 |
| |
Investment capital to be mobilized under orientations from the entire society for the industrial sector in the 2006-2010 period shall be structured as follows:
Capital sources | Ratio, % in the 2006-2010 period |
Total | 100.0 |
ODA capital | 5-6 |
Foreign direct investment capital | 26-27 |
State capital | 21-22 |
In which: State credits | 13-14 |
Other capital sources | 46-47 |
APPENDIX IX
SIX TERRITORIAL REGIONS THROUGHOUT THE COUNTRY
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 73/2006/QD-TTg of April 4, 2006)
Region 1: Fourteen northern midland and mountainous provinces (Bac Kan, Bac Giang, Cao Bang, Dien Bien, Hoa Binh, Ha Giang, Lai Chau, Lang Son, Lao Cai, Phu Tho, Son La, Thai Nguyen, Tuyen Quang, Yen Bai).
Region 2: Fifteen provinces in the Red River delta and northern Central Vietnam (Bac Ninh, Hanoi, Ha Tay, Ha Tinh, Hai Duong, Hai Phong, Ha Nam, Hung Yen, Nam Dinh, Ninh Binh, Nghe An, Quang Ninh, Thai Binh, Thanh Hoa, Vinh Phuc).
Region 3: Ten coastal provinces in Central Vietnam (Binh Dinh, Da Nang, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Phu Yen, Quang Binh, Quang Nam, Quang Ngai, Quang Tri, Thua Thien Hue).
Region 4: Four provinces of the Central Highlands (Dak Lak, Dak Nong, Gia Lai, Kon Turn).
Region 5: Eight provinces in the Eastern South Vietnam (Ba Ria - Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Binh Thuan, Dong Nai, Lam Dong, Ho Chi Minh city, Tay Ninh).
Region 6: Thirteen provinces in the Mekong River delta (An Giang, Bac Lieu, Ben Tre, Can Tho, Dong Thap, Hau Giang, Kien Giang, Long An, Ca Mau, Soc Trang, Tien Giang, Tra Vinh, Vinh Long).-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây