Quyết định 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 567/QĐ-TTg

Quyết định 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:567/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:28/04/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khuyến khích kinh doanh vật liệu xây không nung - Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công. Theo Quyết định này, từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây dựng; khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung. Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm. Để thực hiện Chương trình này, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, lập danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không nung được miễn thuế nhập khẩu; Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp làm gạch đất sét nung. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định567/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  
-----------

Số: 567/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM 2020

------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường;
b) Tận dụng tối đa các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác;
c) Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến; từng bước nội địa hóa việc chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng không nung; đa dạng hóa về kích thước sản phẩm cho phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng với đáp ứng yêu cầu về chất lượng;
d) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020;
- Hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao …) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải;
- Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
3. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2020
a) Về chủng loại sản phẩm
- Gạch xi măng – cốt liệu: tỷ lệ gạch xi măng – cốt liệu trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 74% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020;
- Gạch nhẹ: tỷ lệ gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020. Gạch nhẹ có 2 loại sản phẩm chính sau:
+ Gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC): tỷ lệ gạch AAC trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 16% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020;
+ Gạch từ bê tông bọt: tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 5% từ năm 2015;
- Gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát ….) đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015 trên tổng số vật liệu xây không nung.
b) Về công nghệ và quy mô công suất
Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung bằng công nghệ tiên tiến với quy mô công suất phù hợp với từng vùng, khu vực.
c) Sử dụng vật liệu xây không nung:
- Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây;
- Khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.
4. Các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình bao gồm:
a) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Các chính sách ưu đãi về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung:
+ Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế: nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng – cốt liệu công xuất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm;
+ Về chi phí chuyển giao công nghệ ở các dự án có chi phí chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ.
b) Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật.
c) Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Công bố, phổ biến, chỉ đạo và kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung trong cả nước. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung cụ thể của Chương trình;
- Thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung;
- Lập danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không nung được miễn thuế nhập khẩu;
- Xây dựng lộ trình và đôn đốc thực hiện việc xóa bỏ lò gạch thủ công theo các vùng, miền;
- Tổ chức việc thông tin, tuyên truyền về sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp làm gạch đất sét nung.
3. Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế liên quan.
4. Bộ Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nâng cao năng lực cơ khí trong nước về chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc sử dụng Quỹ chuyển giao công nghệ theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Lập quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất gạch đất sét nung phù hợp với các quy hoạch liên quan, cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch đất sét nung;
- Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện nội dung Chương trình phù hợp với từng địa phương;
- Tổ chức thực hiện xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn;
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Giao Bộ Xây dựng theo dõi, chỉ đạo thực hiện Chương trình. Hàng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện Chương trình, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90, 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

PHỤ LỤC I

NHU CẦU CÔNG SUẤT VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010

của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: tỷ viên

Vùng kinh tế

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc

0,30 - 0,34

0,76 – 0,88

1,50 – 2,00

- Vùng đồng bằng sông Hồng

0,81 – 0,90

2,13 – 2,63

4,00 – 5,30

- Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung

0,65 – 0,80

1,40 -1,86

3,00 – 4,10

- Vùng Tây Nguyên

0,09 – 0,11

0,26 – 0,33

0,60 – 0,90

- Vùng Đông Nam Bộ

0,40 – 0,45

1,25 – 1,50

2,50 – 3,10

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long

0,25 – 0,30

1,30 – 1,60

2,30 – 3,20

Tổng cộng cả nước

2,50 – 2,90

7,10 – 8,80

13,90 – 18,60

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN SỐ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CẦN PHÁT TRIỂN THÊM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010

 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: dây chuyền

STT

Loại dây chuyền

Giai đoạn

2010

2011 – 2015

2016 - 2020

1

Gạch xi măng – cốt liệu công suất vừa và lớn

25 – 30

140 – 170

300 – 330

2

Gạch xi măng – cốt liệu công suất nhỏ

110 – 140

620 – 660

750 – 800

3

Gạch bê tông bọt

5 – 8

10 – 13

15 – 20

4

Gạch bê tông khí chưng áp

3 – 4

5 – 8

10 - 15

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

----------

No. 567/QD-TTg

Hanoi, April 28, 2010

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM ON DEVELOPMENT OF NON-BAKED BUILDING MATERIALS THROUGH 2020

 

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 200J Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister of Construction,

 

DECIDES:

Article 1. To approve the Program on development of non-baked building materials through 2020 with the following principal contents:

1. Development viewpoints

a/ To conform to the master plan on development of building materials in Vietnam through 2020, which was approved by the Prime Minister; to satisfy the use demands of society; to efficiently use agricultural land, save energy, minimize pollution and protect the environment;

b/ To make the fullest use of discarded materials of other industries;

c/To develop production establishments with rational capacity and advanced technologies; to step by step localize the manufacture of equipment for non-baked building material production chains; to diversify product sizes to suit the practical construction of works, meeting quality requirements;

d/ To encourage all economic sectors to invest in non-baked building material production and trading.

2. Development objectives

a/ General objectives

To develop the production and use of non-baked building materials in replacement of baked clay bricks, to save agricultural land, contribute to the assurance of national food security, minimize gas emissions which cause greenhouse effects and environmental pollution, to reduce costs of treatment of discarded materials for industries, to save coal fuel and bring about overall economic efficiency for the entire society.

b/ Specific objectives

- To develop the production and the use of non-baked building materials in replacement of baked clay bricks at the rate of 20-25% by 2015 and 30-40% by 2020;

- To annually use around 15-20 million tons of industrial discarded materials (thermo-power plants' ashes, blast furnace cinder...) for the production of non-baked building materials, saving around 1,000 ha of agricultural land and hundreds of hectares of land for storage of discarded materials;

- To proceed with completely abolishing baked clay brick production establishments with manual kilns.

3. Orientations for the development of non-baked building material production and use through 2020

a/ Types of products

- Reinforced-cement brick: The proportion of reinforced-cement bricks to the total quantity of non-baked building materials will reach about 74% by 2015 and 70% by 2020;

- Light bricks: The proportion of light bricks to the total quantity of non-baked building materials will reach around 21% by 2015 and 25% by 2020. Light bricks have the following two principal types:

+ Aerocrete (AAC) bricks: The proportion of AAC bricks to the total quantity of non-baked building materials will be around 16% by 2015 and 20% by 2020;

+ Foam concrete bricks: The proportion of foam-concrete bricks to the total quantity of non-baked building materials will be around 5% by 2015.

- Other bricks (cleaved rocks, laterite bricks, non-baked bricks from hilly land and construction or industrial discarded materials, calcium-silicate bricks...), which will represent about 5% of the total quantity of non-baked building materials by 2015.

b/ Technology and capacity

To develop non-baked building materials production establishments with advanced technologies and capacities suitable to each region or area.

c/ Use of non-baked building materials:

- From 2011, for high-rises (with 9 or more floors), the use of light non-baked building materials (of a volume not exceeding 1,000 kg/ m3) will at least represent 30% of the total quantity of building materials;

- The use of other non-baked building materials with a degree of porosity higher than 30% and light non-baked building materials for construction works is encouraged.

4. Groups of major solutions to realizing of the program include:

a/ Group of policy and mechanism solutions

Preferential policies on non-baked building materials production and consumption:

+ In addition to policies on import and enterprise income tax incentives as well as other preferences and supports under current regulations, projects to manufacture equipment for the production of light non-baked building materials and reinforced cement bricks with a capacity of 7 million or more standard bricks/year will enjoy incentives like projects under the key mechanical engineering program;

+ The costs of technology transfer in projects will comply with the provisions of Articles 9 and 39 of the Law on Technological Transfer.

b/ Group of scientific and technical solutions.

c/ Group of information and propagation solutions.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and localities in, performing the following tasks:

- To publicize, disseminate, direct and inspect the implementation of, the Program on development of non-baked building materials nationwide. To annually or extraordinarily report thereon to the Prime Minister;

- To promulgate documents guiding the realization of specific contents of the Program;

- To apply scientific and technological solutions for development of the production and use of non-baked building materials;

- To make lists of import tax-free equipment and supplies for the production of non-baked building materials.

- To work out a roadmap for, and urge, the elimination of manual brick kilns region by region;

- To conduct information work on the produc­tion and use of non-baked building materials.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall review and promulgate documents guiding the implementation, with a view to strictly managing the use of agricultural land for the production of baked clay bricks.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, guiding the implementation of relevant tax policies.

4. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, raising the domestic engineering capacity for manufacturing non-baked building materials production equipment.

5. The Ministry of Science and Technology shall guide the use of the Technological Transfer Fund according to regulations.

6. Provincial-level People's Committees:

- To plan raw-material zones for the production of baked clay bricks in conformity with relevant master plans; it is forbidden to use agricultural land for the production of baked clay bricks;

- To disseminate and organize the realization of contents of the Program suitable to each locality;

- To organize the elimination of baked clay brick production establishments with manual kilns in their localities;

- To annually or extraordinarily report on the production and use of non-baked building materials to the Ministry of Construction for sum-up report to the Prime Minister.

Article 3. To assign the Ministry of Construction to monitor and direct the implemen­tation of the Program; to annually evaluate the implementation of the Program and propose contents to be adjusted to the Prime Minister.

Article 4. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, the Boards of Directors of economic groups and state corporations and heads of concerned agencies shall implement this Decision.

FOR THE PRIME MINISTER

DEPUTY PRIME MINISTER

HOANG TRUNG HAI



 

Appendix I

Demands for non-baked building materials

(To the Prime Minister's Decision No. 567/QD-TTg of April 28, 2010)

 

Unit: Billion bricks

Economic region

2010

2015

2020

-Northern midland and mountainous region

0.30 - 0.34

0.76 - 0.88

1.50-2.00

- Red River delta

0.81-0.90

2.13-2.63

4.00 - 5.30

- Northern and coastal Central Vietnam

0.65 - 0.80

1.40- 1.86

3.00-4.10

- Central Highland region

0.09-0.11

0.26-0.33

0.60 - 0.90

- Eastern South Vietnam

0.40 - 0.45

1.25 - 1.50

2.50-3.10

- Mekong River delta

0.25-0.30

1.30-1.60

2.30 - 3.20

National total

2.50-2.90

7.10-8.80

13.90-18.60

 

 

Appendix II

Projected number of production chains to be additionally developed

(To the Prime Minister's Decision No. 567/QD-TTg of April 28, 2010)

Unit: Production chain

 

 

Ordinal number

Type of production chain

Period

2010

2011 -2015

2016 - 2020

1

Reinforced cement brick chains of medium and large capacity

25-30

140- 170

300 - 330

2

Reinforced cement brick chains of small capacity

110- 140

620 - 660

750 - 800

3

Foam-concrete brick chains

5-8

10-13

15-20

4

AAC brick chains

3-4

5-8

10- 15

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 567/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất