Quyết định 134/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 134/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 134/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/09/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 134/2001/QĐ-TTg
Quyết định
của thủ tướng chính phủ Số 134/2001/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 9 năm 2001 Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010
thủ tướng chính phủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (các công văn số 4694/CV-KHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2000, số 2196/CV-KHĐT ngày 01 tháng 6 năm 2001) và Báo cáo thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư (công văn số 7/TĐNN ngày 06 tháng 4 năm 2001),
Quyết định :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau :
1. Mục tiêu :
a) Mục tiêu phát triển ngành Thép đến năm 2010 :
Phát triển ngành thép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
b) Tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm (về công suất) :
- Sản xuất thép thô (phôi thép) : Tăng bình quân 15%/năm.
- Sản xuất thép cán : Tăng bình quân 10%/năm.
2. Định hướng phát triển :
a) Về cơ cấu đầu tư :
Phát triển cân đối giữa hạ nguồn (cán, kéo, gia công sau cán) và thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sản xuất phôi), từng bước tự đáp ứng về cơ bản phôi thép cho sản xuất cán, kéo. Kết hợp đa dạng hoá chủng loại, quy cách sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường với việc phát triển có chọn lọc, hợp lý một số sản phẩm thép chất lượng cao cho chế tạo cơ khí, đóng tầu, sản xuất ô tô và thép đặc biệt cho công nghiệp quốc phòng. Phát triển sản xuất thép và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là quặng sắt) phải bảo đảm hợp lý, có hiệu quả.
b) Về công nghệ :
Sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, điện năng, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường; để sản xuất được thép chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng suất lao động, đủ sức cạnh tranh với thép trong khu vực và quốc tế. Công nghệ lựa chọn đảm bảo bền lâu, linh hoạt (dễ nâng cấp, hiện đại hoá khi cần thiết); thay thế công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả và tác động xấu đến môi trường.
c) Huy động các nguồn vốn đầu tư :
Huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành, tranh thủ đầu tư nước ngoài một cách hợp lý (trước hết là công nghệ, thiết bị); đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất thép.
d) Về phát triển nguồn nguyên liệu :
Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 tập trung nghiên cứu để có kết luận chắc chắn và khoa học về trữ lượng thương mại, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn quặng sắt trong nước, trọng tâm là hai mỏ quặng sắt Quý Xa và Thạch Khê. Khai thác tối đa các mỏ quặng sắt nhỏ khác để sản xuất gang, tận thu nguồn thép phế liệu trong nước, đồng thời tìm nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi thép bằng lò điện đạt hiệu quả.
đ) Về thị trường :
Ngành thép làm chủ thị trường trong nước về chủng loại, chất lượng, quy cách các loại thép thông dụng, giá cả và tìm được thị trường xuất khẩu; từng bước đáp ứng dần nhu cầu về thép tấm, thép lá và thép đặc biệt phục vụ cơ khí chế tạo. Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất thép trong nước đáp ứng được 75% - 80% nhu cầu tiêu dùng thép trong nước, trong đó riêng Tổng công ty Thép Việt Nam (kể cả phần trong các liên doanh) chiếm tỷ trọng trên 50% về thép xây dựng và khoảng 70% về thép tấm, thép lá.
e) Về phát triển nguồn nhân lực :
Chú trọng công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ kỹ sư luyện kim, cán bộ quản lý ngành, công nhân kỹ thuật lành nghề; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thép.
g) Các dự án đầu tư giai đoạn 2001 - 2010 :
Các dự án đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 đưa vào kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 (Phụ lục I). Các dự án đầu tư sau năm 2005 là định hướng (Phụ lục II).
3. Các chỉ tiêu của quy hoạch :
a) Các chỉ tiêu về công suất thiết kế các nhà máy thép (sản xuất phôi thép, cán thép và gia công sau cán) :
|
Đến năm 2005 |
Đến năm 2010 |
- Sản xuất phôi thép |
1,5 triệu t/n |
1,8 - 2,0 triệu T/n |
- Cán thép |
4,2 triệu T/n |
6,5 triệu T/n |
- Gia công sau cán |
1,0 triệu T/n |
1,6 triệu T/n |
b) Các chỉ tiêu sản lượng :
|
Đến năm 2005 |
Đến năm 2010 |
- Phôi thép (thép thô) |
1,2 - 1,4 triệu t/n |
1,8 triệu T/n |
- Thép cán các loại |
2,5 - 3,0 triệu T/n |
4,5 - 5,0 triệu T/n |
- Sản phẩm gia công sau cán |
0,6 triệu T/n |
1,2 - 1,5 triệu T/n |
c) Nhu cầu vốn đầu tư :
Tổng vốn đầu tư phát triển ngành Thép trong 10 năm ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó :
+ Giai đoạn 2001 - 2005 khoảng : 16.000 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2006 - 2010 khoảng : 44.000 tỷ đồng.
Điều 2. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 :
1. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA để xây dựng Quy hoạch phát triển ngành; các dự án trọng điểm, phát triển vùng nguyên liệu quặng sắt, chất trợ dung; đầu tư các công trình hạ tầng đối với các khu khai thác nguyên liệu; các nhà máy luyện kim mới quy mô lớn; các dự án xử lý môi trường; đầu tư cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.
2. Cho phép các dự án phát triển thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sản xuất phôi thép) được :
a) Vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo mức lãi suất ưu đãi (3%/năm) như quy định tại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Thời gian vay vốn 12 năm, có 3 năm ân hạn.
b) Là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
3. Đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ sẽ xem xét bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
4. Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang sản xuất phôi thép được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001 - 2005), coi đây là khoản ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp để nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bổ sung vốn lưu động.
5. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép vào các thị trường có tiềm năng, đặc biệt là các nước láng giềng và khu vực. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong năm 2001, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm thép xây dựng.
Điều 3. Tổ chức thực hiện :
1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Thép Việt Nam :
- Xác định thứ tự ưu tiên, quy mô, địa điểm từng công trình đầu tư mới; đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có; đầu tư phát triển vùng nguyên liệu khoáng trong từng giai đoạn; hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Cập nhật kịp thời và thời sự hóa Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010, khi có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Tổ chức hệ thống thông tin để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
2. Các Bộ : Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ hỗ trợ phát triển căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước, kể cả vốn vay ưu đãi ODA và FDI, bố trí nguồn vốn và cho vay vốn theo kế hoạch hàng năm, đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành Thép.
3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách tài chính, chính sách huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành thép; quản lý thống nhất về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; chống gian lận thương mại.
Điều 4. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch phát triển ngành Thép với quy hoạch phát triển của các Bộ, ngành và các địa phương.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Phụ lục I
danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2001 - 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án và công trình |
Hình thức đầu tư |
Công suất thiết kế (1000t/n) |
Sản phẩm |
Tiến độ và địa điểm |
Ghi chú |
1 |
Các dự án đầu tư chiều sâu CT. Thép MN, CT.thép Đà Nẵng và cải tạo kỹ thuật Công ty GTTN |
Tự đầu tư |
phôi 500 cán 700 |
Sản phẩm dài |
2000-2002 tại các cơ sở hiện có của Tổng công ty Thép Việt Nam |
Chuyển tiếp và khởi công mới |
2 |
Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ |
Tự đầu tư |
205 |
Băng cuộn cán nguội |
2000 - 2004Bà Rịa - Vũng Tàu |
Đã hoàn thành báo cáoNCKT |
3 |
Nhà máy thép Phú Mỹ |
Tự đầu tư |
Phôi 500 cán 300 |
Phôi thép và sản phẩm dài |
2001 - 2005 Bà Rịa - Vũng Tàu |
Đã hoàn thành báo cáoNCTKT |
4 |
Nhà máy thép miền Bắc |
Tự đầu tư hoặc liên doanh |
Phôi 500 cán 300 |
Phôi thép và sản phẩm dài |
2002 - 2005 Quảng Ninh hoặc Hải Phòng |
Đang lập báo cáo NCTKT |
5 |
Nhà máy cán tấm nóng |
Tự đầu tư hoặc liên doanh |
1000 |
Tấm và băng cuộn cán nóng |
2003 - 2007 |
Gối đầu sang 5 năm sau |
6 |
GTTN giai đoạn 2 |
Tự đầu tư |
300 |
Sản phẩm dài |
Từ 2002 Thái Nguyên |
Làm cán trước, nghiên cứu kỹ khâu luyện |
7 |
Các mỏ nguyên liệu Quý Xa, Thạch khê và nhà máy thép liên hợp |
Làm công tác chuẩn bị đầu tư |
|
Quặng sắt cho phát triển thượng nguồn |
2002 - 2005 |
Nghiên cứu và lập báo cáo NCKT, có thể khai thác Quý Xa trước |
8 |
Các dự án cán thép ngoài quốc doanh. |
Tư nhân |
Khoảng 1000 |
Sản phẩm dài |
|
Đã có đề án hoặc đang xây dựng |
phụ lục II
định hướng các dự án đầu tư giai đoạn 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án |
Hình thức đầu tư |
Công suất TK (1.000T/n) |
Sản phẩm |
Tiến độ và địa điểm |
Ghi chú |
I |
Nhà máy thép liên hợp 4,5 tr.T/năm |
|
|
|
|
|
1.1 |
Bước 1 : cán nóng và cán nguội |
Tự ĐT hoặc LD |
Cán nóng 1.500Cán nguội 600 |
Tấm băng cán nóng và cán nguội |
2007 - 2010 miền Trung |
Đã lập báo cáo NCTKT |
1.2 |
Bước 2 : lò cao, lò thép, đúc liên tục đầu tiên |
Tự ĐT |
2.500 |
Phôi dẹt |
2008 - 2012 miền Trung |
Chuyển tiếp sau 2010 |
2 |
Mỏ Thạch Khê |
Tự ĐT hoặc LD |
10.000 |
Quặng sắt |
2007 - 2011 Hà Tĩnh |
Chuyển tiếp sau 2010 |
3 |
Nhà máy thép đặc biệt |
Tự ĐT |
100 |
Thép đặc biệt cho cơ khí |
2006 - 2008 phía Bắc |
Đã lập báocáo NCKT |
4 |
Nhà máy phôi thép VinaKyoei |
LD |
500 |
Phôi thép |
2006 - 2008 Bà Rịa - Vũng Tàu |
Đã lập báocáo NCKT |
5 |
Nhà máy sắt xốp dùng khí thiên nhiên |
LD hoặc tự ĐT |
1.400 |
Sắt xốp làm nguyên liệu cho luyện thép |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
Tiếp tục nghiên cứu khả năng đầu tư khi có điều kiện |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây