Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 899/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 899/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/06/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là một trong những mục tiêu chính của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013.
Theo đó, nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6 - 3%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,4 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, thu nhập hộ gia đình nông dân năm 2020 tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..., đề án hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực.
Cụ thể: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển quy mô lớn, tập trung với bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền, duy trì và sử dụng linh hoạt 3,6 triệu hécta trồng lúa, bảo đảm đạt sản lượng trên 45 triệu tấn vào năm 2020, ổn định diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hécta...; đồng thời, mở rộng diện tích sản xuất muối công nghiệp hiện đại, quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong chế biến, phấn đấu đến năm 2020, sản lượng muối cả nước đạt khoảng 1,35 triệu tấn, trong đó, muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%.
Đối với ngành chăn nuôi, tiến hành từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín; giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả... Đối với ngành thủy sản, sẽ tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển Trung Bộ...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định899/QĐ-TTg tại đây
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 899/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
---------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, số 26 NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2010/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 7 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM
1. Mục tiêu
a) Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020;
b) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu đài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020;
c) Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 và 45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.
2. Quan điểm tái cơ cấu
a) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững; phát triển bền vững vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành;
b) Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận; đồng thời, chú trọng đáp ứng các yêu cầu về xã hội;
c) Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cung cấp thông tin, dịch vụ;
d) Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu ngành; đẩy mạnh phát triển đối tác công tư (PPP) và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn;
đ) Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG
1. Định hướng chung
a) Về kinh tế
- Tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: Cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt tiêu, hạt điều, các loại hải sản khác, các loại rau, quả nhiệt đới, đồ gỗ.... Đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như các sản phẩm chăn nuôi, đường mía...
- Hoàn thiện thể chế cho phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh.
b) Về xã hội
- Tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo ở nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi về điều kiện đất đai, sinh thái, nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ tham gia vào quá trình tăng trưởng nông nghiệp thông qua hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ duy trì sản xuất và thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động phi nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế cho cư dân nông thôn, giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.
- Phát triển nông nghiệp hướng tới thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng.
c) Về môi trường
- Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do việc khai thác các nguồn lực cho sản xuất nông lâm thủy sản; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên (đất, nước, nguồn lợi biển, rừng); xem xét kỹ tác động qua lại và tranh chấp tiềm năng giữa các lựa chọn trong khai thác tài nguyên; tăng cường áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học.
- Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường kèm cơ chế giám sát chặt chẽ để thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp xanh.
2. Tái cơ cấu trong các lĩnh vực cụ thể
Mục tiêu phát triển bền vững cần phải được áp dụng xuyên suốt trong tái cơ cấu từng lĩnh vực trên cả ba khía cạnh “kinh tế”, “xã hội” và “môi trường”.
a) Trồng trọt
- Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sản lượng lúa đạt trên 45 triệu tấn vào năm 2020; tập trung cải tạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô để đạt sản lượng trên 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giảm nhập khẩu.
- Ổn định diện tích trồng cà phê khoảng 500 ngàn ha, tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc; xây dựng và triển khai chương trình trồng tái canh 150 ngàn ha cây cà phê già cỗi, năng suất và chất lượng thấp; phát triển diện tích trồng cao su lên 800 ngàn ha, tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; ổn định diện tích điều khoảng 400 ngàn ha ở các vùng chính là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; diện tích trồng tiêu ở mức 50 ngàn ha ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; phát triển diện tích chè lên khoảng 140 ngàn ha chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Lâm Đồng.
- Tập trung sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao, quy mô lớn ở những địa phương có lợi thế; đồng thời khuyến khích phát triển vườn nhà.
- Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân; mở rộng hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc chia sẻ bình đẳng lợi nhuận giữa nông dân, cơ sở chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ xuất khẩu.
- Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
b) Chăn nuôi
- Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.
- Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
- Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ thú y; quy định chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thuốc thú y; áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm; cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Áp dụng hệ thống quản lý kiểm soát nguy cơ ô nhiễm đất và nước từ chất thải chăn nuôi và phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm của ngành chăn nuôi; quản lý vùng nuôi an toàn về môi trường.
c) Thủy sản
- Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực ven biển Trung Bộ.
- Giảm dần, tiến tới ổn định sản lượng khai thác thủy sản gần bờ; quản lý khai thác theo kích cỡ; khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ nhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản; chuyển khai thác bằng tàu công suất nhỏ hoạt động gần bờ sang khai thác bằng tàu công suất lớn hoạt động xa bờ, viễn dương; chuyển đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt; phát triển lực lượng kiểm ngư trên biển.
- Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng cao; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO, HACCP, GMP, SSOP); nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thoát và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao.
- Có cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia chuỗi giá trị và chương trình bảo hiểm nông nghiệp; khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát xã hội vào nuôi trồng và chế biến thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt vùng cao góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo sinh kế bền vững.
- Thiết lập khu bảo tồn biển và bảo tồn nội địa; cải thiện hệ thống dữ liệu thủy sản, phân tích nguồn, trữ lượng thủy sản và giám sát mức độ đánh bắt; tăng cường các biện pháp quản lý hành chính đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng gây tác động xấu đến môi trường; tăng cường bảo vệ nguồn lợi và môi trường.
d) Lâm nghiệp
- Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân miền núi, đặc biệt là các nhóm dân tộc ít người, là hướng đi bền vững của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. Phấn đấu năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là: 25% giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản khác.
- Tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của cả nước, phát triển trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị thế quan trọng đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng; cải thiện sinh kế cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và những đối tượng khác được hưởng lợi thông qua phí dịch vụ môi trường rừng; tiếp tục thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
- Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bền vững; điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.
- Phát triển và tăng cường quản lý hệ sinh thái đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, bảo đảm đa dạng sinh học và các mô hình bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường (quỹ bảo tồn, các mô hình đền bù sinh thái, tài chính carbon); khuyến khích phát triển mô hình kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ với trồng rừng và khai thác rừng bền vững để tăng thu nhập; mở rộng áp dụng chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý rừng.
đ) Sản xuất muối
Mở rộng diện tích sản xuất muối công nghiệp hiện đại, quy mô lớn; phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất muối; áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng muối. Đến năm 2020, sản lượng muối cả nước đạt khoảng 1,35 triệu tấn, trong đó muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%.
e) Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản; phấn đấu mỗi ngành hàng có mức tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong vòng 10 năm.
- Quy hoạch phát triển làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các làng nghề; hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề; yêu cầu các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn phải đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải, bảo vệ môi trường.
3. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
- Cùng với phát triển sản xuất, tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, kết nối các làng xã đến thị trấn, trung tâm tỉnh, thành phố. Phát triển các khu đô thị nhỏ, các cụm dân cư với cách thức tổ chức cuộc sống tương tự như dân cư thành thị.
- Hỗ trợ, đầu tư tập trung và đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề... theo các nghề trọng điểm đã được quy hoạch đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.
- Nâng cấp, phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, nhất là cấp huyện; tuyên truyền, thuyết phục để khôi phục niềm tin của người dân vào chất lượng các dịch vụ y tế tuyến cơ sở bằng các kết quả thiết thực.
- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chuyển đổi các làng nghề có điều kiện thành các điểm du lịch, kết nối các tuyến du lịch trong vùng và giữa các vùng lân cận.
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hình thức sản xuất thủ công truyền thống, công nghệ thấp ở các làng nghề; xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải, chất thải do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ở khu vực nông thôn.
- Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn.
III. GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát, gắn chiến lược với xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền; đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển xanh và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; loại bỏ các dự án treo, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
- Rà soát, đánh giá lại quy hoạch rừng, duy trì hợp lý diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng theo hướng nâng cao quyền tự chủ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, chuyển đổi số diện tích rừng còn lại sang phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung, phát triển và khai thác rừng một cách có hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động lâm nghiệp.
- Rà soát, quy hoạch và quản lý vùng nuôi an toàn môi trường, an toàn thực phẩm; điều tra ngư trường, phân tích nguồn, trữ lượng hải sản và giám sát mức độ đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi và môi trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.
2. Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân
- Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp.
- Nhà nước chịu trách nhiệm quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại và hợp tác quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ công; hỗ trợ cơ sở hạ tầng cơ bản; quản lý đập và công trình thủy lợi đầu mối và kênh chính; nghiên cứu khoa học nông nghiệp; quản lý thị trường đảm bảo cạnh tranh công bằng; cung cấp các dịch vụ kiểm dịch, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; áp dụng các quy định, tiêu chuẩn quản lý quốc gia dựa trên căn cứ khoa học; đảm bảo cung cấp với giá cả ổn định các loại lương thực, thực phẩm thiết yếu để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân.
- Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công
a) Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý, sử dụng đầu tư công từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp tác phát triển.
b) Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà khả năng thu hồi vốn không cao hoặc không thể huy động đầu tư tư nhân.
c) Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý chi tiêu công cho chính quyền địa phương và huy động các nguồn lực địa phương cho các dự án quy mô nhỏ được thực hiện tại địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý các dự án quy mô lớn, các dự án cấp vùng, liên vùng, quốc gia và các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
d) Ưu tiên đầu tư công trong nông nghiệp sẽ thay đổi như sau:
- Lĩnh vực thủy sản: Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản; tiếp tục đầu tư các dự án cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; hỗ trợ thực hiện phương thức phối hợp quản lý nguồn lợi với nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gần bờ; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch, an toàn thực phẩm và cải thiện đời sống ngư dân bãi ngang, hộ sản xuất nhỏ.
- Lĩnh vực nông nghiệp: ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến đổi khí hậu; đầu tư các dự án giám sát, phòng ngừa và kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Lĩnh vực lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển các giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế; hợp tác chặt chẽ với các công ty giống tư nhân nhằm nhân rộng và phát triển hệ thống cung cấp giống; đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng; đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng.
- Về khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường: Ưu tiên đầu tư cho các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nhân lực, hình thành các cụm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái; đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường và dự báo thường xuyên cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tiếp thị, quảng bá, phát triển thị trường và chuyển giao công nghệ.
- Lĩnh vực thủy lợi: Đầu tư thủy lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tập trung vốn đầu tư cho công trình thủy lợi đầu mối, đầu tư hệ thống đê điều, các dự án an toàn hồ chứa; ưu tiên vốn nhiều hơn cho nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư; xây dựng hồ, chứa nước ở khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán, phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp với thủy điện ở khu vực miền núi; hỗ trợ áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
4. Cải cách thể chế
a) Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành
Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành; chú trọng sắp xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất; đổi mới và nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của các công ty thủy nông; tiếp tục nghiên cứu hình thức tổ chức phù hợp hơn cho các doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi thời gian qua.
b) Phát triển kinh tế hợp tác
Thực thi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác) các nhóm kinh tế tự nguyện tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân, các hội, hiệp hội ngành hàng trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của nhà nước cho các hiệp hội (xúc tiến thương mại, khuyến nông, dự báo thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp...); đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp đầu vào, chế biến nông sản và tiếp cận thị trường cho các thành viên.
c) Phát triển đối tác công tư, hợp tác công tư (PPP/PPC)
Thực hiện việc Nhà nước tham gia đầu tư cùng các doanh nghiệp trong: (1) xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, (2) sản xuất nông nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ công (khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực, thú y, bảo vệ thực vật,...), chủ yếu liên quan đến phát triển “chuỗi giá trị ngành hàng” theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ các phương pháp thực hành an toàn và quản lý môi trường tốt hơn, áp dụng công nghệ mới; các doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng nhà nước tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.
d) Tiếp tục đổi mới hệ thống nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo và dịch vụ công
- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động và tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp ngoài nhà nước vào các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ nông nghiệp khác; phân cấp mạnh mẽ hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp; tăng kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến nông.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức nông dân và doanh nghiệp trong việc xác định nội dung ưu tiên nghiên cứu; hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp.
- Hình thành các trung tâm khoa học với số lượng lớn các cơ quan nghiên cứu, cán bộ khoa học tại các vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
đ) Cải cách hành chính
- Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước ở Bộ và các địa phương đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả; triệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các cơ sở, địa phương giải quyết nhanh các yêu cầu đáp ứng có hiệu quả sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư, sản phẩm nông lâm thủy sản, diêm nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
5. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách
a) Các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp
Xây dựng các chính sách để phát triển và đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; kết nối công nghiệp phục vụ nông nghiệp với sản xuất nông nghiệp, kết nối “bốn nhà” trong sản xuất, tiêu thụ; khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu; giảm dần và tiến tới hạn chế xuất khẩu nông sản thô.
b) Chính sách đất đai
- Áp dụng các phương pháp hiện đại trong quy hoạch sử dụng đất; rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết 17/2011/QH13 của Quốc hội, đặc biệt đối với đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất quy hoạch cho phát triển các mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; rà soát, điều chỉnh để tăng diện tích đất rừng sản xuất, giảm diện tích đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu phòng tránh thiên tai, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
- Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác; áp dụng chính sách hỗ trợ, đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi; tạo điều kiện thuận lợi về thể chế để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp, đạt hiệu quả sử dụng đất cao hơn, bao gồm cả việc thay đổi cây trồng trên đất lúa nhưng không làm mất năng lực sản xuất lúa về lâu dài.
c) Chính sách thương mại
- Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại hàng nông sản; điều hành quản lý xuất, nhập khẩu linh hoạt để vừa thực hiện đúng các cam kết với các tổ chức quốc tế và các quốc gia mà Việt Nam đã ký, vừa bảo vệ được sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
- Thường xuyên cập nhật, thông báo về chính sách thương mại của các đối tác, các tổ chức quốc tế và các quốc gia để người sản xuất, kinh doanh nắm được và điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả; chủ động tiếp cận, đàm phán với các đối tác, quốc gia để giải quyết những tranh chấp hoặc tháo gỡ rào cản thương mại.
- Tiếp tục hỗ trợ mạnh cho hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản.
- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
d) Chính sách tiền tệ và tài chính
- Áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp.
- Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục ưu tiên dành vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước liên quan đến ngành nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục rà soát và điều chỉnh các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn, nông dân để vừa “khoan sức dân” vừa hỗ trợ hợp lý cho các địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án này; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội cho Đề án.
- Thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu do Bộ trưởng làm Trưởng ban để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.
- Xây dựng Kế hoạch hành động, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và địa phương triển khai thực hiện;
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân (PPP/PPC).
3. Bộ Tài chính
- Rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí, theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện Đề án này.
- Tham mưu đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện Đề án này.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Đề án này.
5. Bộ Công Thương
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu các chính sách thương mại, các hàng rào kỹ thuật và điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu linh hoạt, hiệu quả tạo thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu nông sản và bảo vệ sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với sản xuất công nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) và đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
7. Bộ Y tế
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai Luật an toàn thực phẩm; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược an ninh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường nông thôn.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nghiên cứu cơ chế chính sách tín dụng hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Đề án này.
9. Các địa phương
- Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.
- Rà soát, sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp, các đơn vị quản lý thủy lợi trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên khác.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
Decision No. 899/QD-TTg dated June 10, 2013 of the Prime Minister approving the Project “Agricultural restructuring towards raising added values and sustainable development”
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Resolution of the 7thConference of the Central Committee of the Communist Party No. 26 NQ/TW dated August 05, 2008 on “agriculture, farmers, and rural areas”;
Pursuant to the Resolution No. 24/2010/NQ-CP dated October 24, 2008 of the Government on the Action Plan for the implementation of the Resolution No. 26 NQ/TW dated August 06, 2005;
Pursuant to the Resolution No. 06/NQ-CP dated March 07, 2012 of the Government on the Action Plan of the Government 2011 - 2016;
Pursuant to the Resolution No. 10/NQ-CP dated October April 24, 2012of the Government on the Action Plan for the implementation of socio-economic development strategy 2011 – 2020 and the 5-year plan for country development 2011 – 2015;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES:
Article 1. To approve the Project “Agricultural restructuring towards raising added values and sustainable development” (hereinafter referred to as Project), in particular:
I. TARGETS AND VIEWPOINTS
1. Targets:
a) Sustain the growth, raise the efficiency and competitiveness by raising the productivity, quality, and added values; satisfy the demands of consumers in Vietnam and boost export. The growth of GDP of agriculture reaches 2.6% – 3% during 2011 – 2015, and 3.5% - 4% during 2016 – 2020;
b) Raise the income and improve living standards of rural residents, ensure food security (including nutrition security) in both the short term and the long term, contribute to the reduction of poverty ratio. By 2020, income or rural households increase by 2.5 time in comparison to 2008; 20% of the communes meet the standards of new rural areas by 2015, and 50% of communes meet such standards by 2020;
c) Enhance natural resource management, reduce greenhouse gas emission and negative impacts on the environment, utilize environmental benefits, raise capacity for risk management, enhance disaster preparedness, increase forest coverage to 42% - 43% by 2015, and 45% by 2020; contribute to the National Green Development Strategy.
2. Viewpoints on restructure
a) Agricultural restructuring is part of the overall restructuring of the national economy and must suitable with the plan for socio-economic development of the whole country; the restructuring must associate with economic, social development and environment protection in order to ensure sustainable development; sustainable development is both a process and a target;
b) Agricultural restructuring must both suit the market mechanism and ensure benefits of farmers and consumers; shift from quantitative development to qualitative development that manifest in values and profits; concentrate on the fulfillment of social demands;
c) The State shall support and facilitate the activities of economic sectors; support the research, development, technology transfer, development of the market and infrastructure serving production and life, provision of information and services;
d) Increase the participation of all economic and social sectors from central to local government during the restructuring; enhance the public and private partnership (PPP) and the mechanism for co-management, emphasize the role of social associations. Farmers and enterprises shall invest in upgrading the production process, technologies and equipment to improve the production, business, and use of resources;
dd) Restructuring is a complicated, difficult, and long-term process that needs regular assessment and adjustment to suit the reality based on a system of supervision, assessment, and receipt of feedbacks from relevant subjects.
II. ORIENTATIONS AND CONTENTS
1. General orientations
a) Economics
- Focus on taking advantages or the tropical agriculture; develop large-scale specialized areas in the forms of farms or hi-tech agricultural zones that meet international standards of food safety and hygiene; connect agricultural production with processing, preservation, and sale systems, with global value chains of competitive products on international market: coffee, rubber, rice, catfish, pepper, cashew nuts, seafood, vegetables, tropical fruits, furniture, etc. Sustain the scale and methods of diverse production to suit the conditions of each area that produce the products that are greatly demanded at home but are not highly competitive such as breeding products, sugar and sugar canes, etc.
- Complete the structure to develop the agriculture towards market economy; upgrade and develop the system of management, production, and business.
b) Society
- Increase the incomes of agricultural producers by encouraging all economic sectors, especially poor people in rural areas and remote areas that suffer from disadvantages in terms of land, ecology, ethnic minorities and women that participate in the growth of agriculture by support for poverty reduction, production, and income; increase the access to non-agriculture labor market; diversify means of livelihood of rural residents, resolve the issues relating to food security and nutrition security.
- Develop agriculture towards benefits of farmers and consumers.
c) Environment
- Reduce negative impacts on the environment due to the extraction of resources serving agriculture, forestry, and fisheries; enhance the management efficiency and the use of resources (land, water, sea, forests); consider mutual effects and potential of resource extraction; enhance the measures for reducing greenhouse gas emission; efficiently and safely use chemicals, pesticides, and waste from breeding, Planting, processing, and handicraft; preserve biodiversity.
- Encourage the application of environmental standards together with a strict supervision mechanism to stimulate the development of green agricultural supply chain.
2. Restructure in specific sectors
The sustainable development must be pursued throughout the restructuring in terms of economy, society, and environment.
a) Planting:
- Planting shall be restructured towards developing large-scale and concentrated production that associate with preservation, processing and sale according to the value chains based on taking advantages of the products and the area. Boost the application of science and technology, especially high technology to improve the productivity, quality, reduce prices and adapt to climate change. Focus on investment in the development of processing industry, especially deep processing and clean vegetable preservation towards modernization in order to reduce post-harvest loss and raise the benefits of products.
- Sustain and flexibly sue 3.8 million hectares of paddy land to ensure food security and raise land use efficiency; rice production reaches 45 million tones by 2020; focus on improvement of rice variations to raise the productivity and quality of rice; keep expanding corn areas to reach 8.5 million tones in order to supply materials for animal feed production and reduce import.
- Stabilize the coffee area at 500,000 hectares primarily in Tay Nguyen, the South East, Central Coast, and the North West; develop and run the program for replacing 150,000 hectares of old and unproductive coffee trees; increase rubber tree area to 800,000 hectares in the South East and Tay Nguyen; stabilize the cashew area at 400,000 hectares primarily in the South East, Tay Nguyen, the Central Coast; stabilize pepper areas at 50,000 hectares in the South East and Tay Nguyen; increase tea area to 140,000 hectares in Lam Dong and Northern midland and highland.
- Focus on the production of hi-tech vegetables and fruits in advantaged areas and encourage household gardens.
- Restructure the system of production, procurement, processing, and sale; encourage enterprises to cooperate and sign production and sale contracts with farmers; develop groups of farmers that cooperate in production on a voluntary basis.
- Support the training, agricultural extension, and counseling services to improve planting, cultivation, and harvesting techniques; expand support for agricultural insurance; increase incomes of farmers by equitably share profits among farmers, processing facilities, and exporters.
- Take measures for sustainable intensive Planting, comply with the regulations on environment when using fertilizes, chemicals, and treating agricultural waste; apply irrigation technology to save water.
b) Breeding
- Gradually shift from scattered breeding to concentrated breeding in breeding farms; gradually move breeding from densely populated areas (plains) to sparsely populated areas (midlands, highlands); establish breeding zones away from cities and residential areas; increase the proportion of poultry; encourage the application of high technology; organize closed production or combine links in the value chain from the production of breeds, feeds, to processing in order to increase productivity, reduce costs, improve efficiency and added values.
- Support household breeding using industrial methods; apply appropriate technologies to provide means of livelihood to rural households and prevent epidemics, reduce environmental pollution, ensure food safety and hygiene, and improve competitiveness of breeding industry.
- Efficiently supervise and control epidemics; enhance veterinary services; strictly control the use of veterinary medicines; apply food safety standards to value chains, develop the processing industry towards diversification of products; improve efficiency of food.
- Employ the system of controlling risk of land and water pollution from breeding waste; develop renewable energy from by-products of breeding; manage environmentally safe breeding zones.
c) Fisheries
- Concentrate on intensive production of primary products (giant tiger prawns, white-leg shrimps, pangolins, tilapia, mollusks); keep diversifying breeding methods to develop the market; encourage industrial breeding that applies high technology and Good Agricultural Practice (GAP) that suit international standards; prioritize the investment in the development of infrastructure of intensive breeding zones in Mekong Delta and the Central Coast.
- Gradually reduce and stabilize the volume of inshore fishing; encourage the co-management of coastal resources in order to raise the ability of renew and sustainability of fishery resources; shift from inshore fishing by small boats to offshore fishing by big boats; aim for high-priced subjects and prospective market; develop the fishery management forces.
- Invest in modern processing equipment and technologies to increase product values; reduce the raw processing of frozen products, increase the proportion of instant foods with high added values; expand the system of food safety and hygiene control (according to ISO, HACCP, GMP, SSOP); research and invest in the application of preservation technologies during and after harvest to reduce the loss; export live fisheries with high value.
- Provide mechanism for supporting poor people in participating in the value chain and agriculture insurance; encourage the application of standards to fisheries and fish processing; develop freshwater aquaculture in highlands in order to contribute to poverty reduction and provide sustainable livelihood.
- Establish sea and land sanctuaries; improve the system of aquaculture data, aquaculture reserve analysis and fishing supervision; enhance the measure for administrative management of the fishing and Planting activities that have negative impacts on the environment; intensify the protection of resources and the environment.
d) Forestry
- Developing forestry to increase the economic value and effectiveness of biodiversity and environment protection, adapting to climate change, contributing to poverty reduction, providing livelihood for people in highlands, especially ethnic minorities are sustainable orientations of forestry in the future. The sector structure by 2020: 25% of value of forest environment services, 25% of value of forestry production, and 50% of value of sawmill product processing and other forestry products.
- Concentrate on developing and increasing the proportion of economic forest to the total forest area of the whole country; develop forestation into an important profession that create employment and raise incomes for woodmen; improve the lives of ethnic minorities and other beneficiaries of the revenue from forest environment services; keep allocating forestry land and forest areas for the people. Raise the economic efficiency of planted forest towards developing multipurpose forestry; shift from extracting young timber and exporting woodchip to extracting large timber and creating concentrated material zones to provide industrial timber for production and export of furniture; gradually reduce the import of timber as material.
- Manage and use natural forests in a sustainable way, replace inefficient areas with productive planted forests to ensure sustainability; increase the area of multi-purpose trees in protection forests to improve incomes of woodmen.
- Develop and manage specialized ecosystems, protect gene resources and sustainable biodiversity conservation models, provide environmental services (conservation funds, ecological compensation models, carbon finance); encourage the combination of breeding, Planting, forestation and sustainable forest extraction to improve incomes; expand the application of international standard certification to forest management.
dd) Production of salt
Expand the large-scale production of industrial salt production; develop irrigation system serving salt production; applying mechanization and automation to processing; improve the productivity and quality of salt. Salt production nationwide reaches 1.35 million tones by 2029, 70% among which is industrial salt. The remaining 30% is ordinary salt.
e) Developing processing industry and rural sectors
- Prioritize the investment in the processing industry, upgrade of technology and equipment, production organization, and sale in order to increase benefits; each product line reaches at least 20% of benefit within 10 years.
- Develop trade villages to ensure competitiveness and suit the conditions of each area; attach economic activities of trade villages with tourism and conservation of traditional values. Intensify technology transfers and application of scientific advances to production in trade villages; modernize waste treatment technology, environmental pollution control and reduction in trade villages; request economic sectors to invest in agriculture, forestry, and aquaculture processing; invest in sewage, waste, and exhaust treatment systems, and environment protection.
3. Boost the new rural area program
- Keep investing in rural infrastructure together with production development; connect communes and villages to towns and cities. Develop small urban areas and residential areas in the same way as rural areas.
- Make concentrated investment in infrastructure, equipment for vocational training, and training programs; provide training for vocational teachers and managers in key vocations; diversify the forms of vocational training associated with transfers of new technologies and production processes to farmers; multiply effective vocational training models in rural areas; provide vocational training for trade villages and areas of intensive production; provide employments for rural workers.
- Improve both the scale and quality of local medical services, especially at district level; strengthen and restore the belief of people in the quality of local medical services by practical accomplishments.
- Preserve and develop traditional culture values, convert eligible trade villages into tourist attractions, and connect tourism routes among adjacent areas.
- Eliminate environmental pollution due to traditional and obsolete production in trade villages; resolve environmental pollution caused by waste from Planting and breeding in rural areas.
- Enhance security and order in rural areas.
III. MAIN SOLUTIONS
1. Improve planning quality, supervise and attach the strategy to the formulation of plans for supervising efficiency of state management of planning.
- Review, adjust, and supplement planning for agricultural production (Planting and breeding) on the basis of utilizing local advantages; ensure the efficiency of green development strategy and adapt to climate change; eliminate suspended projects; improve the efficiency of resource use.
- Review and assess forest planning, reasonably sustain upstream forests and specialized forests; upgrade the mechanism and organize forest management towards raising the autonomy of households and enterprises; convert the remaining forest areas into concentrated material zones; develop and extract forests efficiently and sustainable; improve incomes and lives of woodmen.
- review and manage environmental safety and food safety breeding zones; investigate fish farms; analyze aquaculture reserve, supervise the extension of fishing; protect the environment and resources.
- Enhance inspection and supervise the implementation of planning, especially the combination of geographical planning, sector planning and master plan for socio-economic development; ensure the openness and transparency of planning.
2. Encourage and attract investment from private sector
- The State shall support economic sectors in investing in agriculture and rural areas; delegate the provision of some public services to the private sectors and social organizations; increase the proportion of investment in agriculture from non-public economic sectors.
- The State is responsible for land planning and issuance of certificates of rights to use land; negotiate and conclude international trade agreements and international cooperation agreements; formulate standards of public services; support infrastructure; manage dams, focal irrigation works and main channels; do agricultural research; ensure fair competition on the market; provide inspection services and protect intellectual property rights; apply national regulations and standards based on scientific foundations; ensure stable prices of essential foods to facilitate investment of the private sector.
- Develop methods of investment participated by the State and the private sector to mobilize resources for agricultural development and raise the efficiency of public capital.
3. Improve the efficiency of public investments
a) Reasonably increase the proportion of investments from the State budget to serve the development of agriculture and rural areas; enhance the transparency and accountability for the management and use of public investments and other sources of investment.
b) Review and classify project of investment, adjust the methods and investment sources to attract investments in agriculture. Improve the quality of the project selection process; eliminate scattered investments. The State budget shall focus on the investments in the fields with low probability of recouping recoup capital or that are able to attract private investment.
c) Enhance decentralization; delegate the responsibility for public expenditure management to local governments; mobilize local resources for local minor projects. The Ministry of Agriculture and Rural Development are responsible for large-scale projects, regional projects, inter-regional projects, national projects, and the projects with complex technical requirements.
d) The order of priority of public investment in agriculture is changed as follows:
- Aquaculture: increase investment in infrastructure for concentrated fisheries, development of aquatic breeds, warning and environment supervision system, epidemic management and veterinary system; keep investing in fishing ports, harbors, asylum harbors; support the combination of resource management and inshore fisheries; support investment in preservation and processing to reduce post-harvest loss, ensure food safety and improve lives of fishermen and minor producing households.
- Agriculture: prioritize the development of productive varieties and breeds that are able to resist pests and climate change; invest in projects of pest surveillance, prevention, and control; support investment in preservation, processing, reduction of post-harvest loss, and assurance of food safety and hygiene.
- Forestry: prioritize the development of varieties serving economic forests; cooperate with private variety companies to multiply and develop the system of variety supply; invest in capacity for forest fire prevention and fighting; invest in public forest management model and forest environment services.
- Science and technology: provide training and develop the market; prioritize the investment in research institutes and training institutions; establish research-training-production complexes; invest in infrastructure and human resources for market information system and the forecast about demand-supply; domestic and international prices; support marketing, advertising, market development, and technology transfers.
- Irrigation: invest in multi-purpose irrigation works to serve aquaculture, Planting, breeding, and water supply for lives and industrial production; prioritize investment in irrigation serving aquaculture; focus investments in focal irrigation works, dyke systems, and reservoir safety; prioritize investment in upgrading and maintenance works; build reservoirs in areas that suffer from drought; develop minor irrigation works in association with hydropower in highlands; support the application of measures for saving water; enhance the efficiency of irrigation works.
4. Institution reform
a) Keep rearranging and changing state enterprises in this sector
Intensify rearrangement and change of state enterprises in this sector; focus on rearranging state-owned farms, plantations and forestry companies to enhance the efficiency of forests and land; raise the responsibility of irrigation companies; keep studying appropriate organization methods for converted state enterprises.
b) Develop economic cooperation
Implement policies on encouraging economic cooperation (cooperatives and cartels) and economic groups to voluntarily participate in agricultural production and business;
Enhance the participation of farmer unions and other associations in agriculture and rural development programs; delegate some public services to associations (trade promotion, agricultural extension, market forecast, quality standards, dispute settlement, etc); keep strengthening the relationship among the State, farmers, scientists, and businesspeople.
Improve the capacity of agricultural cooperatives for providing agricultural services, processing, and market access.
c) Develop Public-Private Partnerships and Public-Private Collaboration (PPP/PPC)
The State shall join enterprises in investing in: (1) building, managing, and operating agricultural and rural infrastructures, (2) agricultural production via provision of public services (agricultural extension, scientific research, technology transfers, training, veterinary medicine, plant protection, etc.), primarily related to “line value chains”; the State shall provide guidance and better methods of safe operation, environment management, and application of new technologies; private enterprises shall join the State in organizing the production and sale of products in order to improve productivity, quality and added values of products.
d) Keep improving the system of research, technology transfers, training, and public services,
- Keep improving the mechanism and increase the capacity of public service providers.
- Enhance private sector involvement in the provision of some public services towards autonomy; encourage the participation of all economic sectors, especially non-public enterprises, in scientific activities, training, and the provision of other agricultural services; delegate agricultural extension works to farmer associations and enterprises; increase funding for science and technology, training, and agricultural extension.
- Raise the roles of farmer associations and enterprises in determining prioritized research contents; complete the system of supervising and assessing efficiency of research, technology transfer, and training of human resources for agriculture.
- Establish science centers with a large number of research institutes and scientist in agricultural production zones.
- Support farmers in accessing research services, technological advance application and transfer; diversify the forms of vocational training together with technology transfers; multiply effective vocational training model in rural areas.
dd) Administrative reform
- Intensify administrative reform: rearrange and reorganize the state management mechanism of Ministries and local governments to ensure the responsiveness, smoothness, initiative, and efficiency; simplify administrative procedures to enable agencies and local governments to quickly resolve issues to serve production and business.
- Improve the capacity of the system of inspection, testing, quality control, and food safety and hygiene for supplies, agriculture products, forestry products, fishery products, and salt, ensure the benefits of consumers and raise export.
5. Adjust and complete policy system
a) Policies on supporting and motivating agricultural production
Provide policies to develop and diversify agricultural extension; help farmers change their Planting practice and improve product quality, reduce post-harvest loss, preserve and sell products. Support farmers in connecting with processing facilities and sale systems; step by step establish a production network and supply chain that connects production, processing, distribution, and sale; connect industry and agriculture, connect producers and consumers; encourage investment in the development of processing industry towards modernization and deep processing; gradually reduce the export of unprocessed agricultural products.
b) Land policies
- Apply modern methods to land planning; review and strictly control agricultural land planning; ensure openness and transparency of planning management and land use supervision according to the National Assembly’s Resolution No. 17/2011/QH13 , especially paddy land, specialized forests, protection forests, strategic agricultural products, key exports, breeding, and aquaculture; review and increase the area of production forests, reduce the area of specialized forests and protection forests but ensure disaster preparedness, biodiversity, and environment protection.
- Avoid withdrawing agricultural land to use for other purposes; apply policies to support and ensure lawful interests of owners of withdrawn lands; enable farmers to change agricultural purposes of land to reach higher efficiency of land use, including switching to other plants on paddy land without losing capacity for paddy production in the long-term.
c) Trade policies
- Improve the transparency of state agencies in charge of agricultural trade; flexibly manage export and import to both adhere to agreements with international organizations and other countries, and protect domestic production, consumers’ interests, and national food security.
- Regularly update trade policies of partners, international organizations, and other countries for producers and sellers to adjust their production and business plans; contact and negotiate with partners and other countries to settle disputes or remove barrier to trade.
- Keep supporting trade promotion and market development.
- Strictly control and penalize smuggling and trade fraud.
d) Financial and monetary policies
- Apply flexible exchange rate mechanism; facilitate the export and import of agricultural products.
- Rationally increase the proportion of state capital serving agriculture and rural development; keep providing credit capital for agriculture and rural areas.
- Review, adjust the mechanism, policies, and laws on finance and the State budget; ensure openness, transparency and accountability of agencies and units that use the State budget related to agriculture and rural areas.
- Keep reviewing and adjusting fees and taxes on agriculture and rural areas to suit people’s capacity and support local governments.
IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
- Cooperate with the Ministries, agencies and local governments in implementing this Project; study and suggest policies on mobilizing social resources for the Project.
- Establish a Restructuring Committee presided by the Minister to direct and supervise the implementation of this Project and supervise.
- Formulate action plans and give assignments to affiliated units and local governments.
- Summarize and assess the implementation annually; send reports to the Prime Minister and Ministries concerned; suggest amendments to the Project where necessary.
2. The Ministry of Planning and Investment shall:
- Keep implementing the Resolution on “agriculture, farmers, and rural areas”; provide state capital for the restructuring of agriculture.
- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and other the Ministries, agencies and local governments in amending the policy on attracting investment from non-public economic sectors to agriculture and rural areas; consider providing policies on developing the forms of investment participated by the State and the private sector (PPP/PPC).
3. The Ministry of Finance shall:
- Review and amend policies on taxation and fees towards facilitating agricultural production and business and the implementation of this Project.
- Provide advices to ensure financial policies serving the implementation of this Project.
4. The Ministry of Science and Technology shall:
Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and other Ministries concerned in reviewing and adjusting relevant mechanisms and policies related to the enhancement of capacity for research, application, technology transfers, and private sector involvement in science and technology development; support the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing this Project.
5. The Ministry of Industry and Trade shall:
Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in studying trade policies, technical barriers, flexible management of export and import; facilitate the export of agricultural products and protect domestic production; develop processing industry associated with industrial production; ensure national food security.
Strictly control and penalize smuggling and trade fraud.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and local governments in reviewing and controlling planning, implementing planning for agricultural land (especially paddy land); suggest policies related to land, resources, biodiversity and environment protection towards facilitating sustainable development of agriculture and rural areas.
7. The Ministry of Health shall:
Strictly cooperate with the Minister of Agriculture and Rural development during the implementation of the Law of Food safety; provide guidance for local governments on formulating and implement nutrition security and rural environment hygiene strategy.
8. The State bank of Vietnam shall:
- Provide guidance for credit institutions on concentrating capital on agriculture and rural areas; implement credit programs for agriculture and rural areas.
- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in reviewing and studying credit policies supporting the implementation of this project.
9. Local governments shall:
- Restructure and adjust planning towards developing the production of local plants and animals that are local advantages, competitive, and conformable with development planning and market demands; devise production models and provide appropriate policies on supporting development.
- Review and rearrange local state-owned plantations, forestry companies, and irrigation management units to ensure efficiency of land use and other resources.
- Provide policies on attracting investment in agriculture and rural development.
Article 2. Implementation provision
1. This Decree takes effect on the signing date.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decision./.
The Prime Minister
Nguyen Tan Dung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây