Quyết định 71/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 71/2007/QĐ-TTg

Quyết định 71/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:71/2007/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/05/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 71/2007/QĐ-TTg NGÀY 22 THÁNG 05 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tại tờ trình số 20/TTr-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2006, công văn số 3298/UBND-TH ngày 17 tháng 10 năm 2006 và kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 9091/BKH-TĐ&GSĐT ngày 07 tháng 12 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, xây dựng An Giang thành địa bàn kinh tế mở, đầu mối thông thương giữa các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và các nước ASEAN khác. Tăng cường, chủ động hội nhập và tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Kết hợp tốt giữa công nghiệp hoá nông nghiệp - hiện đại hoá nông thôn với mở rộng và xây dựng mới các khu đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, có công nghiệp và dịch vụ phát triển năng động. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Hoàn thiện cơ chế sử dụng nhân tài đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ doanh nhân.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, đặc biệt là an ninh biên giới. Củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính nhà nước.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án có trọng tâm, trọng điểm và tích cực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 11%.

GDP bình quân đầu người đạt 927 USD vào năm 2010 và 2.467 USD vào năm 2020.

Tạo bước đột phá về đổi mới cơ cấu kinh tế của Tỉnh, năm 2010: nông -  lâm - thuỷ sản chiếm 24,8% GDP, công nghiệp - xây dựng đạt 15,5%, dịch vụ 59,7%; vào năm 2020: nông - lâm - thuỷ sản 11,2%, công nghiệp - xây dựng 20,2%, dịch vụ 68,6%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 700 triệu USD và năm 2020 đạt 4,3 tỷ USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu đạt 16,3%/năm thời kỳ 2006 - 2010, 20%/năm thời kỳ 2011 - 2020.

Giảm tốc độ phát triển dân số giai đoạn từ nay đến 2010 xuống 1,1% và giai đoạn 2011 - 2020 là 1%. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 19% vào năm 2010 và dưới 10% vào năm 2020.

Đến cuối năm 2007 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi, năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến năm 2010 phần lớn các trường học đạt chuẩn quốc gia.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 25% - 30% vào năm 2010 và trên 50% vào năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đến năm 2010 giữ ở mức 4,8% và đến năm 2020 giữ ở mức thất nghiệp tự nhiên (dưới 5%); tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% - 85% vào năm 2010 và trên 90% vào năm 2020.

Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tỷ lệ dân đô thị được dùng nước sạch đến năm 2010 đạt 96% và đến năm 2020 đạt 100%; tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch vào năm 2010 trên 80% và đến năm 2020 trên 90%; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% vào năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020; đến năm 2010 phủ sóng phát thanh, truyền hình rộng khắp trong Tỉnh; tỷ lệ hộ dân được dùng điện là trên 95% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2020.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng độ che phủ của rừng và cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lên 20,5% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020.

III. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bảo đảm an ninh lương thực đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản có chất lượng cao. Giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt từ 80,7% năm 2005 xuống 78,8% năm 2010, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi từ 6,5% lên 7,2% năm 2010, dịch vụ nông nghiệp từ 12,8% lên 14%  năm 2010. Tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác từ 37,27 triệu đồng hiện nay lên 53,34 triệu đồng vào năm 2010.

Phát triển sản xuất thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của Tỉnh. Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đạt trên 6.400 ha vào năm 2010 và  trên 11.800 ha vào năm 2020. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản chủ yếu là nuôi cá lồng bè, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nuôi kết hợp với phát triển hợp lý số lượng lồng bè. Các khu vực nuôi chủ yếu: ngã ba sông Châu Đốc, đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, đoạn sông Tiền khu vực thuộc xã Vĩnh Xương huyện Tân Châu, đoạn sông Cái Vừng thuộc huyện Phú Tân, đoạn sông Tiền thuộc xã Mỹ Hiệp. Chú trọng bảo vệ nguồn nước, kiểm soát chất thải.

Đầu tư nghiên cứu, phát triển các loại giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, chịu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của Tỉnh.

2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Đến năm 2010, xây dựng hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung:  Bình Long (Châu Phú) diện tích 66,55 ha; Bình Hòa (Châu Thành) diện tích 145,7 ha; triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Vàm Cống (Long Xuyên) diện tích 500 ha. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư và xây dựng một số khu công nghiệp mới sau năm 2010.

Công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đầu tư hệ thống kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, si lô tồn trữ nông sản; chế biến các loại nông, thủy sản thành các sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các sản phẩm khu vực nông nghiệp, thuỷ sản khi ra thị trường đều qua chế biến.

Công nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí: tiếp tục nghiên cứu, cơ giới hóa các khâu gieo sạ, gặt, tuốt, cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa; nâng cao năng lực chế tạo máy nông nghiệp.

Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác tài nguyên khoáng sản gắn chặt với việc bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng của Tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phát triển ngành công nghiệp may, da giày, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Các ngành tiểu thủ công truyền thống: phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và nâng cấp các mặt hàng đặc sản truyền thống của An Giang.

Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản: nâng cao giá trị thương mại của lâm sản, nhất là các sản phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

3. Thương mại - dịch vụ

- Thương mại: xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thương mại văn minh, hiện đại. Hướng mạnh vào phục vụ xuất khẩu, khai thác và mở rộng thị trường nội địa. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia thương mại, quan tâm khai thác thị trường nông thôn, miền núi, biên giới.

Phát triển khu vực thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc thành những trung tâm thương mại lớn, năng động của Tỉnh; khu vực Tân Châu - Vĩnh Xương và trục Tịnh Biên - Tri Tôn - Núi Sập là những "đầu tàu" kinh tế của Tỉnh để lôi kéo các vùng khác phát triển. Phấn đấu đến năm 2010 toàn Tỉnh có 9 chợ loại I (xây mới 5 chợ), nâng cấp 15 chợ loại II (tổng số 48 chợ loại II), bình quân mỗi xã có 1 chợ. Đến năm 2020, tiếp tục tăng thêm 5% số chợ, chủ yếu là phát triển siêu thị, toàn Tỉnh có khoảng 300 chợ. Phát triển mở rộng các chợ trung tâm và tiếp tục hình thành các chợ mới ở các huyện.

Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên: từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với phân bố dân cư và phát triển các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với 2 khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình: tập trung vào các lĩnh vực thương mại, du lịch và công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, kho ngoại quan của khu kinh tế cửa khẩu. Hình thành một số ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tư vấn quản lý và tư vấn pháp luật, thương mại điện tử, viễn thông, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Tỉnh.

- Du lịch: phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế. Đến năm 2010 thu hút 5 triệu lượt khách và tăng gấp 1,3 lần vào năm 2020. Phát triển các khu du lịch trọng điểm: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Giài, khu lưu niệm Bác Tôn và khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh. Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh: Long Xuyên - Chợ Mới - Châu Thành - Thoại Sơn, Châu Đốc - Châu Phú - An Phú, Phú Tân - Tân Châu và Tri Tôn - Tịnh Biên; phát triển các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài. Phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, du lịch mua sắm sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực.

4. Các lĩnh vực xã hội

- Giáo dục và đào tạo:

Phát triển mạng lưới trường mầm non và phổ thông rộng khắp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu 80% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 90% giáo viên trung học có trình độ đại học và 20% giáo viên trung học phổ thông có trình độ sau đại học. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển giáo dục, phấn đấu 100% số phòng học được kiên cố vào năm 2010. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động hiện có.

Đầu tư phát triển trường đại học An Giang thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tỉnh; thành lập Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật vào năm 2010 và đến năm 2020 nâng lên thành Trường Cao đẳng; đến năm 2010: nâng cấp Trường Dạy nghề và Trường Trung học Kinh tế - kỹ thuật thành Trường Cao đẳng dạy nghề khu vực Long Xuyên; thành lập Trường Trung cấp dạy nghề khu vực Châu Đốc; xây dựng thêm 07 trung tâm dạy nghề ở các huyện; chuyển Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh thành Trường Cao đẳng cộng đồng. Đến năm 2020 tiếp tục thành lập trường Trung cấp Dạy nghề khu vực Tân Châu.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phấn đấu đưa 11 xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo, hoàn thành cơ bản mục tiêu của Chương trình 135.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, quan tâm chăm lo sức khỏe cho toàn dân. Chủ động phòng, chống dịch bệnh, duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, mù lòa do thiếu Vitamin A. Phấn đấu năm 2008 đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong, năm 2010 thanh toán cơ bản bệnh sốt rét, bệnh sởi, bệnh bướu cổ. Thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu y tế. Phát triển và mở rộng đối tượng và loại hình bảo hiểm y tế, từng bước tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, mỗi trạm y tế có 10 giường; 100% xã có bác sĩ, nữ hộ sinh; 100% ấp có nhân viên y tế; phấn đấu năm 2010 có 5 bác sĩ/1 vạn dân và 0,8 dược sĩ đại học/1 vạn dân, năm 2020 có 8 bác sĩ/1 vạn dân và trên 1,2 dược sĩ đại học/1 vạn dân.

Từ nay năm đến 2010: thành lập Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội và HIV/AIDS; xây dựng mới Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm; xây dựng Trường Cao đẳng Y tế trên cơ sở trường Trung học Y tế quy mô 800 - 900 sinh viên. Thành lập Bệnh viện Sản - Nhi 500 giường; xây dựng mới Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang 600 giường, Bệnh viện đa khoa Châu Đốc 500 giường; xây dựng Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần 100 giường, Bệnh viện Y học cổ truyền 50 giường. Tiếp tục đầu tư phát triển các Bệnh viện Tim mạch, Mắt, Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt thành những bệnh viện chuyên khoa kỹ thuật cao.

- Văn hóa - thông tin - thể dục, thể thao: Phấn đấu đến năm 2010 không còn vùng trắng về hưởng thụ 6 loại hình văn hóa - nghệ thuật: sân khấu, điện ảnh, thư viện, bảo tàng di tích, triển lãm và thông tin lưu động. Tiếp tục đầu tư cho các di tích Ba Chúc, Đồi Tức Dụp và xây dựng khu di tích Óc Eo; xây dựng mới Trung tâm văn hóa thông tin và trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh. Phát triển lực lượng vận động viên tài năng có trình độ cao, tiếp cận trình độ của khu vực. Phát triển mạnh các phong trào thể dục, thể thao quần chúng để tăng cường sức khoẻ cho nhân dân.

5. Quốc phòng, an ninh

Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, sức mạnh của hệ thống chính trị, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch.

Hoàn thiện hệ thống công trình quốc phòng, công trình chiến đấu của bộ đội biên phòng tuyến biên giới, bảo đảm an ninh biên giới và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị với Vương quốc Campuchia.

6. Phát triển kết cấu hạ tầng

a) Giao thông:

- Quốc lộ 91:

+ Giai đoạn từ nay đến 2010 xây dựng mới thay thế các cầu: Nguyễn Trung Trực, Chắc Cà Đao, Kinh Xáng Cây Dương, Thầy Phó, Hữu Nghị (Tịnh Biên); xây mới thay thế các cầu còn lại từ cầu Cái Sắn đến ngã ba Bến Thủy đạt tiêu chuẩn tải trọng thiết kế H30; nâng cấp đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên;

+ Giai đoạn 2011 - 2015: nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 91 từ cầu Nguyễn Trung Trực đến Châu Đốc đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Hoàn thành xây dựng tuyến đường cao tốc Long Xuyên - Châu Đốc - Khánh Bình trước năm 2020.

- Tuyến N1:

+ Giai đoạn từ nay đến 2010: hoàn thành nâng cấp tuyến đường từ Tịnh Biên - Hà Tiên (đoạn thuộc địa phận An Giang) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, xây mới 20 cầu trên tuyến theo tiêu chuẩn thiết kế tải trọng H30; hoàn thành xây dựng đoạn tuyến Tân Châu - Châu Đốc, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng;

+ Giai đoạn 2011 - 2020: năm 2011 xây dựng cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu, năm 2015 xây dựng cầu Tân Châu bắc qua sông Tiền, nâng cấp đoạn tuyến N1 thuộc địa phận An Giang đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

- Tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh):

+ Giai đoạn từ nay đến 2010: xây dựng cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu; xây dựng các đường và cầu trên tuyến tránh thành phố Long Xuyên; nâng cấp tuyến đường Long Xuyên - Núi Sập đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng;

+ Giai đoạn 2011 - 2020: nâng cấp đoạn Thoại Giang - Rạch Giá (phần thuộc địa phần An Giang) đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng vào năm 2015; nâng cấp toàn bộ tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng vào năm 2020.

- Xây dựng cầu Long Bình bắc qua sông Bình Di nối liền giao thông bộ biên giới Việt Nam - Campuchia trong giai đoạn 2006 - 2010;

- Xây dựng cầu An Hòa bắc qua sông Hậu trong giai đoạn 2011 - 2020;

- Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 956 trở thành quốc lộ, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; nâng cấp tỉnh lộ 944 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng và các tuyến tỉnh lộ 943, 957 đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng trong giai đoạn từ nay đến 2010; nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 942, 952, 954 thành quốc lộ theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng trong giai đoạn 2011 - 2015;

- Nạo vét tuyến sông Hậu từ cửa Định An đến cửa khẩu Vĩnh Xương (thuộc địa phận An Giang) bảo đảm cho tàu có trọng tải 5.000 DWT lưu thông. Mở rộng để nâng cấp cảng Bình Long đạt công suất 300.000 tấn/năm; mở rộng và nâng cấp cảng Mỹ Thới đạt công suất 1 triệu tấn/năm, đón tàu 10.000 tấn cập cảng; xây dựng cảng Tân Châu trong giai đoạn từ nay đến   năm 2010, đón tàu 10.000 tấn cập cảng. Xây dựng mới 2 bến phà Châu Giang và Tân Châu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

b) Điện, bưu chính viễn thông:

Xây dựng đường dây truyền tải điện Rạch Giá - Tri Tôn - Châu Đốc; xây dựng các trạm biến áp ở các khu vực Long Xuyên, Chợ Mới, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành và nâng công suất cho các trạm biến áp hiện có khác.

Đến năm 2010, hạ tầng viễn thông và Internet phủ toàn Tỉnh với dung lượng lớn, tốc độ, chất lượng cao, giá hợp lý đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin; mật độ điện thoại 22 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet 3,8 thuê bao/100 dân. Đến năm 2020 An Giang đạt mức trung bình khá của cả nước về trình độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

c)  Cấp thoát nước:

Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy nước ở các thị trấn, thị xã và thành phố, bảo đảm phục vụ cho các hoạt động dịch vụ và khu công nghiệp.

 Nâng công suất cấp nước sạch đến năm 2010 đạt 50 triệu m3/năm. Trong giai đoạn từ nay đến 2010 xây dựng một số nhà máy mới với tổng công suất 50.000 m3/ngày, nâng tổng công suất các nhà máy cấp nước đô thị lên 165.000 m3/ngày.

Nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Đến năm 2010 hoàn thiện và nâng cấp các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, các khu công nghiệp của Tỉnh; đến năm 2020 đầu tư mới và nâng cấp các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các huyện, thị khác và các cụm công nghiệp của các huyện.

Duy tu, nạo vét mở rộng 18 công trình kênh cấp I, 228 công trình kênh cấp II và cấp III nội đồng với tổng chiều dài 4.156 km. Tổng khối lượng đào đắp đê bao gần 20.000 m3 với năng lực phục vụ khoảng 210.000 ha.

7. Bảo vệ môi trường sinh thái

Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Bảo vệ, giữ gìn chất lượng các nguồn nước, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan khu di sản thiên nhiên Thất Sơn. Tổ chức hợp lý hệ thống bãi rác, xử lý chất thải, nhất là ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ.

Xây dựng khả năng cưỡng chế thi hành quản lý môi trường trên cơ sở tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường và thể chế thực thi quy hoạch.

Phấn đấu đến năm 2010 có 90% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải và 100% chất thải bệnh viện; đến năm 2020 về cơ bản tất cả chất thải rắn được thu gom và xử lý trên 90% chất thải.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào xử lý vệ sinh nhằm bảo đảm môi trường sạch ở nông thôn.

IV. Định hướng phát triển theo lãnh thổ

1. Quy hoạch chống lũ:

Tiếp tục đầu tư khai thông hệ thống kênh trục thoát lũ ra biển Tây.

Bố trí sản xuất theo vùng, tiểu vùng theo mức độ ảnh hưởng của lũ. Bố trí mùa vụ dựa trên chu kỳ lũ và đỉnh lũ hàng năm.

Quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện theo phương châm chống lũ triệt để, trên mức đỉnh lũ năm 2000 từ 30cm - 40 cm; đầu tư hoàn thiện và phát huy hiệu quả các khu dân cư, cụm tuyến dân cư hiện có; xây dựng mới một số cụm, tuyến dân cư dọc theo hệ thống kênh cấp I, II.

Có giải pháp chống sạt lở hệ thống bờ sông Tiền, sông Hậu, chỉnh trị dòng sông, quy hoạch di dời, bố trí lại dân cư vùng sạt lở nghiêm trọng.

2. Tổ chức hành lang và hệ thống đô thị

- Hình thành các hành lang trên một số tuyến giao thông chính:

+ Tuyến quốc lộ 91: Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên mà trung tâm là khu công nghiệp Vàm Cống (Long Xuyên), Bình Hoà (Châu Thành), Bình Long (Châu Phú) và Châu Đốc là điểm nút quan trọng của hành lang phát triển dẫn đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế đường bộ Xuân Tô (Tịnh Biên);

+ Tuyến tỉnh lộ 943: Phú Hoà - Núi Sập - Ba Thê (Thoại Sơn) - Cô Tô; nối tiếp tỉnh lộ 948: thị trấn Tri Tôn - Núi Cấm - Chi Lăng - Nhà Bàng (Tịnh Biên);

+ Tuyến tỉnh lộ 956: cầu Cồn Tiên (Châu Đốc) - cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (An Phú);

+ Tuyến tỉnh lộ 953: Tân Châu - Châu Đốc;

+ Tuyến tỉnh lộ 941: Lộ Tẻ - Tri Tôn;

+ Tuyến tỉnh lộ 944: An Hoà - ngã ba Cựu Hội;

+ Tuyến ven sông Tiền: tỉnh lộ 942 (Hội An - Mỹ Luông - thị trấn Chợ Mới); tỉnh lộ 954 và 952 (thị trấn Phú Mỹ - thị trấn Chợ Vàm - thị trấn Tân Châu - cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương).

- Trên các tuyến hành lang giao thông sẽ tập trung đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị bao gồm:

+ Thành phố Long Xuyên: trở thành đô thị loại II vào năm 2010. Hướng phát triển không gian theo dạng tuyến kéo dài theo sông Hậu và dọc tuyến quốc lộ 91. Quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 288.000 dân;

+ Thị xã Châu Đốc: dự kiến là trung tâm kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng khu vực phía Tây Bắc của Tỉnh. Hướng phát triển không gian dọc theo sông Hậu, quốc lộ 91 và một phần về phía Núi Sam. Quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 123.000 dân;

+ 17 thị trấn bao gồm: Tân Châu, Phú Mỹ, Chợ Mới, Mỹ Luông, Núi Sập, Ba Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, An Phú, An Châu, Cái Dầu, Tịnh Biên, Long Bình, Vĩnh Xương, Cồn Tiên, Bình Hoà, Vĩnh Bình; điểm du lịch Núi Sam, Chi Lăng, Ba Chúc, Chợ Vàm và Phú Hoà. Giai đoạn từ nay đến 2010 sẽ nâng cấp thị trấn Tân Châu lên thị xã và thành đô thị loại IV; giai đoạn 2011 - 2020 nâng cấp thị trấn Cái Dầu, Tịnh Biên lên thị xã;

+ 133 điểm trung tâm thị tứ với mỗi điểm có từ 1.500 dân - 4.000 dân;

+ Kèm theo hệ thống đô thị có 3 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

3. Phát triển nông thôn, miền núi và biên giới:

- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn;

- Phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

- Phát triển nông thôn theo các tiểu vùng:

+ Tiểu vùng 1: gồm 4 huyện cù lao, 2/3 thị xã Châu Đốc, 1/2 huyện Châu Phú, 1/2 huyện Châu Thành, thành phố Long Xuyên và 2/5 diện tích huyện Thoại Sơn;

+ Tiểu vùng 2: gồm 1/3 thị xã Châu Đốc, 1/2 huyện Châu Phú, 1/2 huyện Châu Thành, 3/5 huyện Thoại Sơn, 2/5 huyện Tri Tôn và 1/3 huyện Tịnh Biên;

+ Tiểu vùng 3: phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm phần lớn đất đồng bằng và ruộng chân núi.

V. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch

1. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

Tổ chức hiệu quả việc quản lý quy hoạch làm công cụ để các cấp chính quyền tỉnh, huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quản lý quy hoạch. Xây dựng quy chế quản lý với sự phân công, phân cấp, đề cao trách nhiệm của các cấp thực hiện và quản lý quy hoạch.

Đưa quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

2. Huy động vốn đầu tư

Huy động tổng lực các nguồn vốn trong nước, ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội.

Huy động vốn từ khai thác quỹ đất; khi cần thiết có thể ban hành trái phiếu công trình.

Tăng cường các biện pháp để huy động vốn vay ODA phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng.

Xây dựng các danh mục dự án do địa phương quản lý để tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn.

Mở rộng huy động vốn và xã hội hoá đầu tư gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hành triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ ngân sách tỉnh. Lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình quốc gia trên địa bàn Tỉnh để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát vốn.

3. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Tăng cường tuyên truyền, vận động đi đôi với giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc, để họ tránh các rủi ro pháp lý không đáng có do thiếu hiểu biết pháp luật; đồng thời, góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động đồng thời khuyến khích đa dạng hoá các hình thức giáo dục và đào tạo nghề từ các thành phần kinh tế. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nông dân.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân năng động, sáng tạo, có bản lĩnh, đạo đức kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Chú trọng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản xuất sạch, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng thời ban hành các chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật.

4. Nâng cao năng lực quản lý hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, Ban, ngành của Tỉnh và các quận, huyện; tạo cơ chế phối hợp, nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhà nước, trước hết là quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; chuẩn hoá đội ngũ cán bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện cụ thể của Tỉnh. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ công khai thông tin cho dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm việc thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức.

5. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động và tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh này, nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội; nhất là tệ nạn xã hội ở địa bàn biên giới như buôn bán phụ nữ và trẻ em, mại dâm, buôn bán và sử dụng ma tuý.

6. Tăng cường phối hợp với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và cả nước:

Tăng cường hợp tác, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của mỗi bên để cùng phát triển.

Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp của các tỉnh tham gia đầu tư, kinh doanh; hợp tác và kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch, khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu. Hợp tác phát triển với thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang và các tỉnh khác trên các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch.

Tăng cường hợp tác với nước bạn Campuchia, gần nhất là 2 tỉnh giáp biên giới để thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ các khu kinh tế cửa khẩu và khai thác phát triển kinh tế vùng biên giới.

Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quyết định này, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt các đề án, dự án và triển khai thực hiện theo quy định:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ tỉnh An Giang nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước để thực hiện Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH,

DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg  

ngày 22 tháng 5  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

__________

 

A. GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010

I. Công nghiệp - xây dựng

1. Nhà máy nước khoáng (Tri Tôn);

2. Dây chuyền sản xuất máy gặt đập liên hợp (Long Xuyên);

3. Các nhà máy chế biến rau quả đông lạnh xuất khẩu (Chợ Mới, Châu Phú);

4. Nhà máy chế biến dầu cá (KCN Bình Long);

5. Hai nhà máy chế biến bột cá (các KCN);

6. Nhà máy sản xuất tinh bột, bột dinh dưỡng (KCN Bình Hoà);

7. Nhà máy sản xuất dược phẩm (Cụm CN Phú Hoà);

8. Khu công nghiệp Bình Hoà (Châu Thành);

9. Khu công nghiệp Bình Long (Châu Phú);

10. Hạ tầng khu công nghiệp Vàm Cống (Long Xuyên);

11. Hạ tầng cụm công nghiệp Hoà An (Chợ Mới);

12. Hạ tầng cụm công nghiệp Mỹ Phú, Khánh Hoà (Châu Phú);

13. Hạ tầng cụm công nghiệp Khánh Bình (An Phú);

14. Hạ tầng cụm công nghiệp Xuân Tô (Tịnh Biên);

15. Hạ tầng cụm công nghiệp Tân Châu (Tân Châu);

16. Mười nhà máy chế biến thuỷ sản (các KCN);

17. Ba nhà máy hàng giá trị gia tăng từ thuỷ sản (các KCN);

18. Cụm tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Xương (Tân Châu);

19. Nâng cấp nhà máy đông lạnh rau quả Mỹ An (Chợ Mới);

20. Hai nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu (An Phú);

21. Sáu nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản (các KCN);

22. Nhà máy sản xuất tấm tường vật liệu nhẹ (KCN Bình Hoà);

23. Kho si lô bảo quản nông sản (toàn Tỉnh);

24. Dây chuyền nghiền Ciment 5, 6 (Long Xuyên);

25. Nhà máy gạch tunel Thoại Sơn (Thoại Sơn);

26. Dây chuyền sản xuất gạch nung Ceramic thứ 2 (Long Xuyên);

27. Năm mươi dây chuyền lò nung gạch Tunel (toàn Tỉnh);

28. Dự án đầu tư 8 phân xưởng may giày xuất khẩu (toàn Tỉnh);

29. Dự án đầu tư 12 phân xưởng may xuất khẩu (toàn Tỉnh);

30. Đổi mới thiết bị cơ khí (toàn Tỉnh);

31. Nhà máy sản xuất ván ép Okai (Tịnh Biên);

32. Nhà máy chế biến thuốc thú y thuỷ sản (KCN Bình Hoà);

33. Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác (Long Xuyên, KCN Bình Hoà);

34. Hạ tầng cụm công nghiệp Tây Huế (Long Xuyên);

35. Cụm sản xuất gạch ngói Hoà Bình Thạnh (Châu Thành);

36. Cụm sản xuất gạch ngói Nhơn Mỹ (Chợ Mới);

37. Cụm sản xuất gạch ngói Bình Mỹ (Châu Phú);

38. Cụm sản xuất gạch ngói Bình Thuỷ (Châu Phú);

39. Nhà máy sản xuất gỗ ghép (Tri Tôn);

40. Hạ tầng cụm công nghiệp Tân Trung (Phú Tân);

41. Hạ tầng cụm công nghiệp Tây Huế (Long Xuyên);

42. Hạ tầng cụm công nghiệp Phú Hoà (Thoại Sơn);

43. Đầu tư nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (Chợ Mới);

44. Đầu tư nhà máy chế biến phân vi sinh (Tri Tôn);

45. Hạ tầng cụm công nghiệp Núi Sập (Thoại Sơn);

46. Nhà máy sản xuất bê tông ứng suất trước (KCN Bình Hoà).

II. Cấp nước

47. Hệ thống cấp nước Châu Đốc;

48. Nhà máy cấp nước Xuân Tô;

49. Nhà máy cấp nước KCN Bình Long (Châu Phú);

50. Nhà máy cấp nước KCN Bình Hoà (Châu Thành);

51. 145 hệ thống cấp nước cụm, tuyến dân cư (toàn Tỉnh).

III. Nông nghiệp - thuỷ lợi

52. Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (Tân Châu - Phú Tân);

53. Dự án kênh 7 xã giai đoạn II (An Phú - Tân Châu);

54. Kè sông Tiền bảo vệ khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương (Tân Châu);

55. Kè sông Bình Di bảo vệ thị trấn Long Bình (An Phú);

56. Khai thác tổng hợp cù lao Vĩnh Tường (An Phú);

57. Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên);

58. Dự án thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng tứ giác Long Xuyên;

59. Dự án thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng giữa sông Tiền - sông Hậu;

60. Đê bao bảo vệ thị xã Châu Đốc;

61. Đê bao bảo vệ thành phố Long Xuyên;

62. Sáu hồ chứa nước vùng Bảng Núi (Tịnh Biên, Tri Tôn);

63. Kênh Trà Sư - Tri Tôn (Tịnh Biên, Tri Tôn);

64. Kênh mười Châu Phú (Châu Phú, Châu Thành);

65. Kênh Núi Chóc - Năng Gù (Châu Phú, Châu Thành);

66. Kè sông Tiền bảo vệ thị trấn Tân Châu giai đoạn II (Tân Châu);

67. Hợp phần của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

68. Trồng cây chắn sóng bảo vệ hạ tầng nông thôn;

69. Dự án ổn định và sắp xếp dân cư;

70. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

71. Nạo vét kênh tạo nguồn;

72. Xây dựng cống dưới đê bao;

73. Đắp đê bao;

74. Xây dựng hệ thống trạm bơm điện;

75. Tăng cường năng lực phòng cháy chữa cháy rừng;

76. Thí điểm thuỷ lợi kết hợp giao thông nông thôn 11/150 xã;

77. Trạm bơm Văn Giáo (Tịnh Biên);

78. Trạm bơm Vĩnh Trung (Tịnh Biên);

79. Xây dựng Trung tâm bảo tồn nguồn gen thuỷ sản quý hiếm;

80. Khu bảo tồn thuỷ sản Bắc Vàm Nao (Phú Tân);

81. Đê bao kiểm soát lũ đường 957 (An Phú);

82. Kè sông Tiền đoạn Phú Tân - Chợ Mới;

83. Khôi phục hệ sinh thái rừng tràm và bảo tồn đa dạng sinh học (Tịnh Biên, Tri Tôn).

IV. Giao thông vận tải

84. Đường tỉnh 952 (Tân Châu);

85. Nâng cấp mở rộng đường tỉnh 956;

86. Cầu giao thông nông thôn còn lại của Dự án giao thông nông thôn (WB2) (Chợ Mới, Thoại Sơn);

87. Đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã;

88. Cầu Tân An (Tân Châu);

89. Cầu Ninh Phước (Tri Tôn);

90. Cầu Lấp Vò (Chợ Mới);

91. Cầu Cống Vong (Thoại Sơn);

92. Xây dựng 02 cầu đường tỉnh 948 (Tịnh Biên);

93. Cầu Long Bình (An Phú);

94. Nâng cấp đường tỉnh 953 (Tân Châu);

95. Xây dựng cầu Nguyễn Thái Học (Long Xuyên);

96. Thay thế 06 cầu trên đường tỉnh 954 (Phú Tân);

97. Cảng Tân Châu;

98. Nâng cấp đường tỉnh 943 (Thoại Sơn);

99. Xây mới, thay thế các cầu trên quốc lộ 91;

100. Giao thông nông thôn;

101. Cầu Vàm Cống (Long Xuyên);

102. Tuyến N1;

103. Đường Nam Cây Dương (Châu Phú);

104. Nâng cấp đường tỉnh 944 (Chợ Mới);

105. Quốc lộ 91;

106. Đường cặp kênh Thần Nông (Phú Tân);

107. Xây dựng 02 cầu trên đường tỉnh 955B (Tri Tôn);

108. Đường Hồ Chí Minh;

109. Cầu trên tuyến ra biên giới;

110. Cảng Mỹ Thới (Long Xuyên);

111. Giao thông 3 khu kinh tế cửa khẩu;

112. Nâng cấp đường tỉnh 941 (Châu Thành, Tri Tôn);

113. Nâng cấp đường tỉnh 957 (An Phú);

114. Nâng cấp cải tạo đường kênh mới (Tri Tôn).

 

V. Thương mại - du lịch - hạ tầng công chính

115. Trung tâm thương mại Chợ Vàm (Phú Tân);

116. Chợ Đình Bình Thuỷ (Châu Phú);

117. Khu du lịch Núi Sập - Óc Eo (Thoại Sơn);

118. Khu vui chơi giải trí cửa khẩu Tịnh Biên;

119. Chợ Cầu chữ S (Châu Phú);

120. Trung tâm thương mại Nhơn Hưng (Tịnh Biên);

121. Trung tâm thương mại Phú Mỹ (Phú Tân);

122. Trung tâm thương mại An Phú;

123. Khu bảo thuế cửa khẩu Tịnh Biên;

124. Siêu thị Châu Đốc;

125. Siêu thị Tân Châu;

126. Hệ thống cáp treo Núi Sam (Châu Đốc);

127. Chợ nông sản Tân Trung (Phú Tân);

128. Chợ trung tâm thị trấn Chợ Mới;

129. Chợ trung tâm thị trấn Mỹ Luông (Chợ Mới);

130. Trung tâm thương mại Bình Thuỷ (Châu Phú);

131. Trung tâm thương mại Hội An (Chợ Mới);

132. Khu du lịch Núi Cấm (Tịnh Biên);

133. Khu bãi xe lâm viên Núi Cấm (Tịnh Biên);

134. Khu quản lý và thương mại - dịch vụ cửa khẩu Vĩnh Xương (Tân Châu);

135. Trung tâm thương mại và dân cư Vĩnh Mỹ (Châu Đốc);

136. Khu dân cư và Trung tâm thương mại Xuân Tô (Tịnh Biên);

137. Khu dân cư chợ xếp Bà Lý (Châu Thành);

138. Siêu thị Long Xuyên;

139. Hệ thống cáp treo Núi Cấm (Tịnh Biên);

140. Khu bảo thuế và quản lý cửa khẩu Khánh Bình (An Phú);

141. Chợ gạo Châu Thành;

142. Chợ nổi Long Xuyên;

143. Chợ rau quả Mỹ An (Chợ Mới);

144. Chợ thuỷ sản Châu Phú;

145. Xây dựng 25 chợ xã;

146. Hệ thống cửa hàng chuyên doanh;

147. Trung tâm hội chợ triển lãm Long Bình (An Phú);

148. Khu vui chơi giải trí thị xã Châu Đốc;

149. Khu du lịch văn hoá Kỳ Lân Sơn (Tịnh Biên);

150. Khu du lịch Soài So (Tri Tôn);

151. Khu du lịch núi Trà Sư (Tịnh Biên);

152. Khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên (An Phú);

153. Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh (Long Xuyên);

154. Khu du lịch sinh thái Mỹ Hoà Hưng, cồn Phó Quế (Long Xuyên);

155. Mở rộng khu dân cư Bình Khánh 5 (Long Xuyên);

156. Khu dân cư và Trung tâm xã Mỹ Khánh (Long Xuyên);

157. Khu dân cư cho người có thu nhập thấp (Long Xuyên);

158. Khu dân cư cho người có thu nhập thấp (Châu Đốc);

159. Khu đô thị Bình Hoà (Châu Thành);

160. Khu dân cư đô thị mới thị trấn Cái Dầu (Châu Phú);

161. Khu đô thị mới thị trấn Tân Châu;

162. Khu dân cư và Trung tâm thương mại thị trấn Óc Eo;

163. Khu dân cư và Trung tâm thương mại thị trấn An Phú;

164. Khu dân cư và đường tỉnh qua thị trấn Óc Eo;

165. Khu đô thị mới Long Bình (An Phú);

166. Khu trung tâm mới của thị trấn Phú Mỹ (Phú Tân);

167. Khu dân cư, Trung tâm thương mại, hành chính mới thị trấn Mỹ Luông (Chợ Mới);

168. Chợ Trung Sơn (Phú Tân);

169. Chợ cửa khẩu Khánh Bình (An Phú);

170. Chợ nông sản Châu Đốc;

171. Chợ lúa gạo Châu Thành;

172. Chợ trung tâm thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn).

VI. Môi trường

173. Nhà máy xử lý rác thải Long Xuyên;

174. Nhà máy xử lý rác thải Châu Đốc;

175. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Châu Đốc;

176. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Long Xuyên;

177. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Tân Châu;

178. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Xuân Tô (Tịnh Biên);

179. Hệ thống xử lý nước thải Bình Hoà (Châu Thành);

180. Nhà máy xử lý rác thải Châu Phú.

VII. Bưu chính, viễn thông

181. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại thành phố Long Xuyên;

182. Dự án phổ cập trung học, nâng cao nhận thức và hiểu biết vai trò công nghệ thông tin, kinh tế tri thức và xã hội;

183. Dự án kết nối băng rộng cho sở, ngành, huyện, thị, thành và cơ sở;

184. Đầu tư trang thiết bị tin học ngành giáo dục và đào tạo;

185. Phát triển 320.000 số thuê bao điện thoại;

186. Phát triển 25.000 ports thuê bao ADSL;

187. Dự án ứng dụng thông tin tại thị xã Châu Đốc;

188. Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin về Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng;

189. Dự án xây dựng thư viện điện tử;

190. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại các huyện.

VIII. Giáo dục và đào tạo

191. Trung tâm cai nghiện tư nhân (Tri Tôn);

192. Ký túc xá trường dạy nghề tỉnh (Long Xuyên);

193. Trường đại học An Giang (Long Xuyên);

194. Khu ký túc xá đại học An Giang (Long Xuyên);

195. Trung tâm dạy nghề 11 huyện, thị, thành;

196. Trường mẫu giáo các huyện, thị, thành;

197. Tin học hoá các trường học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

198. Thiết bị phục vụ dạy nghề Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện;

199. Xây dựng phòng học phục vụ thay thế, phát triển;

200. Nâng chất lượng tối thiểu trường tiểu học;

201. Đầu tư chuẩn hoá các trường phổ thông;

202. Xây dựng nhà công vụ.

IX. Y tế

203. Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang (Long Xuyên);

204. Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc;

205. Trường trung học Y tế (Long Xuyên);

206. Bệnh viện Y học dân tộc An Giang (Long Xuyên);

207. Bệnh viện lao và bệnh phổi (Long Xuyên);

208. Bệnh viện chuyên khoa tim mạch (Long Xuyên);

209. Bệnh viện chuyên khoa sản (Long Xuyên);

210. Bệnh viện tâm thần (Long Xuyên);

211. Nâng cấp bệnh viện Nhi (Long Xuyên);

212. Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu;

213. Trung tâm y tế Châu Thành;

214. Trung tâm y tế dự phòng (Long Xuyên);

215. Xây dựng 13 trạm y tế xã;

216. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm (Long Xuyên).

 

X. Văn hoá - Thể dục thể thao - Phát thanh truyền hình

217. Xây dựng Trung tâm phát thanh truyền hình (Long Xuyên);

218. Máy phát hình + Viba (Long Xuyên);

219. Máy phát thanh AM + Viba (Châu Thành);

220. Trung tâm dịch vụ văn hoá tổng hợp (Long Xuyên);

221. Hoàn chỉnh sân vận động tỉnh (Long Xuyên);

222. Khu thể thao của trường nghiệp vụ thể dục thể thao (Long Xuyên);

223. Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh (Long Xuyên);

224. Khu liên hợp thể dục thể thao thị xã Châu Đốc;

225. Hồ bơi thi đấu tỉnh (Long Xuyên);

226. Xây dựng hồ bơi 11 huyện, thị, thành;

227. Nhà tập võ, cầu lông, thể hình, Billards (Long Xuyên);

228. Xây dựng mới sân vận động huyện (Châu Thành, Phú Tân, An Phú);

229. Nâng cấp các sân vận động huyện (Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn).

XI. Quản lý, bảo vệ biên giới đất liền

230. Xây dựng đồn, trạm biên phòng (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

231. Dự án các công trình cấp điện, nước (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

232. Dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hợp tác đối ngoại biên phòng và an ninh biên giới (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

233. Dự án các công trình giao thông (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

234. Dự án hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã biên giới (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

235. Dự án bố trí lại dân cư (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

236. Tăng cường năng lực bảo đảm an ninh biên giới (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu);

237. Đề án cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia (Châu Đốc, Tri Tôn, Tân Biên, An Phú, Tân Châu).

 

B. GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. Công nghiệp

1. Lưới điện truyền tải (Châu Đốc, Tân Châu, Thoại Sơn, Châu Thành);

2. Lưới điện phân phối.

II. Giao thông vận tải

3. Xây dựng 03 cầu đường tỉnh 942 (Chợ Mới);

4. Nâng cấp đường tỉnh 55A (Châu Đốc, Tịnh Biên);

5. Thay thế các cầu trên quốc lộ 91;

6. Cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu;

7. Nâng cấp quốc lộ 91.

III. Khoa học công nghệ

8. Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ của sở, ngành (Long Xuyên).

C. GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

I. Giao thông vận tải

1. Sân bay Châu Đốc;

2. Cầu Tân Châu bắc qua sông Tiền.

II. Thương mại - dịch vụ

3. Trung tâm thương mại Long Sơn (Phú Tân);

4. Trung tâm thương mại Hoà Long (Phú Tân);

5. Chợ rau quả Kiên An (Chợ Mới);

6. Chợ rau quả Hội An (Chợ Mới);

7. Chợ loại III;

8. Hệ thống cửa hàng chuyên doanh;

9. Xây dựng 35 chợ xã.

 

* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.71/2007/QD-TTg

Hanoi, May 22, 2007

 

DECISION

APPROVING THE UP-TO-2020 MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF AN GIANG PROVINCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

At the proposal of An Giang province People’s Committee in Report No. 20/TTr-UBND dated March 20, 2006, Official Letter No. 3298/UBND-TH dated October 17, 2006, and the Ministry of Planning and Investment’s proposal in Official Letter No. 9091/BKH-TD&GSDT dated December 7, 2006, on the up-to-2020 Master Plan on socio-economic development of an Giang province,

DECIDES:

Article 1. To approve the up-to-2020 Master Plan on socio-economic development of An Giang province with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

To accelerate the economic growth rate in a sustainable manner, to build An Giang into an open economic zone and a commercial hub between the Mekong river delta provinces and Cambodia as well as other ASEAN countries. To actively intensify integration and tap the potentials and advantages for further growth. To develop economy in association with protection of natural resources and environment, ensuring the sustainable development.

To well combine the agricultural industrialization-rural modernization with the expansion and construction of urban centers and key economic zones with dynamically developing industries and services. To perfect the mechanism on employment of talents in parallel with the raising of quality of human resources, especially the contingent of managerial cadres, science workers and technicians as well as the contingent of entrepreneurs.

To closely combine economic development with the maintenance of defense and security, especially border security. To consolidate the political system and the state administration.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To substantially and comprehensively shift production, business and socio-economic management activities from the employment of mainly manual labor to the employment of labor with advanced and modem technology, based on industrial development and scientific-technological advances, creating high social labor productivity. To invest in development of key and focal programs, schemes and projects and actively embark on international economic integration.

2. Specific objectives

The average annual GDP growth rate will be 12% in the 2006-2010 period and 11% in the 2011-2020 period.

The per-capita average GDP will reach US$ 927 by 2010 and US$ 2,467 by 2020.

To create breakthroughs in renewing the province's economic structure: agriculture-forestry-fishery will account for 24.8% of the GDP, industry-service for 15.5% and services for 59.7% by 2010, which will be 11.2%, 20.2% and 68.6% by 2020, respectively.

The export turnover value will reach US$ 700 million by 2010 and US$ 4.3 billion by 2020; the export value growth rate will be 16.3%/year in the 2006-2010 period and 20%/year in the 2011-2020 period.

To reduce the population growth rate to 1.1% by 2010 and 1% in the 2011-2020 period. To reduce the rate of malnourished under-five children to 19% by 2010 and under 10% by 2020.

To complete the universalization of primary and lower secondary education by the end of 2007 and upper secondary education by 2015. By 2010, most schools reach the national standards.

The rate of trained labor will rise to 25-30% by 2010 and over 50% by 2020. The urban unemployment rate will stand at 4.8% by 2010 and at the natural unemployment level (under 5%) by 2020; the percentage of working time in rural areas will rise to 80-85% by 2010 and over 90% by 2020.

To improve the people's living conditions, with 96% of the urban population and over 80% of the rural population being supplied with clean water by 2010, which will be respective/y 100% and over 90% by 2020; the rate of poor households dropping to under 5% by 2010 and under 3% by 2020; the radio and television broadcasts covering the entire province; over 95% of the total households being supplied with electricity by 2010 and 100% by 2020.

To harmonize economic development with the protection of natural resources and environment. To raise the forest, perennial industrial tree and fruit tree coverage to 20.5% by 2010 and over 30% by 2020.

III. SECTORAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Agriculture, forestry and fishery

To couple food security assurance with the boosted export of high-quality agricultural and forest products. To reduce the cultivation value proportion from 80.7% in 2005 to 78.8% by 2010, to increase the husbandry product value proportion from 6.5% to 7.2% by 2010, agricultural service value proportion from 12.8% to 14% by 2010: To increase the average per-hectare production value from VND 37.27 million at present to VND 53.34 million by

2010.

To develop aquaculture production through rationally combining exploitation, culture and processing to create great commodity volume; to develop fishery into a spearhead branch of the province. The total aquaculture area will reach over 6,400 ha by 2010 and over 11,800 ha by 2020. The aquaculture water surface area is mainly for raft and caged fish rearing, attaching importance to raising the aquaculture quality in combination with rational development of the number of rafts and cages. The main aquaculture areas include Chau Doc river T-section, Hau river section running through My Hoa Hung commune, Tien river section running through Vinh Xuong commune of Tan Chau district, Cai Vung river section running through Phu Tan dictrict, Tien river section running through My Hiep commune. To attach importance to protection of water sources and control of wastes.

To invest in research into and development of plant varieties and animal breeds of high yield, high quality, which are resistant to diseases and suitable to the ecological conditions of the province.

2. Industries, cottage industries and handicrafts

By 2010, to comprehensively build the industrial parks of Binh Long (Chau Phu) of 66.55 ha; Binh Hoa (Chau Thanh) of 145.7 ha; to invest in infrastructure of Vam Cong (Long Xuyen) industrial park of 500 ha. To continue studying the investment in and construction of a number of new industrial parks after 2010.

Aquatic product-processing industry; food and foodstuff processing industry: to invest in reserve storehouse system, rice-drying systems, surplus farm produce silos; to process agricultural and aquatic products into commodity products for domestic consumption and export. To strive for the target that by 2010, most agricultural and aquatic products will be processed before they are marketed.

Mechanical manufacturing and repair industry:

To continue research into the mechanization of seed sowing, rice harvesting and threshing, to modify drying equipment to meet the goods quality requirements; to raise the capacity of farm machine manufacturing.

Mining industry and production of building materials: The mineral exploitation must be closely associated with protection of ecological environment and tourist landscapes. To raise the quality of building materials products of the province and their competitiveness in the domestic and export markets.

To develop garment, leather and shoe, electronic assembly industries, information technology in service of domestic and export markets.

Traditional cottage industries and handicrafts: To develop fine-art handicraft articles in service of tourism and upgrade the traditional specialty products of An Giang.

Timber and forest product-processing industry:

To raise the commercial value of forest products, particularly those from planted forests, meeting the consumption and export demands.

3. Trade and services

- Trade: To build material foundations for, and organize civilized and modern commercial activities. To strongly turn to the service of export, to tap and expand the domestic market. To encourage various economic sectors to participate in commerce, paying attention to tapping rural, mountain and border markets.

To develop Long Xuyen city and Chau Doc provincial town into big and dynamic commercial centers of the province; Tan Chau-Vinh Xuong region and Tinh Bien - Tri Ton-Nui Sap axis into economic ''locomotives'' of the province to pull other regions for development. To strive for the target that by 2010, there will be in the whole province 9 grade-I marketplaces (5 newly built ones), 15 grade-II marketplaces (of the total of 48 grade-II marketplaces) wi/1be upgraded, with an average of one market place for each commune. By 2020, the number of marketplaces will rise by 5%, mainly through development of supermarkets, with the total of 300 marketplaces throughout the province. To develop central marketplaces and continue formulating new marketplaces in districts.

In Tinh Bien border-gate area: To incrementally build synchronous infrastructure in association with distribution of population and development of export and import services. For two border-gate economic zones of Vinh Xuong and Khanh Binh: To concentrate on trade, tourism and processing industry in service of export. To continue investing in synchronous infrastructure, bonded warehouses of border-gate economic zones. To formulate a number of services related to border-gate economic activities.

To develop various types of services on finance, banking, insurance, investment consultancy, technological transfer, intellectual property, management consultancy and legal consultancy, e-commerce, telecommunications, meeting production and daily-life demands and suiting the development trend of modern market economy, contributing to quickly restructuring the province's economy and labor.

- Tourism: To bring into play all resources for building and developing tourism into a spearhead economic branch of the province; to diversify tourist products, step up joint venture and association with tourist units at home and abroad.

To attract 5 million tourist arrivals by 2010, which will rise 1.3 times by 2020. To develop key tourist resorts: Nui Sam, Nui Cam, Nui Co To, Nui Giai, Uncle Ton's relics zone and My Khanh entertainment and recreation area. To develop intra-provincial tourist lines: Long Xuyen - Cho Moi - Chau Thanh - Thoai Son; Chau Doc - Chau Phu – An Phu; Phu Tan - Tan Chau and Tri Ton-Tinh Bien; to develop inter-provincial and overseas tourist lines.

To develop such tourist products as sightseeing tourism, convalescence tourism, ecological tourism, sport, entertainment and recreation tourism, cultural tourism, fine-art handicraft article-buying tourism and culinary tourism.

4. Social domains

- Education and training:

To widely develop preschool and general education networks, speed up the socialization of education. To strive for the targets that 80% of the primary school teachers have the collegial degree, 90% of the secondary school teachers have the university degree and 20% of the upper secondary school teachers have the post-graduate degree. To step by step perfect the material foundation system with a view to achieving the educational development objectives, striving to have 100% classrooms solidified by 2010. To diversify forms of training, attaching importance to re-training and fostering for raising the qualifications of the existing contingent of laborers.

To invest in developing An Giang university into a center supplying high-quality human resources for the province; to set up the Culture and Art Secondary School by 2010, which will be upgraded to college by 2020; by 2010, to upgrade the Vocational Training School and the Economic-Technical Secondary School into vocational training colleges of Long Xuyen area; to set up the intermediate vocational training school for Chau Doc area; to additionally build 7 vocational training centers in districts; to transform the province's continuing education center into the community college. By 2020, to continue setting up the intermediate vocational training school of Tan Chau area.

- To coordinated/y and efficiently realize programs and projects on hunger elimination and poverty reduction, creating conditions for the poor to access basic social services, striving to bring 11 communes meeting with extraordinary difficulties out of poverty, basically achieving the objectives of Program 135.

- Public health and community health care: To well materialize the national health programs, paying attention to the care for the health of the entire population. To actively prevent and combat epidemics, maintain the results of elimination of polio, infant tetanus and blindness due to Vitamin A deficiency. To strive to reach the leprosy elimination standards by 2008 and to basically eliminate malaria, typhoid and goiter by 2010. To synchronously implement the target medical programs. To develop and expand the subjects and forms of medical insurance, gradually proceed to

medical insurance for the entire population by 2010. To ensure that 100% of the communes, wards and district towns have their own medical stations with 1 0 beds each; 100% of the communes have medical doctors and midwives; 100% of the hamlets have medical personnel; to strive for the targets of 5 medical doctors and 0.8 pharmacist of university degree for every ten thousand inhabitants by 2010, then 8 medical doctors and over 1.2 pharmacist of university degree for every ten thousand inhabitant by 2020.

From now till 2010: To set up the social- disease and HIV/AIDS prevention and combat center; to build a new pharmaceuticals-testing center; to build a medical college with the enrolment of 800-900 students on the basis of the intermediate medical school. To establish an obstetric-paediatric hospital of 500 beds; to build a new central general hospital of 600 beds of An Giang, the Chau Doc general hospital of 500 beds; to build a tuberculosis and lung disease hospital, a mental hospital of 100 beds, a traditional medicine hospital of 50 beds. To further invest in developing the cardio-vascular, eye, ear-nose-throat, odonto-stomatology hospitals into high-technique specialized hospitals.

- Culture-information, physical training-sports: To strive for the target that by 2010 there will be no white-zone regarding the enjoyment of 6 cultural and art forms: theatre, cinema, library, relic museum, exhibition and mobile communications. To further invest in Ba Chuc and Doi Tuc Dup relics and build the Oc Eo relic zone; to build a new culture-information center and the provincial intermediate culture and art school. To develop the contingent of talented athletes of high level, approaching the regional level. To strongly develop mass physical training and sport, movements in order to improve the people's health.

5. Defense and security

To promote the tradition of national unity, the strength of the political system, raise the sense of self-reliance, exploit all resources, step up the realization of two strategic tasks, building the entire-people defense and the firm people security posture.

To concentrate efforts on building the all- sidedly strong armed forces, improve their integrated strength, combat strength and combat readiness, meeting the requirements in all circumstances.

To firmly maintain political security, social order and safety. To effectively struggle against acts of sabotage by hostile forces.

To complete the system of defense works, combat structures of the border-guard forces, ensuring border security and building a border line of peace and friendship with the Cambodia Kingdom.

6. Infrastructure development

a) Traffic:

- Highway 91:

+ From now till 2010: To build new bridges in replacement of Nguyen Trung Truc, Chac Ca Dao, Kinh Xang Cay Duong, Thay Pho and Huu Nghi (Tinh Bien) bridges; to build new bridges in replacement of the remaining bridges from Cai San bridge to Ben Thuy T-junction up to the standards of H30 designed tonnage; to upgrade Chau Doc-Tinh Bien section;

+ The 2011-2015 period: To upgrade and expand highway 91 from Nguyen Trung Truc bridge to Chau Doc up to grade-III delta road standards. To complete the construction of Long Xuyen –Chau Doc- Khanh Binh expressway before 2020.

- Route N1:

+ From now till 2010: To complete the upgrading of the Tinh Bien-Ha Tien Road (section running through An Giang) up to the grade-IV delta road standards, to build 20 new bridges on the road up to the H30 designed tonnage standards; to complete the construction of Tan Chau-Chau Doc road section up to grade-IV delta road standards;

+ The 2011- 2020 period: To build Chau Doc bridge spanning Hau river by 2011, Tan Chau bridge spanning Tien river by 2015, to upgrade Route N1 section running through An Giang up to the Grade-III delta road standards.

- Route N2 (Ho Chi Minh road):

+ From now till 2010: To build Vam Cong bridge spanning Hau river; to build roads and bridges on the route bypassing Long Xuyen city; to upgrade Long Xuyen-Nui Sap road up to grade-III delta road standards;

+ The 2011-2020 period: To upgrade Thoai Giang - Rach Gia section (running through An Giang) up to grade-IV delta road standards by 2015; to upgrade the entire route up to grade-III delta road standards by 2020.

- To build Long Binh bridge spanning Binh Di river, linking road traffic along Vietnam-Cambodia border in the 2006-2010 period;

- To build An Hoa bridge spanning Hau river in the 2011-2020 period;

- To upgrade provincial road 956 into a highway, up to grade-III delta road standards; to upgrade provincial road 944 up to grade-III delta road standards and provincial roads 943, 957 up to grade-IV delta road standards in the period from now till 2010; to upgrade provincial roads 942, 952 and 954 into highways of grade-III delta road standards in the 2011-2015 period;

- To dredge Hau river from Dinh An to Vinh Xuong border gate (in An Giang province), ensuring the passage of ships of 5,000 DWT tonnage. To expand and upgrade Binh Long port to achieve the capacity of 300,000 tons/year; to expand and upgrade My Thoi port to achieve the capacity of 1,000,000 tons/year, receiving 10,000-ton ships; to build Tan Chau port in the period from now till 2010, capable of receiving 10,000-ton ships. To build two new ferries of Chau Giang and Tan Chau in the period from now till 2010.

b) Electricity, post and telecommunications:

To build the Rach Gia -Tri Ton-Chau Doc power transmission line; to build transformer stations in Long Xuyen, Cho Moi, Tan Chau, Tri Ton, Tinh Bien and Chau Thanh areas and raise the capacities of the existing transformer stations.

By 2010, telecommunications and Internet will cover the whole province with great capacity, high speed and quality, reasonable charges, meeting the information exchange demands; the telephone density will be 22 telephone sets per 100 inhabitants and the Internet subscription density will be 3.8 subscribers/100 inhabitants. By 2020, An Giang will reach above the national average level in development of information and communication technology.

c) Water supply and drainage:

To upgrade and build water plants in district towns, provincial capital and towns to serve service activities and industrial parks.

To raise the clean water supply capacity to 50 million cubic meters/year by 2010. In the period from now till 2010, to build a number of new water plants with the total capacity of 50,000 m3/day, bringing the total capacity of urban water plants to 165,000 m3/day.

To upgrade and build water drainage and waste water treatment systems. By 2010, to complete and upgrade the water drainage and wastewater treatment systems of Long Xuyen city, Chau Doc provincial town and industrial parks of the province; by 2020 to build and upgrade water drainage and wastewater treatment systems of districts, other urban areas and industrial complexes of districts.

To renovate, dredge and expand 18 intra-field canals of grade I and 228 canals of grades II and III with the total length of 4,156 km. The total volume of earth for dike construction and embankment will approximate 20,000 m3, which can serve about 210,000 ha.

7. Ecological environment protection

To harmonize economic development with the protection of natural resources and environment, ensuring the sustainable development.

To protect and preserve quality of water sources, to conserve natural ecological system and landscape of That Son natural heritage zone. To rationally organize systems of garbage dump sites, waste treatment, particularly in urban centers, district towns, townships.

To build up the capacity to coerce the environment management on the basis of enhancing the capabilities of environment management bodies and the institutions for enforcement of the Master Plan.

To strive for the target that by 2010, 90% of solid wastes are gathered and over 60% of wastes and 100% of hospital wastes are treated; by 2020, basically all solid wastes are gathered and over 90% of wastes are treated.

To apply technical advances to sanitation in order to ensure a clean rural environment.

IV. TERRITORY-BASED DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. The anti-flood planning

To further invest in clearing the canal systems for flood drainage to the sea in the west.

To organize production according to zones and sub-zones, depending on the extent of flood impacts.

To structure crops, based on flood cycles and annual flood peak.

The urban construction planning is implemented under the guiding principle of resolute fight against floods, 30 cm - 40cm above the 2000 flood peak; to invest in completion and promotion of efficiency of the existing population quarters and lines; to build a number of new population quarters and lines along canals of grades I and II.

To apply measures against erosion and slides of the banks of Tien and Hau rivers, regulating river flows, to plan the relocation of population in areas under serious erosion and slides.

2. To organize corridors and urban systems

- To formulate corridors along main traffic routes:

+ Highway 91: Long Xuyen- Chau Thanh-Chau Phu - Chau Doc-Tinh Bien corridor with Vam Cong (Long Xuyen) industrial park as the heart, Binh Hoa (Chau Thanh), Bing Long (Chau Phu) and Chau Doc as important knots of the development corridor leading to Xuan To (Tinh Bien) international land border-gate economic zone;

+ Provincial road 943: Phu Hoa-Nui Sap-Ba The (Thoai Son)-Co To corridor; linking to provincial road 948; Tri Ton district town-Nui Cam-Chi Lang-Nha Bang (Tinh Bien) corridor.

+ Provincial road 956: Con Tien (Chau Doc); bridge- Khanh Binh national border gate (An Phu) corridor;

+ Provincial road 953: Tan Chau-Chau Doc;

+ Provincial road 941: Lo Te-Tri Ton;

+ Provincial road 944: An Hoa-Cuu Hoi T-junction;

+ Roads along Tien river: Provincial road 942 (Hoi An - My Luong - Cho Moi district town); provincial roads 954 and 952 (Phu My district town-Cho Vam district town-Tan Chau district town-Vinh Xuong international river way border gate).

- In traffic corridors, investment will be concentrated on the construction and development of urban networks, including:

+ Long Xuyen city: To become grade-II city by 2010. Spatial development direction will be along Hau river and highway 91. The population will be 288,000 by 2010;

+ Chau Doc provincial town: Expected to be an economic-social-security-defense center northwest of the province. The spatial development direction will be along Hau river, highway 91 and a section to the south of Nui Sam. The population will be around 123,000 by 2010;

+ 17 district towns including Tan Chau, Phu My, Cho Moi, My Luong, Nui Sap, Ba The, Tri Ton, Nha Bang, An Phu, An Chau, Cai Dau, Tinh Bien, Long Binh, Vinh Xuong, Con Tien, Binh Hoa,Vinh Binh; tourist resorts of Nui Sam, Chi Lang, Ba Chuc, Cho Vam and Phu Hoa. In the period from now till 2010, to upgrade Tan Chau district town to provincial town, then a grade-IV city; in the 2011-2020 period, to upgrade Cai Dau and Tinh Bien district towns to provincial towns;

+ 133 township centers with a population of between 1,500 and 4,000 each;

+ Accompanied with the urban systems are three industrial parks and 11 industrial, cottage-industrial and handicraft complexes;

3. Rural, mountain and border development

- To intensify there structuring of rural economy;

- To develop the rural market and stimulate consumption rationally;

- To build rural infrastructure for restructuring of rural economy toward industrialization and modernization;

- Rural development by sub-zones:

+ Sub-zone 1: covering 4 island districts, 213 of Chau Doc provincial town, half of Chau Phu district, half of Chau Thanh district, Long Xuyen city and 215 of Thoai Son district;

+ Sub-zone 2: covering 1/3 of Chau Doc provincial town, half of Chau Phu district, half of Chau Thanh district, 315 of Thoai Son district, 215 of Tri Ton district and 113 of Tinh Bien district;

+ Sub-zone 3: The remainder of Tri Ton and Tinh Bien districts, covering largely plain land and mountain feet fields.

V. SOME MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENTATION OF THE PLANNING

1. Management and organization of Master Plan implementation

To efficiently organize the management of the Master Plan, serving as a tool for provincial, district, town or municipal administrations to direct the realization of socio-economic development tasks.

The provincial People's Committee shall intensify the direction and management of the Planning; elaborate regulations on management with clear responsibility division and decentralization, heightening the sense of responsibility of authorities at all levels for implementation and management of the Master Plan.

To include the Master Plan in five-year and annual socio-economic development plans.

2. Investment capital mobilization

To mobilize all capital sources at home and abroad for socio-economic development.

To mobilize investment capital from exploitation of land fund; when necessary, to issue constructions bonds.

To apply measures to mobilize ODA loan capital in service of infrastructure development.

To make lists of locally-managed projects for concentrated investment in technical infrastructure in each period.

To expand the capital mobilization and socialization of investment associated with the socio-economic development planning.

To thoroughly practice thrift for efficient use of, and higher percentage of investment accumulation from, provincial budget. To integrate target programs and national programs in the province for efficient use, non-waste and non-loss of capital.

3. To raise people's intellectual level, develop human resources, science and technology

To intensify law propagation, dissemination and education as well as legal assistance for people, particularly the poor and ethnic minorities, so that they avoid legal risks they may face due to lack of legal knowledge; and at the same time, contribute to preventing and combating social evils in the locality.

To raise the quality of labor force while encouraging the diversification of forms of education and vocational training by various economic sectors.

To provide vocational training for rural labor and peasants.

To attach importance to training and retraining of the contingent of dynamic, creative entrepreneurs with business stuff and ethics, meeting the requirements of socio-economic development of the province.

To attach importance to the transfer and application of scientific and technical advances to production, particularly in the domains of agriculture, clean production and processing industries, bio-technology and information technology.

To invest in the construction of socio-economic infrastructure while promulgating incentives and policies to attract talents and skilled laborers.

4. To raise the administrative management capability

To further step up the implementation of the administrative reform program on the basis of scrutinizing the functions, tasks and powers of provincial Services, Departments and Sectors as well as urban districts and rural districts; to create coordination mechanisms, heightening the responsibilities of relevant agencies in the state management, first of all the process of handling the administrative procedures. To provide professional and managerial training for officials and public servants; to standardize the contingent of cadres suitable to each development stage and specific conditions of the province. To materialize the Regulation on democracy at the grassroots, the regime of publicity of information to people on the undertakings and policies of the State and local administration with a view to ensuring the strict law enforcement by state bodies, officials and public servants.

5. To speed up the struggle to prevent and combat corruption, negative phenomena and social evils

To bring into play the strength of the entire political system, to propagate, mobilize and organize people of all strata to participate in this struggle, aiming to effectively prevent corruption phenomena, negative acts and social evils, particularly social vices in border areas such as woman and children trafficking, prostitution, drug trafficking and use.

6. To enhance coordination with provinces in the Mekong river delta, the eastern South Vietnam region and the whole country

To intensify cooperation, association and coordination for development with other provinces on the basis of bringing into play the particular strengths of each party for joint development.

To call on investors and entrepreneurs of other provinces to participate in investment and business; to cooperate with and call for investment in tourist resorts, industrial parks and border-gate economic zones. To cooperate for development with Can Tho city, Ho Chi Minh city, Kien Giang province and other provinces in the fields of agriculture, fishery, industry and tourism.

To intensify cooperation with Cambodia, particularly two provinces adjacent to the border in order to boost the trade and service development of border-gate economic zones and to exploit and develop border-region economy.

Article 2.

This Master Plan serves as orientations and a basis for formulation, submission for approval and implementation of sectoral plannings and investment projects in the province according to regulations.

Article 3.

The An Giang province People's Committee shall, based on the socio-economic development objectives, tasks and orientations of the province stated in this Decision, assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, directing the formulation and submission for approval of the following schemes and projects and organize their implementation according to regulations:

- The strategic environmental impact assessment report.

- The plannings on socio-economic development of districts, provincial towns and city; the plannings on development of urban systems and population quarters; the construction planning; the land use planning and plan; the sectoral development plannings in order to ensure the overall and synchronous development.

A number of mechanisms and policies to be formulated and promulgated according to its competence or to be submitted to competent state bodies for promulgation, which are suitable to the province's development requirements and in accordance with the state law in each period, with a view to attracting and mobilizing resources for implementation of the Master Plan.

- Long-term, medium-term and short-term plans, key development programs, specific projects for concentrated investment or incremental and rational priority, to be formulated by itself.

- Timely adjustments or supplements to the Planning, suitable to the socio-economic development situation of the province and the whole country at each stage of the Master Plan, which are submitted to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 4.

Relevant ministries and branches shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, support An Giang province in studying the formation of the above-mentioned plannings; studying the formulation and submitting to competent state bodies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable to socio-economic development requirements of the province in each period with a view to mobilizing and efficiently using resources, encouraging and attracting investment for well materializing the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the Master Plan; speeding up investment in, construction of, works and projects of regional scale and nature, which are important to the province's development, for which investment has been already decided; considering, adjusting and supplementing sectoral development plannings, plans on investment in relevant works and projects stated in the Master Plan; and support the province in seeking and arranging domestic investment sources for implementation of the Master Plan.

Article 5.

This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 6.

The An Giang province People's Committee president, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 71/2007/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thuỷ sản về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thuỷ sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư

Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe