Quyết định 62/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020

thuộc tính Quyết định 62/2006/QĐ-BNN

Quyết định 62/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:62/2006/QĐ-BNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:16/08/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 62/2006/QĐ-BNN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 62/2006/QĐ-BNN

NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

            Căn cứ  Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 24/3/2004;

            Căn cứ  Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010;

 

            Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Chiến lược:
a) Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, giữ được tính đa dạng sinh học; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu về cung cấp giống: đến năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng; đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng.
- Mục tiêu về quản lý giống: đến hết năm 2006 xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các văn bản có liên quan đến quản lý giống cây lâm nghiệp, đến hết năm 2008 cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây lâm nghiệp; hoàn thiện bộ máy và công cụ quản lý đủ để kiểm soát chất lượng giống cây lâm nghiệp theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với các loài cây trồng chính vào năm 2007.
- Mục tiêu về nghiên cứu giống: chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi. Đảm bảo rừng được trồng từ sau năm 2020, đối với cây mọc nhanh năng suất bình quân 30m3/ha/năm, cây gỗ lớn đạt
- Mục tiêu về nguồn lực: Đến năm 2010, về cơ bản bảo đảm đủ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống bao gồm cả nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống. Trang thiết bị, vật tư kỹ thuật quan trọng được hiện đại ngang bằng với các nước trong khu vực. Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần tham gia (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân).
2. Nội dung của Chiến lược:
2.1 Định hướng về sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp
a) Loài cây ưu tiên phát triển giống:
- Nhóm cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế:
+ Gỗ lớn: Dầu rái, Tếch, Xoan ta, Thông caribea, Sao đen, Keo các loại.
+ Gỗ nhỏ: Các giống được công nhận của các loài Bạch đàn, Keo, Tràm.
- Nhóm loài cây trồng làm giàu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: Giổi xanh, Giổi nhung, Lát hoa, Re gừng, Chiêu liêu, Sồi phảng, Huỷnh, Vạng trứng, Xoan đào, Muồng đen.
- Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ: Quế, Hồi, Sở, Trám, Tre trúc, Song mây, Trầm gió, Thông nhựa.
- Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn gồm các loài cây như trong làm giàu rừng; phòng hộ đất cát ven biển: Xoan chịu hạn, Trôm, Phi lao, Keo chịu hạn; phòng hộ đất ngập nước: Tràm, Đước, Vẹt,  Mấm trắng.
b) Xây dựng hệ thống nguồn giống
- Quy hoạch hệ thống nguồn giống trong phạm vi cả nước trên cơ sở rà soát đăng ký lại nguồn giống hiện có.
- Tuyển chọn bổ sung nguồn giống mới để tác động chuyển hoá (khoảng 2.700 ha).
- Xây dựng khoảng 2.900 ha rừng giống, vườn giống mới chất lượng cao theo hướng: rừng giống cho các loài cây có biến dị di truyền không lớn hoặc trồng trên diện tích nhỏ, trên cơ sở chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống; vườn giống hữu tính cho các loài cây bản địa dài ngày để vừa cung cấp giống được cải thiện vừa bảo tồn nguồn gen; vườn giống vô tính cho các loài cây mọc nhanh bản địa hoặc nhập nội có khả năng nhân giống sinh dưỡng, để nhanh chóng có giống chất lượng cao và cung cấp vật liệu gốc.
- Tổ chức đăng ký và cấp chứng chỉ cho rừng giống, vườn giống đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
- Nhập giống: bao gồm cả nhập giống còn thiếu và giống mới cho chương trình phát triển rừng trong tương lai.
- Cập nhật thông tin hệ thống nguồn giống hàng năm
c)  Xây dựng hệ thống vườn ươm, nuôi cấy mô: Trên cơ sở số lượng cây con sản xuất hàng năm 760 triệu cây các loại từ hạt, giâm hom, nuôi cấy mô.
- Xây dựng 3 vườn ươm bằng công nghệ nhân giống và công nghệ vườn ươm hiện đại ở 3 vùng Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ
- Những tỉnh có diện tích trồng rừng lớn ≥ 10.000ha/năm có thể xây dựng một vườn ươm quy mô lớn (công suất ≥ 1 triệu cây/năm ).
- Số lượng vườn ươm nhân giống:
+ Vườn ươm từ hạt: đã có 135, xây dựng thêm 65 vườn công suất 1triệu cây/năm.
+ Vườn ươm giâm hom: đã có 192, xây dựng thêm 158
+ Phòng nuôi cấy mô: Đã có 43, xây dựng thêm 57
d) Thiết lập và đi vào hoạt động mạng lưới giống lâm nghiệp với sự điều phối đồng bộ, thống nhất
- Các thành viên trong mạng lưới giống gồm: cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Sở Nông nghiệp và PTNT); cơ quan nghiên cứu, phát triển; chủ nguồn giống; đơn vị sản xuất giống (hạt giống và cây con); đơn vị dịch vụ giống và người sử dụng giống.
- Hoạt động mạng lưới giống lâm nghiệp trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn giống đã được tuyển chọn và công nhận, có sự phối hợp chặt chẽ của mọi thành phần có liên quan từ chủ nguồn giống, nhà sản xuất giống, người cung ứng giống đến người sử dụng giống dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo đưa giống tốt đến người sử dụng, nâng cao chất lượng và năng suất rừng trồng.
2.2 Định hướng nghiên cứu giống cây lâm nghiệp
Tập trung vào các loài cây trồng rừng ưu tiên để nâng cao năng suất lên 20-50% so với hiện nay, coi trọng cả cây nguyên liệu mọc nhanh, cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, cây nhập nội và cây bản địa; giải quyết đồng bộ nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống  với nghiên  cứu biện  pháp lâm  sinh để  thâm canh  tăng năng  suất  rừng trồng; kế thừa các kết quả nghiên cứu chọn tạo giống của giai đoạn trước và các tiến bộ kỹ thuật về giống của nước ngoài (công nghệ sinh học, công nghệ gen và giống mới có năng suất cao).
Giai đoạn 2006-2010: tập trung chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính; ưu tiên cho nghiên cứu lai giống trong đó chú trọng cả lai giống theo phương pháp truyền thống và cả áp dụng công nghệ sinh học; xây dựng rừng giống và vườn giống cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính; nhanh chóng nhập giống mới có năng suất cao, đưa tỷ lệ giống được cải thiện lên hơn 40%, cuối giai đoạn năng suất rừng trồng bình quân đạt 25m3 /ha/năm đối với gỗ nhỏ và 10 m3/ha/năm đối với gỗ lớn.
Giai đoạn 2010 - 2020, đưa tỷ lệ giống được cải thiện lên hơn 50%, tập trung thích đáng cho chọn tạo giống một số loài cây bản địa và cây lâm sản ngoài gỗ, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào chọn tạo giống và các phương pháp hiện đại trong nhân giống và bảo quản hạt giống. Cuối giai đoạn đạt năng suất rừng trồng bình quân 30m3/ha/năm đối với gỗ nhỏ và 15m3/ha/năm đối với gỗ lớn.
a). Về lĩnh vực hoạt động:
- Đối với các loài cây mọc nhanh, cơ bản đã qua giai đoạn khảo nghiệm loài và xuất xứ, thời gian tới tập trung vào việc chọn cây trội, nhân giống sinh dưỡng, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính; xây dựng rừng giống, vườn giống theo hướng cải thiện từ thấp lên cao.
- Tập trung nghiên cứu về lai giống để tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng giống từ năm 2006-2020. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu công nghệ sinh học để sau 2010 lai giống ở mức độ phân tử, biến nạp gen, nhân giống tiền phôi và phôi vô tính, xác định gen kiểm soát sinh trưởng, chất lượng gỗ và tính chống chịu.
b). Về thiết bị:
- Đầu tư chiều sâu cho 1-2 phòng thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học mới vào chọn giống.
- Đầu tư 1-2 cơ sở nhân giống sinh dưỡng hiện đại.
- Đầu tư đồng bộ 1-2 cơ sở bảo quản giống hiện đại
3. Các giải pháp chủ yếu
3.1. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất.
- Rà soát lại toàn bộ các văn bản có liên quan đến quản lý giống để bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp, hoàn thiện những văn bản chưa hoàn chỉnh và xây dựng mới những văn bản còn thiếu.
- Thực hiện quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi cả nước để đảm bảo quản lý chất lượng di truyền của giống cây lâm nghiệp.
- Áp dụng hệ thống thông tin, tin học để quản lý thống nhất giống cây lâm
nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
- Hệ thống quản lý sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp được thực hiện ở cả 2 cấp Trung ương và cấp tỉnh:
+ Cấp trung ương: Cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, cung ứng và chất lượng giống toàn quốc; Quy hoạch hệ thống nguồn giống và vườn ươm quy mô lớn; Chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch, điều phối các hoạt động sản xuất và cung ứng giống hàng năm; Hướng dẫn quản lý và cập nhật hồ sơ nguồn giống. Hội đồng khoa học kỹ thuật giống và các đơn vị nghiên cứu thực nghiệm, các phòng kiểm nghiệm chất lượng giống hỗ trợ cho Cục lâm nghiệp.
+ Cấp địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi có Chi Cục Lâm nghiệp thì Sở giao cho Chi Cục Lâm nghiệp) chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, cung ứng và chất lượng giống trên địa bàn tỉnh, điều phối sản xuất và cung ứng giống. Hội đồng khoa học kỹ thuật giống và đơn vị nghiên cứu, phòng kiểm nghiệm chất lượng giống thuộc tỉnh hỗ trợ cho Sở.
3.2. Về tổ chức  sản xuất, cung ứng giống
- Các hoạt động tuyển chọn cây giống, xây dựng rừng giống, vườn giống có thể nhiều thành phần kinh tế cùng thực hiện, nhưng nhà nước có những chính sách đầu tư duy trì và phát triển để tạo vật liệu giống tốt. Nhà nước nắm giữ những nguồn giống cây lâm nghiệp chính.
- Hoạt động sản xuất hạt giống, tạo cây con do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế thị trường.
- Tổ chức hệ thống thông tin bằng công nghệ tin học trong điều hành cung cầu về giống, nhằm mục đích giống tốt được sử dụng rộng rãi. 
3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Hình thành Trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp với trang thiết bị nghiên cứu thí nghiệm đồng bộ, hiện đại và đủ đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu thành thạo.
- Gắn trách nhiệm của các Trung tâm nghiên cứu vùng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp với thực tế sản xuất lâm nghiệp của các địa phương về việc chọn tạo giống và phổ cập giống mới trên địa bàn.
- Tập trung thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án về cải thiện giống để nâng cao năng suất, chất lượng và tính chống chịu cho  một số  loài cây  ưu tiên  làm nguyên liệu  công nghiệp  và sản xuất đồ mộc, cây bản địa có giá trị kinh tế cao và cây đặc sản.
- Trong hệ thống cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp của nhà nước cần phân công hình thành các chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia nghiên cứu sâu và dài hạn theo từng loài cây hoặc nhóm loài cây trồng rừng chính.
- Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đều được tham gia thực hiện các đề tài và dự án về giống trên cơ sở đấu thầu theo các quy định hiện hành để tăng tính hiệu quả của các đề tài và dự án.
3.4. Giải pháp về nguồn lực:
- Đào tạo đủ cán bộ chuyên sâu về giống cây rừng: 4-5 tiến sỹ và 7-8 thạc sỹ chuyên ngành di truyền và cải thiện giống cho 1 giai đoạn 5 năm; đào tạo đại học trong nước chuyên sâu về cải thiện giống cây rừng, đào tạo ở nước ngoài chuyên ngành công nghệ sinh học hiện đại; đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề về kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng và tập huấn ngắn hạn để bổ sung kiến thức về chọn giống và nhân giống cho cán bộ đang làm công tác giống có trình độ kỹ sư ở các địa phương.
- Xây dựng phòng thí nghiệm và khu nhân giống trọng điểm, nguồn giống và vườn ươm đủ để cung cấp giống có chất lượng cho trồng rừng.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu cho Trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, năng lực đào tạo cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
- Tăng  cường năng  lực về nghiên  cứu giống lâm  nghiệp cho các Trung tâm đã hoạt động có hiệu quả của tỉnh, Tổng Công ty và Công ty hoạt động lâm nghiệp.
- Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu, thông tin và phổ cập về giống lâm nghiệp.
3.5.  Về cơ chế chính sách:
a). Chính sách đầu tư và tín dụng:
- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp; xây dựng hệ thống nguồn giống (rừng giống, vườn giống), vườn ươm công nghệ cao trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt; đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm công tác giống; đầu tư cho công tác khuyến lâm.
- Vốn tín dụng ưu đãi giành cho sản xuất giống thương mại của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để nuôi dưỡng, quản lý nguồn giống, sản xuất và phát triển giống công nghệ cao.
b). Chính sách về đất đai và thuế:
- Ưu tiên giành đất tốt cho nghiên cứu khảo nghiệm và xây dựng nguồn giống.
- Chủ kinh doanh giống được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; miễn giảm thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành của Nhà nước.
3.6. Về hợp tác quốc tế:
- Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức Quốc tế cho nghiên cứu cải thiện giống, bảo tồn nguồn gen cây rừng, tăng cường năng lực về giống và quản lý  giống, xây dựng thể chế, chính sách giống và phát triển nguồn giống chất lượng cao.
- Ưu tiên hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi giống với Australia và Trung Quốc là những nước có những vùng có điều kiện tự nhiên gần giống với
Việt Nam và có trình độ phát triển về giống lâm nghiệp khá cao.
4. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chiến lược và các Dự án ưu tiên:
4.1. Tổng nhu cầu kinh phí cho cả giai đoạn 2006-2020: 778,9 tỷ đồng, trong đó:
a). Ngân sách nhà nước đầu tư cho
- Nghiên cứu, đào tạo: 180 tỷ đồng
+ Đào tạo: 35 tỷ đồng (Trung ương: 25 tỷ, Địa phương: 10 tỷ)
+ Đề tài nghiên cứu: 70 tỷ đồng (Trung ương: 50 tỷ, Địa phương: 20 tỷ)
+ Phòng thí nghiệm trọng điểm: 75 tỷ đồng (TW: 65 tỷ, ĐP: 10 tỷ)
- Phục vụ sản xuất:  200,9 tỷ đồng
+ Xây dựng nguồn giống: 124,7 tỷ đồng (TW: 40 tỷ, ĐP: 84,7 tỷ)
+ Xây dựng vườn ươm công nghệ cao: 76,2 tỷ (TW: 50 tỷ, ĐP: 26,2 tỷ)
-   Các dự án ưu tiên: 143 tỷ đồng
b). Các nguồn kinh phí khác:
- Vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp đóng góp: 200 tỷ đồng
- Các dự án Quốc tế về giống: 55 tỷ đồng
4.2. Nguồn vốn:
Sử dụng vốn từ  chương trình giống, chương trình công nghệ sinh học, Dự án 661, nguồn vốn sự nghiệp khoa học, nguồn vốn sự nghiệp đào tạo của Bộ, dự án hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, vốn từ chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (Quỹ TFF), vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a). Giao Cục Lâm nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ phát triển về giống lâm nghiệp.
- Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động về giống lâm nghiệp trong phạm vi cả nước để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý giống; hình thành hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát chặt chẽ. Quy hoạch hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao trong phạm vi toàn quốc, đảm bảo cung cấp đầy đủ giống chất lượng tốt cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.
- Hỗ trợ các tỉnh về đào tạo cán bộ, trang thiết bị tin học nhằm tăng cường năng lực quản lý giống lâm nghiệp.
b). Giao Vụ Kế hoạch:
- Lập kế hoạch hàng năm cho các hoạt động phục vụ sản xuất, nghiên cứu về giống lâm nghiệp, đảm bảo vốn cấp cho các hoạt động này.
c). Giao Vụ Khoa học và Công nghệ:
- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chương trình dự án về công nghệ sinh học LN, các đề tài nghiên cứu giống cây lâm nghiệp.
- Thực hiện công nhận giống mới theo Quy chế quản lý giống lâm nghiệp.
d). Giao Vụ Hợp tác quốc tế:
- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các dự án quốc tế để tạo thêm nguồn lực cho giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi của tỉnh:
- Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giống, trọng tâm là Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ( những tỉnh có Chi Cục Lâm nghiệp thì giao cho Chi Cục Lâm nghiệp trực tiếp triển khai thực hiện Quy chế).
- Hình thành bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về quản lý giống cây lâm nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giống lâm nghiệp.
- Xây dựng và quản lý nguồn giống được cải thiện di truyền trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp giống có kiểm soát trong tỉnh và cho các tỉnh khác.
- Phát triển kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội
hoá với nhiều thành phần kinh tế.
3. Các cơ quan, đơn vị khác
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể để phối hợp thực hiện Chiến lược:
a) Các đơn vị nghiên cứu các cấp ( Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trung tâm nghiên cứu giống, Trung tâm công nghệ sinh học) tập trung vào việc tuyển chọn, lai tạo, khảo nghiệm các loài cây mới có năng suất và tính chống chịu phù hợp với vùng sinh thái.
b) Các đơn vị đào tạo lâm nghiệp (Trường Đại học và Trung học lâm nghiệp, Trường công nhân kỹ thuật) tập trung đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ chuyên về giống lâm nghiệp: chuyên sâu về tuyển chọn, lai tạo giống mới, công nghệ sinh học, công nghệ gen, di truyền phân tử; các kỹ thuật viên về nhân giống, kỹ thuật về quản lý vườn ươm.
c) Các đơn vị khác tham gia vào việc bảo tồn nguồn gen, phát hiện loài có giá trị kinh tế, điều tra tuyển chọn cây trội, sản xuất và cung ứng giống tốt góp phần nâng cao chất lượng nguồn giống cây rừng, nâng cao giá trị của rừng trồng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm Lâm, Cục Quản lý xây dựng công trình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận
- Như Điều 4;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Văn phòng CP (b/c);  (Đã ký)
- Bộ KHĐT, TC, KHCN;
- UBND tỉnh, T/P trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Lưu VT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

CHIẾN LƯỢC

 PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2020
(Kèm theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BNN ngày 16/8/2006

MỞ ĐẦU

Sử dụng giống tốt là một biện pháp thâm canh mũi nhọn làm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả của trồng rừng, nhất là đối với trồng rừng sản xuất. Trong hơn 10 năm qua, giống đã có những đóng góp quan trọng cho các thành tựu của ngành lâm nghiệp, cụ thể là:

Đã bảo đảm cung cấp đủ giống phục vụ trồng rừng, góp phần đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, nâng cao diện tích rừng từ 9,3 triệu ha tăng lên 12,1 triệu ha vào năm 2003, trong đó có hơn 2 triệu ha rừng trồng.

Đã  từng bước cải thiện chất lượng giống, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng, tạo nên những vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ dăm, cung cấp ổn định cho các cơ sở công nghiệp chế biến.

Nhiều kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, nhân giống công nghệ mô hom đã được áp dụng vào sản xuất, cơ sở vật chất được tăng cường, các cơ chế chính sách được xây dựng là những tiền đề quan trọng cho phát triển ngành giống lâm nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hiện nay, vẫn sử dụng một khối lượng lớn hạt giống không được cải thiện, không rõ nguồn gốc, năng suất, chất lượng thấp. Để khắc phục tình trạng này, đối với cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, việc tuyển chọn, lai tạo, cải thiện giống đòi hỏi thời gian rất dài. Cũng chính vì tính đặc thù này mà ngành giống cây lâm nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược lâu dài để có định hướng đúng đắn cho phát triển ngành giống trong tương lai, tạo cơ sở pháp lý, căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu trồng rừng cả về số lượng và chất lượng.

Với yêu cầu thực tế nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Lâm nghiệp tổ chức xây dựng “Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020” với yêu cầu là :

 - Quán triệt và thực hiện các nguyên tắc hoạt động của Pháp lệnh giống cây trồng đã được công bố theo lệnh số 03/2004/L/CTN ngày 5/4/2004 của Chủ tịch nước. Theo đó, “việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương”.

- Cung cấp thông tin đầu vào cho việc bổ sung hoàn thiện và thực hiện chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020 (sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Theo đó, định hướng tầm nhìn dài hạn được xác định là: “Quản lý, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học bền vững đối với tất cả các khu rừng tự nhiên và rừng trồng để đáp ứng ngày càng lớn hơn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xoá đói giảm nghèo và cung cấp các dịch vụ môi trường, đồng thời đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào phát triển lâm nghiệp”.

     Chiến lược giống được xây dựng với sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia về giống, về lâm sinh thuộc Cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Công ty Giống Lâm nghiệp Trung ương và Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Chiến lược được bổ sung và hoàn thiện theo ý kiến đóng góp của các Cục, Vụ, Viện liên quan và các địa phương trong cả nước.

 

     Nội dung chiến lược gồm 7 phần:

                        1.  Hiện trạng giống cây lâm nghiệp.

                        2.  Dự báo.

                        3.  Quan điểm, mục tiêu.

                        4.  Nội dung chiến lược.

                        5.  Giải pháp.

6.  Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chiến lược và các dự án ưu tiên.

                        7. Tổ chức thực hiện.

 

1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP

1.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp

     Hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp tại Việt Nam được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giầu và bảo vệ rừng, công tác giống cây lâm nghiệp ngày càng phát triển, hệ thống sản xuất, cung ứng và sử dụng giống được mở rộng từ trung ương đến địa phương kể cả về qui mô, số lượng và chất lượng.

  1. Hiện trạng về hệ thống nguồn giống

      Theo số liệu điều tra, hiện có 163 nguồn giống với tổng diện tích 5.967 ha tại 35/64 tỉnh, thành phố (phụ lục 1., 1.1, 1.2, 1.3), trong đó: Lâm phần tuyển chọn: 813,7 ha (chiếm 13,6%), rừng giống chuyển hóa: 4.768 ha (chiếm 79,9% về diện tích) rừng giống: 215,2 ha (chiếm và 3,6%), vườn giống: 169,7 ha (chiếm 2,9%), bảo đảm cung cấp chủ yếu lượng hạt giống phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên những nguồn giống có chất lượng di truyền cao (rừng giống, vườn giống) còn quá ít cả về số loài cũng như về quy mô diện tích (chủ yếu là các loài Thông), Các loài cây gỗ lớn, cây đặc sản  chưa được chú ý. Các lâm phần tuyển chọn có chất lượng di truyền kém.

    Diện tích rừng giống chuyển hóa chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là nguồn giống quan trọng trong cung ứng giống hiện nay. Chất lượng di truyền đã được nâng lên một bước do có sự chọn lọc lâm phần và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tuy nhiên, đối với một số loài cây, đây chỉ là bước trung gian trong khi chưa thiết lập được các khu rừng giống, vườn giống có chất lượng cao hơn để thay thế. Diện tích tuy nhiều nhưng khả năng sản xuất rất thấp. Trong số các rừng giống chuyển hoá được công nhận có nhiều khu đã bị phá, có nhiều khu không còn bảo đảm chất lượng do không được đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng.

   Về thành phần loài cây, tương đối phong phú (phụ lục 1. 1), gồm 52 loài (bản địa 37, nhập nội 15). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loài trong cơ cấu cây trồng rừng chưa có nguồn giống (Mấm, Xoan ta, Sồi phảng, Bạch đàn trắng, Bời lời, Đước, Giổi, Huỷnh, các loài Keo, Trám, Trầm dó,…). Một số loài có diện tích nguồn giống khá lớn, sản lượng giống cao nhưng nhu cầu trồng rừng lại ít (Thông ba lá, thông nhựa, Tếch, Phi lao…). Trong khi đó, có nhiều loài có nhu cầu sử dụng giống nhiều nhưng nguồn giống lại quá ít (Giổi, Keo lá tràm, Trám…), chất lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu.

  1. Hiện trạng về hệ thống vườn ươm:

     Kết quả điều tra về hệ thống vườn ươm toàn quốc và số liệu tổng hợp của Cục Lâm nghiệp cho thấy:

-    Về hình thức tổ chức sản xuất cây con: Có ba hình thức, gồm:

+   Khu vực quốc doanh: Sản xuất cây con gắn với kế hoạch trồng rừng theo dự án 661 hay các dự án trồng rừng khác, nên chủ động về kế hoạch sản xuất, chất lượng cây con tương đối đảm bảo, song thường bị động về vốn và giá thành thường cao.

+   Khu vực tư nhân: Bao gồm các công ty tư nhân và hộ gia đình, là đối tượng cạnh tranh tự do. Các cơ sở này chủ động về vốn đầu tư và thời vụ. Giá thành cây con thường thấp hơn khu vực quốc doanh, chất lượng cây con có nhiều biến động.

+   Khu vực tập thể: Đây là hình thức làm thêm nhằm tăng thu nhập, việc đầu tư, quản lý, năng suất lao động không được chú ý, hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng cây con không cao.

-    Hệ thống vườn ươm hiện có: cả nước có trên 2.000 vườn ươm, trong đó quốc doanh 600 vườn, doanh nghiệp tư nhân 1.400 vườn, các thành phần khác khoảng 20 vườn. Trong đó có 192 vườn giâm hom (công suất 115 triệu cây/năm), 43 phòng nuôi cấy mô (công suất 18 triệu cây/năm).

-   Về công suất của vườn ươm:  vườn sản xuất trên 1.000.000 cây/năm có 135 vườn (doanh nghiệp nhà nước: 124 vườn, tư nhân: 1 vườn, tổ chức xã hội: 10 vườn); công suất từ 500.000 - <1.000.000 cây/năm có 208 vườn (doanh nghiệp nhà nước: 167 vườn, tư nhân: 41 vườn); công suất <500.000 cây/năm có 1.563 vườn (doanh nghiệp nhà nước: 302 vườn, tư nhân: 1.261 vườn). Ngoài ra, còn có một số vườn ươm công suất <100.000 cây/năm của các hộ gia đình.

     Khả năng sản xuất cây con theo công suất thiết kế của các vườn ươm là khá cao, song sản xuất hàng năm bình quân chỉ bằng 65-70% công suất do thời vụ gieo ươm nhiều nơi bị hạn chế, do thiếu đầu ra, do thông tin, điều phối sản xuất và cung ứng cây con rất yếu, dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, gây lãng phí và bị động trong việc thực thi kế họach trồng rừng. 

1.1.3. Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp:

 -   Theo thống kê 4 năm thực hiện dự án 661 (2001-2004), bình quân mỗi năm cả nước trồng khoảng 245.000 ha rừng mới và 275 triệu cây phân tán. Từ những thống kê trên, có thể tính toán nhu cầu giống theo phụ lục 2.

-    Khả năng sản xuất và cung ứng hạt giống (phụ lục 3): Theo tính toán lý thuyết, hiện nay có thể sản xuất khoảng 791.617 kg hạt giống/năm từ 4.711 ha nguồn giống tương đối tốt, đạt 76,7% nhu cầu. Tuy nhiên, như trình bầy ở trên, có nhiều loài có khả năng cung cấp nhiều giống nhưng nhu cầu trồng rừng lại ít, ngược lại có nhiều loài lại thiếu giống nên thực tế, hạt giống tương đối tốt chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trồng rừng. Tình trạng trên dẫn đến nhiều nơi phải sử dụng cả giống xô bồ.

-    Khả năng sản xuất và cung ứng cây con: Theo số liệu điều tra tại 45 tỉnh trọng điểm, lượng cây con sản xuất hàng năm đạt 528.266.000 cây. Nếu tính cả lượng cây con được sản xuất từ các vườn ươm lớn của Công ty giống LNTƯ, của các Trung tâm thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, của các tỉnh còn lại và các vườn ươm nhỏ, phân tán thì tổng lượng cây con sản xuất hàng năm có thể đáp ứng được nhu cầu trồng rừng, tuy nhiên, chất lượng cây con còn thấp.

1.1.4. Về tỷ lệ sử dụng cây con nhân giống sinh dưỡng:

     Hiện nay, phương pháp tạo cây con bằng  nhân giống sinh dưỡng (nuôi cấy mô, giâm hom) được sử dụng phổ biến trong trồng rừng sản xuất, song do thời gian qua, diện tích trồng rừng sản xuất chiếm tỷ trọng thấp, mặt khác do giá thành cây con sản xuất bằng công nghệ sinh học thường cao hơn và chỉ có thể áp dụng cho một số loài cây nên tỷ lệ cây con sản xuất từ nuôi cấy mô và giâm hom chỉ chiếm khoảng 25% tổng số cây con trồng rừng (18 triệu cây mô/năm, 115 triệu cây hom/năm) .

1.1.5. Hiện trạng về hệ thống tổ chức sản xuất giống cây lâm nghiệp:

      Hệ thống tổ chức sản xuất và cung ứng giống hiện nay gồm ba cấp:

-    Cấp trung ương: Đơn vị đầu mối là Công ty giống lâm nghiệp trung ương, ngoài ra còn có sự tham gia của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

-   Cấp vùng: gồm các Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng trực thuộc Công ty giống LNTƯ, các Trung tâm của Viện Khoa học LNVN, các trừơng chuyên ngành, các đơn vị giống thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty giấy.

-    Cấp tỉnh: gồm các chủ nguồn giống (các Lâm trường quốc doanh, các Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp của tỉnh, các chủ rừng khác), các vườn ươm (các Lâm trường quốc doanh, các Trung tâm nghiên cứu hoặc dịch vụ kỹ thuật, Trung tâm khuyến nông tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình).

     Ngoài các đơn vị chủ chốt nêu trên, ở các vùng, các tỉnh còn có những đơn vị trung gian, tiến hành buôn bán giống (hạt giống, cây con) và các loại vật tư trồng rừng khác (như túi bầu, phân bón, thuốc trừ sâu,…), bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và hộ gia đình.

     Hệ thống tổ chức sản xuất, cung ứng giống đã góp phần vào việc sản xuất và cung ứng đủ giống cho các chương trình trồng rừng. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức này còn một số bất cập là:

-   Các cơ sở giống trung ương: Quĩ đất được giao để thiết lập các nguồn giống còn thiếu, đất dốc, độ phì kém, phân tán, khó quản lý, bảo vệ, không đủ điều kiện để tạo nguồn giống chất lượng cao, phù hợp với các loài cây theo yêu cầu của trồng rừng.

-    Các đơn vị giống ở địa phương có rất ít nguồn giống, thiếu cán bộ có trình độ chuyên sâu, thiếu phương tiện và thiết bị, làm công tác sản xuất cây con là chính. Phần lớn các đơn vị này coi việc sản xuất, cung ứng giống là kiêm nhiệm, phục vụ sản xuất chưa có hiệu quả cao.

-    Các cơ sở giống tư nhân chủ yếu là buôn bán giống kiếm lời, thiếu trách nhiệm đối với chất lượng giống, kém hiểu biết về kỹ thuật, không có nguồn giống cũng như cơ sở nhân giống lạc hậu.

-    Công tác quản lý chất lượng và điều phối giống chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, đặc biệt là ở địa phương. Tình trạng liên doanh, liên kết giữa một số đơn vị chỉ mang tính hình thức, nặng về chia xẻ lợi nhuận từ sản xuất, buôn bán giống.

 

1.2. Đánh giá các hoạt động nghiên cứu giống cây rừng

     Nghiên cứu về giống cây rừng bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu khảo nghiệm loài/xuất xứ; chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính; nghiên cứu về lai giống, về nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom và nuôi cấy mô; ứng dụng di truyền phân tử vào chọn giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng; nghiên cứu về chế biến và bảo quản hạt giống.

1.2.1. Các hoạt động nghiên cứu và những kết quả đạt được 

     Nghiên cứu cải thiện giống cây rừng ở nước ta mới thực sự được tiến hành từ những năm 1970, đặc biệt là trong 10 năm gần đây và đạt được một số kết quả sau:

-    Đã khảo nghiệm loài và xuất xứ cho các loài cây trồng rừng quan trọng nhất thuộc các nhóm Thông, Keo, Bạch đàn, Tràm, Phi lao, Lát hoa, xác định được những xuất xứ có triển vọng ở một số vùng sinh thái chủ yếu, trong đó 30 xuất xứ được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, hơn 100 ha vườn giống đã được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo nghiệm loài và xuất xứ;

-    Đã chọn lọc và khảo nghiệm nhiều giống Keo lai và Bạch đàn có năng suất cao, trong đó có 3 giống Keo lai được công nhận là giống quốc gia, 8 dòng Keo lai khác, 7 dòng Bạch đàn được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật (trong đó có 2 dòng Bạch đàn kháng bệnh),

-    Đã tạo được hàng chục tổ hợp lai ở Keo và Bạch đàn, trong đó có 31 dòng thuộc 8 tổ hợp có ưu thế lai cao được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, đã xây dựng được vườn giống di động để lai giống.

-    Nhân giống hom được áp dụng rộng rãi trong sản xuất các giống Keo lai, Phi lao và Bạch đàn cao sản. Nuôi cấy mô cũng được áp dụng ở nhiều cơ sở cấp tỉnh. Một số thành tựu công nghệ sinh học mới đã được áp dụng có kết quả vào chọn giống.

-    Nghiên cứu bảo quản hạt cũng có những tiến bộ nhất định.

-    Nhiều đề tài nghiên cứu về cải thiện giống cấp nhà nước, cấp ngành và hợp tác quốc tế đạt mức xuất sắc hoặc khá. Cải thiện giống cây rừng ở nước ta đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là thuộc nhóm có trình độ cao ở Đông Nam á. 

1.2.2. Về tổ chức nghiên cứu

       Các tổ chức nghiên cứu giống cây rừng chủ yếu hiện nay là:

-    Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Trung tâm có phòng nghiên cứu giống, phòng công nghệ sinh học, phòng lai giống và trại thực nghiệm giống Ba Vì cùng mạng lưới các Trung tâm vùng của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

-    Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh (FRC) (nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam, chuyên nghiên cứu về cây cho nguyên liệu giấy, có địa bàn hoạt động trong cả nước nhưng chủ yếu là vùng trung tâm  miền Bắc.

-    Các đơn vị khác tham gia nghiên cứu giống là Bộ môn Giống và Công nghệ sinh học Trường Đại học lâm nghiệp (thành lập đầu năm 2005), Công ty giống lâm nghiệp trung ương (CFSC) và các Xí nghiệp giống vùng, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật Quảng Ninh.

     Các Trung tâm nghiên cứu đều có phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và nhân giống hom, có hiện trường khảo nghiệm giống thông qua phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu và sản xuất khác. Tuy vậy, các hoạt động nghiên cứu trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở RCFTI và FRC.

1.2.3. Về lực lượng cán bộ

     Hiện nay cả nước có hơn 100 cán bộ có trình độ đại học trở lên trực tiếp làm nghiên cứu giống cây rừng, trong đó có 1 GS.TS, 2PGS.TS, 4 TS; riêng RCFTI có 20 kỹ sư, 10 thạc sỹ, 3 tiến sỹ (trong đó có 1 GS); FRC có 15 kỹ sư, 1 tiến sỹ; CFSC có 60 kỹ sư, 7 thạc sỹ, 1 tiến sỹ.   

     Nhìn chung lực lượng cán bộ khoa học tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên cứu. Các cán bộ có trình độ trên đại học và một số kỹ sư lâu năm đều là lực lượng nòng cốt tại các cơ quan nghiên cứu, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ và hầu hết đã đi thực tập hoặc tham quan, khảo sát ở nước ngoài, đảm nhận được công việc, trình độ không kém các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia v.v.  

     Tuy vậy, lực lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu giống còn thiếu trầm trọng, đặc biệt thiếu cán bộ có hiểu biết về công nghệ sinh học mới, hiện đại và có thể sử dụng thiết bị của lĩnh vực công nghệ này. Tại các cơ sở sản xuất, lại càng thiếu cán bộ có hiểu biết tốt về giống. Muốn có chuyển biến mạnh về công tác giống trong thời gian tới phải đào tạo thêm cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học mới.   

1.2.4. Về cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu

     -    Về thiết bị cho nghiên cứu cải thiện giống cây rừng, trong những năm gần đây, đã được nâng cấp một bước nhờ các dự án xây dựng phòng nuôi cấy mô tại các Trung tâm nghiên cứu RCFTI, FRC, CFSC, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật Quảng Ninh, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học của Trường Đại học lâm nghiệp.

     Phòng công nghệ sinh học tại RCFTI đã được đầu tư một số thiết bị như Máy PCR nhân đoạn ADN, máy tách chiết ADN, Máy điện di ngang để phân tích Isozyme, Máy điện di đứng để phân tích ADN, máy ly tâm, một số kính hiển vi quang học, các buồng cấy, nồi hấp, hệ thống các tủ lạnh và phòng nuôi cây mô, v.v.

     Các cơ sở khác chưa có những thiết bị cần thiết về nghiên cứu giống cây rừng, ngay RCFTI cũng thiếu nhiều thiết bị để áp dụng công nghệ sinh học mới như Flow Cytometry (xác định mức độ đa bội của tế bào), máy phân tích ADN tổng hợp, máy xác định biểu hiện gen (RT-PCR), hệ thống các thiết bị chụp và phân tích bản gel (Gel image system) và các thiết bị biến nạp gen, hệ thống thiết bị bảo quản phôi sinh dưỡng cực lạnh v.v. 

     Nhìn chung thiết bị được đầu tư chủ yếu mới để nhân giống hom và nuôi cấy mô ở mức thấp, thiếu các thiết bị khác về nghiên cứu cải thiện giống cây rừng như các kho lạnh và tủ lạnh chuyên dụng, kính hiển vi chuyên dụng để nghiên cứu thể nhiễm sắc v.v., đặc biệt là thiếu một phòng thí nghiệm hiện đại và đồng bộ theo dạng tổ hợp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và di truyền phân tử, công nghệ gen và nhân giống cho cây rừng bằng nuôi cấy mô và giâm hom.

-    Về đất đai để khảo nghiệm giống: Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống cây rừng đều có hệ thống khu giâm hom và vườn ươm cần thiết để nhân giống, tiến hành các thí nghiệm về nhân giống và gieo ươm. Tuy vậy, chỉ một số cơ sở có đất để khảo nghiệm giống, một số khảo nghiệm phải tiến hành trên đất đai của đơn vị khác. Nhìn chung đất dành cho nghiên cứu chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, nghèo dinh dưỡng nên rất khó tạo ra các rừng trồng có năng suất cao.

1.3. Hiện trạng công tác đào tạo về giống lâm nghiệp

     Cả nước hiện có một trường Đại học lâm nghiệp ở Xuân Mai, 4 khoa lâm nghiệp ở 4 trường đại học Nông lâm ở T/P Hồ Chí Minh, Huế, Thái Nguyên và Trường Đại học Tây Nguyên.

     Tại trường Đại học lâm nghiệp trước đây không có Bộ môn giống cây rừng, từ đầu năm 2005 mới có Bộ môn Giống và Công nghệ sinh học với 5 cán bộ giảng dạy. Lực lượng cán bộ giảng dạy về giống cây rừng ở các trường đại học chủ yếu là các thạc sĩ và kỹ sư lâm sinh, chưa được đào tạo về di truyền học và ít có điều kiện nghiên cứu về cải thiện giống cây rừng.

     Số sinh viên tốt nghiệp theo chuyên đề về giống tại trường Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai trước năm 2000 chỉ khoảng 5-6 người/năm. Các năm 2001- 2004, mỗi năm đào tạo được 30 kỹ sư về giống cây rừng; năm 2005 có khoảng 50 sinh viên.  Số sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học khác chỉ khoảng 5 - 8 người/năm.  

     Nhìn chung công tác đào tạo cho chuyên ngành giống còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

 

1.4. Đánh giá về công tác quản lý giống lâm nghiệp

1.4.1. Về văn bản pháp lý

-     Các văn bản quản lý chung:

     Các văn bản quản lý chung có liên quan đến giống cây lâm nghiệp gồm 16 văn bản (xem phụ lục 4). Qua nghiên cứu các văn bản này cho thấy:

+   Trong các văn bản nói trên, Pháp lệnh giống đóng vai trò quan trọng, đã hội tụ được đầy đủ các vấn đề có liên quan đến quản lý giống cây trồng, trong đó có giống cây lâm nghiệp. Vì vậy, có nhiều văn bản trong số các văn bản ban hành đã được bao hàm trong Pháp lệnh giống, cần đựơc bãi bỏ.

+   Các văn bản ban hành tuy đã chú ý đến tính đặc thù của giống cây lâm nghiệp nhưng còn nhiều khái niệm, nội dung không có hoặc không phù hợp với giống cây lâm nghiệp vì vậy cần đựơc cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn.

-    Các tiêu chuẩn, quy phạm chung về giống (Phụ lục 5), các tiêu chuẩn, quy phạm riêng cho các loài (Phụ lục 6), các văn bản công nhận giống và nguồn giống:

     Trong các văn bản này có nhiều văn bản ban hành quá lâu, lỗi thời, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới không được cập nhật. Có văn bản đã được thay thế bằng các văn bản khác nhưng lại chưa bị bãi bỏ. Những tồn tại trên gây khó khăn cho công tác quản lý, cũng như gây khó khăn cho người thực hiện.

     Qua các văn bản quản lý giống cho thấy các văn bản cấp nhà nước đủ để quản lý về giống nhưng những văn bản ở cấp ngành, cấp cơ sở còn thiếu, không đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ khâu giống, bảo đảm giống có chất lượng đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra nhiều quy định đối với cây nông nghiệp, không phù hợp cho cây lâm nghiệp. Việc ra thông tư hướng dẫn các văn bản của nhà nước còn chậm.

  1. Về tổ chức quản lý

     ở trung ương, Cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý giống cây lâm nghiệp, còn ở địa phương giao cho các Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Chi cục Lâm nghiệp. Việc quản lý tập trung vào một số nội dung sau:

  • Xây dựng các văn bản quản lý về giống.
  • Quy hoạh và xây dựng kế hoạch nghiên cứu và phát triển giống
  • Quản lý việc thực hiện kế hoạch hàng năm về giống, bao gồm cả các dự án giống (kiểm tra việc thưc hiện về khối lượng và chất lượng theo quy trình, quy phạm).

-    Tham gia công nhận nguồn giống

1.5. Đánh giá về thực hiện chương trình giống

     Ngày 10/12/1999 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005, tại Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg (chương trình này còn được tiếp tục đến 2010) với mục tiêu chính như sau:

1.5.1. Mục tiêu:

(i)  Đảm bảo đủ giống có chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển sản xuất, trước hết là…giống các loại cây lâm nghiệp quan trọng phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và sản xuất gỗ.

(ii)  áp dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ sinh học trong lai tạo giống, nhân giống.

(iii) Hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường.

(iv) Xây dựng và củng cố nâng cấp các cơ sở giống cây lâm nghiệp hiện có, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, lai tạo, nhân giống, sản xuất giống và cung ứng giống cho nhu cầu sản xuất.

(v) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng

1.5.2. Kết quả thực hiện chương trình giống:

     Chương trình giống là một chương trình trọng điểm có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, kỹ thuật và xã hội, được Chính phủ, các Bộ ngành quan tâm và các địa phương hưởng ứng.

1.5.2.1. Về vốn đầu tư:

-    Nghiên cứu khoa học về giống: Tổng kinh phí do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ về giống lâm nghiệp giai đoạn 2000 – 2005 là 15,75 tỷ đồng.

-   Sản xuất và cung ứng giống: cả nước có 40 dự án về giống với tổng mức đầu tư 203.329,274 triệu đồng: ở Trung ương có 10 dự án (96.938,274 triệu đồng), ở địa phương có 30 dự án (106.391 triệu đồng).

1.5.2.2. Kết quả chính thu được:

-    Hoàn thiện qui trình nhân giống mô- hom 1 số loài chủ yếu góp phần nhân nhanh giống gốc cho trồng rừng kinh tế; khảo nghiệm và công nhận 67 dòng, xuất xứ , trong đó lai tạo được 4 tổ hợp Bạch đàn lai và 4 tổ hợp Keo lai, năng suất bình quân tăng trên 30%, cá biệt có tổ hợp tăng trên 70%, khảo nghiệm thành công giống Keo lưỡi liềm thích nghi được với vùng cát bạc màu hoang hoá ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung.

-    Tăng cường một bước về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống gốc cho Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Công ty giống lâm nghiệp trung ương, Trường Đại học Lâm nghiệp, Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Ba Vì, Vườn quốc gia Cúc Phương.

-    Nhập bổ sung nhiều nguồn gen, giống gốc chất lượng tốt để khảo nghiệm và phục vụ cho nhân giống. Đã nhân được một khối lượng lớn giống gốc, giống tiến bộ kỹ thuật cung cấp cho các địa phương, các cơ sở sản xuất giống thương mại phục vụ trồng rừng kinh tế.

-    Mở các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ nhân giống mô, hom cho các đơn vị, cá nhân sản xuất, nghiên cứu giống.

-    Xây dựng một số văn bản pháp qui phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về giống như Pháp lệnh giống cây trồng, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, Danh mục giống cây lâm nghiệp chính, Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh, Danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành, Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.

-   ở địa phương: mặc dầu vốn của trung ương hỗ trợ chưa nhiều nhưng các tỉnh đã chủ động bổ sung vốn để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các vườn ươm, mua giống gốc, xây dựng vườn vật liệu nhân giống và chuyển hoá rừng giống. Thực hiện các khoá đào tạo, chuyển giao công nghệ nhân giống, nâng dần tỷ lệ sử dụng giống tốt, giống có nguồn gốc rõ ràng cho trồng rừng.

-    Chương trình giống còn làm thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, người sản xuất và ngưòi sử dụng về tầm quan trọng của giống

 

1.5.2.3. Một số tồn tại trong triển khai thực hiện chương trình:

    Đầu tư cho các dự án giống còn dàn trải, chưa tập trung vào những cây chủ yếu; vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giống ở các địa phương thiếu, một số địa phương không đầu tư bổ sung nên kết quả thực hiện dự án còn bị hạn chế; hệ thống nhân giống và dịch vụ giống còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất; hệ thống tổ chức quản lý ngành giống từ trung ương xuống địa phương, đến cơ sở  sản xuất chưa được hoàn thiện.

1.6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống cây lâm nghiệp

1.6.1. Hợp tác về nghiên cứu giống:

     Giống cây rừng ở nước ta được phát triển muộn hơn rất nhiều so với các nước khác lại thiếu kinh phí và thiếu thiết bị nghiên cứu, vì vậy hợp tác quốc tế (HTQT) trong nghiên cứu và sản xuất giống có vai trò vô cùng quan trọng.

     Từ năm 1974 đến nay, luôn có các dự án về giống cây lâm nghiêp của các tố chức SIDA (Thuỵ Điển), UNDP, Sida-SAREC, CSIRO (Australia) với sự tài trợ của ACIAR và AusAD, DANIDA (Đan Mạch) JICA (Nhật Bản). Các dự án tập trung vào khảo nghiệm loài và xuất xứ; cải thiện, tuyển chọn, lai tạo giống mới; áp dụng di truyền phân tử vào sản xuất giống được cải thiện, tạo giống Keo tai tượng tứ bội và tam bội; thu hái, bảo quản hạt giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng; tăng cường năng lực nghiên cứu và sản xuất giống thông qua đào tạo và trang bị vật tư kỹ thuật.

     Đánh giá hợp tác quốc tế về nghiên cứu giống cây rừng:

-    Tạo chuyển biến đáng kể kiến thức và phương pháp nghiên cứu cải thiện giống cây rừng ở nước ta, giúp cán bộ Việt Nam tiếp cận các phương pháp chọn giống tiên tiến, đặc biệt là trong thời kỳ đầu.

-    Tạo nguồn giống hết sức phong phú (cả về loài cây và xuất xứ) cho khảo nghiệm giống và chọn giống. Có thể nói, tất cả các giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật được công nhận đến nay đều là những giống được nhập thông qua các dự án hợp tác quốc tế.

-    Tăng đáng kể nguồn vốn và thiết bị cho công tác nghiên cứu và sản xuất giống, tạo thuận lợi to lớn cho cải thiện giống.

-    Tuy vậy hợp tác quốc tế mới tập trung ở một số cơ quan nghiên cứu và sản xuất và cũng chủ yếu là cho các giống cây ngoại lai.

1.6.2. HTQT trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp

- Dự án tiền tiêu của FAO/UNDP (1 năm, 1987), nhằm hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống cây rừng cho Công ty giống và phục vụ trồng rừng. Kết quả, đã xây dựng được 2 kho lạnh để bảo quản hạt giống dài hạn và cung cấp các trang thiết bị về thu hái, chế biến hạt giống cho các cơ sở sản xuất trong Công ty.

- Dự án VIE/86/026/A/01/12 của FAO/UNDP (3năm, 1989-1992), nhằm tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp cho Công ty giống và phục vụ trồng rừng. Kết quả, Dự án đã tổ chức các khóa đào tạo và cung cấp trang thiết bị cho hai phòng kiểm nghiệm (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) và các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu về vật hậu và sinh học hạt giống. Khả năng bảo quản được tăng cường đã cho phép duy trì lâu hơn chất lượng sinh lý của nhiều loại hạt giống. Dự án cũng đã tiến hành đánh giá các thông tin về các loài và xuất xứ Thông, Bạch đàn, và tuyển chọn các nguồn giống phục vụ trồng rừng.

- Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam (VTSP) (6 năm 1999-2004) do DANIDA (Vương quốc Đan Mạch) tài trợ, do Công ty giống lâm nghiệp trung ương, các Xí nghiệp giống vùng và các Sở NN&PTNT thực hiện, nhằm tăng cường năng lực và kiện toàn tổ chức ngành giống cây lâm nghiệp Việt Nam.

            Kết quả: Dự án đã tiến hành nhiều khóa tập huấn và hội thảo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho cán bộ làm công tác giống và nâng cao nhận thức cho người sử dụng giống; hỗ trợ các trang thiết bị hiện trường, phòng thí nghiệm; xây dựng các mô hình bảo tồn ngoại vi, kết hợp tạo nguồn giống cho một số loài cây bản địa quí; tiến hành các nghiên cứu ứng dụng như nghiên cứu vật hậu, sinh học hạt giống, thử nghiệm loài trên các vùng sinh thái trong cả nước; điều tra nguồn giống, thiết lập mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp ở các tỉnh miền Trung; xây dựng và đưa vào áp dụng qui chế quản lý giống và quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp cấp tỉnh, bước đầu thu được kết quả khả quan.

     Ngoài ra, việc hợp tác, trao đổi thông tin, vật liệu giống với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…đã được thiết lập, mang lại những thông tin, kinh nghiệm tốt để áp dụng vào sản xuất.

1.7.  Đánh giá chung về công tác giống cây lâm nghiệp

1.7.1. Những kết quả đạt được

     Hơn 10 năm trở lại đây, công tác giống đã được ngành và nhà nước hết sức quan tâm, đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư cho nghiên cứu cũng như sản xuất cung ứng giống, tăng cường năng lực cho ngành giống về đội ngũ cán bộ, về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhờ vậy mà giống cây lâm nghiệp đã đạt được các kết quả bước đầu, cụ thể là: 

-     Đã xây dựng được một hệ thống nguồn giống với tổng diện tích 5.817 ha, trong đó rừng giống và vườn giống 374,9 ha, rừng giống chuyển hoá 4.618,7 ha, bảo đảm cung cấp một khối lượng lớn hạt giống (1.030 tấn hạt/năm) phục vụ các dự án trồng rừng, đặc biệt là dự án 661.

-    Xây dựng được 2000 vườn ươm, trong đó có 192 vườn giâm hom (công suất 115 triệu cây/năm), 43 phòng nuôi cấy mô (công suất 18 triệu cây/năm), cung cấp đủ cây con cho trồng rừng (khoảng 745 triệu cây con/năm).

-   Hình thành hệ thống tổ chức sản xuất và cung ứng giống cho trồng rừng từ trung ương đến vùng, đến địa phương.

-    Công tác nghiên cứu đã tập trung vào khảo nghiệm loài, xuất xứ, chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính; lai tạo giống mới; nhân giống sinh dưỡng (giâm hom và nuôi cấy mô); ứng dụng di truyền phân tử vào chọn giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng; chế biến và bảo quản hạt giống. Kết quả là: 30 xuất xứ ( thuộc các nhóm loài  thông, keo, bạch đàn, tràm, phi lao, lát hoa) được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật; 3 giống Keo lai được công nhận là giống quốc gia, 8 dòng keo lai, 7 dòng bạch đàn được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật; 31 dòng thuộc 8 tổ hợp có ưu thế lai cao (keo và bạch đàn) được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, đã xây dựng được vườn giống di động để lai giống. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất làm tăng đáng kể năng suất và hiệu quả của trồng rừng.

-   Nhân giống hom được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, nuôi cấy mô cũng được áp dụng ở nhiều cơ sở sản xuất.

-    Công tác quản lý giống có nhiều tiến bộ, đã ban hành nhiều văn bản quản lý giống, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh giống cây trồng (2004) và Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp (2005). Nhiều cơ sở sản xuất, nhiều dự án trồng rừng đã quản lý chặt khâu giống, bảo đảm đưa giống tốt vào trồng rừng.

-    Hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh, giúp Việt Nam tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu tiên tiến; nâng cao trình độ cán bộ; tăng nguồn vốn và thiết bị ; tạo nguồn giống hết sức phong phú để khảo nghiệm và chọn giống.

     Những kết quả trên đây đã đóng góp đáng kể vào tăng năng suất, hiệu quả trồng rừng, đưa năng suất rừng trồng bình quân từ 5-6 m3/ha/năm lên 10-15 m3/ha năm, nhiều khu rừng thí nghiệm đạt trên 30 m3/ha/năm.

1.7.2. Những tồn tại

-   Hệ thống nguồn giống còn thiếu về số lượng, chủng loại, chất lượng của các nguồn giống chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng giống được cải thiện cho trồng rừng. Ngay giống có chất lượng di chuyền được cải thiện ở mức độ thấp (từ rừng giống tuyển chọn trở lên) cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trồng rừng. Hệ thống nguồn vật liệu sinh dưỡng chưa phong phú, số lượng loài cây sử dụng nhân giống sinh dưỡng còn ít, số lượng các dòng vô tính ưu việt còn hạn chế, kỹ thuật sản xuất cây con bằng nhân giống sinh dưỡng còn thấp.

-    Tổ chức sản xuất và cung ứng giống từ trung ương đến địa phương còn yếu, không ổn định, thiếu sự điều phối thống nhất giữa các đơn vị giống từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, cung ứng và sử dụng giống không chặt chẽ

-    Thiếu những chính sách khuyến khích để tạo ra giống mới cũng như đưa giống mới vào sản xuất. Thiếu chính sách huy động mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển giống cây lâm nghiệp.

-   Quản lý giống chưa chặt chẽ, chưa hình thành tổ chức và xây dựng quy chế để quản lý chuỗi hành trình giống từ nguồn giống đến sản xuất cung ứng giống, bảo đảm đưa giống tốt đến tay người trồng rừng.

-   Mới tập trung vào việc nghiên cứu giống cây nhập nội mọc nhanh mà chưa chú ý đầy đủ đến việc cải thiện giống cho cây bản địa, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ.

-   Vẫn còn tồn tại tư tưởng nặng về khối lượng, diện tích trồng rừng mà coi nhẹ chất lượng rừng trồng, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước ở một số địa phương.

1.7.3. Nguyên nhân:

   Nguyên nhân khách quan :

Cây lâm nghiệp là những loài cây có chu kỳ kinh doanh dài ; loài cây sử dụng trong trồng rừng rất phong phú, lại luôn thay đổi theo thị trường ; chất lượng hạt giống và cây con, đặc biệt là chất lượng di truyền khó kiểm tra. Vì vậy, công tác nghiên cứu cũng như sản xuất cung ứng giống gặp rất nhiều khó khăn. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng giống lâm nghiệp diễn ra trên một phạm vi rộng, ở nhiều tỉnh, nhiều vùng, có nhiều thành phần tham gia nên rất khó quản lý, kiểm soát các hoạt động để nâng cao chất lượng giống.

 Nguyên nhân chủ quan:

  1. Chưa có một định hướng cụ thể, lâu dài và thống nhất về sản xuất, cung ứng và cải thiện giống.
  2.   Thiếu quy hoạch xây dựng mạng lưới nguồn giống chất lượng cao trong phạm vi cả nước dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa, nhiều loài cây có nhu cầu lớn trong sản xuất thì không có nguồn giống tốt để cung cấp, ngược lại có nhiều nguồn giống được thiết lập nhưng không có nhu cầu trong sản xuất.
  3.  Chưa gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch trồng rừng với kế hoạch sản xuất, cung ứng giống, dẫn đến cung và cầu không phù hợp, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất giống thường bị động.
  4. Nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng giống tốt trong trồng rừng chưa cao, còn chạy theo số lượng.
  5.      Những chính sách và các văn bản pháp quy trong việc quản lý sản xuất và sử dụng giống chưa được hoàn thiện, hiệu lực thực thi không cao, do vậy trong thực tế còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất và giám sát chặt chẽ việc sản xuất và lưu thông giống.
  6. Đầu tư cho ngành giống trong những năm trước đây chưa đáp ứng yêu cầu phát triển rừng và đầu tư chưa đúng hướng.

1.8.  Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển giống cây lâm nghiệp

1.8.1. Thuận lợi

-    Chiến lược lâm nghiệp quốc gia đã được xây dựng, triển khai và bổ sung cho giai đoạn tới (2006-2020). Các mục tiêu, định hướng phát triển ngành được đề xuất, làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển ngành giống nhằm phục vụ kịp thời cho các chương trình trồng rừng.

-    Pháp lệnh giống cây trồng đã được ban hành cùng với các văn bản pháp qui của Nhà nước được triển khai thực hiện từ trung ương đến địa phương sẽ dần dần đưa các hoạt động sản xuất, cung ứng giống vào nề nếp. Dựa trên nội dung của Pháp lệnh giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành và triển khai thực hiện Qui chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trong đó trọng tâm là thực hiện quản lý chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp .

-    Những kết quả đạt được trong thời gian qua về nghiên cứu chọn, tạo giống; áp dụng công nghệ cao (mô, hom) vào sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cơ chế chính sách là những cơ sở quan trọng cho phát triển ngành giống lâm nghiệp trong tương lai.

-   Quá trình xây dựng và phát triển ngành lâm nghiệp nói chung và giống cây lâm nghiệp nói riêng được nhiều tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ mạnh mẽ, đặc biệt là “Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác” và DANIDA (Đan Mạch), CSIRO (Australia).

-    Các Dự án trồng rừng sử dụng nguồn vốn viện trợ nước ngoài (KfW, JICA), vốn vay ưu đãi (WB, ADB), các dự án liên doanh liên kết, các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở trồng rừng sản xuất, v.v… luôn mong muốn nhận được giống tốt để trồng rừng đạt năng suất và chất lượng cao.

1.8.2. Khó khăn

-   Nâng cao năng suất và hiệu quả của trồng rừng để nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất lâm nghiệp là một đòi hỏi cấp bách của ngành lâm nghiệp, trong đó giống đóng vai trò then chốt, nhưng hiện trạng giống cây lâm nghiệp còn nhiều bất cập. Đây là một thách thức lớn đối với phát triển giống trong tương lai.

-    Thiếu quỹ đất phù hợp để xây dựng các nguồn giống chất lượng cao.

-   Thời gian xây dựng các nguồn giống được cải thiện để đưa vào phục vụ trồng rừng dài, trong khi sản xuất lại yêu cầu phải có ngay giống tốt đáp ứng nhu cầu trồng rừng trước mắt.

-   Các chương trình trồng rừng ở các vùng sinh thái rộng khắp trong toàn quốc sử dụng một tập đoàn cây trồng đa dạng, phong phú về chủng loại, ngày một lớn về khối lượng; do đó, để sản xuất và cung ứng đủ giống có chất lượng cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

-   Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giống (cả trong nghiên cứu, lẫn sản xuất), tuy đã được cải thiện, nhưng còn thiếu và lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá công tác giống.

-    Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và chưa đạt yêu cầu về chất lượng.

 

 

2.   NHỮNG DỰ BÁO

2.1. Dự báo về trồng rừng

     Muốn xây dựng chiến lược giống cây Lâm nghiệp cần phải dự báo tương đối chính xác được  nhu cầu giống, đặc biệt là giống của một số loài cây trồng ưu tiên để từ đó xác định được các mục tiêu chiến lược về xây dựng rừng giống, vườn giống, mạng lưới cung ứng giống, vườn ươm cũng như định hướng nghiên cứu, chọn tạo, cải thiện giống cho các loài cây này.

     Dự báo được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, để cuối cùng chọn được một số liệu dự báo có thể chấp nhận được. Cụ thể, theo các cách tiếp cận sau: (i) Từ nhu cầu gỗ (theo chiến lược lâm nghiệp đang xây dựng và chiến lược đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại quyết định số 199/QĐ-BNN-PTLN ngày 22/1/2002); (ii) từ kết quả thực hiện và kế hoạch trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đến 2010 và đặc biệt (iii) dựa vào diện tích rừng, quỹ đất đai hiện có và mục tiêu xây dựng một lâm phận quốc gia 16,7 triệu ha với độ che phủ 43%, tương ứng 14,3 triệu ha rừng.

-    Các dự báo về trồng rừng được thực hiện theo 2 giai đoạn (giai đoạn phát triển: từ nay đến 2015 và giai đoạn định hình: từ sau 2015), cho các mục tiêu cụ thể:

+   Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (bao gồm cả khoanh nuôi có trồng bổ sung ).

+   Rừng sản xuất: Trồng cây cung cấp gỗ (gỗ nhỏ, gỗ lớn), trồng cây đặc sản, trồng cây phân tán, làm giàu rừng.

-    Từ các nhu cầu trồng rừng, xác định nhu cầu giống. Nhu cầu giống được dự tính cho các loài cây trồng chủ lực.

-   Từ nhu cầu giống sẽ đề xuất các mục tiêu chiến lược: Nhu cầu vườn giống, rừng giống; vườn ươm; mạng lưới cung ứng giống, khu vực hoá nguồn giống; chiến lược nghiên cứu chọn tạo, cải thiện giống.

     Theo cách tiếp cận trên, có kết quả tính toán như bảng 2.1 (phụ lục 7). Qua bảng này, có thể thống nhất một số con số sau:

     Tổng diện tích rừng trồng có vào năm 2015 là 3.935.000 ha, trong đó:

+   Rừng phòng hộ và đặc dụng 1.292.000 ha.

+   Rừng sản xuất là 2.643.000 ha, trong đó: Rừng cung cấp gỗ lớn: 750.000 ha, rừng cung cấp gỗ nhỏ: 1.543.000 ha, rừng đặc sản: 350.000 ha.

    Từ những tổng hợp ở bảng trên có thể dự báo về trồng rừng cho giai đoạn phát triển và giai đoạn ổn định như sau:

  1. Dự báo về  nhu cầu trồng rừng trong giai đoạn phát triển

2.1.1.1. Dự báo trồng rừng phòng hộ và đặc dụng:

-    Rừng phòng hộ và đặc dụng sẽ ổn định vào năm 2010.

Từ 2006-2010 cần trồng 291.000 ha, mỗi năm cần trồng khoảng 59.000 ha.

-  Ngoài ra hàng năm còn cần khoanh nuôi có trồng bổ sung 20.000 ha.

2.1.1.2. Dự báo trồng rừng sản xuất:

  • Rừng sản xuất sẽ định hình vào năm 2015.

     Tổng diện tích cần trồng trong giai đoạn từ 2006-2015 là 1.209.000 ha, trong đó 259.000ha cây nguyên liệu, 750.000 ha cây gỗ lớn và 200.000 ha cây đặc sản và lâm sản ngoài gỗ. Như vậy hàng năm cần trồng là:

+   Trồng rừng cây nguyên liệu chu kỳ ngắn mọc nhanh khoảng 26.000 ha/năm với các loài chủ yếu là keo, bạch đàn, thông, tràm, đước, tre luồng.

      Ngoài ra theo chiến lược lâm nghiệp, nhu cầu gỗ rừng trồng bình quân trong giai đoạn này là khoảng 5.550.000 m3/năm, có nghĩa hàng năm cần khai thác và trồng lại 132.000 ha.

      Như vậy tổng diện tích trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ mọc nhanh trong giai đoạn  phát triển là 158.000 ha/năm.

+   Trồng rừng gỗ lớn 75.000 ha/năm trong đó các loài chủ yếu là keo, thông, bạch đàn, xoan, tếch, lát, sao, dầu, huỷnh , giổi.

+   Trồng rừng cây lâm sản ngoài gỗ 20.000ha/năm với các loài cây chủ yếu là thông nhựa, quế, hồi, thảo quả, gió trầm , bời lời, trám, tre, luồng, trúc, song mây,...       

2.1.1.3. Dự báo trồng cây phân tán:

     Trong những năm thập kỷ 80 trở về trước phong trào trồng cây phân tán phát triển mạnh mẽ, có năm đạt tới 350 triệu cây, chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Sau này phong trào giảm dần. Theo thống kê năm 2001 - 2004 trồng được 1,1 tỷ cây phân tán, bình quân 275.000.000 cây/năm.

     Đây là một thế mạnh cần được phát huy trong tương lai không chỉ ở vùng đồng bằng mà ở cả trung du lẫn vùng núi và cần áp dụng các tiến bộ về giống, về thâm canh đối với cây trồng phân tán với mục đích cung cấp chủ yếu là gỗ lớn, sau đó là gỗ nhỏ, củi và lâm sản ngoài gỗ, nhằm giảm sức ép đối với rừng tự nhiên.

     Theo thống kê kinh nghiệm, cây trồng phân tán thường 40% thuần tuý là cây ăn quả thuộc nông nghiệp, như táo, soài, bưởi, nhãn, vải... còn 60% là cây cho gỗ (như bạch đàn, keo, tràm cừ, gáo, gạo, xoan, muồng đen, lát...); cây ăn quả thuộc lâm nghiệp (như trám, sấu, me …); cây đặc sản (như Hoa hòe, bời lời đỏ, tre, mây...)

     Nếu chấp nhận mức trồng 200 triệu cây phân tán/năm, trong đó 60% là cây lâm nghiệp (tương ứng 60.000 ha/năm) thì hàng năm cần cung cấp 120.000.000 cây con, trong đó khoảng 50% là keo và bạch đàn (vừa cho gỗ nhỏ vừa cho gỗ lớn, tương ứng 60 triệu cây), 50% là các loài cây khác (chủ yếu cho gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, tương ứng 60 triệu cây).

2.1.1.4. Dự báo làm giàu rừng:

     Thực tế, khó dự báo chính xác về nhu cầu làm giàu rừng vì phụ thuộc vào vốn và vào chủ rừng, nên ở đây chủ yếu dựa vào một số dữ liệu làm căn cứ để quy định hoặc xác định khối lượng cần làm giàu. Các căn cứ đó là: diện tích rừng nghèo và rừng non, diện tích và khối lượng khai thác rừng tự nhiên. Từ đó tính toán theo những quy định sau :

-    Các tỉnh có khai thác rừng tự nhiên đều phải làm giàu (hiện tại khoảng 20 tỉnh).

-    Các Lâm trường có khai thác rừng tự nhiên đều phải làm giàu (hiện tại khoảng 110 lâm trường).

-    Trong giai đoạn trước mắt (2006 - 2010) do khối lượng khai thác ít nên giá thành khai thác cao, chấp nhận mức làm giàu thấp. Cụ thể: Ít nhất khai thác 1 ha rừng tự nhiên phải làm giàu 1 ha, tương ứng trên phạm vi toàn quốc cứ khai thác 30 m3 gỗ phải làm giàu 1 ha. Như vậy trong giai đoạn 2006 – 2010, hàng năm làm giàu khoảng 5.000 - 6.000 ha.

-    Trong giai đoạn 2010 – 2015: Cứ khai thác 1 ha phải làm giàu 1,5 ha, tương ứng khai thác 20 m3 gỗ phải làm giàu 1 ha. Như vậy giai đoạn này làm giàu khoảng 10.000 ha/năm

-    Vì hạn chế khai thác chỉ là biện pháp tình thế, sau năm 2010 khối lượng khai thác cần tăng và nên tăng, vì vậy trong giai đoạn định hình từ 2015 trở đi làm giàu 20.000 ha/năm.

­Các loài cây chủ yếu làm giầu rừng là : giổi, mỡ, lát hoa, sao, dầu rái, huỷnh, lim xanh, dẻ cau, dẻ bốp, muồng đen, trám đen, trám trắng, vạng…

2.1.2. Dự  báo nhu cầu trồng rừng trong giai đoạn định hình

2.1.2.1. Đối với rừng phòng hộ:

     Sau khi định hình, diện tích rừng trồng phòng hộ và đặc dụng có khoảng 1.240.000 ha (trong đó khoảng 1 triệu ha rừng phòng hộ ). Đối với rừng đặc dụng không tiến hành khai thác, đối với rừng phòng hộ có khả năng khai thác với các phương thức khai thác, lợi dụng khác nhau, cụ thể:

-    30% diện tích ở các vùng rất xung yếu sẽ không khai thác, chỉ tiến hành chặt cây phù trợ khi cây trồng chính phát triển tốt. Trường hợp cây trồng chính phát triển không tốt thì để lại cây phù trợ với mật độ hợp lý.

-    30% diện tích sẽ khai thác chọn, lợi dụng tái sinh tự nhiên để duy trì thường xuyên tình trạng rừng ở các khu vực rất xung yếu và xung yếu.

-    40% diện tích (khoảng 516.700 ha) chặt thay thế trồng lại. Với luân kỳ thay thế 30 năm như vậy một năm sẽ chặt và trồng lại là 17.200 ha.

2.1.2.2. Đối với rừng sản xuất:

-    Trồng rừng: Theo thống kê ở bảng 2.1., khi định hình sẽ có 2.643.000 ha rừng trồng sản xuất. Theo phân tích ở mục 2, diện tích rừng gỗ lớn cần 750.000 ha và cây đặc sản 350.000 ha (tổng cộng 1.100.000ha), còn lại là rừng gỗ nhỏ 1.543.000 ha (2.643.000-1.100.000).

     Khi định hình, rừng gỗ lớn (chu kỳ 30 năm) hàng năm chặt và trồng lại 25.000 ha, rừng đặc sản (chu kỳ 40 năm) hàng năm chặt và trồng lại 8.750ha, rừng gỗ nhỏ (chu kỳ 10 năm) hàng năm chặt và trồng lại 154.300 ha.

-    Đối với trồng cây phân tán : duy trì như giai đoạn phát triển.

-    Làm giàu rừng: 20.000 ha/năm.

Tổng hợp nhu cầu tạo rừng trong các giai đoạn được trình bầy trong bảng 2.2 (phụ lục 7)

 

2.1.3. Dự báo trồng rừng theo vùng

     Dự báo trồng rừng theo vùng dựa vào những dữ liệu sau: (i) Diện tích rừng trồng, diện tích đất trống trọc theo vùng hiện có (phụ lục 8), (ii) Diện tích rừng trồng có đến giai đoạn ổn định, theo vùng (phụ lục 9), (iii) Các dự báo trồng rừng toàn quốc ở phần trên.

2.1.3.1. Dự báo trồng rừng theo vùng trong giai đoạn phát triển:

Tổng diện tích trồng rừng theo vùng, trong giai đoạn phát triển được trình bầy trong phụ lục 10. Diện tích trồng rừng hàng năm theo vùng  được trình bầy trong bảng 2.3. (phụ lục 7).

2.1.3.2. Dự báo trồng rừng theo vùng trong giai đoạn ổn định:

Diện tích rừng trồng theo vùng có đến giai đoạn ổn định được trình bầy trong phụ lục 11. Diện tích trồng rừng hàng năm theo vùng, trong giai đoạn ổn định được trình bầy trong bảng 2.4. (phụ lục 7)

 

2.2. Dự  báo trồng rừng theo chủng loài cây trồng

2.2.1. Những căn cứ

-    Theo dự báo nhu cầu trồng rừng theo mục đích (mục 2).

     Từ bảng 2.2. (phụ lục 7) rút ra nhu cầu trồng rừng hàng năm cho cả 5 phương thức gồm trồng mới, khoanh nuôi trồng bổ sung rừng phòng hộ + đặc dụng, trồng rừng sản xuất, làm giàu, trồng phân tán như sau:

 

Giai đoạn

Gỗ lớn (ha/năm)

Gỗ nhỏ (ha/năm)

LSNG (ha/năm)

Cộng (ha/năm)

2006-2010

162.700

229.300

20.000

412.000

2011-2015

130.160

200.040

20.000

350.200

2016-2020

80.160

196.360

8.750

285.270

 

     Đây là căn cứ định hướng để lựa chọn chủng loài và xác định nhu cầu về giống đáp ứng mục tiêu phù hợp với phương thức trồng.

-    Theo dự  thảo danh mục loài cây ưu tiên cho trồng rừng và phục hồi rừng của dự án giống cây lâm nghiệp (DANIDA/ Công ty Giống cây Lâm nghiệp Trung ương / 2004). Bao gồm 75 loài cây (gỗ lớn: 25 loài, gỗ nhỏ: 27 loài, Lâm sản ngoài gỗ: 23 loài)

     Đây là căn cứ định hướng cụ thể hơn để lựa chọn và xác định chủng loài cây cho cả trồng rừng phòng hộ và sản xuất theo các phương thức trồng cho giai đoạn trước mắt.

-    Theo danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất ở 9 vùng sinh thái lâm nghiệp ban hành kèm theo QĐ 16/2005 ngày 15/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

     Quyết định này đã xác định cây trồng theo 3 tiêu chuẩn với 14 tiêu chí cụ thể, trong đó tập trung cho tạo rừng nguyên liệu sản xuất hàng hóa sớm cho thu hoạch, chú trọng cây gỗ lớn mọc nhanh và có khả năng trồng trên diện rộng trong giai đoạn 2006-2010. Bao gồm 50 loài cây (gỗ lớn mọc nhanh: 25 loài, gỗ nhỏ: 13 loài, LSNG: 12 loài). Vùng Tây Bắc 10 loài, Trung Tâm 12 loài, Đông Bắc 13 loài, Đồng bằng sông Hồng 12 loài, Bắc trung bộ 14 loài, Tây Nguyên 14 loài, Đông Nam Bộ 14 loài, Tây Nam Bộ 10 loài.

     Đây là căn cứ cụ thể để lựa chọn và xác định loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất trong giai đoạn trước mắt.

2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn chủng loài cây trồng rừng chủ yếu

-    Các tiêu chuẩn lựa chọn:

(i)  Đáp ứng mục tiêu phòng hộ và sản xuất gắn với tạo được nguồn nguyên liệu và có hiệu quả.

(ii)  Phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và lập địa gây trồng.

(iii) Nắm được kỹ thuật gây trồng.

(iv) Có nguồn giống và kỹ thuật nhân giống.

-    Các mức độ ưu tiên:

+   Ưu tiên 1: Cơ bản đạt được 4 tiêu chuẩn, vừa được đưa vào gây trồng phát triển từ giai đoạn 2006- 2010, vừa hoàn thiện kỹ thuật, vừa nâng cao chất lượng giống.

+   Ưu tiên 2: Tập trung giải quyết về kỹ thuật và đặc biệt về giống để đưa vào gây trồng phát triển từ giai đoạn 2011 trở đi.

2.2.3. Những dự báo về chủng loài cây trồng chủ yếu

     Căn cứ vào tiêu chuẩn và mức độ ưu tiên làm nền tảng để đưa ra các dự báo chủng loài cây trồng chủ yếu phục vụ trồng rừng cho giai đoạn 2006-2010. Tổng quát và chi tiết xem phụ lục 12 kèm theo.

2.2.3.1. Dự báo nhóm chủng loài cây trồng chủ yếu phân theo giai đoạn

*    Giai đoạn từ 2006-2010

     Tổng số có 47 loài cây, phân nhóm theo mục đích sử dụng:

-    Gỗ lớn có 18 loài: Bông gòn, dái ngựa, dầu rái, gáo, gạo, giổi, huỷnh, lát, lim xanh, lim xẹt, muồng đen, re gừng, sao đen, tếch, trám đen, trám trắng, xà cừ, xoan ta. Ngoài ra còn bao gồm cả những loài vừa cho gỗ nhỏ vừa cho gỗ lớn như các loài thông, keo, bạch đàn, mỡ.

-    Gỗ nhỏ có 19 loài: Bạch đàn liễu, bạch đàn caman, bạch đàn têrê, bạch đàn urô, bần, bồ đề, đước, keo lai, keo lá liềm, keo lá tràm, keo tai tượng, mấm, mỡ, phi lao, sa mộc, thông ba lá, thông caribê, thông đuôi ngựa, tràm cajuputi (tràm Úc), tràm lơca.

-    LSNG có 20 loài: Bát độ, bời lời đỏ, chè đắng, cọ khiết, cọ phèn, dẻ ăn quả, hồi, luồng, mai, mây nước, quế, sa nhân, sấu, thảo quả, trám lấy quả, trầm dó, trẩu, tre gai, trúc, xoan chịu hạn.

*    Giai đoạn từ 2011

     Tổng số 77 loài, ngoài 47 loài cây giai đoạn 2006 bổ sung thêm 30 loài cây, phân nhóm theo mục đích sử dụng như sau:

-    Gỗ lớn có 19 cây: chiêu liêu, chò chỉ, dầu song nàng, dẻ đỏ, dẻ gai, giáng hương, gội nếp, lát mêxicô, lõi thọ, ngân hoa, nhội, sữa, sồi phảng, tông dù, vạng, vên vên, vối thuốc, xoan mộc, xoan nhừ.

-    Gỗ nhỏ có 5 cây: Bạch đàn pelita, dẻ Yên Thế, mắc rạc, tống quán sủ, xoan đào.

-    Lâm sản ngoài gỗ có 6 cây: Mắc ca, mắc mật, song mật, trôm, ươi, vầu.

2.2.3.2. Dự báo nhóm chủng loài cây trồng chủ yếu phân theo phương thức trồng

*    Giai đoạn từ 2006-2010

-    Trồng mới và trồng bổ sung cho rừng phòng hộ và đặc dụng có 24 loài:

+   Gỗ lớn có 10 loài: Dầu rái, giổi, lát, lim xanh, lim xẹt, muồng đen, sao đen, trám đen, trám trắng, thông ba lá.

+   Gỗ nhỏ có 7 loài: Đước, keo lai, keo lá liềm, keo lá tràm, keo tai tượng, phi lao, tràm caju.

+   LSNG có 7 loài: Mây nước, sấu, thảo quả, dó trầm, tre gai, xoan chịu hạn.

-    Trồng làm giàu rừng:

+   Gỗ lớn có 10 loài (giống như trồng mới và trồng bổ sung cho rừng phòng hộ, đặc dụng).

+   Gỗ nhỏ: không.

+   Lâm sản ngoài gỗ có 4 loài: Mây nước, sấu, thảo quả, dó trầm.

-    Trồng phân tán:

+   Gỗ lớn có 15 loài: Bông gòn, dầu rái, gáo, gạo, giổi, lát, lim xanh, lim xẹt, muồng đen, sao đen, tếch, trám đen, trám trắng, xà cừ, xoan ta.

+   Gỗ nhỏ có 18 loài: Các loài bạch đàn liễu, caman, têrê, urô, đước, keo lai, keo lá liềm, keo lá tràm, keo tai tượng, mấm, mỡ, phi lao, sa mộc, các loài thông ba lá, caribê, đuôi ngựa, tràm caju, tràm lơ ca.

+   Lâm sản ngoài gỗ có 17 loài: Bát độ, bời lời, chè đắng, cọ khiết, cọ phèn, diễn, dẻ ăn quả, hồi, luồng, mai, mây nước, quế, sấu, dó trầm, trẩu, tre gai, trúc, xoan chịu hạn.

-    Trồng rừng sản xuất tập trung:

+   Gỗ lớn có 16 loài: Bông gòn, dái ngựa, dầu rái, gáo, gạo, giổi, huỷnh, lát, lim xanh, lim xẹt, muồng đen, tếch, trám đen, trám trắng, xà cừ, xoan ta.

+   Gỗ nhỏ có 16 loài: Các loài bạch đàn liễu, caman, têrê, urô, bồ đề, đước, keo lai, keo lá liềm, keo lá tràm, keo tai tượng, mỡ, phi lao, sa mộc, các loài thông ba lá, thông đuôi ngựa, thông caribe.

+   Lâm sản ngoài gỗ có 18 loài: Giống trồng phân tán và bổ sung thêm  thảo quả, .

*    Giai đoạn 2011 trở đi

      Tiếp tục trồng 45 loài cây (2006-2010), trồng thêm 30 loài phân theo phương thức và mục đích trồng như sau:

-    Trồng mới và trồng bổ sung (phòng hộ đặc dụng).

+   Gỗ lớn có 20 loài: chiêu liêu, chò chỉ, dầu song nàng, dẻ đỏ, dẻ gai, giáng hương, gội nếp, lát mêxicô, lõi thọ, ngân hoa, nhội, re gừng, sữa, sồi phảng, tông dù, vạng, vên vên, vối thuốc, xoan mộc, xoan nhừ.

+   Gỗ nhỏ có 4 loài: Dẻ Yên Thế, mắc rạc, tống quán sủ, xoan đào.

+   LSNG có 5 loài: Mắc mật, song mật, trôm, ươi, vầu.

-    Trồng làm giàu:

+   Gỗ lớn có 20 loài (giống như cây trồng mới và trồng bổ sung đã nêu trên).

+   Gỗ nhỏ có 3 loài: Dẻ Yên Thế, tống quán sủ, xoan đào.

+   Lâm sản ngoài gỗ có 5 loài (giống như cây trồng mới và trồng bổ sung đã nêu trên).

-    Trồng phân tán:

+   Gỗ lớn có 5 loài: lát mêxicô, ngân hoa, nhội, sữa, tông dù.

+   Gỗ nhỏ có 2 loài: Bạch đàn pelita, tống quán sủ.

+   Lâm sản ngoài gỗ có 5 loài: Mắc ca, mắc mật, song mật, trôm, vầu.

-    Trồng sản xuất tập trung:

+   Gỗ lớn có 12 loài: Lát mêxicô, lõi thọ, ngân hoa, nhội, sồi phảng, sữa, tông dù, vạng, vên vên, vối thuốc, xoan mộc, xoan nhừ.

+   Gỗ nhỏ có 2 loài: Bạch đàn pelita, tống quán sủ.

+   Lâm sản ngoài gỗ có 4 loài: Mắc ca, song mật, trôm, vầu.

2.3. Dự báo nhu cầu giống phục vụ trồng rừng

     Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng hàng năm ở mục 2.2, nhu cầu cây con, hạt giống được tính toán như sau:

2.3.1. Nhu cầu cây con (bảng 2.5, 2.6, phụ lục 7)

Tổng số cây con cần gieo ươm trong giai đoạn phát triển là 757,2 triệu cây/năm (gỗ lớn: 258,6 triệu cây, gỗ nhỏ: 458,6 triệu cây, đặc sản: 40 triệu cây).

Tổng số cây con cần gieo ươm trong giai đoạn định hình là 539.3 triệu cây/năm (gỗ lớn:129,1 triệu cây, gỗ nhỏ 392,7 triệu cây, đặc sản: 17,5 triệu cây).

2.3.2. Nhu cầu giống cho trồng rừng giai đoạn phát triển (2006-2015)

 Từ bảng 2.5 (phụ lục 7), có thể cụ thể hóa kế hoạch trồng rừng và khối lượng giống tương ứng cần sản xuất và cung cấp hàng năm theo loài cây, theo mục đích như phụ lục 13.

Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung cấp giống phục vụ trồng rừng hàng năm theo loài cây trong giai đoạn phát triển (2006-2015) được trình bầy trong bảng 2.7. (phụ lục 7).

2.3.3. Nhu cầu giống cho trồng rừng giai đoạn định hình (2016-2020).

     Căn cứ vào bảng 2.6 (phụ lục 7), có thể cụ thể hóa kế hoạch trồng rừng và khối lượng giống  cần sản xuất và cung cấp hàng năm theo loài cây trồng chính như phụ lục 14.

     Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung cấp giống hàng năm theo loài cây trồng chính trong giai đoạn định hình (2016-2020) được cụ thể hoá trong bảng 2.8. (phụ lục 7).

 

2.4. Dự báo về diện tích nguồn giống phục vụ trồng rừng

     Hạt giống hiện nay chủ yếu được thu hái từ các nguồn giống có chất lượng di truyền thấp như rừng giống chuyển hóa, lâm phần tuyển chọn, lâm phần xác định hoặc thu hái xô bồ. Nếu tiến hành xây dựng đủ diện tích nguồn giống được cải thiện theo cột 7 bảng 2.7 (phụ lục 7) thì các nguồn giống này chưa thể phục vụ cho kế hoạch trồng rừng của giai đoạn phát triển, trong khi đến giai đoạn định hình sẽ không sử dụng hết công suất của số diện tích này, gây lãng phí. Vì vậy, trước mắt sẽ tiến hành xây dựng thêm một số diện tích rừng giống chuyển hóa cho các loài có nhu cầu sử dụng nhiều giống, đồng thời xây dựng các nguồn giống chất lượng cao cho nhu cầu của giai đoạn định hình (bảng 2.9, phụ lục7).

2.5. Dự báo về nhu cầu vườn ươm và nhân giống vô tính phục vụ trồng rừng

     Trong giai đoạn phát triển, mỗi năm cần sản xuất từ 757.200.000 cây giống trở lên, do vậy số lượng vườn ươm và phòng nuôi cấy mô cũng phải tăng lên tương ứng mới đáp ứng được nhu cầu cây giống cho các chương trình trồng rừng. Với tỷ lệ cây giống sản xuất từ công nghệ mô, hom chiếm 1/3 trong tổng lượng cây con hàng năm, trong đó cây con sản xuất từ nuôi cấy mô bằng 1/5, hệ thống nhân giống cần được xây dựng như bảng 2.10 (phụ lục 7)

3.  QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP

3.1. Quan điểm

- Giống phải được coi là biện pháp quan trọng nhất làm tăng năng suất và hiệu quả của trồng rừng.

- Phát triển giống cây lâm nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia 2006-2020, phù hợp với kế hoạch trồng rừng theo từng mục đích (phòng hô, sản xuất), phù hợp với phát triển công nghệ chế biến trong tương lai và dáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

- Phát triển giống lâm nghiệp phải đồng bộ và toàn diện, hài hoà giữa lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất; coi trọng cả cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ; cả cây bản địa và cây ngoại lai.

- Ngiên cứu và sử dụng giống tốt phải đi đôi với  nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thâm canh cao và quản lý hữu hiệu.

- Phát triển giống cây lâm nghiệp phải theo hướng hiện đại hoá với công nghệ cao (công nghệ gen, công nghệ sinh học, di truyền phân tử), phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực và bảo đảm hội nhập quốc tế.

3.2 Mục tiêu

3.2.1. Mục tiêu chung:

     Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, bảo đảm cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ công tác trồng rừng, áp dụng khoa học công nghệ mới và truyền thống theo h­ướng sử dụng ưu thế lai, đồng thời giữ đ­ược tính đa dạng sinh học, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống. Hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trư­ờng.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể: 

  •  Về cung cấp giống:

Trên cơ sở quy hoạch cấp Quốc gia và cấp tỉnh, từng bước xây dựng hệ thống nguồn giống chất lượng cao trong phạm vi cả nước để:

+   Đến năm 2010: Bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng.

+   Đến năm 2015: Bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống đựơc công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng.

  •  Về quản lý:

+  Đến hết năm 2006 hoàn thiện và xây dựng đầy đủ các văn bản có liên quan đến quản lý giống cây lâm nghiệp (các thông tư hướng dẫn, quy chế, định mức…) và đến năm 2008 hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây lâm nghiệp.

+   Hoàn thiện tổ chức bộ máy và các công cụ quản lý để có thể kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với toàn bộ các loài cây trồng chính trong phạm vi cả nước vào năm  2007.

  • Về nghiên cứu:

+   Chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và những nhân tố khí hậu bất lợi (đối với cây mọc nhanh đạt năng suất bình quân 30 m3/ha/năm , đối với các loài cây gỗ lớn đạt 15m3/ha/năm) cho các rừng được trồng từ sau năm 2020.

  •  Về nguồn lực:

+   Công tác đào tạo: Đến năm 2010, về cơ bản bảo đảm đủ số cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống, bao gồm cả nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống

+   Trang thiết bị, vật tư kỹ thuật: Đến năm 2010, các trang thiết bị quan trọng được hiện đại hoá ngang bằng với các nước trong khu vực.

+   Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân).

4.   CÁC NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC

4.1. Định hướng về sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp

4.1.1. Định hướng loài cây ưu tiên phát triển giống

-    Tiêu trí lựa chọn loài cây ưu tiên:

+   Loài cây ưu tiên là các loài cây trồng chính đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố.

+  Phù hợp với mục đích trồng rừng: Đối với rừng sản xuất (gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài gỗ) sớm cho thu hoạch, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng thị trường lớn; đối với rừng phòng hộ (đầu nguồn, chống cát, chắn sóng lấn biển) có khả năng phòng hộ theo từng mục đích phòng hộ cụ thể.

+   Nắm chắc kỹ thuật gây trồng, đặc biệt kỹ thuật thâm canh.

+   Có nguồn giống dồi dào, đạt chất lượng tốt.

+   Hiện đang hoặc trong tương lai sẽ được gây trồng nhiều.

+   Chưa bị sâu bệnh và không có tác dụng xấu đối với môi trường.

-    Chọn loài cây ưu tiên:

+   Nhóm loài cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế, bao gồm các loài cây:

*   Gỗ lớn: Dầu rái, tếch, xoan ta, thông caribê, sao đen, keo các loại

*  Gỗ nhỏ: Các giống được công nhận của các loài bạch đàn, keo, tràm.

+   Nhóm loài cây trồng làm giầu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: giổi xanh, giổi nhung, lát hoa, re gừng, chiêu liêu, sồi phảng, huỷnh, vạng trứng, xoan đào, muồng đen.

+   Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ: Quế, hồi, sở, trám ăn quả, tre trúc, mây nếp, bời lời, Song mây, trầm dó, thông nhựa.

+   Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ:

*   Phòng hộ đầu nguồn: Giống các loài cây trong làm giàu rừng.

*   Phòng hộ đất cát ven biển: Xoan chịu hạn, trôm, phi lao, keo chịu hạn (A. tumida, A. tolurosa, A. dificilis),

*   Phòng hộ đất ngập nước: tràm, đước, vẹt, mấm trắng, cóc ....

4.1.2. Định hướng xây dựng hệ thống nguồn giống.  

            Xác định được các nguồn giống hiện có, xây dựng thêm và quản lý tốt hệ thống nguồn giống trong cả nước là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng di truyền được cải thiện cho nhu cầu trồng rừng, đồng thời các nguồn giống cũng là nơi cung cấp những vật liệu cơ bản cho chương trình cải thiện, nâng cao chất lượng giống cây rừng. Để xây dựng và quản lý nguồn giống cần có quy hoạch hệ thống sản xuất giống hợp lý cho các loài cây ưu tiên tại các vùng có điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa kết quả và cần thực hiện những nội dung sau:

-    Đăng ký lại nguồn giống hiện có (hiện tại đã có 5.966,95 ha -  phụ lục 1) với việc ghi nhận và đánh giá các chỉ tiêu chủ yếu như địa điểm và diện tích; chủ sử dụng, loài cây, năng lực sản xuất; phân cấp chất lượng.

-    Rà soát lại hiện trạng, chất lượng cụ thể của các nguồn giống hiện có, tiến hành quy hoạch lại hệ thống nguồn giống trên phạm vi cả nước, phù hợp với nhu cầu sử dụng giống, trên cơ sở đó lựa chọn lại những nguồn giống tốt, phù hợp với nhu cầu để tiến hành tác động, nâng cấp và đưa vào sử dụng.

-    Để bổ sung diện tích nguồn giống còn thiếu, cần tiến hành tuyển chọn các lâm phần tốt từ rừng trồng, rừng tự nhiên để chuyển hoá thành rừng giống nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu giống cho giai đoạn phát triển. Xây dựng kế hoạch tác động chuyển hoá các khu rừng đã và sẽ được lựa chọn để lấy giống nhằm nâng cao chất lượng giống với tổng diện tích dự tính  là 2.792,8ha (bảng 2.9).

-    Xây dựng thêm 2.910,3ha nguồn giống mới chất lượng cao (rừng giống, vườn giống) trên cơ sở chọn lọc cây trội, chọn lập địa thích hợp với đặc tính của từng loài cây và áp dụng các biện pháp thâm canh cao. Đây là nguồn giống chất lượng cao nhằm cung cấp giống tốt chủ yếu cho giai đoạn định hình. Quá trình xây dựng các nguồn giống chất lượng cao theo hướng:

+   Đối với các loài có biến dị di truyền không lớn hoặc các loài cây trồng rừng trên diện tích không nhiều thì tiến hành xây dựng rừng giống trên cơ sở chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống.

+   Với các loài cây bản địa dài ngày: thiết lập các vườn giống để vừa cung cấp giống được cải thiện vừa bảo tồn nguồn gen.

+   Với các loài cây mọc nhanh bản địa hoặc nhập nội có khả năng nhân giống sinh dưỡng: thiết lập các vườn giống vô tính (ghép hoặc mô, hom) để nhanh chóng sản xuất giống chất lượng cao và cung cấp vật liệu gốc cho các cơ sở nhân giống bằng công nghệ mô hom trong phạm vi cả nước.

-   Tổ chức đăng ký và cấp chứng chỉ cho rừng giống và vườn giống đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Quá trình lập kế hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống nguồn giống quốc gia theo trình tự sau:

+   Cục Lâm nghiệp căn cứ vào chiến lược, xác định chỉ tiêu kế hoạch, hướng dẫn cho các địa phương, đơn vị.

+   Các địa phương, đơn vị căn cứ vào kế hoạch hướng dẫn chung của ngành (loài cây, diện tích, loại nguồn giống, địa điểm xây dựng, kinh phí đầu tư, …), căn cứ vào nhu cầu giống của địa phương mình để đề xuất kế hoạch và gửi về Cục Lâm nghiệp.

+  Cục lâm nghiệp xem xét, cân đối kế hoạch cung/cầu trên phạm vi cả nước, quyết định sự đầu tư.

+   Đơn vị giống lập thiết kế dự toán, gửi về Cục lâm nghiệp để phê duyệt và tiến hành xây dựng nguồn giống theo kế hoạch và thiết kế được phê chuẩn.

-    Hàng năm tiến hành phúc tra, bổ sung, cập nhật thông tin của hệ thống nguồn giống trong toàn quốc, đưa lên mạng Internet để phổ biến rộng rãi cho người sử dụng giống.

-   Nhập giống: bao gồm cả việc nhập giống còn thiếu và nhập các giống mới cho chương trình phát triển rừng trong tương lai. Nhập các giống mới phải trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm đã được tiến hành hoặc có sự tương đồng khí hậu và điều kiện lập địa giữa nơi cung cấp giống với các vùng dự kiến sẽ dẫn giống. Để có thể vừa đánh giá được khả năng phát triển giống mới vừa chuẩn bị được nguồn giống đáp ứng yêu cầu mở rộng, trên cơ sở nhận biết về đặc điểm của từng loài, có thể thiết kế chương trình nhập giống để khảo nghiệm kết hợp sản xuất giống.

4.1.3. Định hướng xây dựng hệ thống vườn ươm, nuôi cấy mô.

     Để sản xuất cây con có chất luợng cao cho các chương trình trồng rừng, đặc biệt là các dự án trồng rừng công nghiệp với quy mô lớn, tập trung, hệ thống vườn ươm là hết sức quan trọng, cần được xây dựng theo hướng sau:

-    Xây dựng 3 vườn ươm bằng công nghệ nhân giống và công nghệ vườn ươm hiện đại tại 3 vùng (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và Nam Trung Bộ) với các nhiệm vụ chủ yếu:

+   Phát triển công nghệ nhân giống mới.

+   Duy trì giống gốc.

+   Sản xuất và cung cấp giống gốc, giống mới cho các Trung tâm nhân giống ở các tỉnh trong vùng.

+   Cung cấp cây giống chất lượng cao cho các cơ sở trồng rừng.

+  Chuẩn bị và soạn thảo nội dung đào tạo kiến thức về quản lý vườn ươm, công nghệ nhân giống mới và kỹ thuật sản xuất cây con. Phát triển nội dung và phương pháp phổ cập kiến thức quản lý vườn ươm và kỹ thuật sản xuất cây con.

+   Tổ chức các lớp đào tạo về vườn ươm và sản xuất cây con cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của địa phương và các Trung tâm nhân giống vùng.

-    ở mỗi tỉnh có diện tích trồng rừng lớn (từ 10.000 ha/ năm trở lên) cần xây dựng một vườn ươm quy mô lớn với nhiêm vụ:

+   Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới và vật liệu giống mới.

+   Tiếp nhận giống gốc, hạt giống và cây mầm để sản xuất cây con.

+   Đào tạo kiến thức về quản lý vườn ươm, kỹ thuật nhân giống mới, huấn luyện tay nghề về kỹ thuật sản xuất cây con cho các cán bộ và công nhân kỹ thuật của địa phương.

+   Sản xuất và cung cấp giống gốc, giống mới và cây mạ cho các vườn ươm trong vùng.

+   Sản xuất và cung cấp cây con cho các đơn vị trồng rừng trong tỉnh.

-    Hệ thống vườn ươm quy mô vừa, nhỏ và vườn ươm phân tán của hộ gia đình được bố trí ở các địa phương, ở các lâm trường và các công trình trồng rừng với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận giống gốc, hạt giống và cây mầm có nguồn gốc được kiểm soát để sản xuất cây con cung cấp cho trồng rừng (bảng 2.10, phụ lục 7).

4.1.4. Thiết lập và đưa vào hoạt động một mạng lưới giống cây lâm nghiệp với sự điều phối đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc:

     Để đảm bảo có đủ giống tốt, nguồn gốc rõ ràng và cung ứng kịp thời cho sản xuất, tất cả các đơn vị làm công tác quản lý Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng và sử dụng giống, các đơn vị nghiên cứu phát triển, phổ cập về giống, các phòng kiểm nghiệm chất lượng giống và các đơn vị sử dụng giống sẽ hoạt động trong một mạng lưới giống lâm nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo thống nhất theo quy chế hoạt động của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

     Mạng luới giống lâm nghiệp là hệ thống cung cấp giống có chất luợng cao cả về phẩm chất di truyền và sinh lý trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn giống đã đuợc tuyển chọn và công nhận, với sự phối hợp chặt chẽ của mọi thành phần có liên quan (từ chủ nguồn giống, nhà sản xuất giống, nguời cung ứng giống đến người sử dụng giống), bao gồm mọi thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, hộ gia đình và cá nhân, v.v…) dưới sự quản lý thống nhất và kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nuớc có thẩm quyền (Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT), cùng tham gia quản lý, giám sát chất luợng giống, chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ giống hàng năm, khuyến khích việc sử dụng giống tốt, bảo đảm đưa giống tốt đến tay người sử dụng, nâng cao chất lượng và năng suất rừng trồng.

-     Các thành viên trong mạng lưới giống lâm nghiệp quốc gia gồm:

+   Cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT

+   Cơ quan nghiên cứu, phát triển.

+   Chủ nguồn giống

+   Đơn vị sản xuất giống (hạt giống và cây con)

+   Đơn vị dịch vụ

+   Người sử dụng giống

-    Tổ chức mạng lưới giống lâm nghiệp quốc gia:

+   ở cấp trung ương (Bộ NN&PTNT) thành lập MLGLNQG.

+   ở cấp tỉnh (Sở NN&PTNT) thành lập MLGLN tỉnh.

-    Chức năng, nhiệm vụ của MLGLNQG:

+   Xây dựng và đưa vào thực hiện Qui chế quản lý giống cây lâm nghiệp.

+   Đề xuất phương thức quản lý sản xuất, cung ứng giống và cây con cũng như phương thức đầu tư và giám sát chất lượng giống và hiệu quả đầu tư. Đưa hệ thống quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp vào thực hiện.

+   Cập nhật thông tin về nguồn giống và năng lực sản xuất giống làm cơ sở cho việc lập kế hoạch trồng rừng hàng năm.

+   Đề xuất các chính sách phù hợp về khuyến khích đầu tư cho phát triển giống, đảm bảo cung cấp giống tốt cho trồng rừng.

-    Cần xây dựng một kế hoạch cụ thể để có thể triển khai hệ thống quản lý này trên phạm vi toàn quốc như phổ biến quy chế quản lý giống của ngành, hình thành tổ chức; tập huấn, hướng dẫn các tỉnh thực hiện quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp.

4.1.5. Tiến độ thực hiện

Có thể chia quá trình xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 2006-2015 (giai đoạn phát triển):

+   Rà soát lại diện tích nguồn giống hiện có, đề xuất giải pháp nâng cấp, xây dựng bổ sung, kinh phí đầu tư, đảm bảo cung cấp giống cho trồng rừng ngay từ năm 2006.

+   Tiến hành điều tra bổ sung, tuyển chọn các lâm phần tự nhiên, rừng trồng tốt để tác động, chuyển hóa thành rừng giống (2.792,8ha) cho các loài cây trong biểu 2.9. Diện tích 2.792,8ha rừng giống chuyển hóa này sẽ sản xuất, cung ứng đủ giống cho giai đoạn phát triển và giai đoạn định hình. Nguồn giống chất lượng cao được xây dựng và thay thế dần diện tích rừng giống chuyển hoá.

+   Điều tra, tuyển chọn cây trội, dòng vô tính ưu việt, tiến hành xây dựng nguồn giống chất lượng cao (2.910,3ha), cùng với diện tích nguồn giống tốt hiện có để cung ứng đủ giống tốt cho giai đoạn định hình.

+   Xây dựng và đưa vào sử dụng các vườn ươm, giâm hom, phòng nuôi cấy mô để cung cấp đủ cây con cho giai đoạn phát triển, đáp ứng nhu cầu cây con chất lượng cao cho giai đoạn định hình.

  • Giai đoan 2016-2020 (giai đoạn định hình):

+   Tiếp tục xây dựng, chăm sóc, nuôi dưỡng các nguồn giống chất lượng cao.

+   Đưa một số diện tích nguồn giống chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời tiếp tục thu hái giống trên diện tích nguồn giống tốt đã xây dựng trong giai đoạn phát triển.  

+   Sản xuất và cung ứng đủ hạt giống tốt ( cả phẩm chất di truyền và sinh lý) cho các loài cây trồng rừng  chính cho giai đoạn định hình.

+   Khai thác triệt để công suất của các phòng nuôi cấy mô, vườn ươm, giâm hom để cung cấp cây con chất lượng cao cho trồng rừng.

+   Tiếp tục điều tra, chọn lọc cây trội để phục vụ cho các chương trình cải thiện giống, nâng cấp nguồn giống cho các loài cây trồng chủ lực trong tương lai (sau năm 2020).

 

4.2. Định hướng nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp

     Nhu cầu giống có năng suất cao và có tính chống chịu cho trồng rừng sản xuất ngày càng lớn và cấp bách, trong khi ghiên cứu về cải thiện giống cây rừng lại đòi hỏi thời gian dài, hàng chục năm hoặc lâu hơn, chia làm nhiều giai đoạn, có sự kế thừa, ở mỗi giai đoạn được nâng cấp thêm và luôn luôn phải đi trước trồng rừng một bước. 

     Nghiên cứu giống cây lâm nghiệp trong 10-15 năm tới cần tập trung vào các loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực nhằm nâng năng suất lên 20-50% so với hiện nay, coi trọng cả cây nguyên liệu  mọc nhanh lẫn cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, cả cây nhập nội lẫn cây bản địa; kết hợp nghiên cứu chọn giống với nghiên cứu biện pháp lâm sinh để tăng năng suất rừng trồng; kế thừa các kết quả nghiên cứu chọn tạo giống của giai đoạn trước và các tiến bộ kỹ thuật về chọn tạo giống và nhân giống của nước ngoài (đặc biệt là các thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ gen và giống mới có năng suất cao), mau chóng đưa kết quả nghiên cứu chọn giống vào sản xuất và chuẩn bị cho giai đoạn sau năm 2020.

4.2.1. Định hướng loài cây ưu tiên nghiên cứu.

-    Ngoài căn cứ, tiêu chí lựa chọn trong phần 2, các loài cây ưu tiên nghiên cứu cần đạt các tiêu chí sau:

+   Loài cây ưu tiên là các loài cây trồng chính đó được Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố.

+   Phù hợp với mục đích trồng rừng: Gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài gỗ, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng thi trường lớn

+   Hiện đang hoặc trong tương lai sẽ được gây trồng nhiều.

-    Căn cứ vào các tiêu chí trên, các loài cây ưu tiên cho nghiên cứu được lựa chọn là:

+   Nhóm loài cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế bao gồm các loài cây:

*   Gỗ lớn: Dầu rái, tếch, trám trắng, xoan ta, thông caribaea.

*   Gỗ nhỏ: Bạch đàn (E. urophylla, b¹ch ®µn lai, E. Camandulensis), keo (keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm, keo lá liềm), thông caribaea, tràm, đước.

+   Nhóm loài cây trồng làm giầu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: giổi xanh, giổi nhung, lát hoa, re gừng, chiêu liêu, sồi phảng, huỷnh, vạng trứng, xoan đào, muồng đen.

+   Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ: Quế, hồi, sở, trám ăn quả, tre trúc, mây nếp, bời lời, trầm gió

+   Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ:

*   Phòng hộ đầu nguồn: Giống các loài cây trong làm giàu rừng.

*   Phòng hộ đất cát ven biển: Xoan chịu hạn, trôm, phi lao, keo chịu hạn (E. tumida, E. tolurosa, E. dificilis),

*   Phòng hộ đất ngập nước: tràm, đước, mấm trắng

4.2.2. Định hướng về các nội dung nghiên cứu

4.2.2.1. Đối với các loài cây ưu tiên

-    Các loài thông lấy gỗ, đặc biệt là Thông caribê, hầu hết đã qua nghiên cứu khảo nghiệm loài/xuất xứ, trong đó một số loài đang nghiên cứu chọn lọc cây trội. Trong thời gian tới tập trung vào việc tiếp tục chọn lọc cây trội và xây dựng các vườn giống (cây hạt và cây ghép) tại các vùng sinh thái chính. Nơi có điều kiện sẽ xây dựng cơ sở nhân giống sinh dưỡng hàng loạt trên cơ sở nhập công nghệ của Australia (như Thông caribê), khảo nghiệm khu vực hoá cho các giống đã chọn lọc, kết hợp các biện pháp lâm sinh để tạo rừng gỗ lớn và rừng nguyên liệu có năng suất cao.

-    Các loài keo vùng thấp (Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lá liềm) là những loài đã có nhiều kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn lọc cây trội, xây dựng vườn giống cây hạt (theo các dự án FORTIP và CARD), khảo nghiệm dòng vô tính, nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô, bước đầu có kết quả về lai giống nhân tạo, tạo thể đa bội. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu chọn lọc cây trội, tập trung lai giống nhân tạo, xây dựng vườn giống và khảo nghiệm dòng vô tính có năng suất cao và có tính chống chịu, nhân giống sinh dưỡng, phối hợp các biện pháp lâm sinh xây dựng rừng gỗ lớn và rừng nguyên liệu có năng suất cao. 

     Riêng giống Keo lai tự nhiên (đã có nhiều kết quả nghiên cứu về chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính, về nhân giống hom và nuôi cấy mô), cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm tính chống chịu, nhân giống mô-hom (bước đầu nhân giống bằng phôi vô tính), xác định và tạo giống biến nạp gen chống chịu, phối hợp các biện pháp lâm sinh xây dựng rừng gỗ lớn và rừng nguyên liệu có năng suất cao.

-   Các loài bạch đàn (chủ yếu là các giống bạch đàn lai, E. urophylla, E. camaldulensis) là những loài đã có nhiều kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, xây dựng vườn giống cây hạt (theo hệ thống dự án  FORTIP), chọn lọc cây trội, khảo nghiệm dòng vô tính, nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô (chủ yếu là E. urophylla), về lai giống nhân tạo. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu chọn lọc cây trội, lai giống theo hướng tạo cây gỗ lớn và cây nguyên liệu, xây dựng vườn giống và khảo nghiệm dòng vô tính có năng suất cao và có tính chống chịu, nhân giống sinh dưỡng, phối hợp các biện pháp lâm sinh xây dựng rừng gỗ lớn và rừng nguyên liệu có năng suất cao. 

-    Một số loài cây họ Dầu (chủ yếu là Dầu rái, Sao đen), họ Đậu (Giáng hương, Lim xanh v.v.), Trám trắng và Trám đen, Re gừng, Xoan ta, Tếch, Giổi xanh, Vạng trứng, Huỷnh v.v. là những loài cây bản địa gỗ lớn (trừ cây tếch) chưa có nghiên cứu gì đáng kể về chọn giống và bảo quản hạt giống, thì cần nghiên cứu về chọn lọc cây trội (bao gồm cả chọn cây trên đường phố, trong công viên và hộ gia đinh), xây dựng các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính, xây dựng vườn giống cây hạt, vườn giống cây ghép, nghiên cứu về bảo quản hạt giống và nhân giống bằng nuôi cấy mô.     

-    Một số loài cây đặc sản như Trầm dó, Quế, Hồi, Sở, Macadamia, Luồng và nhóm tre lấy măng, một số loài song mây, v.v. (mới có một số nghiên cứu chọn giống và nhân giống cho Quế, Hồi và Macadamia) thì chủ yếu tiếp tục nghiên cứu về chọn giống và nhân giống, bước đầu xây dựng rừng giống, vườn giống và khảo nghiệm vùng trồng thích hợp.

     Riêng Thông nhựa nên đi theo hướng lấy nhựa kết hợp lấy gỗ. Loài cây này đã được nghiên cứu bước đầu về chọn lọc cây trội và xây dựng vườn giống, cần tiếp tục nghiên cứu chọn lọc cây trội và xây dựng vường giống theo hướng làm tăng sản lượng nhựa và nâng cao chiều dài đoạn thân dưới cành. 

-    Một số loài cây phòng hộ chống sa mạc hoá như xoan chịu hạn, keo chịu hạn, Phi lao; hoặc cây chống sóng ven biển, ven sông, phòng hộ đất ngập nước: Tràm ta, đước, mắm trắng, trong đó Tràm ta đã có một số nghiên cứu về chọn giống, còn lại cũng chưa có nghiên cứu gì đáng kể về chọn giống thì nên nghiên cứu xây dựng một số cơ sở cung cấp giống và tiếp tục khảo nghiệm lập địa trồng thích hợp. 

4.2.2.2. Về lĩnh vực hoạt động:

     Đến nay về cơ bản đã qua giai đoạn khảo nghiệm loài và xuất xứ đối với các loài cây mọc nhanh, thời gian tới cần tập trung vào việc chọn cây trội, nhân giống sinh dưỡng, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính nhằm chọn được các dòng vô tính có năng suất cao, chất lượng tốt, có tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi, từ đó tạo được rừng trồng dòng vô tính có năng suất cao và ổn định. Đẩy mạnh việc xây dựng rừng giống, vườn giống từ các xuất xứ và cây trội đã được đánh giá và được công nhận, những loài cây đã có vườn giống thế hệ 1 thì chuyển hướng sang xây dựng vườn giống thế hệ 1,5 và thế hệ 2.

     Tập trung nghiên cứu về lai giống đây là hướng chủ đạo tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng giống từ năm 2006 đến 2020. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu công nghệ sinh học để sau năm 2010 tiến tới lai giống ở mức độ phân tử ( lai ADN) cũng như biến nạp gen, nhân giống tiền phôi và phôi vô tính, xác định gen kiểm soát sinh trưởng, chất lượng gỗ và tính chống chịu v.v.

     Các loài cây bản địa như  Quế, Hồi, Sở, Trầm dó, Tràm ta, trám trắng, Luồng và nhóm tre lấy măng, một số loài song mây, v.v. mới có một số nghiên cứu chọn giống và nhân giống cho Quế, Hồi, Trám trắng và Tràm ta...  Còn lại chưa có nghiên cứu gì đáng kể về chọn giống, nhân giống thì cần tiếp tục nghiên cứu về chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm vùng trồng thích hợp và bước đầu xây dựng rừng giống, vườn giống.

     Đối với giống mới được nhập nội thì cần có khảo nghiệm đủ lớn để đánh giá khả năng sinh trưởng cũng như tính thích ứng ở vùng thử nghiệm, trước khi triển khai trồng trên diện rộng.

4.2.2.3. Về thiết bị: Ngoài hướng đầu tư lâu nay, sắp tới cần đầu tư thích đáng theo ba hướng là:

-    Đầu tư có chiều sâu cho 1-2 phòng thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học mới vào chọn tạo giống cây rừng như các máy Flow Cytometry (xác định mức độ đa bội của tế bào), Máy phân tích ADN tổng hợp, Máy xác định biểu hiện gen (RT-PCR), các thiết bị biến nạp gen, hệ thống thiết bị bảo quản phôi sinh dưỡng cực lạnh (cryopreservation) v.v.;

-    Đầu tư thiết bị cho 1-2 cơ sở nhân giống sinh dưỡng hiện đại và đồng bộ cả nuôi cấy mô và giâm hom, có đủ các thiết bị về phytotron khống chế được ánh sáng, nhiệt và ẩm và có hệ thống kiểm soát các yếu tố môi trường.

-    Đầu tư đồng bộ cho 1-2 cơ sở bảo quản hạt giống hiện đại có đủ thiết bị bảo quản lạnh và thiết bị nghiên cứu về hạt giống có khả năng cất trữ được hạt giống, hạt phấn và bộ phận sinh dưỡng trong nhiều năm.   

4.2.2.4. Về giai đoạn: có thể chia nghiên cứu cải thiện giống thành hai giai đoạn là từ nay đến năm 2010 và từ năm 2010 đến sau năm 2020 theo từng kế hoạch 5 năm (mặc dầu sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối).

-    Giai đoạn đầu (2006-2010), chủ yếu là chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính, ưu tiên cho nghiên cứu lai giống trong đó chú trọng cả lai giống theo phương pháp truyền thống và cả áp dụng công nghệ sinh học, xây dựng rừng giống và vườn giống cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính đã có kết quả của khảo nghiệm xuất xứ hoặc chọn giống của giai đoạn trước, nhanh chóng nhập giống mới có năng suất cao và khảo nghiệm giống, áp dụng công nghệ sinh học mới vào chọn giống, đưa tỷ lệ giống được cải thiện lên hơn 40%, đầu tư hoàn thiện thiết bị cho một phòng thí nghiệm trọng điểm đã có lực lượng cán bộ và thiết bị ban đầu, đồng thời bước đầu tiến hành nghiên cứu chọn giống một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế.  Cuối giai đoạn này cố gắng đạt năng suất rừng trồng bình quân (quy mô sản xuất từ 10 ha trở lên) 25 m3/ha/năm đối với gỗ nhỏ và 10 m3/ha/năm đối với gỗ lớn

-    Giai đoạn hai (2010- sau 2020), một mặt tiếp tục các nghiên cứu của giai đoạn trước, đưa tỷ lệ giống được cải thiện lên hơn 50%, mặt khác cần tập trung thích đáng cho việc chọn tạo giống một số loài cây bản địa và cây lâm sản ngoài gỗ, áp dụng các phương pháp và công nghệ mới vào chọn tạo giống, nhân giống và bảo quản hạt giống cây rừng, đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại về áp dụng công nghệ sinh học mới, nhân giống và bảo quản hạt giống.  Cuối giai đoạn này cố gắng đạt năng suất rừng trồng bình quân (ở quy mô sản xuất từ 10 ha trở lên) 30m3/ha/năm đối với gỗ nhỏ và 15 m3/ha/năm đối với gỗ lớn.

5.   CÁC GIẢI PHÁP

5.1. Giải pháp về quản lý và tổ chức

5.1.1. Về hệ thống văn bản quản lý

     - Tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản có liên quan đến quản lý giống để bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp; bổ sung, hoàn thiện những văn bản chưa hoàn chỉnh và xây dựng mới những văn bản còn thiếu nhằm bảo đảm có một hệ thống văn bản đầy đủ, đồng bộ và đạt yêu cầu cho công tác quản lý giống.

     - Thực hiện quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi cả nước để đảm bảo quản lý chất lượng di truyền của giống cây lâm nghiệp

5.1.2. Tổ chức nghiên cứu và đào tạo

     Hiện nay công tác nghiên cứu về giống cây rừng được thực hiện chủ yếu tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI), Trung tâm Cây nguyên liệu giấy Phù Ninh (FRC) và một số đơn vị khác như đánh  giá ở mục 1.2.2.

     Đào tạo đại học và cao học về giống cây rừng được thực hiện tại Trường Đại học lâm nghiệp (Xuân Mai) và các đơn vị khác như ở mục 1.4, đào tạo cán bộ kỹ thuật tại các trường Cao đẳng và kỹ thuật lâm nghiệp, đào tạo nghiên cứu sinh có trình độ tiến sỹ được thực hiện tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học lâm nghiệp (Xuân Mai) và tại nước ngoài thông qua các đề tài và dự án hợp tác quốc tế.

     Để đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo về giống cây rừng trong giai đoạn mới cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

-   Tăng cường năng lực nghiên cứu cho RCFTI, FRC, năng lực đào tạo cho các trường đại học và trung học lâm nghiệp để các đơn vị này thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao về giống cây rừng.

-   Tăng cường năng lực nghiên cứu cho các Trung tâm vùng của Viện Khoa học Lâm  nghiệp, bảo đảm  mỗi Trung tâm có một bộ phận nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp.

-   Tăng cường năng lực về nghiên cứu giống cây lâm nghiệp cho các Trung tâm đã hoạt động tương đối tốt của tỉnh, của Tổng công ty Giấy,  Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho một số tỉnh đại diện cho các vùng, hình thành bộ phận nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp

-    Cho phép các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện đều được tham gia thực hiện các đề tài và dự án về giống trên cơ sở đấu thầu theo các quy định hiện hành.

-    Kêu gọi và ưu tiên cho các đề tài hợp tác quốc tế nghiên cứu và đào tạo về giống cây lâm  nghiệp.

-    Thực hiện nghiêm chỉnh việc khảo nghiệm giống và công nhận giống cây rừng mới theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. 

-    Giao nhiệm vụ tập huấn và đào tạo ngắn hạn về tay nghề cho một số tổ chức nhà nước và các tổ chức khác có đủ điều kiện.

5.1.3. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất, cung ứng giống 

5.1.3.1. Tổ chức hệ thống quản lý sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp

     Công tác quản lý sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp được thực hiện ở cả hai cấp: cấp trung ương và cấp địa phương (tỉnh) với hệ thống như sau:

-     Cấp trung ương:

+   Cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm về việc quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, cung ứng và chất lượng giống trong toàn quốc; Quy hoạch hệ thống nguồn giống và vườn ươm quy mô lớn; chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch, điều phối các hoạt động sản xuất và cung ứng giống hàng năm; Hướng dẫn quản lý và cập nhật hồ sơ nguồn giống.

+   Hội đồng khoa học kỹ thuật giống và các đơn vị nghiên cứu thực nghiệm, các phòng kiểm nghiệm chất lượng giống hỗ trợ cho Cục lâm nghiệp.

-    Cấp địa phương:

+   Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi có Chi Cục Lâm nghiệp thì Sở giao cho Chi Cục Lâm nghiệp)  chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, cung ứng và chất lượng giống trên địa bàn tỉnh, điều phối sản xuất và cung ứng giống.

+   Hội đồng khoa học kỹ thuật giống và đơn vị nghiên cứu, phòng kiểm nghiệm chất lượng giống thuộc tỉnh hỗ trợ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

-    Để bảo đảm chất lượng giống phục vụ trồng rừng cần tăng cường công tác quản lý giống theo đúng Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp, trong đó trọng tâm là giám sát chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp.

5.1.3.2. Tổ chức sản xuất

     Để hệ thống tổ chức sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp có thể phục vụ hiệu quả cho các chương trình trồng rừng trong phạm vi toàn quốc, cần phải kiện toàn cơ cấu tổ chức cho các thành viên trong mạng lưới giống quốc gia. Các hoạt động tuyển chọn cây giống, xây dựng rừng giống, vườn giống có thể nhiều thành phần kinh tế cùng thực hiện, nhưng nhà nước có những chính sách đầu tư duy trì và phát triển để tạo vật liệu giống tốt. nhà nước nắm giữ những nguồn giống cây lâm nghiệp chính. hoạt động sản xuất hạt giống, tạo cây con do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế thị trường.

-    Đối với cấp trung ương:

+   Cơ quan chỉ đạo sản xuất và cung ứng giống: Cục lâm nghiệp chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo sản xuất và cung ứng giống trong toàn quốc:

*   Căn cứ vào kế hoạch phát triển rừng trong từng giai đoạn, Cục lâm nghiệp chỉ đạo các địa phương trong toàn quốc xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng giống cho các chương trình trồng rừng hàng năm.

*   Điều phối các hoạt động về sản xuất và cung ứng giống trong toàn quốc.

*  Quy hoạch và đề xuất hệ thống các nguồn giống và vườn ươm quy mô lớn trình Bộ xem xét, đầu tư.

*  Tổ chức hệ thống thống tin bằng công nghệ tin học trong điều hành cung cầu về giống.

*   Nhập giống mới, phát triển công nghệ nhân giống và chuyển giao cho địa phương.

*   Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án điều tra, tuyển chọn và xây dựng các nguồn giống mới để có thể kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất.

*   Đào tạo kỹ thuật, xây dựng, quản lý, cập nhật hồ sơ và hướng dẫn sản xuất cho các đơn vị có nguồn giống (rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng, vườn ươm) và hướng dẫn thực hiện theo các thủ tục hành chính trong quản lý nguồn giống.

*  Phối hợp với các cơ quan đào tạo và phổ cập để chuyển giao kiến thức cơ bản về sử dụng giống cho người trồng rừng.

*  Tham gia hợp tác quốc tế về sản xuất, bảo tồn và phát triển các nguồn giống, kỹ thuật hạt giống và công nghệ nhân giống.

-    Đối với cấp tỉnh

+  Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực giống Lâm nghiệp ở cấp tỉnh. Nơi có chi cục, thì Sở Nông nghiệp &PTNT giao cho Chi cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm  quản lý công tác giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

*   Quản lý và phát triển các nguồn giống và vườn ươm của địa phương. Lập và cập nhật hồ sơ lưu trữ cho các nguồn giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Sở Nông nghiệp &PTNT  công nhận.

*  Dự tính, dự báo sản lượng giống hàng năm, xây dựng kế hoạch sản xuất giống và chỉ đạo sản xuất giống trong phạm vi lãnh thổ.

*  Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật về xây dựng, quản lý các nguồn giống và các hoạt động thu hái giống cũng như sản xuất cây con.

*   Điều phối việc sản xuất và cung ứng giống trong tỉnh.

+   Đơn vị giống cây lâm nghiệp của tỉnh:

*   Quản lý và phát triển các nguồn giống và hệ thống vườn ươm của tỉnh. Lập và cập nhật hồ sơ lưu trữ cho các nguồn giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Sở Nông nghiệp &PTNT công nhận trên phạm vi đơn vị quản lý.

*   Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật xây dựng, quản lý các nguồn giống và các hoạt động thu hái giống, sản xuất cây con trong phạm vi đơn vị.

*   Dự báo sản lượng, xây dựng kế hoạch sản xuất giống.

*   Tiến hành thu hái, bảo quản hạt giống, sản xuất cây con cung cấp cho các đơn vị trồng rừng. Kiểm nghiệm  phẩm chất hạt giống theo đúng tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001, lập hồ sơ và phiếu kiểm nghiệm cho các lô hạt giống.

+   Chủ nguồn giống:

*   Quản lý, bảo vệ và tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật xây dựng và quản lý nguồn giống.

*   Dự tính sản lượng, xác định thời gian thu hoạch và tổ chức sản xuất giống.

*   Chế biến, bảo quản và cung ứng giống.

*   Kết hợp cùng cán bộ của đơn vị chuyên trách giống tiến hành kiểm nghiệm nhanh và ghi nhận nguồn gốc lô hạt giống.

+  Các vườn ươm: Sản xuất và cung ứng cây giống cho các đơn vị trồng rừng (cây con gieo ươm từ hạt và nhân giống sinh dưỡng).

5.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

-  Hình thành trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp với trang thiết bị nghiên cứu thí nghiệm đồng bộ, hiện đại và đủ đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu thành thạo.

- Gắn trách nhiệm của các trung tâm nghiên cứu vùng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam với thực tế sản xuất lâm nghiệp của các địa phương về việc chọn tạo giống và phổ cập giống mới trên địa bàn.

-Tập trung thực hiện các đề tài nghiên cứu hoặc các dự án về cải thiện giống trong chương trình lâm nghiệp, chương trình giống cây trồng hoặc theo đề tài và dự án nhà nước hoặc HTQT. 

+  Nghiên cứu cải thiện di truyền nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính chống chịu của một số loài cây rừng ưu tiên làm nguyên liệu cho công nghiệp và sản xuất đồ mộc.

+   Nghiên cứu thuần hoá một số loài cây lá rộng bản địa có giá trị kinh tế cao.

+  Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen vào chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và tính chống chịu. 

+  Chọn giống và nhân giống một số loài cây đặc sản có giá trị kinh tế và có thị trường tiêu thụ lớn (cả cây nhập nội và cây bản địa).

-  Trong hệ thống cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp của nhà nước cần phân công hình thành các chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia nghiên cứu sâu và dài hạn theo từng loài cây hoặc nhóm loài cây trồng rừng chính.

-  Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đều được tham gia thực hiện các đề tài và dự án về giống trên cơ sở đấu thầu theo các quy định hiện hành để tăng tính hiệu quả của các đề tài và dự án.

5.3. Giải pháp về nguồn lực.

5.3.1. Xây dựng một số phòng thí nghiệm và khu nhân giống trọng điểm (theo các nội dung trình bầy ở mục 4.2.2.3.).

5.3.2. Xây dựng nguồn giống và vườn ươm:

-    Xây dựng 2.792,8 ha rừng giống chuyển hoá.

  • Xây dựng 2.910,3 ha rừng giống, vườn giống chất lượng cao
  • Xây dựng thêm 400 vườn ươm nhỏ (công suất 500.000 c/năm), 150 vườn giâm hom lưu động, 50 phòng nuôi cấy mô ở các tỉnh trọng điểm.

-   Xây dựng 3 vườn ươm công nghiệp hiện đại tại 3 miền (Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ).

5.3.3. Đào tạo cán bộ về giống cây rừng.

-    Đào tạo sau đại học: Đào tạo 4-5 tiến sĩ và 7-8 thạc sĩ về chuyên ngành di truyền và cải thiện giống cho một giai đoạn 5 năm. 

-    Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ làm công tác giống đã có trình độ kỹ sư ở các địa phương nhằm bổ sung kiến thức về chọn giống và nhân giống, gắn học lý thuyết với thực hành thực tế tại hiện trường. 

-   Tiếp tục tổ chức đào tạo đại học trong nước có chuyên sâu về cải thiện giống cây rừng, đồng thời gửi đi đào tạo nước ngoài chuyên ngành công nghệ sinh học hiện đại.

-    Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề về nhân giống sinh dưỡng, về kỹ thuật xây dựng các loại nguồn giống; thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống cho các địa phương.

5.3.4. Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu và phổ cập.

-    Xây dựng trang web và thường xuyên cập nhật thông tin về giống.

-    Hoàn thiện giáo trình giảng dậy về giống trong các trường chuyên ngành lâm nghiệp, đặc biệt là cấp đại học.

-    Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ cập (trên các phương tiện thông tin dại chúng, số tay kỹ thuật, tờ rơi...).

5.4. Về cơ chế, chớnh sỏch.

5.4.1. Chính sách đầu tư và tín dụng.

     Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu, định hướng sản xuất, cung ứng giống và định hướng nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, chính sách đầu tư tín dụng cần được quan tâm đầy đủ.

5.4.1.1. Ngân sách nhà nước: Các nguồn vốn ngân sách được ưu tiên đầu tư vào các công việc sau:

-    Đầu tư nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp, bao gồm:

+   Lai tạo, chọn lọc, thử nghiệm, khảo nghiệm, khu vực hoá giống mới cho các loài cây ưu tiên đã được định hướng nghiên cứu.

+   Lưu giữ nguồn gen; nuôi dưỡng, sản xuất giống gốc và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống.

+   Nhập nội nguồn gen và những giống mới có triển vọng.

+  Tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng về giống cho các Viện KHLN, trường Đại học lâm nghiệp, Trung tâm, Trạm trại; cơ sở vật chất trang thiết bị cho nghiên cứu (phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn tạo giống cây rừng, cơ sở nhân giống sinh dưỡng hiện đại, cơ sở bảo quản hạt giống hiện đại).

-    Đầu tư cho sản xuất cung ứng giống cây lâm nghiệp, bao gồm:

+   Xây dựng hệ thống nguồn giống (rừng giống, vườn giống, vườn vật liệu nhân giống) trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt. Đăng ký, rà soát hiện trạng, chất lượng nguồn giống hiện có; cải tạo nâng cấp nguồn giống hiện có và tuyển chọn nguồn giống mới, tuyển chọn cây trội (cây mẹ).

+   Đầu tư và hỗ trợ đầu tư hệ thống vườn ươm công nghệ hiện đại

+  Thiết lập và hoạt động mạng lưới giống cây lâm nghiệp

+  Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống mới

-    Đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ làm công tác giống lâm nghiệp

-   Đầu tư cho công tác khuyến lâm: khuyến khích sử dụng và phát triển giống mới, giống có chất lượng.

5.4.1.2.  Vốn tín dụng ưu đãi: ưu tiên giành cho sản xuất giống thương mại của các các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nguồn giống (khi nguồn giống đã cho sản phẩm), sản xuất và phát triển giống lâm nghiệp công nghệ cao.

 

5.4.1.3.  Sử dụng vốn từ các chương trình, dự án, tổ chức:

(1)  Chương trình giống giai đoạn 2006-2010:

            - Ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn sự nghiệp khoa học) đầu tư Nghiên cứu khoa học về giống cho một số Viện, Trường Đại học lâm nghiệp để tăng cường nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm nâng cao nhanh trình độ và hiệu quả về công tác giống; lưu giữ nguồn gen, xây dựng các khu rừng thí nghiệm, vườn thực vật; sản xuất giống gốc; nhập nội nguồn gen và những giống mới có triển vọng cho nhu cầu trồng rừng; đầu tư cho qui hoạch và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các mô hình và khu công nghệ cao; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống.

     Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần cho việc sản xuất các loại giống đòi hỏi kỹ thuật cao cho nông dân nghèo để có giống tốt đưa vào sản xuất.

(2)  Dự án 661:  Theo kế hoạch, trong giai đoạn tới phải hoàn thành trồng 2 triệu ha rừng sản xuất, vì vậy dự án 661 cần tập trung ưu tiên đầu tư cho hoạt động:

-    Xây dựng nguồn giống (rừng giống chuyển hoá, rừng giống, vườn giống)

-    Một số vườn ươm nhân hom vừa và nhỏ cho các địa phương có diện tích trồng rừng sản xuất nhiều.

-    Cấp cây giống cho trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán.

-    Một số mô hình khảo nghiệm giống

(3) Vốn từ các dự án hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế:

-   Từ Dự án giống lâm nghiệp do DANIDA tài trợ cho việc tăng cường năng lực và thể chế ngành giống lâm nghiệp Việt Nam để xây dựng qui chế quản lý giống, tổ chức đào tạo và tập huấn quản lý chuỗi hành trình giống.

-   Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức Quốc tế cho nghiên cứu cải thiện giống, bảo tồn nguồn gen cây rừng, tăng cường năng lực về giống và quản lý giống, xây dựng thể chế, chính sách giống và phát triển nguồn giống chất lượng cao phục vụ cho sản xuất cây giống tốt cho các Dự án trồng rừng.

-   ưu tiên hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi giống với Australia và Trung Quốc là những nước có điều kiện tự nhiên gần giống với Việt Nam và có trình độ phát triển về giống lâm nghiệp khá cao

( 4) Vốn từ Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp:

-   Kêu gọi hỗ trợ tăng cường năng lực: Đào tạo mới cán bộ chuyên ngành giống cây lâm nghiệp về quản lý, về kỹ thuật, về nghiên cứu; tăng cường cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu và sản xuất.

-    Xây dựng thể chế, chính sách.

-    Các dự án xây dựng vườn giống, rừng giống theo qui hoạch ngành.

5.4.2. Chính sách ưu đãi  đất đai và về thuế.

-    Ưu tiên, giành đất tốt cho nghiên cứu khảo nghiệm và xây dựng nguồn giống

  • Chủ kinh doanh giống được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Miễn giảm thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành của Nhà nước.

5.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế.

5.5.1. Hợp tác trong nghiên cứu.

-    Tiếp tục triển khai các dự án về nghiên cứu cải thiện giống trên cơ sở các đề tài hợp tác với các tổ chức quốc tế như:

+ Sida-SAREC về nghiên cứu và đào tạo về cải thiện giống cây rừng và ứng dụng công nghệ sinh học mới vào chọn giống và nhân giống cây rừng.

+ CSIRO, ACIAR, AusAD về nghiên cứu cải thiện thiện giống, bảo quản hạt giống và xây dựng rừng giống vườn giống các loài cây có nguồn gốc từ Australia.

+ DANIDA về xây dựng các cơ sở sản xuất giống và bảo quản giống cây rừng theo hệ thống của Công ty giống lâm nghiệp trung ương. 

+ IPGRI, JICA về bảo tồn nguồn gen cây rừng.

+ Xây dựng và đưa vào thực hiện dự án hợp tác với Cục công nghiệp nguyên liệu Queensland (QDPI) về khảo nghiệm giống và nhân giống Thông caribê bằng hom trên quy mô lớn (hợp tác giữa QDPI, FRC và FSIV). 

-    Xây dựng một số dự án hợp tác với DANIDA hoặc UNDP hoặc AusAD về nâng cao năng lực cải thiện giống cây rừng cho một cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất giống cây rừng ở Việt Nam.

-    Tranh thủ sự hỗ trợ từ Quỹ TFF, tổ chức FAO để xây dựng thể chế, chính sách giống và phát triển nguồn giống chất lượng cao.

-    Tăng cường và mở rộng hợp tác nghiên cứu về giống với các nước và các tổ chức quốc tế khác.

 

5.5.2. Hợp tác trong sản xuất, liên doanh, liên kết

-    Tiếp tục hợp tác với tổ chức DANIDA (Đan Mạch) để thực hiện “Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam” pha 2 (2005-2008), trong đó cần đẩy mạnh các hoạt động về xây dựng qui chế quản lý chất lượng giống, hoàn thiện hệ thống quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp, tăng cường năng lực quản lý cũng như kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ làm công tác giống ở địa phương và thiết lập một số vườn giống chất lượng cao ở các tỉnh.

-    Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức giống lâm nghiệp quốc tế, đặc biệt là các tổ chức giống lâm nghiệp tại Châu á như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, những nước có điều kiện tự nhiên tương đồng để thực hiện việc trao đổi kinh nghiệm, trao đổi vật liệu giống, xuất nhập dây truyền công nghệ và hợp tác nghiên cứu trên phạm vi rộng.

-    Tranh thủ sự hỗ trợ từ “Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác” để đề xuất phát triển thể chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước và ngành lâm nghiệp cho các tổ chức giống trong toàn quốc.

6. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chiến lược và các dự án ưu tiên.

6.1. Tổng kinh phí dự tính cho các hoạt động chính của dự án là: 778,9 tỷ đồng, cụ thể như sau:

a). Kinh phí nghiên cứu đào tạo: 180 tỷ đồng.

- Công tác đào tạo: 35 tỷ dồng (Trung ương : 25 tỷ, Địa phương 10 tỷ)

- Các đề tài nghiên cứu: 70 tỷ dồng (Trung ương : 50 tỷ, Địa phương: 20 tỷ)

-  Phũng thớ nghiệm trọng điểm: 75 tỷ đồng(Trung ương: 65 tỷ, Địa phương:10tỷ)

b). Phục vụ sản xuất: 200,9 tỷ đồng

- Xõy dựng nguồn giống (rừng giống chuyển hoỏ, rừng giống, vườn giống): 124,7 tỷ đồng (Trung ương : 40 tỷ, Địa phương: 84,7 tỷ)

- Xõy dựng vườn ươm cụng nghệ cao: 76,2 tỷ (Trung ương: 50 tỷ, Địa phương: 26,2 tỷ)

c). Các dự án ưu tiên143 tỷ đồng

(1)  Dự án phát triển các giống cây lấy gỗ cho trồng rừng kinh tế (Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Bạch đàn urô, Bạch đàn caman, Tếch, Dầu rái, Xoan, Thông caribê, v.v) : 52 tỷ đồng.

     Mục tiêu:

+    Phát triển giống một số loài cây lấy gỗ có năng suất và chất lượng cao phục vụ trồng rừng kinh tế thông qua tuyển chọn cây trội, xây dựng các khu rừng giống, vườn giống.

+   Nhập giống, công nghệ nhân giống, công nghệ vườn ươm từ Australia và Canada nhằm hiện đại hoá công nghệ nhân giống và vườn ươm cây lâm  nghiệp.

+     Chuyển giao giống gốc và công nghệ nhân giống cho các cơ sở sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế trồng rừng.

 (2)  Dự án xây dựng cơ sở cung cấp giống cho một số loài cây bản địa gỗ lớn để làm giàu rừng (Lát hoa, Chiêu liêu, Giổi xanh, Re gừng, Vạng trứng, Huỷnh, Sồi phảng, Lõi thọ, Xoan đào, v.v…) : 25 tỷ đồng.

     Mục tiêu :

+    Xác định được các nguồn giống tốt, tiến hành chuyển hoá thành rừng giống , bảo đảm cung cấp đủ giống phục vụ làm giầu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi trong giai đoạn trước mắt.

+    Tuyển chọn cây trội, cây đầu dòng có chất lượng cao làm vật liệu khởi đầu cho việc thiết lập các rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống cây bản địa chất lượng cao.

+    Hoàn thiện công nghệ nhân giống từ hạt, nhân giống sinh dưỡng cho một số loài cây  bản địa được lựa chọn để sớm đưa vào sản xuất,

    

(3) Dự án phát triển giống cây lâm đặc sản có giá trị kinh tế cao (Quế, Hồi, Sở, Trám trắng, Trám đen, Mây nếp, v.v) : 34 tỷ đồng.

    Mục tiêu :

+    Phát triển công nghệ chọn và nhân giống cây lâm đặc sản có chất lượng cao cho các loài cây được lựa chọn.

+    Xây dựng vườn sưu tập giống, vườn cung cấp vật liệu giống, rừng giống, vườn giống chất lượng cao.

+   Thiết lập hệ thống dịch vụ, sản xuất, tư vấn và chuyển giao công nghệ về giống cây lâm đặc sản chất lượng cao ở 4 vùng sinh thái trọng điểm.

(4) Dự án phát triển giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng phòng hộ đất cát và đất ngập nước ven biển (Neem, Keo chịu hạn, Đước, Tràm, Mắm, v.v.) : 32 tỷ đồng.

     Mục tiêu :

+   Tuyển chọn các khu rừng tốt, chuyển hoá thành rừng giống phục vụ cho nhu cầu trước mắt.

+   Tuyển chọn cây trội, cây đầu dòng có chất lượng cao làm vật liệu xây dựng rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống chất lượng cao.

+   Hoàn thiện công nghệ nhân giống từ hạt, nhân giống sinh dưỡng cho một số loài cây lựa chọn để sớm phổ cập đưa vào sản xuất.

d). Các nguồn kinh phí khác: 255 tỷ

- Vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp đóng góp: 200 tỷ đồng

- Các Dự án Quốc tế về giống:  55 tỷ đồng

6.2. Nguồn vốn:

            sử dụng vốn từ chương trình giống, chương trình công nghệ sinh học, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nguồn vốn sự nghiệp khoa học, nguồn vốn sự nghiệp đào tạo của Bộ, dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, vốn từ chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (Quỹ TFF), vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Giao Cục Lâm nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ phát triển về giống lâm nghiệp.

- Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động về giống lâm nghiệp trong phạm vi cả nước để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý giống, hình thành hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát chặt chẽ. quy hoạch hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao trong phạm vi toàn quốc, đảm bảo cung cấp đầy đủ giống chất lượng tốt cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.

- Hỗ trợ các tỉnh trong việc tăng cường năng lực quản lý giống bao gồm tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ, nâng cấp công cụ thực hiện công tác quản lý giống.

b) Giao Vụ Kế hoạch:

- Lập kế hoạch hàng năm cho các hoạt động phục vụ sản xuất, nghiên cứu về giống lâm nghiệp.

c) Giao Vụ Khoa học công nghệ:

- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chương trình dự án về công nghệ sinh học lâm nghiệp, các đề tài nghiên cứu giống cây lâm nghiệp.

- thực hiện công nhận giống mới theo quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp

d) Giao Vụ Hợp tác quốc tế

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các dự án quốc tế để tạo thêm nguồn lực cho giống cây trồng lâm nghiệp.

7.2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì và phối hợp với các Sở liên quan tổ chức thực hiện chiến lược giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi của tỉnh, cụ thể :

-  Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giống, trọng tâm là quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp (những tỉnh có Chi cục lâm nghiệp thì Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục lâm nghiệp trực tiếp thực hiện quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh).

-  Hình thành bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về quản lý giống cây lâm nghiệp ở Sở Nông nghiệp và PTNT (hoặc Chi cục lâm nghiệp). Các cán bộ này được đào tạo có bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ giống lâm nghiệp.

-  Xây dựng và quản lý nguồn giống được cải thiện di truyền trên địa bàn tỉnh, góp phần hình thành hệ thống nguồn giống chất lượng cao toàn quốc, đảm bảo việc cung cấp giống có kiểm soát trong tỉnh và cho các tỉnh khác.

-  Phát triển kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá với nhiều thành phần kinh tế.

 

 7.3. Các cơ quan, đơn vị khác.

            Tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị để phối hợp thực hiện chiến lược giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.

            a) Các đơn vị nghiên cứu lâm nghiệp các cấp (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Trung tâm công nghệ sinh học) nhanh chóng tập trung vào việc tuyển chọn, lai tạo, khảo nghiệm các loài cây mới có năng suất cao và tính chống chịu phù hợp với từng vùng sinh thái.

            b) Các đơn vị đào tạo lâm nghiệp (Trường đại học và Trung học lâm nghiệp, Trường công nhân kỹ thuật) tập trung vào việc đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ chuyên về giống lâm nghiệp, đặc biệt là cán bộ chuyên sâu về tuyển chọn, lai tạo giống mới, tiếp cận được với kỹ thuật, công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ gen, di truyền phân tử, các kỹ thuật về nhân giống, kỹ thuật về quản lý vườn ươm.

            c) Các đơn vị khác như Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng phòng hộ… tham gia vào việc bảo tồn nguồn gen, phát hiện loài có giá trị kinh tế cao, điều tra tuyển chọn cây trội, tuyển chọn các lâm phần ưu việt để góp phần nâng cao chất lượng nguồn giống cây rừng.

            d) Các Tổng công ty, các doanh nghiệp, tuỳ theo khả năng của mình đẩy mạnh việc nghiên cứu khảo nghiệm, chọn tạo giống mới; xây dựng hệ thống nguồn giống, hệ thống vườn ươm và tham gia hoạt động trong màng lưới giống theo đúng quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp./.

                                                                     Bộ Nông nghiệp và PTNT

Phụ lục 1.  Danh mục nguồn giống hiện có trong toàn quốc

 

TT

 

Tên loài cây

Mã nguồn giống

Loại nguồn giống

Diện tích

(ha)

Địa điểm

Tên Việt Nam

Tên khoa học

001

Trúc sào

Phylostachys sp

10-07-01

RG chuyển hóa

15

Cao Bằng

002

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-00-01

Nt

10

Lạng Sơn

003

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-00-02

VG vô tính

4

Nt

004

Sa mộc

Cunninghamia lanceolata

12-00-03

VG hữu tính

15

Nt

005

Hồi

Illicium verum

12-06-01

RG chuyển hóa

50

Nt

006

Hồi

Illicium verum

12-06-02

Lâm phần tuyển chọn

20

Nt

007

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-08-01

Nt

60

Nt

008

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-09-01

Nt

30

Nt

009

Bạch đàn caman

Eucalyptus camaldulensis

12-11-01

RG chuyển hóa

5

Nt

010

Thông caribê

Pinus caribaea

25-00-02

RG chuyển hóa

9

Phú Thọ

011

Bồ đề

Styrax tonkinensis

25-00-03

RG chuyển hóa

5,8

Nt

012

Keo tai tượng

Acacia mangium

25-00-06

VG hữu tính_1

22

Nt

013

Thông nhựa

Pinus merkusii

15-13-02

Lâm phần tuyển chọn

23

Quảng Ninh

014

Nt

Pinus merkusii

15-13-03

VG vô tính

5

Nt

015

Sa mộc

Cunninghamia lanceolata

21-05-01

RG chuyển hóa

40

Lào Cai

016

Mỡ

Manglietia conifera

21-06-01

Lâm phần tuyển chọn

100

Nt

017

Tống quá sủ

Alnus nepalensis

21-07-01

Lâm phần tuyển chọn

50

Nt

018

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

21-08-01

Nt

30

Nt

019

Trám trắng

Canarium album

21-09-01

Nt

50

Nt

020

Pơ mu

Fokienia hodginsii

21-10-01

Nt

15

Nt

021

Chò chỉ

Parashorea chinensis

22-02-02

Lâm phần tuyển chọn

2

Tuyên Quang

022

Mỡ

Manglietia conifera

22-02-01

RG chuyển hóa

20

Nt

023

Quế

Cinnamomum cassia

23-04-01

Lâm phần tuyển chọn

50

Yên Bái

024

Bồ đề

Styrax tonkinensis

23-04-02

Nt

30

Nt

025

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

23-05-02

Lâm phần tuyển chọn

32

Nt

026

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

26-03-01

Nt

10

Vĩnh Phúc

027

Lát hoa

Chukrasia tabularis

26-03-02

Nt

70

Nt

028

Thông nhựa

Pinus merkusii

26-06-01

VG vô tính

2

Nt

029

Thông nhựa

Pinus merkusii

26-06-02

RG chuyển hóa

10

Nt

030

Thông caribê

Pinus caribaea

26-06-03

RG chuyển hóa

40

Nt

031

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

30-02-01

RG chuyển hóa

23

Lai Châu

032

Chò chỉ

Parashorea chinensis

30-02-02

RG chuyển hóa

20

Nt

033

Trẩu nhăn

Vernicia montana

30-04-01

Lâm phần tuyển chọn

20

Nt

034

Lát hoa

Chukrasia tabularis

31-10-01

RG chuyển hóa

20

Sơn La

035

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

31-10-02

Lâm phần tuyển chọn

30

Nt

036

Trám trắng

Canarium album

32-10-01

RG chuyển hóa

20

Hòa Bình

037

Quế

Cinnamomum cassia

50-01-01

RG chuyển hóa

30

Thanh Hóa

038

Lim xanh

Erythrophloeum fordii

50-03-01

Lâm phần tuyển chọn

25,4

Nt

039

Lát hoa

Chukrasia tabularis

50-06-01

RG chuyển hóa

10

Nt

040

Thông nhựa

Pinus merkusii

50-09-02

RG chuyển hóa

10

Nt

041

Lát hoa

Chukrasia tabularis

51-03-01

RG chuyển hóa

5

Nghệ An

042

Cọ phèn

Protium serratum

51-03-02

RG chuyển hóa

2

Nt

043

Giáng hương

Pterocarpus macrocarpus

51-04-01

RG chuyển hóa

17

Nt

044

Săng lẻ

Lagerstroema calyculata

51-04-02

Lâm phần tuyển chọn

15

Nt

045

Quế

Cinnamomum cassia

51-05-01

RG chuyển hóa

30

Nt

046

Sở

Camellia sasanqua

51-06-02

Lâm phần tuyển chọn

7

Nt

047

Thông caribê

Pinus caribaea

51-10-01

RG chuyển hóa

5

Nt

048

Thông nhựa

Pinus merkusii

51-10-02

RG chuyển hóa

7

Nt

049

Dẻ gai

Castanopsis indica

51-10-04

RG chuyển hóa

6

Nt

050

Thông nhựa

Pinus merkusii

51-14-01

RG chuyển hóa

25

Nt

051

Nt

Pinus merkusii

51-17-01

RG chuyển hóa

8

Nt

052

Nt

Pinus merkusii

51-17-02

VG vô tính

3.5

Nt

053

Keo tai tượng

Acacia mangium

51-17-03

RG chuyển hóa

5

Nt

054

Cồng trắng

Calophyllum soulatti

52-03-01

RG chuyển hóa

15

Hà Tĩnh

055

Thông nhựa

Pinus merkusii

52-06-01

RG chuyển hóa

50

Nt

056

Keo tai tượng

Acacia mangium

52-07-01

RG chuyển hóa

3

Nt

057

Thông caribê

Pinus caribaea

52-07-03

Lâm phần tuyển chọn

30

Nt

058

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-01

Rừng giống

3

Quảng Bình

059

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-02

Nt

1

Nt

060

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-03

Nt

10

Nt

061

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-04

Nt

10

Nt

062

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-05

Nt

10

Nt

063

Huỷnh

Tarrietia javanica

53-00-06

Nt

10

Nt

064

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-00-07

VG vô tính

14

Nt

065

Nt

Pinus merkusii

53-00-08

Nt

11.9

Nt

066

Nt

Pinus merkusii

53-00-09

Nt

1

Nt

067

Nt

Pinus merkusii

53-00-10

RG chuyển hóa

47,9

Nt

068

Nt

Pinus merkusii

53-00-11

RG chuyển hóa

43,2

Nt

069

Phi lao

Casuariana equisetifolia

53-00-12

VG vô tính

5

Nt

070

Nt

C. equisetifolia

53-00-13

Nt

20

Nt

071

Vạng trứng

Endospermum chinense

53-04-02

RG chuyển hóa

15

Nt

072

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-04-03

Lâm phần tuyển chọn

30

Nt

073

Phi lao

C. equisetifolia

53-06-01

Nt

50

Nt

074

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-07-01

Nt

27

Nt

075

Nt

Pinus merkusii

54-01-01

RG chuyển hóa

10

Quảng Trị

076

Nt

Pinus merkusii

54-01-02

RG chuyển hóa

70

Nt

077

Nt

Pinus merkusii

54-02-01

RG chuyển hóa

10

Nt

078

Nt

Pinus merkusii

54-05-01

RG chuyển hóa

16.7

Nt

079

Nt

Pinus merkusii

55-01-01

RG chuyển hóa

32

T.Thiên-Huế

080

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-01-02

Rừng giống

10

Nt

081

Thông caribê

Pinus caribaea

55-04-01

Nt

18,1

Nt

082

Thông nhựa

Pinus merkusii

55-04-02

RG chuyển hóa

42,6

Nt

083

Keo lưỡi liềm

Acacia crassicarpa

55-04-03

Rừng giống

2,3

Nt

084

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-04-04

Nt

5,1

Nt

085

Nt

Acacia mangium

55-04-05

Nt

7

Nt

086

Bạch đàn uro

Eucalyptus urophylla

55-04-06

Lâm phần tuyển chọn

4,9

Nt

087

Phi lao

C. equisetifolia

55-04-07

RG chuyển hóa

5,4

Nt

088

Thông caribê

Pinus caribaea

55-08-01

RG chuyển hóa

1,9

Nt

089

Keo lá tràm

Acacia auriculiformic

55-08-02

RG chuyển hóa

5,8

Nt

090

Keo lưỡi liềm

Acacia crassicarpa

55-08-03

Rừng giống

15,5

Nt

091

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-08-04

RG chuyển hóa

10,5

Nt

092

Thông caribê

Pinus caribaea

60-01-01

RG chuyển hóa

56

Tp. Đà Nẵng

093

Chò chỉ

Parashorea chinensis

60-02-01

RG chuyển hóa

60

Nt

094

Bạch tùng

Dacrycarpus imbricatus

60-02-03

RG chuyển hóa

25

Nt

095

Lim xanh

Erythrophloeum fordii

61-01-11

RG chuyển hóa

192,77

Quảng Nam

096

Kiền kiền

Hopea siamensis

61-01-21

RG chuyển hóa

192,77

Nt

097

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

61-01-31

RG chuyển hóa

192,77

Nt

098

Giổi nhung

Paramichelia braianensis

61-01-41

RG chuyển hóa

192,77

Nt

099

Chò nâu

Dipterocarpus retusus

61-01-51

RG chuyển hóa

192,77

Nt

100

Đào lộn hột

A. occidentale

61-08-01

VG vô tính

2

Nt

101

Keo lá tràm

Acacia auriculiformic

61-09-11

Rừng giống

18,5

Nt

102

Keo tai tượng

Acacia mangium

61-09-12

Nt

7,2

Nt

103

Bạch đàn caman

Eucalyptus camaldulensis

62-01-01

RG chuyển hóa

4

Quảng Ngãi

104

Cáng lò

Betula alnoides

63-02-01

Rừng giống

5

Bình Định

105

Giổi nhung

P. braianensis

63-02-02

Rừng giống

10

Nt

106

Thông nhựa

Pinus merkusii

63-03-01

Nt

5

Nt

107

Đào lộn hột

A. occidentale

63-05-01

VG vô tính

1

Nt

108

Nt

A. occidentale

63-06-01

Nt

1,7

Nt

109

Bạch đàn caman

Eucalyptus camaldulensis

63-06-02

Ngân hàng dòng VT

1

Nt

110

Nt

E. camaldulensis

63-10-11

Nt

1

Nt

111

Keo lai

A. auri x A. mangium

63-10-12

Nt

1

Nt

112

Phi lao

C. equisetifolia

63-11-01

Rừng giống

10

Nt

113

Đào lộn hột

A.occidentale

63-11-02

Ngân hàng dòng VT

2

Nt

114

Chò chỉ

Parashorea chinensis

63-12-01

Rừng giống

5

Nt

115

Bạch đàn uro

Eucalyptus urophylla

63-12-11

Ngân hàng dòng VT

1

Nt

116

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

64-06-01

RG chuyển hóa

20

Phú Yên

117

Căm xe

Xylia xylocarpa

65-02-01

RG chuyển hóa

31,8

Khánh Hòa

118

Thông nhựa

Pinus merkusii

65-05-01

RG chuyển hóa

11,4

Nt

119

Xoan chịu hạn

Azadirachta indica

66-05-11

RG chuyển hóa

70

Ninh Thuận

120

Nt

Azadirachta indica

66-05-21

RG chuyển hóa

10

Nt

121

Phi lao

C. equisetifolia

67-01-01

Rừng giống

0,5

Bình Thuận

122

Keo lùn

Acacia torulosa

67-01-02

Nt

1

Nt

123

Keo liễu

Acacia difficilis

67-01-04

VG hữu tính

1

Nt

124

Phi lao

C. equisetifolia

67-01-05

RG chuyển hóa

50

Nt

125

Sao đen

Hopea odorata

67-03-01

RG chuyển hóa

50

Nt

126

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

67-03-02

RG chuyển hóa

50

Nt

127

Vên vên

Anisoptera costata

67-01-03

RG chuyển hóa

50

Nt

128

Đào lộn hột

A. occidentale

67-06-01

VG vô tính

8

Nt

129

Nt

A. occidentale

67-06-02

Ngân hàng dòng VT

2

Nt

130

Nt

A. occidentale

67-06-03

Rừng giống

5

Nt

131

Sao đen

Hopea odorata

67-06-04

Nt

1

Nt

132

Thông ba lá

Pinus kesiya

70-02-01

RG chuyển hóa

97

Kon Tum

133

Trám trắng

Canarium album

71-01-01

Nt

100

Gia lai

134

Muồng đen

Cassia siamea

72-05-01

Nt

49.6

Đăc Lăc

135

Thông nhựa

Pinus merkusii

73-00-01

VG vô tính

6,5

Lâm Đồng

136

Nt

Pinus merkusii

73-00-02

Nt

9

Nt

137

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-03

Nt

11,3

Nt

138

Nt

Pinus kesiya

73-00-04

Nt

12,8

Nt

139

Nt

Pinus kesiya

73-00-05

Nt

5

Nt

140

Nt

Pinus kesiya

73-00-06

RG chuyển hóa

39,1

Nt

141

Nt

Pinus kesiya

73-00-07

RG chuyển hóa

90,5

Nt

142

Nt

Pinus kesiya

73-00-08

RG chuyển hóa

89,5

Nt

143

Nt

Pinus kesiya

73-00-10

RG chuyển hóa

334,7

Nt

144

Nt

Pinus kesiya

73-00-11

RG chuyển hóa

310,5

Nt

145

Nt

Pinus kesiya

73-00-12

RG chuyển hóa

232,1

Nt

146

Sao đen

Hopea odorata

80-04-11

RG chuyển hóa

19

Bình Phước

147

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

80-04-21

RG chuyển hóa

19

Nt

148

Tếch

Tectona grandis

80-05-01

RG chuyển hóa

94,5

Nt

149

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

81-03-11

RG chuyển hóa

80

Tây Ninh

150

Nt

Dipterocarpus alatus

81-03-12

Rừng giống

20

Nt

151

Tếch

Tectona grandis

85-00-01

RG chuyển hóa

170

Đồng Nai

152

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

84-01-11

RG chuyển hóa

100

Bà Rịa-V.Tàu

153

Sến mủ

Shorea roxburghii

84-01-12

RG chuyển hóa

100

Nt

154

Vên vên

Anisoptera costata

84-01-13

RG chuyển hóa

100

Nt

155

Cẩm liên

Shorea siamensis

84-01-14

RG chuyển hóa

100

Nt

156

Sao đen

Hopea odorata

84-02-01

RG chuyển hóa

100

Nt

157

Tràm úc

M. leucadendra

91-09-01

Lâm phần tuyển chọn

1,4

An Giang

158

Nt

M. leucadendra

91-09-02

Nt

1

Nt

159

Tràm ta

Melaleuca cajuputi

91-06-01

Rừng giống

25

Nt

160

Tràm ta

Melaleuca cajuputi

912-02-01

RG chuyển hóa

46,8

Cà Mâu

161

Đước

Rhizophora apiculata

912-07-01

RG chuyển hóa

76,2

Nt

162

Nt

Rhizophora apiculata

912-07-02

RG chuyển hóa

70,4

Nt

163

Nt

Rhizophora apiculata

912-07-03

RG chuyển hóa

70,6

Nt

 

Tổng cộng

 

 

 

5.966,95

 

Ghi chú: Hệ thống mã hiệu nguồn giống được xác định theo qui định sau: Mã hiệu gồm 6 chữ số: 2 chữ số đầu biểu thị vùng sinh thái lâm nghiệp (9 vùng) và tỉnh; 2 chữ số tiếp theo biểu thị huyện nơi có nguồn giống phân bố; 2 chữ số cuối cùng biểu thị nguồn giống cụ thể. Việc đánh số thứ tự các tỉnh trong một vùng và thứ tự của các huyện trong một tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc chung: trước/sau, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, căn cứ vào vị trí phân bố trên bản đồ (trừ trường hợp đặc biệt mới chia tách tỉnh gần đây). Riêng các nguồn giống do các Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng thuộc Công ty giống LNTW xây dựng và quản lý, nguồn giống nằm ở tỉnh nào thì mang mã hiệu của tỉnh ấy, còn mã hiệu của huyện thì mang 2 chữ số 00. Mã hiệu của các vùng, tỉnh được ghi như sau:

 

 

TT

Vùng, Tỉnh

Mã hiệu

TT

Vùng, Tỉnh

Mã hiệu

I

Vùng Đông Bắc

1

VI

Vùng Nam Trung Bộ

6

1

Cao Bằng

10

33

Thành phố Đà Nẵng

60

2

Bắc Cạn

11

34

Quảng Nam

61

3

Lạng Sơn

12

35

Quảng Ngãi

62

4

Bắc Giang

13

36

Bình Định

63

5

Bắc ninh

14

37

Phú Yên

64

6

Quảng Ninh

15

38

Khánh Hòa

65

7

Thành phố Hải Phòng

16

39

Ninh Thuận

66

II

Vùng Trung Tâm

2

40

Bình Thuận

67

8

Hà Giang

20

VII

Vùng Tây Nguyên

7

9

Lào Cai

21

41

Kon Tum

70

10

Tuyên Quang

22

42

Gia Lai

71

11

Yên Bái

23

43

Đắc Nông

74

12

Thái Nguyên

24

44

Đắc Lắc

72

13

Phú Thọ

25

45

Lâm Đồng

73

14

Vĩnh Phúc

26

VIII

Vùng Đông Nam Bộ

8

III

Vùng Tây Bắc

3

46

Bình Phước

80

15

Điện Biên

 

47

Tây Ninh

81

16

Lai Châu

30

48

Bình Dương

82

17

Sơn La

31

49

Thành phố Hồ Chí Minh

83

18

Hòa Bình

32

50

Bà Rịa – Vũng Tầu

84

IV

Vùng đ/bằng Sông Hồng

4

51

Đồng Nai

85

19

Thành phố Hà Nôi

40

 

 

 

20

Hải Dương

41

IX

Vùng Tây Nam Bộ

9

21

Hà Tây

42

52

Long An

90

22

Hưng Yên

43

53

An Giang

91

23

Hà Nam

44

54

Đồng Tháp

92

24

Nam Định

45

55

Tiền Giang

93

25

Ninh Bình

46

56

Vĩnh long

94

26

Thái Bình

47

57

Kiên Giang

95

V

Vùng Bắc Trung Bộ

5

58

Hậu Giang

913

27

Thanh Hóa

50

59

Cần Thơ

96

28

Nghệ An

51

60

Bến Tre

97

29

Hà Tĩnh

52

61

Trà Vinh

98

30

Quảng Bình

53

62

Sóc Trăng

99

31

Quảng Trị

54

63

Bạc Liêu

911

32

Thừa Thiên – Huế

55

64

Cà Mâu

912

TT

 

Mã hiệu

TT

Vùng, Tỉnh

Mã hiệu

I

Vùng Đông Bắc

1

VI

Vùng Nam Trung Bộ

6

1

Cao Bằng

10

33

Thành phố Đà Nẵng

60

2

Bắc Cạn

11

34

Quảng Nam

61

3

Lạng Sơn

12

35

Quảng Ngãi

62

4

Bắc Giang

13

36

Bình Định

63

5

Bắc ninh

14

37

Phú Yên

64

6

Quảng Ninh

15

38

Khánh Hòa

65

7

Thành phố Hải Phòng

16

39

Ninh Thuận

66

II

Vùng Trung Tâm

2

40

Bình Thuận

67

8

Hà Giang

20

VII

Vùng Tây Nguyên

7

9

Lào Cai

21

41

Kon Tum

70

10

Tuyên Quang

22

42

Gia Lai

71

11

Yên Bái

23

43

Đắc Nông

74

12

Thái Nguyên

24

44

Đắc Lắc

72

13

Phú Thọ

25

45

Lâm Đồng

73

14

Vĩnh Phúc

26

VIII

Vùng Đông Nam Bộ

8

III

Vùng Tây Bắc

3

46

Bình Phước

80

15

Điện Biên

 

47

Tây Ninh

81

16

Lai Châu

30

48

Bình Dương

82

17

Sơn La

31

49

Thành phố Hồ Chí Minh

83

18

Hòa Bình

32

50

Bà Rịa – Vũng Tầu

84

IV

Vùng đ/bằng Sông Hồng

4

51

Đồng Nai

85

19

Thành phố Hà Nôi

40

 

 

 

20

Hải Dương

41

IX

Vùng Tây Nam Bộ

9

21

Hà Tây

42

52

Long An

90

22

Hưng Yên

43

53

An Giang

91

23

Hà Nam

44

54

Đồng Tháp

92

24

Nam Định

45

55

Tiền Giang

93

25

Ninh Bình

46

56

Vĩnh long

94

26

Thái Bình

47

57

Kiên Giang

95

V

Vùng Bắc Trung Bộ

5

58

Hậu Giang

913

27

Thanh Hóa

50

59

Cần Thơ

96

28

Nghệ An

51

60

Bến Tre

97

29

Hà Tĩnh

52

61

Trà Vinh

98

30

Quảng Bình

53

62

Sóc Trăng

99

31

Quảng Trị

54

63

Bạc Liêu

911

32

Thừa Thiên – Huế

55

64

Cà Mâu

912

 

 

Phụ lục 1.1   Thống kê nguồn giống theo loài cây

 

 

 

TT

 

Loài cây

Số nguồn giống

Diện tích nguồn giống (ha)

 

Tổng

LPTC

RGCH

RG

VGVT

VGHT

VCĐD

01

Bạch đàn caman

4

11

 

9

 

 

 

2

02

Bạch đàn uro

2

5,9

4,9

 

 

 

 

1

03

Bạch tùng

1

25

 

25

 

 

 

 

04

Bồ đề

2

35,8

30

5,8

 

 

 

 

05

Cáng lò

1

5

 

 

5

 

 

 

06

Căm xe

1

31,8

 

31,8

 

 

 

 

07

Cẩm liên

1

100

 

100

 

 

 

 

08

Chò chỉ

4

87

2

80

5

 

 

 

09

Chò nâu

1

192,77

 

192,77

 

 

 

 

10

Cọ phèn

1

2

 

2

 

 

 

 

11

Cồng trắng

1

15

 

15

 

 

 

 

12

Dầu con rái

7

481,77

 

461,77

20

 

 

 

13

Dẻ gai

1

6

 

6

 

 

 

 

14

Đào lộn hột

7

21,7

 

 

5

12,7

 

4

15

Đước

3

217,2

 

217,2

 

 

 

 

16

Giáng hương

1

17

 

17

 

 

 

 

17

Giổi nhung

2

202,77

 

192,77

10

 

 

 

18

Hồi

2

70

20

50

 

 

 

 

19

Huỷnh

1

10

 

 

10

 

 

 

20

Keo lai

1

1

 

 

 

 

 

1

21

Keo lá tràm

2

24,3

 

5,8

18,5

 

 

 

22

Keo liễu

1

1

 

 

 

 

1

 

23

Keo lùn

1

1

 

 

1

 

 

 

24

Keo lưới liềm

2

17,8

 

 

17,8

 

 

 

25

Keo tai tượng

8

69,8

 

18,5

29,3

 

22

 

26

Kiền kiền

1

192,77

 

192,77

 

 

 

 

27

Lát hoa

4

105

70

35

 

 

 

 

28

Lim xanh

2

218,17

25,4

192,77

 

 

 

 

29

Mỡ

2

120

100

20

 

 

 

 

30

Muồng đen

1

49,6

 

49,6

 

 

 

 

31

Phi lao

7

140,9

50

55,4

10,5

25

 

 

32

Pơ mu

1

15

15

 

 

 

 

 

33

Quế

3

110

50

60

 

 

 

 

34

Sao đen

4

170

 

169

1

 

 

 

35

Sa mộc

2

55

 

40

 

 

15

 

36

Săng lẻ

1

15

15

 

 

 

 

 

37

Sến mủ

1

100

 

100

 

 

 

 

38

Sở

1

7

7

 

 

 

 

 

39

Thông ba lá

10

1.222,5

 

1.193,4

 

29,1

 

 

40

Thông caribe

12

194

30

111,9

52,1

 

 

 

41

Thông mã vĩ

9

229

192

33

 

4

 

 

42

Thông nhựa

27

531,7

80

393,8

5

52,9

 

 

43

Tếch

2

264,5

 

264,5

 

 

 

 

44

Tống quá sủ

1

50

50

 

 

 

 

 

45

Trám trắng

3

170

50

120

 

 

 

 

46

Tràm ta

2

71,8

 

46,8

25

 

 

 

47

Tràm úc

2

2,4

2,4

 

 

 

 

 

48

Trẩu nhăn

1

20

20

 

 

 

 

 

49

Trúc sào

1

15

 

15

 

 

 

 

50

Vạng trứng

1

15

 

15

 

 

 

 

51

Vên vên

2

150

 

150

 

 

 

 

52

Xoan chịu hạn

2

80

 

80

 

 

 

 

 

Tổng số

163

5.966,95

813,7

4.768,35

215,2

123,7

38

8

 

Ghi chú: LPTC: Lâm phần tuyển chọn;  RGCH: Rừng giống chuyển hóa; RG: Rừng giống; VGVT: Vườn giống vô tính; VGHT: Vườn giống hữu tính (Vườn giống từ cây hạt); VCĐD: Vườn cây đầu dòng.

 

 

Phụ lục 1.2  Danh mục nguồn giống có khả năng sản xuất giống

 

TT

 

Tên loài cây

Mã nguồn giống

Loại nguồn giống

Diện tích

(ha)

Địa điểm

Khả năng

SX giống (kg/năm)

Tên Việt Nam

Tên khoa học

001

Bạch đàn caman

Eucalyptus camaldulensis

12-11-01

RG chuyển hóa

5

Lạng Sơn

 

002

Bạch đàn uro

Eucalyptus urophylla

55-04-06

Lâm phần tuyển chọn

4.9

Thừa Thiên-Huế

 

003

B. đàn caman

Eucalyptus camaldulensis

62-01-01

RG chuyển hóa

4

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

Cộng Bạch đàn

13,9

 

139

004

Bồ đề

Styrax tonkinensis

25-00-03

RG chuyển hóa

5.8

Phú Thọ

 

005

Bồ đề

Styrax tonkinensis

23-04-02

Lâm phần tuyển chọn

30

Yên Bái

 

 

 

 

 

Cộng Bồ đề

8,8

 

616

006

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

61-01-31

RG chuyển hóa

192.77

Quảng Nam

 

007

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

64-06-01

RG chuyển hóa

20

Phú Yên

 

008

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

67-03-02

RG chuyển hóa

50

Bình Thuận

 

009

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

80-04-21

RG chuyển hóa

19

Bình Phước

 

010

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

81-03-11

RG chuyển hóa

80

Tây Ninh

 

011

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

81-03-12

Rừng giống

20

Tây Ninh

 

012

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

84-01-11

RG chuyển hóa

100

Bà Rịa-V. Tàu

 

 

 

 

 

Cộng Dầu con rái

481,8

 

240.900

013

Đước

Rhizophora apiculata

912-07-01

RG chuyển hóa

76.2

Cà Mâu

 

014

Đước

Rhizophora apiculata

912-07-02

RG chuyển hóa

70.4

Cà Mâu

 

015

Đước

Rhizophora apiculata

912-07-03

RG chuyển hóa

70.6

Cà Mâu

 

 

 

 

 

Cộng Đước

217,2

 

434.400

016

Giổi nhung

Paramichelia braianensis

61-01-41

RG chuyển hóa

192.77

Quảng Nam

 

017

Giổi nhung

Paramichelia braianensis

63-02-02

Rừng giống

10

Bình Định

 

 

 

 

 

Cộng Giổi các loài

202,8

 

1622

018

Hồi

Illicium verum

12-06-01

RG chuyển hóa

50

Lạng Sơn

 

019

Hồi

Illicium verum

12-06-02

Lâm phần tuyển chọn

20

Lạng Sơn

 

 

 

 

 

Cộng Hồi

70

 

1.750

020

Huỷnh

Tarrietia javanica

53-00-06

Rừng giống

10

Quảng Bình

 

 

 

 

 

Cộng Huỷnh

10

 

400

021

Keo lá tràm

Acacia auriculiformic

55-08-02

RG chuyển hóa

5.8

Thừa Thiên-Huế

 

022

Keo lá tràm

Acacia auriculiformic

61-09-11

Rừng giống

18.5

Quảng Nam

 

 

 

 

 

Cộng Keo lá tràm

24,3

 

510

023

Keo lưỡi liềm

Acacia crassicarpa

55-04-03

Rừng giống

2.3

Thừa Thiên-Huế

 

024

Keo lưỡi liềm

Acacia crassicarpa

55-08-03

Rừng giống

15.5

Thừa Thiên-Huế

 

 

 

 

 

Cộng Keo lưỡi liềm

17,8

 

356

025

Keo tai tượng

Acacia mangium

25-00-06

VG hữu tính

22

Phú Thọ

 

026

Keo tai tượng

Acacia mangium

51-17-03

RG chuyển hóa

5

Nghệ An

 

027

Keo tai tượng

Acacia mangium

52-07-01

RG chuyển hóa

3

Hà Tĩnh

 

028

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-01-02

Rừng giống

10

Thừa Thiên-Huế

 

029

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-04-04

Rừng giống

5.1

Thừa Thiên-Huế

 

030

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-04-05

Rừng giống

7

Thừa Thiên-Huế

 

031

Keo tai tượng

Acacia mangium

55-08-04

RG chuyển hóa

10.5

Thừa Thiên-Huế

 

032

Keo tai tượng

Acacia mangium

61-09-12

Rừng giống

7.2

Quảng Nam

 

 

 

 

 

Cộng Keo tai tượng

69.8

 

1256

033

Lát hoa

Chukrasia tabularis

26-03-02

Lâm phần tuyển chọn

70

Vĩnh Phúc

 

034

Lát hoa

Chukrasia tabularis

31-10-01

RG chuyển hóa

20

Sơn La

 

035

Lát hoa

Chukrasia tabularis

50-06-01

RG chuyển hóa

10

Thanh Hóa

 

036

Lát hoa

Chukrasia tabularis

51-03-01

RG chuyển hóa

5

Nghệ An

 

 

 

 

 

Cộng Lát hoa

105

 

840

037

Lim xanh

Erythrophloeum fordii

50-03-01

Lâm phần tuyển chọn

25.4

Thanh Hóa

 

038

Lim xanh

Erythrophloeum fordii

61-01-11

RG chuyển hóa

192.77

Quảng Nam

 

 

 

 

 

Cộng Lim xanh

218,2

 

13.092

039

Mỡ

Manglietia conifera

21-06-01

Lâm phần tuyển chọn

100

Lào Cai

 

040

Mỡ

Manglietia conifera

22-02-01

RG chuyển hóa

20

Tuyên Quang

 

 

 

 

 

Cộng Mỡ

120

 

1.200

041

Muồng đen

Cassia siamea

72-05-01

RG chuyển hóa

49.6

Đăc Lăc

 

 

 

 

 

Cộng Muồng đen

49,6

 

892

042

Phi lao

Casuariana equisetifolia

53-00-12

VG vô tính

5

Quảng Bình

 

048

Phi lao

Casuariana equisetifolia

53-00-13

VG vô tính

20

Quảng Bình

 

044

Phi lao

Casuariana equisetifolia

53-06-01

Lâm phần tuyển chọn

50

Quảng Bình

 

045

Phi lao

Casuariana equisetifolia

55-04-07

RG chuyển hóa

5.4

Thừa Thiên-Huế

 

046

Phi lao

Casuariana equisetifolia

63-11-01

Rừng giống

10

Bình Định

 

047

Phi lao

Casuariana equisetifolia

67-01-01

Rừng giống

0.5

Bình Thuận

 

048

Phi lao

Casuariana equisetifolia

67-01-05

RG chuyển hóa

50

Bình Thuận

 

 

 

 

 

Cộng Phi lao

140,9

 

2.254

049

Quế

Cinnamomum cassia

23-04-01

Lâm phần tuyển chọn

50

Yên Bái

 

050

Quế

Cinnamomum cassia

50-01-01

RG chuyển hóa

30

Thanh Hóa

 

051

Quế

Cinnamomum cassia

51-05-01

RG chuyển hóa

30

Nghệ An

 

 

 

 

 

Cộng Quế

100

 

5.000

052

Sa mộc

Cunninghamia lanceolata

12-00-03

VG hữu tính

15

Lạng Sơn

 

053

Sa mộc

Cunninghamia lanceolata

21-05-01

RG chuyển hóa

40

Lào Cai

 

 

 

 

 

Cộng Sa mộc

55

 

440

054

Sao đen

Hopea odorata

67-03-01

RG chuyển hóa

50

Bình Thuận

 

055

Sao đen

Hopea odorata

67-06-04

RG chuyển hóa

1

Bình Thuận

 

056

Sao đen

Hopea odorata

80-04-11

RG chuyển hóa

19

Bình Phước

 

057

Sao đen

Hopea odorata

84-02-01

RG chuyển hóa

100

Bà Rịa-V. Tàu

 

 

 

 

 

Cộng Sao đen

170

 

11050

058

Tếch

Tectona grandis

80-05-01

RG chuyển hóa

94.5

Bình Phước

 

059

Tếch

Tectona grandis

85-00-01

RG chuyển hóa

170

Đồng Nai

 

 

 

 

 

Cộng Tếch

264,5

 

45.000

060

Thông ba lá

Pinus kesiya

70-02-01

RG chuyển hóa

97

Kon Tum

 

061

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-03

VG vô tính

11.3

Lâm Đồng

 

062

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-04

VG vô tính

12.8

Lâm Đồng

 

063

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-05

VG vô tính

5

Lâm Đồng

 

064

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-06

RG chuyển hóa

39.1

Lâm Đồng

 

065

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-07

RG chuyển hóa

90.5

Lâm Đồng

 

066

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-08

RG chuyển hóa

89.5

Lâm Đồng

 

067

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-10

RG chuyển hóa

334.7

Lâm Đồng

 

068

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-11

RG chuyển hóa

310.5

Lâm Đồng

 

069

Thông ba lá

Pinus kesiya

73-00-12

RG chuyển hóa

232.1

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

Cộng Thông ba lá  

1.222,5

 

6.112

070

Thông caribê

Pinus caribaea

25-00-02

RG chuyển hóa

9

Phú Thọ

 

071

Thông caribê

Pinus caribaea

26-06-03

RG chuyển hóa

40

Vĩnh Phúc

 

072

Thông caribê

Pinus caribaea

51-10-01

RG chuyển hóa

5

Nghệ An

 

073

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-01

Rừng giống

3

Quảng Bình

 

074

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-02

Rừng giống

1

Quảng Bình

 

075

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-03

Rừng giống

10

Quảng Bình

 

076

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-04

Rừng giống

10

Quảng Bình

 

077

Thông caribê

Pinus caribaea

53-00-05

Rừng giống

10

Quảng Bình

 

078

Thông caribê

Pinus caribaea

55-04-01

Rừng giống

18.1

Thừa Thiên-Huế

 

079

Thông caribê

Pinus caribaea

55-08-01

RG chuyển hóa

1.9

Thừa Thiên-Huế

 

080

Thông caribê

Pinus caribaea

60-01-01

RG chuyển hóa

56

Tp. Đà Nẵng

 

 

 

 

 

Cộng Thông caribê  

194

 

970

081

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-00-01

RG chuyển hóa

10

Lạng Sơn

 

082

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-00-02

VG vô tính

4

Lạng Sơn

 

083

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-08-01

Lâm phần tuyển chọn

60

Lạng Sơn

 

084

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

12-09-01

Lâm phần tuyển chọn

30

Lạng Sơn

 

085

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

21-08-01

Lâm phần tuyển chọn

30

Lào Cai

 

086

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

23-05-02

Lâm phần tuyển chọn

32

Yên Bái

 

087

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

26-03-01

Lâm phần tuyển chọn

10

Vĩnh Phúc

 

088

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

30-02-01

RG chuyển hóa

23

Lai Châu

 

089

Thông mã vĩ

Pinus massoniana

31-10-02

Lâm phần tuyển chọn

30

Sơn La

 

 

 

 

 

Cộng Thông mã vĩ  

229

 

1374

090

Thông nhựa

Pinus merkusii

15-13-02

Lâm phần tuyển chọn

23

Quảng Ninh

 

091

Thông nhựa

Pinus merkusii

15-13-03

VG vô tính

5

Quảng Ninh

 

092

Thông nhựa

Pinus merkusii

26-06-01

VG vô tính

2

Vĩnh Phúc

 

093

Thông nhựa

Pinus merkusii

26-06-02

RG chuyển hóa

10

Vĩnh Phúc

 

094

Thông nhựa

Pinus merkusii

50-09-02

RG chuyển hóa

10

Thanh Hóa

 

095

Thông nhựa

Pinus merkusii

51-10-02

RG chuyển hóa

7

Nghệ An

 

096

Thông nhựa

Pinus merkusii

51-14-01

RG chuyển hóa

25

Nghệ An

 

097

Thông nhựa

Pinus merkusii

51-17-01

RG chuyển hóa

8

Nghệ An

 

098

Thông nhựa

Pinus merkusii

51-17-02

VG vô tính

3.5

Nghệ An

 

099

Thông nhựa

Pinus merkusii

52-06-01

RG chuyển hóa

50

Hà Tĩnh

 

100

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-00-07

VG vô tính

14

Quảng Bình

 

101

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-00-08

VG vô tính

11.9

Quảng Bình

 

102

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-00-09

VG vô tính

1

Quảng Bình

 

103

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-00-10

RG chuyển hóa

47.9

Quảng Bình

 

104

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-00-11

RG chuyển hóa

43.2

Quảng Bình

 

105

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-04-03

Lâm phần tuyển chọn

30

Quảng Bình

 

106

Thông nhựa

Pinus merkusii

53-07-01

Lâm phần tuyển chọn

27

Quảng Bình

 

107

Thông nhựa

Pinus merkusii

54-01-01

RG chuyển hóa

10

Quảng Trị

 

108

Thông nhựa

Pinus merkusii

54-01-02

RG chuyển hóa

70

Quảng Trị

 

109

Thông nhựa

Pinus merkusii

54-02-01

RG chuyển hóa

10

Quảng Trị

 

110

Thông nhựa

Pinus merkusii

54-05-01

RG chuyển hóa

16.7

Quảng Trị

 

111

Thông nhựa

Pinus merkusii

55-01-01

RG chuyển hóa

32

Thừa Thiên-Huế

 

112

Thông nhựa

Pinus merkusii

55-04-02

RG chuyển hóa

42.6

Thừa Thiên-Huế

 

113

Thông nhựa

Pinus merkusii

63-03-01

Rừng giống

5

Bình Định

 

114

Thông nhựa

Pinus merkusii

65-05-01

RG chuyển hóa

11.4

Khánh Hòa

 

115

Thông nhựa

Pinus merkusii

73-00-01

VG vô tính

6.5

Lâm Đồng

 

116

Thông nhựa

Pinus merkusii

73-00-02

VG vô tính

9

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

Cộng Thông nhựa  

531,7

 

4.250

117

Tràm ta

Melaleuca cajuputi

91-06-01

Rừng giống

25

An Giang

 

118

Tràm ta

Melaleuca cajuputi

912-02-01

RG chuyển hóa

46.8

Cà Mâu

 

119

Tràm úc

Melaleuca leucadendra

91-09-01

Lâm phần tuyển chọn

1.4

An Giang

 

110

Tràm úc

Melaleuca leucadendra

91-09-02

Lâm phần tuyển chọn

1

An Giang

 

 

 

 

 

Cộng Tràm

74,2

 

5.194

111

Trám trắng

Canarium album

32-10-01

RG chuyển hóa

20

Hòa Bình

 

112

Trám trắng

Canarium album

71-01-01

RG chuyển hóa

100

Gia lai

 

 

 

 

 

Cộng Trám trắng

120

 

12.000

 

Tổng cộng

 

 

 

4.711

 

791.617

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1.3  Hiện trạng cơ cấu các loại nguồn giống trong toàn quốc

TT

Loại nguồn giống

Số lượng nguồn giống

Diện tích nguồn giống

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Lâm phần tuyển chọn

27

16,6

813,7

13,6

2

Rừng giống chuyển hóa

84

51,5

4.768,35

79,9

3

Rừng giống

25

15,3

215,2

3,6

4

Vườn giống

27

16,6

169,7

2,9

4.1

Vườn giống vô tính

18

11,1

123,7

2,1

4.2

Vườn giống hữu tính

3

1,8

38,0

0,7

4.3

Vườn cây đầu dòng (1)

6

3,7

8,0

0,1

 

Tổng cộng

163

100,0

5.966,95

100,0

 

  1. Số liệu thống kê chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2.  Nhu cầu giống phục vụ trồng rừng hàng năm trong giai đoạn 2001-2004

(Phân theo loài cây trồng chính)

 

Hạng mục

Diện tích trồng (ha/năm)

Mật độ trồng

(cây/ha)

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

Số lượng

hạt giống cần

(kg/năm)

Diện tích

nguồn giống cần

(ha)

1. Trồng rừng

1.1. PH+ĐD

- Cây phù trợ

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

- Cây bản địa + nhập nội

+ Dầu rái

+ Đước

+ Giổi các loài

+ Huỷnh

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Phi lao

+ Sao đen

+ Thông ba lá

+ Thông mã vĩ

+ Thông nhựa

+ Trám các loài

+ Cây khác

1.2. Sản xuất

- Gỗ lớn

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Sao đen

+ Tếch

+ Trám các loài

+ Cây khác

- Gỗ nhỏ

+ Bạch đàn uro

+ Bồ đề

+ Keo lai

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

+ Sa mộc

+ Thông caribê

+ Thông ba lá

+ Thông mã vĩ

+ Thông nhựa

+ Tràm (caju, lơca)

+ Cây khác

234.000

94.000

94.000

 

 

94.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

140.000

40.000

 

 

 

 

 

 

 

 

100.000

 

 

2.000

2.000

1.400

 

 

600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

 

468.000.000

188.000.000

131.600.000

65.800.000  

65.800.000

56.400.000

 4.000.000

 3.000.000

 4.000.000

 500.000

 4.000.000

 5.000.000

 8.000.000

 4.000.000

 4.000.000

 3.000.000

 5.000.000

 3.000.000

 8.900.000

280.000.000

80.000.000

 10.000.000

 5.000.000

 10.000.000

 10.000.000

 10.000.000

 8.000.000

 7.000.000

 20.000.000

200.000.000

 70.000.000

 5.000.000

 70.000.000

 10.000.000

 10.000.000

 5.000.000

 5.000.000

 5.000.000

 5.000.000

 5.000.000

 5.000.000

 5.000.000

297.165

167.855

4.290

2.860

1.430

163.565

23.500

120.000

2.400

630

180

300

95

3.400

140

80

340

10.700

1.800

129.310

124.500

58.800

2.940

460

600

8.400

24.300

25.000

4.000

4.810

Cây mô, hom

1.600

Cây mô, hom

420

210

320

210

180

130

340

400

1.000

2.832

1.067

216

136

80

851

47

60

300

15

22

17

6

52

28

14

34

76

180

1.765

1.430

118

368

58

34

130

143

179

400

335

-

23

-

20

12

40

42

36

22

34

6

100

2. Khoanh nuôi có trồng bổ sung (PH+ĐD)

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Lát hoa

+ Lim xanh

+ Trám các loài

 

5.000

 

 

440

2.200.000

 

 400.000

 500.000

 400.000

 400.000

 500.000

 

5.068

 

2.350

300

18

615

1.785

 

70

 

5

38

3

11

13

3. Trồng cây phân tán

- Gỗ lớn (50%)

+ Bời lời

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Quế

+ Sấu

+ Trám các loài

+ Trầm dó

+ Xoan ta

+ Cây khác

- Gỗ nhỏ (50%)

+ Bạch đàn trắng

+ Bạch đàn uro

+ Đước

+ Keo (chịu hạn+lưỡi liềm)

+ Keo lai

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

+ Tràm (caju, lơca)

+ Cây khác

 

 

275.000.000

 137.500.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 25.500.000

137.500.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 25.500.000

728.020

160.060

13.400

640

830

10.000

61.000

50.000

6.360

12.730

5.100

567.960

590

Cây mô, hom

560.000

670

Cây mô, hom

600

300

700

5.100

3.245

2.297

144

80

46

200

142

357

636

182

510

948

59

-

280

33

-

39

17

10

510

Tổng số:

  • Cây gỗ lớn
  • Cây gỗ nhỏ

 

 

745.200.000

276.100.000

469.100.000

1.030.254

453.694

576.560

6.147

4.648

1.499

 

 

 

Phụ lục 3. .Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung cấp giống phục vụ trồng rừng hàng năm theo loài cây trồng chính trong giai đoạn 2001-2004

 

 

TT

Loài cây

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

 

CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP

Số lượng hạt giống (kg/năm)

Diện tích nguồn giống (ha)

Cần

Khả năng sx

Cân đối

Cần

Hiện có

Cân đối

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Bạch đàn trắng

14.000.000

590

139

-451

59

13,9

-45,1

2

Bạch đàn uro

84.000.000

Cây mô, hom

 

 

 

 

 

3

Bồ đề

5.000.000

1.600

616

-984

23

8,8

-14,2

4

Bời lời

14.000.000

13.400

Phân tán

-13.400

144

0

-144

5

Dầu rái

14.400.000

84.650

240.900

+156.250

170

481,8

+311,8

6

Đước

17.000.000

680.000

434.400

-245.600

340

217,2

-122,8

7

Giổi các loài

9.500.000

5.640

2.422

-3.218

706

302,8

-403,2

8

Huỷnh

500.000

630

400

-230

15

10

-5

9

Keo lai

84.000.000

Cây mô, hom

 

 

 

 

 

10

Keo lá tràm

89.800.000

3.880

510

-3.370

195

24,3

-170,7

11

Keo (chịu hạn+lưỡi liềm)

14.000.000

670

356

-314

33

17,8

-15,2

12

Keo tai tượng

89.800.000

1.940

1.724

-216

109

95,8

-13,2

13

Lát hoa

28.400.000

1.298

1.040

-258

163

130

-33

14

Lim xanh

400.000

615

13.092

+12.477

11

218,2

+207,2

15

Muồng đen

29.000.000

1.730

892

-838

97

49,6

-47,4

16

Phi lao

8.000.000

95

2.254

+2.159

6

140,9

+134,9

17

Quế

14.000.000

10.000

5.000

-5.000

200

100

-100

18

Sa mộc

5.000.000

320

760

+440

40

95

+55

29

Sao đen

14.000.000

11.800

12.220

+420

182

188

+6

20

Sấu

14.000.000

61.000

Phân tán

-61.000

142

0

-42

21

Tếch

8.000.000

24.300

45.000

+20.700

143

264,5

+121,5

22

Thông ba lá

9.000.000

320

6.112

+5.792

64

1.222,5

+1.158,5

23

Thông caribê

5.000.000

210

1.160

+950

42

232

+190

24

Thông mã vĩ

8.000.000

210

1.542

+1.332

36

257

+221

25

Thông nhựa

10.000.000

680

4.250

+3.570

68

531,7

+463,7

26

Tràm (caju, lơca)

19.000.000

1.100

5.194

+4.094

16

74,2

+58,2

27

Trám các loài

24.500.000

87.485

12.000

-75.485

625

120

-505

28

Trầm dó

14.000.000

6.360

Phân tán

-6.360

636

0

-636

29

Xoan ta

14.000.000

12.730

Phân tán

-12.730

182

0

-182

30

Cây khác

84.900.000

17.000

Phân tán

-17.000

1.700

0

-1.700

 

Cộng

745.200.000

1.030.254

793.183

 

6.147

4.916

 

 

 

 

Phụ lục 4.  Danh mục các văn bản quản lý chung

của nhà nước và của ngành liên quan đến giống lâm nghiệp.

 

 

TT

 

 

Số

Quyết định

 

Tên văn bản

 

Nội dung chính và đề  xuất

 

Cấp quyết định

I

Văn bản quản lý

 

 

 

1

số 03/2004/L-CTN ngày 5/4/2004

Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh giống cây trồng

-  Pháp lệnh quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng mới, bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống; sản xuát kinh doanh giống cây trồng; quản lý chất lưọng giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng.

-  Văn bản này đã thay thế cho nhiều quy định tại các Nghị định, quyết định, thông tư dã ban hành trước đây.

- Nhiều khái niệm nội dung quy định cho cây trồng nông nghiêp, không hoàn toàn phù hợp với cây lâm nghiệp cần được cụ thể hoá cho ngành lâm nghiệp.

- cần xây dựng hướng dẫn thực hiện pháp lệnh này riên cho ngành lâm nghiệp.

Chủ tịch nước

2

số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001

Nghị định của Chính phủ về Bảo hộ giống cây trồng

Nghị đing này đã đựoc thay thế bằng các quy định tại chương IV trong pháp lệnh nói trên.

Văn bản này có thể huỷ bỏ,

Chính phủ

3

số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000

Nghị định của CP bãi bỏ 1 số giấy phép và chuyển 1 số giấy phép thành điều kiện kinh doanh

  Nghị định đã baĩ bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh nhằm đơn giản hoá các thủ tục cho phép kinh doanh. Trong đó có nhiều văn bản liên quan đến kinh doanh giống.

Chính phủ

4

Số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30/3/01

Qui định về điều kiện kinh doanh trong 1 số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi

  Trong quyết định đã quy định điều kiện kinh doanh giống cây trồng và điều kiện sản xứât giống cây trồng với mục đích thương mại.

Bộ NN&PTNT

5

Số 86/2001/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/8/2001

Qui định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hoá chuyên ngành nông nghiệp.

Giao trách nhiệm cho cục PTLN hướng dẫn về mặt chuyên môn, theo dõi việc công bố tiêu chuẩn và quản lý chất lượng các loại hàng hoá được giao (giống LN)

  Trong văn bản quy định việc công bố chất lượng tiêu chuẩn hàng hoá đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng (bao gồm cả giống cây lâm nghiệp).

  Vấn đề này có liên quan đến quản lý chuỗi hành trình giống. Hiện tại ngành lâm nghiêp mới có khả năng công bố chât lượng sinh lý. song chất lượng di truyền là rất quan trọng. Cần có hướng dẫn riêng cho giống cây lâm nghiệp.

Bộ NN&PTNT

6

Số 58/2001/QĐ-BNN-KNKL ngày 23/5/2001

Ban hành danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi quí hiểm cấm xuất khẩu, danh mục giống cây trồng giống vật nuôi được nhập khẩu

Trong danh mục mới chỉ quy định cho giống cây trồng vật nuôi nông gnghiệp, chưa có cây lâm nghiệp, cần tiến hành đối với cây lâm nghiệp.

Bộ NN&PTNT

7

Số 62/2001/TT-BNN-KHCN ngày 5/6/2001

Thông tư hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp.

  Quy định về việc xuất khẩu động vật hoang dã, động vật và thực vật quý hiếm; việc xuất nhập khẩu giống cây trồng và vật nuôi

Bộ NN&PTNT

8

Số 52/2003/QĐ-BNN ngày 6/4/2003

Qui định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

  Chỉ quy định cho cây nông nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chưa có quy định cho cây lâm nghiệp, cần được bổ sung

Bộ NN&PTNT

9

 số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999

Về phê duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp 2000-2005

  Chưong trình có mục đích đảm bảo đủ giống có chất lượng cho sản xuất; áp dụng khoa học công nghệ để lai tạo và nâng cao chất lượng giống; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống. Chương trình đã thực hiện đựoc 4 năm, đạt nhiều kết quả tốt.

Thủ tướng CP

10

số 101/2001/TTLT-BTC-BNNPTNT, ngày 20/12/2001

Thông tư Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005.

Nguồn vốn ngân sách được đầu tư cho nghiên cứu, giữ nguồn gen, sản xuát giông gốc, giống siêu nguyên chủng…, nhập nguồn gen và giống mới, tập huấn kỹ thuật sản xuất giống mới; đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị để tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ về giống.

Liên Bộ BTC-BNN&PTNT

11

Số 117/1997/QĐ-KHCN&MT, ngày

30/12/1997

  Ban hành quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gien thực vật, động vật và vi sinh vật

Quy định các đối tượng, nội dung công tác bảo tồn, lưu giữ  nguồn gen và tổ chức thực hiện

 

12

Số 57/2005/NĐ-CP

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng

 

Chính phủ

13

Số 13/2005/QĐ-BNN, ngày 15/3/2005

Quyết định về ban hành danh mục giống cây lâm nghiệp chính

Công bố giống các loài cây cần quản lý chặt chẽ

Bộ Nông nghiệp và PTNT

14

Số 14/2005/QĐ-BNN, ngày 15/3/2005

Quyết định về ban hành danh mục giống cây lâm nghiệp  được phép sản xuất kinh doanh

Công bố giống các loài cây đựơc phép sản xuất kinh doanh theo 5 đối tượng và mức độ  khác nhau về chất lượng nguồn giống hiện có

Bộ Nông nghiệp và PTNT

15

Số 15/2005/QĐ-BNN, ngày 15/3/2005

Quyết định về ban hành danh mục giống cây lâm nghiệp  phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

Quy định đối với những loài đã có tiêu chuẩn được ban hành

Bộ Nông nghiệp và PTNT

16

Số 16/2005/QĐ-BNN, ngày 15/3/2005

Quyết định về ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái

Bao gồm 50 loài cây (gỗ lớn mọc nhanh: 25 loài, gỗ nhỏ: 13 loài, LSNG: 12 loài).

Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Phụ lục 5. Các tiêu chuẩn, quy phạm chung về giống

 

 

TT

 

 

Số Quyết định

 

Tên văn bản

 

Nội dung chính và đề  xuất

 

Cấp quyết định

1

Số 124/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/8/1998

TCN 17/98: Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp

  Văn bản này cần bãi bỏ vì đã được thay bằng văn bản số 188/QĐ BNN, ngày 23/1/2003.

Bộ NN&PTNT

2

Số 804/QĐKT ngày 02/11/1993

QPN 15-93: Qui phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống

  Cần rà soát bổ sung lại.

Bộ Lâm nghiệp

3

Số 804/QĐKT ngày 02/11/1993

QPN 16-93: Qui phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá

  Cần rà soát bổ sung lại.

Bộ Lâm nghiệp

4

Số 567/QĐ ngày 27/12/1979

TCVN 3122-79: Hạt giống lâm nghiệp, phương pháp thử

  Văn bản này cần bãi bỏ vì đã được thay bằng văn bản số 3919/QĐ-BNN-KHCN, ngày 22/8/2001

UBKH&KTNN

5

Số 188/QĐ-BNN ngày 23/1/2003

04TCN-64-2003: Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp

Thay thế cho TCN 17/98 (mục 1 nói trên)

Đã quy định 14 thuật ngữ định nghĩa, tiêu chuẩn giống tạm thời, giống tiên bộ kỹ thuật, giống quốc gia, khảo nghiệm và đánh giá giống, công nhận giống.

Còn một số điểm chưa khớp với pháp lệnh giống cây trồng

Bộ NN&PTNT

6

số 3919/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/8/2001

04-TCN-33-2001: Hạt giống cây trồng lâm nghiệp -  phương pháp kiểm nghiệm

Thay thế cho TCVN 3122-79 (mục 4 nói trên).

Quy định về cách lấy mẫu và kiểm nghiệm chất lượng sinh lý hạt giống (độ thuần, trọng lượng 1000 hạt, số hạt/Kg, hàm lượng nứơc, tỷ lệ nẩy mầm, thế nẩy mầm.

Bộ NN&PTNT

 

 

 

 

Phụ lục 6.  Các văn bản tiêu chuẩn, quy phạm riêng cho các loài.

 

 

TT

 

 

Số Quyết định

 

Tên văn bản

 

Nội dung chính và đề  xuất

 

Cấp quyết định

1

số 201/QĐ/KT ngày 6/02/1980

QTN 18-80 : Quy trình kỹ thuật  tạm thơi chuyển hoá rừng kinh tế thành rừng giống hai loài thông nhựa và thông đuôi ngựa

Đã lạc hậu so với QPN 16-93, nên rà soát lại và ban hành chính thức

 

2

số 657/QĐ ngày 27/12/79

TCVN 3126-79: Hạt giống thông, bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển.

Cần bãi bỏ, thực hiện theo những quy định mới về vấn đề này

UBKH&KTNN

3

số 657/QĐ ngày 27/12/79

TCVN 3123-79: Hạt giống thông nhựa, yêu cầu chất lượng

Đề nghị bãi bỏ vì đã ban hành tiêu chuẩn ngành mới  04TCN44,45-01

UBKH&KTNN

4

số 657/QĐ ngày 27/12/1979

TCVN 3124-79 : Hạt giống thông 3 lá, yêu cầu chất lượng

Đề nghị bãi bỏ vì đã ban hành tiêu chuẩn ngành mới  04TCN 41-01

UBKH&KTNN

5

số 657/QĐ ngày 27/12/1979

TCVN 3125-79: Hạt giống thông đuôi ngựa, yêu cầu chất lượng

Đề nghị bãi bỏ vì đã ban hành tiêu chuẩn ngành mới  04TCN 43-01

UBKH&KTNN

6

số 409-QĐ/Kth ngày 29/4/1982

12 TCN 14-82: Thông nhựa, cây con đem đi trồng, yêu cầu chất lượng.

Tiêu chuẩn nay vẫn có khả năng sử dụng

Bộ lâm nghiệp

7

số 657/QĐ ngày 27/12/1979

TCVN 3127-79: Hạt giống bồ đề, yêu câu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này vẫn có giá trị nhưng nên ban hành lại

UBKH&KTNN

8

Số 657/QĐ ngày 27/12/1979

TCVN 3128-79: Hạt giống bồ đề, phương pháp thử

Đề nghị bãi bỏ vì đãc có tiêu chuẩn ngành: 04TCN 33-01 (mục 6 bảng 2)

UBKH&KTNN

9

Số 657/QĐ ngày 27/12/1979

TCVN 3129-79: Hạt giống bồ đề, kỹ thuật thu hái và bảo quản.

Tiêu chuẩn này vẫn có giá trị, nên xem xét và ban hành lại

UBKH&KTNN

10

Số 268 BNN KHCN, ngày 13/1/1998

Về sử dụng giống keo lai để trồng rừng.

Văn bản này vẫn có giá trị.

Bộ NN và PTNT

11

Số 3918/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/8/2001

04 TCN-34-2001 đến 04-TCN-45-2001: Ban hành 12 tiêu chuẩn ngành về chất lượng sinh lý hạt giống cây trồng lâm nghiệp (keo lá tràm, keo tai tượng, lát hoa, mỡ, phi lao, sa mộc, tếch, thông 3 lá, thông caribea, thông mã vĩ, thông nhựa vùng cao, thông nhựa vùng thấp)

Bao gồm độ thuần, trọng lượng 1000 hạt, số lượng hạt/kg, độ ẩm , tỷ lệ nẩy mầm, thế nấy mầm.

Bộ NN&PTNT

12

Số 3497/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/8/2002

04 TCN-46-2001 đến 04 TCN-50-2001: Ban hành 5 tiêu chuẩn ngành về chất lượng sinh lý hạt giống cây lâm nghiệp (trám trắng, trám đen, quế, huỷnh, giổi)

Bao gồm độ thuần, trọng lượng 1000 hạt, số lượng hạt/kg, độ ẩm , tỷ lệ nẩy mầm, thế nấy mầm.

Bộ NN&PTNT

 

 

 

 

Phụ lục 7. Các biểu dự báo về trồng rừng.

 

Bảng 2.1. Diện tích rừng dự kiến khi định  hình

 

Diện tích rừng

Phòng hộ đặc dụng

Sản xuất

Tổng cộng

- Diện tích rừng trồng

 

 

 

+ Hiện có (đến 31/12/2003)

852.000

1.238.000

2.090.000

+ Rừng trồng 2004

81.000

76.000

157.000

+ Kế hoạch 2005

68.000

120.000

188.000

+ 2006 – 2010 – 2015

291.000

1.209.000

1.500.000

Tổng rừng trồng có khi ổn định

1.292.000

2.643.000

3.935.000

- Diện tích rừng tự nhiên

 

 

 

+ Hiện có đến 31/12/2003)

6.691.000

3.314.000

10.005.000

+ Khoanh nuôi thành rừng đến 2010

360.000

 

360.000

Tổng rừng tự nhiên đến 2010

7.051.000

3.314.000

10.365.000

Tổng diện tích rừng có khi định hình

8.343.000

5.957.000

14.300.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.2. Tổng nhu cầu tạo rừng hàng năm trong các giai đoạn (ha)

 

 

 
   Hạng mục

Giai đoạn 2006-1010

Giai đoạn 2011-2015

                Giai đoạn  sau 2015

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

1.Trồng rừng

  1.  PH+ĐD
  2. SX

 

312.000

59.000

253.000

92.700

17.700

75.000

199.300

41.300*

158.000

20.000

 

20.000

270.200

17.200

253.000

80.160

5.160

75.000

170.040

12.040*

158.000

20.000

 

20.000

205.250

17.200

188.050

30.160

5.160

25.000

166.340

12.040*

154.300

8.750

 

8.750

2. Khoanh nuôi có trồng bổ sung

20.000

20.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. làm giầu rừng

20.000

20.000

 

 

20.000

20.000

 

 

20.000

20.000

 

 

4.Trồng cây phân tán (tương đương ha)**

60.000

30.000

30.000

 

60.000

30.000

30.000

 

60.000

30.000

30.000

 

 
 

 

 

*Với 70% cây phù trợ và 30% cây trồng chính quy ra diện tích tương ứng.

** 2000 cây phân tán tương đương 1 ha rừng trồng.

 

 

 

 

 

Bảng 2.3.  Diện tích trồng rừng hàng năm, theo vùng, trong giai đoạn phát triển

 

Vùng

Tổng

PH+ĐD

Trồng rừng sản xuất

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

Toàn quốc

378.200

58.200

252900

75000

157900

20000

Tây Bắc

40.600

11.000

23600

8100

14000

1500

Trung Tâm

57.800

7.800

38300

9000

27300

2000

Đông Bắc

65.900

9.400

45500

12000

28000

5500

ĐBS Hồng

2.500

1.500

1000

0

1000

0

Bắc Trung Bộ

75.000

10.000

52300

18000

27300

7000

DH Nam Trung Bộ

58.800

10.000

37800

10000

25800

2000

Tây Nguyên

52.200

4.000

38900

15200

21700

2000

Đông Nam Bộ

8.200

2.300

4400

700

3700

0

ĐBS Cửu Long

17.200

2.200

11100

2000

9100

0

 

Bảng 2.4. Diện tích trồng rừng hàng năm, theo vùng, trong giai đoạn ổn định

 

Vùng

Tổng

PH+ĐD

Trồng rừng sản xuất

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

Toàn quốc

205273

17223

188050

25000

 154300

8750

Tây Bắc

13412

1712

11700

2700

8500

500

Trung Tâm

35270

2795

32475

3000

28600

875

Đông Bắc

36092

2417

33675

4000

27300

2375

ĐBS Hồng

2393

693

1700

0

1700

0

Bắc Trung Bộ

36722

3297

33425

6000

23800

3625

DH Nam Trung Bộ

29443

2560

26883

3333

22800

750

Tây Nguyên

24614

1022

23592

5067

17900

625

Đông Nam Bộ

7053

1520

5533

233

5300

0

ĐBS Cửu Long

20274

1207    

19067

667

18400

0

         Ghi chú: chu kỳ gỗ lớn 30 năm, gỗ nhỏ 10 năm, đặc sản 40 năm.

 

Bảng 2.5.   Nhu cầu cây con hàng năm trong giai đoạn phát triển (2006-2015)

 

Hạng mục

Diện tích trồng (ha/năm)

Mật độ trồng

(cây/ha)

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

Loài cây trồng chủ yếu

1. Trồng rừng

1.1. PH+ĐD

- Cây phù trợ

- Cây bản địa + nhập nội

 

 

1.2. SX

- Gỗ lớn

 

- Gỗ nhỏ

 

- Đặc sản

312.000

59.000

 

 

 

 

253.000

75.000

 

158.000

 

20.000

2.000

2.000

 

 

 

 

2.000

2.000

 

2.000

 

2.000

624.000.000

118.000.000

82.600.000   35.400.000

 

 

506.600.000

150.000.000

 

316.000.000

 

40.000.000

 

 

Keo (lá tràm, tai tượng)

Dầu rái, Đước, Giổi, Huỷnh, Lát hoa, Muồng đen, Phi lao, Sao đen, Thông (ba lá, mã vĩ, nhựa), Tràm (caju, lơca), Trám trắng.

 

Dầu rái, Giổi, Lát hoa, Muồng đen, Sao đen, Tếch, Trám trắng.

Bạch đàn (trắng, uro), Keo (lai, lá tràm, tai tượng), Sa mộc, Thông (ba lá, mã vĩ, nhựa).

Bời lời, Hồi, Quế, Thông nhựa, Trầm dó, Tre trúc.

2. Khoanh nuôi có trồng bổ sung (PH+ĐD)

20.000

440

8.800.000

Dầu rái, Giổi, Huỷnh, Lát hoa, Lim xanh, Mỡ, Sao đen, Trám trắng.

3. Làm giầu rừng

10.000

440

4.400.000

Dầu rái, Giổi, Huỷnh, Lát hoa, Lim xanh, Mỡ, Sao đen, Trám trắng.

4. Trồng cây phân tán

-Gỗ lớn (50%)

 

-Gỗ nhỏ (50%)

 

 

 

120.000.000

 60.000.000

 

60.000.000

 

Bời lời, Lát hoa, Muồng đen, Quế, Sấu, Trám trắng, Trầm dó, Xoan ta.

Bạch đàn, Đước, Keo (lai, lá tràm, tai tượng), Tràm (caju, lơca).

Tổng số:

  • Cây gỗ lớn
  • Cây gỗ nhỏ
  • Cây đặc sản

 

 

757.200.000

258.600.000

458.600.000

  40.000.000

 

 

 

Bảng 2.6. Nhu cầu cây con hàng năm trong giai đoạn định hình (2016-2020)

 

 

Hạng mục

Diện tích trồng (ha/năm)

Mật độ trồng

(cây/ha)

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

Loài cây trồng chính

1. Trồng rừng

  1. PH+ĐD

- Cây phù trợ

- Cây bản địa + nhập nội

 

 

  1. SX

- Gỗ lớn

 

- Gỗ nhỏ

 

- Đặc sản

205.250

17.200

 

 

 

 

188.050

25.000

 

154.300

 

8.750

2.000

2.000

 

 

 

 

2.000

2.000

 

2.000

 

2.000

410.500.000

34.400.000

24.080.000   10.320.000

 

 

376.100.000

50.000.000

 

308.600.000

 

17.500.000

 

 

Keo (lá tràm, tai tượng)

Dầu rái, Đước, Giổi, Huỷnh, Lát hoa, Muồng đen, Phi lao, Sao đen, Thông (ba lá, mã vĩ, nhựa), Tràm (caju, lơca), Trám trắng.

 

Dầu rái, Giổi, Lát hoa, Muồng đen, Sao đen, Tếch, Trám trắng.

Bạch đàn (trắng, uro), Keo (lai, lá tràm, tai tượng), Sa mộc, Thông (ba lá, mã vĩ, nhựa).

Bời lời, Hồi, Quế, Thông nhựa, Trầm dó, Tre trúc.

2. Làm giầu rừng

20.000

440

8.800.000

Dầu rái, Giổi, Huỷnh, Lát hoa, Lim xanh, Mỡ, Sao đen, Trám trắng.

3. Trồng cây phân tán

-Gỗ lớn (50%)

 

-Gỗ nhỏ (50%)

 

 

 

120.000.000

 60.000.000

 

60.000.000

 

Bời lời, Lát hoa, Muồng đen, Quế, Sấu, Trám trắng, Trầm dó, Xoan ta.

Bạch đàn, Đước, Keo (lai, lá tràm, tai tượng), Tràm (caju, lơca).

Tổng số:

  • Cây gỗ lớn
  • Cây gỗ nhỏ
  • Cây đặc sản

 

 

539.300.000

129.120.000

392.680.000

  17.500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.7.  Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung cấp giống phục vụ trồng rừng hàng năm

theo loài cây trong giai đoạn phát triển (2006-2015)

 

TT

Loài cây

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

 

CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP

Số lượng hạt giống (kg/năm)

Diện tích nguồn giống (ha)

Cần

Khả năng sx

Cân đối

Cần

Hiện có

Cân đối

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Bạch đàn trắng

24.000.000

1.020

139

-881

102

13,9

-88,1

2

Bạch đàn uro

88.000.000

Cây mô, hom

-

-

-

-

-

3

Bời lời

6.000.000

5.720

Phân tán

-5.720

62

0

-62

4

Dầu rái

20.700.000

121.850

240.900

+119.050

244

481,8

+237,8

5

Đước

4.200.000

168.000

434.400

+266.000

84

217,2

+133,2

6

Giổi các loài

 

20.700.000

12.185

2.422

-9.763

1.524

302,8

-1.221,2

7

Hồi

4.000.000

1.100

1.750

+650

44

70

+26

8

Huỷnh

 

3.700.000

4.625

400

-4.225

117

10

-107

9

Keo lai

88.000.000

Cây mô, hom

-

-

-

-

-

10

Keo lá tràm

64.300.000

2.710

510

-2.200

131

24,3

-106,7

11

Keo chịu hạn

5.200.000

260

156

-104

14

0

-14

12

Keo lưỡi liềm

17.000.000

780

200

-580

39

17,8

-21,2

13

Keo tai tượng

62.300.000

1.320

1.724

+404

74

69,8

-4,2

14

Lát hoa

26.700.000

1.235

1.040

-195

157

105

-52

15

Lim xanh

1.500.000

2.400

13.092

+10.692

41

218,2

+177,2

16

Mỡ

1.500.000

165

1.200

+1.035

17

120

+103

17

Muồng đen

26.200.000

1.550

892

-658

88

49,6

-38,4

18

Phi lao

2.200.000

26

2.254

+2.228

2

140,9

+138,9

19

Quế

14.000.000

10.000

5.000

-5.000

200

100

-100

20

Sa mộc

14.000.000

900

760

-140

113

55

-58

21

Sao đen

20.700.000

17.325

12.220

-5.105

271

170

-101

22

Sấu

5.500.000

4.600

Phân tán

-4.600

11

0

-11

23

Tếch

17.000.000

42.000

45.000

+3.000

247

264,5

+17,5

24

Thông ba lá

16.200.000

570

6.112

+5.540

114

1.222,5

+1.108,5

25

Thông caribê

14.000.000

590

1.160

+570

118

194

+76

26

Thông mã vĩ

16.200.000

430

1.542

+1.112

72

229

+185

27

Thông nhựa

25.200.000

1.700

4.250

+2.550

170

531,7

+361,7

28

Tràm (caju, lơca)

4.200.000

500

5.194

+4.694

8

74,2

+66,2

20

Trám các loài

27.700.000

99.300

12.000

-87.300

711

120

-591

30

Trầm dó

5.000.000

2.275

Phân tán

-2.275

228

0

-288

31

Xà cừ

8.000.000

2.700

Phân tán

-2.700

23

0

-23

32

Xoan ta

5.000.000

4.600

Phân tán

-4.600

66

0

-66

33

Tre trúc

8.000.000

Cây hom

-

-

-

-

 

34

Cây khác

90.300.000

18.220

Phân tán

-18.220

1.822

0

-1.822

 

Cộng

757.200.000

530.656

794.933

 

6.914

4.802,2

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.8.  Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung cấp giống hàng năm

theo loài cây trồng chính trong giai đoạn định hình (2016-2020)

 

TT

Loài cây

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

 

CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP

Số lượng hạt giống (kg/năm)

Diện tích nguồn giống (ha)

Cần

Khả năng sx (*)

Cân đối

Cần

Hiện có (*)

Cân đối

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Bạch đàn trắng

24.000.000

1.005

1.005

0

101

101

0

2

Bạch đàn uro

88.000.000

Cây mô, hom

Cây mô, hom

0

 

 

0

3

Bời lời

5.000.000

4.765

4.765

0

52

52

0

4

Dầu rái

7.700.000

45.400

45.400

0

91

91

0

5

Đước

2.700.000

108.000

108.000

0

54

54

0

6

Giổi các loài

 

7.700.000

4.540

4.540

0

300

300

0

7

Hồi

2.000.000

527

527

0

22

22

0

8

Huỷnh

 

1.700.000

2.130

2.130

0

54

54

0

9

Keo lai

88.000.000

Cây mô, hom

Cây mô, hom

0

 

 

0

10

Keo lá tràm

36.040.000

1.505

1.505

0

73

73

0

11

Keo chịu hạn

3.700.000

185

185

0

10

10

0

12

Keo lưỡi liềm

17.000.000

777

777

0

39

39

0

13

Keo tai tượng

34.040.000

726

726

0

4,2

4,2

0

14

Lát hoa

13.700.000

642

642

0

81

81

0

15

Lim xanh

1.000.000

1.600

1.600

0

27

27

0

16

Mỡ

1.000.000

110

110

0

11

11

0

17

Muồng đen

13.700.000

817

817

0

47

47

0

18

Phi lao

700.000

9

9

0

1

1

0

19

Quế

9.000.000

6.430

6.430

0

129

129

0

20

Sa mộc

14.000.000

875

875

0

110

110

0

21

Sao đen

7.700.000

6.435

6.435

0

100

100

0

22

Sấu

5.500.000

4.600

4.600

0

11

11

0

23

Tếch

6.000.000

18.200

18.200

0

108

108

0

24

Thông ba lá

14.700.000

508

508

0

102

102

0

25

Thông caribê

14.000.00 0

585

585

0

117

117

0

26

Thông mã vĩ

14.700.000

381

381

0

64

64

0

27

Thông nhựa

18.200.000

1.216

1.216

0

123

123

0

28

Tràm (caju, lơca)

2.700.000

235

235

0

4

4

0

20

Trám các loài

14.700.000

52.600

52.600

0

250

250

0

30

Trầm dó

4.000.000

1.820

1.820

0

183

183

0

31

Xà cừ

8.000.000

2.700

2.700

0

23

23

0

32

Xoan ta

5.000.000

4.600

4.600

0

66

66

0

33

Tre trúc

4.000.000

Cây hom

Cây hom

0

 

 

0

34

Cây khác

49.420.000

10.060

10.060

0

1.006

1.006

0

 

Cộng

539.300.000

283.983

283.983

0

3.363,2

3.363,2

0

 

Chú thích:  (*): Năm 2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.9. Nhu cầu xây dựng thêm nguồn giống cho các loài cây trồng chính

trong giai đoạn phát triển để cung cấp giống cho cả hai giai đoạn

 

TT

Loài cây

 

CÂN ĐỐI CUNG CẦU VỀ DIỆN TÍCH (HA)

Nguồn giống cần trong g/đ phát triển

Nguồn giống hiện có chất

lượng đ. bảo

(*)

RGCH cần

xây dựng trong

g/đ phát triển

(**)

Nguồn giống

chất lượng

cao hiện có

(***)

Nguồn giống

chất lượng cao cần xd cho giai đoạn định hình

Số lượng

Loại nguồn giống

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Bạch đàn trắng

102

13,9

88,1

 

101

Rừng giông

2

Bạch đàn uro

-

-

-

-

-

Ngân hàng dòng

3

Bời lời

62

0

62

 

52

Rừng giống

4

Dầu rái

244

481,8

0

20

71

Rừng giống

5

Đước

84

217,2

0

 

54

Rừng giống

6

Giổi các loài

 

1.524

302,8

1.221,2

 

300

Rừng giống

7

Hồi

44

70

0

 

22

Vườn giống

8

Huỷnh

 

117

10

107

10

44

Rừng giống

9

Keo lai

-

-

-

-

-

Ngân hàng dòng

10

Keo lá tràm

131

24,3

106,7

 

73

Vườn giống

11

Keo chịu hạn

14

0

14

 

10

Vườn giống

12

Keo lưỡi liềm

39

17,8

21,2

17,8

21,2

Vườn giống

13

Keo tai tượng

74

69,8

4,2

 

4,2

Vườn giống

14

Lát hoa

157

105

52

 

81

Rừng giống

15

Lim xanh

41

218,2

0

27

0

0

16

Mỡ

17

120

0

11

0

0

17

Muồng đen

88

49,6

38,4

 

47

Rừng giống

18

Phi lao

2

140,9

0

 

0

0

19

Quế

200

100

100

 

129

Rừng giống

20

Sa mộc

113

55

58

15

95

Rừng giống

21

Sao đen

271

170

101

 

100

Rừng giống

22

Sấu

11

0

0

 

0

0

23

Tếch

247

264,5

0

 

0

0

24

Thông ba lá

114

1.222,5

0

29,1

72,9

Vườn giống

25

Thông caribê

118

194

0

52,1

64,9

Vườn giống

26

Thông mã vĩ

72

229

0

4

60

Vườn giống

27

Thông nhựa

170

531,7

0

57,9

65,1

Vườn giống

28

Tràm (caju, lơca)

8

74,2

0

 

4

Rừng giống

20

Trám các loài

711

120

591

 

250

Rừng giống

30

Trầm dó

228

0

228

 

183

Rừng giống

31

Xà cừ

23

0

0

 

0

0

32

Xoan ta

66

0

0

 

0

0

33

Tre trúc

-

-

-

-

-

0

34

Cây khác

1.822

0

0

 

1.006

Rừng giống

 

Cộng

6.914

4.802,2

2.792,8

243,9

2.910,3

 

 

 

Chú thích: (*): Bao gồm các loại nguồn giống từ lâm phần tuyển chọn trở lên.

              (**): Diên tích rừng giống chuyển hóa có thể sản xuất hạt giống để phục vụ ngay cho giai đoạn phát triển và một phần cho năm đầu của giai đoạn định hình khi diện tích nguồn giống chất lượng cao chưa phát huy hết công suất thiết kế.

              (***): Bao gồm các loại nguồn giống từ rừng giống trở lên.

 

 

 

 

 

Bảng 2.10. Nhu cầu xây dựng vườn nhân giống

 

TT

Phương pháp nhân giống

Số lượng cây con sản xuất (c/năm)

Công suất vườn (c/năm)

Số lượng vườn nhân giống

Ghi chú

Nhu cầu

Đã có

Xdựng thêm

1.

Từ hạt

520.000.000

 200.000.000

 120.000.000

 200.000.000

 

 >1.000.000

500.000-1.000.000

<500.000

 

 200

 200

 1.370

 

 135

 200

 1.370

 

65

0

0

 

V/Ư qui mô lớn

V/Ư qui mô t/bình

V/Ư qui mô nhỏ

2.

Giâm hom

190.000.000

> 500.000

350

192

158

Vườn giâm hom

3.

Nuôi cấy mô

50.000.000

500.000

100

43

57

Phòng nuôi cấy mô

 

Cộng

760.000.000

 

2.220

1.940

280

 

 

 

 

Phụ lục 8.  Diện tích rừng trồng và đất trống theo vùng

 

Vùng

Rừng trồng có đến 31/12/2003

Đất trống

Tổng Số

PH

ĐD

SX

Tông số

PH

ĐD

SX

Toàn quốc

2089809

760154

91414

1238242

6771955

3730909

545340

2495706

Tây Bắc

96854

44927

7956

43971

1407092

966763

168965

271364

Trung Tâm

362730

133702

11509

217438

845091

479776

65457

299758

Đông Bắc

374123

103614

5810

264699

1069054

627717

39154

403183

ĐBS Hồng

45473

27134

11990

6341

39707

21528

8112

10067

Bắc Trung Bộ

418878

159339

9273

250267

1337935

665166

95828

576941

Nam Trung Bộ

283483

118227

8741

156514

1117669

681871

65705

370093

Tây Nguyên

133120

36089

9808

37218

771702

204889

68032

498782

Đông Nam Bộ

145698

85062

10615

50021

77873

41958

16891

19022

ĐBS Cửu Long

231450

52056

15700

161694

105831

42143

17195

46495

 

 

Phụ lục 9. Diện tích rừng có đến giai đoạn ổn định

 

Vùng

Rừng trồng có đến 31/12/2005

Rừng trồng tạo thêm

2006-2015

Rừng trồng có đến 2015

Tổng

PH+ĐD

SX

Tổng

PH+ĐD

SX

Tổng

PH+ĐD

SX

Toàn quốc

2435000

1001000

1434000

1500000

291000

1209000

3935000

1292000

2643000

Tây Bắc

123000

71000

52000

188000

55000

134000

312000

126000

186000

Trung Tâm

449000

167000

282000

168000

39000

129000

617000

206000

411000

Đông Bắc

435000

131000

304000

231000

47000

184000

666000

178000

488000

ĐBS Hồng

50000

43000

7000

17500

7500

10000

67500

50500

17000

Bắc Trung Bộ

470000

193000

277000

336000

50000

286000

806000

243000

563000

DH Nam Trung Bộ

321000

139000

182000

226000

50000

176000

547000

189000

358000

Tây Nguyên

158000

55000

103000

273000

20000

253000

431000

75000

356000

Đông Nam Bộ

150000

100000

50000

21500

11500

10000

171500

111500

60000

ĐBS Cửu Long

254000

78000

176000

39000

11000

28000

293000

89000

204000

 

Ghi chú: Trong diện tích rừngcó đến 30/12/2003 của các địa phương chưa tính diện tích tạo thêm

 năm 2004 và 2005 của các cơ quan trung ương khoảng 25.000 ha, trong đó phòng hộ và

 đặc dụng là 14.340 ha

 

 

 

Phụ lục 10.  Diện tích trồng rừng theo vùng, trong giai  đoạn phát triển

 

Vùng

Đất trọc giành cho rừng SX

Rừng trồng có đến 31/12/2005

Diên tích rừng cần trồng trong giai đoạn phát triển

Tổng

PH+ĐD

SX

Tổng

PH+ĐD

Rừng sản xuất

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

Toàn quốc

2495706

2435000

1001000

1434000

2820000

291000

2529000

750000

1579000

200000

Tây Bắc

271364

123000

71000

52000

291000

55000

236000

81000

140000

15000

Trung Tâm

299758

449000

167000

282000

422000

39000

383000

90000

273000

20000

Đông Bắc

403183

435000

131000

304000

502000

47000

455000

120000

280000

55000

ĐBS Hồng

10067

50000

43000

7000

17500

7500

10000

0

10000

0

Bắc Trung Bộ

576941

470000

193000

277000

573000

50000

523000

180000

273000

70000

DH Nam Trung Bộ

370093

321000

139000

182000

428000

50000

378000

100000

258000

20000

Tây Nguyên

498782

158000

55000

103000

409000

20000

389000

152000

217000

20000

Đông Nam Bộ

19022

150000

100000

50000

55500

11500

44000

7000

37000

0

ĐBS Cửu Long

46495

254000

78000

176000

122000

11000

111000

20000

91000

0

 

 

- Ghi chú: Trong diện tích rừng có đến 30/12/2003 của các địa phương chưa tính diện tích tạo thêm năm 2004 và 2005 của các cơ quan trung ương khoảng 25.000 ha, trong đó phòng hộ và đặc dụng là 14.340 ha

* Loài cây đặc sản chính theo vùng: Tây Bắc: Cánh kiến, tre măng, trẩu; Đông Bắc: Quế, hồi, trúc, thông nhựa; Trung Tâm: Quế, tre măng; Bắc Trung Bộ: Thông nhựa, quế, trầm; Duyên Hải Nam Trung Bộ: Quế, trầm;Tây Nguyên:Bời lời, trầm, thông nhựa.

* Dự kiến diện tích các loài cây đặc sản tạo thêm:  Thông nhựa: 100.000ha, Quế: 25000ha, Hồi: 20.000ha, Cây chủ cánh kiến 6.000ha, Trẩu, sở: 10.000ha, Tre, trúc: 25.000ha, Cây khác: 14.000ha

 

 

 

Phụ lục 11. Diện tích rừng trồng theo vùng có đến giai đoạn ổn định

 

Vùng

Tổng

PH+ĐD

Trồng rừng sản xuất

Tổng

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Đặc sản

Toàn quốc

3935000

1292000

2643000

750000

 1543000

350000

Tây Bắc

312000

126000

186000

81000

85000

20000

Trung Tâm

617000

206000

411000

90000

286000

35000

Đông Bắc

666000

178000

488000

120000

273000

95000

ĐBS Hồng

68000

51000

17000

0

17000

0

Bắc Trung Bộ

806000

243000

563000

180000

238000

145000

DH Nam Trung Bộ

547000

189000

358000

100000

228000

30000

Tây Nguyên

431000

75000

356000

152000

179000

25000

Đông Nam Bộ

172000

112000

60000

7000

53000

0

ĐBS Cửu Long

293000

89000

204000

20000

184000

0

 

Ghi chú: Trong diện tích rừng có đến 30/12/2003 của các địa phương chưa tính diện tích tạo

 thêm năm 2004 và 2005 của các cơ quan trung ương khoảng 25.000 ha, trong đó phòng hộ và đặc dụng là 14.340 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 12. Dự báo danh mục chủng loài cây trồng chủ yếu

(Theo nhóm mục đích, theo giai đoạn, phương thức trồng và theo vùng)

 

   TT

Loài cây

Rừng mới + Trồng bổ sung (PH+ĐD)

Trồng làm giàu rừng

Trồng phân tán

Trồng tập trung

 

A. Gỗ lớn

 

 

 

 

1

Bông gòn

0

0

1. 9 vùng

1. 9 vùng

2

Chiêu liêu

2.ĐNB, TN, NTB

2.ĐNB, TN, NTB

2.ĐNB, TN, NTB

0

3

Chò chỉ

2.TB,TT, BTB

2.TB,TT, BTB

0

0

4

Dái ngựa

0

0

1. 8 vùng (trừ TB)

1. 8 vùng (trừ TB)

5

Dầu rái

1. NB, TN, NTB, BTB

1..NB, TN, TRB

1..NB, TN, TRB

1..NB, TN, TRB

6

Dầu song nàng

2.ĐNB, TN

2.ĐNB, TN

0

0

 7

Dẻ gai (Cà ổi)

2.TT, ĐB

2.TT, ĐB

0

0

8

Gáo

0

0

1. 9 vùng

1. 9 vùng

9

Gạo

0

0

1. 9 vùng

1. 9 vùng

10

Giáng hương

2.TN, ĐNB, NTB

2.TN, ĐNB, NTB

0

0

11

Giổi (xanh, nhung)

1. 9 vùng

1. 9 vùng

1. 9 vùng

1. 9 vùng

12

Gội nếp

2.TT, ĐB, BTB

2.TT, ĐB, BTB

0

0

13

Huỷnh

1. TRB, TN

1. TRB, TN

1. TRB, TN

1. TRB, TN

14

Lát hoa

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. 9 vùng

1. BB, BTB

15

Lát mêxicô

0

0

2. 9 vùng

2. 9 vùng

16

Lim xanh

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

17

Lim xẹt

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

18

Lõi thọ

2. TT, ĐB

2. TT, ĐB

0

2. TT, ĐB

19

Muồng đen

1. 9 vùng

1. 9 vùng

1. 9 vùng

1. 9 vùng

20

Ngân hoa

0

0

2. 9 vùng

2. 9 vùng

21

Nhội

2. BB, BTB

2. BB, BTB

2. BB, BTB

2. BB, BTB

22

Re (gừng, hương)

2. BB, BTB

2. BB, BTB

0

0

23

Sao đen

1. ĐNB, TN, TRB

1.ĐNB, TN, TRB

1. ĐNB, TN, TRB

1. ĐNB, TN, TRB

24

Sồi phảng (dẻ bốp)

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

0

2. TT, ĐB, BTB

25

Sữa

2. BB, BTB

2. BB, BTB

2. 9 vùng

2. BB, BTB

26

Tếch

0

0

1. 9 vùng

1. ĐNB, TN, TB

27

Tông dù

2. BB

2. BB

2. BB

2. BB

28

Trám đen

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. BB, BTB

29

Trám trắng

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. BB, BTB

30

Vạng

1. BB, BTB

1. BB, BTB

0

1. BB, BTB

31

Vên vên

2. ĐNB, TN, NTB

2.ĐNB, TN, NTB

0

2. ĐNB, TN, NTB

32

Vối thuốc

2. BB, BTB

2. BB, BTB

0

2. BB, BTB

33

Xà cừ

0

0

1. 9vùng

1. 9 vùng

34

Xoan ta

0

0

1. 9vùng

1. 9 vùng

35

Xoan mộc

2. TN, ĐNB

2. TN, ĐNB

0

2. ĐNB, TN, NTB

36

Xoan nhừ

2. BB, BTB

2. BB, BTB

0

2. BB, BTB

 

B. Gỗ nhỏ

 

 

 

 

1

Bạch đàn liễu

0

0

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

2

Bạch đàn caman

0

0

1. Trừ TB

1. Trừ TB

3

Bạch đàn têrê

0

0

1. NTB, TN, NB

1. NTB, TN, NB

4

Bạch đàn urô

0

0

1. Trừ TB

1. Trừ TB

5

Bạch đàn pelita

0

0

2. Trừ TB

2. Trừ TB

7

Bồ đề

0

0

0

1. BB, BTB

8

Dẻ Yên Thế

2.ĐB, BTB

2. ĐB, BTB

0

0

9

Đước

1. NB

0

1. NB

1. NB

10

Keo lai

1. Trừ TB

0

1. Trừ TB

1. Trừ TB

11

Keo lá liềm

1. ĐB, TT, TRB

0

1. ĐB, TT, TRB

1. ĐB, TT, TRB

12

Keo lá tràm

1.ĐB,TT,TRB,TN,NB

0

1.ĐB,TT,TRB,TN,NB

1.ĐB,TT,TRB,TN,NB

13

Keo tai tượng

1. BB, TN, NB

0

1. BB,TRB,TN, NB

1. BB,TRB,TN, NB

14

Mấm

1. NB

0

1. NB

0

15

Mỡ

0

0

1. TT, ĐB, BTB

1. TT, ĐB, BTB

16

Phi lao

1. TRB

0

1.ĐB,SH,TRB, TNB

1. TRB

17

Sa mộc

0

0

1. BB

1. BB

18

Thông ba lá

0

0

1. TN, TB

1.TN, TB

19

Thông caribê

0

0

1. Trừ TB, TN

1. Trừ TB, TN

20

Thông đuôi ngựa

0

0

1. TB, TT, ĐB

1. TB, TT, ĐB

21

Tống quán sủ

2. TB, TT

2. TB, TT

2. TB, TT

2. TB, TT

22

Tràm caju

1. NB

1. NB

1. NB

1. NB

23

Tràm lơca

1. NB

1. NB

1. NB

1. NB

24

Xoan đào

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

0

0

 

C. Lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

1

Bát bộ

0

0

1. 9 vùng

1. 9 vùng

3

Bời lời nhớt

0

0

1. TN, NTB

1. TN, NTB

4

Chè đắng

0

0

1. BB

1. BB

5

Cọ khiết

0

0

1. TB, TT, BTB

1. TB, TT, BTB

6

Cọ phèn

0

0

1. TB, TT, BTB

1. TB, TT, BTB

7

Diễn

0

0

1. TT, ĐB

1. TT, ĐB

8

Dẻ ăn quả

0

0

1. TT, ĐB

1. TT, ĐB

9

Hồi

0

0

1. ĐB

1. ĐB

10

Luồng

0

0

1. TT, BTB

1. TT, BTB

11

Mai

0

0

1. BB

1. BB

12

Mắc ca

0

0

2. TT, ĐB

2. TT, ĐB

13

Mắc mật

2. BB

2. BB

2. BB

0

14

Mây nước

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. BB, BTB

1. BB, BTB

15

Quế

0

0

1. TT, ĐB, TRB

1. TT, TRB

16

Sa nhân

1. TT,ĐB, BTB, TN

1.TT,ĐB,BTB,TN

0

1. TT,ĐB, BTB, TN

17

Sấu

1. TT, ĐB, BTB

1. TT,  ĐB, BTB

0

1. TT, ĐB, BTB

18

Song mật

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

19

Thảo quả

1. TB, TT

1. TB, TT

0

1. TB, TT

20

Thông nhựa

0

0

1. ĐB, BTB, TN

1. ĐB, BTB, TN

21

Trầm dó

1. 9 vùng

1. 9 vùng

1. 9 vùng

1. 9 vùng

22

Trẩu

0

0

1. 9 vùng

1. TB, TRB

23

Tre gai

1. 9 vùng

0

1. 9 vùng

1. 9 vùng

24

Trôm

2. TN, NTB

2. TN, NTB

2. TN, NTB

2. TN, NTB

25

Trúc

0

0

1. TT, ĐB

1. TT, ĐB

26

Ươi

2. TN, ĐNB, NTB

2. TN,ĐNB, NTB

0

0

27

Vầu

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

2. TT, ĐB, BTB

29

Xoan chịu hạn

1. NTB

0

1. NTB

1. NTB

 

Ghi chú:  0. Là không trồng

                    1. là cây cho gây trồng từ 2006-2009

                    2. là cây bổ sung thêm  cho gây trồng từ 2011.

BB gồm: Tây Bắc (TB) + Đông Bắc (ĐB) + Trung tâm (TT) + Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH);

TRB gồm: Bắc Trung Bộ (BTB) + Duyên hảI Nam Trung Bộ (NTB);    

NB gồm:  Đông Nam Bộ (ĐNB) + Tây Nam Bộ (TNB); TN: Tây Nguyên

 

 

 

 

 

Phụ lục 13. Nhu cầu giống trồng rừng hàng năm trong giai đoạn phát triển 2006-2015 (Phân theo loài cây trồng chính)

 

Hạng mục

Diện tích trồng (ha/năm)

Mật độ trồng

(cây/ha)

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

Số lượng

hạt giống cần

(kg/năm)

Diện tích

nguồn giống cần

(ha)

1. Trồng rừng

1.1. PH+ĐD

- Cây phù trợ

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

- Cây bản địa + nhập nội

+ Dầu rái

+ Đước

+ Giổi các loài

+ Huỷnh

+ Keo chịu hạn

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Phi lao

+ Sao đen

+ Thông ba lá

+ Thông mã vĩ

+ Thông nhựa

+ Tràm (caju, lơca)

+ Trám các loài

+ Cây khác

1.2. Sản xuất

- Gỗ lớn

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Sao đen

+ Tếch

+ Trám các loài

+ Cây khác

- Gỗ nhỏ

+ Bạch đàn trắng

+ Bạch đàn uro

+ Keo lưỡi liềm

+ Keo lai

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

+ Sa mộc

+ Thông caribê

+ Thông ba lá

+ Thông mã vĩ

+ Thông nhựa
+ Cây khác

- Đặc sản

+ Bời lời

+ Hồi

+ Quế

+ Thông nhựa

+ Trầm dó

+ Tre trúc

+ Cây khác

312.000

59.000

59.000

 

 

59.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

253.000

75.000

 

 

 

 

 

 

 

 

158.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20.000

2.000

2.000

1.400

 

 

600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

624.000.000

118.000.000

82.600.000

41.300.000  

41.300.000

35.400.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

 2.200.000

  2.200.000

 2.200.000

 4.600.000

506.000.000

150.000.000

17.000.000

17.000.000

 17.000.000

 17.000.000

 17.000.000

 17.000.000

 17.000.000

 31.000.000

316.000.000

 14.000.000

 80.000.000

 14.000.000

 80.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 30.000.000

40.000.000

 3.000.000

 4.000.000

 7.000.000

 9.000.000

 2.000.000

 8.000.000

 7.000.000

377.766

119.276

2.600

1.730

870

116.676

13.000

88.000

1.300

2.750

110

100

130

26

1.850

80

60

150

300

7.900

920

258.490

235.180

100.000

10.000

780

1.000

14.200

42.000

61.000

6.200

11.440

600

Cây mô, hom

640

Cây mô, hom

600

300

900

590

490

370

950

6.000

11.870

2.860

1.100

5.000

600

910

Cây hom

1.400

5.504

687

131

83

48

556

26

44

163

69

6

13

8

2

30

16

10

15

5

57

92

4.817

3.127

200

1.250

98

56

220

247

436

620

1.224

60

-

32

-

29

17

113

118

98

62

95

600

466

31

44

100

60

91

-

140

2. Khoanh nuôi có trồng bổ sung (PH+ĐD)

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Huỷnh

+ Lát hoa

+ Lim xanh

+ Mỡ

+ Sao đen

+ Trám các loài

+ Cây khác

20.000

 

 

440

8.800.000

 

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 800.000

14.150

 

5.900

590

1.250

50

1.600

110

850

3.600

200

223

 

12

74

32

7

27

11

14

26

20

3. Làm giầu rừng

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Huỷnh

+ Lát hoa

+ Lim xanh

+ Mỡ

+ Sao đen

+ Trám các loài

+ Cây khác

10.000

440

4.400.000

 500.000

500.000

 500.000

 500.000

 500.000

 500.000

 500.000

 500.000

 400.000

7.075

2.950

295

625

25

800

55

425

1.800

100

113

6

37

16

4

14

6

7

13

10

4. Trồng cây phân tán

- Gỗ lớn (50%)

+ Bời lời

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Quế

+ Sấu

+ Trám các loài

+ Trầm dó

+ Xà cừ

+ Xoan ta

+ Cây khác

- Gỗ nhỏ (50%)

+ Bạch đàn trắng

+ Bạch đàn uro

+ Đước

+ Keo chịu hạn

+ Keo lưỡi liềm

+ Keo lai

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

+ Tràm (caju, lơca)

+ Cây khác

 

 

 

120.000.000

 60.000.000

3.000.000

6.000.000

7.000.000

7.000.000

5.500.000

7.000.000

3.000.000

8.000.000

5.000.000

8.500.000

60.000.000

10.000.000

8.000.000

2.000.000

3.000.000

3.000.000

8.000.000

9.000.000

7.000.000

2.000.000

8.000.000

131.665

48.625

2.860

280

420

5.000

4.600

25.000

1.365

2.700

4.600

1.800

83.040

420

Cây mô, hom

80.000

150

140

Cây mô, hom

380

150

200

1.600

1.074

786

31

35

24

100

11

179

137

23

66

180

288

42

-

40

8

7

-

19

9

3

160

Tổng số:

  • Cây gỗ lớn
  • Cây gỗ nhỏ
  • Cây đặc sản

 

 

757.200.000

258.600.000

458.600.000

  40.000.000

530.656

421.706

97.080

11.870

6.914

4.805

1.643

466

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 14. Nhu cầu giống trồng rừng hàng năm trong giai đoạn định hình

2016-2020 (Phân theo loài cây trồng chính)

 

 

Hạng mục

Diện tích trồng (ha/năm)

Mật độ trồng

(cây/ha)

Số lượng cây con cần

(cây/năm)

Số lượng

hạt giống cần

(kg/năm)

Diện tích

nguồn giống cần

(ha)

1. Trồng rừng

  1. PH+ĐD

- Cây phù trợ

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

- Cây bản địa + nhập nội

+ Dầu rái

+ Đước

+ Giổi các loài

+ Huỷnh

+ Keo chịu hạn

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Phi lao

+ Sao đen

+ Thông ba lá

+ Thông mã vĩ

+ Thông nhựa

+ Tràm (caju, lơca)

+ Trám các loài

+ Cây khác

1.2.Sản xuất

- Gỗ lớn

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Sao đen

+ Tếch

+ Trám các loài

+ Cây khác

- Gỗ nhỏ

+ Bạch đàn trắng

+ Bạch đàn uro

+ Keo lưỡi liềm

+ Keo lai

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

+ Sa mộc

+ Thông caribê

+ Thông ba lá

+ Thông mã vĩ

+ Thông nhựa
+ Cây khác

- Đặc sản

+ Bời lời

+ Hồi

+ Quế

+ Thông nhựa

+ Trầm dó

+ Tre trúc

+ Cây khác

205.250

17.200

17.200

 

 

17.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

188.050

25.000

 

 

 

 

 

 

 

 

154.300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.750

2.000

2.000

1.400

 

 

600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

410.500.000

34.400.000

24.080.000  

12.040.000

12.040.000

10.320.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

700.000

520.000

376.100.000

50.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

8.000.000

308.600.000

14.000.000

 80.000.000

 14.000.000

 80.000.000

 15.000.000

 15.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 14.000.000

 20.600.000

17.500.000

2.000.000

 2.000.000

 2.000.000

 3.500.000

 1.000.000

 4.000.000

 3.000.000

138.168

37.720

750

500

250

36.970

4.200

28.000

420

880

35

32

42

9

585

25

20

47

35

2.500

140

99.627

85.765

35.300

3.530

280

355

5.000

18.200

21.500

1.600

9.531

585

Cây mô, hom

637

Cây mô, hom

625

326

875

585

483

361

934

4.120

5.152

1.905

527

1.430

235

455

Cây hom

600

2.498

202

38

24

14

164

9

14

53

22

2

4

3

1

9

5

4

5

1

18

14

2.296

1.064

70

440

35

20

77

108

154

160

1.030

59

-

32

-

30

19

110

117

97

60

94

412

202

21

22

29

24

46

-

60

2. Làm giầu rừng

+ Dầu rái

+ Giổi các loài

+ Huỷnh

+ Lát hoa

+ Lim xanh

+ Mỡ

+ Sao đen

+ Trám các loài

+ Cây khác

20.000

440

8.800.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 1.000.000

 800.000

14.150

5.900

590

1.250

50

1.600

110

850

3.600

200

223

12

74

32

7

27

11

14

26

20

3. Trồng cây phân tán

- Gỗ lớn (50%)

+ Bời lời

+ Lát hoa

+ Muồng đen

+ Quế

+ Sấu

+ Trám các loài

+ Trầm dó

+ Xà cừ

+ Xoan ta

+ Cây khác

- Gỗ nhỏ (50%)

+ Bạch đàn trắng

+ Bạch đàn uro

+ Đước

+ Keo chịu hạn

+ Keo lưỡi liềm

+ Keo lai

+ Keo lá tràm

+ Keo tai tượng

+ Tràm (caju, lơca)

+ Cây khác

 

 

 

120.000.000

 60.000.000

3.000.000

6.000.000

7.000.000

7.000.000

5.500.000

7.000.000

3.000.000

8.000.000

5.000.000

8.500.000

60.000.000

10.000.000

8.000.000

2.000.000

3.000.000

3.000.000

8.000.000

9.000.000

7.000.000

2.000.000

8.000.000

131.665

48.625

2.860

280

420

5.000

4.600

25.000

1.365

2.700

4.600

1.800

83.040

420

Cây mô, hom

80.000

150

140

Cây mô, hom

380

150

200

1.600

1.074

786

31

35

24

100

11

179

137

23

66

180

288

42

-

40

8

7

-

19

9

3

160

Tổng số:

  • Cây gỗ lớn
  • Cây gỗ nhỏ
  • Cây đặc sản

 

 

539.300.000

129.120.000

392.680.000

17.500.000 

283.983

185.510

93.321

5.152

3.795

2.237

1.356

202

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 62/2006/QD-BNN

Hanoi, August 16, 2006

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF FOREST SEEDS IN THE 2006-2020 PERIOD

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to Ordinance No. 15/2004/PL-UBTVQH, on Plant Varieties, which was adopted on March 24, 2004, by the Standing Committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 17/2006/QD-TTg of January 20, 2006, on the continued implementation of Decision No. 225/1999/QD-TTg of December 10, 1999, on the plant variety, animal breed and forest seed program till 2010;

At the proposal of the director of the Forestry Department and the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Strategy on development of forest seeds in the 2006-2020 period with the following principal contents:

1. The Strategy's objectives:

a/ General objectives

To build a modern forest seed sector, ensuring the adequate supply of high-quality seeds in service of forestation demands; to apply new science and technology in the direction of using hybrid superiority, step by step applying bio-technology to crossbreeding and biodiversity preservation; to form a system of forest seed production and services, which is strictly managed and suits the market mechanism.

b/ Specific objectives:

- Seed supply objectives: By 2010, to supply 60% of seeds from recognized seed sources, of which 40% shall come from vegetative propagation for forestation; by 2015, to supply 80% of seeds from recognized seed sources, of which 50% shall come from vegetative propagation for forestation.

- Seed management objectives: By the end of 2006, to elaborate and finalize all documents on management of forest seeds; by the end of 2008, to basically achieve the technical standards on forest seeds; to complete the managerial apparatus and tools for control of forest seed quality according to the procedures of supervising the process of creation of seeds for major crops by 2007.

- Seed research objectives: to select and create many new high-yield plant varieties and seeds resistant to diseases and unfavorable conditions. To ensure that forests planted after 2020 shall yield an average of 30m3/ha/year for fast-growing trees and 15m3/ha/year for big timber trees.

- Resource objectives: By 2010, to basically have adequate officials and personnel engaged in seeding and breeding activities, including seed research, production and supply. Important technical equipment and supplies shall be modernized to be on par with those in regional countries. To form seed production and supply networks in the direction of socialization of forest breeding activities with the participation of many sectors (state enterprises, private enterprises, households and individuals).

2. The Strategy's contents:

2.1. Orientations for forest seed production and supply

a/ Plant species prioritized for seed development:

- Group of timber trees in service of economic afforestation:

+ Big timber trees: Dipterocarpus alatus, tectona grandis, melia azedarach, pinus caribaea, hopea odorata, acacia of all kinds.

+ Small timber trees: Recognized varieties of eucalyptus, acacia, cajuputi.

- Group of trees planted to enrich forests, additionally planted in tended forests: michelia tonkinensis, oaramichelia braianensis, chukrasia tabularis, cinnamomum obtuifolium, terminalia chebula, soi phang, tarrietia javanica, endospermum chinense, pygeum arboreum, senna siamea.

- Group of non-timber forest trees: Cinnamomum cassia, illicium verum, camellia sasanqua, canarium, bamboo, rattan, tram gio, pinus merkusii.

- Group of protective forest trees: Headwater protective forests shall include species of plants planted to enrich forests; for coastal land protection: Azadirachta indica, s. fotieda, casuariana equisetifolia, acacia difficilis; for submerged land protection: melaleuca, rhizophora apiculata, bruguiera, avicennia alba.

b/ Building of seed source systems

- To plan the system of seed sources throughout the country, based on the review and re-registration of the existing seed sources.

- To additionally select new seed sources to exert impact on transformation (around 2,700 ha).

- To build some 2,900 ha of breeding forests, high-quality seed nurseries in the direction: breeding forests for plant species with little genetic variation or planted on small areas, based on the selection of dominant plants for propagation materials; gamogenetic nurseries for perennial indigenous plant species in order to supply improved seeds while conserving gene sources; agamous nurseries for indigenous or imported fast-growing plant species capable of vegetative propagation so as to quickly acquire high-quality seeds and supply origin materials.

- To organize the registration of and grant certificates to, breeding forests, nurseries up to the quality standards under the regulations on forest seed management.

- To import seeds, including seeds which are insufficient in the country and new seeds for future forest development programs.

- To annually update information on seed source systems.

c/ To build systems of breeding and tissue culture nurseries: On the basis of the quantity of 760 million seedlings of different kinds, which are produced annually from seeds, cuttings and tissue culture.

- To build 3 nurseries with modern propagation technology and modern nursery technology in 3 zones, northern Vietnam, northern Central Vietnam and southern Central Vietnam.

- Provinces with forested areas > 10,000 ha/year can build a large-scale nursery each (capacity > 1 million seedlings/year).

- The number of breeding nurseries:

+ Seeding nurseries: Existing: 135, to be newly built: 65 with the capacity of 1 million seedlings/year.

+ Cuttings nurseries: Existing: 192, to be newly built: 158.

+ Tissue culture houses: Existing: 43; to be newly built: 57.

d/ To establish and commission the forest seed network under unified coordination.

- Members of the seed network include: State management agencies ( the Ministry of Agriculture and Rural Development; provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services); research and development institutions; seed source owners; seed-producing units (seeds and seedlings); seed service units and seed users.

- To operate the forest seed network on the basis of efficient management and use of seed sources already selected and recognized, with close coordination of all relevant sectors ranging from seed source owners, seed producers, seed suppliers to seed users under the control of competent state management agencies, ensuring that good seeds are supplied to users and the quality and productivity of planted forests are raised.

2.2. Orientations for forest seed research

To concentrate on priority species of forest trees in order to raise productivity by 20%-50% over the current level, attaching importance to fast-growing raw material trees, big timber trees and non-timber forest trees, imported and indigenous trees; to combine in a synchronized manner seed, selection, creation and propagation research with research into forestation methods for intensive farming and raising of the productivity of planted forests; to perpetuate the results of previous researches into seed selection and creation and apply foreign breeding techniques (biotechnology, genetic technology and new high-yield seeds).

In the 2006-2010 period: To concentrate on the selection of dominant plants, offspring assay and agamous strain assay; to prioritize hybridization research, attaching importance to hybridization by traditional methods and the application of biotechnology; to build breeding forests and nurseries for major forestry plant species; to quickly import new high-yield seeds, raising the percentage of improved seeds to over 40% and the period-end productivity of planted forests to 25m3/ha/year for small timber trees and 10 m3/ha/year for big timber trees.

In the 2010-2020 period: To raise the percentage of improved seeds to over 50%, concentrating on seed selection and creation for a number of species of indigenous trees and non-timber trees, widely applying biotechnology to seed selection and modern methods of propagation and seed preservation. The period-end average productivity shall reach 30m3/ha/year for small-timber trees and 15m3/ha/year for big timber trees.

a/ Operation areas:

- For fast-growing plant species which have basically gone through the period of species and origin assays, in the coming period, efforts will be concentrated on the selection of dominant plants, vegetative propagation, offspring assay and agamous strain assay; the building of breeding forests and nurseries towards improvement from low to high.

- To concentrate on hybridization research in order to create a breakthrough in seed productivity and quality from 2006 to 2020. To make adequate investment in biotechnology research so that after 2010 molecular crossbreeding, generic transformation, pre-embryo and agamous embryo propagation will be carried out, growth-controlling genes and timber quality as well as resistance will be identified.

b/ Equipment:

- To make intensive investment in 1-2 key labs for research into the application of new biotechnology to seed selection.

- To invest in 1-2 modern vegetative propagation establishments.

- To make comprehensive investment in 1-2 modern seed preservation establishments.

3. Major solutions

3.1. Production management and organization solutions

- Reviewing all legal documents on seed management so as to annul improper documents, finalize incomplete ones and elaborate new documents.

- Applying forest seed management regulations nationwide in order to manage the genetic quality of forest seeds.

- Applying the information and computerized system to the unified management of forest seeds nationwide.

- Implementing the forest seed production and supply management system at the central and provincial levels:

+ At the central level: The Forestry Department is responsible for managing, inspecting and supervising the production, supply and quality of seeds nationwide; planning the seed source and large-scale nursery systems; directing localities in formulating annual plans on coordination of seed production and supply activities; guiding the management and updating of seed source dossiers. The Council for Breeding Science and Techniques, experimenting units and seed quality-testing sections shall assist the Forestry Department.

+ At the local level: The provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services (or the Forestry Sub-Departments which are assigned by such Services of the localities where the former exist) are responsible for managing, inspecting and supervising the production, supply and quality of seeds within their respective provinces, and coordinate seed production and supply. The provincial Councils for Breeding Science and Techniques and research units, seed quality-testing sections shall assist the Services.

3.2. Organization of seed production and supply

- The selection of seedlings, the building of breeding forests and nurseries can be carried out by various economic sectors, but the State shall adopt policies on investment in seed preservation and development so as to create good breeding materials. The State shall manage sources of principal forest seeds.

- The production of seeds and seedlings shall be carried out by organizations, individuals and enterprises under the market mechanism.

- The information system by informatics technology shall be organized to administer seed demand and supply with a view that good seeds shall be widely used.

3.3. Scientific and technological solutions:

- Forming a forest biotechnology center under the Forestry Science Institute, which shall be furnished with modern experimenting and testing equipment and facilities and qualified specialized researchers.

- Associating the responsibilities of regional research centers under the Forestry Science Institute with the practical forest production in localities regarding selection and creation of seeds and popularization of new seeds in localities.

- Focusing on the realization of research subjects and projects on seed improvement to raise the productivity, quality and resistance of a number of priority plant species to be used as raw materials for industry and wood furniture production, indigenous plants of high economic value and specialty plants.

- Dividing responsibilities within the system of state-run forestry research bodies in order to select specialists or form groups of specialists for long-term and intensive research into each species or groups of species of major forest plants.

- Fully qualified organizations and individuals can participate in realizing seed research subjects and projects on the basis of bidding under current regulations in order to raise the efficiency of such subjects and projects.

3.4. Human resource solutions:

- Training adequate officials specialized in forest seeds: 4-5 doctors and 7-8 masters in strain heridity and improvement for a 5-year period; organizing university training at home in forest tree improvement and sending officials overseas for training in modern biotechnology; training technicians skilled in vegetative propagation and organizing refresher courses to supplement knowledge on seed selection and propagation for engineer-degree personnel engaged in seeding and breeding activities in localities.

- Building key labs and breeding zones, seed sources and nurseries to supply adequate quality seeds for forestation.

- Enhancing the research capacity of forestry biotechnology centers, forest seed research centers, the training capacity of universities and intermediate professional schools.

- Enhancing the forest seed research capacity of efficiently operating centers of provinces, corporations and companies engaged in forestry activities.

- Building and managing the systems of data and information on and popularization of forest seeds.

3.5. Mechanisms and policies

a/ Investment and credit policies:

- The state budget shall prioritize investment in forest seed research; building of systems of seed sources (breeding forests and nurseries), hi-tech nurseries, based on the approved plannings; investment in training and re-training of officials engaged in seeding and breeding activities; investment in forestry promotion.

- Preferential credit capital shall be reserved for commercial seed production by organizations, households and individuals that borrow capital for nurturing and managing seed sources, producing and developing hi-tech seeds.

b/ Land and tax policies:

- To prioritize the allocation of good soil for research, assay and building of seed sources.

- Seed dealers shall be assigned, leased land or transferred with the land use rights under the provisions of land law; enjoy tax exemption or reduction according to current provisions of tax laws of the State.

3.6. International cooperation:

- To make full use of assistance from international organizations for research into seed improvement, conservation of forest plant gene sources, enhancement of seed capability and management, formulation of institutions and policies on seeds and development of high-quality seed sources.

- To prioritize cooperation on research, training and seed exchange with Australia and China, where exist zones with natural conditions similar to those in Vietnam and the forest seed sector develops fairly highly.

4. The total capital demand for implementation of the Strategy and priority projects:

4.1. The total funding demand for the whole 2006-2020 period: VND 778.9 billion, of which:

a/ The state budget investment in:

- Research, training: VND 180 billion:

+ Training: VND 35 billion (central budget: VND 25 billion, local budget: VND 10 billion).

+ Research subjects: VND 70 billion (central budget: VND 50 billion and local budget: VND 20 billion).

+ Key labs: VND 75 billion (central budget: VND 65 billion and local budget: VND 10 billion).

- Production service: VND 200.9 billion:

+ Building of seed sources: VND 124.7 billion (central budget: VND 40 billion and local budget: VND 84.7 billion).

+ Building of hi-tech nurseries: VND 76.2 billion (central budget: VND 50 billion, local budget: VND 26.2 billion.

- Priority projects: VND 143 billion.

b/ Other funding sources:

- Credit capital, enterprises' contributed capital: VND 200 billion.

- International projects on varieties: VND 55 billion.

4.2. Capital sources:

To use capital from seed programs, biotechnology programs, Project 661, science non-business capital, training non-business capital of the Ministry, assistance projects of international organizations, capital from program on support for forestry sector (TFF Fund), credit capital and enterprises' capital.

Article 2.- Implementation organization

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

a/ To assign the Forestry Department to organize the implementation of the Strategy on Development of Forest Seeds in the 2006-2010 Period:

- To finalize the system of normative documents and development assistance policies on forest seeds.

- To direct, inspect forest seed-related activities throughout the country in order to ensure consistency in strain management; to form a strictly controlled forest seed production and supply system. To plan the national system of high-quality forest seed sources, ensuring adequate supply of quality seeds for annual forestation plans.

- To support provinces in training personnel, providing informatics equipment with a view to enhancing their forest seed management capabilities.

b/ To assign the Planning Department:

- To elaborate annual plans on activities of forest seed production service and research, ensuring capital allocations for these activities.

c/ To assign the Science and Technology Department:

- To work out plans and inspect and oversee the implementation of programs and projects on forestry biotechnology, and forest seed research subjects.

- To recognize new seeds according to the Regulation on forest seed management.

d/ To assign the International Cooperation Department:

- To seek assistance of international projects in order to create more resources for forest seeds.

2. Provinces and centrally-run cities

Provincial/municipal People's Committees shall assign the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned Services in, organizing the implementation of the Strategy on development of forest seeds within their respective provinces:

- To implement the normative documents on seeds, particularly the Regulation on forest seed management (in provinces where exist the Forestry Sub-Departments, they shall be assigned to organize the implementation of such Regulation).

- To form a section or appoint professionally qualified officials specialized in management of forest seeds.

- To build up and manage sources of genetically improved seeds in the provinces, ensuring adequate supply of controlled seeds in the province to other provinces.

- To develop the dealing in forest seeds in the direction of socialization with the participation of various economic sectors.

3. Other agencies and units

Depending on their respective functions and specific tasks for coordination in the implementation of this Strategy:

a/ Research units at all levels (Vietnam Forestry Science Institute, Seed Research Center and Biotechnology Center) shall concentrate on selection, hybridization, assay of new plant seeds of high yield and resistance suitable to ecological zones.

b/ Forestry training units (Forestry University and Intermediate School and Technical Workers' Training School) shall concentrate on renewal of programs on, and methods of, training personnel specialized in forest seeds: selection, creation of new seeds, biotechnology, gene technology, molecular heredity; and technicians in propagation and nursery management techniques.

c/ Other units shall participate in conserving gene sources, detecting species of high economic value, investigating and selecting dominant plants, producing and supplying good seeds, contributing to raising the quality of forest seed sources, raising the quality of planted forests.

Article 3.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- The director of the Office, the directors of the Departments of Planning; Finance; Science and Technology; International Cooperation; Forestry; Forest Ranger; and Works Construction Management, directors of provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development, and heads of concerned units shall have to implement this Decision.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 62/2006/QD-BNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe