Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 61/2008/QĐ-TTg

Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:61/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/05/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 61/2008/QĐ-TTg NGÀY 09 THÁNG 05 NĂM 2008

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

DẢI VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 650/TTr-BKH ngày 28 tháng 1 năm 2008, ý kiến các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020;

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Xây dựng Dải ven biền miền Trung (DVBMT) trở thành Vùng kinh tế phát triển, cửa ngõ phía Đông và là một trong các hành lang kinh tế Bắc - Nam quan trọng của miền Trung và cả nước, đóng góp vào tăng trưởng của toàn miền trung và trên lãnh thổ từng tỉnh trong Vùng. Tăng trưởng GDP khoảng 12,5% thời kỳ 2006 - 2010 và 12,9 - 13,0% thời kỳ 2011 - 2020, tỷ trọng GDP của kinh tế trên biển và ven biển của DVBMT trong toàn vùng miền Trung khoảng 76 - 80,4% GDP vào năm 2020, đóng góp khoảng 82 - 85% giá trị xuất khẩu của miền Trung.

2. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển bao gồm: hệ thống cảng biển, trong đó có cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; các sân   bay; mạng giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa; hệ thống cung cấp nước, xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; hệ thống các công trình phòng tránh thiên tai...

3. Hình thành các trung tâm tiến ra biển của cả nước ở miền Trung và ở địa bàn mỗi tỉnh, mỗi tiểu vùng trên cơ sở phát triển các đô thị ven biển và hướng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp và khu du lịch ven biển.

4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đảo.

5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực; đồng bộ giữa quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp với quy hoạch nguồn nhân lực. Nâng cao toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực các xã bãi ngang, các khu vực khó khăn ven biển để giảm thiểu chênh lệch Vùng.

6. Đảm bảo phát triển DVBMT theo hướng phát triển bền vững, hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

7. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa và lãnh hải.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

Để thực hiện những mục tiêu quy hoạch trên và góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhiệm vụ phát triển của DVBMT tập trung vào các phương hướng chủ yếu sau:

1. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển và biển (bao gồm đường ven biển và mạng kết nối với nội địa, cảng biển; sân bay; hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; cấp điện; các công trình phòng tránh thiên tai, trung tâm cứu hộ cứu nạn).

a) Về đường bộ

- Hình thành đường giao thông ven biển qua DVBMT dài 1.314 km nối liền ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.

- Triển khai xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả.

- Xây dựng và hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam: Đến năm 2020, tuyến Bắc Nam phía Đông gồm các đoạn sau: Ninh Bình-Thanh Hóa; Thanh Hoá-Vinh; Vinh-Hà Tĩnh; Cam Lộ-Đà Nẵng; Đà Nẵng-Quảng Ngãi; Quảng Ngãi-Quy Nhơn; Nha Trang-Dầu Giây;

- Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ trục ngang đạt cấp III - cấp IV, một số đoạn thường xuyên ngập lụt phải được kiên cố hoá gồm các quốc lộ: 47, 7, 8A, 12A, 9, 49A, 14B + 14D, 24; 19, 25, 26, 27, 28, 55.

b) Đường sắt.

Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực, triển khai đường sắt đôi khổ 1.435 mm đoạn Hà Nội-Vinh và đoạn TP HCM-Nha Trang. Nghiên cứu xây dựng một số đoạn đường sắt cao tốc Bắc-Nam, trước hết là các tuyến TP Hồ Chí Minh-Nha Trang và Hà Nội-Vinh.

c) Đường thuỷ: Cải tạo đường thuỷ gắn liền với việc chỉnh trị bãi cạn cửa sông.

d) Hình thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị, cảng biển, sân bay với các khu kinh tế cửa khẩu của Vùng như hành lang kinh tế Thanh Hoá-Sầm Sơn; Vinh-Cửa Lò-Bến Thuỷ; Hà Tĩnh-Bắc Quảng Bình; Quảng Trị-Huế; Đà Nẵng-Dung Quất-Nhơn Hội; Nha Trang-Ninh Thuận-Bình Thuận và các hành lang kinh tế Đông-Tây nối các cửa khẩu phía Tây ra các cửa biển phía Đông.

đ) Phát triển cảng biển

- Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà) trở thành cảng biển lớn của Việt Nam đạt tầm vóc quốc tế, đến năm 2020 cảng sẽ hoàn thiện với công suất 1,5 triệu TEU.

- Xây dựng cảng Liên Chiểu-Đà Nẵng làm cảng cửa ngõ.

- Hoàn thành nâng cấp các cảng tại các khu kinh tế theo quy hoạch, gồm các cảng; Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Nhơn Hội, Vũng Rô, Phú Quý. Phát triển các cảng Cửa Việt, Ba Ngòi đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

e) Hình thành và phát triển đội tàu biển. Phát triển nhanh đội tàu chở container.

g) Xây dựng các cảng hàng không theo quy hoạch hệ thống cảng hàng không cả nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai. Khai thác có hiệu quả các cảng hàng không Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hoà. Nghiên cứu, cải tạo, nâng cấp sân bay trên đảo Phú Quý phục vụ du lịch, dịch vụ dầu khí và quốc phòng.

h) Phát triển thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện với các công trình hồ chứa, mạng dẫn để có nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

i) Hệ thống cấp nước.

- Quy hoạch hệ thống cấp nước cho toàn DVBMT. Giải quyết nhu cầu nước sạch nông thôn bằng biện pháp khoan giếng, đào giếng khơi, xây dựng bể chứa nước mưa, sử dụng nguồn nước mặt qua xử lý, xây dựng các trạm xử lý cấp nước bằng công nghệ trong nước.

k) Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại.

Quy hoạch các bãi rác thải, nhà máy xử lý rác thải; xử lý nước thải của các đô thị, khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp trước khi cho thoát ra sông, biển. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của từng tỉnh; khu xử lý chất thải rắn nguy hại đối với từng Tiểu vùng ven biển.

Đối với dự án Nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận, trong quy hoạch phải có cơ chế và địa điểm xử lý rác thải riêng.

l) Cấp điện.

- Phát triển nguồn điện theo Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; Xúc tiến chuẩn bị và kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy phong điện. Nghiên cứu khả năng xây dựng các cơ sở phát điện bằng sóng biển, thuỷ triều.

- Các công trình điện dự kiến xây dựng ở Dải ven biển miền Trung là:

+ Từ nay đến năm 2010: Nhiệt điện cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, CS 104 MW, Nhiệt điện Vũng Áng I giai đoạn 1, CS: 600 MW.

+ Giai đoạn 2011-2015: NĐ Vũng Áng I giai đoạn 2, CS: 600 MW; NĐ Nghi Sơn I giai đoạn 1, 2 CS 600 MW; NĐ Nghi Sơn II giai đoạn 1, 2 CS: 1200 MW; NĐ Vũng Áng II giai đoạn 1, 2, CS: 1200 MW; NĐ Vĩnh Tân 1, 2, 3, CS : 4.400 MW.

+ Giai đoạn 2016-2025: Nhiệt điện than miền Trung I, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung II, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung III, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung IV, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung V, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung VI, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung VII, CS: 1200 MW; Nhiệt điện than miền Trung VIII, CS: 2000 MW; Nhiệt điện than miền Trung IX, CS: 1000 MW; Nhiệt điện than miền Trung X, CS: 1200 MW.

Điện hạt nhân I (Ninh Thuận) giai đoạn 1 (năm 2020), CS 1000 MW, giai đoạn 2 (năm 2021), CS 1000 MW, giai đoạn 3 (năm 2022), CS 1000 MW; Điện hạt nhân II (Ninh Thuận) giai đoạn 1 (năm 2022), CS 1000 MW; Điện hạt nhân I (Ninh Thuận) giai đoạn 4 (năm 2023), CS 1000 MW; Điện hạt nhân II (Ninh Thuận) giai đoạn 2 (năm 2023), CS 1000 MW, giai đoạn 3, 4 (năm 2024), CS 2000 MW; Điện hạt nhân III (Ninh Thuận) giai đoạn 1 (năm 2024), CS 1000 MW, giai đoạn 2, 3 (năm 2025), CS 2000 MW.

- Phát triển mạng và lưới điện 500 KV và 220 KV để cung cấp điện cho khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của DVBMT.

m) Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.

Mật độ diện thoại bình quân 32-42 máy/100 dân (trong đó điện thoại cố định là 14-16 máy/100 dân). Thuê bao internet bình quân đạt 8-12 thuê bao/100 dân (trong đó có 30% là thuê bao băng rộng); 100% số xã có điểm truy nhập điện thoại công cộng, 100% số xã có điểm truy nhập internet công cộng; 100% số huyện, 100% số trường đại học cao đẳng và hầu hết các xã trong vùng trọng điểm được cung cấp dịch vụ internet băng rộng; 100% số trường học phổ thông các cấp, bệnh viện được kết nối internet. Tỷ lệ người sử dụng internet thường xuyên đạt 25 - 35% dân số.

- Phát triển các dịch vụ viễn thông phục vụ phát triển kinh tế biển, đánh bắt hải sản xa bờ, phục vụ hàng hải, quản lý an toàn cứu nạn theo phân vùng trách nhiệm quốc tế; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một Trung tâm dịch vụ viễn thông chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả của miền Trung và của cả nước.

n) Phát triển và đầu tư xây dựng các công trình cảnh báo, phòng tránh thiên tai, trung tâm cứu hộ cứu nạn, các khu neo đậu tàu thuyền tránh bão gồm: hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai; các cơ sở vật chất phục vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; các cơ sở dịch vụ hỗ trợ nghề cá, khu neo đậu tránh bão theo Quyết định 288/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; các cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở Lạch Hới (Thanh Hóa), Lạch Quèn, Lạch Vạn (Nghệ An), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Cửa Tùng (Quảng Trị), Cửa Đại, An Hòa (Quảng Nam), Sa Kỳ, Lý Sơn (Quảng Ngãi), Tam Quan, Đề Gi, Quy Nhơn (Bình Định), Tiên Châu (Phú Yên), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Phan Thiết, Phú Quý (Bình Thuận);

o) Phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên vùng đất cát, vùng trồng lúa, cói, làm muối hiệu quả thấp (chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường). Đầu tư các vùng sản xuất giống thuỷ sản. Tập trung vào hạ tầng phát triển nuôi trồng thuỷ sản biển đảo.

p) Đầu tư cơ sở chế biến và thương mại thuỷ sản như nhà máy chế biến, chợ cá, kho bảo quản thuỷ sản và các công trình kết cấu hạ tầng thương mại thuỷ sản khác.

q) Củng cố và nâng cấp hệ thống đê cửa sông và đê biển kết hợp chỉnh trị các dòng sông để chống bồi lắng sạt lở, hạn chế hiện tượng sa mạc hoá, đảm bảo thoát lũ và khai thác tổng hợp nguồn nước của từng lưu vực. Xử lý và bảo vệ một số đoạn sông mà dân cư đang sống tập trung ở vùng cửa sông đang bị sạt lở.

r) Đẩy mạnh chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển tại Dải ven biển miền Trung.

s) Xây dựng các hành lang thoát lũ hợp lý bằng kết hợp hệ thống đê và lòng bãi sông.

t) Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư và xây dựng các công trình công cộng (trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá...), nhà ở ở những vùng bị lũ lụt theo hướng phòng chống thiên tai.

2. Phát triển các trung tâm kinh tế biển

a) Phát triển đô thị ven biển

- Xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm kinh tế biển của Vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta.

- Phát triển các đô thị của Vùng trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh, từng tiểu vùng trong Dải ven biển miền Trung: Thanh Hóa trở thành một trung tâm phát triển ở Bắc miền Trung; thành phố Vinh là Trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; thành phố Huế trở thành Thành phố Festival, thành phố du lịch, trung văn hoá, kinh tế của Vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế, trung tâm khoa học, đào tạo và trung tâm y tế đa ngành chất lượng cao của Vùng; Nha Trang là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của tỉnh, khu vực các tỉnh cực Nam Trung Bộ và trung tâm du lịch biển của cả nước.

- Xây dựng và phát triển các thành phố, thị xã ven biển trên từng tỉnh trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh, như các thành phố: Hà Tĩnh, Đồng Hới, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Phan Rang-Tháp Chàm, Phan Thiết và thị xã Đông Hà.

b) Các khu kinh tế (KKT) ven biển.

- Phát triển KKT gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của Vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đẩy nhanh sự phát triển các KKT đã được thành lập mà trước hết là các khu tinh tế có ý nghĩa động lực đối với DVBMT là các KKT Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Phong, Chân Mây - Lăng Cô, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông-Nam Nghệ An, Nam Phú Yên.

- Hình thành và thành lập KKT Hòn La.

c) Các khu công nghiệp (KCN).

- Giai đoạn 2006 - 2010: Tập trung đầu tư hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả 21 KCN, khu chế xuất (KCX) đã và đang được triển khai xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên 3.510 ha, đặc biệt là các KCN trên địa bàn trọng điểm. Xem xét mở rộng và thành lập mới 7 KCN với tổng diện tích khoảng 1.660 ha. Phát triển một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội phát triển.

- Từ năm 2011 đến 2020 và những năm tiếp theo, thành lập 23 KCN mới và mở rộng 7 KCN với tổng diện tích khoảng 5.578 ha đến năm 2020. Khuyến khích các KCN đầu tư phát triển công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phân bố các KCN gắn với hình thành các điểm đô thị trong Vùng theo các tuyến hành lang. Phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

3. Phát triển kinh tế đảo.

- Tăng cường đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh kết hợp kinh tế dân sinh trên các huyện đảo, xã đảo, hỗ trợ phát triển nghề cá xa bờ và một số tuyến đường ven biển như cầu cống, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, hồ chứa nước, trạm phát điện sức gió, xử lý chất thải rắn...

- Phát triển du lịch, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ trên các đảo kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng ở Hòn Mê (Thanh Hoá), Hòn Mát, đảo Ngư (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), hệ thống các đảo của Khánh Hoà và Phú Quý (Bình Thuận).

- Phát triển kinh tế đảo Phú Quý theo Quyết định số 312/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đảo Phú Quý.

4. Phát triển các lĩnh vực xã hội, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội các xã bãi ngang, các vùng khó khăn của Dải ven biển miền Trung Việt Nam.

a) Giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

- Về giáo dục.

+ Mở rộng qui mô, nâng cao tỷ lệ tiếp nhận vào hệ giáo dục mẫu giáo đối với nhóm trẻ 5 tuổi lên 80-85% năm 2010 và trên 95% năm 2020. Đến năm 2015 có 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 về cơ bản tất cả các trường tiểu học trong Vùng đều đạt chuẩn quốc gia. Năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mở rộng giáo dục hướng nghiệp, đảm bảo trên 90% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tham gia các chương trình, hoạt động hướng nghiệp.

+ Tiếp tục mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo để đến năm 2010 có khoảng 10-12% và đến năm 2020 có khoảng 35-40% thanh niên nhóm tuổi 18-24 được học tập ở bậc đại học. Tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm đào tạo chất lượng cao là Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Nha Trang (về các ngành thuỷ sản, khoa học đại dương).

+ Phát triển thành phố Đà Nẵng và Huế thành trung tâm đào tạo nhân lực của miền Trung và cả nước. Xây dựng Vinh (Nghệ An) và Nha Trang (Khánh Hoà) thành các trung tâm đào tạo nhân lực của miền Trung.

+ Tập trung dầu tư xây dựng Đại học Đà Nẵng thành trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Đầu tư phát triển Trường Đại học Vinh, Đại học Quy Nhơn và Đại học Nha Trang. Nghiên cứu xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia vào năm 2015. Đầu tư củng cố và nâng cao năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trong Vùng.

+ Tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Xây dựng một số trường Cao đẳng nghề (dạy nghề kỹ thuật cao) tại Thanh Hoá, Vinh (kết hợp với Trường Đại học sư phạm kỹ thuật), Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn (kết hợp với Trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật) và Nha Trang. Xây dựng một số trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao phục vụ các khu công nghiệp (tại các khu vực Vinh, Huế, Đà Nẵng, Dung Quất và Quy Nhơn).

- Về y tế, chăm sóc sức khỏe.

+ Hoàn thành xây dựng Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên (tại TP Huế và Đà Nẵng); Xây dựng bệnh viện đa khoa vùng ở Nghệ An, Quy Nhơn và Khánh Hoà. Mở rộng, nâng cấp các bệnh viện đa khoa ở mỗi tỉnh. Khuyến khích thành lập các bệnh viện và phòng khám đa khoa tư nhân trong Vùng.

+ Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở gắn với phân bố dân cư, phát triển mạng lưới y tế dự phòng. Đảm bảo tính công bằng xã hội trong tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa nội dung y tế vào phong trào xây dựng làng văn hoá.

- Về văn hoá thông tin, thể dục thể thao.

+ Xây dựng nếp sống văn minh, gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình, làng bản. Đến năm 2010 có 75-80%, từ năm 2015 có 90-100% số hộ gia đình, làng, bản và xã đạt tiêu chuẩn gia đình, cơ sở Văn hoá. Đến 2010 đảm bảo 100% các xã, phường thị trấn có đủ các thiết chế nhà văn hoá hoặc trung tâm văn hoá), thư viện (tủ sách), điểm sinh hoạt văn hoá ngoài trời kết hợp điểm vui chơi cho trẻ em. Đến 2020, mở rộng và nâng cấp các thiết chế cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, văn hoá và các di sản văn hoá gắn với các tour du lịch.

+ Hoàn thiện mạng lưới phát thanh-truyền hình.

+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng và từng bước hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất ngành thể dục-thể thao ở mỗi tỉnh.

b) Xóa đói giảm nghèo trên khu vực các xã bãi ngang ven biển và vùng khó khăn của DVBMT.

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, vv...

- Xây dựng, phát triển mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện tốt các chính sách xã hội. Có cơ chế hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng kiên cố để tránh bão, lũ.

- Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các loại hình sản xuất, dịch vụ thu hút nhiều lao động. Phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các hoạt động thông tin thị trường lao động; tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường. Hình thành trung tâm giới thiệu việc làm của DVBMT tại Đà Nẵng.

c) Phát triển khoa học và công nghệ.

- Sớm hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ biển trên cơ sở hệ thống đại học và Viện nghiên cứu tại Đà Nẵng và Nha Trang (Viện Hải Dương học và Trường Đại học Thuỷ sản).

- Phát triển khoa học - công nghệ biển trở thành động lực của phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển. Xây dựng tiềm lực và hệ thống khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển sự nghiệp khoa học - công nghệ chung của đất nước.

- Tập trung ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao phục vụ trực tiếp công tác điều tra đánh giá tiềm năng kinh tế của vùng biển và ven bờ, phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển.

- Phát triển dịch vụ khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng, sở hữu công nghiệp, tư vấn và chuyển giao công nghệ; phát triển khoa học công nghệ dầu khí.

5. Phát triển các không gian sản xuất.

a) Công nghiệp.

- Chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hình thành hệ thống sản phẩm công nghiệp chủ lực: công nghiệp lọc, hoá dầu, điện, luyện kim, công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp đóng mới và sửa chữa, tàu thuyền (chú ý tới bảo vệ môi trường và xử lý chất thải). Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản gắn với vùng nguyên liệu.

- Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp lọc, hóa dầu ở: Dung Quất của Quảng Ngãi, Nghi Sơn của Thanh Hóa, Nhơn Hội của Bình Định, Nam Phú Yên (Hoà Tâm, Đông Hoà) của Phú Yên.

- Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp làng nghề, công nghiệp trong nông thôn, nhằm sử dụng nguyên liệu sẵn có trong vùng, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tăng sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và càng cao của khu vực dân cư.

- Đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá mẫu mã, chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm trên các dây chuyền công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá của vùng trên trường quốc tế.

- Liên kết phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác giữa các tỉnh trong Dải ven biển miền Trung và các vùng kinh tế khác:

b) Du lịch.

- Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển DVBMT nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao ở khu vực Đông Nam Á. Gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng và giá trị cao.

- Phát triển đu lịch của DVBMT chủ yếu theo tuyến du lịch ven biển dọc quốc lộ 1, xây dựng các tuyến du lịch dựa vào việc khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử - văn hoá, di tích chiến tranh và di sản thế giới.

- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng mới hiện đại một số khu hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế, khu thể thao tổng hợp ở các khu vực: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hoá, thể theo, du lịch, vui chơi giải trí quốc tế, nhất là các môn thể thao đặc thù ở biển.

- Xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Đến năm 2020 hình thành 3 tam giác du lịch là: Tam giác du lịch Sầm Sơn - Nghĩa Đàn - Vũng Áng; Tam giác du lịch Phong Nha, Huế - Đà Nẵng, Bà Nà - Hội An, Mỹ Sơn; Tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt - Mũi Né.

c) Các lĩnh vực dịch vụ.

Phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến kinh tế biển khác: dịch vụ vận tải biển; dịch vụ cảng biển, sân bay; dịch vụ và kinh doanh dầu khí; dịch vụ thương mại; ngân hàng, tài chính; dịch vụ viễn thông.

d) Sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Phát triển nông nghiệp của Vùng theo hướng: nâng cao độ an toàn của sản xuất, phòng tránh lũ lụt, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở các vùng trồng lúa. Rà soát quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến ở DVBMT. Phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, dứa, thuốc lá, vừng, bông vải...), cây ăn quả phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng. Phát triển đàn bò, đàn lợn và các vật nuôi khác gắn với việc hình thành các cơ sở chăn nuôi lấy thịt, lấy sữa với quy mô tập trung. Xây dựng các trung tâm giống, tăng cường thiết bị, cán bộ cho công tác thú y và vệ sinh chăn nuôi.

- Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi trường. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng và các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia; đẩy mạnh trồng mới và chăm sóc phục hồi rừng.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tái lạo nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, theo hướng thực hiện nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản. Phát triển giống nuôi trồng thuỷ sản và hợp tác nghiên cứu nuôi trồng dược liệu biển phục vụ chế biến dược liệu.

6. Bảo vệ môi trường ven biển và biển.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của biển đối với phát triển vùng và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển. Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về các giá trị đe doạ đối với tài nguyên và môi trường vùng bờ và các biện pháp sử dụng quản lý bền vững. Xây dựng các chương trình nghiên cứu và phát triển về cải thiện sinh kế cho các cộng đồng địa phương và hoàn thiện các chương trình giáo dục và đào tạo về quản lý tài nguyên môi trường;

- Bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, sức khỏe con người khỏi tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai như: Bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ, bãi biển, các hệ sinh thái ven biển và môi trường quanh các đảo của DVBMT; Phòng ngừa và giảm thiểu tác hại do thiên tai và sự cố môi trường, như xói lở bờ sông, bờ biển và lũ lụt;

- Bảo tồn các loài, tài nguyên, sinh cảnh và các giá trị quan trọng về sinh thái, xã hội và văn hoá và lịch sử;

- Cải tạo, phục hồi các tài nguyên, sinh cảnh đã bị suy thoái tại vùng bờ;

- Tăng cường thể chế quản lý tổng hợp vùng bờ theo hướng phát triển bền vững.

7. Đảm bảo quốc phòng an ninh biển.

- Nâng cấp trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Bố trí kinh tế phải gắn với quốc phòng. Trong bố trí các công trình xây dựng và bố trí dân cư nhất thiết phải chú ý đến yếu tố quốc phòng để tạo thế liên hoàn có thể ứng cứu được lẫn nhau.

- Xây dựng một số ngành, lĩnh vực có sự lưỡng dụng vừa làm kinh tế vừa đảm nhận nhiệm vụ an ninh quốc phòng (công nghiệp đóng tầu, vật liệu xây dựng, dệt may, thông tin liên lạc, vận tải biển, khai thác hải sản...).

- Huy động và kết hợp bố trí hợp lý lực lượng vũ trang làm kinh tế dịch vụ biển, làm chỗ dựa cho các hoạt động kinh tế trên biển. Có chính sách khuyến khích và tạo lập thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đảm bảo các hạt động dân sự trên toàn vùng biển được thường xuyên.

- Đẩy mạnh hoạt đối ngoại quốc phòng, nắm chắc luật pháp và tập quán quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển, đảo kịp thời và có hiệu quả, không để xảy ra các điểm nóng. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quốc phòng và đối ngoại quân sự. Củng cố và mở rộng hợp tác về quốc phòng với các nước ASEAN và Trung Quốc.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Huy động nguồn lực và đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội DVBMT.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội DVBMT trong thời kỳ 2006 - 2010 ước khoảng 411 nghìn tỷ đồng; thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 608 nghìn tỷ đồng và thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 1.314 nghìn tỷ đồng. Tổ chức huy động các nguồn vốn theo hướng sau:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước (nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn ngân sách trung ương thông qua các chương trình đầu tư của nhà nước) tập trung ưu tiên cho các dự án thuộc các ngành kinh tế và lĩnh vực được đề ra trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

- Huy động nguồn vốn tín dụng và vốn góp cổ phần. Khuyến khích, ưu tiên phát triển loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, trong đó đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

- Tăng cường thu hút nguồn vốn trong dân, khuyến khích doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất và đóng góp công ích dưới các hình thức bằng sức lao động hoặc bằng tiền của, kết hợp cùng với nguồn vốn Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và thực hiện chính sách xã hội.

- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư. Thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức: đầu tư trực tiếp, liên doanh, đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng BOT, BT, BTO.

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA để hỗ trợ khoa học, công nghệ, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện nông thôn gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách chính sách và thể chế, dịch vụ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực; Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn; Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở các thị xã, thị trấn và vùng nông thôn; Hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo; Phát triển hệ thống y tế phòng chống dịch bệnh.

2. Chuyển đổi định hướng đầu tư theo hướng đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, các khu, điểm du lịch, các khu kinh tế, khu công nghiệp; các lĩnh vực thủy lợi, giao thông, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, phát triển lưới điện, cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng đô thị. Sớm hình thành cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; xây dựng sân bay quốc tế Cam Ranh; hệ thống các hồ, các công trình thủy lợi lớn.

- Đầu tư phát triển công nghiệp lọc hóa dầu ở KKT Dung Quất, Nghi Sơn, Nam Phú Yên, Nhơn Hội, Bình Thuận; công nghiệp đóng tầu; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Phát triển du lịch và các ngành kinh tế dịch vụ. Đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

- Đầu tư theo chương trình Biển Đông để phát triển kinh tế hải đảo kết hợp kinh tế với quốc phòng.

- Đầu tư cho các nhiệm vụ phục vụ chương trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và các nhiệm vụ theo các chương trình quốc gia trên địa bàn DVBMT.

3. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh nhằm tăng trưởng vững chắc, tạo điều kiện huy động nội lực trong vùng.

Hoàn thiện những quy định về sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển mạnh thị trường vốn. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường tiền tệ. Tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể, phát triển kinh tế tư nhân.

4. Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với DVBMT.

Nghiên cứu và sớm đề xuất một số chính sách đặc thù đối với DVBMT như: chính sách phát triển các công trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; chính sách đối với đồng bào vùng bãi ngang ven biển và chính sách phát triển các trung tâm tiến ra biển của DVBMT.

5. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng nguồn nhân lực biển bao gồm cán bộ nghiên cứu khoa học, công nghệ biển; các chuyên gia và đội ngũ lao động được đào tạo chuyên sâu về các nghề như: hàng hải (vận tải biển, đóng tàu biển, cảng biển); khai thác và chế biến dầu, khí; đánh bắt và nuôi trồng hải sản; du lịch biển v.v, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nhân lực và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thuộc các thành phần kinh tế.

Ban hành một chế độ ưu đãi để thu hút những chuyên gia giỏi và khuyến khích sinh viên giỏi mới ra trường về công tác ở các tỉnh miền Trung.

6. Hợp tác liên tỉnh, liên vùng và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, tỉnh và đảm bảo nguồn vốn, phương án cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và tái định cư...

- Phối hợp giữa các ngành, các tỉnh trong chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch, thẩm định đầu tư các dự án, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo; trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của DVBMT.

- Tiếp tục thực hiện phối hợp, hợp tác giữa ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận; hợp tác liên vùng giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên.

7. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Tiếp tục loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng. Rà soát lại quy định làm việc, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nhà đầu tư. Đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến đất, thủ tục cấp phép xây dựng... Tiếp tục triển khai cơ chế một cửa; áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính.

- Rà soát lại các văn bản pháp luật do các tỉnh nằm trong vùng quy hoạch ban hành, xác định những văn bản phù hợp với yêu cầu mới, những văn bản không còn phù hợp và lên kế hoạch chi tiết sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản này nhằm đáp ứng yêu cầu của quy hoạch Vùng.

- Lồng ghép nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật của địa phương phù hợp với phương hướng nhiệm vụ phát triển.

- Có cơ chế giám sát việc thực hiện đúng định hướng đã đề ra trong quy hoạch sau khi được phê duyệt.

 

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng chương trình hành động thực hiện Quy hoạch.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng chương trình phối hợp thực hiện Quy hoạch; lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quy hoạch này vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng miền Trung. Phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối và huy động nguồn lực, nhất là nguồn vốn cho phát hiển DVBMT, xác định các công trình, các dự án lớn vào các KKT, các dự án kêu gọi FDI, ODA.

- Các Bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch, xây dựng chương trình phối hợp thực hiện Quy hoạch; lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quy hoạch này vào Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước và cụ thể đối với vùng miền Trung. Phối hợp với các ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố trên địa bàn, đảm bảo cân đối các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội DVBMT.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của DVBMT tiến hành rà soát Quy hoạch tổng thể các tỉnh, thành phố, lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quy hoạch này vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển Dải ven biển của tỉnh phù hợp với Quy hoạch DVBMT và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam.

- Lồng ghép Quy hoạch vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm của các ngành, các cấp với các chỉ tiêu và nhiệm vụ bám sát nội dung của Quy hoạch này.

2. Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của DVBMT.

Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các Quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn các tỉnh trong Vùng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
THE PRIME MINISTER
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 61/2008/QD-TTg
Hanoi, May 9, 2008
 
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Report No. 650/TTr-BKH of January 28, 2008, and based on the opinions of concerned ministries, agencies and localities on the master plan on socio-economic development of Central Vietnam coast till 2020;
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Central Vietnam coast till 2020 with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT OBJECTIVES
1. To build Central Vietnam coast into a developed economic region, an eastern gateway and an important North-South economic corridor of Central Vietnam and the whole country, contributing to the growth of the entire central region and of each province in the region. To achieve the GDP growth rate of about 12.5% during 2006-2010 and 12.9-13% during 2011-2020: the GDP ratio of the sea and coastal economy of Central Vietnam coast will account for about 76-80.4% of the GDP of the entire central region by 2020. contributing around 82-85% to the export value of the central region.
2. To build and perfect the coastal economic infrastructure, comprising the system of seaports, including Van Phong international entrepot port: airports; coastal traffic networks and road networks linking with the inland: systems of water supply, solid waste treatment, particularly hazardous wastes: systems of anti-natural disaster facilities, etc.
3. To form national seaward centers in Central Vietnam and in each province, each sub-region on the basis of developing coastal and seaward urban centers, coastal economic zones, industrial parks and tourist resorts.
4. To speedily develop the island economy.
5. To combine socio-economic development with human resource development; to synchronize the planning on development of economic zones and industrial parks with the planning on human resources. To comprehensively improve economic and cultural life of local people, quickly reducing the poverty rate. To boost socio-economic development of transversal sandbanks and difficulty-hit coastal areas in order to minimize the development gap between regions.
6. To develop Central Vietnam coast in the direction of sustainability, harmony between economic development and social progress and justice, natural environment protection and regeneration as well as life improvement.
7. To closely combine socio-economic development with defense and security maintenance as well as ecological environment protection, intensifying international cooperation in order to protect national sovereignty and territorial integrity, continental shelf and territorial waters.
II. DEVELOPMENT TASKS
In order to attain the above-planned objectives and contribute to realizing Vietnam Sea Strategy till 2020. the development of Central Vietnam coast centers on the following major tasks:
1. To develop coastal and marine technical infrastructure including coastal roads and road networks linking with the inland; seaports; airports: systems of water supply and treatment of solid wastes, particularly hazardous wastes; power supply; natural disaster prevention and righting facilities, salvage and rescue centers).
a/ Roads
- To form a coastal road of 1,314 km. running through Central Vietnam coast, linking coasts from Thanh Hoa province to Binh Thuan province.
- To start building Deo Ca road tunnel.
-To build and complete the North-South expressway: By 2020. the eastern North-South route comprises the following sections: Ninh Binh- Thanh Hoa; Thanh Hoa-Vinh: Vinh-Ha Tinh; Cam Lo-Da Nang; Da Nang-Quang Ngai; Quang Ngai-Qui Nhon; NhaTrang-Dau Giay;
- To renovate, upgrade and expand transversal national highways up to grade III or IV; to solidify such frequently flooded sections as national highways 47, 7, 8A, 12A, 9, 49A, 14B + 14D, 24, 19, 25, 26, 27, 28 and 55.
b/ Railroads
To upgrade the entire route up to national and regional technical standards: to build dual-track railroads of 1.435 mm in gauge at Hanoi-Vinh and Ho Chi Minn City-Nha Trang sections. To study the construction of some sections of the North-South express railway, first of all Ho Chi Mirth City-Nha Trang and Hanoi- Vinh sections.
c/ Waterways: To improve fairways in association with the transformation of estuary
sandbars.
d/ To build technical infrastructures of economic corridors connecting urbar. centers seaports, airports with border-gate economic zones of the region, such as, Thanh Hoa-Sam Son: Vinh-Cua Lo-Ben Thuy: Ha Tinh-northern Quang Binh; Quang Tri-Hue: Da Nang-Dung Quat-Nhon Hoi; Nha Trang-Ninh Thuan-Binh Thuan economic corridors and East-West economic corridors connecting western border gates with eastern ports.
e/ To develop seaports
- To build Van Phong international entrepot port (Khanh Hoa; into a big national and international seaport with the handling capacity of 1.5 million TEU-by 2020 when the port is completely built.
- To build Lien Chieu-Da Nang port into a gateway port.
- To complete the upgrading of ports in economic zones as planned, including the ports of Nghi Son, Cua Lo, Vung Ang. Hon La, Chan May, Ky Ha. Dung Quat. Quy Nhon, Nhon Hoi. Vung Ro and Phu Quy. To develop Cua Viet and Ba Ngoi ports, meeting local development demands.
f/ To build and develop sea-going fleets. To quickly develop container-carrier fleets.
g/To build airports under the national airport system planning. To further invest in upgrading and expansion of the international airports of Da Nang. Cam Ranh. Phu Bai and Chu Lai. To efficiently tap Vinh. Dong Hoi. Phu Cat and Tuy Hoa airports. To study the improvement and upgrading of the airport on Phu Quoc island for tourism, petroleum services and defense.
h/To develop irrigation-cum hydro-electricity with reservoirs, canal networks to supply water for production and daily -life activities.
i/ Water supply system
To plan the water supply system for the entire Central Vietnam coast. To satisfy rural demands tor clean water by ways of drilling and building water wells, building rainwater tanks, using treated surface water and building water treatment and supply stations using domestic technologies.
j/ System of water drainage and treatment of solid wastes, particularly hazardous wastes
To plan waste landfills, garbage treatment plants, plants for treatment of wastewater of urban centers, economic zones and industrial parks before it is discharged into rivers or seas. To build concentrated solid waste treatment facility for every province; and hazardous solid waste treatment facility for each coastal sub-region.
- For the project on atomic power plant in Ninh Thuan, the planning thereon must specify mechanisms and separate waste treatment location.
k/ Electricity supply
- To develop power sources according to the national planning on electricity development during 2006-2015, with vision towards 2025 (under the Prime Minister's Decision No. 110/ 2007/QD-TTg of July 18. 2007). To ensure the schedule of construction of hydro power plants for multi-purposes such as flood control, water supply and electricity generation: to prepare and call for investment in the construction of wind-power mills. To study the possibility of building establishments of electricity generation by sea waves, tidal waves.
- Electricity works to be built along Central Vietnam coast include:
+ From now till 2010: The thermo-power plant for Dung Quat oil refinery with the capacity of 104 MW; Vung Ang I thermo-power plant, phase 1, with the capacity of 600 MW.
+ During 2011-2015: Vung Ang I thermo-power plant, phase 2, with the capacity of 600 MW; Nghi Son I thermo-power plant, phases 1 and 2. with the capacity of 600MW; Nghi Son II thermo-power plant, phases 1 and 2, with the capacity of 1,200 MW; Vung Ang II thermo-power plant, phases 1 and 2. with the capacity of 1,200 MW; and Vinh Tan thermo-power plant, phases 1, 2 and 3, with the capacity of 4,400 MW
+ During 2016-2025: Central Vietnam coal-fired thermo-power plant I with the capacity of 1,200 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant II with the capacity of 1,200 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant III with the capacity of 1,200 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant IV with the capacity of 1,200 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant V with the capacity of 1,200 MW: Central Vietnam coal-fired thermo-power plant VI with the capacity of 1,200 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant VII with the capacity of 1.200 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant VIII with the capacity of 2,000 MW; Central Vietnam coal-fired thermo-power plant IX with the capacity of 1,000 MW; and Central Vietnam coal-fired thermo-power plant X with the capacity of 1.200 MW.
Nuclear power plant I (Ninh Thuan), phase I (2020), with the capacity of 1,000 MW, phase 2 (2021), with the capacity of 1,000 MW. phase 3 (2022) with the capacity of 1,000 MW. Nuclear power plant II (Ninh Thuan), phase 1 (2022), with the capacity of 1,000 MW; nuclear power plant I (Ninh Thuan), phase 4 (2023), with the capacity of 1.000 MW; nuclear power plant II (Ninh Thuan), phase 2 (2023), with the capacity of 1.000 MW. phases 3 and 4 (20241, with the capacity of 2,000 MW; and nuclear power plant III (Ninh
Thuan). phase 1 (2024). with the capacity of 1,000 MW. phases 2 and 3 (2025), with the capacity of 2,000 MW.
- To develop electricity networks and grids of 500 KV and 220 KV to supply electricity for the region, meeting socio-economic development demands of Central Vietnam coast.
1. To develop postal and telecommunications networks
The average telephone set density is expected to reach 32-42 sets/100 persons (of which 14-16 fixed telephone set/100 persons); the average Internet subscription rate to reach 8-12 subscribers/100 persons (of which 30%.are wideband subscribers); 100% of communes-will have public telephone booths and public internet access spots; 100% of districts. 100% of universities and colleges and almost all communes in key regions are provided with wide-band internet services; 100% of general education schools of different levels and hospitals are internet-connected. The rate of frequent internet users will reach 25-35% of population.
- To develop telecommunications services to serve the development of marine economy, offshore fishing, maritime activities, management of sea rescue a ccording to divided international responsibility region: to build Da Nang city into a high-quality telecommunications service center of Central Vietnam and the whole country, which provides multi-services and operates with efficiency.
m/ To develop and invest in the construction of natural disaster-warning, preventing and fighting facilities, salvage and rescue centers, storm-shelter anchorage areas, including natural
disaster observation and warning systems; material foundations in service of sea rescue and salvage; fishery support service establishments, storm shelter anchorage areas under the Prime Minister's Decision No. 288/2005/QD-TTg, adjusting the planning on storm shelter anchorage areas for fishing ships till 2010 with vision towards 2020; ports and fishery logistic service areas in Lach Hoi (Thanh Hoa), Lach Quen and Lach Van (NgheAn) Cua Sot (HaTinh). Cua Tung (Quang Tri), Cua Dai and An Hoa (Quang Nam). Sa Ky and Ly Son (Quang Ngai), Tam Quan, De Gi and Quy Nhon (Binh Dinh), Tien Chau (Phu Yen). Ninh Chu (Ninh Thuan), Phan Thiet and Phu Quy (Binh Thuan);
n/To develop concentrated aquaculture areas on sandy areas, inefficient rice- or rush-planting or salt-making areas (paying attention to environmental protection). To invest in aquatic breeding areas. To focus on infrastructure for development of sea and island aquaculture.
o/To invest in aquatic product processing and trading establishments, such as processing plants, fish markets, aquatic product preservation storehouses and other fishery trading infrastructure works.
p/To consolidate and upgrade the estuary and sea dyke systems in combination with regulation of river flow to combat deposit slides, and restrict desertization. ensuring flood drainage and general exploitation of water sources of every basin. To handle and protect a number of river sections with people living densely in estuary areas which are witnessing erosion and slides.
q/ To step up the program on planting of protection forests along Centra! Vietnam coast.
r/ To build rational flood drainage corridors by combining dyke systems with river bed expanses.
s/To rearrange residential quarters and build public works (schools, hospitals, health stations, cultural nouses....) and nouses in flood-stricken areas in the direction of natural disaster prevention and fighting.
2. To develop marine economic centers a/To develop coastal urban centers
- To build Da Nang into a marine economic center of the region and one of the country's three big marine economic centers.
- To develop regional urban centers into seaward centers of each province, each sub-region. in Central Vietnam's coastal region: Thanh Hoa into a development center in northern Central Vietnam: Vinh into an economic and cultural center of northern Central Vietnam; Hue city into a festival and tourist city and a cultural and economic center of the region; a commercial, service and international transaction center, a scientific, training and high-quality multi-branch medical center of the region; Nha Trang into an economic, cultural and scientific center of Khanh Hoa province and southern Central Vietnam and a marine tourist center of the country.
- To build and develop coastal cities and towns in each province into seawards centers, such as Ha Tinh. Dong Hoi. Tam Ky. Quang Ngai, Quy Nhon, Tuy Hoa. Phan Rang-Thap Cham. Phan Thiet and Dong Ha provincial town.
b/ Coastal economic zones
- To develop economic zones in association with local and regional economic restructuring toward industrialization and modernization.
- To speed up the development of already established economic zones, first of all those bearing the motive-force significance for Centra: Vietnam coast such as Dung Quat, Chu Lai. Nhon Hoi, Van Phong. Chan May-Lang Co. Nghi Son. Vung Ang. Southeastern Nghe An and Southern Phu Yen economic zones.
- To form Hon La economic zone, c/ Industrial parks
- During 2006-2010: To concentrate investment in the completion and efficient exploitation of 21 industrial parks and export processing zones being under construction on the total land area of 3,519 ha. especially industrial parks in key areas. To consider the expansion and establishment of 7 new industrial parks with the total area of around 1,600 ha. To develop a number of medium- or small-sized industrial clusters, creating spaces and opportunities for medium and small enterprises to develop.
- During 2011-2020 and subsequent years, to establish 23 new industrial parks and expand 7 ones with the total area of about 5.578 ha by 2020. To encourage industrial parks to invest in the development of high technologies and production of export goods.
- To distribute industrial parks in combination with the formation of regional urban spots along corridors. To develop industrial clusters as planned in areas where conditions permit.
3. To develop island economy
- To intensify the investment in construction of infrastructure works in service of defense and security in combination with economic development in. island districts or communes, to support the development of offshore fishing and coastal roads including wharves, fishery logistic service zones, storm-shelter anchorage areas, water reservoirs, wind power stations, solid waste treatment plants, etc.
- To develop tourism, offshore fishing and logistic services in combination with the defense and security tasks on such islands as Hon Me Thanh Hoa) Hen Mat and Ngu (Nghe An). Con Co (Quang Tri). Cu Lao Cham (Quang Nam), Ly Son (Quang Ngai), Nhon Hoi (Binh Dinh), various islands in Khanh Hoa and Phu Quy (Binh Thuan).
- To develop Phu Quy island economy under Decision No. 312/2007/QD-TTg. on a number of incentive mechanisms and policies towards Phu Quy island.
4. To develop social affairs, eliminate hunger and alleviate poverty and step up socio-economic development of transversal expanse communes, difficulty-hit areas of Central Vietnam coast
a/ Education, healthcare, culture, physical training and sports
- Education
+To expand pre-school education, raising the enrolment rate of 5 year-old children to 80-85% by 2010 and over 95% by 2020. By 2015, 50% of primary schools will reach national standards, which will rise to 100% by 2020. To complete lower secondary education universalization by 2010. To expand vocational orientation education, ensuring that over 90% of lower and upper secondary school pupils participate in vocational orientation programs and activities.
+ To further develop the recruitment and training scale so that about 10-12% of the youth in the 18-24 age group receive tertiary education by 2010 and about 35-40% by 2020. To concentrate investment in the construction of such high-quality training establishments as-Da Nang university, Hue university, Nha Trang university (for fishery and oceanography).
+ To develop Da Nang and Hue cities into human resource development centers of Central Vietnam and the whole country. To build Vinh (Nghe An) ana Nha Trang (Khann Hoa) into
human resource development centers of Central Vietnam.
+ To concentrate investment in building Da Nang university into a national tertiary education and scientific research center. To invest in the development of Vinh. Quy Nhon and Nha Trang universities. To study the building of Hue university into a national university by 2015. To invest in consolidating and raising the training capacity of universities and colleges in the region.
+ To concentrate investment in the development of networks of vocational (hi-tech job training) colleges and intermediate vocational schools. To build a number of vocational colleges in Thanh Hoa, Vinh (in combination with technical the teachers-training university), Hue. Da Nang. Dung Quat. Quy Nhon (in combination with the technical teachers-training college) and Nha Trang. To build a number of hi-tech job training centers in service of industrial parks (in Vinh, Hue, Da Nang, Dung Quat and Quy Nhon areas).
- Medical service and healthcare
+ To complete the construction of intensive-care medical centers of Central Vietnam and Centra! Highlands (in Hue and Da Nang cities). To build regional general hospitals in Nghe An.-Quy Nhon and Khanh Hoa. To expand and upgrade provincial general hospitals. To encourage the establishment of private general hospitals and clinics in the region.
+ To consolidate and perfect grassroots medical networks in association with population distribution, and develop preventive medicine networks. To ensure social justice in access to. and benefiting from, medical services. To intensify health information and education, food safety and hygiene: to introduce healthcare contents into the movement for building the cultured villages.
- information and culture, physical training
and sports
+ To build up a civilized lifestyle, to preserve and promote fine family and village principles. By 2010, 75-80% of households, villages, hamlets and communes reach cultured family or establishment standards, which will rise to 90-100% by 2015. By 2010, 100% of communes, wards and townships will have cultural institutions (or cultural centers, libraries (book cases), outdoor spots for children's cultural activities and play, which will be expanded and upgraded by 2020 to suit the socio-economic situation; to preserve and promote historical and cultural relics as well as cultural heritages in association with development of assorted tours.
+ To complete radio-television broadcasting networks.
+ To invest in the construction, upgrading, expansion and incremental modernization of provincial physical training-sport infrastructure.
b/ To eliminate hunger and alleviate poverty in coastal transversal expanse communes and difficulty-hit areas of Central Vietnam coast
- To comprehensively and efficiently implement hunger elimination and poverty alleviation programs and projects; create opportunities for the poor to access policies on supports in infrastructure in service of production, on land, credit, vocational training, job creation, agricultural extension, product sale. etc.
- To build up and develop social welfare networks and well materialize social policies. To adopt mechanisms in support of the construction of solid public works against storms and floods.
- To attach importance to job generation, raise the job quality and increase income for laborers. To widely develop job generation models. To support medium and small enterprises, especially with intensive-labor production or service activities. To develop networks of job recommendation centers, develop activities related to labor market information: to intensify employment transactions on the market. To form a job recommendation center of Central Vietnam coast in Da Nang.
c/ To develop sciences and technologies
- To early form marine science and technology research centers on the basis of the system of universities and research institutes in Da Nang and Nha Trang (the Oceanographic Institute and the Fishery University).
- To develop marine science and technology into motive forces for the development of sea-related domains. To build up marine science and technology potential and systems, meeting the renewal requirements and efficiently serving the process of industrialization, modernization and scientific-technological development of the country.
- To concentrate with priority the investment in research and application of high technologies in direct service of survey and assessment of the economic potential of the sea and coastal areas, in service of scientific research, maintenance of defense and security on the sea.
- To develop scientific and technological services in the domains of standards, quality. industrial property, consultancy and technology transfer, to develop petrol and oil science and technology.
5. To develop production spaces a/ Industry
- To restructure industries toward formation of systems of key industrial products: oil-refining and petro-chemical. electricity, metallurgical, mechanical engineering, electronic, ship-building and -repairing industries (paying attention to environmental protection and waste treatment). To develop consumer goods and building-materials industries. To develop agricultural, forestry and fishery product-processing industries in association with raw-materials areas.
- To invest in the construction of oil-refining, and petro-chemical complexes in Dung. Quat of Quang Ngai, Nghi Son of Thanh Hoa, Nhon Hoi of Binh Dinh. Southern Phu Yen (Hoa Tam. Dong Hoa) of Phu Yen.
- To develop light industry, craft village industries, rural industries and with a view to using raw materials available in the region, creating jobs for laborers, increasing their incomes and commodity products, meeting the increasingly diverse and high consumption demands of population quarters.
- To invest in technological renewal, product model diversification, intensive processing, raising the product quality on hi-tech production chains up to international standards To attach importance to building up regional commodity brands on the international market.
- To cooperate with provinces along the central coast and in other economic regions on development of industries and other economic branches.
b/ Tourism
- To quickly develop marine, island and coastal tourism into a leading economic branch of the sea economy, ranking high in Southeast Asia. To associate tourist development with the preservation ana promotion of national cultural identities.
- To concentrate investment in development of various forms of high-quality tourism, entertainment and recreation with diversified and high-value tourist products.
- To develop tourism in Central Vietnam coast along coastal routes by national highway 1, to build tourist routes based on the exploitation of tourist value of historical and cultural relics, war vestiges and world heritages.
- To develop infrastructure works in service of tourist development. To build a number of modern international trade fair, conference and seminar complexes, general sport complexes in Hue, Da Nang. Quy Nhon. Nha Trang,...capable
of hosting international cultural, sport, tourist or entertainment events, particularly sea sports.
- To promote and advertise tourism.
- To form by 2020 three tourist triangles: Sam Son-Nghia Dan-Vung Ang; Phong Nha. Hue-Da Nang, Ba Na-Hoi An; and Nha Trang-Da Lat-Mui Ne.
c/ Services
To develop other sea economy-related services: shipping services, seaport and airport services', petroleum service and business: commercial, banking, financial and telecommunications services.
d/ Agricultural and forestry production
- To develop regional agriculture toward raising production safety, flood prevention and combat, raising the efficiency on each hectare of cultivated land. To develop hi-tech agriculture, widely applying bio-technology to agricultural production, agricultural products meeting food quality, hygiene and safety. To restructure crops in rice-growing areas. To scrutinize the planning on raw-materials zones in association with processing industry in Central Vietnam coast. To develop short-term industrial crops (sugarcane, ground nut. pineapple, tobacco, sesame, cotton....) fruit trees, suitable to climate and soil conditions of each area. To develop herds of cows, pigs and other domestic animals in association with the formation of large-scale establishments of raising meat and milch animals. To build breeding centers, increasing equipment and personnel for veterinary work and husbandry sanitation.
- To develop forest economy into an important economic branch in association with environmental protection. To further protect and develop forest funds, particularly coastal protective forests, special-use forests and national nature conservation zones; to step up forest planting, tending and restoration.
- To develop aquaculture in association with the protection of ecological environment, the protection and re-generation of aquatic resources, disease prevention and control for raised animals in the direction of rapid industrialization and modernization of aquaculture. To develop aquatic breeds and cooperate in research into culture of marine materia medica in service of pharmaceutical processing.
6. To protect sea and coastal environment
- To propagate for. educate in and raise people's awareness of. the sea's role in regional development and the responsibility to protect the sea environment. To raise public awareness and knowledge about threats to coastal natural resources and environment and measures for sustainable management. To formulate research and development programs for improvement of local communities' livelihood and perfection of education and training programs on management of natural resources and environment:
- To protect the environment and eco-systems and human health from impacts of socioeconomic development activities and natural disasters, including the protection of quality of coastal water, beaches, coastal eco-systems and environment around islands along Central Vietnam coast: to prevent and minimize harms caused by natural disasters and environmental incidents such as riverbank or coastal erosion and slides, as well as floods:
-To conserve valuable fauna and flora species, natural resources, living environment and important ecological, social, cultural and historical values;
- To improve and restore degraded natural resources and living environment in coastal areas.
- To enhance the institutions on comprehensive management of coastal areas towards sustainable development.
7. To maintain marine defense and security
- To raise responsibilities of authorities at all levels, branches and localities for defense and security tasks to firmly defend national sovereignty over sea areas and islands.
- To combine economic arrangement with defense. While arranging construction works and population, attention must be paid to defense in order to create a chain posture for mutual support.
- To build a number of dual-purpose branches and domains undertaking both economic and defense as well as security tasks (ship-building industry, building-materials industry, textile and garment industry, information and communication, sea shipping, sea fishing, etc,).
- To mobilize and rationally arrange armed forces units for performance of the sea economy and services, acting as mainstay for economic activities on sea. To adopt policies to encourage and create all-people defense and people security postures, ensuring regular civil activities in the entire sea areas.
- To step up defense-related external activities, thoroughly understanding international laws and practices for timely and efficient settlement of sea and island disputes, not letting hot spots to occur. To closely combine defense struggle with military external relations. To consolidate and expand defense cooperation with ASEAN countries and China.
III. MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN
1. To mobilize resources and investment for socio-economic development of Central Vietnam coast
The total investment capital demand for socioeconomic development of Central Vietnam coast is estimated at about VND 411 trillion during 2006-2010. about VND 608 trillion during 2011-2015 and around VND 1,314 trillion during the 2016-2020. Capital will be raised in the following direction:
- State budget capital sources (local and central budget capital sources through investment programs of the State) will concentrate with priority on projects in the economic branches or domains mapped out in the Action Program for Realization of the Political Bureau's Resolution No. 39 on socio-economic development and defense and security maintenance in the northern and coastal regions of Central Vietnam.
- To mobilize credit and stock capital sources. To encourage and prioritize the development of
joint-stock companies, speeding up the equitization of state enterprises.
- To further attract capital sources from people. encouraging enterprises and individuals to invest in production and business and contribute their labor or money in addition to state capital sources to the construction of material foundations and infrastructure and the implementation of social policies.
- To further step up the attraction of foreign direct investment (FDI) capital, formulating incentive policies to attract investors. To cany out programs on investment promotion at home and abroad: calling for investment in various forms: direct investment, joint venture, BOT, BT or BTO investment in infrastructure construction projects.
- To prioritize the use of ODA capital sources in support of sciences, technologies, urban development, infrastructure construction and environmental protection.
- To support the investment in comprehensive rural development in association with programs on hunger elimination and poverty alleviation, infrastructure development, policy and institutional reform, financial services, human resources training: to develop rural road networks: to build and upgrade water drainage systems in provincial towns, townships and rural areas; to support the development of education and training, to develop public health and anti-epidemics systems.
2. To alter investment orientations towards focal investment in a number of domains
- To focally invest in the construction of seaport infrastructure, tourist resorts and spots, economic zones, industrial parks: in the domains of irrigation, transport, post and telecommunications and information technology. power grid development, rural and urban infrastructure. To early build Van Phong international entrepot port: Cam Ranh international airport; systems of big reservoirs and irrigation works.
- To invest in the development of oil-refining and petro-chemical industry in Dung Quat. Nghi Son. Southern Phu Yen. Nhon Hoi and Binh Thuan economic zones: shipbuilding industry; intensive-labor industries. To develop tourism and service sectors. To invest in building concentrated agricultural commodity production areas.
- To invest under the East Sea program in the development of island economy, combining economic development with defense.
- To invest in the performance of tasks in service of natural disaster prevention and reduction and tasks under national programs implemented in Central Vietnam coastal areas.
3. To improve macro-economic environment and business environment for sustainable growth and mobilization of regional resources
To improve land-use regulations in order to create capital for infrastructure construction. To strongly develop the capital market. To boost the development of the securities market, speed up the equitization of state enterprises and develop the monetary market. To further renew collective economy and develop private economy.
4. To formulate and implement special policies towards Central Vietnam's coast
To study and early propose a number of special policies towards Central Vietnam coast, such as policies on development of natural disaster prevention and reduction works: policies towards people in coastal transversal sandbanks and policies on development of seaward centers of Central Vietnam coast.
5. To boost human resource development To build up sea-related human resources including sea-related scientific and technological researchers: specialists and laborers intensively trained in maritime sector (sea transport, shipbuilding, seaport); in petroleum exploitation and refining: fishing and aquaculture: sea tourism, etc.. to formulate mechanisms and policies on human resource training and plans on development of human resources of various economic sectors.
To promulgate a preferential regime to attract talented specialists and encourage outstanding university graduates to work in Central Vietnam provinces.
6. To promote inter-provincial and inter-regional cooperation and international integration
- To intensify coordination among ministries, central branches and provinces in the study and formulation of projects in line with branch and provincial development planning and ensure capital sources, schemes on raw-materials supply and product sale, ensure ecological environment and resettlement....
- To ensure coordination among branches and provinces in directing and administering the implementation of planning and plans, appraising investment projects, supplying information in service of forecasts: in training and supplying human resources in service of economic development demands of Central Vietnam coast.
- To further coordination and cooperation among three provinces of Phu Yen. Khanh Hoa and Ninh Thuan: inter-regional cooperation between northern and coastal regions of Central Vietnam and key economic regions of northern Vietnam, eastern South Vietnam as well as Central Highlands.
7. To continue reforming administrative procedures, making and improving laws
- To continue eliminating cumbersome and
overlapping procedures, which are easily taken advantage of to commit corruption. To scrutinize working process and administrative procedures, creating favorable conditions for citizens and investors. To simplify land-related procedures, construction permit-granting procedures.... To continue implementing the one-stop shop mechanism: to apply ISO system to activities of administrative agencies.
- To revise legal documents promulgated by provinces in the planning region, identifying those still suitable to the new requirements and those no longer suitable, then work out detailed plans for their amendment, supplementation or replacement in order to meet the regional planning"s requirements;
- To incorporate tasks of elaboration and improvement of legal documents of localities to suit development tasks.
- To formulate mechanisms for oversight of strict observance of the orientations charted in the approved master plan.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN
1. Ministries, branches and localities shall work out programs of action for implementation of the mater plan
- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for formulation of a program on coordinated implementation of the mater plan: incorporate development objectives, orientations, tasks and solutions in this master plan and the master plan on sccio-economic development of the entire central region: coordinate with the Ministry of Finance in balancing and mobilizing resources particularly capital sources for the development of Centra! Vietnam coast, identifying big works and projects in economic zones and projects calling for foreign direct investment and official development assistance.
- Ministries and branches shall organize the implementation of the master plan, formulate programs for coordinated implementation of the master plan: incorporate development objectives, orientations, tasks and solutions in the master plan into their respective branch development planning in the whole country and specifically in the central region: coordinate with relevant branches, provinces and cities in localities in ensuring resources for socio-economic development of Central Vietnam coast.
- The provinces and centrally run cities in Central Vietnam coast shall review their own master plans, incorporating development objectives, orientations, tasks and solutions in this master plan into their own socio-economic development master plans: formulate their master plans on development of their respective coastal areas in conformity with the master plan on Central Vietnam coast and the spirit of the Resolution of the 4th plenum of the Party Central Committee (Xth Congress) on Vietnam Sea Strategy.
- Branches and administrations of all level shall incorporate the master plan into their respective five-year and annual plans with targets and tasks closely associated with the contents of this master plan.
2. Annually, based on the evaluation of implementation of the master plan. to adjust and supplement the master plan to suit the situation and practical conditions of Central Vietnam coast.
Article 2.- This master plan serves as the
dentation and basis formulation. submission for approval and implementation of specialized plannings and investment projects in the regional provinces according to regulations.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
Articled 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached bodies and presidents of provinces and centrally run cities in the region shall implement this Decision.
 
 
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 61/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe