Quyết định 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012

thuộc tính Quyết định 37/2008/QĐ-TTg

Quyết định 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:37/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:12/03/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* phổ biến pháp luật - Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012. Mục tiêu của Chương trình là tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện PBGDPL và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác PBGDPL trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chương trình sẽ tập trung TTGDPL cho 6 nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung pháp luật được lựa chọn tuyên truyền chú trọng đến các qui định pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; phòng chống tham những; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện qui chế dân chủ cơ sở… Đặc biệt, Chương trình sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL từ TƯ đến cơ sở; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu của công tác PBGDPL trong tình hình mới; đổi mới, nâng cao hiệu quả, hình thức, biện pháp TTPBGDPL (như hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động của các loại hình CLB pháp luật, tủ sách pháp luật, hoà giải cơ sở, các ấn phẩm miễn phí, hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, việc xây dựng hương ước, qui ước nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo…), triển khai trên diện rộng những biện pháp đang phát huy hiệu quả trên thực tế; hướng mạnh công tác PBGDPL về cơ sở; nâng cao hiệu quả và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác PBGDPL; xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật PBGDPL. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định37/2008/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 37/2008/QĐ-TTg NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 2008 

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

nhayCác quy định tại 37/2008/QĐ-TTg đã hết hiệu lực. Riêng quy định về 04 Đề án thuộc Chương trình và các quy định liên quan đến nội dung này vẫn được tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2013-2016 theo quy định tại Khoản 1 Mục B Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-BTP.nhay

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ban hành kèm theo Quyết định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
   THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
CHƯƠNG TRÌNH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37 /2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2012, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
a) Từ 80 - 90% người dân trên toàn quốc được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau;
b) Từ 95% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình;
c) 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động;
d) 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ;
đ) 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này;
e) Từ 95% - 100% văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp.
II. YÊU CẦU
1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền cho các đối tượng đã được đề ra trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.
3. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống và những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp, hiệu quả. Chương trình không chỉ cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật mà còn bao gồm cả vận động cán bộ, nhân dân chấp hành pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật.
5. Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá truyền thống và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
6. Đầu tư hợp lý, hiệu quả các phương tiện, điều kiện phục vụ và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là ở những địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Huy động các nguồn lực của cộng đồng và sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.
B. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sáu nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài.
Nội dung pháp luật được lựa chọn tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Tập trung tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân và những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ban hành. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở...
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến cơ sở. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới.
3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiện có; triển khai trên diện rộng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở.
4. Xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Các đề án trọng tâm của Chương trình
a) Đề án thứ nhất: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
b) Đề án thứ hai: củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Ban Tuyên giáo Trung ương.
c) Đề án thứ ba: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
d) Đề án thứ tư: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7. Xây dựng và thực hiện các đề án trọng điểm của Chương trình. Gắn việc thực hiện Chương trình với các Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ) và lồng ghép với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, cán bộ pháp chế, cán bộ, công chức các cơ quan thực thi pháp luật. Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, cuộc thi người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giỏi nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên tuyên giáo các cấp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu pháp luật và các điều kiện hỗ trợ cần thiết khác để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên pháp luật trong các cơ quan báo chí, xuất bản, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa bàn liên quan;
c) Phát huy vai trò của các luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thanh niên tình nguyện, cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuỳ từng đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện cụ thể của Bộ, ngành, địa phương việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng các hình thức, biện pháp chủ yếu sau đây:
a) Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng
Thực hiện tốt Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Tập huấn, giới thiệu văn bản pháp luật mới và những văn bản pháp luật liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và cuộc sống của nhân dân. Chú trọng việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới tận cơ sở, người dân. Đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật.
b) Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo
- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục pháp luật chính khoá phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh, sinh viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên, giảng viên;
- Tăng cường tổ chức các các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tham gia các đợt sinh hoạt chính trị pháp lý, sinh viên chuyên ngành luật cần được tiếp cận tìm hiểu các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật;
- Nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bộ công cụ hỗ trợ dạy và học môn giáo dục công dân, pháp luật, bao gồm: sách, tài liệu tham khảo, đĩa hình, giáo cụ trực quan khác;
- Xây dựng các trung tâm nghiên cứu và tư vấn pháp luật tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật tạo điều kiện cho sinh viên được rèn luyện, trau dồi kiến thức lý luận và khả năng vận dụng trong thực tiễn;
- Tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi môn giáo dục công dân, pháp luật.
c) Phát huy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tích cực huy động sức mạnh và lợi thế sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật; mở chuyên mục mới, tăng thời lượng, bảo đảm chính xác về nội dung, hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn. Nâng cao tính định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội khi phổ biến, thông tin pháp luật. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo chí bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài;
- Sử dụng tối đa các phương tiện phát thanh và truyền hình của các địa phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật; quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng số lượng và chất lượng các loại tài liệu pháp luật khác để hỗ trợ cho việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
d) Đa dạng hoá các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm: sách, tờ gấp, băng, đĩa hình, đĩa tiếng, lịch, pa nô, áp phích. Các ấn phẩm pháp luật phổ thông cần được phát miễn phí tới người dân. Chú trọng tài liệu song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài.
đ) Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu từ tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn và tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học
- Căn cứ vào danh mục công bố văn bản pháp luật đã hết hiệu lực của các cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học rà soát, cập nhật, bổ sung sách pháp luật mới phù hợp với yêu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân, chú trọng bổ sung sách pháp luật phổ thông, sách hỏi đáp pháp luật. Khai thác có hiệu quả Công báo và tài liệu trong tủ sách pháp luật. Xây dựng phong trào đọc sách pháp luật trong nhân dân;
 - Đa dạng hoá các loại hình tủ sách pháp luật. Tiến tới kết hợp mô hình tủ sách pháp luật truyền thống với tủ sách pháp luật điện tử. Đẩy mạnh việc luân chuyển sách pháp luật giữa tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn và điểm bưu điện văn hoá xã, nhà văn hoá khu phố, thôn, xóm, tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Duy trì, củng cố và phát triển tủ sách pháp luật đặc thù cho các vùng, miền.
e) Phát huy vai trò của hoạt động hoà giải ở cơ sở trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý công tác hoà giải từ trung ương đến cơ sở;
- Đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hoà giải cho đội ngũ hoà giải viên cơ sở, chú trọng đến cán bộ tư pháp ở xã, phường, thị trấn, hoà giải viên là người dân tộc thiểu số;
- Định kỳ cung cấp tài liệu, tổ chức giao lưu, hội thi tạo điều kiện thuận lợi cho các hoà giải viên gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm.
g) Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật. Tập trung đổi mới tổ chức tuyên truyền pháp luật tại câu lạc bộ theo hướng sinh hoạt pháp luật theo chuyên đề, trao đổi, giải đáp những tình huống pháp luật từ thực tiễn; đảm bảo kinh phí một phần từ nguồn ngân sách nhà nước và trên cơ sở huy động tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân để duy trì hoạt động của câu lạc bộ;
- Tiếp tục thực hiện việc lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ khác. Phát huy hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp để thu hút sự tham gia và đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp;
- Khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo pháp luật tham gia cộng tác trong việc tổ chức và sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật.
h) Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật
Phát huy hiệu quả của hình thức thi viết, thi qua hình thức sân khấu hoá, thi tìm hiểu pháp luật trên truyền hình; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên mạng Internet; chú trọng lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Xây dựng các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mở trại sáng tác văn học về đề tài pháp luật.
i) Phát triển mạnh mẽ các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, cung cấp văn bản pháp luật, sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, thử nghiệm hình thức giải đáp pháp luật trực tuyến trên mạng Internet
- Tăng cường kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý lưu động cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đáp ứng nhu cầu được giải đáp những vướng mắc về pháp luật trong nhân dân. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể xã hội khác;
- Thử nghiệm hình thức giải đáp pháp luật qua thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện và thực hiện các buổi giao lưu trực tuyến trên mạng Internet;
- Xây dựng các trang thông tin điện tử (Website) cung cấp văn bản pháp luật miễn phí.
k) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước
- Thực hiện lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và hoạt động thực thi công vụ của cơ quan thanh tra, quản lý thị trường, kiểm lâm, hải quan, thuế...;
- Xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng.
l) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước của thôn, làng, bản, ấp, quy chế của cơ quan, điều lệ của các tổ chức đoàn thể xã hội; thực hiện lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác đang được triển khai; phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật. Thực hiện ký cam kết gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật. Xây dựng các điểm sáng về chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư.
m) Tổ chức các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội để thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, nhân dân về hiệu quả thực thi pháp luật, nhu cầu thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó điều chỉnh nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Điều tra thăm dò dư luận xã hội cần được tiến hành bằng nhiều hình thức: lấy ý kiến vào dự thảo luật; điều tra, khảo sát trực tiếp thông qua phỏng vấn, phiếu khảo sát, đặt hòm thư góp ý; xây dựng chuyên mục về nhu cầu thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; thu thập những yêu cầu cần được phổ biến, giáo dục pháp luật từ phía người dân thông qua Hội luật gia, Đoàn luật sư, công ty tư vấn luật, Trung tâm trợ giúp pháp lý và các tổ chức, đoàn thể xã hội khác.
3. Hoàn thiện thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Xây dựng Dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Quốc hội khoá XII; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành khi luật được thông qua;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm kịp thời, đầy đủ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Nghiên cứu, xây dựng chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Huy động sự tham gia, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
D. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kinh phí thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình phải được quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật.
Đ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Năm 2008: các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; các bộ, ngành được giao chủ trì đề án có trách nhiệm xây dựng đề án chi tiết và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Từ năm 2009 - 2012: triển khai các nội dung của Chương trình và các đề án trọng tâm của Chương trình. Năm 2010 tổ chức sơ kết đánh giá và đề xuất các giải pháp để hoàn thành mục tiêu của Chương trình.
3. Năm 2012: tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, trên cơ sở đó khẳng định những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết để triển khai tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Bộ Tư pháp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả Chương trình; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả Chương trình;
b) Chủ trì đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chi tiết các đề án trọng tâm của Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, điều hành thực hiện Chương trình; chủ trì đề xuất giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trung ương và địa phương;
d) Là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các Bộ, ngành và địa phương;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức triển khai tại địa phương;
e) Thông tin pháp luật, biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ triển khai Chương trình. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện việc luân chuyển sách pháp luật giữa các điểm bưu điện văn hoá xã với thư viện xã, tủ sách pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như làm phong phú về chủng loại, sát hợp về nội dung theo yêu cầu của nhân dân;
g) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật;
h. Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đề án: Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chỉ đạo công tác giảng dạy pháp luật trong nhà trường, đưa nội dung giáo dục pháp luật phù hợp vào tất cả các cấp học, trình độ đào tạo. Phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn học môn giáo dục công dân, pháp luật theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành. Lựa chọn nội dung pháp luật hợp lý, có hệ thống và đảm bảo hiệu quả thiết thực;
b) Bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân, giảng viên pháp luật. Xây dựng chính sách để đào tạo bổ sung, bồi dưỡng, chuẩn hoá và có chế độ đãi ngộ phù hợp với đội ngũ giáo viên, giảng viên pháp luật, giáo dục công dân;
c) Xây dựng và ứng dụng bộ công cụ hỗ trợ dạy và học môn giáo dục công dân, pháp luật;
d) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc học môn giáo dục công dân, pháp luật trong nhà trường;
đ) Chủ trì xây dựng và triển khai có hiệu quả đề án: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật phục vụ cán bộ và nhân dân trên các báo, đài, trang thông tin điện tử;
b) Chỉ đạo việc củng cố, phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về pháp luật của các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ báo chí bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện các thiết chế văn hoá - thông tin cơ sở để đưa nội dung pháp luật tới nhân dân thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội, hội thi, hội diễn, sinh hoạt nhà văn hoá, câu lạc bộ, triển lãm và lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch nhân các ngày lễ lớn của đất nước;
b) Tuyên truyền biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hình tiến tiến trong chấp hành pháp luật; đấu tranh bài trừ mê tín, các hủ tục, bạo lực gia đình, các tệ nạn xã hội và các loại văn hoá phẩm bạo lực, đồi trụy, các hiện tượng không lành mạnh trong lối sống và sinh hoạt văn hoá.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động cho doanh nghiệp và các chính sách, pháp luật đối với người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội;
b) Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý đã được Chương trình phê duyệt;
b) Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Bộ Tài chính:
a) Bố trí ngân sách hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình và các đề án được ban hành kèm theo Chương trình này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm kịp thời, đầy đủ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, ban hành quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ cho đội ngũ tuyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
8. Bộ Ngoại giao:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
9. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lực lượng vũ trang.
10. Các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục củng cố, xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật phục vụ cán bộ và nhân dân; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu khả năng xây dựng kênh truyền hình đại chúng về pháp luật.
11. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
a) Trên cơ sở Chương trình và tình hình thực tế, các Bộ, ngành, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm để triển khai ở Bộ, ngành mình; chịu trách nhiệm chính trong việc phổ biến, thông tin, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật do Bộ, ngành ban hành hoặc chủ trì dự thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; phối hợp với Bộ Tư pháp, các tổ chức đoàn thể ở Trung ương và chính quyền các cấp triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân, hội viên, đoàn viên; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các Bộ, ngành;
b) Bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chế độ tài chính hiện hành;
c) Tiến hành kiểm tra, sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý, hàng năm; thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
d) Các Bộ, ngành, đoàn thể được giao chủ trì các đề án có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
đ) Các Bộ, ngành được giao chủ trì thực hiện Đề án, căn cứ vào mục tiêu, nội dung Đề án chi tiết, lập dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm.
12. Đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân thông qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
13. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chủ động, phối hợp với các cơ quan nhà nước, tích cực vận động nhân dân tự giác tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đẩy mạnh việc giám sát hoạt động thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức; kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
14. Ủy ban nhân dân các cấp
a) Trên cơ sở Chương trình này, hướng dẫn của các Bộ, ngành, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương;
c) Bảo đảm kinh phí từ ngân sách để thực hiện có hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; lồng ghép các hoạt động của Chương trình này với các chương trình, dự án khác liên quan trên cùng địa bàn;
Ban hành văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Có chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên và những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;
 Việc củng cố, kiện toàn tổ chức của Hội đồng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể, bảo đảm nguyên tắc thiết thực, hiệu quả và được thực hiện một cách nghiêm túc.
đ) Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, đánh giá, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện Chương trình. Thực hiện chế độ khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.
15. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này./.

THỦ TƯỚNG

                                                                              Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
----------

No. 37/2008/QD-TTg

Hanoi, March 12, 2008

DECISION

APPROVING THE 2008-2012 PROGRAM ON LAW DISSEMINATION AND EDUCATION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
At the proposal of the Minister of Justice,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the 2008-2012 Program on law dissemination and education.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 3.The Minister of Justice shall guide, inspect and urge the implementation of this Decision.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

THE 2008-2012 PROGRAM

 

 

ON LAW DISSEMINATION AND EDUCATION
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 37/2008/QD-TTg of March 12, 2008)

A. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

I. OBJECTIVES

1. General objectives

To continue creating a higher and higher sense of law respect and observance of public employees and people; to renew methods of organizing law dissemination and education and raise the quality of human resources for law dissemination and education: to promptly and regularly disseminate law contents suitable to each kind of target entity or geographical area; to effectively organize law dissemination and education nationwide, contributing to the adoption of a lifestyle and working style under the Constitution and law; to build and perfect a law-ruled socialist Vietnamese State of the people, by the people and for the people.

2. Specific objectives

By the end of 2012, to strive to achieve the following specific objectives in law dissemination and education:

a/ 80%-90% of the population will be popularized with basic laws and specialized legal documents related to every group of inhabitants in different geographical areas;

b/ 95% or more of cadres and public employees will be furnished with knowledge of laws on their professional domains;

c/ 95% of labor users and 70% of laborers are popularized respectively with legal provisions related to enterprises operation and laws on rights and obligations of citizens and laborers;

d/ 100% of officers and soldiers in peoples armed forces will be furnished with legal knowledge on security and defense as well as other legal provisions directly related to their duties;

e/ 95% of youth and juniors will be popularized and educated with laws directly concerning them;

f/ 95%-100% of legal documents directly related to overseas Vietnamese or foreigners in Vietnam will be popularized with law in appropriate forms.

II. REQUIREMENTS

1. Law dissemination and education constitute part of the political and ideological education and a task of the whole Party-led political system.

2. Inheriting the outcomes, ensuring the continuity and development of the law-dissemination contents, forms and methods elaborated in the 2003-2007 Program on law dissemination and education.

3. Further diversifying forms of law education and dissemination, ensuring the harmonious combination between traditional forms and new ones which are being effectively applied in reality; selecting legal contents suitable to each kind of target entity and geographical area.

4. Ensuring synchronism, comprehensiveness, suitability and efficiency in law dissemination and education. Law dissemination and education programs do not only provide legal information for, but also mobilize public employees and people to observe law so as to improve their sense of law observance and preclude illegal acts.

5. Combining law education with ethical and cultural education as well as the fostering of the sense of voluntariness and self-consciousness in law learning and observance among public employees and people. Law dissemination and education must be carried out in harmony with the enforcement of law and the organization of the campaign Learning and following the ethical example of Ho Chi Minn among the entire Party, people and army.

6. Making proper and efficient investment in facilities, material conditions for. and applying appropriate forms of, law dissemination and education, especially in geographical areas where law violations often occur and areas facing socio-economic difficulties. Mobilizing sources from the community and support of foreign organizations for law dissemination and education and urging people to abide by law.

B. PRINCIPAL CONTENTS

1. Concentrating on law dissemination and education for six groups: cadres and public employees; urban inhabitants, rural inhabitants and ethnic minority people; officers and soldiers in the armed forces; youths and juniors; labor users and laborers in enterprises; foreigners in Vietnam and overseas Vietnamese.

Legal contents selected for dissemination must be suitable to each kind of target entity and geographical area. Concentrating on disseminating legal documents directly concerning the life of public employees and people and legal documents promulgated by the National Assembly, the Government, the Prime Minister and other competent state agencies. Attaching importance to the dissemination of legal provisions concerning international economic integration: corruption prevention and combat; thrift practice and waste combat; social-vice prevention and combat; traffic safety; food safety and hygiene; and exercise of grassroots democracy.

2. Improving the quality of human resources for law dissemination and education from the central to grassroots levels. Investing in material foundations, equipment and facilities and applying modern techniques and devices to meet the law dissemination and education requirements in the new situation.

3. Renewing and raising the efficiency of the existing forms and methods of law education and education; widely applying new and effective forms of law dissemination and education. Focusing on law dissemination and education at the grassroots level.

4. Elaborating and step by step perfecting institutions on law dissemination and education suitable to socio-economic conditions, meeting the political and ideological education requirements. Elaborating and submitting to the National Assembly a draft Law on Law Dissemination and Education.

5. Raising the efficiency of law dissemination and education conducted by ministries, branches and Peoples Committees at all levels as well as the participation of mass organizations and socio-political organizations therein.

6. Key schemes under the Program:

a/ The first scheme: law dissemination and propagation for rural inhabitants and ethnic minority people

- The agency in charge: the Ministry of Agriculture and Rural Development;

- Coordinating agencies: the Ministry of Justice, the Nationalities Committee, the Vietnam Peasants Association and the Central Committee of the Vietnam Womens Union.

b/ The second scheme: consolidating and improving the quality of human resources for law dissemination and education, meeting die national renewal and development requirements

- The agency in charge: the Ministry of Justice;

- Coordinating agencies: the Ministry of Home Affairs, the Party Central Committees Commission for Propagation and Education.

c/ The third scheme: improving the quality of law dissemination and education at schools

- The agency in charge: the Ministry of Education and Training:

- Coordinating agencies: the Ministry of Justice, the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Ho Chi Minh National Politics and AdministrationAcademy.

d/ The fourth scheme: law dissemination and propagation for laborers and labor users in enterprises of all kinds

- The agency in charge: die Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

- Coordinating agencies: the Ministry of Justice, the Vietnam Confederation of Labor and the Vietnam Chamber of Commerce and Industry.

7. Formulating and implementing key schemes under the Program. Combining the implementation of the Program with schemes under the national program of action for law dissemination and education and raising the sense of law observance for cadres and people in communes, wards and townships during 2005-2010 (promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 212/2004/QD-TTg of December 16, 2004) and other socio-economic development programs.

C. SOLUTIONS TO IMPLEMENTATION OFTHE PROGRAM

1. Consolidating, developing and raising the quality of law dissemination and education human resources

a/ Consolidating and strengthening the contingent of cadres engaged in law dissemination and education at all levels, cadres in charge of legal affairs and cadres and public employees of law-enforcement agencies. Periodically, organizing training courses on political theory and law dissemination and education skills as well as contests for the staff engaged in law dissemination and education so as to encourage and create conditions for them to improve their professional knowledge as well as their working efficiency and quality. Promoting the role of the contingent of law rapporteurs at various levels in law dissemination and education.

b/ Building, training, retraining, supplying legal documentations to, and creating other necessary conditions for raising the quality of. the contingent of law rapporteurs, propagators, law correspondents and editors in press and publishing agencies, citizenship education and law teachers so as to improve their professional quality, ensuring quantitative and qualitative satisfaction in terms of moral and professional qualifications and practical experiences. Paying attention to foreign and ethnic minority language training for the staff engaged in law dissemination and education in relevant localities;

c/ Promoting the role of lawyers, trade union leaders, cadres of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, youth volunteers and cadres of socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations in law dissemination and education.

2. Renewing and raising the quality and efficiency of law dissemination and education forms and methods

Depending on each kind of target entity of law dissemination and education and practical conditions of ministries, branches and localities, law dissemination and education will be canned out in the following principal forms:

a/ Enhancing verbal dissemination of legal provisions

Properly implementing Directive No. 17-CT/TW of October 15, 2007, of the Party Central Committees Secretariat on further renewing and raising the quality and effectiveness of verbal dissemination in the new situation. Organizing re-training courses and introducing new legal documents as well as legal documents related to public employees professional operations and peoples life. Attaching importance to law dissemination and education at the grassroots level. Renewing methods of introducing legal documents in the direction of enhancing exchanges, dialogues and discussions and answering of inquiries of target entities so as to raise their activeness in acquisition of legal knowledge.

b/ Raising the quality of law teaching and learning in schools at various grades and training levels

- Elaborating, finalizing and seriously implementing official intra-curricular law education programs suitable to each education grade and training level; renewing methods of law teaching and learning in the direction of raising the activeness of pupils and students and the practicality in lessons given by teachers and lecturers;

- Organizing more extra-curricular activities, creating conditions for pupils and students to participate in law-specialized political activities. Law students should study and inquire into law-building and -enforcement activities;

- Studying, developing and applying sets of teaching aids for teaching and learning citizenship education and law subjects, including books, reference materials, video discs and other visual teaching aids;

- Building law research and consultancy centers at law bachelor-training establishments so as to create conditions for students to foster their theoretical knowledge and improve their capability to apply knowledge in reality;

- Organizing contests for good teachers and pupils of citizenship education and law subjects.

c/ Promoting the effectiveness of law dissemination and education on the mass media

- Actively mobilizing the existing strength and advantages of the mass media in law dissemination and education; opening new columns, increase broadcasting time volumes and newspaper pages, ensuring accurate contents as well as plentiful and attractive forms. Enhancing the presss nature of orienting and guiding public opinions in law dissemination and education. Paying attention to law dissemination and propagation in ethnic minority and foreign languages in the press;

- Optimizing the use of local radio and television stations in law dissemination and education; paying attention to investments in material and technical foundations for law dissemination and education; increasing the quantity and improving the quality of other legal documentations in order to support law dissemination and education on local public-addressing systems.

d/ Diversifying documents used for law dissemination and education, including: books, leaflets, video tapes and discs, audio discs, calendars, panels and posters. Common legal publications must be delivered free-of-charge to the people. Paying attention to the printing of bilingual documents for ethnic minority people, foreigners in Vietnam and overseas Vietnamese.

e/ Raising the effectiveness of the management, exploitation and use of documentations from law-book cases in communes, wards, townships, agencies, units, enterprises and schools

- Based on lists of legal documents which are no longer effective, promulgated by competent agencies, Peoples Committees of communes, wards, townships, agencies, units, enterprises and schools shall scrutinize, update and supplement new law books to meet demands of employees and people, attaching importance to common law books and law question-and-answer books. Effectively exploiting Cong bao and other documents in law-book cases. Developing a movement for reading law books among the people;

- Diversifying forms of law-book cases. Striving to combine the traditional model of law-book cases with the form of e-book cases. Strongly accelerating the rotation of law books between law-book cases in communes, wards and townships and commune post-culture spots, cultural houses of population quarters and villages and law-book cases of agencies, units, enterprises and schools. Maintaining and developing specialized law-book cases for each region.

f/ Intensifying grassroots conciliation activities in law dissemination, propagation and education

- Strengthening the contingent of cadres performing the management of conciliation activities from the central to grassroots levels;

- Renewing the provision of law and professional knowledge training for grassroots conciliators, paying attention to training of judicial officials in communes, wards and townships and conciliators who are ethnic minority people;

- Periodically, supplying documents and organizing exchanges and contests so as to create favorable conditions for conciliators to meet and exchange experiences.

g/ Enhancing law dissemination and education through activities of law clubs

- Improving the operation quality of law clubs. Concentrating efforts on renewing law dissemination at clubs along the direction of organizing specialized activities, exchange and explanation of legal problems arising in reality; allocating funds for these activities from the state budget as well as contributions of organizations and individuals;

- Further integrating law contents with regular activities of other clubs. Promoting operation efficiency of enterprises legal affairs clubs in order to attract their participation and promptly satisfy their requirements for law inquiry and application;

- Encouraging cadres and public employees who have been trained in law to act as collaborators of law clubs.

h/ Renewing and diversifying forms of legal quiz as well as cultural and artistic exchanges with legal contents

Promoting the effectiveness of writing contest, on-stage contests and television contests; organizing law contests on the Internet; attaching importance to the integration of law contents with cultural and artistic exchanges and activities. Creating cinematographic and theatrical works and opening camps for creation of literary works on law subjects.

i/ Strongly developing forms of legal consultancy and legal aid, supplying legal documents, applying information technology to law dissemination and education and applying on a trial basis form of online answering of law inquires

- Enhancing the combination of law dissemination and education with mobile legal aid in particular difficulty-hit communes in mountainous, deep-lying and ethnic minority areas so as to meet local peoples demands for settlement of legal problems. Extending and improving the quality of legal aid activities, legal consultancy centers and legal consultancy teams under socio-political organizations and other social organizations;

- Applying on a trial basis the form of giving answers to law inquiries through e-mail or by post and organizing online exchanges of opinions;

- Launching websites to supply legal documents free-of-charge.

j/ Accelerating law dissemination and education through law enforcement activities of state agencies

- Integrating law dissemination and education with investigation, prosecution and trial activities as well as the performance of public duties of inspection, market control, forest protection, customs and tax agencies;

- Elaborating and implementing programs and plans on training in legal knowledge and law dissemination and education skills to each target entity.

k/ Organizing law dissemination and education through the elaboration and implementation of villages or hamlets conventions, agencies regulations and social organizations charters; integrating law dissemination and education with other socio-economic programs being underway; launching peak drives and peak months for law implementation and observance. Mobilizing households to sign commitments on law violation-free family. Building good examples on law observance in population communities.

l/ Organizing polls in order to gather feedbacks from public employees and the people on the effect of law enforcement and demands for law dissemination and education so as to adjust the contents, forms and methods of law dissemination and education to suit the practical requirements.

Public opinion polls must be conducted in diversified forms: gathering comments on draft laws; conducting direct surveys via interviews, questionnaire sheets and mailboxes; developing specialized columns on law dissemination, propagation and education on the mass media; collecting peoples requests for law dissemination and education via lawyers associations, bar associations, law firms, legal aid centers as well as other social organizations and associations.

3. Perfecting institutions on law dissemination and education

a/ Elaborating the draft Law on Law Dissemination and Education for submission to the XIIth National Assembly; promptly promulgating legal documents guiding the implementation thereof once it is passed;

b/ Reviewing, amending and supplementing regulations on the management and use of funds for law dissemination and education;

Studying and elaborating regulations on support for the contingent of rapporteurs and propagators engaged in law dissemination and education.

4. Allocating funds and investing in material foundations for law dissemination and education

- Investing in material foundations, intensifying the application of modern techniques and devices in order to raise the effectiveness of law dissemination and education;

- Mobilizing the participation and voluntary contributions of agencies, organizations and enterprises for law dissemination and education activities.

D. FUNDS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. Funds for the implementation of the Program on law dissemination and education are included in annual budget plans of ministries, branches, central agencies and localities according to current state budget decentralization and voluntary contributions of organizations and individuals at home and abroad in accordance with law.

2. Funds for the implementation of the Program must be managed and used in an efficient and legal manner.

E. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

I. TIME FOR IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. In 2008: Ministries, branches and localities shall elaborate plans on the implementation of the Program; ministries and branches assigned to take the main charge over schemes shall elaborate and submit detailed schemes to the Prime Minister for approval.

2. During 2009-2012: To organize the implementation of the Program and its key schemes. In 2010, to organize the preliminary review and propose solutions to achieve the Programs objectives.

3. In 2012: To organize the final review of the results of implementation of the Program and, on that basis, affirm appropriate law dissemination and education models, draw necessary lessons and experience so as to well organize law dissemination and education in the subsequent periods.

II. DIVISION OF RESPONSIBILITY

1. The Ministry of Justice shall:

a/ Direct, guide, urge and supervise the implementation of this Program by various authorities and branches; annually, sum up and report the implementation results to the Prime Minister; propose major solutions to the effective implementation of the Program;

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, elaborating detailed schemes under the Program for submission to the Prime Minister for approval;

c/ Formulate and perfect mechanisms and policies on the management and administration of the implementation of the Program; assume the prime responsibility for proposing solutions to the consolidation of the contingent of cadres engaged in law dissemination and education at the central and grassroots levels;

d/ Act as the standing body of the Government Council for Law Dissemination and Education and have the responsibility to direct and guide the law dissemination and education activities of law dissemination and education councils at ministries, branches and localities;

e/ Direct and guide provincial/municipal Justice Services to advise provincial-level Peoples Committees on promulgating documents on law dissemination and education and organizing the implementation of these documents in their respective localities:

f/ Conduct law information, compile and distribute documents for the implementation of the Program. Direct, guide and inspect the building, management and exploitation of law-book cases in communes, wards, townships, agencies, enterprises and schools. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communication and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, effecting the rotation of law books between commune culture-post spots and commune libraries and law-book cases in order to improve operation efficiency;

g/ Inspect, organize preliminary and final reviews and implement regulations on commendation or propose commendation for collectives and individuals that record outstanding achievements in the implementation of the Program on law dissemination and education;

h/ Assume the prime responsibility for elaborating and implementing the Scheme on consolidating and raising the quality of the human resources engaged in law dissemination and education, meeting the national renewal and development requirements.

2. The Ministry of Education and Training shall:

a/ Direct law teaching activities at schools, introducing appropriate law education contents to all education grades and training levels. Coordinate with the Ministry of Justice in perfecting programs, teaching materials, textbooks and documents guiding the teaching and learning of citizenship education and law subjects along the direction of combining theory with practice. Select appropriate and systematic law contents so as to ensure practical efficiency;

b/ Ensure sufficiency and improve the quality of the contingent of citizenship education teachers and law lecturers. Adopt policies to train, re-train, standardize, and adopt appropriate treatment policies for, citizenship and law teachers and lecturers;

c/ Work out and apply a set of teaching aids in support of the teaching and learning of the citizenship education and law subjects;

d/ Regularly inspect and evaluate the learning of citizenship education and law subjects at schools;

e/ Assume the prime responsibility for elaborating and effectively implementing the Scheme on raising the quality of law dissemination and education at schools.

3. The Ministry of Information and Communication shall:

a/ Direct the elaboration, consolidation, maintenance and improvement of quality of specialized columns on law information and dissemination on newspapers, radio and stations and websites;

b/ Direct the consolidation and development of the contingent of law reporters and editors of central and local mass media agencies. Regularly provide training on legal knowledge and professional skills so as to ensure that law dissemination is conducted in strict accordance with the Partys lines and policies and the States law.

4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:

a/ Direct and guide the formulation, consolidation and finalization of grassroots cultural-information institutions so as to introduce law to the people through cultural and art activities, festivals, contests, cultural houses, clubs and exhibitions, integrate law dissemination with cultural, sport and tourism activities occasioned by big national anniversaries;

b/ Disseminate and praise examples of good persons, good deeds and advanced models in law observance; fight superstition, backward traditions, domestic violence, social evils, depraved cultural works and unhealthy phenomena in lifestyle and cultural activities.

5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

a/ Direct and guide law dissemination and education in the domains of employment, job-training, labor, wage, remuneration, social insurance and labor safety to enterprises, policies towards people with meritorious services, social relief policies, child protection and care, gender equality and social evil prevention and combat;

b/ Assume the prime responsibility for elaborating and effectively implementing the Scheme on law dissemination and education to labor users and laborers in enterprises of various types.

6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Direct and guide law dissemination and education to entities under its management as approved by the Program;

b/ Assume the prime responsibility for elaborating and effectively implementing the Scheme on law dissemination and propagation to rural inhabitants and ethnic minority people.

7. The Ministry of Finance shall:

a/ Allocate annual budgets to ministries, branches and localities for the implementation of the Program and its schemes in accordance with the Law on the State Budget;

b/ Review, amend and supplement regulations on fund management and use so as to ensure adequate funds for law dissemination and education;

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, studying and promulgating regulations and policies on allowances for law propagators.

8. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, conducting law dissemination and education for foreigners in Vietnam and overseas Vietnamese.

9. The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall direct and guide law dissemination and education in the armed forces.

10. Mass media agencies, especially the Vietnam Television Station and the Voice of Vietnam Radio, shall continue consolidating, creating and maintaining specialized columns on law information and dissemination in service of public cadres and people; increase the radio and television broadcasting time volumes on law dissemination and education; Vietnam Television shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, studying the possibility of building a law television channel.

11. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall:

a/ On the basis of the Program and their practical situations, take the initiative in elaborating long-term and annual programs and plans on law dissemination and education at their ministries and branches: take the main charge for disseminating and guiding the implementation of legal documents promulgated by ministries or branches or drafting documents for submission to competent agencies for promulgation; coordinate with the Ministry of Justice, central organizations and administrations at various levels in conducting law dissemination and education for cadres, people and members; arrange cadres specialized in law to monitor and implement law dissemination and education: consolidate and improve the operation efficiency of law dissemination and education councils at ministries and branches;

b/ Ensure budget funds for law dissemination and education under current financial regulations;

c/ Carry out quarterly and annual inspection, preliminary review and evaluation of the implementation of law dissemination and education; notify the Ministry of Justice of the results of law dissemination and education for summing up and reporting to the Government;

d/ Ministries, branches and organizations which are assigned to take the main charge of schemes shall coordinate with concerned ministries and branches and provincial/municipal Peoples Committees in organizing the implementation of schemes approved by the Prime Minister:

e/ Ministries and branches which are assigned to take the main charge of the schemes shall base themselves on the objectives and contents of the detailed schemes and elaborate cost estimates and send them to the Ministry of Finance for sum up and submission to competent agencies for approval and incorporation into annual budget estimates.

12. The Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy are requested to direct and guide law dissemination and education to cadres and the people through investigation, prosecution and trial activities; provide training and retraining in law dissemination and education skills and methods to the contingent of prosecutors, judges and peoples jurors.

13. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall take the initiative and coordinate with state agencies in mobilizing people to actively learn about and strictly abide by law, accelerating the supervision of law enforcement activities of state agencies, cadres and public employees; and propose functional agencies to strictly handle law violations.

14. Peoples Committees at various levels shall:

a/ Based on this Program, the guidance of ministries, branches, the Governments Law Dissemination and Education Council and the practical situation in their localities, take the initiative in elaborating and organizing the implementation of programs and plans on law dissemination and education;

b/ Improve the quality of the personnel engaged in law dissemination and education in localities;

c/ Ensure budget funds for the effective implementation of the Program on law dissemination and education; integrate activities of this Program with other related programs and projects in the localities;

Promulgate documents guiding the management and use of funds for law dissemination and education in the localities. Adopt regulations on support for the contingent of law rapporteurs, propagators, conciliators and those engaged in law dissemination and education.

d/ Direct the consolidation of the organization and operation of law dissemination and education councils at various levels;

The consolidation of law dissemination and education councils must be carried out so as to ensure the improvement of their operation efficiency suitable to the characteristics and practical situations, ensuring the principles of practicality and efficiency.

e/ Annually, conduct preliminary and final review and report to the Ministry of Justice the implementation results of the Program. Implement regulations on commendation and reward for collectives and individuals that record outstanding achievements in this work.

15. Law dissemination and education councils shall, within the ambit of their functions and tasks, organize the implementation of this Program.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 37/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 05/2008/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BTC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ theo Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ

Thuế-Phí-Lệ phí, Chính sách

văn bản mới nhất