Quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 245/QĐ-TTg

Quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:245/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:12/02/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cần Thơ: Xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm
Ngày 12/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tại Quyết định, Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển theo chiều sâu gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao, du lịch; phát triển mạnh hệ thống thương mại...
Dự kiến, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp vùng đạt khoảng 17% giai đoạn 2011 - 2015 và 16%/năm giai đoạn 2016 - 2020, tập trung các lĩnh vực như: Khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tiếp tục khai thác các mỏ khí hiện có, nghiên cứu triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 02 triệu tấn dầu thô/năm tại Thành phố Cần Thơ; xây dựng nhà máy lọc dầu tại Năm Căn; hoàn thành trung tâm điện lực Ô Môn; phát triển công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền tại Cà Mau. Đồng thời, ưu tiên đầu tư cho trường học ở vùng biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, học tập của học sinh các dân tộc ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang và các địa phương Campuchia và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định245/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 245/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-----------
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2014
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020,
 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 thang 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I.VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam.
- Là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cnước, trong đó có Khu du lịch quốc gia Năm Căn và đặc biệt đảo Phú Quốc được xác định xây dựng trở thành trung tâm giao thương quốc tế, khu du lịch quốc gia với sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mê kông.
- Là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực; các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 28-KL/TW; định hướng Chiến lược biển Việt Nam, đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; phát triển thành vùng động lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước theo hướng mở, có khả năng hội nhập quốc tế sâu, rộng.
2. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong Vùng, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển theo chiều sâu gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà vùng có lợi thế cnh tranh như sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao, du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội, dịch vụ và kinh tế biển, đảo; phát triển mnh hệ thống thương mại, đặc biệt là hệ thống bán buôn, làm đầu mối cung ứng hàng hóa cho cả Vùng.
3. Phát triển đồng bộ hệ thống các đô thị, khu dân cư và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái gắn với đồng ruộng, miệt vườn, sông nước và biển đảo.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và giữa các đồng bào dân tộc trong vùng.
5. Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nht là nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
6. Thực hiện phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; có các giải pháp chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; kết hp chặt chẽ giữa phát trin kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu đến năm 2020:
a) Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 11%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 10,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020;
+ Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông lâm nghiệp, thủy sản 23,1%; công nghiệp - xây dựng 33,3%; dịch vụ 43,6%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông lâm nghiệp, thủy sản 17,3%; công nghiệp - xây dựng 37,4%; Dịch vụ 45,3%;
+ GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.470 USD năm 2015, năm 2020 khoảng 4.400 USD. Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 5,6 tỷ USD, năm 2020 khoảng 10,3 tỷ USD. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt 9,5 - 10% đến năm 2015 và khoảng 10 - 11% đến năm 2020;
+ Sản lượng thóc đến năm 2015 khoảng 9 triệu tấn, năm 2020 khoảng 10,2 triệu tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đến năm 2015 đạt 2.030 nghìn tấn, năm 2020 khoảng 2.420 nghìn tấn.
- Các mục tiêu xã hội:
+ Phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,1% đến năm 2015 và dưới 1% năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% đến năm 2015 và trên 70% đến năm 2020. Tạo việc làm hàng năm cho 15 - 15,5 vạn lao động giai đoạn 2011 - 2015 và 17 - 17,5 vạn lao động giai đoạn 2016 - 2020. Giữ tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị khoảng 3 - 4%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5 - 2,5%/năm;
+ Phấn đấu đến năm 2015 số xã, phường đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 55%, số ấp, khóm đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 75%; đến năm 2020 sxã, phường đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 65%, số ấp, khóm đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 85%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 13% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020;
+ Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường; phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt trên 99%. Nâng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt trên 87% vào năm 2015 và đạt 95 - 97% vào năm 2020; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông lên trên 60% vào năm 2015 và khoảng 80% vào năm 2020;
+ Tỷ lệ cấp nước sạch đến năm 2015 đối với các đô thị từ loại III trở lên đạt 90%; đô thị loại IV và V đạt 85%, khu vực dân cư nông thôn sổng tập trung đạt 60%. Đến năm 2020 tại các đô thị và khu vực dân cư nông thôn sống tập trung đạt 100%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt trên 98,5% vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 100%.
- Về bảo vệ môi trường
+ Đến năm 2015 các khu công nghiệp, khu đô thị xây dựng mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn quy định; năm 2020 có 100% khu công nghiệp, khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường. Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, khu công nghiệp trong vùng được thu gom và xử lý;
+ Nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 trên 12,2%, đến năm 2020 lên 13,2% và tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt 100%. Bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển, bảo tồn thiên nhiên; chủ động phòng, tránh giảm thiểu rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Về quốc phòng, an ninh
+ Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong các giai đoạn phát triển;
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp của nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông; giáo dục nếp sống văn hóa mới, chống mê tín dị đoan tại các cộng đồng dân cư.
2. Định hướng đến năm 2030:
a) Là vùng có trình độ phát triển khá cao, khoa học - công nghệ sẽ trả thành một trong những động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, tổ chức xã hội với trình độ tiên tiến. Đến năm 2030, dự kiến GDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 9.300 USD, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế gần 90%, nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao. Môi trường đầu tư đạt chuẩn quốc gia và khu vực (thông thoáng, minh bạch, thân thiện, an ninh, an toàn).
b) Mạng lưới kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Các trục cao tốc đối ngoại và nội vùng (Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Rạch Giá, Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu) được hoàn thành. Hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước được xây dựng đồng bộ. Hệ thống các cơ sở văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và thể dục - thể thao ở mức cao so với cả nước; kinh tế phát triển năng động và hiệu quả với cơ cấu kinh tế phù hợp và năng động.
c) Hình thành hệ thống đô thị hiện đại, phân bố hợp lý tại các tiểu vùng. Các đô thị lớn như Cần Thơ, Phú Quốc và một số Thành phố khác trở thành các trung tâm dịch vụ, du lịch, giao thương lớn của vùng, cả nước và khu vực, trong đó trọng tâm phát triển Phú Quốc và Năm Căn trở thành Khu du lịch quốc gia. Quy mô dân số của vùng đến năm 2030 khoảng 7,8 - 8,0 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 4,7 - 4,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 60-61%.
d) Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; xã hội đồng thuận, an toàn, thanh bình; hoàn thành tu bổ, tôn tạo để phát huy giá trị các di tích như Bà Chúa Xứ ở núi Sam và các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng quốc gia khác; cộng đồng gắn kết hài hoà và thân thiện, an ninh chính trị giữ vững, quốc phòng được đảm bảo.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, cạnh tranh và hiệu quả, bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng GTSX nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 5,4%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,0%/năm.
- Nông nghiệp: Thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng lúa. Duy trì và ổn đnh diện tích đất lúa đến năm 2020 khoảng 772,2 nghìn ha (trong đó đất chuyên lúa là 720,7 nghìn ha). Diện tích cây ăn quả khoảng 68 nghìn ha.
- Lâm nghiệp: Thiết lập ổn định và bền vững hệ thống rừng đặc dụng và phòng hộ đi đôi vi nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất tập trung.
- Thủy sản: Phát triển khai thác thủy sản một cách bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Giảm khai thác hải sản gần bờ và ven bờ, tăng dần khai thác hải sản xa bờ thông qua đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả kinh tế. Diện tích nuôi thủy sản nước lợ toàn vùng khoảng 338,5 nghìn ha năm 2015 và 345 nghìn ha năm 2020. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt ổn định khoảng 68 - 78 nghìn ha.
2. Về công nghiệp:
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh như ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu; công nghiệp điện và năng lượng, phát triển điện sinh khối. Dự kiến tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 17% giai đoạn 2011 - 2015 và 16%/năm giai đoạn 2016 - 2020, tập trung các lĩnh vực:
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đầu tư chiều sâu cho các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao giá trị xuất khẩu, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ. Khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tiếp tục khai thác các mỏ khí hiện có, nghiên cứu triển khai xây dng Nhà máy lọc dầu công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm tại thành phố Cần Thơ. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại Năm Căn. Hoàn thành Trung tâm điện lực Ô Môn; xây dựng trung tâm nhiệt điện công suất 4.400 MW tại Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Phát triển công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền tại Cà Mau, Kiên Giang. Phát trin công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản, sản xuất phụ tùng lắp ráp máy động lực trong vùng,
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng.
- Phát triển các khu công nghiệp dọc theo trục giao thông quan trọng, kết hợp với mạng lưới cảng biển và cảng sông, gắn với phát triển mạng lưới đô thị. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài và trong hàng rào các khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống tại các địa phương.
3. Phát triển khu vực dịch vụ:
- Thương mại: Tiếp tục tập trung phát triển xuất khẩu các sản phẩm có tiềm năng và giá trị cao như lúa, tôm, cá, rau quả đông lạnh. Phát triển thương mại biên giới thông qua hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới. Phát triển thương mại thành phố Cần Thơ để nâng cao vai trò trung tâm thương mại của Vùng.
- Du lịch: Phát triển du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội. Thu hút đầu tư để sớm hoàn thành cơ sở hạ tầng du lịch chủ yếu của các Khu, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng; các khu du lịch và khu vui chơi giải trí tổng hp có quy mô lớn mang tính đồng bộ và bền vững.
- Dịch vụ: Phát triển mnh các ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Đẩy manh phát triển dịch vụ logistic để tạo điều kiện phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Khuyến khích rộng rãi mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải đường bộ và đường thủy nội địa theo quy hoạch. Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và cho các khu, cụm công nghiệp. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, văn hóa - thể thao tại các đô thị và khu đô thị mới. Phát triển mạnh dịch vụ công nghệ thông tin tại các tnh, thành phố trong Vùng, phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin lớn của Vùng.
4. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội:
- Dân số và nguồn nhân lực:
Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và nâng cao chất lượng dân số; đến năm 2015 dân số toàn vùng đạt khoảng 6,7 triệu người, đến năm 2020 đạt khoảng 7,1 triệu người, nâng tỷ lệ đô thị hóa của vùng lên 40,4% năm 2015 và 47,8% năm 2020.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng. Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Giáo dục - đào tạo:
Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống tái mù chữ trên cơ sở hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trang học cơ sở.
Tập trung, ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của vùng và yêu cầu hội nhập quốc tế; ưu tiên đầu tư, phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đủ năng lực đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế và khu vực.
Ưu tiên đầu tư cho trường học ở vùng biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, học tập của học sinh các dân tộc ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang và các địa phương Campuchia. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên cho học sinh là người dân tộc thiểu số và học sinh người Khmer .
Xây dựng mỗi địa phương có một Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện mạng lưới các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; đầu tư thành lập mới một số trường trung cấp chuyên nghiệp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Đầu tư đồng bộ các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trong đó mỗi trường có 2 - 5 nghề đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt những nghề gắn với phương hướng phát triển của Vùng.
Xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả vùng. Rà soát, sắp xếp và thành lập các trường đại học, cao đẳng phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đảm bảo đy đủ các tiêu chí và điều kiện thành lập trường theo quy định. Mở rộng quy mô giáo dục đại học và sau đại học và nâng cấp một số trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn nhằm từng bước điều chỉnh cơ cấu và trình độ lực lượng lao động.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Xây dựng hệ thống y tế vùng từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi.
Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm y tế của Vùng theo hướng tập trung phát triển các cơ sở y tế chuyên sâu, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao phục vụ nhân dân trên địa bàn Vùng và khu vực.
- Văn hóa và thể dục thể thao:
Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Bảo tồn, tôn tạo đồng bộ các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó chú trọng đầu tư tu bổ hoàn thành các yếu tố di tích gốc của di tích lịch sử cách mạng như: Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang), Chiến khu cách mạng U Minh Thượng (Kiên Giang), Xứ ủy Trung ương cục miền Nam tại U Minh Hạ (Cà Mau).
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao từ cấp tỉnh đến cơ sở. Chú trọng đầu tư hoàn chỉnh Trung tâm Văn hóa Tây Đô (Cần Thơ), Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Viện Văn hóa Vùng, Bảo tàng tỉnh Cà Mau và Bảo tàng Thành phố Cần Thơ.
Xây dựng và phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong vùng để trở thành một trong những trung tâm thể dục thể thao mạnh của cả nước, trong đó chú trọng hoàn thiện Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Cần Thơ, nhà thi đấu tỉnh Cà Mau.
- Xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án về giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề. Thực hiện tốt các chính sách trong lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc người có công, trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội.
5. Khoa học và công nghệ:
Phát triển thị trường công nghệ, bảo đảm giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt mức tăng trưởng bình quân đạt 8-10%/năm.
Hình thành trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Vùng tại thành phố Cần Thơ. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao; phát triển một số dịch vụ về giống, công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm chủ lực.
Đầu tư xây dựng khu công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ tại thành phố Cần Thơ.
6. Phát triển kết cấu hạ tầng:
- Về phát triển giao thông:
Đường bộ: Hoàn chỉnh tuyến cao tốc đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ; hoàn thành nâng cấp và mở rộng QL1 đoạn Cần Thơ - Năm Căn; đường ven biển phía Nam; đường Hồ Chí Minh từ Vàm Cống (An Giang) đến Đất Mũi (Cà Mau); Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đến Hà Tiên (Kiên Giang); tuyến N1... Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống đường tỉnh và các trục xuyên tâm qua đô thị, phát triển vận tải công cộng; phấn đấu đến năm 2020 có 100% đường đến trung tâm xã và cụm xã; tỷ lệ cứng hóa đạt 100%.
Đường biển: Hoàn thành đầu tư dự án luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu qua Kênh Quan Chánh Bố; nạo vét các đoạn cạn cửa sông, chỉnh nắn và cải tạo các đoạn cong gần cửa sông tuyến sông Cửa Lớn qua cửa Bồ Đ. Xây dựng hệ thống vận tải và hậu cần đa phương tiện (logistics) tại khu vực cảng Cái Cui. Tập trung khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng cảng biển đã được đầu tư xây dựng như Vịnh Đầm cảng Dương Đông, cảng Mũi Đất Đỏ (Phú Quốc); cảng Mỹ Thới (An Giang); nghiên cứu đầu tư các cảng tổng hợp và chuyên dùng xăng dầu Năm Căn trên sông Cửa Lớn và bán đo Cà Mau.
Đường thủy nội địa: Xây dựng mi một số cảng sông cấp tỉnh. Nâng cấp các cảng chuyên dùng, các khu bến phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ tập trung nằm ven sông và quy hoạch của từng địa phương. Đầu tư nâng cấp đưa vào kỹ thuật các tuyến vận tải thủy chính, hiện đại hóa thiết bị công nghệ quản lý và bc xếp tại các cảng thủy nội địa chính trong Vùng
Cảng hàng không: Mở rộng, nâng cấp cảng nội địa Cà Mau và Rạch Giá.
Cảng cạn: Bố trí từ 1 - 2 cảng cạn (ICD) để hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cần Thơ, An Giang, phối hợp với các điểm trung chuyển hàng hóa.
Đường sắt: Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Mỹ Tho - Cần Thơ kết nối với tuyến đường sắt Hồ Chí Minh - Mỹ Tho.
- Về cấp điện:
Tập trung triển khai xây dựng và hoàn thành các nhà máy điện, mạng lưới phân phối điện đồng bộ, phù hợp với Tổng sơ đồ phát triển Điện lực 7 và tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại trong việc kết nối và điều tiết, hoà mạng đồng bộ với hệ thống lưới điện quốc gia và khu vực.
- Về thủy lợi và cấp nước:
Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và đê điều đa mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn. Xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, vùng chuyến tôm, lúa - tôm ở Cà Mau và Tứ giác Long Xuyên, vùng nuôi thủy sản nước ngọt Cần Thơ, An Giang, các vùng cây ăn trái. Đầu tư xây dựng các nhà máy nước liên tỉnh và mạng lưới đường ống chuyên tải nước sạch vùng liên tnh.
Huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống kè chống sạt lở trên các tuyến sông nhm đảm bảo đời sống của nhân dân, đặc biệt là đối với các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu dân cư tập trung. Củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển và xây dựng các công trình lợi dụng tổng hợp trên đê. Ưu tiên xây dựng hệ thống đê Sông Cái Lớn, đê Sông Cái Bé (Kiên Giang); đê bao thành phố Long Xuyên, khu đô thị Tân Châu, thị trấn Chợ Vàm, thị trấn Phú Mỹ (An Giang) và 29 tuyến đê sông ở Cà Mau.
- Thông tin và truyền thông:
Mở rộng diện phục vụ, đưa dịch vụ thông tin và truyền thng xuống gần người dân, đặc biệt là nông thôn, thông qua phát triển mạng bưu cục. Xây dựng bưu cục trung tâm vùng tại thành phố Cần Thơ; nâng cấp bưu điện quận, huyện và các điểm bưu điện văn hóa xã. Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông băng thông rộng hiện đại, có thông lượng lớn có độ tin cậy cao. Phát triển thành phố Cần Thơ trở thành một trung tâm dịch vụ viễn thông chất lượng cao của Vùng và cả nước.
7. Bảo vệ môi trường
Đầu tư các nhà máy thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các đô th, khu công nghiệp. Chú trọng việc thu gom rác dưới sông, ven sông rạch trong nội ô các thành phố, thị xã, thị trấn trong Vùng.
Tăng cường công tác quản lý, khai thác sử dụng hp lý gắn với bảo vệ, giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái nhạy cảm tại các vùng đất ngập nước ven biển ở Cà Mau và Kiên Giang. Xây dựng, nghiên cứu các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm trong toàn vùng để kiểm tra, giám sát độ ô nhiễm, độ nhiễm mặn của nguồn nước. Nghiên cứu, cảnh cáo và đề xuất giải pháp phòng chống thiên tai tại những khu vực có nguy cơ sạt lcao dọc các tuyến sông, kênh, rạch. Lồng ghép các nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong tất ccác hoạt động về chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong Vùng.
8. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.
- Quy hoạch và xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm ổn định chính trị xã hội. Xây dựng các điểm sáng văn hóa, thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực biên giới và hải đảo.
- Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng các tuyến ven biên giới (tuyến N1), đầu tư xây dựng các công trình lưỡng dụng kết hợp phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng. Xây dựng các công trình bến cảng cá, nhất là ở các đảo tiền tiêu để phục vụ cho khai thác xa bờ, phòng chống bão, bảo vệ an ninh, quốc phòng.
V. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÙNG
1. Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn:
- Hệ thống đô thị:
Dự báo, tốc độ tăng dân số đô thị giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 5% và khoảng 4,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ đô thị hóa của vùng lên 40,4% năm 2015 và 47,8% năm 2020.
Đô thị trung tâm Thành phCần Thơ: Là trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao của Vùng; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng, quy mô dân số đến 2020 khoảng 2 triệu dân.
Phát triển các đô thị tiểu vùng: Xây dựng, nâng cấp thành phố Long Xuyên lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh; thành phố Rạch Giá lên đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh; thành phố Cà Mau đạt đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh, là các đô thị trung tâm của các tiểu vùng.
Đầu tư phát triển thị xã Châu Đốc lên đô thị loại 2; thị xã Tân Châu đạt tiêu chí đô thị loại 3; huyện Kiên Lương (Kiên Giang), Cái Dầu, Tịnh Biên (An Giang) đạt tiêu chí đô thị loại 4 và nâng cấp thành thị xã; đô thị Núi Sập (An Giang), đô thị Sông Đốc, Năm Căn (Cà Mau), đô thị Minh Lương, Thứ Bảy (Kiên Giang) đạt tiêu chí đô thị loại 4. Từng bước xây dựng đô thị Phú Quốc trở thành trung tâm giao thương lớn của Vùng, cả nước và khu vực.
- Phát triển các điểm dân cư nông thôn:
Hoàn thành Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ (giai đoạn II) tại Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Xây dựng các khu dân cư nông thôn với mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái đặc thù, phong tục tập quán (vùng dân cư tập trung ven sông, vùng dân cư sống phân tán ven biển, vùng ngập sâu) của miền sông nước.
Huy động tng hợp các nguồn lực, nhất là sự tham gia của nhân dân vào xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2015 khoảng 20 - 25%, đến năm 2020 đạt 50 - 60%.
2. Phát triển các tiểu vùng:
Tiểu vùng Trung tâm: Bao gồm khu vực nội thành thành phố Cần Thơ và phụ cận. Bố trí các trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng bao gồm các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế chất lượng cao, các trung tâm triển lãm, hội chợ, thể dục thể thao... Tập trung hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, các trung tâm nghiên cứu - chuyển giao công nghệ.
- Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên: Bao gồm khu vực tỉnh An Giang và khu vực phía Bắc tỉnh Kiên Giang. Phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ tại các đô thị lớn trong tiểu vùng như Long Xuyên, Rạch Giá, Châu Đốc, Hà Tiên. Xây dựng các khu du lịch mang tầm cỡ vùng và quốc gia tại khu vực Bảy Núi (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang). Nâng cao giá trị và chất lượng nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản nước ngọt (tại An Giang, Kiên Giang) và nước mặn, lợ (tại Kiên Giang) và phát triển công nghiệp chế biến gắn với xuất khẩu, Xây dựng các vùng lúa chất lượng cao. Mở rộng công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện... Phát triển kinh tế cửa khẩu.
- Tiểu vùng bán đảo Cà Mau: Bao gồm khu vực tỉnh Cà Mau và khu vực phía Nam tỉnh Kiên Giang. Phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất, công nghiệp dịch vụ dầu khí tại khu vực Khánh An, Năm Căn; các trung tâm thương mại, dịch vụ tại TP Cà Mau, Sông Đốc, Năm Căn. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp gắn với chế biến, xuất khẩu. Phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng quốc gia Đất Mũi, U Minh Hạ, U Minh Thượng, du lịch sinh thái rừng ngập mặn.
- Khu vực hải đảo: Bao gồm các huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) và một số đảo của tỉnh Cà Mau. Tập trung phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản; phát triển du lịch biển, tập trung ở khu vực đảo Phú Quốc, các đảo ven bờ khu vực Cà Mau, Hà Tiên. Đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các đảo gắn với các khu neo đậu trú bão.
3. Phát triển các lãnh thổ đặc biệt:
- Các khu kinh tế ven biển:
Đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới: Phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang tầm cỡ khu vực, quốc tế. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng Phú Quốc trthành khu kinh tế đặc biệt với tổ chức, bộ máy hành chính phù hợp. Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gồm nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông trên đảo, các dự án đường trục chính Bắc - Nam, hoàn thành xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, các cảng biển Dương Đông và Vịnh Đầm, mạng lưới cấp điện bằng cáp ngầm và một số dự án kết cấu hạ tầng khác (dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải...). Xây dựng các khu du lịch quy mô lớn, có các khu vui chơi giải trí đa dạng, các trung tâm dịch vụ, thương mại để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
Khu kinh tế Năm Căn: Hoàn thành công tác quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng kết cấu ha tầng khu kinh tế Năm Căn. Thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế Năm Căn gắn với cụm khí - điện - đạm Cà Mau, cảng Năm Căn, cụm công nghiệp đóng tàu và khu công nghiệp Năm Căn.
- Các khu kinh tế cửa khẩu: Tiếp tục đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu An Giang (Tịnh Biên, Vĩnh Châu, Khánh Bình), Hà Tiên (Kiên Giang). Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trở thành một trong những khu vực trọng điểm kinh tế của từng tỉnh, góp phần phân bố lại dân cư và lao động, nâng cao đi sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, gắn kết chặt chẽ với củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững biên giới của Tổ quốc. Xây dựng và phát trin các khu kinh tế cửa khẩu này trở thành trung tâm liên kết vùng và đầu mối quan trọng của đường xuyên Á.
VI. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ: Có Phụ lục kèm theo
VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển:
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp điện, hạ tầng tại các thành phố, các khu kinh tế.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Tiếp tục cải cách hành chính, tạo lập môi trường cnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Giải pháp về vốn đầu tư:
Huy động có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy sức mạnh nội lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Đối với khu vực Nhà nước: Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, NGO, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường như hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, giao thông... Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Khu vực ngoài Nhà nước: Cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút các nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp và dân cư, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư. Làm tốt công tác quy hoạch, chuẩn bị tốt dự án đầu tư và quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư thay vì xem xét, chấp nhận các dự án do các nhà đầu tư nghiên cứu, kiến nghị. Tiếp tục đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ trong các khu, cụm công nghiệp, các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu... để mời gọi đầu tư.
- Các giải pháp huy động vốn đầu tư khác: Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, đào tạo nghề... Huy động vốn đầu tư bằng nhiều hình thức ( BOT, BTO, PPP..) Cải tạo môi trường thu hút đầu tư FDI. Sử dụng hiệu quả đất đai thông qua việc xây dựng tốt quy hoạch sử dụng đất. Tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội.
3. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu đãi cao hơn cho các địa phương trong; tạo điều kiện thuận lợi và định hướng thu hút ODA cao hơn cho các địa phương trong Vùng.
- Nghiên cứu áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cho một số khu vực của vùng: Nghiên cứu xây dựng Phú Quốc thành khu kinh tế đặc biệt với bộ máy tổ chức hành chính phù hợp. Nghiên cứu xây dựng các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu An Giang là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
Coi trọng, quán triệt và triển khai thực hiện một cách hiệu quả việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ tất cả các khâu: đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực.
- Về đào tạo: Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý Nhà nước. Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, dạy nghề chất lượng cao. Nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm có đủ sức nắm bắt thông tin thị trường, pháp lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ...
- Về thu hút và sử dụng nhân lực: Ban hành cụ thcác chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài ở các địa phương, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên là người của các địa phương trong vùng đang theo học ở các trường đại học và các trường dạy nghề và hợp đồng cụ thể để sau khi tt nghiệp vquê hương làm việc. Tạo cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham vấn vnhững vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả Vùng.
5. Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của các địa phương trong vùng. Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở khoa học - công nghệ trên địa bàn Vùng. Huy động các nguồn vốn nhằm tăng nguồn vốn thực hiện các dự án khoa học công nghệ trong giai đoạn 2011 - 2020 (đảm bảo tỷ lệ không quá 2% GDP), làm tiền đề cho phát triển cho giai đoạn sau.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ và cơ chế phối hợp giữa Bộ, ngành và các địa phương trong quá trình trin khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ.
- Chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ để khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện đặc thù của vùng. Hình thành tại vùng một số mô hình liên kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh; hướng vào khai thác các lợi thế của vùng về các điều kiện tự nhiên, lịch sử.
- Ban hành chính sách thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ và các chính sách đối với khu vực ứng dụng công nghệ.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế, liên kết vùng và trong vùng:
- Về hợp tác quc tế: Tăng cường hợp tác với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông nhằm mục đích phát triển nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hạn chế tác hại của lũ lụt, biến đổi dòng chảy khi xây dựng các công trình thủy điện ở thượng nguồn. Đẩy mạnh hợp tác thương mại qua biên gii, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp điện giữa các địa phương Việt Nam với Campuchia. Hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam A trong lĩnh vực du lịch, hợp tác khai thác dầu khí...
- Về hợp tác liên vùng: Mở rộng hợp tác trong phát triển công nghiệp, đào tạo, y tế, du lịch, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và lao động giữa các địa phương trong vùng với các địa phương khác trong cả nước, đặc bit là thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác, liên kết phát triển toàn diện kinh tế - xã hội giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong vùng. Đẩy mnh hợp tác giữa các địa phương trong các lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư; xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các sản phẩm có lợi thế xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, hệ thống cấp nước... quy mô vùng, các tuyển giao thông liên tỉnh; phối hợp hình thành các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương; phối hợp trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
Điều 2. Tổ chức, giám sát thực hiện Quy hoạch
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở cho việc lập điều chỉnh, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.
2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong vùng có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Quy hoạch;
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch Vùng, Quy hoạch của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng; giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các địa phương trong Vùng. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kêu gọi đầu tư đối với các dự án trọng điểm của Vùng.
3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:
Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm lập mới, điều chỉnh, trình phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phm chủ yếu trên địa bàn vùng phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
Nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thực hiện thắng lợi nhũng mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong Quy hoạch.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng.
Các nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ, ngành như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải:
- Chỉ đạo xây dựng, hoàn thành các công trình giao thông quan trọng trên địa bàn vùng như: Dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới, dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, dự án đường hành lang ven biển phía Nam, các cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, Năm Căn, Cổ Chiên...
- Nghiên cứu đu tư xây dựng cảng biển có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp năng lực tài chính. Đxuất cơ chế huy động vốn cho các dự án phát triển giao thông vận tải quy mô lớn trên địa bàn Vùng.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Xây dựng và trình duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực nông nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm; tổ chức thực hiện quy hoạch và đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích và quản lý hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của Vùng.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng nhân lực sau đào tạo; tạo điều kiện để các trường đại học trong Vùng hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và thành phố Cần Thơ trong việc xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả Vùng.
d) Bộ Công Thương:
Chỉ đạo xây dựng đúng tiến độ và quy hoạch các trung tâm điện lực và mạng lưới cấp điện trên địa bàn vùng. Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương liên quan trong việc xây dựng mạng lưới chợ đầu mối, các trung tâm thương mại quy mô vùng.
Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu để hàng hóa Việt Nam đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì và phối hợp với các địa phương liên quan trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường gắn với tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ và khai thác nguồn nước hợp lý; bảo vệ các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong vùng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để chuẩn bị quỹ đất phục vụ các chương trình, dự án liên quan thực hiện quy hoạch.
e) Bộ Xây dựng:
Chủ trì lập quy hoạch, kiểm tra, giám sát xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại, nghĩa trang, hệ thống cấp nước quy mô vùng; phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị.
g) Bộ Khoa học và Công nghệ
Chỉ đạo, phối hợp trong việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trên địa bàn Vùng; xây dựng, nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo trên địa bàn Vùng.
h) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì và phối hợp với các địa phương, Bộ, Ngành có liên quan hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể dục thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia.
i) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương liên quan trong việc xây dựng hệ thống trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là các trung tâm đào tạo trình độ cao quy mô vùng.
k) Ban Chđạo Tây Nam Bộ
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn vùng.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng:
- Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch.
- Các tỉnh, thành phố trong Vùng chủ động rà soát quy hoạch chi tiết, các chương trình, dự án đầu tư; có kế hoạch lồng ghép quy hoạch vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại Quyết định này.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn theo chức năng được phân công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Ủy ban Giám sát tài chính Quổc gia;
- Kim toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).KN
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.245/QD-TTg dated February 12, 2014 of the Prime Minister  approving the master plan on socio-economic development of the Mekong delta key economic region through 2020, with orientations toward 2030

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on formulation, approval and management of socio­economic development master plans, and the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006;

At the proposal of the Ministry of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on socio-economic development of the Mekong Delta key economic region through 2020, with orientations toward 2030 (below referred to as the master plan), with the following principal contents:

I. POSITION AND FUNCTIONS

- The Mekong Delta key economic region (embracing Can Tho city and Ca Mau, An Giang and Kien Giang provinces) is a key region for producing food, aquatic products and flowers and fruits, significantly contributing to ensuring national food security and the export of agricultural and aquatic products of the whole country. It is a major energy center of the country with three electricity centers of O Mon, Ca Mau and Kien Luong and gas mines in the southwestern waters.

- The Mekong Delta key economic region is a large service and tourist center of the whole country, including Nam Can national tourist zone, and especially, Phu Quoc Island, which is planned to be built into an international trade exchange center and a national tourist zone with high-quality eco-tourist products of both the whole southern region and the lower Mekong basin.

- The Mekong Delta key economic region plays the role of a bridge in regional economic integration, has its cultural and social levels equivalent to the national average level; and occupies an important strategic location in national defense, security and external affairs.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The master plan must conform to the national socio-economic development strategy; the Government’s action program for implementation of Conclusion No. 28-KL/TW; and Vietnam’s marine strategy, and ensure consistency with sectoral development master plans. To develop the Mekong Delta key economic region into a driving-force region to boost the open socio-economic development of the entire Mekong Delta region and the whole country in the direction of intensive and extensive international integration.

2. To make the most use of the potential and advantages of localities in the region; to step up economic restructuring and change the growth model toward intensive development in association with assurance of national food security. To make focal investment in the fields in which the region has competitive advantages, such as production and processing of high-quality agricultural and aquatic products, eco-tourism (orchard, river and submerged land tourism), marine tourism, cultural and festival tourism, and marine- island services and economic activities; to strongly develop the trade system, especially the wholesale system, so as to turn the key economic region into a hub to supply commodities for the entire Mekong Delta region.

3. To synchronously develop urban centers, residential areas and technical and social infrastructure systems to be environmentally friendly and linked with rice fields, orchards, rivers, sea areas and islands.

4. To closely combine economic development with development of education and training, health, culture and physical training and sports, in association with realization of social progress and equality in order to step by step improve the people’s lives; to step up hunger elimination and poverty reduction and reduce the social-development gaps among different areas and ethnic groups in the region.

5. To focus on training and development of human resources, especially high-quality ones, to meet market demands, and associate human resources development with science and technology development and application.

6. To ensure sustainable development and combine socio-economic development with economical use of natural resources and eco- environmental protection; to take the initiative in the prevention of and response to climate change and sea level rise; to closely combine socio-economic development with assurance of national defense and security and maintenance of political stability and social order and safety.

III. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Objectives by 2020:

a/ Overall objectives:

To build the Mekong Delta key economic region into a region of dynamic development with a modern economic structure and synchronous and modern infrastructure networks and increasingly improved material and spiritual lives of local people, making greater contributions to the national economy and the construction of the entire Mekong Delta region to be rich and strong, catching up with the average national development level; to ensure political stability and firm security and national defense.

b/ Specific targets:

- Economically:

+ The annual GDP growth rate will be around 11% during 2011-2015 and 10.5% during 2016-2020;

+ Economic structure by 2015: Agriculture, forestry and fisheries: 23.1%; industries-construction: 33.3%; and services: 43.6%. By 2020, these figures will be 17.3%; 37.4%; and 45.3%, respectively;

+ Per-capita GDP will reach around USD 2,470 by 2015 and around USD 4,400 by 2020. The export value will reach USD 5.6 billion by 2015 and around USD 10.3 billion by 2020. The rate of state budget mobilization from GDP will be 9.5-10% by 2015 and 10-11% by 2020;

+ The paddy yield will reach around 9 million tons by 2015 and around 10.2 million tons by 2020. The output of reared and fished aquatic products will be 2.03 million tons by 2015 and around 2.42 million tons by 2020.

- Socially:

+ To strive to keep the natural population growth rate at below 1.1% by 2015 and below 1% by 2020. The rate of trained labor will reach over 55% by 2015 and over 70% by 2020. To annually create 150,000-155,000 jobs during 2011-2015 and 170,000 - 175,000 jobs during 2016-2020. To maintain the unemployment rate among people of working age at 3-4% in urban areas. To reduce the rate of poor households by 1.5-2.5% a year on average;

+ To strive that by 2015 over 55% of communes and wards and over 75% of villages and hamlets will satisfy cultural standards; by 2020, these figures will be over 65% and over 85%, respectively. To reduce the underweight malnutrition rate among under-5 children to below 13% by 2015 and below 10% by 2020;

+ To increase the schooling rate among children of school age; to strive that by 2015, over 99% of children of primary school age will go to school. To increase the schooling rate among children of lower secondary school age to over 87% by 2015 and 95-97% by 2020; and that among children of upper secondary school age to over 60% by 2015 and around 80% by 2020;

+ By 2015, 90% of people in urban centers of grade III or higher grade, 85% of people in urban centers of grades IV and V, and 60% of people in concentrated rural residential areas will have access to clean water. By 2020, 100% of people in urban centers and concentrated rural residential areas will have access to clean water. The rate of households having access to electricity will reach over 98.5% by 2015 and 100% by 2020.

- Environmental protection:

+ By 2015, newly built industrial parks and urban areas will have centralized wastewater treatment systems up to prescribed standards; by 2020, 100% of industrial parks and urban areas will have wastewater treatment systems up to environmental standards. By 2015 and 2020, 90% and 100% of solid waste in urban areas and industrial parks in the region will be collected and treated, respectively;

+ To increase the forest coverage to over 12.2% by 2015 and 13.2% by 2020 and increase the rate of forestland areas with forests to 100%. To protect marine and coastal ecosystems and conserve the nature; to take the initiative in preventing and mitigating natural disaster risks, and responding to climate change and sea level rise.

- National defense and security:

+ To firmly maintain political stability and social order and safety; to combine economic development with national defense and security assurance in all development stages;

+ To step up public information and mobilize people to strictly observe state laws for limiting and reducing traffic accidents; to educate in new cultured lifestyles and combat superstition in communities.

2. Orientations toward 2030:

a/ The Mekong Delta key economic region will have a relatively high development level with science and technology being a major driving force for socio-economic development of its localities, and have an advanced social organization. By 2030, the region’s per-capita average GDP is expected to reach around USD 9,300; the proportion of the non-agricultural sector in its economic structure will be nearly 90%, and its agriculture will be a hi-tech and eco-agriculture. The investment environment will reach national and regional standards (openness, transparency, friendliness, security and safety);

b/ To build synchronous and modern infrastructure networks and complete external and internal expressways (Ho Chi Minh City-Can Tho-Ca Mau, Chon Thanh-Rach Gia, Soc Trang-Can Tho-Chau Doc, and Ha Tien- Rach Gia-Bac Lieu). To build synchronous information and communication, electricity supply and water supply and drainage infrastructure facilities. Cultural, education-training, science-technology, health and physical training-sports establishments will attain a high level as compared to the whole country; the economy will develop dynamically and effectively with an appropriate and dynamic structure;

c/ To form modern urban areas to be rationally distributed in the sub­regions. Major urban centers such as Can Tho and Phu Quoc and some other cities will become large service, tourist and trade exchange centers of the region, the country and the outer region, with Phu Quoc and Nam Can to be developed into national tourist zones. The region’s population will be 7.8-8 million by 2030, including 4.7-4.8 million in urban areas; the urbanization rate will reach 60-61%;

d/ To improve the people’s material and spiritual lives; to build a united, safe and peaceful society; to complete the upgrading and embellishment of relics such as the Ba Chua Xu temple at the foot of Sam mountain, historical- cultural relics and other national revolutionary historical relics in order to promote their value; to build a coherent, harmonious and friendly community with firm political security and assured defense.

IV. ORIENTATIONS FOR SECTORAL DEVELOPMENT

1. Agriculture, forestry and fisheries:

To build a robust, diverse, competitive, efficient and sustainable commodity agriculture. To strive to increase the agriculture, forestry and fisheries production value by 5.4% a year on average during 2011-2015 and 5% during 2016-2020.

- Agriculture: To practice intensive rice cultivation for higher yield and quality. To maintain and keep stable the rice cultivation land area at around 772,200 ha by 2020 (including 720,700 ha specializing in rice cultivation). The area under fruit trees will be around 68,000 ha.

- Forestry: To establish stable and sustainable the systems of special-use and protection forests while raising the efficiency of planting of concentrated production forests.

- Fisheries: To develop sustainable fishing in parallel with protection and regeneration of aquatic resources and eco-environmental protection. To reduce onshore and coastal fishing and gradually increase offshore fishing through technology renewal for higher economic efficiency. The area under brackish water aquaculture in the entire region will be around 338,500 ha by 2015 and 345,000 ha by 2020. The area under freshwater aquaculture will be kept stable at 68,000-78,000 ha.

2. Industries:

To focus on developing industries with competitive edge and comparative advantage such as processing of agricultural, forest and aquatic products for export; electricity and energy, and development of biomass power. The industrial production value growth rate is expected to reach around 17% annually during 2011-2015 and 16% annually during 2016­2020, focusing on:

- Developing the processing of agricultural, forest, aquatic and food products in association with raw-material production zones; making intensive investment in existing processing factories; expanding the production of refined products; diversifying commodity items and raising the export value while expanding outlets. Restoring and developing a number of traditional crafts, and producing handicraft and fine-art articles for domestic consumption and export.

- Further exploiting the existing gas mines; studying the construction of an oil refinery with an annual capacity of 2 million tons of crude oil in Can Tho city. Building an oil refinery in Nam Can. Completing O Mon electricity center; building a thermo-power center with a capacity of 4,400 MW in Kien Luong, Kien Giang province.

- Developing the ship building and repair industry in Ca Mau and Kien Giang. Developing mechanical engineering to serve agriculture, fisheries, and manufacture of parts for engine assembly in the region.

- Developing the production of construction materials in association with efficient use of natural resources and eco-environmental protection. Developing chemical products to serve agriculture, industry and consumption.

- Developing industrial parks along important roads in combination with seaports and river ports as well as urban networks. Completing infrastructure systems outside and inside industrial parks. Building centralized wastewater treatment systems for industrial parks. Stepping up the development of industrial complexes and traditional craft villages in localities.

3. Services:

- Trade: To further develop the export of potential and high-value products like rice and frozen shrimp, fish and vegetables and fruits. To develop border trade through border-gate economic zones and border marketplaces. To develop trade in Can Tho city for raising its role as a trade center of the region.

- Tourism: To develop eco-tourism (orchard, river and submerged land tourism), marine tourism and cultural-festival tourism. To attract investment for early completing key tourist infrastructure facilities for the national tourist zones and sites in the region, and for developing large tourist, recreation and entertainment zones in a synchronous and sustainable manner.

- Services: To strongly develop finance-banking, insurance and securities services. To step up the development of logistic services to facilitate the development of domestic goods production and circulation and import and export. To encourage all economic sectors to engage in road and inland waterway transportation business under planning. To develop various types of services for production and industrial parks and complexes. To raise the quality of, and diversify, recreation and entertainment, shopping and cultural-sports services in urban areas and new urban centers. To strongly develop information technology services in the provinces and city in the region. To develop Can Tho city into a large information technology industrial center of the region.

4. Cultural-social development:

- Population and human resources:

To strive to reduce the natural population growth rate and raise the quality of the population. The population in the entire region will reach around 6.7 million by 2015 and around 7.1 million by 2020; to increase the urbanization rate in the region to 40.4% by 2015 and 47.8% by 2020.

To step up labor restructuring associated with economic restructuring in the region. To attach importance to creating jobs, raising the quality of jobs and increasing incomes for workers.

- Education and training:

To develop education, training and vocational training in order to create breakthroughs for improving the quality of comprehensive education to meet the requirement on human resources for socio-economic development of the region and the country.

To achieve preschool education universalization for 5-year children and teach them prepare their Vietnamese before they attend grade-1 classes. To increase the schooling rate among children of school age. To consolidate the results of primary school education universalization and prevent re-illiteracy on the basis of achieving the goals of primary school education universalization for children of eligible age and lower secondary school education universalization.

To concentrate on and prioritize training of high-quality human resources to meet the needs of the spearhead sectors and fields of the region and requirements of international integration; to prioritize investment in and development of vocational colleges and secondary schools to be capable of providing training in key disciplines at international and regional levels.

To prioritize investment in schools in border areas and facilitating the exchange and learning between ethnic minority pupils in An Giang and Kien Giang provinces and Cambodian localities. To continue to implement priority policies for ethnic minority pupils in general and Khmer pupils in particular.

To build in each locality a provincial-level continuing education center. To review, adjust and supplement for completing the network of professional secondary training institutions; to build a number of professional secondary schools for receiving lower secondary school graduates. To make synchronous investment in vocational secondary schools and colleges, each of which will provide training in 2-5 occupations up to national standards, especially occupations in line with the region’s development orientations.

To build Can Tho city into a high-quality human resource training center for the entire region. To review, arrange and establish universities and colleges in compliance with planning on the basis of fully satisfying the prescribed criteria and conditions for establishment. To expand tertiary and graduate education and upgrade a number of colleges and universities in the region with a view to step by step adjusting the structure and qualifications of the workforce.

- Health and people’s health care:

To build the region’s health system to be step by step modern, complete, synchronous and capable of meeting people’s increasing and diverse demands for health protection, care and improvement in order to reduce the rates of morbidity and mortality rates due to diseases and epidemics, contributing to raising the people’s physical strength, increasing their life expectancy and improving the race quality.

To build Can Tho city into a health center of the region, focusing on the development of specialized health establishments to provide high-quality medical services for people in and outside the region.

- Culture and physical training and sports:

To conserve, selectively inherit, preserve and promote the fine cultural values of the nation; to build civilized lifestyles and cultured families. To synchronously conserve and embellish national- and provincial-level historical-cultural relics, attaching importance to renovation of the original components of revolutionary historical relics such as Phu Quoc prison (Kien Giang), U Minh Thuong revolutionary base (Kien Giang), the Regional Party Committee of the Central Office for South Vietnam in U Minh Ha (Ca Mau).

To synchronously complete cultural and physical training and sports institutions from provincial to grassroots level. To attach importance to completing the Tay Do Cultural Center (Can Tho), Can Tho University of Arts and Culture, the Khmer Theravada Academy for Buddhist Studies, the Regional Institute of Culture, the Museum of Ca Mau province and the Museum of Can Tho city.

To organize and develop physical training and sports activities in the region to turn the region into a strong physical training and sports center of the whole country, attaching importance to completing the national sports training center in Can Tho city and the competition hall of Ca Mau province.

Hunger elimination, poverty reduction and social security: To synchronously, comprehensively and effectively implement poverty reduction programs and projects; to create opportunities for the poor to benefit from production infrastructure, land, credit and vocational training support policies. To properly implement policies on social security, care for people with meritorious services and children, and prevention and combat of social evils.

5. Science and technology:

To develop the technology market, ensuring that the average growth rate of the value of technology trading transactions will reach 8-10%/year.

To form the regional hi-tech agricultural center in Can Tho city. To build physical and technical foundations for the network of hi-tech agricultural zones and stations; to develop a number of breed and variety and technology services for the production, processing and preservation of key products.

To build a hi-tech zone associated with training of high-quality scientific and technological human resources in Can Tho city.

6. Infrastructure development:

- Transport development:

Roads: To complete the My Thuan-Can Tho expressway section; to complete the upgrading and expansion of national highway 1, the Can Tho- Nam Can section; the southern coastal road; Ho Chi Minh road, the section from Vam Cong (An Giang) to Dat Mui (Ca Mau); national highway 80, the section from Can Tho to Ha Tien (Kien Giang); and N1 route, etc. To further upgrade provincial roads and radial roads running through urban centers and develop mass transit; to strive that by 2020, there will be roads to all the centers of communes and commune clusters; 100% of roads will be hardened.

Seaways: To complete the project on navigable channels for large ships entering Hau river via Quan Chanh Bo canal; to dredge shallow sections at estuaries; to adjust and renovate curved sections of the Cua Lon river channel near Bo De estuary. To build a transportation and logistics system in the Cai Cui port area. To effectively exploit the built seaport infrastructure facilities such as Vinh Dam complex, Duong Dong port, Mui Dat Do port (Phu Quoc), and My Thoi port (An Giang); to study investment in general ports and Nam Can special-use petrol and oil port on Cua Lon river and Ca Mau peninsula.

Inland waterways: To build a number of provincial-level river ports. To upgrade special-use ports and wharves to meet the requirements of riverine industrial and service development and in conformity with local master plans. To upgrade major waterway routes up to technical grades and modernize management and loading/unloading technological equipment at major inland waterway ports in the region.

Airports: To expand and upgrade Ca Mau and Rach Gia domestic airports.

Inland container depots: To arrange in Can Tho and An Giang 1-2 inland container depots (ICD) to support the carrying out of goods import and export procedures, in combination with goods transshipment places.

Railways: To study the construction of the My Tho-Can Tho railway linking with the Ho Chi Minh-My Tho railway.

- Electricity supply:

To build and complete power plants and synchronous electricity distribution networks in line with the national electricity development master plan (Electricity Master Plan VII) and the operation schedule of power plants. To study the application of smart electricity grids and modern technologies in the linking and regulation and synchronous connection to the national and regional power grids.

- Irrigation and water supply:

To complete multi-purpose irrigation and dike systems serving agricultural production, forestry and fisheries and rural development. To build and upgrade irrigation systems serving the development of hi-tech agriculture in Can Tho, areas specialized in shrimp rearing and rice cultivation-shrimp rearing in Ca Mau and Long Xuyen quadrangle, freshwater aquaculture areas in Can Tho and An Giang, and fruit tree areas. To build inter-provincial water plants and clean-water pipelines.

To mobilize resources for building embankments to prevent landslides along river ways in order to ensure people’s lives, especially in cities, towns, townships and concentrated residential areas. To consolidate and upgrade sea dikes and build multi-functional works on dikes. To prioritize the construction of the Song Cai Lon and Song Cai Be dike systems (Kien Giang); embankments for Long Xuyen city, Tan Chau urban area, Cho Vam township, and Phu My township (An Giang), and 29 river dikes in Ca Mau.

- Information and communication:

To expand the coverage of information and communication services, especially in rural areas, through developing post office networks. To build the region’s central post office in Can Tho city; to upgrade district post offices and commune post-cultural points. To build highly reliable modern and high-flux broadband telecommunications infrastructure. To develop Can Tho city into a high-quality telecommunications service center of the region and the country.

7. Environmental protection:

To invest in solid waste collection and treatment plants as well as water drainage and wastewater treatment systems in urban areas and industrial parks. To attach importance to the collection of garbage in rivers and along rivers in the inner areas of cities, towns and townships in the region.

To intensify the management of, rationally exploit and use, natural resources in parallel with protecting and preserving them, ensuring biodiversity and sensitive eco-systems in coastal submerged land areas in Ca Mau and Kien Giang. To develop and study solutions to responding to climate change and mitigating impacts caused by climate change.

To build a system for observation of surface water and groundwater quality in the entire region in order to inspect and supervise the level of pollution and salinity of water sources. To study and warn natural disasters and propose solutions for natural disaster prevention and control in landslide- prone areas along rivers, canals and ditches. To integrate climate change response and sustainable development tasks into all activities under the development strategies of sectors, fields and localities in the region.

8. Socio-economic development associated with national defense and security

- To plan and build defense economic zones with the close combination of the two strategic tasks of socio-economic development and strengthening of defense and security and promote of the defense potential, such as building all-people defense posture and people’s security posture and ensuring socio-political stability. To build cultural exemplary points and implement the movement “All people build a cultured life in border and island areas.”

- To accelerate the upgrading and expansion of border routes (N1 routes); to build double-purpose works to combine economic development with strengthening of security and defense. To build fish wharves, especially on outpost islands, to serve offshore fishing, storm prevention and control, and protection of security and national defense.

V. URBAN DEVELOPMENT AND TERRITORIAL ORGANIZATION OF THE REGION

1. Development of the urban system and rural residential areas:

- Urban system:

The urban population growth rate is predicted to be around 5% during 2011-2015 and around 4.7% during 2016-2020; the urbanization rate of the region will increase to 40.4% by 2015 and 47.8% by 2020.

Can Tho city’s center: This is a service, trade, industrial, science- technology, health, education-training, culture and sports center of the region; it will take the lead in the cause of industrialization and modernization and play the role of a driving force to boost the development of the entire region, and have a population of around 2 million by 2020.

Development of sub-region urban centers: To build and upgrade Long Xuyen city to a provincial grade-I urban center and Rach Gia city to a provincial grade-2 urban center; to develop Ca Mau city to fully satisfy the criteria of a provincial grade-2 urban center. These will be central urban centers of the sub-regions.

To develop Chau Doc town into a grade-2 urban center; Tan Chau town to satisfy the criteria of a grade-3 urban center; Kien Luong district (Kien Giang), Cai Dau and Tinh Bien (An Giang) to satisfy the criteria of a grade-4 urban center and upgrade them to towns; Nui Sap urban center (An Giang), Song Doc and Nam Can urban centers (Ca Mau), Minh Luong and Thu Bay urban centers (Kien Giang) to satisfy the criteria of a grade-4 urban center. To step by step build Phu Quoc urban center into a large trade exchange center of the region, the country and the outer region.

- Development of rural residential areas:

To complete the program on building residential clusters and houses in the flooded areas (phase II) in Can Tho, An Giang and Kien Giang. To build rural residential areas after the models suitable to the specific ecological conditions and customs and habits (riverine concentrated residential areas, coastal scattered residential areas and deeply submerged areas) of the river areas.

To mobilize all resources, especially the participation of people, in building a new countryside. To strive that by 2015 and 2020, 20-25% and 50­60% of communes will satisfy the new countryside criteria, respectively.

2. Development of sub-regions:

- The central sub-region, embracing the inner area of Can Tho city and its vicinity. To arrange regional-level trade and service centers, including high-quality training and scientific research institutions and health establishments, exhibition, fair and physical training and sports centers, etc. To form hi-tech industrial parks, hi-tech agricultural zones and technology research and transfer centers.

- The Long Xuyen quadrangle sub-region, embracing An Giang province area and the northern area of Kien Giang province. To develop trade and service centers in major urban centers such as Long Xuyen, Rach Gia, Chau Doc and Ha Tien. To build regional- and national-level tourist zones in Bay Nui (An Giang) and Ha Tien (Kien Giang). To raise the value and quality of reared aquatic products, including freshwater aquatic products (in An Giang and Kien Giang) and saltwater and brackishwater aquatic products (in Kien Giang), and develop the processing industry in association with export. To build high-quality rice areas. To expand cement production, shipbuilding and electricity production industries, etc. To develop border- gate economy.

- The Ca Mau peninsula sub-region, embracing Ca Mau province and the southern area of Kien Giang province. To develop energy, chemical and petrol and oil service industries in Khanh An and Nam Can areas; and trade and service centers in Ca Mau city, Song Doc and Nam Can. To complete the irrigation system. To expand the area under industrial shrimp rearing in association with processing and export. To develop forestry in combination with protection of the national forests of Dat Mui, U Minh Ha and U Minh Thuong, and eco-tourism in mangrove forests.

- The island area, embracing Phu Quoc and Kien Hai island districts (Kien Giang province) and a number of islands of Ca Mau province. To develop aquaculture and fishing; to develop marine tourism, concentrating on the Phu Quoc island area and onshore islands of Ca Mau and Ha Tien. To build synchronous infrastructure networks for the islands connected with storm shelter areas.

3. Development of special territories:

- Coastal economic zones:

Phu Quoc island and Nam An Thoi island cluster: To develop this zone into a regional- and international-level large and modern eco-tourist, resort and trade exchange center of the Mekong Delta region. To further build Phu Quoc into a special economic zone with an appropriate organizational and administrative apparatus. To step up the building of synchronous and modern infrastructure networks, specifically upgrading and building transport systems on the island, projects on the north-south axis, completing the construction of Phu Quoc international airport, An Thoi international seaport, and Duong Dong and Vinh Dam seaports; underground-cable power supply networks, and a number of other projects on infrastructure facilities (water supply, water drainage, waste treatment, etc.). To build large tourist zones with diverse recreation and entertainment sub-zones and service and trade centers for extending tourists’ length of stay.

Nam Can economic zone: To complete the planning and build infrastructure facilities for this zone. To attract investment in developing this zone in association with Ca Mau gas-electricity-nitrogen cluster, Nam Can port, shipbuilding industrial cluster and Nam Can industrial park.

- Border-gate economic zones: To further develop border-gate economic zones in An Giang (Tinh Bien, Vinh Chau and Khanh Binh), and Ha Tien (Kien Giang). To build these border-gate economic zones into key economic areas of these provinces, contributing to the population and labor redistribution and improving local people’s material and spiritual lives in close combination with strengthening security and national defense and firmly safeguarding the national borders. To build and develop these border- gate economic zones into regional linkage centers and important hubs of the trans-Asian highway.

VI. LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY: See the attached Appendix.

VII. MAJOR SOLUTIONS FOR THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Fields prioritized for development:

- Building a synchronous infrastructure system, focusing on transport, irrigation, electricity supply and infrastructure facilities in the cities and economic zones.

- Rapidly developing human resources, especially high-quality ones, and raising the quality of education and training; closely combining human resource development with science and technology development and application.

- Further carrying out administrative reform, creating a level playing field for all economic sectors, and building an open investment environment to attract foreign investment.

2. Investment capital:

To effectively mobilize resources, especially making the most use of internal resources, for socio-economic development investment.

- For the state sector: To further attract ODA and NGO aid sources, focusing on technical infrastructure construction and environmental protection, such as water supply and drainage, wastewater and solid waste treatment, and transport systems. To combine funding sources of national programs and international assistance projects in order to improve investment efficiency.

- For the non-state sector: To improve the investment environment and create advantages in attracting capital sources from the business sector and people as well as foreign direct investment. To attach importance to investment promotion. To properly perform planning work, prepare investment projects and “clean” land areas for calling for investment, instead of considering and accepting projects studied and proposed by investors. To continue to invest in building synchronous infrastructure networks in industrial parks and complexes, coastal economic zones and border-gate economic zones in order to call for investment.

- Other solutions: To step up the socialization of cultural, sports, health, education and vocational training activities, etc. To raise capital in different forms like BOT, BTO and PPP, etc. To reform the FDI attraction environment. To effectively use land based on proper elaboration of land use master plans. To create “clean” land areas for auctioning land use rights to generate revenues for development of infrastructure and social welfare facilities.

3. Mechanisms and policies:

- To further implement the Prime Minister’s Decision No. 492/QD-TTg of April 16, 2009, and study more preferential mechanisms and policies for localities in the region; to create more favorable conditions and set orientations for ODA attraction for localities in the region.

- To study the application of specific mechanisms and policies to a number of areas in the region: To build Phu Quoc into a special economic zone with an appropriate administrative apparatus. To study the formulation of policies applicable to An Giang border-gate economic zone as one of the 8 border-gate economic zones prioritized for investment through 2020.

4. Human resource development:

To attach importance to, raise awareness about, and effectively carry out the rapid development of human resources, especially high-quality ones. To develop human resources in all stages of training, attraction and use.

- Training: To increase investment in education and training, health and culture for improving people’s intellectual standards and health and increasing the rate of trained workforce. To increase retraining for business managers, and re-arrange, and improve the qualifications of, state management officers. To expand vocational training in appropriate forms and adopt vocational training policies for people subject to change to non- agricultural occupations. To create mechanisms to promote the development of vocational training institutions to provide high-quality training. To study and introduce policies to support skill and knowledge training for farmers and medium- and small-sized enterprises to acquire market and legal information and apply scientific and technological advances, etc.

- Human resource attraction and use: To issue specific regimes and policies for attracting talented people and technical workers to permanently work in localities, rural, deep-lying, remote and island areas. To adopt policies to provide more supports for local students studying at universities and vocational schools and sign contracts with them so that they return to their native places to work after graduation. To encourage foreign specialists and scientists and overseas Vietnamese to advise on socio-economic development issues of each locality and the entire region.

5. Science and technology:

- To strengthen the scientific and technological potential of localities in the region. To invest central budget funds in building physical foundations for science and technology establishments in the region. To mobilize different capital sources for the implementation of scientific and technological projects during 2011-2020 (which must not exceed 2% of GDP), as a basis for development in the subsequent period.

- To renew, and improve the efficiency of, scientific and technological activities and the mechanism on coordination among ministries, sectors and localities in carrying out science and technology research, application and transfer activities.

- To attach importance to the application of sciences and technologies for efficiently tapping the advantages and specific conditions of the region. To form in the region a number of models of association between science and technology and education and training and production and business, focusing on making the most use of the region’s natural and historical advantages.

- To issue policies to attract, and improve the quality of, human resources for science and technology, and technology application policies.

6. International, inter-regional and intra-regional cooperation:

- International cooperation: To enhance cooperation with Greater Mekong Sub-region (GMS) countries for effectively tapping and using the water source of Mekong river for agricultural development, fishing and aquaculture, and limiting the adverse impacts of flood and flow changes when building irrigation works upstream. To promote cross-border trade, develop border-gate economic zones and marketplaces in these economic zones and border marketplaces, and build transport and electricity supply networks between Vietnamese and Cambodian localities. To cooperate with ASEAN countries in the fields of tourism, oil and gas exploitation, etc.

- Inter-regional cooperation: To expand cooperation in industrial development, training, health, tourism, scientific research and technology transfer, and labor between localities in the region and other localities nationwide, especially Ho Chi Minh City.

- To make and implement plans on comprehensive socio-economic development cooperation and linkage among localities and enterprises in the region. To step up cooperation among localities in the fields of investment promotion and creation of incentive mechanisms and policies for investment attraction; to build raw-material zones, develop processing industry and products with export advantages, build brands for products and expand their outlet markets; to build regional solid waste treatment works and water supply systems and inter-provincial roads; to set up tours for exploiting comparative advantages and specific conditions of each locality; to ensure coordinated exploitation, use and protection of water resources.

Article 2.Organization and supervision of the master plan implementation

1. The master plan, after being approved by the Prime Minister, serves as a basis for the formulation, adjustment, approval and implementation of sectoral development master plans and master plans on socio-economic development of localities in the region.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in the region in:

- Publicizing the master plan and organizing investment promotion, public information and advertising activities to engage domestic and foreign investors and different economic sectors in the implementation of the master plan;

- Monitoring, urging, supervising and examining the implementation of the master plan as well as master plans of ministries, sectors and localities in the region; supervising the implementation of key regional-level investment programs and projects;

- Studying and proposing mechanisms and policies to enhance linkage and coordination among localities in the region. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with related ministries and sectors in, calling for investment in the region’s key projects.

3. Related ministries and sectors shall:

Formulate or adjust and submit for approval sectoral master plans and master plans on key fields and products in the region in line with the development objectives, tasks and orientations stated in Article 1 of this Decision.

Study, formulate and submit to competent state agencies for promulgation specific mechanisms and policies for successfully accomplishing the objectives and tasks set out in the master plan.

Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in organizing and supervising the implementation of the master plan, and supervise the implementation of key regional-level investment programs and projects in priority order in the fields under their respective management with a view to promoting the regional socio-economic development.

Below are specific tasks of ministries and sectors:

a/ The Ministry of Transport shall:

- Direct the construction and completion of important transport works in the region, such as the project on Quan Chanh Bo canal’s navigable channel, Trung Luong-My Thuan-Can Tho expressway, new Phu Quoc international airport; the project on upgrading the Cho Gao canal; the project on the southern coastal corridor road, and Cao Lanh, Vam Cong, Nam Can and Co Chien bridges, etc.

- Study the construction of a seaport for receiving ships of 30,000­50,000 DWT to meet the region’s practical needs and suit its financial capacity. Propose mechanisms for raising capital for large transport development projects in the region.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall elaborate and submit for approval the master plan and sectoral development plans in the field of agriculture in the region; organize the implementation of the master plan, propose mechanisms and policies to promote and manage the investment in and development of the production, processing and sale of agricultural products of the region.

c/ The Ministry of Education and Training shall:

- Study and propose mechanisms and policies to boost linkage between training institutions and enterprises employing trained human resources; create conditions for universities in the region to modernize their physical foundations and develop their lecturers and training curricula to be on par with those of advanced countries in the region.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and Can Tho city in, building Can Tho city into a high- quality human resource training center for the entire region.

d/ The Ministry of Industry and Trade shall:

Direct the construction of electricity centers and electricity supply networks in the region according to schedule and planning. Direct and coordinate with related localities in building wholesale marketplaces and regional-level trade centers.

Coordinate with other ministries and sectors in formulating a strategy for development of Vietnamese product and goods trademarks to serve economic development, especially expansion of export markets, so that Vietnamese commodities will be competitive in the process of international economic integration.

dd/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related localities in, responding to climate change and sea level rise; protecting and exploiting natural resources, controlling and remedying pollution, and improving the environment in association with green growth and biodiversity conservation; protecting and rationally exploiting water sources; protecting national parks and nature reserves. Guide and direct localities in the region in formulating land use master plans and plans to prepare land areas for relevant programs and projects for the master plan implementation.

e/ The Ministry of Construction shall plan, inspect and supervise the construction of hazardous waste treatment sites, cemeteries and regional-level water supply systems; coordinate with localities in building water drainage and wastewater treatment systems, and step by step tackle inundation in urban centers.

g/ The Ministry of Science and Technology shall direct and coordinate in science and technology development and application in the region; build and increase scientific and technological potential for scientific research and training institutions in the region.

h/ The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related localities, ministries and sectors in, completing the master plan on cultural, physical training and sport and tourist development in the Mekong Delta key economic region, and master plans on development of national tourist zones.

i/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall direct and coordinate with related localities in building vocational centers, especially regional-level high-qualification training centers.

k/ The Steering Committee for the Southwestern Region shall direct, examine and urge ministries, sectors and localities to perform under the approved master plan their tasks concerning socio-economic development, security and national defense assurance, ethnic and religious affairs, and building of the political system in the region.

4. The People’s Committees of the provinces and city in the region shall:

- Coordinate with ministries and sectors in organizing investment promotion, public information and advertising activities to attract domestic and foreign investors and different economic sectors to participate in the master plan implementation.

- The provinces and city in the region shall take the initiative in reviewing detailed master plans and investment programs and projects; integrate this master plan into 5-year and annual socio-economic development plans in line with the objectives and tasks stated in this Decision.

- Supervise and examine the implementation of development investment projects in the region according to their assigned functions and report implementation results to the Prime Minister.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.The chairpersons of the People’s Committees of the provinces and centrally run city in the region, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN THE MEKONG DELTA KEY ECONOMIC REGION THROUGH 2020
(To the Prime Minister s Decision No. 245/QD-TTg of February 12, 2014)

No.

TITLES OF PROJECTS

I

Transport

 

Roads

 

My Thuan-Can Tho expressway

 

Upgrading and expanding national highway 1, Can Tho-Nam Can section

 

Ho Chi Minh road, the section from Vam Cong (An Giang) to Dat Mui (Ca Mau)

 

Completing the upgrading and renovation of national highway 63 linking Ca Mau and Kien Giang

 

Upgrading and renovating national highway 61, Cai Tu-Go Quao-Kien Giang section

 

Upgrading and renovating national highway N1, Duc Hue-Chau Doc (An Giang) section

 

Studying the construction of the Can Tho-Chau Doc (An Giang) expressway)

 

Southern coastal roads

 

Building the Lo Te (Can Tho)-Rach Soi (Kien Giang) expressway

 

Building Vam Cong bridge

 

Building Nam Can bridge, Ca Mau

 

Building Long Binh bridge, An Giang

2

Seaways and seaports

 

Building Duong Dong seaport, Kien Giang

 

Building regional-level Ong Doc river port, Ca Mau

 

Upgrading An Thoi port (Phu Quoc, Kien Giang)

3

Inland waterways

 

Upgrading and expanding the Can Tho port cluster

 

Upgrading and renovating My Thoi port (An Giang)

 

Dredging the Hau river channel through Quan Chanh Bo canal

 

Dredging the Cua Lon river channel through Bo De estuary, Ca Mau

 

Dredging the Rach Gia waterway channel to Ca Mau

 

Building Tan Chau port, An Giang

 

Upgrading and renovating Binh Long port, An Giang

 

Upgrading and renovating Tac Cau port, Kien Giang

 

Upgrading and renovating Ong Doc port, Ca Mau

4

Airway

 

Upgrading and renovating Ca Mau airport

 

Upgrading and renovating Rach Gia airport

II

Power sources and grids

 

O Mon electricity center

 

Kien Luong thermo-power center

 

Phu Quoc thermo-power plant

 

Kien Luong-Thot Not dual-circuit electric line

 

Underground cables to Phu Quoc

III

Agricultural and rural development projects

 

Embankments to protect the border and Vinh Xuong international border gate, An Giang

 

Embankments to prevent landslides of, and protect, riverine areas in Long Xuyen, An Giang

 

An investment project to build the western sea dike system

 

An investment project to build the eastern sea dike system

 

Regional warehouse for paddy and rice in An Giang

 

Projects on infrastructure for aquaculture, fishing ports and storm shelters in coastal localities in the region

 

Upgrading the Mekong Delta Rice Institute in Can Tho

 

Building a fisheries research institute in Can Tho

IV

Other projects

 

Industrial park and information technology business incubator in Can Tho

 

Upgrading Can Tho University

 

General and specialized hospitals in the provinces and city

 

Region-IV Political-Administrative Institute in Can Tho

 

Tay Do cultural center

 

Regional physical training and sports center in Can Tho

 

Building a biotechnology institute in Can Tho

 

An oil refinery (annual capacity of 2 million tons) in O Mon, Can Tho

 

A hi-tech industrial park in Can Tho

 

A regional-level trade center in Can Tho

 

Regional-level warehouses and distribution centers in Can Tho

 

A project to raise productivity and quality of products and goods of Can Tho city’s small- and medium-sized enterprises

 

A defense economic zone in the Long Xuyen quadrangle and sea and island areas

Note:The locations, sizes, land areas and total investment amounts of the above works and projects will be calculated, selected and specified in the stages of formulation and submission of investment projects, depending on the capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 245/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe