Quyết định 239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010

thuộc tính Quyết định 239/2006/QĐ-TTg

Quyết định 239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:239/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:24/10/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010 - Theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/2006, mục tiêu của Đề án là cải thiện chất lượng cuộc sống của người tàn tật, từng bước tạo điều kiện cho người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người tàn tật. Đề án vạch ra các chỉ tiêu cần đạt được như sau: t nhất 80% số tỉnh, thành phố có tổ chức "tự lực" của người tàn tật, Khoảng 70% phụ nữ tàn tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau, Khoảng 70% số người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế, khoảng 3.000 người được chỉnh hình và phục hồi chức năng, 70% số trẻ em tàn tật được tham gia học tập dưới mọi hình thức, 100% trẻ em tàn tật đi học được miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước, Khoảng 80.000 người tàn tật được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn cả nước, 100% các công trình xây dựng và giao thông công cộng thiết kế và xây dựng mới phải theo quy định hiện hành, 20% - 30% công trình cũ được cải tạo phù hợp với việc tiếp cận của người tàn tật... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định239/2006/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 239/2006/QĐ-TTg NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu       
Cải thiện chất lượng cuộc sống của người tàn tật; từng bước tạo điều kiện cho người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người tàn tật.
2. Các chỉ tiêu
a) Ít nhất 80% số tỉnh, thành phố có tổ chức "tự lực" của người tàn tật;
b) Khoảng 70% phụ nữ tàn tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau;
c) Khoảng 70% số người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế, khoảng 3.000 người được chỉnh hình và phục hồi chức năng;
d) 70% số trẻ em tàn tật được tham gia học tập dưới mọi hình thức; 100% trẻ em tàn tật đi học được miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước. 
đ) Khoảng 80 nghìn người tàn tật được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn cả nước;
e) 100% các công trình xây dựng và giao thông công cộng thiết kế và xây dựng mới phải theo quy định hiện hành; 20% - 30% công trình cũ được cải tạo phù hợp với việc tiếp cận của người tàn tật;
g) Tỷ lệ người tàn tật được tiếp cận với Internet và các dịch vụ liên quan ít nhất cũng bằng 1/4 tỷ lệ chung cả nước;
h) 100% số người tàn tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và việc làm;
i)  22% người tàn tật được luyện tập thể thao.
3. Các hoạt động chính của Đề án
a) Nâng cao nhận thức về vấn đề tàn tật và người tàn tật;
b) Khảo sát tình hình, thực trạng người tàn tật trên toàn quốc, trên cơ sở đó xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách trợ giúp người tàn tật;
c) Xây dựng tiêu chuẩn phân loại, phân hạng về hoạt động chức năng và giảm khả năng của người tàn tật ở Việt Nam;
d) Hỗ trợ, tạo điều kiện để thành lập tổ chức “tự lực” của người tàn tật và những hiệp hội phụ huynh và gia đình của người tàn tật;
đ) Trợ giúp phụ nữ tàn tật;
e) Phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người tàn tật dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em;
g) Trợ giúp học văn hóa;
h) Trợ giúp dạy nghề và  tạo việc làm;
i) Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng và giao thông công cộng;
k) Trợ giúp tiếp cận và sử dụng thông tin và viễn thông, bao gồm các công nghệ thông tin, viễn thông;
l) Tạo điều kiện cho người tàn tật tiếp cận các chương trình an sinh xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo;
m) Theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá.
4. Thời gian thực hiện
Từ năm 2006 đến năm 2010.
5.  Các giải pháp thực hiện
a) Huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án:
Để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Đề án, áp dụng cơ chế huy động đa nguồn lực:
- Ngân sách trung ương;                                               
- Ngân sách địa phương;           
- Lồng ghép với các chính sách, chương trình khác;
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là chính bản thân người tàn tật:
- Thông tin đầy đủ tới người dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với người tàn tật và gia đình người tàn tật;
- Khuyến khích người dân tham gia vào mọi hoạt động của Đề án, đặc biệt là người tàn tật.
c) Tăng cường phân công, phân cấp quản lý:
- Cấp trung ương: xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chí kế hoạch quốc gia; phân bổ nguồn lực và tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Đề án;
- Cấp tỉnh, huyện: lập kế hoạch trợ giúp người tàn tật của địa phương; huy động bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ cho cấp xã; hướng dẫn và giám sát thực hiện của cấp xã; khảo sát, thống kê và báo cáo với trung ương số người tàn tật;
- Cấp xã: xác định người tàn tật, huy động nguồn lực tại chỗ, tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn, tự giám sát đánh giá.
d) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp người tàn tật:
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp người tàn tật ở các cấp;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác trợ giúp người tàn tật.
đ) Nghiên cứu sửa đổi cơ chế, chính sách trợ giúp người tàn tật:
- Từng bước đổi mới cơ chế chi trả cung cấp dịch vụ cho người tàn tật theo hướng Nhà nước sẽ trực tiếp chi trả phí dịch vụ về y tế, giáo dục, dạy nghề cho người tàn tật hoặc trả thay cho người tàn tật đối với các cơ sở cung cấp các dịch vụ, kể cả công lập và ngoài công lập, để nâng cao chất lượng các dịch vụ và bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ trên;
- Sửa đổi mức trợ giúp trang thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng;
- Sửa đổi định mức hỗ trợ học nghề, học văn hoá...;
- Sửa đổi tiêu chí xác định đối tượng là người tàn tật được chính sách trợ cấp theo hướng mở rộng dần đối tượng cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
e) Tăng cường hợp tác quốc tế trợ giúp người tàn tật:
- Thực hiện đầy đủ những cam kết của Chính phủ trong khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako;
- Duy trì và mở rộng quan hệ toàn diện với các tổ chức trong khu vực và thế giới trong các hoạt động trợ giúp người tàn tật.
6. Kinh phí:  kinh phí để thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp sửa đổi, bổ sung hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách trợ giúp đối với người tàn tật;
- Hướng dẫn các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật;
- Đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật theo hướng học nghề và truyền nghề.
b) Bộ Y tế:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho người tàn tật, trong đó chú trọng xây dựng các chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người tàn tật dựa vào cộng đồng;
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách miễn, giảm viện phí đối với người tàn tật thuộc diện nghèo;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa chương trình đào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham khảo các kinh nghiệm quốc tế và của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng các tiêu chuẩn phân loại, phân hạng về hoạt động chức năng và giảm khả năng của người tàn tật.
­
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về giáo dục trẻ khuyết tật/tàn tật giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo, theo hướng hoà nhập và dựa vào cộng đồng;
- Thống nhất việc sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu cho người khuyết tật/tàn tật trên phạm vi cả nước.
d) Bộ Văn hoá - Thông tin:
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật, tàn tật và người tàn tật nhằm phổ biến rộng rãi các biện pháp phòng ngừa tàn tật, tạo điều kiện để người tàn tật tham gia các hoạt động văn hoá phù hợp và hòa nhập với cộng đồng;
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về trợ giúp người tàn tật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
đ) Ủy ban Thể dục thể thao:
- Xây dựng chương trình, bài tập để hướng dẫn người tàn tật tham gia luyện tập tại cộng đồng;
- Chỉ đạo Hiệp hội thể thao người khuyết tật xây dựng phong trào tập luyện thi đấu thể thao; đề xuất hình thức khen thưởng hoặc mức khen thưởng phù hợp với những người tàn tật có thành tích trong tập luyện và thi đấu thể thao;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật tham gia thi đấu thể thao quốc tế.
e) Bộ Bưu chính, Viễn thông: chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các quy định khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm phù hợp hỗ trợ người tàn tật có khả năng dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin.
g) Bộ Xây dựng: chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc xây dựng các công trình mới, nâng cấp các công trình hiện có theo bộ quy chuẩn xây dựng công trình công cộng số: QCXDVN 01: 2002 và các bộ tiêu chuẩn số: TCXD Việt Nam 246: 2002, TCXDVN 265: 2002, TCXDVN 266: 2002; rà soát, sửa đổi các bộ quy chuẩn nêu trên hoặc ban hành mới các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng để các công trình mới đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng được.
h) Bộ Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng các công trình mới; nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có đảm bảo cho người tàn tật sử dụng được theo bộ quy chuẩn đã ban hành;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp cải tạo, chế tạo mới các phương tiện và đưa vào tham gia giao thông công cộng để người tàn tật tiếp cận thuận tiện và an toàn.
i) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chịu trách nhiệm cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đề án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.
k) Bộ Nội vụ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức "tự lực" của người tàn tật và những hiệp hội phụ huynh và gia đình của người tàn tật để các tổ chức này hoạt động hiệu quả, thiết thực.
l) Bộ Tư pháp: chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thông tin, các cơ quan báo, đài Trung ương đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về người tàn tật.
m) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng xác định số lượng, phân loại, phân hạng người tàn tật theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, học nghề, tạo việc làm, hoạt động văn hoá, thể thao đối với người tàn tật.
n) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam xây dựng và tuyên truyền các chuyên mục, chuyên đề về trợ giúp người tàn tật.
o) - Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tích cực tham gia triển khai thực hiện Đề án này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện hoạt động trợ giúp phụ nữ tàn tật.
p) Trong quá trình thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu các dự án đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn để người tàn tật tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng các công trình công cộng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 239/2006/QD-TTg

Hanoi, October 24, 2006

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON ASSISTANCE FOR DISABLED PEOPLE IN THE 2006-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the July 30, 1998 Ordinance on Disabled People;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

DECIDES:

Article 1.- To approve the Scheme on assistance for disabled people in the 2006-2010 period, with the following principal contents:

1. Objectives

To improve the quality of life for disabled people; to step by step create conditions for disabled people to equally participate in social activities; and to build a social environment with better and better care for disabled people.

2. Targets

a/ At least 80% of provinces and cities will have "self-reliant" organizations of disabled people;

b/ Around 70% of disabled women will be provided with assistance in various forms;

c/ Around 70% of disabled people will have access to medical services; around 3,000 disabled people will be given orthopedic treatment and functional rehabilitation;

d/ Around 70% of disabled children will participate in studying activities in various forms, 100% of disabled children will enjoy exemption from or reduction of school fees in accordance with state regulations.

e/ Around 80,000 disabled people will be provided with job training and appropriate jobs in job-training, production, business and service establishments of all economic sectors nationwide;

f/ 100% of newly built and designed public construction and traffic works will conform to current regulations; 20%-30% of existing works will be renovated in order to become accessible for disabled people;

g/ The rate of disabled people getting access to the Internet and related services will be at least equal to one-fourth of the national average rate;

h/ 100% of disabled people, if being in need and eligible, will be provided with loans from national target programs on poverty reduction and employment;

i/ 22% of disabled people will participate in sport training.

3. Major activities under the Scheme

a/ Raising awareness about disability and disabled people;

b/ Surveying the situation and practical conditions of disabled people nationwide, and, on that basis, amending or supplementing legal documents, mechanisms and policies on assistance to disabled people or formulating new ones;

c/ Establishing criteria on classification and grading of Vietnamese disabled people according to their functional operation and disability;

d/ Supporting and facilitating the establishment of "self-reliant" organizations of disabled people and associations of their parents and families;

e/ Providing assistance to disabled women;

f/ Conducting community-based identification, interference and function rehabilitation for disabled people, especially children;

g/ Providing educational assistance;

h/ Providing job training and employment assistance;

i/ Providing assistance regarding access to and use of public construction and traffic works;

j/ Providing assistance regarding access to and use of information and telecommunications services, including information and telecommunications technologies;

k/ Creating conditions for disabled people to get access to social benefit programs and national target programs on poverty reduction;

l/ Conducting monitoring, inspection, supervision and evaluation.

4. Implementation duration: From 2006 to 2010.

5. Implementation solutions

a/ Mobilizing resources for the implementation of the Scheme:

To achieve the Scheme's objectives, a mechanism of mobilizing various resources shall be implemented, including:

- The central budget;

- Local budgets;

- Funds of other policies and programs;

- Contributions of domestic as well as foreign organizations and individuals.

b/ Promoting the participation of people, especially disabled people:

- To inform people of the state guidelines and policies towards disabled people and their families;

- To encourage people, especially disabled people, to participate in all activities under the Scheme.

c/ Enhancing the assignment and decentralization of management work:

- At the central level: To formulate mechanisms, policies, national targets and plans; allocate resources and organize the supervision and evaluation of the implementation of the Scheme;

- At the provincial and district levels: To make plans on assistance for local disabled people; mobilize additional resources and take initiative in allocating these resources to communes; guide and supervise the implementation by communes; make surveys, statistics and reports on the number of disabled people to the central authorities;

- At the commune level: To identify the number of disabled people, mobilize local resources, implement policies in the localities and conduct self-monitoring and evaluation.

d/ Developing, and raising the quality of, personnel engaged in the provision of assistance to disabled people:

- To strengthen the contingent of personnel engaged in the provision of assistance to disabled people at all levels;

- To formulate programs and plans on training and re-training personnel engaged in the provision of assistance to disabled people.

e/ Studying and revising mechanisms and policies on assistance for disabled people:

- To step by step renovate the mode of payment for services provided to disabled people in the direction that expenses for medical, educational and job-training services provided to disabled people will be paid directly by the State on behalf of disabled people to service-providing establishments, both public and non-public, in order to raise the quality of and ensure equal access to these services;

- To adjust the support levels regarding equipment and devices for orthopedic treatment or functional rehabilitation;

- To adjust the support levels regarding job-training and education;

- To revise criteria so as to increase the number of disabled people eligible for allowances in line with the socio-economic development process.

f/ Enhancing international cooperation on assistance for disabled people:

- To fully implement the Government's commitments within the Biwako Millennium Framework;

- To maintain and expand comprehensive relations with organizations in the region and the world in activities of providing assistance to disabled people.

6. Funds: Funds for the implementation of the Scheme are included in the annual state budget estimates in accordance with current state budget decentralization and mobilized from domestic as well as foreign organizations and individuals in accordance with law.

7. Organization of implementation

a/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and localities in, organizing the implementation of the Scheme and making periodical reports to the Prime Minister;

- Continue scrutinizing and evaluating the results of implementation of the Ordinance on Disabled People and relevant legal documents; assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying and proposing amendments or supplements to, or proposing competent agencies to amend or supplement, policies on assistance for disabled people;

- Guide functional agencies of provinces and centrally run cities to set up and use the fund for employment of disabled people.

- Accelerate job-training and employment activities for disabled people by conducting job learning and teaching.

b/ The Ministry of Health shall:

- Formulate and implement a plan on healthcare for disabled people, focusing on the formulation of programs on community-based identification, interference and functional rehabilitation for disabled people;

- Guide the implementation of policies on exemption from and reduction of hospital fees for poor disabled people;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in, studying the incorporation of the program on training of functional rehabilitation personnel into the teaching programs of universities, colleges, vocational schools and job-training establishments;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, consulting international experience and experience of the World Health Organization (WHO) and formulating criteria for classification and grading of disabled people based on their functional operation and disability.

c/ The Ministry of Education and Training shall:

- Formulate and implement a plan of action on education for handicapped/disabled children in the 2006-2010 period and afterwards in the direction of integration into and reliance on the community;

- Unify the use of language and signs for disabled people nationwide.

d/ The Ministry of Culture and Information shall:

- Direct the acceleration of propagation work so as to raise awareness about disability and disabled people and widely disseminate measures to prevent disability and create conditions for disabled people to participate in, appropriate cultural activities and integrate into the community;

- Direct the mass media to create specialized columns and programs on assistance for disabled people.

e/ The Committee for Physical Training and Sports shall:

- Formulate programs and exercises to guide disabled people to practice physical training in the community;

- Direct the Vietnam Sports Association for the Disabled to launch physical training and sport movements; propose appropriate forms and levels of reward for disabled people who record achievements in physical training and sport competition;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in, creating favorable conditions for disabled people to participate in international sport competitions.

f/ The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, elaborating regulations to encourage the research into, production and application of appropriate products to support disabled people in getting access to and using telecommunications services and information technology.

g/ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the construction of new works and upgrading of existing works according to Regulation No. QCXDVN 01: 2002 on public work construction and Vietnam construction standards No. TCXD 246: 2002, TCXDVN 265:2002 and TCXDVN 266: 2002; scrutinize and amend the aforesaid regulations or promulgate new construction standards to guarantee disabled people's access to and use of newly built works.

h/ The Ministry of Transport shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the design and building of new works and the upgrading and renovation of existing ones in accordance with promulgated regulations so that disabled people can use them;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry in, renovating, manufacturing and putting into use vehicles that are accessible and safe for disabled people.

i/ The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall:

- Take charge of arranging budgets for ministries, branches and localities to organize the implementation of the Scheme in accordance with current state budget decentralization;

- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, elaborating documents guiding the use of funds for the implementation of the Scheme.

j/ The Ministry of Home Affairs shall study, amend and supplement mechanisms and policies to create favorable conditions for the establishment and effective operation of "self-reliant" organizations of disabled people and associations of their families and parents.

k/ The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Culture and Information and central mass media in, accelerating the dissemination of the law on disabled people.

l/ Provincial/municipal People's Committees shall:

- Direct functional agencies to identify the number of disabled people and classify and grade disabled people according to the criteria and guidance of the Ministry of Health and concerned ministries and branches;

- Elaborate plans and organize the implementation of policies and regimes of social allowances and assistance for disabled people in terms of healthcare, education, job-training, employment and cultural and sport activities.

m/ The Vietnam Television, the Radio Voice of Vietnam and the Vietnam News Agency shall develop specialized columns and programs on assistance for disabled people.

n/ - The Vietnam Fatherland Front's Central Committee, mass organizations, socio-political organizations and social organizations shall actively participate in the implementation of this Scheme within the scope of their functions and tasks.

- The Vietnam Women's Union shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, directing the provision of assistance to disabled women.

o/ In the process of assessment, approval and pre-acceptance test of investment projects, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees shall direct functional agencies to strictly comply with regulations and standards so that disabled people can get access to and benefit from socio-economic development policies and use public works.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level and government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 239/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất