Quyết định 1719/QĐ-TTg 2021 Chương trình mục tiêu phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

thuộc tính Quyết định 1719/QĐ-TTg

Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1719/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Bình Minh
Ngày ban hành:14/10/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2025, 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 như sau: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%; Trên 80% phụ nữ có thai được khám định kỳ; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số;…

Bên cạnh đó, dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là 137.664,959 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương là 104.954,011 tỷ đồng; Vốn ngân sách địa phương là 10.016,721 tỷ đồng; Vốn vay tín dụng chính sách là 19.727,020 tỷ đồng; Vốn huy động hợp pháp khác là 2.967,207 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025 trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1719/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________


Số: 1719/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030,
giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

___________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030;

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại các văn bản số 5466/BC-HĐTĐNN ngày 18 tháng 8 năm 2021 và số 1409/TTr-UBDT ngày 27 tháng 9 năm 2021 về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
Kiểm toán Nhà nước;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Các Thành viên Ban Chỉ đạo;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
Lưu: VT, QHĐP (03) S.Tùng.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Phạm Bình Minh

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

____________________

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

a) Mục tiêu cụ thể:

Góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội:

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tổng; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;

- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;

- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

b) Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Nhựa hóa, bê tổng hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 3.250 km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân; giải quyết nước sinh hoạt cho hơn 268.860 hộ; xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung. Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho hơn 320 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, hơn 1.100 trường Phổ thông Dân tộc bán trú; 07 cơ sở dự bị đại học và đại học, 03 trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú khu vực.

- Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, trong đó:

+ Giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ;

+ Giải quyết nhà ở cho hơn 18.300 hộ;

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 47.200 hộ;

+ Giải quyết sinh kế cho hơn 271.800 hộ;

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ;

+ Hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng.

- Sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 81.500 hộ, bao gồm:

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do cho hơn 17.400 hộ;

+ Bố trí định canh, định cư cho hơn 9.300 hộ dân tộc thiểu số;

+ Bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới cho hơn 8.400 hộ;

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cần thiết khác cho hơn 46.400 hộ.

- Thực hiện chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” cho hơn 5.000 em học sinh dân tộc thiểu số khó khăn/năm;

- Tối thiểu 80% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, hỗ trợ y tế, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Đào tạo nghề cho khoảng 2,25 triệu người; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 4 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Tổ chức khoảng 320 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ 200 dự án sưu tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; bảo tồn 120 lễ hội, 80 làng bản, buôn truyền thống phục vụ phát triển du lịch; xây dựng 240 mô hình văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, 800 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng 3.590 thiết chế văn hoá, thể thao thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng 80 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho khoảng 30.000 cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hơn 60.000 người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho hơn 224.900 cán bộ, công chức, viên chức.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Đối tượng của Chương trình:

- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.
III. CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
a) Mục tiêu:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có đất ở, nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Phấn đấu đạt 90% hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức của địa phương được giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.
- Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và địa bàn sinh sống.
b) Đối tượng: Hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt. Ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động.

c) Nội dung:
- Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở: Căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở và khả năng ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao đất để làm nhà ở cho các đối tượng nêu trên phù hợp với điều kiện, tập quán ở địa phương và pháp luật về đất đai, cụ thể:
+ Ở những nơi có điều kiện về đất đai, chính quyền địa phương sử dụng số tiền hỗ trợ từ ngân sách để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để cấp đất ở cho các đối tượng được thụ hưởng;
+ Ở các địa phương không có điều kiện về đất đai, chính quyền địa phương bố trí kinh phí hỗ trợ cho người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép.
- Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở: Hỗ trợ xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, định mức tính theo xây dựng 01 căn nhà cấp 4 đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
- Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: Hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên theo định mức của địa phương thì được hưởng một trong hai chính sách sau:
+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: Hộ không có đất sản xuất nếu có nhu cầu thì được chính quyền địa phương trực tiếp giao đất sản xuất;
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất thì hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề.
- Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt:
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Ưu tiên hỗ trợ để mua sắm trang bị hoặc xây dựng bể chứa nước phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình;
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng công trình nước tập trung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ưu tiên cho người dân vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao chưa có nguồn nước hoặc thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định của Dự án này có nhu cầu vay vốn được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để có đất ở, xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, tạo quỹ đất sản xuất, học nghề và chuyển đổi nghề.
d) Phân công thực hiện:
- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
đ) Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Dự án 1: 18.177,448 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 7.840,553 tỷ đồng (vốn đầu tư: 4.565,965 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 3.274,588 tỷ đồng);
- Ngân sách địa phương: 640,321 tỷ đồng;
- Vốn vay tín dụng chính sách: 9.291,096 tỷ đồng;
- Vốn huy động hợp pháp khác: 405,478 tỷ đồng.
2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
a) Mục tiêu: Nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giải quyết sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.
b) Đối tượng: Hộ gia đình được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư;
- Hộ gia đình cá nhân di cư tự do đến địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Hộ gia đình, cá nhân sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cần phải bố trí, sắp xếp ổn định dân cư;
- Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện di chuyển đến sinh sống ở các xã biên giới, các điểm bố trí dân cư tập trung hoặc được bố trí đến sinh sống ổn định ở các xã biên giới, các điểm bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
- Xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Nội dung:
- Hỗ trợ khảo sát vị trí, địa điểm phục vụ công tác quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
+ Bồi thường, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư;
+ Khai hoang đất sản xuất;
+ Đầu tư xây dựng: Đường giao thông (nội vùng dự án và đường nối điểm dân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất); công trình thủy lợi nhỏ, điện, nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác.
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình:
+ Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất (đối với trường hợp phải thay đổi chỗ ở);
+ Hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi tái định cư;
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ hiện hành khác đối với các hộ được bố trí ổn định như người dân tại chỗ.
- Hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép:
+ Điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân khi thu hồi đất);
+ Xây mới hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, các công trình thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác.
d) Phân công thực hiện:
- Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
đ) Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Dự án 2: 6.219,860 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 5.974,5 tỷ đồng (vốn đầu tư: 5.471,9 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 502,6 tỷ đồng);
- Ngân sách địa phương: 175,01 tỷ đồng;
- Vốn huy động hợp pháp khác: 70,350 tỷ đồng.
3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân
- Mục tiêu: Tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đối tượng:
+ Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau: Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng;
+ Cộng đồng dân cư thôn thuộc các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giao rừng theo quy định của pháp luật đang thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.
- Nội dung:
+ Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế theo quy định hiện hành; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý;
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình;
+ Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung;
+ Đối với diện tích đất được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
+ Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ đối với diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình theo quy định hiện hành. Hộ gia đình được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định có liên quan;
+ Trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1: 13.835,352 tỷ đồng (vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương).
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
+ Mục tiêu: Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Đối tượng:
. Các hộ nghèo, cận nghèo. Ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.
. Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
+ Địa bàn: Các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Nội dung: Ưu tiên tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị trường, trong đó:
. Với các địa phương có thế mạnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, có điều kiện phát triển sản xuất, căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn để hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện, tập trung hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
* Tư vấn xây dựng liên kết, chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường;
* Hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật;
* Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ;
* Hướng dẫn áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ; xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm; các hoạt động quảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối;
* Đối với những địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có.
. Với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, trong đó tập trung hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
* Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất;
* Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Hỗ trợ thiết kế nhà xưởng; hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị; thiết bị, vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
* Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
. Các đối tượng của Tiểu dự án được vay vốn tín dụng chính sách và vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành.
+ Phân công thực hiện:
. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành hướng dẫn tổ chức thực hiện.
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách theo quy định hiện hành.
- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.
+ Mục tiêu: Bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
+ Đối tượng:
. Các dự án phát triển sâm và dược liệu quý có hoạt động ở các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu trong vùng;
. Thôn, xã, huyện, tỉnh nơi triển khai dự án.
+ Nội dung:
. Địa phương nơi triển khai dự án căn cứ điều kiện thực tế hỗ trợ, bố trí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đủ môi trường rừng để triển khai dự án;
. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước) để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu. Ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu;
. Hỗ trợ kinh phí cải tạo cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, cơ sở bảo quản dược liệu quý và mua sắm trang thiết bị trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao;
. Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ;
. Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh;
. Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng;
. Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi;
. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm;
. Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ 01 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm;
. Hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống kết nối chuỗi giá trị dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng; xúc tiến thương mại cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện phương án phát triển dược liệu và phê duyệt dự án; xây dựng, đề xuất cơ chế quản lý, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện ở địa phương;
. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách đối với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Mục tiêu: Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thông của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
+ Đối tượng:
. Doanh nghiệp, HTX đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất; doanh nghiệp, HTX mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số theo học và có các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Nội dung:
. Hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Hỗ trợ xây dựng, vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại các trường đại học và Văn phòng điều phối Chương trình thuộc Ủy ban Dân tộc;
. Hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Ủy ban Dân tộc và các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Cần Thơ;
. Định kỳ hằng năm tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
. Tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiều số và miền núi;
. Tổ chức các hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Phân công thực hiện:
. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn triển khai các hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hướng dẫn các trường đại học triển khai thực hiện các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”; thực hiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Ủy ban Dân tộc và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Cần Thơ triển khai thực hiện các dự án thí điểm tại địa phương;
. Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung liên quan theo định kỳ, đột xuất, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc bố trí lồng ghép nguồn lực của địa phương, liên kết với các tổ chức, cá nhân có năng lực để thực hiện thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại địa phương.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 2: 20.060,959 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 7.255,643 tỷ đồng (vốn đầu tư: 735 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 6.520,643 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 403,768 tỷ đồng;
+ Vốn vay tín dụng chính sách: 10.435,924 tỷ đồng;
+ Vốn huy động khác: 1.965,624 tỷ đồng.
c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu: Xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược.
- Đối tượng:
+ Hộ gia đình người dân tộc thiểu số; hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo người Kinh;
+ Các cơ sở sản xuất; cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm; doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Các tổ chức, đoàn thể, cán bộ chuyên môn tham gia dự án.
- Phạm vi: Các xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh.
- Nội dung:
+ Hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi: Hỗ trợ phát triển chăn nuôi; chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ; tập huấn, tư vấn kỹ thuật gắn với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng an ninh và các hoạt động khác có liên quan;
+ Hỗ trợ các dự án, mô hình trồng trọt (phát triển cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, miền): Hỗ trợ phát triển trồng trọt; tập huấn, tư vấn kỹ thuật gắn với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng an ninh và các hoạt động khác có liên quan;
+ Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường: Hỗ trợ các em trong độ tuổi đi học (từ lớp 1 đến lớp 12) là dân tộc thiểu số đang sinh sống ở khu vực biên giới, có hoàn cảnh khó khăn; là con của người có uy tín, người tích cực tham gia bảo vệ biên giới trong đồng bào các dân tộc thiểu số và các em là người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù sinh sống ở khu vực biên giới được các đơn vị Quân đội nhận nuôi và hỗ trợ, giúp đỡ.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung liên quan theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 3: 1.140 tỷ đồng (vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương).
4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư đường đến trung tâm xã và cứng hóa đường đến trung tâm xã, liên xã, cụ thể: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tổng; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
- Phạm vi: Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nội dung:
+ Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.
. Đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản; trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà sinh hoạt cộng đồng; trường, lớp học đạt chuẩn; các công trình thủy lợi nhỏ; các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán để phục vụ nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình có nhiều hộ nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã bảo đảm đạt chuẩn;
. Đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa; ưu tiên đầu tư đối với các xã chưa có đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, đường liên xã (từ trung tâm xã đến trung tâm xã);
. Đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm kết nối các xã đặc biệt khó khăn trên cùng địa bàn (hệ thống hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế; hệ thống cầu, đường giao thông; hạ tầng lưới điện...); xây dựng cầu dân sinh để phục vụ sinh hoạt, tăng cường kết nối, tạo trục động lực phát triển đồng bộ trên cơ sở thúc đẩy liên kết giữa các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát huy sức mạnh tiểu vùng giúp phát triển bền vững và góp phần xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm 04 nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (mỗi tỉnh 02 công trình);
. Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước.
+ Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phân công thực hiện:
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chung về tổ chức thực hiện Tiểu dự án và hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương rà soát danh mục đầu tư bảo đảm không trùng lặp về nội dung, nguồn vốn trên cùng một địa bàn;
+ Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nội dung số 02;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1: 27.792,442 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 27.461,302 tỷ đồng (vốn đầu tư: 25.239,702 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 2.221,6 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 331,140 tỷ đồng.
b) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc
- Mục tiêu: Cũng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người dân tộc thiểu số.
- Đối tượng: Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực dân tộc, bao gồm: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên, Đại học Tân Trào.
- Nội dung:
+ Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh (Nhà ký túc xá, Nhà hiệu bộ, Trạm y tế học sinh dân tộc nội trú, Nhà thí nghiệm thực hành, Nhà thư viện tổng hợp, Nhà đa chức năng, Giảng đường, Nhà công vụ cán bộ giáo viên nội trú, sân vận động, bể bơi, công trình thể thao, Phòng công vụ giáo viên, Nhà ăn, nhà bếp, Phòng quản lý học sinh nội trú, Công trình vệ sinh, Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc; cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng);
+ Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập (Thiết bị, dụng cụ phục vụ chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, các thiết bị thực hành, thí nghiệm; hệ thống máy tính, máy chiếu; thiết bị phục vụ giảng dạy tin học, ngoại ngữ, y, dược; dụng cụ giáo dục thể chất và các trang thiết bị khác phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập).
- Phân công thực hiện:
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với các trường dự bị đại học và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với các trường: Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với Trường Đại học Tân Trào.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 2: 2.800 tỷ đồng (vốn đầu tư từ ngân sách trung ương).
5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Mục tiêu: Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy - học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ.
- Đối tượng:
+ Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn, biên giới; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp;
+ Cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, trụ trì, sư, tăng, ni tại các chùa, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và các đối tượng khác) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho cho các địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới.
- Nội dung:
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú:
. Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất khối phòng/công trình phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và phòng công vụ giáo viên;
. Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất/khối phòng/công trình phục vụ học tập; bổ sung, nâng cấp các công trình phụ trợ khác;
. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh dân tộc thiểu số;
. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường dân tộc nội trú cho huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa có hoặc phải đi thuê địa điểm để tổ chức hoạt động.
+ Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
. Xây dựng tài liệu phục vụ hướng dẫn dạy xoá mù chữ, thiết kế công nghệ, thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về xoá mù chữ, dạy học xoá mù chữ;
. Bồi dưỡng, tập huấn, truyền thông, tuyên truyền;
. Hỗ trợ người dân tham gia học xoá mù chữ;
. Hỗ trợ tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1: 8.480,006 tỷ đồng, bao gồm:
+ Ngân sách trung ương là 8.351,780 tỷ đồng (vốn đầu tư 6.372,233 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.979,547 tỷ đồng).
+ Ngân sách địa phương: 128,226 tỷ đồng.
b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng:
+ Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc và dạy tiếng dân tộc thiểu số: Cán bộ, công chức, viên chức theo dõi công tác dân tộc ở các Bộ, ngành trung ương và cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số; dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức, thuộc nhóm đối tượng 3, 4 tiếp xúc trực tiếp, làm việc với đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học: Học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức học tập và công tác trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và trong các cơ quan công tác dân tộc được hỗ trợ trong đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học; ưu tiên người dân tộc thiểu số thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và phụ nữ dân tộc thiểu số.
- Nội dung:
+ Nội dung số 01: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc:
. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 2, 3 và 4; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Nội dung số 02: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học:
. Đối với bồi dưỡng hệ dự bị đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trường đại học tổ chức bồi dưỡng hệ dự bị đại học cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo quy mô tối thiểu 200 sinh viên/1 vạn dân (người dân tộc thiểu số) thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và các dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
. Đối với đào tạo đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với quy mô đào tạo đạt tối thiểu 200 sinh viên/1 vạn dân (người dân tộc thiểu số) thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và các dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
. Đối với đào tạo sau đại học: Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ sau đại học các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đạt tỷ lệ khoảng 0,7% cán bộ có trình độ sau đại học thuộc nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, dân tộc rất ít người và dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phân công thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 2: 1.974,405 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương).
c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.
- Đối tượng:
+ Người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Cơ Sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giới thiệu việc làm có hoạt động liên quan đến người lao động là người dân tộc thiểu số và người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.
- Nội dung:
+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo;
+ Hỗ trợ đào tạo nghề;
+ Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số;
+ Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp; số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo;
+ Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 3: 12.620,703 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 7.614,241 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 5.006,462 tỷ đồng.
d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.
- Mục tiêu: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình (bao gồm: Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện), các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình cấp xã và cấp thôn.
- Đối tượng:
+ Cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực;
+ Cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.
- Nội dung:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; ưu tiên các nội dung giới thiệu về cách tiếp cận, phương pháp và các mô hình giảm nghèo thành công;
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương;
+ Thực hiện nâng cao năng lực chuyên sâu phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các nhóm địa bàn: Ưu tiên các xã còn yếu về năng lực làm chủ đầu tư, về thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù; ưu tiên những thôn sẽ trực tiếp thực hiện những dự án, công trình cụ thể; tập trung vào các nội dung còn thiếu, còn yếu của cán bộ cơ sở, đại diện cộng đồng;
+ Hỗ trợ chuyển đổi số và nâng cao khả năng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến cho cán bộ triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp; thực hiện các hoạt động để nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan (ngoài các cơ quan tổ chức chủ trì và tham gia thực hiện Chương trình) để có sự phối hợp hiệu quả, huy động nguồn lực tổng hợp cho Chương trình.
- Phân công thực hiện:
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 4: 1.462,9 tỷ đồng (vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương).
6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
- Mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.
- Đối tượng:
+ Tỉnh, thành phố, huyện có xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Bản sắc văn hóa, di sản của các dân tộc thiểu số;
+ Đồng bào các dân tộc thiểu số; nghệ nhân người dân tộc thiểu số;
+ Cán bộ, công chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc;
+ Văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nội dung:
+ Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người;
+ Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;
+ Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận;
+ Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể;
+ Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thống, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống, tiếng nói, chữ viết và các giá trị khác văn hóa khác);
+ Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số; mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng);
+ Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư;
+ Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống;
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu;
+ Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số để cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số;
+ Tổ chức Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thông tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Dự án 6: 5.984,059 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 3.233,528 tỷ đồng (vốn đầu tư: 1.828,9 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 1.404,628 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 2.224,776 tỷ đồng;
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 525,755 tỷ đồng.
7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Mục tiêu: Cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng:
+ Người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi.
+ Trung tâm y tế huyện.
+ Cán bộ y tế, dân số; nhân viên Trung tâm y tế huyện; nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã; nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số; cô đỡ thôn bản.
- Nội dung:
+ Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
. Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện;
. Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn;
. Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã;
. Đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã;
. Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản;
. Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm.
+ Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
. Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh;
. Ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới;
. Nâng cao năng lực quản lý dân số;
. Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số:
. Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số;
. Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em;
. Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Dự án 7: 2.093,181 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.496,692 tỷ đồng (vốn đầu tư: 455,433 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 1.041,259 tỷ đồng).
+ Ngân sách địa phương: 596,489 tỷ đồng.
8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Đối tượng: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.
- Nội dung:
+ Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em:
. Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng;
. Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em;
. Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em;
.Triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.
+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em:
. Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới;
. Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số;
. Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình;
. Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.
+ Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị:
. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương;
. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình Câu lạc bộ “thủ lĩnh của sự thay đổi”;
. Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình;
. Nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử.
+ Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng:
. Xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới;
. Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới;
. Thực hiện các hoạt động phát triển năng lực cho các cấp;
. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực.
- Phân công thực hiện:
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn định mức chi, nội dung thanh, quyết toán nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn để thực hiện Dự án 8: 2.387,812 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.382,427 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 5,385 tỷ đồng.
9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù
- Mục tiêu:
+ Xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng; góp phần nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, hỗ trợ cải thiện chất lượng dân số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng đồng và xây dựng cơ sở chính trị ở thôn bản vững mạnh; cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Đối tượng:
+ Đồng bào các dân tộc thuộc danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
+ Hộ dân tộc nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Hộ gia đình người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) sinh sống tại 02 bản: Cò Phạt, Búng thuộc vùng lõi vườn Quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
+ Các xã, thôn đặc biệt khó khăn có đồng bào các dân tộc thuộc danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 sinh sống ổn định thành cộng đồng.
- Phạm vi: Các hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù và các xã khu vực III, các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được thụ hưởng chính sách của Tiểu dự án này thì không được thụ hưởng chính sách tại các Dự án khác của Chương trình.
- Nội dung:
+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các thôn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao; ưu tiên đầu tư các thôn đặc biệt khó khăn, cụ thể:
. Về đường giao thông: Xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa, cứng hóa đường giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản, đường nội thôn, liên thôn;
. Về điện sản xuất, sinh hoạt: Bổ sung các trạm biến áp và lưới điện phân phối đến các hộ dân;
. Về thủy lợi: Xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi nhỏ;
. Công trình chống sạt lở: Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình chống sạt lở tại những điểm thôn, bản có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư, trường học;
. Các công trình về văn hóa - giáo dục: Xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm chuyển tiếp phát thanh xã, công trình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; kiên cố hóa các lớp học, sân chơi cho trẻ mẫu giáo, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở bán trú, bếp ăn cho học sinh và các công trình phụ trợ khác.
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế:
. Đối với các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù:
* Hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm;
* Hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng;
* Hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
. Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn: Hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt. Trường hợp xác định vật nuôi hoặc cây trồng khác phù hợp với địa phương, thực hiện đầu tư và tính quy đổi giá trị từ bò hoặc gà, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ/hộ không thay đổi so với hạn mức được giao.
+ Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
+ Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù:
. Đối với bà mẹ mang thai: Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến; hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai;
. Đối với trẻ em dưới 05 tuổi: Hỗ trợ trẻ sơ sinh được tầm soát các loại bệnh bẩm sinh phổ biến; điều trị, cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sữa học đường cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
. Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung.
+ Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An:
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ phát triến cộng đồng;
* Hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi;
* Hỗ trợ khai hoang cải tạo đất sản xuất, giống, vật tư sản xuất;
* Hỗ trợ về giáo dục, văn hoá, y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân;
* Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tộc người Đan Lai.
- Phân công thực hiện:
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn bảo đảm không trùng lắp đối tượng, nội dung với các Dự án, Tiểu dự án khác thuộc Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1: 6.699,138 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 6.610,272 tỷ đồng (vốn đầu tư: 1.966,409 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 4.643,863 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 88,866 tỷ đồng.
b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù;
+ Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2025;
+ Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao;
+ Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng:
+ Nhóm vị thành niên, thanh niên là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;
+ Các bậc cha mẹ và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;
+ Nhóm phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;
+ Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Nội dung:
+ Công tác truyền thông:
. Biên soạn, cung cấp tài liệu, tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;
. Tổ chức các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật về hôn nhân, về kết hôn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
+ Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
+ Duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
+ Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc tham gia thực hiện Dự án.
+ Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Mô hình, Dự án và thực hiện các chính sách.
- Phân công thực hiện:
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xác định đối tượng, địa bàn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án;
+ Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn của nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuộc Tiểu dự án;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 2: 727,714 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 581,284 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).
+ Ngân sách địa phương: 146,43 tỷ đồng.
10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.
+ Mục tiêu: Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
+ Đối tượng:
. Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế của đất nước.
+ Nội dung:
. Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn, quản lý, sử dụng lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
. Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trang bị phương tiện nghe nhìn phù hợp cho lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao năng lực, khả năng tiếp nhận thông tin, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao;
. Hỗ trợ, kịp thời động viên và có biện pháp bảo vệ phù hợp trong công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;
. Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến;
. Định kỳ tổ chức (2 năm/lần đối với cấp huyện và cấp tỉnh; 5 năm/lần đối với cấp Trung ương) các hoạt động biểu dương, tôn vinh, vinh danh đối với các điển hình tiên tiến (Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, gặp mặt, tọa đàm, tặng quà, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội theo khu vực, vùng miền (định kỳ 3 năm/lần tổ chức hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm theo khu vực, vùng miền: miền núi phía Bắc, duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, khu vực biên giới và một số địa phương khác);
. Xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Phân công thực hiện:
. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện.
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Mục tiêu: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân.
+ Đối tượng:
. Người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương;
. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
. Lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã; thôn, bản; già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín, các chức sắc, chức việc tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.
+ Nội dung:
. Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền gồm các hoạt động: Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi (bằng các hình thức phù hợp với vùng miền, địa phương cấp huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc), nói chuyện chuyên đề, xây dựng mô hình điểm, câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật; lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù (bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số), tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số;
. Thực hiện việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
. Thực hiện thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
. Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội;
. Xây dựng Tạp chí Dân tộc điện tử;
. Đầu tư cho Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh: Sóc Trăng, Ninh Thuận đáp ứng được yêu cầu phục vụ đồng bào dân tộc Khmer, Chăm;
. Tuyên truyền, truyền thông, vận động Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
+ Phân công thực hiện:
. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện;
. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
- Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Mục tiêu: Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.
+ Đối tượng: Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ các cơ quan liên quan.
+ Nội dung:
. Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
. Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phủ sóng các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
. Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
- Nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1: 3.066,441 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.799,878 tỷ đồng (vốn đầu tư: 200 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 2.599,878 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 266,563 tỷ đồng.
b) Tiểu dự án 2: ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm của địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Đối tượng:
+ Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương; Văn phòng điều phối Chương trình ở cấp trung ương và các cơ quan thường trực Chương trình ở địa phương;
+ Các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Nội dung:
+ Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
+ Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự;
+ Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phân công thực hiện:
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án (trừ nhiệm vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện);
+ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”;
+ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 2: 1.549,342 tỷ đồng từ ngân sách trung ương (vốn đầu tư: 993,621 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 555,721 tỷ đồng).
c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Mục tiêu: Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.
- Đối tượng:
+ Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
+ Người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.
- Nội dung:
+ Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi thực hiện, khung kết quả của Chương trình, gồm: Hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện (áp dụng công nghệ 4.0, phần mềm ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động);
+ Xây dựng, thí điểm, tập huấn và vận hành phần mềm giám sát đánh giá, đảm bảo thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Chương trình;
+ Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương, gồm cả cơ quan chủ trì và các ban ngành tham gia tổ chức thực hiện Chương trình;
+ Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình;
+ Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng. Tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách của Chương trình;
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm Chương trình tại một số địa bàn phù hợp;
+ Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở cấp Trung ương và các cấp địa phương.
- Phân công thực hiện:
+ Ban Chỉ đạo Trung ương lựa chọn và tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm ở cấp tỉnh, huyện và xã tại một số địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình để kịp thời tham mưu ban hành, điều chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện;
+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
- Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 3: 593,197 tỷ đồng (không bao gồm nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá và xây dựng bộ chỉ số KPI của Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 589,912 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).
+ Ngân sách địa phương: 3,285 tỷ đồng.
IV. DỰ KIẾN TỔNG MỨC VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 137.664,959 tỷ đồng, trong đó:

1. Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm:

- Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025);

- Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng;

- Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng.

3. Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng.

4. Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng.
V. GIẢI PHÁP; CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về nguyên tắc và giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình:

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Ưu tiên sử dụng các cấu kiện xây dựng theo mô-đun (module) lắp ghép bảo đảm thi công nhanh, giảm chi phí phục vụ các công trình. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

- Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của Chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung đầu tư có định mức cao hơn để tổ chức thực hiện đối với các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư của các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình đối với cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng.

- Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Về giải pháp huy động vốn:

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định; có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA; tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng.

3. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ; quản lý, thực hiện Chương trình:

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách; các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương thấp và có đông đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ưu tiên bố trí ngân sách trung ương đầu tư các công trình giao thông cho các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; đầu tư công trình giao thông kết nối, công trình điện lưới quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các huyện nghèo có nhiều xã biên giới, xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư trường dân tộc nội trú cho các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nhiều xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa có địa điểm hoặc phải thuê địa điểm hoạt động.

b) Bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương của Chương trình để thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ sau:

- Triển khai Đề án thí điểm, chỉ đạo điểm của Ban Chỉ đạo Trung ương tại một số địa phương được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

c) Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch, kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; ưu tiên hỗ trợ cho các hộ dân tộc thiểu số là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình.

d) Xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

đ) Xây dựng và ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình;

e) Xây dựng và ban hành chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình.

4. Về hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình:

Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình thống nhất từ trung ương tới địa phương; cụ thể:

a) Ban Chỉ đạo Chương trình:

Thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030) ở cấp Trung ương và ở địa phương theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 và điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

b) Văn phòng điều phối Chương trình:

- Ở cấp Trung ương: Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đặt tại Ủy ban Dân tộc, giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương và trực tiếp giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình và trong việc thực hiện một số nội dung của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Văn phòng điều phối Chương trình sử dụng biên chế của Ủy ban Dân tộc và được bố trí kinh phí hoạt động trong kinh phí thường xuyên của Ủy ban Dân tộc.

- Ở địa phương: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiện toàn hoặc thành lập mới Ban chỉ đạo chung cho cả 03 Chương trình theo quy định tại Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.

5. Về công tác tuyên truyền:

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người dân tộc thiểu số nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân tộc thiểu số, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo.

6. Về khoa học, kỹ thuật và công nghệ:

Tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ công tác dự tính, dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc.

7. Về mở rộng hợp tác quốc tế:

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức phi Chính phủ trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình.
VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
a) Ủy ban Dân tộc
- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hằng năm và giai đoạn 5 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10 năm 2021;
- Tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định;
- Trong quá trình thực hiện Chương trình chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương có liên quan tiếp tục rà soát, lựa chọn các nội dung/hoạt động đầu tư/hỗ trợ, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp với các chương trình, dự án khác và các hoạt động thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm hiệu quả thực hiện Chương trình;
- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện rà soát, quyết định hoặc hướng dẫn các đơn giá, định mức hỗ trợ, đầu tư, bảo đảm phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật để làm căn cứ triển khai thực hiện Chương trình;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung cho Chương trình theo chủ trương đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hằng năm, giai đoạn 5 năm để thực hiện Chương trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp; nghiên cứu, đề xuất cơ chế thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2025 và kế hoạch hằng năm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình;
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp để tăng cường công tác phối hợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình;
- Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình vào kế hoạch 05 năm và kế hoạch hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Chính phủ trong Quý IV năm 2021.
c) Bộ Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hằng năm, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp để đảm bảo hoạt động của Chương trình;
- Cân đối, bố trí đủ vốn sự nghiệp và có kế hoạch bổ sung vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Chủ trì xây dựng quy định về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình, báo cáo Chính phủ trong Quý IV năm 2021;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bảo đảm huy động đủ mức vốn tín dụng chính sách tối thiểu đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 để thực hiện Chương trình, báo cáo cấp có thẩm trong Quý IV năm 2021.
đ) Các Bộ, cơ quan trung ương được phân công chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình
- Tổng hợp kết quả thực hiện; hướng dẫn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 05 năm và hằng năm giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện đối với Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;
- Lập kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 05 năm và hằng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình, gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công chủ trì;
- Chịu trách nhiệm rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách, hướng dẫn địa phương để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các Chương trình, dự án, Đề án khác và nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương;
- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện rà soát, quyết định hoặc hướng dẫn các đơn giá, định mức hỗ trợ, đầu tư, bảo đảm phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật để làm căn cứ triển khai thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo quy định, gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp;
- Xây dựng và hướng dẫn cơ chế huy động thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung của các Bộ, ngành;
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra ở các địa phương được phân công; giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
e) Các Bộ, cơ quan trung ương tham gia thực hiện Chương trình: Có trách nhiệm nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với các Chương trình mục tiêu, dự án khác được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo.
g) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu của Chương trình.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 05 năm và hằng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định;

- Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất;

- Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;

- Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;

- Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo chung cho các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp theo quy định của Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.
3. Trân trọng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các kiến nghị, đề xuất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân theo quy định; tham mưu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

__________

No. 1719/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

____________________

Hanoi, October 14, 2021

 

DECISION

Approving the National Target Program on Socio-Economic Development in Ethnic Minority-Inhabited and Mountainous Areas in the 2021-2030 period, phase I: from 2021 to 2025

_________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on the State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the National Assembly's Resolution No. 120/2020/QH14 dated June 19, 2020, approving the investment policy of the National target program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period;

Pursuant to the Government's Resolution No. 12/NQ-CP dated February 15, 2020, on implementing the National Assembly’s Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019, approving the overall scheme on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period;

At the proposal of the State Appraisal Council and the Minister, Chairperson of the Committee for Ethnic Affairs in the Document No. 5466/BC-HDTDNN dated August 18, 2021, and Document No. 1409/TTr-UBDT dated September 27, 2021, on the appraisal result of the feasibility study report and approval of the National Target Program on Socio-Economic Development in Ethnic Minority-Inhabited and Mountainous Areas in the 2021-2030 period, phase I: from 2021 to 2025.

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate together with this Decision the National Target Program on Socio-Economic Development in Ethnic Minority-Inhabited and Mountainous Areas in the 2021-2030 period, phase I: from 2021 to 2025.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental-attached agencies, chairpersons of Peoples Committees of provinces and centrally-run cities, and heads of concerned agencies and units shall implement this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Pham Binh Minh

 

 

 

 

THE PRIME MINISTER

_________

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

 

NATIONAL TARGET PROGRAM

On Socio-Economic Development in Ethnic Minority-Inhabited and Mountainous Areas in the 2021-2030 period, phase I: from 2021 to 2025

(Attached to the Prime Minister's Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021)

____________________

 

In order to implement the National Assembly’s Resolution No. 120/2020/QH14 dated June 19, 2020, approving the investment policy of the National target program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period, in a synchronous, timely, consistent and effective manner, the Prime Minister hereby approves the National Target Program on Socio-Economic Development in Ethnic Minority-Inhabited and Mountainous Areas in the 2021-2030 period, phase I: from 2021 to 2025 (hereinafter referred to as the Program) with main contents as follows:

I. OBJECTIVES OF THE PROGRAM

1. General objectives:

To tap potential and advantages of localities in ethnic minority and mountainous regions; to promote innovation for economic development and ensure social security and welfare; to ensure quick and sustainable poverty reduction, step by step narrowing the living standard and income gap between these regions and the whole country. To gradually reduce the number of communes and villages with extremely difficult conditions; to plan a stable population distribution and build a complete and inter-regional system of socio-economic infrastructure facilities connected with developed regions. To comprehensively develop education, training, healthcare and culture; to markedly improve the people’s living standards. To quantitatively and qualitatively improve the pool of ethnic minority cadres, civil servants, public employees and workers; to conserve and promote fine cultural identities of ethnic minority groups in parallel with elimination of backward traditions and customs. To realize gender equality and address burning issues related to women and children; to build a strong and firm grassroots political system, firmly maintain political security and social order and safety and ensure the national border security. To consolidate the great national unity bloc and consolidate trust of ethnic minority people in the Party and the State.

2. By 2025:

a) Objectives:

Making an important contribution to the realization of socio-economic development goals in ethnic minority and mountainous areas in accordance with the National Assembly's Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019, approving the overall scheme on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period, and focusing on implementing projects in order of priority until 2025 under the National Assembly's Resolution No. 120/2020/QH14 dated June 19, 2020:

- A per-capita income of ethnic minority people will be more than twice that in 2020;

- The rate of poor ethnic minority households will be reduced by more than 3% year on year; 50% of communes and villages will no longer be in localities with extremely difficult conditions;

- All communes will have asphalted or concrete motor roads to their centers; 70% of villages will have solidified motor roads to their centers; all schools, classrooms and health stations will be firmly built; 99% of households will have access to the national power grid and other appropriate power sources; 90% of ethnic minority people will have access to clean water; all ethnic minority people will be covered by television and radio broadcasting; technical and social infrastructure in extremely difficult communes (Region III) and extremely difficult villages in ethnic minority and mountainous regions will be improved.

- The farming and residence sedentarization work will be basically completed with 90% of unplanned migrating households resettled. Sixty percent of ethnic minority households residing in remote areas and areas prone to flash floods and landslides will be removed to new resettlement areas. The situation of scarcity of residential land and production land for ethnic minority people will be basically addressed;

- More than 98% of five-year-old children will go to preschool classes, more than 97%, 95% and 60% of children of school age will go to primary, lower secondary and upper secondary schools, respectively; over 90% of ethnic minority people aged 15 years or older will be able to fluently read and write Vietnamese language;

- Healthcare activities will be intensified so that ethnic minority people will have access to modern healthcare services; epidemics in ethnic minority and mountainous regions will be controlled and eliminated; 98% of ethnic minority people will be covered by health insurance; more than 80% of pregnant women will receive regular prenatal care checkups and be able to give birth at medical establishments or with help of medical workers; the rate of malnourished underweight children will be reduced to under 15%;

- Half of ethnic minority laborers of working age will receive job training suitable to their needs, conditions and characteristics;

- Fine traditional cultural values and identities will be conserved and promoted; 80% of villages will have communal houses; 50% of villages will have their own folk culture and art performance clubs which can give regular and quality performances;

- The pool of ethnic minority cadres, especially those of local ethnic groups, will be trained, planned and built to ensure the rate of cadres, civil servants and public employees from ethnic minority groups is reasonably in proportion to the population of these groups in each locality.

b) Key objects:

- At least 3,250 km of rural roads have been asphalted, concreted or hardened to serve production and people's life; providing domestic water for more than 268,860 households; building more than 800 concentrated domestic water works. Building and strengthening facilities, equipment and teaching equipment for more than 320 boarding general education schools for ethnic minority students, more than 1,100 semi-boarding general education schools for ethnic minority students; 7 pre-university institutions and universities, 3 regional boarding upper secondary schools for ethnic minority students.

- Addressing urgent needs for ethnic minority households, in which:

+ Addressing the need for residential land for more than 17,400 households;

+ Addressing the need for houses for more than 18,300 households;

+ Directly supporting production land for more than 47,200 households;

+ Addressing the need for livelihoods for more than 271,800 households;

+ Distributing domestic water for 236,700 households;

+ Supporting in building more than 800 concentrated domestic water works with more than 32,200 beneficiary households.

- Arranging and stabilizing population for more than 81,500 households, including:

+ Arranging free migrants for more than 17,400 households;

+ Arranging for sedentary cultivation and settlement for more than 9,300 ethnic minority households;

+ Arranging and stabilizing population in border areas for more than 8,400 households;

+ Arranging and stabilizing population in extremely difficult areas and other necessary areas for more than 46,400 households.

- Implementing the program on “Army officers and soldiers support children to school” for more than 5,000 disadvantaged ethnic minority students/year;

- At least 80% of pregnant women will be disseminated knowledge and receive periodical antenatal check-ups, medical support, give childbirth at health facilities or receive assistance from health staff; supporting for nutritional enhancement for 100% of malnourished children in ethnic minority and mountainous areas;

- Providing vocational training for about 2.25 million people; creating more jobs, increasing income for about 4 million ethnic minority households, poor and near-poor Kinh households in extremely difficult communes and villages;

- Organizing about 320 training classes, fostering professional skills, teaching intangible culture; supporting 200 projects on collecting, restoring, preserving and promoting the intangible culture of ethnic minority groups at risk of extinction; preserving 120 festivals and 80 traditional villages for tourism development; building 240 traditional cultural models of ethnic minority groups, 800 clubs of folklore activities in ethnic minority villages; supporting investment in building 3,590 cultural and sports institutions; supporting investment in building 80 typical tourist destinations in ethnic minority and mountainous areas;

- Supporting information technology application for about 30,000 cadres in the political system at grassroots level; supporting and creating conditions for more than 60,000 reputable people in the community to act as the political nucleus and core at the grassroots level; fostering knowledge about policies on ethnicity and ethnic affairs for more than 224,900 cadres, civil servants and public employees.

II. SCOPE, SUBJECTS AND PERIOD FOR PROGRAM IMPLEMENTATION

1. Scope of the Program: In communes and villages of ethnic minority areas and mountainous areas; in which, prioritizing the investment Program's resources for localities with extremely difficult conditions (communes and villages with extremely difficult conditions), communes in safety zone (ATK) in ethnic minority areas and mountainous areas.

2. Subjects of the Program:

- Communes and villages in ethnic minority and mountainous areas;

- Ethnic minority households and individuals;

- Households and individuals of Kinh ethnic group that are poor or living just above the poverty line in communes and villages with extremely difficult conditions;

- Enterprises, cooperatives, unions of cooperatives (cooperatives), economic organizations operating in communes and villages with extremely difficult conditions.

3. Execution time from 2021 to the end of 2025.

III COMPONENT PROJECTS OF THE PROGRAM

1. Project 1: Addressing scarcity of residential land, houses, production land and domestic water

a) Objectives:

- Poor ethnic minority households; poor households of Kinh ethnic group living in communes and villages with extremely difficult conditions without residential land, houses or with temporary, dilapidated houses shall be supported with residential land and built houses ensuring 3 hard (hard foundation, hard frame - walls, hard roof) in accordance with local practical conditions.

- To strive to address the shortage of production land or support in career change for 90% of poor ethnic minority households; poor households of Kinh ethnic group living in communes and villages with extremely difficult conditions who are engaged in agriculture, forestry and fishery without or lack of more than 50% of production land according to local norms.

- Up to 90% of poor ethnic minority households; poor households of Kinh ethnic group living in communes and villages with extremely difficult conditions may use hygienic water according to standards promulgated by competent agencies.

- To strengthen to create jobs, support career change in accordance with the needs and conditions of ethnic minority people and the area where they live.

b) Subjects: Poor ethnic minority households; poor households of Kinh ethnic group living in communes and villages with extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas who do not have residential land, houses or who have their houses dilapidated or damaged; who are engaged in agriculture, forestry and fishery without or lack of more than 50% of production land according to local norms; or who meet difficulty with domestic water. Priority shall be given to poor ethnic minority households on the list of ethnic groups facing several and particular difficulties; or poor households where women are the head of the household and are the sole laborer, directly nurturing relatives who are no longer able to work or have not yet reached working age.

c) Content:

- Content 01: Supporting residential land: The provincial-level People's Committees shall, based on land fund, residential land limit and state budget capacity, consider and decide on allocating land to build houses for the above subjects in accordance with local conditions and practices and land law. To be specific:

+ In localities where the land is available, local government shall use the support money from the state budget to create ground and technical infrastructure to allocated residential land to the beneficiaries;

+ In localities where the land is unavailable, the local government shall arrange funds to support people to stabilize their own accommodation in the form of intermingling.

- Content 02: Supporting houses: Supporting in building 01 house according to local customs and traditions, the norm shall be calculated according to the construction of 01 four-level house, ensuring 3 hard (hard foundation, hard frame - wall, hard roof).

- Content 03: Supporting production land and career change: Poor ethnic minority households; poor households of Kinh ethnic group living in communes and villages with extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas who are engaged in agriculture, forestry and fishery without or lack of more than 50% of production supporting land according to local norms shall be entitled to one of two policies as follows:

+ Direct support for production land: Households without production land shall be directly allocated production land by the local government if they required for the land;

+ Support for career change: In case local government fails to arrange production land, households without land or lack of production land shall be supported to change career.

- Content 04: Supporting domestic water:

+ Supporting in distributing domestic water: Prioritize support to purchase equipment or build water tanks for household activities;

+ Supporting concentrated domestic water: Investment in the construction of concentrated water works according to projects approved by competent authorities. Priority shall be given to people living in areas where droughts and saltwater intrusion frequently occur, areas with extremely difficult conditions, upland areas without water sources or lack of clean domestic water.

- Households that are eligible under this Project and required to borrow loans from the Bank for Social Policies to have residential land, build new or repair houses, create a land fund for production, and vocational training and career change.

d) Implementation assignment:

- The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding the implementation of the Project.

- Provincial-level People's Committees shall direct the organization of Project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on Project implementation results periodically and irregularly.

dd) Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Project 1: VND 18,177.448 billion, in which:

- Central budget: VND 7,840.553 billion (investment capital: VND 4,565.965 billion; non-business capital: VND 3,274.588 billion);

- Local budget: VND 640.321 billion;

- Policy credit loan: VND 9,291.096 billion;

- Other lawfully mobilized capital: VND 405.478 billion.

2. Project 2: Planning, resettling and stably distributing population in localities in need

a) Objectives: To stabilize and improve people's lives, minimize damage caused by natural disasters, shifting cultivation, nomadism, and free migration; solve livelihoods, increase incomes, contribute to poverty reduction, protect the environment and strengthen national security and defense.

b) Subjects: Households shall be arranged stably in the form of concentrated resettlement, interleaving or stabilizing according to master plans and plans approved by competent authorities, including:

- Ethnic minority households that are shifting cultivation or nomadism;

- Households and individuals who migrate freely to communes and villages with extremely difficult conditions;

- Households and individuals living in areas with extremely difficult conditions, where natural disasters often occur or are at risk of natural disasters, and the arrangement and stabilization of population are required;

- Households and individuals that voluntarily move to live in border communes or concentrated population distribution points or are relocated to live stably in border communes or population distribution points according to the State's master plans and plans.

- Communes and villages with extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas.

c) Contents:

- Supporting in surveying locations and places in service of planning, formulation, appraisal and approval of investment projects in order to stabilize population.

- Supporting in investing in infrastructure construction:

+ Compensation, ground clearance and ground leveling for residential land at the resettlement site;

+ Reclamation of production land;

+ Construction investment: Roads (within the project area and the road connecting the new residential area to the nearest traffic route); small irrigation works, electricity, domestic water and some other essential works.

- Direct support for households:

+ Support for housing and production land (in case of having to change places of residence);

+ Financial support for moving households to resettlement places;

+ Implementation of other current support policies for households with stable arrangements like local people.

- Support for localities where population are distributed mixedly:

+ Adjustment of residential and production land assigned to newly-arrived households (reclamation, compensation according to regulations upon land recovery of organizations and individuals);

+ Building or upgrading classrooms, medical stations, in-field irrigation works, residential roads, electricity, domestic water and a number of other essential infrastructure works.

d) Implementation assignment:

- The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and related ministries and sectors in, guiding the implementation of the project.

- Provincial-level People's Committees shall direct the organization of Project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on Project implementation results periodically and irregularly.

dd) Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Project 2: VND 6,219.860 billion, in which:

- Central budget: VND 5,974.5 billion (investment capital: VND 5,471.9 billion; non-business capital: VND 502.6 billion);

- Local budget: VND 175.01 billion;

- Other lawfully mobilized capital: VND 70.350 billion.

3. Project 3: Developing sustainable agricultural and forestry production, bringing into full play potential and advantages of localities and regions to produce commodities in value chains

a) Sub-project 1: Sustainable agricultural and forestry economy development in association with forest protection and raising income for people

- Objectives: To create jobs and income for people engaged in forest work; support the economic development of agriculture and forestry, especially the economic development under the forest canopy associated with sustainable forest protection in ethnic minority and mountainous areas, contributing to stably maintaining the national forest cover rate, protecting the ecological environment, conserving biodiversity, and mitigating the impacts of climate change.

- Subjects:

+ Ethnic minority households, poor households of Kinh ethnic group that are living stably in zone-II and -III communes in ethnic minority and mountainous areas, and have carried out one of the following forest protection and development activities: Protecting, zoning, and regenerating natural forests; planting forests and non-timber forest products on forest development planning land allocated by the State; contracting for forest protection;

+ Village communities in zone-II and -III communes in ethnic minority and mountainous areas that are allocated forests as prescribed by law and are protecting the assigned or contracted forests.

- Content:

+ Supporting in contractual forest protection for the forest area assigned to the management boards of special-use forests or protection forests by the State; area of special-use forests or protection forests assigned by the State to economic organizations according to current regulations; the area of natural forests directly managed by commune-level People's Committees;

+ Supporting in protecting forest for planned protection forests and natural production forests that have been assigned to communities and households;

+ Supporting in zoning for regeneration with additional afforestation;

+ For the land area planned for production forest development that has been allocated stably for a long time to households, one-time support for the first cycle of planting production forests with timber species and foreign forest products shall be provided;

+ Supporting in afforestation of protective forests for the area of land under planning for protection forest that has been allocated to households according to current regulations. Households benefit from the forest according to the law on forestry and relevant regulations;

+ Rice subsidies for poor households and ethnic minority households participating in forest protection, zoning and regeneration with additional planting, afforestation, development of non-timber forest products, and protection forests.

- Implementation assignment:

+ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding the implementation of the Sub-project.

+ Provincial-level People's Committees shall direct the organization of Sub-project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on sub-project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 1: VND 13,835.352 billion (non-business capital from central budget).

b) Sub-project 2: Supporting the development of production in value chains, growing areas of precious medicinal herbs, promoting business start-ups, and attracting investment in ethnic minority and mountainous areas

- Content 01: Supporting the development of production in value chains

+ Objectives: Supporting production development projects in value chains suitable for each locality and region; bringing into full play potential and advantages in the direction of effective restructuring of crops and livestock, creating jobs to increase incomes for households, and sustainable poverty reduction in ethnic minority and mountainous areas.

+ Subjects:

. Households that are poor or living just above the poverty line. Priority shall be given to poor households where women are the head of the household and are the sole laborer, directly nurturing relatives who are no longer able to work or have not yet reached working age; households living in communes and villages with extremely difficult conditions.

. Enterprises (manufacturing, processing, trading), cooperatives participating in value chains that have 70% or more of the total number of employees who are ethnic minorities.

+ Areas: Communes and villages in ethnic minority and mountainous areas.

+ Content: Priority is given to focus on building a stable raw material area, supporting the application of techniques and synchronous quality management, improving the capacity of preliminary processing, processing and market development, in which:

. For localities with advantages in the development of raw materials and conditions for production development, based on the actual situation, the district-level People's Committees shall choose to support projects on development of production in value chains that are jointly implemented by economic organizations and people in the region, focus on supporting the following main contents:

* Consulting on link building, surveying and assessing potential value chain development; consulting on formulating plans, production and business plans, technical processes, market assessment, market development plans;

* Supporting materials, plant varieties, animals, technical supplies;

* Training in production techniques, management skills, value chain management, capacity to search and expand consumption markets;

* Guiding to apply technical process and synchronous quality management; building, registering trademarks and geographical indications for products; product promotion activities, expansion of distribution channels;

* For localities that have initially formed production in value chains, focusing on supporting to consolidate, expand and upgrade value chain linkages associated with consumption of existing products.

. For localities where the conditions to produce production in value chains are unavailable, the district-level People's Committees shall, based on the actual situation, focus on supporting production development, diversifying livelihoods, in which the following main contents shall be focused on:

* Supporting the development of agricultural, forestry and fishery production: Training and transferring technology; plant varieties, livestock; production equipment, materials and tools; fertilizers, animal feed, plant protection products, veterinary medicine; supporting the construction of livestock barns, improvement of aquaculture ponds and other activities related to production;

* Supporting the development of industries and services: Supporting the design of factory; instructing operation of machinery and equipment; production equipment and materials; providing vocational training, career guidance, market access, job creation;

* Supporting other livelihood diversification activities proposed by the community, suitable to the community's customs, practices and needs; consistent with the Program's objectives and the provisions of law.

. Subjects of the Sub-project are entitled to borrow policy credits and credit for agricultural and rural development according to current regulations.

+ Implementation assignment:

. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and related ministries and sectors in, guiding the implementation.

. - Provincial-level People's Committees shall direct the organization of the implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on implementation results periodically and irregularly.

. The Bank for Social Policies shall provide policy credit loans according to current regulations.

- Content 02: Investing in and supporting the development of precious medicinal herbs growing areas.

+ Objectives: Initially forming a value chain system to develop precious medicinal herbs; forming a sense of growing medicinal herbs in value chains and conserving genetic resources of medicinal herbs to ensure quality management processes and standards; combining forest protection and sustainable development.

+ Subjects:

. Projects to develop ginseng and precious medicinal herbs operating in areas with extremely difficult conditions or ethnic minorities and mountainous areas, employing at least 50% of ethnic minority employees (priority is given to projects employing more than 50% female employees), implemented by economic organizations and individuals, ethnic minority households, and poor households living in areas with suitable natural conditions, participating in implementation and committing to support purchasing, production, consumption consuming medicinal herbs in the region;

. Villages, communes, districts, provinces where the project is implemented.

+ Contents:

. The locality where the project is implemented shall, based on actual conditions, support, arrange and create conditions for enterprises to lease enough forest environment for project implementation;

. Support for construction of infrastructure (grade-V roads in mountainous areas, electricity, water supply and drainage systems) to serve the project of developing raw material areas. Priority shall be given to support projects receiving capital contribution with land use rights of households and individuals living in the project implementation area to form raw material areas;

. Financial support for the renovation of infrastructure for waste treatment, transportation, electricity, water, factories, storage facilities for precious medicinal herbs and procurement of equipment in the project fence. Priority shall be given to support hi-tech medicinal herbs growing areas and regions;

. Support for enterprises to directly provide vocational training for local employees;

. Support for advertising costs, branding of national and provincial key products;

. Financial support for scientific research projects, purchase of technology copyrights, purchase of technology or results of scientific research and technological development to create new products, improve technology, reduce environmental pollution, save raw materials, fuel and energy;

. Support for transfer costs, application of new science and technology, application of technical processes and synchronous quality management in chains;

. Support for varieties, materials, packaging, product labels, up to no more than 03 crops or 03 production and exploitation cycles;

. For projects of breeding centers applying high technology, a one-time subsidy of up to 80% of the cost of original breed production and 50% of the cost of commercial seed production;

. Support for policy credit loans according to projects approved by competent authorities for production and business establishments employing 50% or more of the total number of ethnic minority employees;

. Support for application of information technology in building a system to connect the value chain of medicinal herbs and traditional medicinal products with traceability, origin and quality; trade promotion for the purpose of socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas.

+ Implementation assignment:

. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for Ethnic Minority Affairs and related ministries and branches in, guiding localities to research, survey and finalize plans for development of medicinal herbs and approve projects; formulation and proposal of mechanism to manage, encourage and attract enterprises to invest in the development of medicinal herbs and guide the implementation in the locality;

. The Bank for Social Policies shall provide policy credit loans for projects approved by competent authorities in accordance with regulations.

- Content 03: Promoting business start-ups and attract investment in ethnic minority and mountainous areas.

+ Objectives: Promoting and supporting process of economic restructuring in the direction of increasing the proportion of goods and services in communes with extremely difficult conditions in ethnic minorities and mountainous areas; promoting the spirit of entrepreneurship, starting a business among ethnic minorities based on the potential, advantages and available resources in the locality; creating jobs and stable income in combination with preserving and promoting cultural values and media knowledge of ethnic minority communities.

+ Subjects:

. Enterprises and cooperatives that operate in communes with extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas and have plans to expand business and production; newly established enterprises and cooperatives that operate and employ workers in communes extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas;

. Universities with a large number of ethnic minority students attending and supporting students to start up in communes extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas;

. Ethnic minority households and individuals; poor households of Kinh ethnic group that live in communes and villages of ethnic minorities and mountainous areas.

+ Contents:

. Support for building of start-up models, start businesses in ethnic minority and mountainous areas;

. Support in the construction and operation of the “Centers for supporting business starting, start-up and attracting investment in ethnic minority and mountainous areas” projects at universities and Program Coordination Office under the Committee for Ethnic Minority Affairs;

. Support for construction and pilot operation of the “Center for connecting trade, tourism and promoting products of ethnic minorities and mountainous areas” projects at the Committee for Ethnic Minority Affairs and the following provinces and cities: Quang Ninh, Lao Cai, Lam Dong, and Can Tho;

. Annually organizing to praise young people, students, people with typical reputation and example of successful start-ups in ethnic minority areas;

. Organizing activities to attract investment in ethnic minority and mountainous areas;

. Organizing fairs and promoting the consumption of products from ethnic minorities and mountainous areas.

+ Implementation assignment:

. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, guiding the implementation of activities to promote business starting, start-ups and investment attraction in ethnic minority and mountainous areas; guiding universities to implement the “Centers for supporting business starting, start-up and attracting investment in ethnic minority and mountainous areas” projects; implementing pilot the “Center for connecting trade, tourism and promoting products of ethnic minorities and mountainous areas” projects at the Committee for Ethnic Minority Affairs and guiding the People's Committees of the following provinces and cities: Quang Ninh, Lao Cai, Lam Dong, Can Tho to implement pilot projects in their localities;

. The Ministry of Industry and Trade shall guide the implementation of content supporting the promotion of product consumption in ethnic minority and mountainous areas;

. People's Committees of provinces shall direct the implementation of relevant contents in the locality; periodically and irregularly inspect, supervise, evaluate and report on the implementation of relevant contents. The People's Committees of the provinces and the following cities: Quang Ninh, Lao Cai, Lam Dong, Can Tho shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for Ethnic Minority Affairs in, arranging to integrate local resources, and associate with capable organizations and individuals to pilot the “Center for connecting trade, tourism and promoting products of ethnic minorities and mountainous areas” projects in the locality.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 2: VND 20,060.959 billion, in which:

+ Central budget: VND 7,255.643 billion (investment capital: VND 735 billion; non-business capital: VND 6,520.643 billion);

+ Local budget: VND 403.768 billion;

+ Policy credit loan: VND 10,435.924 billion;

+ Other mobilized capital: VND 1,965.624 billion.

c) Sub-project 3: Socio-economic development - a model of military associated with the villagers in ethnic minority and mountainous areas.

- Objectives: To develop models of military-people engagement, sustainable poverty reduction models that associate socio-economic development with building defensive postures and ensuring logistics postures in strategic areas.

- Subjects:

+ Ethnic minority households; poor, near-poor Kinh households and Kinh households just escaping from poverty;

+ Production establishments; product processing and consumption establishments; enterprises employing ethnic minorities and mountainous workers;

+ Organizations, unions, professional staff participating in the project.

- Scope of application Communes in border areas, deep-lying and remote areas of ethnic minority and mountainous areas, strategic areas for national defense and security.

- Content:

+ Supporting breeding projects and models: Supporting livestock development; processing animal feed at locality; technical training and consultancy associated with the task of building defense and security and other related activities;

+ Support farming projects and models (development of crops suitable to the soil of each area and region): Supporting farming development; technical training and consultancy associated with the task of building national defense and security and other related activities;

+ Military officers and soldiers support children to school: Supporting school-age children (from grade 1 to grade 12) who are ethnic minorities and living in border areas with difficult conditions or are the children of a reputable person who actively participates in border protection among ethnic minorities, and children who are ethnic minorities facing many difficulties or having specific difficulties, living in the border areas and are adopted and supported and assisted by military units.

- Implementation assignment:

+ The Ministry of National Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the Sub-project.

+ People's Committees of provinces shall direct the implementation of relevant contents in the locality; periodically or irregularly inspect, supervise, evaluate and report on the implementation of relevant contents.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 3: VND 1,140 billion (non-business capital from central budget).

4. Project 4: Building essential infrastructure facilities for production and daily life in ethnic minority and mountainous areas and public non-business units engaged in ethnic minority affairs

a) Sub-project 1: Building essential infrastructure facilities for production and daily life in ethnic minority and mountainous areas

- Objectives: To strengthen essential infrastructure for production and people's livelihood in communes and villages with extremely difficult conditions; invest in roads to commune centers and solidify roads to commune and inter-commune centers. To be specific: 100% of communes will have asphalted or concrete motor roads to their centers; 70% of villages will have solidified motor roads to their centers; 100% of schools, class rooms and health stations will be firmly built; 99% of households may access to the national power grid and other appropriate power sources; all ethnic minority people will be covered by television and radio broadcasting;

- Scope of application Communes and villages in ethnic minority and mountainous areas.

- Content:

+ Content 01: Building essential infrastructure in ethnic minority and mountainous areas; giving priority to communes and villages with extremely difficult conditions.

. Building and regenerating rural traffic works in service of production, business and people's daily life; electricity supply works in service of daily-life, production and business activities in villages and hamlets; commune radio relay station, community house; standarded schools and classrooms; small irrigation works; other small-scale infrastructure works proposed by the community, suitable with customs and practices to serve the needs of the community and with the Program's objectives and the provisions of law; prioritizing works that benefit many poor households and women;

. Building, upgrading, renovating, repairing, maintaining and purchasing equipment for commune health stations to ensure standards;

. Investing in hardening the road to the commune center that has not been hardened; prioritize investing in communes without roads from district center to commune center or inter-commune road (from the commune center to other commune centers);

. Building key infrastructure connecting communes with extremely difficult conditions in the same area (infrastructure system for education and health care; system of bridges, roads; power grid infrastructure, etc.); building a bridge for people's livelihood to serve daily life, enhancing connectivity, creating a dynamic axis for synchronous development on the basis of promoting linkages between communes with extremely difficult conditions in order to bring into play the strength of the sub-region for sustainable development and contribute to the construction of new rural areas in ethnic minority and mountainous areas;

. Building and financing the pilot construction of 04 electric crematoriums for ethnic minorities in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces (two works in each province);

. Maintaining and repairing infrastructure works in areas with extremely difficult conditions and infrastructure works of communes and villages invested in the previous period.

+ Content 02: Building, renovating and upgrading the network of markets in ethnic minority and mountainous areas.

- Implementation assignment:

+ The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, providing general guidance on the organization and implementation of the sub-project and guiding the implementation of Content 01; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Health in, directing localities to review investment portfolios to ensure that contents and capital sources are not duplicated in the same area;

+ The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding the implementation of Content 02;

+ Provincial-level People's Committees shall direct the organization of Sub-project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on sub-project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 1: VND 27,792.442 billion, in which:

+ Central budget: VND 27,461.302 billion (investment capital: VND 25,239.702 billion; non-business capital: VND 2,221.6 billion);

+ Local budget: VND 331.140 billion.

b) Sub-project 2: Building physical facilities for public non-business units operating in the field of ethnic affairs

- Objectives: Consolidating and strengthening physical facilities and training capacity of pre-university schools and boarding general education schools for ethnic minority students; improving the quality of pre-university training for ethnic minority students to ensure the quality of graduate training for ethnic minorities.

- Subjects: Public non-business units operating in the field of ethnic affairs, including: Central Ethnic Minority University Preparatory School, Sam Son University Preparatory School, Nha Trang Ethnic University Preparatory School, Ho Chi Minh City University Preparatory School, Huu Nghi T78 School, Huu Nghi 80 School, Viet Bac Highland High School, Northwestern University, Tay Nguyen University, Tan Trao University.

- Content:

+ Building works for learning and daily life for teachers and students (dormitory, principal house, medical station for boarding ethnic minority students, practical laboratory, general library, multi-function house, lecture hall, boarding house of resident teachers and staff, stadium, swimming pool, sports facilities, teacher's office, canteen, kitchen, boarding student management office, sanitation facilities, houses for activities, ethnic cultural education; renovating and upgrading the infrastructure system);

+ Purchasing equipment to support teaching and learning activities (equipment and tools for digital transformation and application of information technology in teaching and learning, practical and experimental equipment; computer systems, projectors; equipment for teaching informatics, foreign languages, medicine and pharmacy; physical education tools and other equipment for teaching and learning activities).

- Implementation assignment:

+ The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in, directing the implementation of university preparatory schools and the Viet Bac Highland High School.

+ The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for Ethnic Minority Affairs in, directing the implementation of such schools as Northwestern University, Central Highlands University.

+ The People's Committee of Tuyen Quang province shall direct the implementation of Tan Trao University.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 2: VND 2,800 billion (investment capital from central budget).

5. Project 5: Developing education and training and raising quality of human resources

a) Sub-project 1: Renovating activities, strengthening the development of boarding general education schools for ethnic minority students, semi-boarding general education schools for ethnic minority students, and general schools with students in day-boarding and illiteracy eradication for ethnic minorities.

- Objectives: Consolidating and rationally developing the system of boarding general education schools, semi-boarding general education schools for ethnic minority students, and general education schools with semi-boarding students; additional investing and upgrading of facilities for schools that have not yet met national standards to ensure good organization of teaching and learning (including online teaching and learning), nurturing and taking care of students semi-boarding and boarding. Improving the quality of a team of administrators and teachers of boarding general education schools or semi-boarding general education schools for ethnic minorities, and general education schools with semi-boarding students. Raising awareness and responsibility for illiteracy eradication, maintaining and improving the effectiveness of illiteracy eradication.

- Subjects:

+ The system of boarding general education schools for ethnic minorities, semi-boarding general education schools for ethnic minorities and a team of administrators, teachers and students who are directly managing, teaching and studying at schools. Prioritizing to supplement and upgrade facilities, especially those for digital transformation in teaching and learning for boarding general education schools, semi-boarding general education schools for ethnic minority students, and general education schools with semi-boarding students in ethnic minority and mountainous areas, areas with extremely difficult socio-economic conditions, and disadvantaged, border areas; schools without facilities or rented, borrowed or degraded facilities;

+ Administrators, teachers, people participating in the implementation of illiteracy eradication work (village elders, village heads, border guards, abbots, monks, nuns and monks at pagodas, organizations and individuals, benefactors and others) in ethnic minority and mountainous areas. Priority is given to invest in localities in areas with extremely difficult socio-economic conditions and borders.

- Contents:

+ Investing in facilities and equipment for boarding and semi-boarding general education schools for ethnic minority students, and general education schools with semi-boarding students:

. Upgrading and renovating the physical facilities of rooms/works serving meals, accommodation and activities for students and the public office of teachers;

. Upgrading and renovating facilities/room blocks/works serving learning; supplying and upgrading other ancillary works;

. Purchasing facilities for digital transformation of education for online teaching and learning for ethnic minority students;

. Prioritizing investment in building boarding general education schools for ethnic minority students in districts with a large number of ethnic minorities living but not yet having or having to rent a place for operation.

+ Illiteracy eradication for ethnic minorities:

. Formulating documents to serve the instruction of illiteracy eradication teaching, design technology and equipment for storing databases on illiteracy eradication and literacy teaching;

. Fostering, training, communicating and propagating;

. Supporting people to participate in literacy education;

. Support learning documents, textbooks and stationery.

- Implementation assignment:

+ The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the sub-project.

- Provincial-level People's Committees shall direct the organization of project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 1: VND 8,480.006 billion, including:

+ Central budget is VND 8,351.780 billion (investment capital is VND 6,372.233 billion, non-business capital is VND 1,979.547 billion).

+ Local budget: VND 128.226 billion.

b) Sub-project 2: Fostering national knowledge; training pre-university, undergraduate and postgraduate to meet the human resource needs of ethnic minority and mountainous areas.

- Objectives:

+ Improving and updating ethnic minority cultural, knowledge and policies for the contingent of cadres, civil servants and public employees engaged in ethnic affairs; training ethnic minority language for cadres, civil servants and public employees in ethnic minority and mountainous areas.

+ Training pre-university, undergraduate and graduate in order to build a contingent of ethnic minority cadres, civil servants and public employees and improving the quality of human resources for ethnic minority and mountainous areas.

- Subjects:

+ Fostering knowledge of ethnic minority affairs and teaching ethnic minority languages: Cadres, civil servants and public employees who monitor ethnic minority affairs in ministries and central agencies, and cadres, civil servants and public employees working in ethnic minority areas; teaching ethnic minority languages to cadres, civil servants and public employees belonging to target groups 3 and 4 in direct contact and working with ethnic minorities;

+ Pre-university, undergraduate and postgraduate training: Pupils, students, cadres, civil servants and public employees studying and working in ethnic minority and mountainous areas and in ethnic minority agencies shall be supported in pre-university, undergraduate and graduate training; priority shall be given to ethnic minorities belonging to ethnic groups with particular difficulties, ethnic minorities facing many difficulties, poor ethnic minority households in communes with extremely difficult conditions, ethnic minorities with disadvantaged and ethnic minority women.

- Content:

+ Content 01: Provision of ethnic knowledge

. Providing ethnic knowledge for cadres, civil servants and public employees of target groups 2, 3 and 4; police or army working or stationed in ethnic minority and mountainous areas;

. Providing ethnic minority languages for cadres, civil servants and public employees at district and commune levels; police or army working or stationed in ethnic minority and mountainous areas.

+ Content 02: Pre-university, undergraduate and postgraduate training:

. For pre-university training: Supporting specialized educational institutions and universities to organize pre-university training for students in ethnic minority and mountainous areas to ensure the scale at least 200 students/10,000 people (ethnic minorities) belonging to ethnic minorities with particular difficulties, ethnic minorities facing many difficulties and ethnic minorities with quality human resources low according to the Government's Resolution No. 52/NQ-CP dated June 15, 2016, on promoting human resource development for ethnic minorities in the 2016-2020 period, with a vision to 2030;

. For graduate training: Supporting higher education institutions to organize university-level training in majors to meet the human resource needs of ethnic minorities and mountainous areas to ensure the scale at least 200 students/10,000 people (ethnic minorities) belonging to ethnic minorities with particular difficulties, ethnic minorities facing many difficulties and ethnic minorities with quality human resources low according to the Government's Resolution No. 52/NQ-CP dated June 15, 2016, on promoting human resource development for ethnic minorities in the 2016-2020 period, with a vision to 2030;

. For postgraduate training: Supporting higher education institutions to organize postgraduate training in majors to meet the human resource needs of ethnic minorities and mountainous areas, reaching the rate of about 0.7% of cadres with postgraduate qualifications belonging to ethnic minorities with particular difficulties, ethnic minorities facing many difficulties and ethnic minorities with quality human resources low according to the Government's Resolution No. 52/NQ-CP dated June 15, 2016, on promoting human resource development for ethnic minorities in the 2016-2020 period, with a vision to 2030.

- Implementation assignment: The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Education and Training and the provincial-level People's Committees in organizing the implementation.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 2: VND 1,974.405 billion (non-business capital from central budget).

c) Sub-project 3: Project to develop vocational education and create jobs for workers in ethnic minority and mountainous areas.

- Objectives:

+ Expanding the scale, improving the quality and effectiveness of vocational education, contributing to the transformation of labor structure, economic structure, creating jobs, increasing incomes for workers, meeting requirements of socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas;

+ Supporting ethnic minority workers to have convenient access to labor market information, job search and connection support services; supporting ethnic minority youth after graduating from higher education and vocational education institutions to find jobs suitable to their abilities and aspirations.

- Subjects:

+ Ethnic minority workers or Kinh workers belonging to poor households, near-poor households in ethnic minority and mountainous areas;

+ Vocational education institutions, vocational education management agencies at all levels in ethnic minority and mountainous areas;

+ Employment service centers and establishments that have activities related to ethnic minority workers and Kinh workers belonging to poor households, near-poor households in ethnic minority and mountainous areas;

+ Enterprises and organizations sending workers in ethnic minority and mountainous areas to work abroad; organizations and individuals advising workers in ethnic minority and mountainous areas to work abroad.

- Content:

+ Developing vocational training models, assigning tasks/ordering/bidding for vocational training in accordance with natural conditions and customs of ethnic minority and mountainous areas associated with job creation and job efficiency after training;

+ Supporting vocational training;

+ Supporting workers in ethnic minority and mountainous areas to work abroad under contracts for a definite time;

+ Standardizing labor skills and effectively connecting training and job creation. Providing labor market information or support services to find and connect jobs for ethnic minority workers;

+ Strengthening conditions to ensure quality of teaching and learning for vocational education institutions in ethnic minority and mountainous areas: Developing, training contingent of teachers, managers, and vocational trainers; develop programs, curricula and teaching materials; developing sets of standards in vocational education; digitizing programs, textbooks and learning materials; applying information technology, digital transformation in teaching and learning management; support repair and maintenance of a number of work items of factories, classrooms, dormitories and works serving daily life and practice for learners; purchasing machinery and equipment for training;

+ Propagating, counseling career, start-up, vocational training, employment and employment support services, work abroad; inspecting, monitoring and evaluating, developing a set of indicators (KPIs) to serve as a basis for monitoring and evaluating the implementation of the contents according to the project's goals and developing methods and mechanisms for monitoring, evaluation and adjustment proposals during the project implementation.

- Implementation assignment:

+ The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the sub-project.

+ Provincial-level People's Committees shall direct the organization of Sub-project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on sub-project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 3: VND 12,620.703 billion, in which:

+ Central budget: VND 7,614.241 billion (non-business capital);

+ Local budget: VND 5,006.462 billion.

d) Sub-project 4: Training and providing capacity for the community and cadres implementing the program at all levels.

- Objectives: To train and provide capacity for cadres implementing the program (including: Process of implementing projects and sub-projects of the program; process and skills as an investor, professional bidding, financial management and settlement; planning, monitoring, monitoring and reporting process on implementation results), skills on community development and other relevant contents for grassroots cadres implementing the program at commune and village levels.

- Subjects:

+ Community: Commune community supervision board, community representatives, people, poverty reduction collaborators, groups to maintain infrastructure works in the village, reputable people in the community, priority shall be given to ethnic minorities and women in capacity building activities;

+ Cadres implementing the program at all levels: Improving the capacity of cadres implementing ethnic minority affairs and policies at all levels (including officials from agencies and departments presiding over and participating in the implementation of the program's contents) and staff of mass organizations, core forces, reputable people in the community, dignitaries and religious officials participate in the implementation of the Program's contents.

- Content:

+ Developing documents and training, providing and fostering knowledge, skills and professionalism for cadres performing ethnic minority affairs and policies; prioritizing the contents of approaches, methods and successful poverty reduction models;

+ Learning and exchanging experiences domestically and internationally for the subjects directly implementing the program; organizing seminars and conferences to share and exchange experiences among localities;

+ Improving intensive capacity in accordance with the conditions and characteristics of the local groups: Prioritizing communes that are weak in their capacity to act as investors and implement specific investment mechanisms; prioritizing villages that will directly implement specific projects and works; focusing on the missing and weak contents of grassroots cadres and community representatives;

+ Supporting digital transformation and improving learning ability, sharing experiences online for cadres implementing the program at all levels; carrying out activities to raise awareness and capacity of stakeholders (besides the organizing agencies leading and participating in the implementation of the program) to effectively coordinate and mobilize resources for the Program.

- Implementation assignment:

+ The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the Sub-project.

+ Provincial-level People's Committees shall direct the organization of Sub-project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on sub-project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 4: VND 1,462.9 billion (non-business capital from central budget).

6. Project 6: Conserving and promoting fine traditional cultural values of ethnic minority groups associated with development of tourism

- Objectives: To restore, conserve and promote traditional cultural values, fostering and training cultural cadres; support cultural facilities and equipment for ethnic minority and mountainous areas to increase the level of cultural enjoyment for ethnic minorities in association with the development of community tourism, in which priority shall be given to ethnic minorities are very few people.

- Subjects:

+ Provinces, cities and districts with communes and villages in ethnic minority and mountainous areas;

+ Traditional cultural identities and heritage of ethnic minorities;

+ Ethnic minorities and ethnic minority artisans;

+ Cadres and civil servants implementing ethnic minority affairs and policies;

+ Tangible and intangible culture of ethnic minorities;

+ Traditional festivals of ethnic minorities; grassroots cultural institutions in ethnic minority and mountainous areas;

+ Enterprises, cooperatives, economic organizations and social organizations operating in ethnic minority and mountainous areas.

- Content:

Restoring, conserving and promoting traditional cultural identities of very few ethnic minorities;

+ Surveying, inventorying, collecting and documenting traditional cultural heritage of ethnic minorities;

+ Conserving traditional festivals in localities to exploit and build products for tourism development;

+ Formulating policies and supporting ethnic minority artisans and elite minority artisans in transmitting and disseminating traditional forms of cultural activities and training, fostering and teaching their successors;

+ Organizing training courses, providing professional skills and teaching intangible culture;

+ Supporting research, restoration, conservation and promotion of intangible cultural values of ethnic minorities at risk of extinction (forms of cultural activities, social practices, musical instruments, traditional architecture, traditional costumes, traditional sports, language, writing and other cultural values);

+ Building traditional cultural models of ethnic minorities (models of experiencing and understanding specific cultures, models of protecting the intangible culture of ethnic minorities; model of building cultural life and model of connected heritage associated with heritage tourism itineraries to develop communities of ethnic minorities with similar heritage);

+ Building clubs for folklore activities in ethnic minority villages, mountainous areas and resettlement areas;

+ Operational supporting traditional art teams;

+ Investing in building typical tourist destinations;

+ Developing content, publishing books and documentary films on traditional culture of ethnic minorities to distribute to ethnic minority communities;

+ Organizing Festivals, Exchanges and Parties on traditional arts and cultures of ethnic minorities;

+ Organizing traditional sports competitions in festivals, parties and exchanges in order to preserve traditional sports and folk games of ethnic minorities;

+ Propagating and widely promoting typical traditional cultural and media values of ethnic minorities; advertising and promoting tourism of ethnic minority areas and mountainous areas in combination with research and survey of tourism potentials, selecting and building typical tourism products for ethnic minority and mountainous areas;

+ Supporting the preservation of typical cultural tradition villages and hamlets of ethnic minorities;

+ Building community bookcases for ethnic minority and mountainous communes;

+ Supporting the restoration, embellishment and anti-degradation of special national monuments relics and national monuments of typical value of ethnic minorities;

+ Supporting investment in building cultural, sports institutions and equipment in villages of ethnic minority and mountainous areas;

+ Building an ecological museum model to preserve intangible cultural heritage in ethnic minority communities, towards community and tourism development.

- Implementation assignment:

+ The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the project.

- Provincial-level People's Committees shall direct the organization of project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Project 6: VND 5,984.059 billion, in which:

+ Central budget: VND 3,233.528 billion (investment capital: VND 1,828.9 billion; non-business capital: VND 1,404.628 billion;

+ Local budget: VND 2,224.776 billion;

+ Other lawfully mobilized capital: VND 525.755 billion.

7. Project 7: Providing healthcare for the people, improving physical strength and stature of ethnic minority people; preventing and controlling child malnutrition

- Objectives: To improve the health of ethnic minorities in terms of physical and mental health, stature and life expectancy. To strengthen grassroots healthcare in order to help ethnic minorities access modern health care services. To control and eliminate epidemics in ethnic minority and mountainous areas.

- Subjects:

+ People in ethnic minority and mountainous areas, especially pregnant women, mothers, children and elders.

+ District-level health centers.

+ Medical and population cadres; district health center workers; commune health station workers, commune population civil servants; village health workers, population collaborators; and village midwives.

- Content:

+ Building and developing grassroots healthcare in ethnic minority and mountainous areas:

. Investing in facilities and purchasing essential equipment for district-level health centers;

. Training health workers for poor and near-poor districts in disadvantaged areas;

. Supporting technical transfer to commune health stations;

. Training family medicine for commune health station workers;

. Supporting allowance for village midwives;

. Supporting out-of-station vaccination points.

+ Improving the quality of population in ethnic minority and mountainous areas:

. Disseminating counseling services and health check before marriage; screening, diagnosis and treatment of a number of antenatal and neonatal diseases with the participation of the whole society in ethnic minority and mountainous areas;

. Satisfying the needs of the elderly to care for and improve their health to adapt to the rapidly aging population;

. Stabilizing and developing the ethnic minority population in ethnic minority and mountainous areas or border areas;

. Improving population management capacity;

. Preventing Thalassemia in ethnic minority and mountainous areas.

+ Taking care of maternal and child health and nutrition in order to reduce maternal and child mortality, and improving the stature and physical strength of ethnic minorities:

. Taking care of nutrition in the first 1,000 days of life for mothers - children integrating care before, during and after birth in order to improve the stature and physical strength of ethnic minorities;

. Taking care of health and reducing maternal and child mortality;

. Propagating, campaigning, communicating to change behavior on healthcare, maternal-child nutrition.

- Implementation assignment:

+ The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for Ethnic Minority Affairs, related ministries, branches and localities in, guiding the implementation of the project.

- Provincial-level People's Committees shall direct the organization of project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital sources for the implementation of the Project 7: VND 2,093.181 billion, in which:

+ Central budget: VND 1,496.692 billion (investment capital: VND 455.433 billion; non-business capital: VND 1,041.259 billion).

+ Local budget: VND 596.489 billion.

8. Project 8: Realizing gender equality and addressing burning issues related to women and children

- Objectives: To raise awareness, changing prejudices, taking care of material and spiritual lives, protecting and taking care of women and children, and realizing gender equality goals.

- Subjects: Women and girls in communes and villages with extremely difficult conditions, prioritizing ethnic minority women and girls in poor, near-poor households, victims of trafficking, domestic violence, victims of sexual abuse, unsafe labor migration/return of foreign husbands or people with disabilities.

- Contents:

+ Propagating and mobilizing to change "thoughts and ways of doing things" to contribute to the eradication of gender prejudices and stereotypes in the family and community, harmful cultural practices and a number of urgent social issues for women and children:

. Building communication groups pioneering change in the community;

. Carrying out communication campaigns for the eradication of gender prejudices and stereotypes, building a safe living environment for women and children;

. Contest/festival of innovative and effective models in the eradication of gender prejudices, domestic violence and trafficking in women and children;

. Implementing 04 packages to support ethnic minority women to give birth safely and take care of children's health.

+ Building and replicating models of changing “thoughts and ways of doing” to improve women's economic empowerment; promoting gender equality and addressing urgent issues of women and children:

. Developing and replicating self-managed credit and savings models to increase access to credit, improve livelihood opportunities, create income generation opportunities, and mainstream gender;

. Supporting the application of science and technology to enhance economic empowerment for ethnic minority women;

. Piloting and replicating the safe address model to support the protection of women who are victims of domestic violence;

. Piloting and replicating models of support for livelihood development and community integration for victims of human trafficking.

+ Ensuring the voice and substantive participation of women and children in socio-economic development activities of the community, monitoring, criticizing and supporting women to participate in leadership in the political system:

. Ensuring the voice and role of women in socio-economic issues in the locality;

. Ensuring the voice and role of girls in the socio-economic development of the community through the club model of “leaders of change”;

. Monitoring and evaluating the implementation of gender equality in the implementation of the program;

. Improving the capacity of ethnic minority women to participate in elections and campaign for elected offices.

+ Providing knowledge about gender equality, skills to implement gender mainstreaming for cadres in the political system, village elders, village heads, religious dignitaries and reputable people in the community:

. Formulating a capacity development program to implement gender equality;

. Building a contingent of source lecturers on gender mainstreaming;

. Implementing capacity development activities for all levels;

. Evaluating results of capacity development activities.

- Implementation assignment:

+ The Vietnam Women's Union shall assume the prime responsibility for organizing the implementation, and coordinate with the National Committee for Ethnic Minority Affairs and ministries and sectors in formulating documents guiding the implementation of the project.

+ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam Women's Union, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, and the Committee for Ethnic Minority Affairs in guiding expenditure norms, payment contents and settlement of career capital for project implementation.

- Provincial-level People's Committees shall direct the organization of project implementation in the locality; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on project implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital the project sources for the implementation of the Project 8: VND 2,387.812 billion, in which:

+ Central budget: VND 2,382.427 billion (non-business capital);

+ Local budget: VND 5.385 billion.

9. Project 9: Investing in development of ethnic minority groups with very small populations and those meeting with great difficulties

a) Sub-project 1: Investing in socio-economic development of ethnic groups facing many difficulties or particular difficulties

- Objectives:

+ To eradicate hunger and reducing poverty quickly and sustainably, in order to improve the material and spiritual life of ethnic minorities facing many difficulties or particular difficulties narrowing the gap in living standards, income compared with other ethnic groups in the area; improve the quality of health and education, improve the quality of the population, realize gender equality and address urgent problems for women and children; preserve and promote unique traditional cultural values; improve capacity for cadres and communities and build a strong political base in villages; strengthen the great national unity bloc, contribute to the construction and defense of the Fatherland;

+ To invest in sustainable development of the Dan Lai people (of the Tho ethnic group) in association with the protection and development of forests and the ecological environment in Pu Mat National Park, Con Cuong district, Nghe An province.

- Subjects:

+ Ethnic minorities on the list of ethnic groups with particular difficulties according to the Prime Minister's Decision No. 1227/QD-TTg dated July 14, 2021, living stably in communities in communes belonging III regions and villages with extremely difficult conditions in ethnic minority and mountainous areas in the period of 2021 - 2025;

+ Poor ethnic households on the list of ethnic groups facing many difficulties according to the Prime Minister's Decision No. 1227/QD-TTg dated July 14, 2021;

+ Dan Lai (Tho ethnic) household living in 02 villages: Co Phat and Bung in the core zone of Pu Mat National Park, Mon Son commune, Con Cuong district, Nghe An province;

+ Communes and villages with special difficult conditions with ethnic minorities on the list of ethnic groups facing particular difficulties or many difficulties in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2025 period that settle into a community.

- Scope of application Poor ethnic minority households on the list of ethnic groups facing many difficulties or particular difficulties and zone-III communes and villages with extremely difficult conditions of ethnic minority and mountainous areas in the period of 2021 - 2025 that are entitled to the policy of this sub-project, shall not be entitled to policies in other Program’s projects.

- Content:

+ Investing in building, upgrading and renovating infrastructure in villages with a large concentration of ethnic minorities with extremely difficult conditions and high poverty rates; prioritizing investment in villages with extremely difficult conditions, specifically:

. For traffic road: Building or upgrading, repair and hardening traffic roads from commune centers to villages, intra-village and inter-village roads;

. For electricity production and daily life: Adding substations and distribution grids to households;

. For Irrigation: Building or repairing, upgrading small irrigation works;

. Anti-erosion works: Building or renovating, upgrading anti-erosion works in villages with high risk of landslides, directly affecting residential areas or schools;

. Cultural and educational works: Building or repairing, upgrading community houses, commune radio relay stations, works in service of community tourism development; hardening classrooms, playgrounds for preschoolers, public houses for teachers, semi-boarding houses, kitchens for students and other ancillary works.

+ Supporting the development of production and livelihood:

. For ethnic minority households meeting particular difficulties:

* Supporting breeds, stables, some input materials to transform the structure of crops and livestock with high economic values; supporting vaccination against dangerous diseases for livestock and poultry;

* Supporting to improve knowledge and production capacity, organizing training classes for households on production knowledge in villages and study tours and exchange experiences for the community;

* Supporting to build models, groups of cooperation and association along the chain of production and consumption of products and other production development activities proposed by the community in accordance with the customs, practices and needs of the community approved by the competent authorities.

. For ethnic minority households facing many difficulties: Supporting investment with capital recovery according to households or communities, investing in the development of production through policy credit loans with special preferential interest rates. In case of determining livestock or other crops suitable for the locality, the investment will be made and the value will be converted from cows or chickens, but the total support budget/household does not change compared to the assigned limit.

+ Supporting the preservation and promotion of unique traditional cultural values, information and communication to improve the spiritual life of the people.

+ Supporting the protection and development of ethnic minorities meeting particular difficulties:

. For pregnant people: Organizing nutrition counseling and nutritional support activities for mothers before, during and after birth; examining, managing pregnancy and taking medical care for pregnant women, supporting pregnant women to be screened for common congenital diseases; giving birth support in accordance with the population policy and supporting vehicles for pregnant women;

. For children under 05 years old: Supporting newborns to be screened for common congenital diseases; treating and providing nutritional supplements for children under 5 years old; providing balanced nutritional meals according to formula (instant formula nutrition rice/porridge) and school milk for children at public preschool education institutions.

. Building a model to improve population quality in villages and hamlets with a large number of ethnic minorities meeting particular difficulties living in concentration.

+ Investing in sustainable development of Dan Lai people in Pu Mat National Park, Con Cuong district, Nghe An province:

* Investing in the development of essential socio-economic infrastructure for community development;

* Building houses, toilets and livestock barns;

* Supporting reclamation and improvement of production land, seeds and production materials;

* Supporting in education, culture, health and people's health care;

* Training and fostering a contingent of Dan Lai ethnic minority cadres.

- Implementation assignment:

+ The National Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the subproject.

+ Provincial-level People's Committees shall direct the organization of subproject implementation in the locality to ensure that the subjects and contents do not overlap with other projects and sub-projects under the program; inspect, supervise, evaluate and summarize reports on sub-project implementation results periodically and irregularly.

- Estimating capital needs and capital sources for the implementation of the Sub-project 1: VND 6,699.138 billion, in which:

+ Central budget: VND 6,610.272 billion (investment capital: VND 1,966.409 billion; non-business capital: VND 4,643.863 billion);

+ Local budget: VND 88.866 billion.

b) Sub-project 2: Reducing child marriage and consanguineous marriage in ethnic minority and mountainous areas.

- Objectives:

+ To change perceptions and behaviors in marriage of ethnic minorities, contributing to reducing child marriage and consanguineous marriage in ethnic minority and mountainous areas, especially ethnic groups facing many difficulties or particular difficulties;

+ Over 90% of ethnic minority cadres at all levels and socio-cultural cadres will be trained to improve their capacity, skills in advocacy, counseling and communication to change behavior on child marriage and consanguineous marriage in ethnic minority and mountainous areas by 2025;

+ To reduce an average of 2% - 3%/year in the number of child marriages and 3% - 5%/year in the number of consanguineous marriages for areas and ethnic minorities with high rates of child marriage and consanguineous marriage;

+ By 2025, to prevent and limit child marriage and consanguineous marriage in ethnic minority and mountainous areas.

- Subjects:

+ Ethnic minority minors and young people of ethnic minorities facing many difficulties or particular difficulties;

+ Parents and students of boarding general education schools for ethnic minorities;

+ Ethnic minority men and women facing many difficulties or particular difficulties in child marriage and consanguineous marriage;

+ Leaders of Party committees, authorities, political and social organizations at all levels in ethnic minority and mountainous areas;

+ Prestigious people in the community of ethnic minorities.

- Contents:

Communication:

. Compiling, providing documents, training on knowledge, communication skills, advocacy and legal advice related to marriage and family;

. Organizing integrated conferences, seminars, talks, cultural exchanges, to propagate and limit the situation of child marriage and consanguineous marriage of ethnic minorities facing many difficulties or particular difficulties in ethnic minority and mountainous areas;

. Organizing contests to learn about the law on marriage, child marriage and consanguineous marriage.

+ Strengthening counseling and intervention activities integrated with programs, projects, models of reproductive health care, maternal and child health, population, family planning, nutrition, development-related physical development in the field of marriage to reduce child marriage and consanguineous marriage.

+ Maintaining and implementing the model in communes/districts/schools with high rates of child marriage and consanguineous marriage; replicating appropriate models to change behavior, access to information and mobilize community participation to prevent and reduce child marriage and consanguineous marriage.

+ Providing and improving professional capacity for cadres and civil servants engaged in ethnic affairs participating in the project implementation.

+ Examining, evaluating, reviewing and summarizing the implementation of the model, the project and the implementation of the policies.

- Implementation assignment:

+ The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, determining the subjects and locations, and directing the implementation of the;

+ The Ministry of Health shall provide professional guidance on the content of reducing child marriage and inbreeding under the subproject;

+ Provincial-level People's Committees shall direct the organization, inspection, supervision, evaluation and summarization reports on subproject implementation results periodically and irregularly.

- Estimated capital needs and capital the project sources for the implementation of the Sub-project 2: VND 727.714 billion. In which:

+ Central budget: VND 581.284 billion (non-business capital).

+ Local budget: VND 146.43 billion.

10. Project 10: Carrying out public communication and mobilization in ethnic minority-inhabited and mountainous areas. Examining, supervising and assessing the implementation of the Program.

a) Sub-project 1: Praising and honoring advanced examples, promoting the role of prestigious people; carrying out the dissemination and education of law regulations, legal aid and propaganda and mobilization of the people; perform communications for the implementation of the master plan and the national target program for socio-economic development in ethnic minority-inhabited and mountainous areas in the 2021-2030 period.

- Content No. 01: Praising and honoring advanced examples, promoting the role of prestigious people.

+ Objectives: Developing and improving the quality and effectiveness of advocacy work, promoting the role of the core force and prestigious people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas. Praising and honoring, recognizing contributions of advanced examples in ethnic minority and mountainous areas in the cause of national construction and defense and international integration.

+ Subjects:

. Village patriarchs, hamlet chiefs, prestigious people, reputable key officials in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Advanced examples in ethnic minority and mountainous areas with many contributions in various fields of the society in the cause of national construction and defense and international integration.

+ Contents:

. Developing and improving the quality and effectiveness of advocacy work, promoting the role of the core force and prestigious people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Implement the propaganda, education and raising of awareness of the position and role of the core force and prestigious people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Developing, searching, fostering, selecting, managing and employing the core force and prestigious people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas in conformity with the actually conditions of the localities;

. Implementing activities of training, fostering knowledge, providing documents, information, organizing meetings, talk shows, experience exchange activities for the core force and prestigious people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas and equipping them with appropriate audio-visual equipment to improve their capacity, ability to receive information, meeting requirements for assigned tasks;

. Supporting, timely encouraging and taking appropriate protective measures in mobilizing and promoting the role of the core force and prestigious people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas in various fields of the society;

. Praising and honoring advanced examples in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Organizing communication and propaganda activities, setting examples of good people, good deeds and advanced examples;

. Periodically organizing (once every 2 years for district and provincial levels; once every 5 years for central level) activities of praising, honoring advanced examples (village patriarchs, hamlet chiefs, prestigious people, key officials; typical intellectuals, business people, pupils, students and youth being ethnic minorities and other subjects) in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Organizing conferences, seminars, experience exchange activities, meetings, talk shows, giving gifts, praising, honoring advanced examples in a number of fields of the society by region (one every 3 years, organizing experience exchange activities by region: Northern mountainous region, central coast, Central Highlands, Southwest region, border areas and some other localities);

. Developing, implementing and replicating typical advanced models; organize preliminary review, review and evaluation of praising and honoring advanced examples in ethnic minority-inhabited and mountainous areas.

+ Assignment of implementation:

. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation.

. Provincial-level People's Committees shall direct the implementation in the localities; inspect, supervise, assess and synthesize reports on performance results periodically and irregularly.

- Content No. 02: Carrying out the dissemination and education of law regulations, propaganda and mobilization of ethnic minorities.

+ Objectives: Strengthening the dissemination and education of law regulations, raising of awareness of village patriarchs, hamlet chiefs, prestigious people, religious dignitaries, ethnic minorities and People.

+ Subjects:

. The people in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Cadres, civil servants and public employees in the system of ethnic minority affairs agencies from the central to local levels;

. Cadres, civil servants and public employees that are assigned the task of performing the dissemination and education of law regulations, propaganda and mobilization of the people in ethnic minority and mountainous areas;

. Leaders of Party organizations, authorities and unions in communes; villages, hamlets; village patriarchs, commune and hamlet chiefs, prestigious people, religious dignitaries and assistants in ethnic minority and mountainous areas;

. Enterprises, cooperatives, and economic and social organizations operating in localities with extremely difficult conditions.

+ Contents:

. The dissemination, education of law regulations and propaganda include the following activities: Organizing trainings, conferences, seminars, contests (in forms suitable to regions, localities at district, provincial, regional and national levels), talks, establishing pilot models, law propaganda club; integrating it with sports and cultural activities and traditional festivals of ethnic minorities; building specialized pages and columns (in Vietnamese and ethnic minority languages), legal stories and skits on the mass media; compiling and distributing documents (legal handbooks and leaflets, media handbooks and other publications and documents) in the common language, or in both common and ethnic minority languages;

. Granting a number of newspapers and magazines, and researching and renovating the forms of information provision suitable to the specific conditions of ethnic minorities, mountainous regions and regions with extremely difficult conditions in accordance with the Prime Minister's Decision No. 45/QD-TTg dated January 9, 2019 in order to strengthen information and propaganda works in service of political tasks in the ethnic minorities, mountainous regions and regions with extremely difficult conditions;

. Implementing the external information task in ethnic minority-inhabited and mountainous areas in accordance with the Prime Minister’s Decision No. 1191/QD-TTg dated August 5, 2020 on approving the objectives, tasks, solutions for the innovation and improvement of the capacity of information provision, propaganda and external information to contribute to a peaceful, friendly, cooperative and developed borderline;

. Developing the Ethnic Minority and Development Newspaper into a capable media agency to meet the requirements of ethnic minority affairs and effectively and promptly performing information provision and propaganda on the overall scheme and the national target program on socio-economic development of ethnic minority-inhabited and mountainous areas in the 2021-2030 period in accordance with the Resolution No. 88/2019/QH14 and Resolution No. 120/2020/QH14 of the National Assembly;

. Developing the electronic Ethnic Minority Magazine;

. Investment in Radio and Television Stations of Soc Trang, Ninh Thuan provinces to meet the requirements of serving the Khmer and Cham minorities;

. Carrying out public communication and mobilization for people in ethnic minority, border and mountainous regions to participate in organizing and implementing the overall scheme and the national target program on socio-economic development of ethnic minority-inhabited and mountainous areas in the 2021-2030 period.

+ Assignment of implementation:

. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation;

. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minority Affairs and relevant ministries and sectors in, guiding the implementation of external information content in ethnic minority-inhabited and mountainous areas.

. Provincial-level People’s Committees shall direct the implementation in the localities; inspect, supervise, assess and synthesize reports on performance results periodically and irregularly.

- Content No. 3: Strengthening and improving the accessibility and enjoyment of quality legal aid activities provided for ethnic minority-inhabited and mountainous areas.

+ Objectives: Ensuring the fairness in access to justice of citizens in ethnic minority-inhabited and mountainous areas, developing pilot models to help the people timely access and enjoy quality legal aid in order that they have their legitimate rights and interests protected when encountering legal problems or disputes.

+ Subjects: Village patriarchs, hamlet chiefs, prestigious people in the community, local officials, citizens in ethnic minority-inhabited and mountainous areas; people performing the legal aid and officials of relevant agencies.

+ Contents:

. Raising the awareness of legal aid in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Organizing the pilot training on skills of providing legal aid for ethnic minorities, pilot training on access to legal aid for citizens in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Developing programs on legal aid for ethnic minorities covering ethnic minority and mountainous provinces;

. Organizing pilot seminars of legal aid for community connection in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

. Compiling and providing communication materials on legal aid policies for ethnic minorities.

+ Assignment of implementation:

. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation;

. Related provincial-level People’s Committees shall direct the implementation in the localities; inspect, supervise, assess and synthesize reports on performance results periodically and irregularly.

- Funding demands and expected funding sources for the implementation of Sub-project 1: VND 3,066.441 billion, in which:

+ Central budget: VND 2,799.878 billion (Investment capital: VND 200 billion; Non-business capital: VND 2,599.878 billion);

+ Local budget:  VND 266.563 billion.

b) Sub-project 2: Applying information technology to support socio-economic development and ensure security and order in ethnic minority-inhabited and mountainous areas.

- Objectives: Supporting ethnic minorities to access the information on science and technology and promote local products in the country and the world. Improving the ability to apply and use information technology to support socio-economic development for ethnic minorities and mountainous regions, especially application of information technology and digital transformation in implementing the national target program on socio-economic development of ethnic minority-inhabited and mountainous areas in the 2021-2030 period.

- Subjects:

+ Cadres, civil servants and public employees of agencies in charge of ethnic minority work from central to local levels; Program Coordination Office at central level and standing agencies of the Program at local level;

+ Communes and villages with extremely difficult conditions in ethnic minority-inhabited and mountainous areas;

- Contents:

+ Carrying out digital transformation in the implementation of the national target program on socio-economic development of ethnic minority-inhabited and mountainous areas in the 2021-2030 period;

+ Organizing conferences, seminars, online working sessions of the Central Steering Committee and the agency assisting the Central Steering Committee related to direction, guidance and organization of the implementation of the Program;

+ Supporting the establishment of information technology application support stations for ethnic minorities at commune-level People’s Committees to serve socio-economic development and ensure security and order;

+ Supporting the building and maintaining of online products markets of ethnic minority-inhabited and mountainous areas.

- Assignment of implementation:

+ The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, guiding the implementation of the Sub-project (except for tasks under the prime implementation responsibility of the Ministry of Information and Communications);

The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minority Affairs in, directing and guiding localities to organize the implementation of the content “Supporting the establishment of information technology application support stations for ethnic minorities at commune-level People's Committees to serve socio-economic development and ensure security and order”;

+ The Vietnam Cooperative Alliance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minority Affairs in, guiding the implementation of the content “Supporting the building and maintaining of online products markets of ethnic minority-inhabited and mountainous areas”.

- Expected funding demands and funding sources for the implementation of Sub-project 2: VND 1,549.342 billion from central budget (Investment capital: VND 993.621 billion; Non-business capital: VND 555.721 billion).

c) Sub-project 3: Examining, supervising, assessing and training the implementation of the Program.

- Objectives: Setting up a synchronous and comprehensive monitoring and evaluation system to meet requirements of Program management. Organizing the inspection, supervision and assessment of the implementation of the Program, ensuring the achievement of the set objectives of the Program.

- Subjects:

+ Organizations and individuals involved in the management and implementation of the Program.

+ Citizens in the beneficiary areas of the Program.

- Contents:

+ Developing a set of implementation monitoring indicators and result framework of the Program, including: the system of objectives and criteria for evaluating the implementation results of projects and sub-projects; detailed monitoring and evaluation system, system of reporting forms, mechanism of information collection; reporting mechanism and contents; methods of using information of monitoring and evaluation system for the management and implementation organization (applying technology 4.0, application software on platform of mobile devices);

+ Developing, piloting, training and operating monitoring and evaluation software, ensuring that the collection, storage, processing of monitoring and evaluation information may promptly meet the requirements of Program management;

+ Improving the capacity of monitoring and evaluation of localities, including the heading agency and departments and agencies involved in the implementation of the Program;

+ Carrying out propaganda, emulation, praising and rewarding advanced examples in the implementation of the Program;

+ Organizing community investment supervision, mobilizing citizens to participate in community supervision. Organizing the supervision and social criticism of the Program’s policies;

+ Directing the pilot implementation of the Program in a number of suitable areas;

+ Implementing the inspection, supervision and evaluation of the program implementation results at central and local levels.

- Assignment of implementation:

+ The Central Steering Committee shall select and direct the pilot implementation at the provincial, district and commune levels in several localities during the implementation of the Program to promptly advise the promulgation, adjustment and amendment of mechanisms and policies in the implementation process;

+ The Committee for Ethnic Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and localities in, organizing the implementation.

- Estimated funding demands and funding sources for the implementation of Sub-project 3: 593.197 billion VND (excluding the content of checking, monitoring, evaluating and developing the KPI of Sub-Project 3 under Project 5), in which:

+ Central budget: VND 589.912 billion (Non-business capital).

+ Local budget: VND 3.285 billion.

IV. ESTIMATED TOTAL FUNDING AND FUNDING SOURCES FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

The estimated total funding to implement the Program in the 2021 - 2025 period is VND 137,664.959 billion, in which:

1. Central budget capital: VND 104,954.011 billion; including:

- Investment capital: VND 50,000 billion (that has been allocated under the Resolution No. 29/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly on the medium-term public investment plan in the 2021-2025 period);

- Non-business capital: VND 54,324.848 billion;

- For the rest of capital (VND 629.163 billion): The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minority Affairs and the Ministry of Finance in, reporting competent authorities for the balance and allocation during the implementation of the Program.

2. Local budget capital: VND 10,016.721 billion.

3. Policy credit loans: VND 19,727.020 billion.

4. Other lawful mobilized capital source: VND 2,967.207 billion.

V. SOLUTIONS; MECHANISMS AND POLICIES FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. Main principles and solutions for the implementation of the Program:

- Implementing selective and intensive investment in communes, villages and hamlets with the most difficult conditions; solve the most pressing and urgent problems; giving priority to support poor households and ethnic minority groups with the most difficult conditions.

- Ensuring the publicity and democracy, promote


the mastery and active and proactive participation of the community and citizens; promote the improvement spirit and


efforts of the ethnic minorities.

- Prioritizing the use of assembled modular construction components to ensure fast construction and reduce service expenses for works. Prioritizing works that use local materials and employ local labor to create more sources of livelihood for citizens.

- Promoting decentralization for localities in formulating, and organizing the implementation of, the Program in conformity with the conditions, characteristics, potentials, strengths, cultural identities, fine traditions and customs of the ethnic groups and regions in parallel with national defense and security consolidation.

- Creating the harmonization of mechanisms and processes for uniform application in the Program’s projects and sub-projects; prioritizing the selection of investment contents with higher norms for organizing the implementation for beneficiaries; ensuring the principle that  investment contents and activities of projects and sub-projects under the Program are not duplicated in the same area or for the same beneficiary.

- Enhancing the digital transformation and information technology application in inspecting, monitoring and evaluating the progress of the Program implementation at all levels and sectors. Preventing, combating, promptly detecting and strictly handling negative acts, corruption and waste acts during the implementation of the Program.

2. Regarding funding mobilization solutions:

- Diversifying funding sources to implement the Program, in which the state budget plays a decisive role; taking rational solutions of ODA loan source mobilization; enhancing the mobilization of legal contribution sources of domestic and foreign organizations, enterprises and individuals.

- Ensuring the balance, adequate and timely arrangement and mobilization of funding in accordance with the decided structure of funding sources; ensuring the ratio of counterpart funds of localities and the responsibility of the citizens and beneficiaries to participate in the implementation of the Program.

3. Regarding mechanisms and policies for support; management and implementation of the Program:

a) The central budget shall support provinces that cannot balance their budget funds by themselves; provinces and cities have a low ratio of revenues transferred to the central budget and a large number of ethnic minorities, many zone-III communes and villages with extremely difficult conditions in ethnic minority-inhabited and mountainous areas.

Prioritizing the allocation of central budget to invest traffic works in communes that do not have asphalted or concrete motor roads to their centers; invest in connection traffic works, national power grid works to serve socio-economic development, ensure national defense and security for poor districts with many border communes, zone-III communes and villages with extremely difficult conditions; invest in boarding general education schools for districts with a large number of ethnic minorities living and many communes with extremely difficult conditions, but not yet having or having to rent a place for operation.

b) Allocating the Program’s funding from the central budget to perform a number of contents and tasks as follows:

- Implementing the pilot scheme, pilot directions of the Central Steering Committee in a number of localities approved by the Prime Minister or competent authorities;

- Performing other tasks as directed by the Prime Minister.

c) Carrying out mechanisms to support livelihood creation for poor households, households just above the poverty line, and households that have just escaped from the poverty through projects approved by competent authorities based on master plans, plans and schemes on production structure transformation of their localities; Prioritize the support for ethnic minority households that are poor households, households just above the poverty line, and households that have just escaped from the poverty that voluntarily register to participate in the projects through groups of households and communities. Funding sources for project implementation include the state budget, loans from the Vietnam Bank for Social Policies or credit institutions designated by the State to provide preferential loans, funding sources integrated for the implementation of policies and programs, projects, and counterpart funding sources of households.

d) Formulating and promulgating a specific mechanism in management and implementation of the Program that is suitable for ethnic minorities and mountainous regions;

dd) Formulating and promulgating principles, criteria, and norms for state budget allocation for the implementation of the Program;

e) Formulating and promulgating preferential credit policies for the implementation of the Program.

4. Regarding perfection of the apparatus of management and organization of implementation of the Program:

Establishing and consolidating the apparatus of management and organization of implementation of the Program from central to local levels; specifically:

a) Program Steering Committee:

Establish a Steering Committee for all 03 national target programs (the national target program on sustainable poverty reduction for the 2021 - 2025 period, the national target program for new rural development in the 2021-2025 period, the national target program for socio-economic development in ethnic minority-inhabited and mountainous areas for the 2021 - 2030 period) at central and local levels in accordance with Point b, Clause 4, Article 1 and Point d, Clause 2, Article 2 of the Resolution No. 24/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly on approving the investment policy for the national target program on sustainable poverty reduction for the 2021-2025 period.

b) Program Coordination Office:

- At central level: The Coordination Office of the national target program for socio-economic development in ethnic minority-inhabited and mountainous areas for the 2021 - 2030 period is located in the Committee for Ethnic Minority Affairs, assists the Central Steering Committee and directly assists the Minister, Chairperson of the Committee for Ethnic Minority Affairs - Deputy Head of the Central Steering Committee in the management and implementation of the Program and in the implementation of a number of contents of the overall scheme on socio-economic development of ethnic minority-inhabited and mountainous areas in the 2021-2030 period. The Program Coordination Office shall use the payroll of the Committee for Ethnic Minority Affairs and have its operation funding allocated from the current funding of the Committee for Ethnic Minority Affairs.

- In localities: Assigning Chairpersons of provincial-level People's Committees to decide to consolidate or establish a Steering Committee for all 03 Programs according to the Resolution No. 24/2021/QH15 dated July 28, 2021 and Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly.

5. Regarding the propaganda work:

Promoting extensive and in-depth propaganda of the Program’s objectives for all levels, sectors, population classes and ethnic minorities in order to change their awareness of ethnic affairs, policies on ethnicity and poverty reduction in ethnic minority-inhabited and mountainous areas; arouse improvement efforts and will of ethnic minorities, especially poor ethnic minorities.

6. Regarding science, technique and technology:

Strengthening scientific research and technology transfer; building a synchronous database of ethnic minority-inhabited and mountainous areas to serve the estimation, forecast, planning, management of the implementation of policies on ethnicity.

7. Regarding the extension of international cooperation:

Strengthening the multilateral and bilateral cooperation with international organizations and cooperation with non-governmental organizations in the process of developing and implementing the Program to share information, experiences, and take advantage of assistance of technology and resources for successfully implementing the Program’s objectives.

VI. MANAGEMENT ASSIGNMENT AND IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Responsibilities of ministries, sectors and central agencies:

a) The Committee for Ethnic Minority Affairs shall

- Be the agency in charge of managing the Program; assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, sectors and People’s Committees of provinces and centrally-run cities, in implementing this Decree according to regulations.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, agencies and localities in, formulating principles, criteria, and norms for allocation of central budget funding and stipulating the ratio of counterpart funding of local budgets for implementing the Program on an annual basis and in the 5-year period, submit them to the Prime Minister for approval in October 2021;

- Summarize and propose plans and estimated plans for allocation of central budget funding for implementing the Program in the 2021 - 2025 period and on an annual basis, and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance according to regulations;

- During the implementation of the Program, assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, sectors, agencies and localities in, continuing to review and select investment/support contents/activities, ensuring the selective and intensive investment, ensuring that such contents, activities do not overlap with other programs and projects and regular activities of ministries, sectors and localities to ensure the effective implementation of the Program;

- Within its assigned functions, tasks and competence, review, decide or guide the unit prices, support and investment norms for the implementation of the Program, ensuring the suitability and compliance with law regulations;

- Research and propose solutions to rationally mobilize additional funding sources for the Program according to the policy approved by the National Assembly in the Resolution No. 120/2020/QH14, ensuring the compliance with law regulations, report to competent authorities for consideration and decision;

- Assume the prime responsibility for formulating a plan to assign specific targets and tasks every year and for a 5-year period for the implementation of the Program to provinces and centrally-run cities, and send it to the Ministry of Planning and Investment for synthesis; research and propose a mechanism to reward typical localities with excellent achievements in the implementation of the Program with welfare works, and report to the Prime Minister;

- Assume the prime responsibility for formulating and guiding relevant ministries, sectors and localities to effectively implement the Program implementation plan in the 2021-2025 period and the annual plan after they are approved by the Prime Minister to accomplish the Program’s objectives;

- Advise the Prime Minister to direct ministries and sectors to implement solutions to strengthen coordination and promote the role of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations in Program implementation;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and sectors in, periodically and irregularly inspecting and supervising the implementation of the Program by localities.

b) The Ministry of Planning and Investment shall

- Perform the function of summarization of the Program;

- Summarize estimated funding allocations and demands, targets and specific tasks for the implementation of the Program in the 5-year plan and annual plan, and report it to the competent authority for consideration and decision in accordance with law regulations;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, agencies and localities in, expeditiously formulating the Government’s Decree on defining the management mechanism, organization of the implementation of national target programs, and reporting it to the Government in the fourth quarter of 2021.

c) The Ministry of Finance shall

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minority Affairs and the relevant ministries and agencies in, formulating annual plans and summarizing non-business expenses to ensure the operation of the Program;

- Balance and allocate enough non-business funding and have a plan to supplement funding for the Program according to the progress and medium-term and annual investment plans, and submit it to competent authorities for consideration and decision;

- Assume the prime responsibility for developing regulations on financial mechanism, payment and finalization of state budget funding sources for implementation of the Program.

d) The State Bank of Vietnam shall

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, agencies and localities in, expeditiously formulating the Government’s Decree on defining the preferential credit policy for implementation of the Program, and reporting it to the Government in the fourth quarter of 2021;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Vietnam Bank for Social Policies and relevant agencies in, studying and proposing mechanisms, policies and solutions to ensure the mobilization of minimum policy credit funding approved by the National Assembly in Resolution No. 120/2020/QH14 to implement the Program, report it to competent authorities in the fourth quarter of 2021.

dd) Ministries and central agencies that are assigned to assume the prime responsibility for projects, sub-projects, and components of the Program shall

- Summarize implementation results; guide the formulation of an implementation plan; synthesize and propose targets, tasks, funding sources and central budget funding allocation plans for the 5-year period and every year, and assign them to ministries, central agencies and localities for implementation, for projects, sub-projects, and components within the fields under the management of the respective ministries and sectors, send them to the Committee for Ethnic Minority Affairs for the inclusion in the general plan as prescribed; 

- Make a plan of central budget funding for the 5-year period and every year to implement activities serving the direction, administration and guidance of Program implementation, and send it to the Committee for Ethnic Minority Affairs for the inclusion in the general plan as prescribed;

- Guide the ministries, sectors and localities to implement the targets, tasks and organize the implementation of the Program’s components as assigned to manage;

- Take the responsibility for reviewing and determining areas, subjects, contents of policies and localities’ guidelines to organize the implementation, ensuring that such contents do not overlap with the one in other programs, projects, schemes and regular duties of ministries, sectors and localities;

- Within their assigned functions, tasks and competence, review, decide or guide the unit prices, support and investment norms for the implementation of the Program, ensuring the suitability and compliance with law regulations;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minority Affairs, relevant ministries and sectors in, inspecting, monitoring and evaluating the implementation results of resources, and targets, tasks and components of the Program as assigned to manage according to regulations, send it to the Committee for Ethnic Minority Affairs to summarize and report to the Prime Minister and the Central Steering Committee;

- Fully implement the regime of reporting results of component implementation and allocated funding use and send reports to the Committee for Ethnic Minority Affairs for synthesis.

- Develop and guide the mechanism to mobilize additional resources to implement the contents of the ministries and sectors;

- Regularly and periodically organize inspection teams in assigned localities; supervise and examine results of implementation of the Program’s contents according to their state management fields assigned.

e) Ministries and central agencies participating in the implementation of the Program shall be responsible for researching and integrating the implementation of the Program with other target programs and projects assigned to manage, ensuring the efficiency and avoiding the overlapping.

g) Information and communications agencies shall be responsible for performing the propaganda task according to their assigned functions and tasks and requirements of the Program.

2. Responsibilities of provincial-level People’s Committees:

- Approve the Program implementation plans for a 5-year period and every year with the contents of plans on funding sources, objectives and tasks; and send them to the agencies assuming the prime responsibility for respective projects, sub-projects, components of the Program, the Committee for Ethnic Minority Affairs and related agencies as prescribed;

- Organize the implementation; monitor, evaluate and report on the results of Program implementation in the provinces periodically and irregularly;

- Direct and assign responsibilities of each level and departments, sectors, agencies in organizing the implementation of the Program on the principle of promoting decentralization for the grassroots and promoting their responsibility;

- Promulgate mechanisms, policies and guidance on the implementation of the Program in the provinces according to their assigned competence and tasks;

- Direct the consolidation or establishment of a Steering Committee for the national target programs at all levels and an apparatus advising and assisting Steering Committees at all levels in accordance with the Resolution No. 24/2021/QH15 dated July 28, 2021 and Resolution No. 25/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly.

3. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations shall carry out supervision and social criticism during the implementation of the Program. The Central Steering Committee for National Target Programs, and ministries and sectors shall be responsible for studying and responding to proposals of the Vietnam Fatherland Front and citizens according to regulations; advising and reporting on contents beyond their competence to the Government and the Prime Minister./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1719/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1719/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất