Quyết định 161/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 161/2006/QĐ-TTg

Quyết định 161/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:161/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:
Ngày ban hành:10/07/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số : 161/2006/QĐ-TTg

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày 10  tháng 7 năm 2006

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tại tờ trình                    số 1697/TTr-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2005 và tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2006;

 

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1533/ BKH-TĐ&GSĐT ngày 10 tháng 3 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020,

 

­QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

 

I. Quan điểm phát triển

 

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến                năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc bịêt là xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hoá; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập bình quân của vùng Tây Nguyên và cả nước.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, huy động tối đa nội lực và thu hút các nguồn lực bên ngoài.

 

Đầu tư phát triển toàn diện và hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh            tế - xã hội quan trọng trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

 

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, dạy nghề cho người lao động.

 

II. Mục tiêu phát triển chủ yếu

 

1. Về kinh tế

 

- Tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt mức bình quân 15,63%/năm (trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 45,22%, nông nghiệp tăng 5,67%, dịch vụ tăng 17%); thời kỳ 2011 - 2015 đạt mức bình quân 16% (trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 25%, nông nghiệp tăng 5,0%, dịch vụ tăng 17,66%); thời kỳ 2016 - 2020 đạt mức bình quân 15,6% (trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 20%, nông nghiệp tăng 4,5%, dịch vụ tăng 15,68%).

 

- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 17,8% năm 2005 lên 48,6% năm 2010, lên 60,3% năm 2015 và lên 66,3% vào năm 2020. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt 22,5% năm 2010, 22,8% năm 2015 và 23,8%     năm 2020. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2010 là 28,9%, đến năm 2015 là 16,9% và đến năm 2020 giảm xuống còn khoảng 9,9%.

 

- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 14,3 triệu đồng, năm 2015 đạt 30,4 triệu đồng, năm 2020 đạt 66 triệu đồng. Rút ngắn khoảng cách so với cả nước về GDP/người từ 58% so với cả nước vào năm 2005 lên 90% vào năm 2010 và 163% vào năm 2020.

 

2. Về xã hội

 

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,7% vào năm 2010, 1,1 - 1,2% vào   năm 2020. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 25% vào năm 2010, 28% năm 2015 và 36% năm 2020.

 

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15 - 16% vào năm 2010 và bằng mức bình quân cả nước vào năm 2020. Đưa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngang mức bình quân chung của tỉnh.

 

- Đến năm 2010: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22%;  85% dân số được sử dụng nước sạch; có 6 bác sĩ/một vạn dân. Đến năm 2020: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 10%;  100% dân số được sử dụng nước sạch; có 8 bác sĩ/một vạn dân.

 

- Đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 30% dân số trong độ tuổi được phổ cập trung học phổ thông và 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Năm 2020 có 75% dân số trong độ tuổi phổ cập trung học phổ thông và 80% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

 

- Đến năm 2010 có 80% gia đình; 60% thôn, buôn; 90% cơ quan, đơn vị và 30% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá. Đến năm 2020 có 100% gia đình, 80% thôn, buôn, 100% cơ quan, đơn vị và 60% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá.

 

- Hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ, tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.

 

III. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực

 

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

 

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung với gia tăng các giống cây chịu hạn, ít  dùng nước, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tập trung phát triển các cây trồng như cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả, ngô lai và một số cây khác như ca cao, bông, mía, sắn, đậu nành, dâu tằm.

 

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê. Từng bước phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tập trung theo trang trại. Khuyến khích các thành phần kinh tế cải tạo ao, hồ, diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

 

Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả và thu nhập của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn. Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học, đồng thời, củng cố và phát triển hệ thống các trạm, trại, trung tâm chuyển giao kỹ thuật, nhằm thử nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao. Tăng cường công tác khuyến nông, thú y.

 

Ưu tiên và tăng cường đầu tư cho thủy lợi, xây thêm một số công trình hồ đập, đảm bảo chủ động nước cho sản xuất nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất.

 

Phát triển các ngành, nghề thủ công và các loại dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

 

Chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng, ổn định vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến nông sản. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa "bốn nhà": Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp và Nhà nước.

 

Đến năm 2010 trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn 84,5%, chăn nuôi tăng lên 10,2%, dịch vụ chiếm 5,3%; đến năm 2020, tỉ lệ các ngành trên tương ứng là 77,8%, 16,3% và 5,9%.

 

Bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng phòng hộ xung yếu, các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng, thắng cảnh Dray Sáp. Kết hợp giữa bảo vệ rừng với khoanh nuôi tái sinh rừng và làm giàu rừng tự nhiên.

 

Đẩy mạnh trồng rừng, tập trung phát triển rừng nguyên liệu. Chuyển diện tích rừng nghèo kiệt, rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nâng cao độ che phủ của rừng lên 61% vào               năm 2020.

 

2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

 

Tập trung đầu tư, phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh, phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo yêu cầu về môi trường. Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Trước mắt, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy điện.

 

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư khai thác bô - xít, luyện alumin, tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Tâm Thắng, các cụm công nghiệp Nhân Cơ, Đắk Ha.

 

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển công nghiệp.

 

Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn, nhất là các làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hình thành các điểm công nghiệp, các làng nghề tại các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã.

 

3. Thương mại, dịch vụ

- Về thương mại: phát triển thương mại theo hướng khai thác và phục vụ tốt thị trường nội tỉnh kết hợp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam và miền Trung. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 10%.

Tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó chú trọng nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn, từng bước xây dựng và kiên cố hóa các trung tâm thương mại, dịch vụ ở các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã, tiểu vùng. Trước mắt, xây dựng chợ Gia Nghĩa thành Trung tâm thương mại, dịch vụ của tỉnh, có quy mô hiện đại.

Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu. Hình thành hai khu kinh tế cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Per theo quy hoạch.

 

- Về dịch vụ

Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, vận tải. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm.

 

Khuyến khích đầu tư tăng năng lực vận tải về quy mô và chất lượng, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa cho nền kinh tế.

 

Phát triển các loại hình dịch vụ văn hoá, du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Mở rộng mạng lưới dịch vụ ở khu vực nông thôn nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động.

 

- Về du lịch

 

Phát triển du lịch gắn với văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên của tỉnh, kết hợp với hình thành các tuyến du lịch liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và vùng miền Trung. Nghiên cứu việc mở tuyến du lịch quốc tế Phnôm Pênh - Đắk Nông - thành phố Hồ Chí Minh.

Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa - cảnh quan; xây dựng các làng văn hóa du lịch của đồng bào M Nông, đồng bào Mạ; nghiên cứu để bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của tỉnh.

 

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông, điện, cấp nước. Xây dựng theo quy hoạch các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn.

 

4. Bảo vệ môi trường sinh thái và phòng, chống thiên tai

 

Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường; khuyến khích sử dụng các chế phẩm, công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm. Xử lý tốt vấn đề rác thải, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống cháy rừng, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Phòng tránh và hạn chế thiên tai bằng giải pháp xây dựng các công trình điều tiết kết hợp đồng bộ với các giải pháp khác. Tập trung bảo vệ tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản, bảo vệ các danh lam thắng cảnh tự nhiên có ý nghĩa du lịch.

 

5. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

 

a) Dân số, lao động, việc làm và giảm nghèo

 

Thực hiện tốt Chương trình quốc gia về phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ 1 - 1,1‰. Từng bước phân bố lại dân cư trên các địa bàn để phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh biên giới. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85 - 90%.

 

Mỗi năm đào tạo trên 3.000 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật các cấp bậc. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật trong tổng lao động xã hội lên 20% năm 2010 và lên 30% vào năm 2020.

 

Tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, chống tái nghèo. Phấn đấu giảm bình quân hàng năm từ 5 - 7% số hộ nghèo.

 

b) Giáo dục và đào tạo

 

Đến năm 2010 hoàn thiện hệ thống giáo dục mầm non đến tất cả các xã; 100% các trường học được xây dựng kiên cố; duy trì phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ trên toàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, khuyến khích thành lập các cơ sở ngoài công lập. Thành lập trường Cao đẳng cộng đồng, trung học chuyên nghiệp và một số cơ sở dạy nghề.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đến năm 2010 phấn đấu 80% số xã đạt "chuẩn quốc gia về y tế", đạt 6 bác sĩ/1vạn dân và 15 giường bệnh/1 vạn dân; tiêm chủng mở rộng cho 100% số trẻ em trong độ tuổi.

 

Đến năm 2020 có 8 bác sĩ/1 vạn dân và 18 giường bệnh/1 vạn dân, 100% số xã đạt "chuẩn quốc gia về y tế".

 

Đẩy mạnh xã hội hóa ngành y tế, khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình, cơ sở khám, chữa bệnh cao cấp. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế. Từng bước chuyển các bệnh viện công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.

 

d) Văn hóa, thông tin, tuyên truyền, thể dục - thể thao

 

Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, gắn bảo tồn với phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng văn hóa. Xây dựng mỗi xã có điểm sinh hoạt văn hóa và một số điểm văn hóa liên vùng, liên xã.

 

Phát triển mạng lưới thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí đến các xã, thị trấn, buôn, làng. Tăng cường đầu tư hạ tầng cho ngành văn hóa thông tin, các đài phát thanh, truyền hình của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số xã có trạm truyền thanh, 100% số xã được phủ sóng phát thanh, sóng truyền hình.

 

Xây dựng và phát triển phong trào thể dục - thể thao đến tận cơ sở, đẩy mạnh phong trào thể dục - thể thao quần chúng. Tiến hành quy hoạch và xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, sân vận động trên địa bàn. Xây dựng Trung tâm thể thao của tỉnh tại thị xã Gia Nghĩa.

 

6. Quốc phòng, an ninh

 

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định lâu dài với tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia). Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đi đôi với bố trí lại dân cư theo hướng gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trên tuyến biên giới.

 

7. Phát triển kết cấu hạ tầng

 

a) Mạng lưới giao thông

 

Đến năm 2020 xây dựng được mạng lưới giao thông liên hoàn, thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân.

 

- Xây dựng, nâng cấp các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh: đường              Hồ Chí Minh (giai đoạn II); quốc lộ 14, quốc lộ 14C, quốc lộ 28.

 

- Đối với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ: đến năm 2010, nhựa hóa toàn bộ mặt đường với quy mô đường cấp 4 cho 2 làn xe và kiên cố hoá cầu cống trên tất cả các tuyến. Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến tỉnh lộ 4 và xây dựng đoạn nối tỉnh lộ 4 với quốc lộ 28. Nâng cấp một số tuyến đường huyện đủ tiêu chuẩn thành tỉnh lộ.

 

Nâng cấp đoạn đường ra cửa khẩu Bu Prăng và cửa khẩu Đắk Per; nâng cấp các tuyến tỉnh lộ nối ra biên giới, hình thành các tuyến đường ngang nối thông các quốc lộ 14, 14C, 27, 28. Mở một số tuyến đường qua các huyện mới, nối các huyện trong tỉnh với các vùng lân cận.

 

- Đường xã: đến năm 2020, có đường ô tô thông suốt cả 2 mùa đến tất cả các xã. Đường đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông.

 

- Giao thông đô thị: tập trung đầu tư quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông thị xã Gia Nghĩa; đến năm 2010 trải nhựa 100% mặt đường thị xã, lát vỉa hè và thoát nước hoàn chỉnh. Các đoạn quốc lộ, tỉnh lộ qua các thị trấn được mở rộng 4 làn xe. Xây dựng bến xe khách, xe tải, quy hoạch các điểm đỗ xe công cộng.

 

b) Xây dựng mạng lưới điện

 

Mở rộng mạng lưới điện, đặc biệt đến các vùng nông thôn. Xây dựng một số công trình thủy điện. Đến năm 2020 có 100% số hộ được sử dụng điện. Đầu tư xây dựng trạm biến áp trung gian ở các huyện. Cải tạo lưới điện thị xã Gia Nghĩa và các thị trấn huyện lỵ, xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị.

c) Xây dựng thủy lợi

 

Tập trung xây dựng các công trình hồ chứa nước trên các sông, suối để chủ động điều tiết nước; xây dựng các trạm bơm ven các sông lớn. Ưu tiên xây dựng cụm hồ trung tâm thị xã Gia Nghĩa, các hệ thống thủy lợi Đắk Rồ - Krông Nô, Đắk Dier - Cư Jút và các công trình thủy lợi nhỏ thuộc lưu vực suối Đa Nông, cụm thủy lợi nhỏ liên huyện Krông Nô - Cư Jút; phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo đủ nước tưới cho hơn 60% và năm 2020 cho hơn 80% diện tích có nhu cầu tưới.

 

d) Mở rộng hệ thống cấp nước sạch

 

Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% dân số được dùng nước sạch. Nâng công suất nhà máy nước thị xã Gia Nghĩa lên 25.000 m3/ngày đêm. Xây dựng một số nhà máy nước cho các thị trấn huyện lỵ hiện nay chưa có. Đối với nước sinh hoạt nông thôn, lắp đặt hệ thống khai thác và xử lý để đạt tiêu chuẩn nước sạch.

 

đ) Phát triển công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông

 

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng "đi tắt, đón đầu". Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện "Chính phủ điện tử", "giao dịch thương mại điện tử".

 

Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính - viễn thông. Từng bước tự động hóa, số hóa, đồng bộ hóa mạng lưới thông tin và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông rộng khắp đến các vùng trong Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010, 100% số xã có bưu cục, bình quân 7 - 8 máy điện thoại/100 dân; đến năm 2020 khoảng 15 máy/100 dân.

 

IV. Định hướng phát triển theo lãnh thổ

 

1. Định hướng quy hoạch địa giới hành chính

 

- Trước năm 2010

 

+ Tách huyện Đắk R Lấp thành huyện Đắk R Lấp và huyện Tuy Đức.

 

- Sau năm 2010

 

+ Tách huyện Krông Nô thành huyện Krông Nô và huyện Đức Xuyên (bao gồm cả xã Quảng Sơn của huyện Đắk GLong).

 

+ Tách huyện Đắk Mil thành thị xã Đức Lập và huyện Đắk Mil.

+ Tách huyện Đắk R Lấp thành thị xã Kiến Đức và huyện Đắk R Lấp.

 

+ Đến năm 2020, Gia Nghĩa trở thành đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh.

 

2. Định hướng phát triển đô thị

 

Đến năm 2020, mạng lưới đô thị tỉnh Đắk Nông gồm 13 đô thị, trong đó có 1 thành phố trung tâm tỉnh lỵ, 2 thị xã trung tâm tiểu vùng và 10 thị trấn          (8 thị trấn là trung tâm huyện lỵ và 2 thị trấn là trung tâm cụm xã).

 

- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thị xã Gia Nghĩa tương xứng với vị thế một đô thị tỉnh lỵ, có kiến trúc phù hợp với cảnh quan, văn hóa địa phương, theo mô hình đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh.

 

- Đầu tư mở rộng các thị trấn huyện lỵ đã có như thị trấn Ea T linh, Đắk Mâm, Đắk Mil, Đắk Song và Kiến Đức. Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thị trấn, nhằm hình thành và phát triển thành những đô thị trung tâm của các tiểu vùng.

 

- Hình thành và xây dựng một số thị trấn mới là trung tâm của các huyện mới được chia tách và một số thị trấn trung tâm cụm xã.

 

3. Phát triển theo các tiểu vùng

 

- Tiểu vùng phía Bắc: bao gồm thị xã Đức Lập, huyện Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô và Đức Xuyên (huyện mới).

 

Định hướng phát triển: thâm canh lúa nước, hình thành vùng trọng điểm lương thực của tỉnh. Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Tăng cường khai thác du lịch, đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ. Đầu tư khai thác cửa khẩu Đắk Per, mở rộng hợp tác kinh tế với các huyện biên giới Campuchia. Dự kiến thị xã Đức Lập là trung tâm tiểu vùng.

 

- Tiểu vùng trung tâm: bao gồm thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Song và huyện Đắk GLong (mới).

 

Định hướng phát triển: đầu tư phát triển mạnh công nghiệp. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cho các cụm công nghiệp. Xây dựng Trung tâm thương mại Gia Nghĩa và phát triển du lịch thị xã Gia Nghĩa trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh.

 

- Tiểu vùng phía Nam (Tây): bao gồm thị xã Kiến Đức và các huyện Đắk R Lấp, Tuy Đức.

Định hướng phát triển: đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả đất, rừng. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thu hút phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, cơ khí sửa chữa máy móc, khai thác đá, xây dựng thủy điện; phát triển thương mại, dịch vụ.

V. Các trọng điểm phát triển và các dự án ưu tiên đầu tư

- Tạo sự chuyển biến tích cực mang tính đột phá trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp và lâm nghiệp; đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho dân; tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào tại chỗ ổn định sản xuất.

- Đẩy nhanh phát triển công nghiệp khai thác bô xít và luyện alumin. Xây dựng các nhà máy thủy điện. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu.

 

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ.

- Xây dựng đô thị Gia Nghĩa trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020; nâng cấp các quốc lộ 14, 14C, 28, các tuyến tỉnh lộ và giao thông nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sạch, hạ tầng du lịch, các khu công nghiệp.

- Các dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục kèm theo).

 

VI. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch

1. Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh:

Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan, tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu, tham nhũng đi đôi với bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đây là giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

2. Huy động vốn đầu tư

- Đối với nguồn vốn ngân sách: ngoài các nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, lưới điện.

 

- Đối với nguồn vốn khác: tập trung để phát triển sản xuất, cho các dự án phát triển các ngành mũi nhọn, then chốt tạo sản phẩm hàng hóa.

 

- Đối với các nguồn vốn bên ngoài: tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho hạ tầng nông thôn, chú ý đầu tư cho xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

 

- Có cơ chế, chính sách để động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

 

- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các lĩnh vực này.

 

3. Giải pháp về quy hoạch

 

Đưa công tác quy hoạch vào nề nếp, trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Triển khai phân cấp công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và giám sát quy hoạch. Thực hiện công tác đầu tư theo quy hoạch, phù hợp với khả năng cân đối về vốn và các nguồn lực khác.

 

4. Đổi mới, sắp xếp và phát triển các thành phần kinh tế

 

Thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp; giải quyết khó khăn tài chính của doanh nghiệp; sắp xếp tổ chức sản xuất đối với các lâm trường quốc doanh. Nghiên cứu, ban hành một số chính sách ưu đãi phát triển một số ngành mũi nhọn; hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn nhà đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp dân doanh phát triển.

 

5. Chính sách khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

 

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các ngành sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, chuyển giao công nghệ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Chú trọng việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí; có kế hoạch đào tạo lực lượng lao động phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu quả sử dụng con người, tạo động lực kích thích con người phát huy sức lực, trí tuệ nhằm đem lại hiệu quả cao. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

7. Tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường

Tăng cường hợp tác kinh tế với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, hình thành cơ chế riêng để kêu gọi các nhà đầu tư đến với Đắk Nông; xây dựng chương trình vận động nguồn vốn ODA, FDI ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn, y tế, giáo dục, xoá đói, giảm nghèo.

Quan tâm mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường một cách ổn định; tăng cường công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu.

Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn quy hoạch.

Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu tư được nêu trong quy hoạch. Hỗ trợ tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện quy hoạch.

 

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Học viện Hành chính quốc gia;

- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;

- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, ĐP (3b). Minh

 

THỦ TƯỚNG

 

 

 

(đã ký)

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH,

DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg

ngày 10 tháng  7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

_______

 

I. Các chương trình, dự án về công nghiệp

1. Khai thác bô-xít (huyện Đắk R lấp);

2. Thủy điện TauSrah (huyện Krông Nô);

3. Thủy điện Đắk R Tih (huyện Đắk R lấp);

4. Thủy điện Đức Xuyên (huyện Krông Nô);

5. Thu hút các dự án công nghiệp vào Cụm công nghiệp Nhân Cơ;

6. Thu hút các dự án công nghiệp vào Cụm công nghiệp Đắk Ha - Đắk Nia;

7. Thu hút các dự án công nghiệp vào Khu công nghiệp Tâm Thắng;

8. Thu hút các dự án công nghiệp vào các cụm công nghiệp huyện.

II. Các chương trình, dự án ngành nông, lâm nghiệp

1. Dự án vùng lúa cao sản (huyện Krông Nô);

2. Dự án vùng cà phê tập trung (huyện Đắk Mil, Đắk R lấp);

3. Dự án vùng trồng cao su tập trung (huyện Đắk R lấp);

4. Dự án trồng điều nguyên liệu (huyện Đắk R lấp, Đắk Mil);

5. Dự án nuôi bò tập trung (huyện Đắk Nông, Đắk R lấp);

6. Trồng rừng nguyên liệu (các huyện).

III. Các chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng

1. Các chương trình, dự án xây dựng:

a) Xây dựng các khu hành chính của tỉnh, thị xã Gia Nghĩa và các huyện mới chia tách, thành lập mới;

b) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đô thị Đông Bắc, thị xã Gia Nghĩa;

c) Khu dân cư đô thị Sùng Đức thị xã Gia Nghĩa;

d) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tâm Thắng, Nhân Cơ, Đắk Ha (huyện Cư Jút, Đắk R’lấp).

2. Các chương trình, dự án thuỷ lợi:

a) Xây dựng hồ trung tâm đô thị Gia Nghĩa (thị xã Gia Nghĩa);

b) Xây dựng hồ thuỷ lợi Đắk Rồ (huyện Krông Nô);

c) Công trình thuỷ lợi Đắk Dier (huyện Cư Jút).

3. Các chương trình, dự án giao thông:

a) Nâng cấp quốc lộ 28 (giai đoạn II - đoạn qua tỉnh);

b) Đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II - đoạn qua tỉnh);

c) Cải tạo, nâng cấp các trục đường đô thị Gia Nghĩa (thị xã Gia Nghĩa);

d) Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 4;

đ) Đường nối quốc lộ 28 với tỉnh lộ 4;

e) Đường đến cửa khẩu Bu Prăng, Đắk Per, đường biên giới;

g) Giao thông nông thôn;

h) Xây dựng tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành - Dĩ An - Thị Vải.

IV. Các chương trình, dự án Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

1. Xây dựng Trung tâm thương mại Tỉnh (thị xã Gia Nghĩa);

2. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per (huyện Đắk Mil);

3. Xây dựng chợ cửa khẩu biên giới Bu Prăng (huyện Đắk R’lấp);

4. Khu du lịch sinh thái Đắk N’tao (huyện Đắk Song);

5. Làng văn hoá đồng bào M’nông (huyện Đắk Song);

6. Khu du lịch văn hoá sinh thái Liêng Nung;

7. Khu du lịch sinh thái cụm thác Gấu - thác Gầm - cao nguyên RBout;

8. Khu du lịch sinh thái cụm thác Dray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (huyện Cư Jút, Krông Nô);

9. Khu du lịch hồ Ea SNô (huyện Krông Nô);

10. Khu du lịch suối khoáng nước nóng (huyện Đắk Song);

11. Khu du lịch sinh thái thác Đắk R’lung (huyện Đắk R’lấp);

12. Khu du lịch Hồ Tây (huyện Đắk Mil).

V. Các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực xã hội

1. Phát triển hạ tầng nông thôn, giảm nghèo, tạo việc làm;

2. Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ;

3. Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo;

4. Chương trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường;

5. Các công trình công cộng.

* Ghi chú: về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 161/2006/QD-TTg

Hanoi, July 10, 2006

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF DAK NONG PROVINCE UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the People's Committee of Dak Nong province in Report No. 1697/TTr-UBND of August 31, 2005, and Report No. 26/TTr-UBND of January 6, 2006;

At the proposal of the Planning and Investment Ministry in Official Letter No. 1533/BKH-TD&GSDT of March 10, 2006, on the master plan on socio-economic development of Dak Nong province up to 2020,

DECIDES:

Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Dak Nong province up to 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

The master plan on socio-economic development of Dak Nong province up to 2020 shall conform with the national socio-economic development strategy; ensure the relationship between economic growth and proper settlement of social problems, especially hunger eradication and poverty reduction, assurance of social justice and national unity; between production development and outlet expansion; between economic development and security and defense maintenance; and between sustainable development and environmental protection.

To speed up economic growth and economic restructuring toward industrialization and modernization, to raise product quality and commodity proportion; to raise the economy's quality, efficiency and competitiveness. To strive to raise the province's average per-capita income to the average levels of the Central Highlands and the whole country.

To encourage all economic sectors to develop production and business, mobilize to the utmost internal resources and attract external resources.

To invest in comprehensively developing and basically completing the important socio-economic infrastructures in the province in the planned period.

To raise the quality of human resources. To develop education, elevate the people's intellectual standards, and intensify professional, technical and job training for laborers.

II. MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Economically:

- To strive for the average annual GDP growth rate of 15.63% in the 2006-2010 period (of which industry-construction will grow 45.22%; agriculture, 5.67% and service, 17%); 16% in the 2011-2015 period (of which industry-construction will grow 25%; agriculture, 5.0% and service, 17.66%); and 15.6% in the 2016-2020 period (of which industry-construction will grow 20%; agriculture, 4.5% and service, 15.68%).

- The economy shall be vigorously restructured in the direction of increasing the industry and service ratio. By 2015, the province's economic structure shall be industry-service-agriculture and forestry. The ratio of industry in GDP shall increase from 17.8% in 2005 to 48.6% by 2010, 60.3% by 2015 and 66.3% by 2020. The service ratio shall reach 22.5% by 2010, 22.8% by 2015 and 23.8% by 2020. The agriculture ratio in GDP shall be 28.9% by 2010, 16.9% by 2015 and around 9.9% by 2020.

- Average per-capita GDP shall reach VND 14.3 million by 2010, VND 30.4 million by 2015 and VND 66 million by 2020. The per-capita GDP gap between the province and the whole country shall be narrowed down with the province's per-capita GDP equal to 58% of that of the whole country in 2005, 90% by 2010 and 163% by 2020.

b/ Socially:

- The natural population growth rate shall drop to 1.7% by 2010 and 1.1-1.2% by 2020. The urban population shall account for 25% by 2010, 28% by 2015 and 36% by 2020 of the province's total population.

- The rate of poor households shall be reduced to 15-16% by 2010 and equal to the national average by 2020. To bring the rate of poor households in ethnic minority areas down to the province's average.

- By 2010, to reduce the rate of malnourished children to 22%; 85% of the population shall have access to clean water and every 10,000 people shall have 6 medical doctors. By 2020, the rate of malnourished children shall drop to 10%, 100% of the population shall have access to clean water and every 10,000 people shall have 8 medical doctors.

- By 2010, to complete the universalization of lower secondary education, 30% of school-age children shall be enrolled in higher secondary schools and 50% of primary schools shall attain national standards. By 2020, 75% of school-age children shall be enrolled in higher secondary schools and 80% of primary schools shall attain national standards.

- By 2010, 80% of the families; 60% of the villages and hamlets; 90% of the agencies and units and 30% of the communes, wards and townships shall meet the cultural standards. By 2020, 100% of the families, 80% of the villages and hamlets, 100% of the agencies and units, and 60% of the communes, wards and townships shall meet the cultural standards.

- To consolidate the defense system, continue building and consolidating the all-people defense and the people's security disposition, ensure the social order and safety, and uphold the socialist legislation.

III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES AND DOMAINS

1. Agriculture, forestry and fishery

To develop agriculture in the direction of commodity production, combining the planning on specialized and concentrated production areas with the increasing use of drought-resistant plant varieties which require little watering, thus ensuring sufficient supply of raw materials for processing industry and export. To concentrate on developing such plants as rubber, cashew, pepper, fruit trees, hybrid maize, and some other plants, including cacao, cotton, sugarcane, cassava, soybean and silkworm mulberry.

To vigorously develop the raising of such cattle as buffaloes, cows and goats. To step by step develop farms for industrialized and concentrated husbandry. To encourage all economic sectors to revamp ponds, lakes and other water surface areas for aquaculture.

To step up the application and transfer of sciences and technologies to production, considering them the most important breakthrough in raising the efficiency and value of agricultural, forestry and fishery production as well as rural trades. To strengthen links with scientific research institutions and concurrently consolidate and develop the system of technique transfer stations, farms and centers, with a view to experimenting and putting into mass production plant varieties and livestock breeds of high yield and quality. To intensify the agriculture extension and veterinary medicine.

To prioritize and intensify investment in irrigation, build more reservoirs and dams to ensure proactive and sufficient supply of water for agricultural production and heighten the land use coefficient.

To develop handicraft and cottage industries and assorted services for agricultural production.

To attach importance to the search and expansion of outlets for farm produce. To encourage the contractual sale of farm produce and stabilize areas producing raw materials for farm produce-processing factories. To build up close links between farmers, scientists, entrepreneurs and the State.

By 2010, the ratio of cultivation in the value structure of agricultural production shall be reduced to 84.5%, while husbandry and service shall rise to 10.2% and 5.3% respectively. By 2020, the above-said ratios shall be 77.8%, 16.3% and 5.9%, respectively.

To protect and properly develop the existing forest areas, especially strategic protective forests, Nam Nung and Ta Dung nature conservation zones, and Dray Sap scenic place. To combine forest protection with forest zoning and regeneration and enrichment of natural forests.

To step up forestation and concentrate on developing raw material forests. To convert poor and depleted forest and inefficient production forest areas into areas for perennial industrial plants and fruit trees, and increase the forest coverage to 61% by 2020.

2. Industry, cottage industry and handicraft

To concentrate investment in selective development of the province's industries with advantages, which can meet the market demands and environmental protection requirements. To maintain a high industrial growth rate in parallel with higher product quality and production efficiency. In the immediate future, to concentrate on developing industries of processing agricultural and forest products for the domestic market and export; to develop the production of construction materials and accelerate the construction progress of hydropower plants.

To organize the execution of investment projects on extraction of bauxite ore and processing of aluminous ore, thus creating a breakthrough in the province's industrial and socio-economic development.

To provide assistance to enterprises for technological renewal, building of their brands and proactive international economic integration. To build comprehensive infrastructures and implement policies on attraction of investment in Tam Thang industrial park and Nhan Co and Dak Ha industrial complexes.

To formulate and perfect mechanisms and policies to mobilize all resources at home and abroad for industrial development investment.

To promote the development of medium- and small-sized industrial establishments, develop cottage industry and handicrafts and rural trade villages, especially traditional trade villages in ethnic minority areas. To form industrial spots and trade villages in townships and commune centers.

3. Trade and service

- Trade: To develop trade in the direction of fully tapping and well serving the province's market and in combination with boosting the goods circulation and economic exchange with other provinces throughout the country, especially with provinces in the South and Central Vietnam. To intensify trade promotion activities to expand the export market, striving for an annual export value increase of over 10%.

To concentrate on vigorously developing trade infrastructures, attaching importance to upgrading and expanding the network of rural marketplaces, step by step building and solidifying trade and service centers in district, commune cluster and sub-regional centers. In the immediate future, to build Gia Nghia market into a modern trade and service center of the province.

To vigorously develop border-gate economy. To form two border-gate economic zones of Bu Prang and Dak Per as planned.

- Service

To raise the quality of financial, banking, post and telecommunications and transport services. To promote technology transfer, agriculture and forestry extension services.

To promote investment in raising transport capacity in terms of scale and quality. To satisfy the people's travel needs and the economy's cargo transport demand.

To develop various types of cultural, tourist, entertainment, recreational and convalescent services. To expand the service network in rural areas in order to create more jobs for laborers.

- Tourism

To associate tourist development with the province's folk culture and natural landscapes and the formation of tourist routes linking to the Central Highlands and Central Vietnam provinces. To study the opening of Phnom Penh ' Dak Nong ' Ho Chi Minh City international tourist route.

To concentrate on investment in the development of products of ecological, cultural and landscape tourism; to build cultural and tourist villages of M'Nong and Ma people; to research into the fine traditional rituals and festivals in the province for conservation and promotion.

To build traffic, power and water supply infrastructures in service of tourism. To build accommodations-providing establishments, restaurants and hotels.

4. Protection of ecological environment and prevention and combat of natural disasters

To enhance the environmental management and protection; to encourage the use of preparations and production technologies that cause little pollution. To properly treat waste and improve the population's awareness of forest fire prevention and fight, and build green, clean and beautiful urban centers. To prevent and mitigate natural disasters with the building of regulatory works combined with other solutions. To concentrate on protection of land, forest, water and mineral resources and natural beauty spots and scenic places for tourism.

5. Orientations for development of social domains

a/ Population, labor, employment and poverty reduction

To well implement the national program on population growth and family planning, reducing the annual birth rate by 0.1-0.11%. To gradually redistribute population in geographical areas for economic development associated with defense and border security maintenance. To increase the working time use rate in rural areas to 85-90%.

To train more than 3,000 laborers of various professional and technical levels every year. To raise the ratio of technically trained laborers to the social workforce to 20% by 2010 and 30% by 2020.

To continue implementing the hunger eradication and poverty reduction programs. To gradually elevate living standards of households which have gotten out of poverty and keep them from falling back into poverty. To strive for an annual poverty reduction rate of 5- 7%.

b/ Education and training

By 2010, to perfect the system of pre-school education establishments in all communes; 100% of the schools shall be solidly built; to sustain the universalization of primary education and fight the relapse into illiteracy across the province.

To step up the socialization of education and training, and encourage the establishment of non-public educational institutions. To establish a community college, professional intermediate schools and a number of job-training establishments.

c/ Health and people's health care

By 2010, to strive for the targets that 80% of the communes shall attain the national health standards, every 10,000 people shall have 6 medical doctors and 15 patient beds; and expanded vaccination shall be provided to 100% of children of the targeted age group.

By 2020, every 10,000 people shall have 8 medical doctors and 18 patient beds and 100% of the communes shall attain the national health standards.

To step up the socialization of health care, encourage the opening of private hospitals and clinics, in-house doctors and high-class medical examination and treatment establishments. To promote the development and raise the quality of medical insurance. To step by step switch public hospitals to operate under the mechanism of service provision.

d/ Culture, information, communication, physical training and sports

To attach importance to the conservation and promotion of values of traditional cultures of ethnic groups in the Central Highlands, combining such conservation with the socio-economic development. To step up the movement "all people build a civilized lifestyle, cultured families and villages." To build in each commune a spot for cultural activities and a number of inter-regional and inter-communal cultural spots.

To develop the information, radio, television and press network to communes, townships, villages and hamlets. To intensify investment in infrastructures for the province's culture and information sector, radio and television stations. To strive for the target that by 2010, 100% of the communes shall have their public-address stations and be covered with radio and television waves.

To launch and develop the physical training and sport movement to the grassroots and boost the mass physical training and sport movement. To plan and build places for cultural and sport activities as well as stadiums in the province. To build the provincial sport center in Gia Nghia town.

6. Defense and security

To firmly safeguard the sovereignty and territorial integrity, ensure political stability, maintain social order and safety, contributing to successful performance of the socio-economic development tasks. To continue consolidating the all-people defense and people's security disposition.

To build a borderline of peace, friendship, cooperation and long-term stability with Mondulkiri province (the Kingdom of Cambodia). To plan and build infrastructures associated with the redistribution of population in the direction of combining the socio-economic development with defense and security maintenance along the borderline.

7. Development of infrastructures

a/ Communication network

By 2020, to complete the construction of an interconnected communication network convenient for cargo transportation and people's travel.

- To build and upgrade national-highway sections running through the province: Ho Chi Minh Road (phase II); national highways 14, 14 C and 28.

- For provincial and district roads: By 2010, to asphalt all roads' surface to turn them into grade-4 two-lane ones and solidify bridges and culverts on all roads. To upgrade and renovate the whole length of provincial road 4 and build a road linking provincial road 4 with national highway 28. To upgrade a number of district roads into provincial roads.

To upgrade the roads leading to Bu Prang and Dal Per border-gates and other provincial roads leading to the border. To form transversal roads linking national highways 14, 14C, 27 and 28. To open a number of roads running through new districts, linking the province's districts with neighboring areas.

- Commune roads: By 2020, motorways accessible all year round to all communes shall have been built. To asphalt or concrete roads to commune centers.

- Urban communication: To concentrate investment in planning and building the communication network in Gia Nghia town. By 2010, to asphalt 100% of the town's roads with complete pavements and water drainage systems. Sections of national highways and provincial roads running through district townships shall be broadened to four motor lanes. To build passenger car and truck terminals, and plan public car parks.

b/ Power supply network

To expand the power supply network, especially to rural areas. To build a number of hydropower plants. By 2020, 100% of households shall be supplied with electricity. To invest in building medium-voltage transformer stations in districts. To renovate the power grids of Gia Nghia town and district capitals, and build the urban lighting system.

c/ Irrigation system

To concentrate on building reservoirs on rivers and streams for proactive water regulation, and build pumping stations along big rivers. To prioritize the building of the group of reservoirs in the center of Gia Nghia town, Dak Ro-Krong No and Dak Dier-Cu Jut irrigation systems, small-sized irrigation works in the basin of Da Nong stream, and Krong No-Cu Jut inter-district small-sized irrigation works. To strive for the target that by 2010 and 2020, 60% and over 80% of land areas requiring irrigation shall be sufficiently supplied with water.

d/ Expansion of the clean water supply system

To strive for the target that by 2020, 100% of the population shall be supplied with clean water. To raise the output of the water plant in Gia Nghia town to 25,000 m3 per day. To build a number of water plants for district capitals where exist no water plants. With regard to rural daily-life water, to install a water exploitation and treatment system for supply of water up to clean water standard.

e/ Development of information technology, post and telecommunications

To intensify investment in information technology infrastructures in the direction of making "a short-cut to development." To prepare necessary conditions for the realization of an e-Government and e-commercial transactions.

To modernize the post and telecommunications network. To step by step automate, digitalize and synchronize the communication network and diversify types of service. To develop the post and telecommunications network to all areas in the province. To strive for the target that by 2010, 100% of the communes shall have post offices and every 100 people shall have 7-8 telephone sets; and by 2020, every 100 people shall have around 15 telephone sets.

IV. TERRITORY-BASED DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Orientations for planning of administrative boundaries

- Before 2010:

+ To divide Dak R'Lap district into Dak R'Lap district and Tuy Duc district.

- After 2010:

+ To divide Krong No district into Krong No district and Duc Xuyen district (including also Quang Son commune of Dak GLong district).

+ To divide Dak Mil district into Duc Lap provincial town and Dak Mil district.

+ To divide Dak R'Lap district into Kien Duc provincial town and Dak R'Lap district.

+ By 2020, Gia Nghia town shall become a grade-III provincial city.

2. Orientations for urban development

By 2020, the urban network of Dak Nong province shall consist of 13 urban centers, including 1 city being the provincial capital, 2 provincial towns being sub-regional centers and 10 townships (8 townships being district capitals and 2 townships being commune cluster centers).

- To concentrate investment in perfecting infrastructures of Gia Nghia town commensurate with its status as a provincial city, with its architecture compatible with the local landscape and culture and developed after the model of a green, clean, beautiful and civilized urban center.

- To invest in expanding the existing district capitals such as Ea T'linh, Dak Mam, Dak Mil, Dak Song and Kien Duc. To upgrade and perfect infrastructures of townships in order to develop them into urban centers of sub-regions.

- To form and build a number of new townships being centers of newly divided districts and commune clusters.

3. Development of sub-regions

- The northern sub-region which consists of Duc Lap town, Dak Mil, Cu Jut, Krong No and Duc Xuyen districts (new districts).

Development orientations: To practice the intensive wet-rice farming and form the province's key food crop area. To develop short-term and perennial industrial plants. To intensify tourist activities and promote trade and service activities. To invest in exploiting Dak Per border-gate, and expand economic cooperation with the districts bordering on Cambodia. To plan Duc Lap town as the center of the sub-region.

- The central sub-region which consists of Gia Nghia town, Dak Song and Dak GLong districts (new).

Development orientations: To invest in strongly developing industry. To intensify the investment in building infrastructures of industrial parks. To build Gia Nghia trade center and develop Gia Nghia town into the province's key tourist site.

- The southern (western) sub-region which consists of Kien Duc town and Dak R'Lap and Tuy Duc districts.

Development orientations: To step up the efficient exploitation and use of land and forests. To develop agriculture in the direction of commodity production. To attract resources for developing agricultural and forest product processing industries, mechanical engineering for machinery repair, quarrying, and building hydropower plants; to develop trade and services.

V. KEY DEVELOPMENT AREAS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT

- To make a positive change of breakthrough nature in the efficient exploitation and use of agricultural and forestry land; to accelerate the assignment of land and forests to people; to organize the agriculture and forestry extension and provide supports to local people for stabilizing production.

- To promote the development of bauxite extraction and aluminous ore processing industries. To build hydropower plants. To develop construction material production and wood processing industries. To strongly develop the border-gate economy.

- To develop high-quality human resources and build up scientific and technological potentials.

- To build Gia Nghia town into a provincial city by 2020; to upgrade national highways 14, 14C and 28, provincial roads and rural roads, and build irrigation works, clean water supply works, tourist infrastructures and industrial parks.

- Projects prioritized for investment (see attached Appendix).

VI. A NUMBER OF MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMEN-TING THE MASTER PLAN

1. Building strong administrations at all levels:

To accelerate the administrative reform, raise the capability of the contingent of cadres and civil servants, clearly define powers of agencies, enhance the administrative discipline, combat authoritarianism and corruption and assure the people's mastery. This is an extremely important solution to raising the effectiveness of socio-economic management by administrations at all levels, and creating a favorable environment for attracting resources for development investment.

2. Mobilizing investment capital:

- The state budget capital sources: Apart from capital sources invested in centrally-run projects in the province, the province shall use capital sources allocated by the central budget as supports for building infrastructures, irrigation works and daily-life water supply works, and expanding rural road networks and power grids.

- Other capital sources: These capital sources shall be concentrated on developing production and executing projects on development of spearhead and key industries turning out commodity products.

- External capital sources: To get access to assistance of domestic and foreign organizations for investment in key programs and projects, with priority given to rural infrastructures, especially for poor communes and areas with exceptionally difficult conditions.

- To adopt mechanisms and policies to mobilize and encourage all economic sectors to invest their capital in economic development, especially development of production and business in rural areas.

- To step up the socialization of education and training, health care, culture and information, physical training and sport domains in order to mobilize all social resources for investment in the development of such domains.

3. Planning solution:

To put the planning work into order, making it an effective tool for the State to manage the economy. To organize the decentralization of responsibility for elaboration, evaluation, approval, implementation and supervision of plannings. To make investments under plannings, in compatibility with funding capability and other resources.

4. Renewing, reorganizing and developing all economic sectors:

To well implement the Enterprise Law; to solve financial difficulties of enterprises; to reorganize the production of state-run forestry farms. To study and promulgate a number of preferential policies for development of some key industries; to perfect the industrial development policies, create a favorable environment for attracting investors. To encourage private enterprises to develop.

5. Adopting scientific and technological development and environmental protection policies:

To intensify the application of scientific and technological advances to industrial and agricultural production, construction and service provision; to raise the quality of technology training and transfer, and efficiently employ the contingent of scientific and technical personnel. To attach importance to environmental protection and ecological balance maintenance, thus ensuring sustainable socio-economic development.

6. Adopting human resource development policies:

To attach importance to the cause of education, training and raising of people's intellectual standards; to work out plans on training workforce in line with orientations for development of production and business lines; to raise the efficiency of human employment and create motive forces for humans to bring into play their strengths and intellects in their work. To elaborate planning and plans on training and retraining of the contingent of state officials and civil servants in order to step by step raise its quality.

7. Enhancing cooperation with other provinces and expanding markets

To enhance economic cooperation with other localities throughout the country, especially with Ho Chi Minh City, and formulate specific mechanisms to call for investment in Dak Nong; to elaborate programs on mobilization of ODA and FDI capital sources for prioritized investment in the development of urban and rural infrastructures, health care, education, hunger eradication and poverty reduction.

To pay attention to expanding markets inside and outside the province. To raise the quality and diversify the models of products, enhance competitiveness and expand markets in a stable manner. To intensify the advertisement and branding of export products.

Article 2.- This master plan shall serve as an orientation and a basis for the elaboration, submission for approval and implementation of specialized plannings and investment projects in the province according to regulations.

Article 3.- The People's Committee of Dak Nong province shall base itself on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the elaboration, submission for approval and implementation of the following contents according to regulations:

- Elaborating a planning on socio-economic development of districts and towns, a planning on development of the system of urban centers and population quarters, a construction planning, land use planning and plan, branch and domain development plannings, with a view to ensuring comprehensive and coordinated development.

- Studying, formulating, promulgating or submitting to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies in compliance with the province's development requirements in each period in order to attract and mobilize resources for the implementation of the master plan.

- Drawing up long-term, medium-term and short-term plans, key development programs and specific projects for concentrated investment or incremental and reasonable priority investment.

- Submitting to the Prime Minister for consideration and decision amendments to this master plan which are timely and suitable to the province's socio-economic development in each plan period.

Article 4.- The concerned ministries and central branches are hereby assigned to assist the People's Committee of Dak Nong province in studying and formulating the above-said plannings; study, formulate and submit to competent authorities mechanisms and policies in response to the province's socio-economic development requirements in each period. To step up investment in and execution of projects which are of inter-regional impact and significant to the province's development for which investment decisions have been made. To study and submit to competent authorities for approval adjustments and amendments to branch development plannings and investment plans of investment projects stated in the master plan. To assist the province in seeking and arranging domestic and foreign investment capital for implementing the master plan.

Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 6.- The president of the People's Committee of Dak Nong province, ministers, heads of ministerial-level agencies, and heads of Government-attached agencies shall have to implement this Decision.

 

 






 

APPENDIX

LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 161/2006/QD-TTg of July 10, 2006)

I. INDUSTRIAL PROGRAMS AND PROJECTS

1. Bauxite extraction (Dak RLap district);

2. Tau Srah hydropower plant (Krong No district);

3. Dak RTih hydropower plant (Dak RLap district);

4. Duc Xuyen hydropower plant (Krong No district);

5. Attraction of industrial projects into Nhan Co industrial complex;

6. Attraction of industrial projects into Dak Ha-Dak Nia industrial complex;

7. Attraction of industrial projects into Tam Thang industrial park;

8. Attraction of industrial projects into district industrial complexes.

II. AGRICULTURAL AND FORESTRY PROGRAMS AND PROJECTS

1. Project on high-yield rice area (Krong No district);

2. Project on concentrated coffee area (Dak Mil and Dak RLap districts);

3. Project on concentrated rubber area (Dak RLap district);

4. Project on planting of raw material cashew (Dak Mil and Dak RLap districts);

5. Project on concentrated cow farming (Dak Nong and Dak RLap districts);

6. Planting of raw material forests (all districts).

III. INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS

1. Construction programs and projects:

a/ Building of administrative quarters of the province, Gia Nghia town and newly divided or newly established districts;

b/ Building of technical infrastructures of the northeastern urban population quarter in Gia Nghia town;

c/ Building of Sung Duc urban population quarter in Gia Nghia town;

d/ Building of technical infrastructures of Tam Thang, Nhan Co and Dak Ha industrial parks (Cu Jut and Dak RLap districts).

2. Irrigation programs and projects:

a/ Building of a reservoir at the center of Gia Nghia urban center (Gia Nghia town);

b/ Building of Dak Ro irrigation reservoir (Krong No district);

c/ Building of Dak Dier irrigation work (Cu Jut district).

3. Communication programs and projects:

a/ Upgrading of national highway 28 (phase II the section running through the province);

b/ Ho Chi Minh Road (phase II the section running through the province);

c/ Renovation and upgrading of axial roads in Gia Nghia urban center (Gia Nghia town);

d/ Renovation and upgrading of provincial road 4;

e/ Building of a road linking national highway 28 with provincial road 4;

f/ Building of roads leading to Bu Prang and Dak Per border-gates and roads along the border;

g/ Building of rural roads;

h/ Building of Dak Nong-Chon Thanh-Di An-Thi Vai railway.

IV. TRADE-SERVICE-TOURISM PROGRAMS AND PROJECTS

1. Building of the provinces trade center (Gia Nghia town);

2. Building of Dak Per border-gate economic zone (Dak Mil district);

3. Building of Bu Prang border-gate market (Dak RLap district);

4. Building of Dak NTao eco-tourist resort (Dak Song district);

5. Building of a cultural village of Mnong people (Dak Song district);

6. Building of Lieng Nung ecological-cultural tourist resort;

7. Building of an eco-tourist resort in Gau and Gam waterfalls RBout highland;

8. Building of an eco-tourist resort in Dray Sap, Gia Long and Trinh Nu waterfalls (Cu Jut and Krong No districts);

9. Building of a tourist resort in Ea SNo lake (Krong No district);

10. Building of a hot spring tourist resort (Dak Song district);

11. Building of an eco-tourist resort in Dak RLung waterfall (Dak RLap district);

12. Building of Ho Tay tourist resort (Dak Mil district).

V. SOCIAL PROGRAMS AND PROJECTS

1. Development of rural infrastructures, poverty reduction and job generation;

2. Program on health care development;

3. Program on education and training development;

4. Program on water supply and drainage and environmental hygiene;

5. Public-utility works.

* Note: The locations, land areas and total capital amounts of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing investment capital in each period.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 161/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe