Quyết định 136/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010

thuộc tính Quyết định 136/2000/QĐ-TTg

Quyết định 136/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:136/2000/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/11/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 136/2000/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 136/2000/QĐ-TTG
NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2001-2010"

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;

- Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/7/1989;

- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y Tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Các mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản:

a. Mục tiêu chung:

Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn.

b. Mục tiêu cụ thể:

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp nhân dân, trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các tổ chức, đoàn thể.

- Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai.

- Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.

- Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS và tình trạng vô sinh.

- CSSKSS tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, phát hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sản nam và nữ.

- Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên (VTN), thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợp với lứa tuổi.

- Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khoẻ sinh sản và chất lượng cuộc sống.

2. Các giải pháp và chính sách chủ yếu:

a. Tăng cường thông tin - giáo dục - truyền thông:

Sử dụng đa dạng và có hiệu quả các kênh truyền thông và các hình thức thông tin, giáo dục truyền thông khác, tiếp cận đến mọi đối tượng để nâng cao nhận thức, tri thức, hiểu biết và cam kết thực hiện các mục tiêu và nội dung của CSSKSS.

b. Kiện toàn hệ thống tổ chức và phát triển nhân lực để cung cấp dịch vụ CSSKSS:

Củng cố, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp công tác trong các cơ sở y tế, các cơ sở bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình kể cả khu vực Nhà nước và tư nhân; lồng ghép với các chương trình khác như Dân số kế hoạch hoá gia đình, Dinh dưỡng, Phòng chống HIV/AIDS; kiện toàn hệ thống tổ chức và đào tạo bồi dưỡng cán bộ về CSSKSS, bảo đảm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, kể cả các thiết bị thông tin liên lạc, vận chuyển cấp cứu, phương tiện giáo dục truyền thông, thuốc để thực hiện một cách tốt nhất các kỹ thuật chuẩn đoán, dự phòng, cấp cứu, điều trị.

c. Hoàn thiện các chính sách và pháp luật hỗ trợ cho Chiến lược:

Nghiên cứu các chính sách và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng gia đình quy mô nhỏ, bình đẳng giới, khuyến khích áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, khuyến khích cán bộ y tế học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, thu hút cán bộ y tế phục vụ ở cơ sở, ở những vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh.

Nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thụ thai trong ống nghiệm, mang thai hộ, chuyển giới tính...

d. Xã hội hoá, hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế:

Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, huy động sự tham gia của nhân dân, của toàn xã hội, kể cả sự tham gia của khu vực y tế tư nhân vào việc thực hiện các hoạt động CSSKSS, đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn về SKSS cho các đối tượng; mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực CSSKSS.

đ. Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn y tế về CSSKSS, đặc biệt là cán bộ y tế ở tuyến cơ sở. Chú trọng đào tạo thực hành, rèn luyện tay nghề vững chắc, bồi dưỡng kỹ năng truyền đạt, giao tiếp với các loại đối tượng và với cộng đồng. Tập trung nghiên cứu vấn đề vô sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, các bệnh của hệ thống sinh dục đặc biệt là ung thư ở các cơ quan sinh sản, sức khoẻ tình dục và hành vi tình dục, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, sức khoẻ sinh sản nam giới và kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến SKSS và một số vấn đề khác có liên quan để nâng cao chất lượng CSSKSS.

e. Nguồn kinh phí phục vụ cho CSSKSS:

Nguồn kinh phí phục vụ cho CSSKSS bao gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, viện phí và dịch vụ phí, các nguồn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp của cộng đồng; trong đó nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu và được bố trí thành một khoản riêng trong mục lục ngân sách của các cấp để sử dụng chủ yếu cho việc tăng cường nhân lực, đào tạo bổ túc cán bộ, thông tin giáo dục truyền thông, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, bổ sung một phần cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý, điều phối và hỗ trợ các ban, ngành trong các hoạt động về SKSS. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí theo kế hoạch. Bộ Tài chính cân đối các khoản này, bố trí một khoản riêng và ghi trong kế hoạch nhà nước hàng năm.

g. Về lãnh đạo và quản lý:

Tăng cường công tác quản lý và điều phối các hoạt động CSSKSS, trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý y tế, thông tin về CSSKSS.

3. Tổ chức thực hiện:

Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể theo 2 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1 (2001 - 2005)

- Tiếp tục duy trì các hoạt động giáo dục, tuyên truyền vận động cũng như việc cung cấp các dịch vụ sẵn có, xây dựng và gìn giữ một môi trường thuận lợi cho công tác CSSKSS.

- Sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ, các tài liệu đào tạo, các văn bản quy định và hướng dẫn việc cung cấp các dịch vụ; thực hiện chiến lược phát triển nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ cũng như về quản lý tài chính và nguồn lực.

- Từng bước lồng ghép một số thành tố mới của SKSS vào gói dịch vụ hiện hành.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các đối tác tham gia lĩnh vực SKSS trong việc thực hiện những hoạt động CSSKSS ở các cấp.

- Xây dựng hệ thống thông tin dựa trên các chỉ số về giới và SKSS đã được chọn lựa để thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá.

- Lựa chọn các nghiên cứu thực địa về một số ưu tiên trong CSSKSS, xây dựng thành công các mô hình để nhân rộng trong cả nước.

- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu CSSKSS của vị thành niên và động viên sự tham gia của nam giới trong lĩnh vực SKSS.

- Tăng cường thông tin và cung cấp dịch vụ cho vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc.

b. Giai đoạn 2 (2006 - 2010):

- Tiếp tục các hoạt động đã bắt đầu trong giai đoạn 1.

- Tập trung xây dựng các chỉ số tác động toàn diện hơn cùng với các chỉ số giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc.

- Phát triển việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ CSSKSS theo quan niệm rộng ở mọi cấp.

- Thể chế hoá việc lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá của các nhà quản lý trên cơ sở sử dụng tốt các số liệu có độ tin cậy cao hơn.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá và thông tin - giáo dục - truyền thông có chất lượng để không ngừng cập nhật kỹ năng và trình độ cho cán bộ.

Trong quá trình thực hiện Chiến lược, cần luôn luôn chú trọng đến việc phát triển năng lực đi đôi với việc xác định phương hướng đầu tư các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất để bảo đảm sự phát triển bền vững của Chiến lược.

 

Điều 2. Bộ Y tế là cơ quan chủ quản thực hiện Chiến lược, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược vào giữa năm 2005 và tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2010.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 136/2000/QD-TTg
Hanoi, November 28, 2000
 
DECISION
ON APPROVING “NATIONAL STRATEGY ON REPRODUCTIVE HEALTH CARE FOR THE 2001-2010 PERIOD”
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Government Organization Law o­n 30th September 1992;
Pursuant to the Health Protection Law o­n 30th July 1989;
At the proposal of the Minister of Health,
DECIDES:
Article 1.
Approve "The National strategy o­n reproductive health care for the 2001-2010 period" including key content issues as follows:
1. Goal and objectives o­n Reproductive Health Care
a. Goal
To achieve by the year 2010 a marked improvement in the RH status and narrow the gap between the regions and target groups by better meeting the changing reproductive health needs over the life cycle, and to do so in ways that are sensitive to the diverse circumstances of local communities, with particular attention to disadvantaged areas and target-groups.
b. Objectives
- To create a remarkable change in perception, as well as support and commitment, to the attainment of the objectives and elements of RHC among people of all strata, first of all among senior officials at all levels.
- To sustain the fertility reduction trend; to ensure the rights of women and couples to have children and select contraceptive methods of good quality; to reduce unwanted pregnancies and abortion related complications.
- To improve the health status of women and mothers; to obtain a more even reduction in maternal mortality and morbidity, perinatal deaths and infant mortality among different regions and target-groups, with special attention to disadvantaged areas and to beneficiaries of government policies.
- Effective prevention to reduce incidences, and proper treatment of Rites and STDs, including HIV and infertility related problems.
- To provide better RHC to the elderly, particularly to older women; to provide early diagnosis and treatment of breast cancer and other cancers of both male and female reproductive tracts.
- To improve the RH status, including sexual health, of adolescents through education, counseling and provision of RHC services suited to different age groups.
- To improve the knowledge of men and women about sexual relations and sexuality to fully exercise their rights and responsibilities towards fertility; to promote safe and responsible sexual relations o­n the basis of equality and mutual respect to improve RH and the quality of life.
2. Key solutions and policies
a. Strengthening Information, Education, Communication
To make full and effective use of the comprehensive range of communication channels and other IEC forms, promote universal access to all individuals to improve their knowledge, perception, awareness and commitment to implement the objectives and content of the RH Care.
b. Strengthening organisation and human resource development for RHC service delivery network
Based o­n the 7 elements of RH, reinforce and clarify functions, responsibilities, coordination mechanism among health facilities, MCH/FP facilities both public and private, integrate with other programs such as Population and Family Planning, Protection and Care of Children, Nutrition, HIV/AIDS prevention. In addition to strengthening the organisation of the RHC network, there will be a provision of (refresher) training to its personnel and supply of equipment to ensure the quality of techniques in RH diagnosis, prevention, emergency services, treatment, and also communication equipment, transport of patients in emergency, IEC materials etc.
c. Refining policies and laws in support to the Strategy
Develop policies and promulgate legal documents o­n promoting small-sized families, gender equality, encouraging the use of modern contraceptive methods, encouraging health personnel to further training and capacity building, motivating skilled health workers to work at the basic level of care, remote and rural areas. Develop and promulgate legal documents o­n in-vitro fertilization, paid childbearing, sex transformation etc.
d. Socialization, inter-sectoral and international co-operation
Mobilise people, the whole society, ministries, committees, mass organisations including private health sector to carry out RHC activities. Diversify modalities in providing RH counseling and services for different groups. Bilateral and multi-lateral co-operation with different countries, and international organisations and NGOs in RH should be expanded and improved in term of effectiveness.
e. Training and Research
Strengthen training of health personnel in RH, especially training for grassroots personnel. Attention should be paid to practice training and development of communication and counseling skills. Research should focus o­n infertility, breastfeeding, diseases of the reproductive tract, particularly reproductive tract cancer, sexual health and behavior, ARH, RH of men, KAP related to RH and the other issues related to improving quality of RH care.
f. Budget inputs for RH care
Budget for the RHC shall come from the State budget, health insurance, hospital and service fees, funds from bilateral and multilateral co-operation, NGOs and community contributions, in which Government input is the main source, and will be allocated as a budget line at all levels of the health care network, which will be used for personnel, training, IEC, research and application of advanced technology, partially used for infrastructure and equipment, management, coordination and support for ministries and committees in RH activities. The state input should be planned, as the Ministry of Finance will balance the inputs, allocate a separate budget line in the annual state work plan.
g. Leadership and Management
Strengthening the management and co-ordination of reproductive health care activities, including developing and reinforcing the Health Management Information System and information system o­n RH Care.
3. Organization for implementation
The RHC strategy will be implemented through specific programs grouped in 2 phases:
a. Phase 1 (2001-2005)
- Maintain IEC and advocacy activities and the provision of existing services, establishing and maintaining a favorable environment for RHC activities.
- Amend and/or supplement policies and regulation, training materials and documents regulating and guiding the provision of services; execute the strategy for human resource development; strengthen the systems for professional management and monitoring as well as financial and resource management.
- Gradually incorporate some new RH elements into the current reproductive health service package.
- Build a mechanism for coordination among partners in carrying out RHC activities at all levels.
- Build-up an information system based o­n gender and RH indicators that have been selected for monitoring and evaluation.
- Select field studies o­n some priority RHC subjects; build successful models for nation-wide replication.
- Increase activities to meet the needs of adolescent RHC health and mobilize men's participation in RH.
- Promote the supply of information and services to remote areas and areas inhabited by ethnic groups.
b. Phase 2 (2006 – 2010)
- Carry o­n activities which were started in phase 1.
- Focus o­n identifying impact indicators in a more comprehensive manner alongside monitoring indicators to meet the requirements for higher quality of care.
- Promote the provision of sufficient RHC services in a broad sense at all levels.
- Institutionalize the planning, inspection and evaluation o­n the basis of effective uses of more reliable data.
- Carry o­n training activities, research, inspection, evaluation and quality IEC activities to continuously improve provider's knowledge and skills.
- Throughout the process of implementing the strategy, it is important to focus o­n capacity building, along with most effective resource investment, to ensure the sustainability of the National Reproductive Health Care Strategy.
Article 2
The Ministry of Health, as the implementation agency, shall be responsible for coordinating with concerned agencies, to develop the implementation plan, and to monitor, supervise and report the implementation progress annually to the Prime Minister; and for organizing a mid - term review in the middle of 2005 and the final evaluation of the implementation progress in 2010.
Article 3
This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4
The ministers, heads of ministry-rank agencies, heads of governmental agencies, and presidents of provincial people's committees are responsible for executing this decision.
 

 
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 136/2000/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất