Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn

thuộc tính Quyết định 132/2000/QĐ-TTg

Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:132/2000/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành:24/11/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 132/2000/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 132/2000/QĐ-TTG
NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2000 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ngành nghề nông thôn và đối tượng áp dụng

1. Ngành nghề nông thôn được quy định trong Quyết định này bao gồm:

a) Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản;

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn;

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn;

b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;

c) Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Hộ gia đình, cá nhân;

b) Tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Sau đây gọi chung là Cơ sở ngành nghề nông thôn.

 

Điều 2. Chủ trương phát triển ngành nghề nông thôn.

1. Nhà nước có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; đồng thời có quy hoạch các cơ sở ngành nghề truyền thống phải gắn với phát triển ngành du lịch văn hóa.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm ngành nghề nông thôn, nhất là các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước (gỗ, mây, tre, lá...) nhằm hạn chế một phần tác hại đến môi trường của các sản phẩm chất thải hoá chất nhựa công nghiệp.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nhất là ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc.

4. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền sở hữu về tài sản, bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế, bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp của cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn.

5. Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội theo ngành nghề hoặc theo địa phương nhằm hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở ngành nghề phát triển, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cơ sở, tham gia ý kiến với cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.

6. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, khuyến công, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã cho phát triển ngành nghề ở nông thôn.

 

Điều 3. Đất đai.

1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền (tỉnh, huyện) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

2. Hàng năm, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà nước cho phép chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp để phát triển ngành nghề nông thôn.

Đối với địa phương có nhiều cơ sở ngành nghề nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.

3. Các cơ sở ngành nghề nông thôn có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất mới, để bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, gây trồng vùng nguyên liệu thì được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ưu tiên cho thuê đất với mức giá thuê đất thấp nhất.

4. Thủ tục thuê đất:

Đơn xin thuê đất gồm các nội dung sau:

- Tên tổ chức hoặc cá nhân (không phân biệt người thuê đất có hay không có hộ khẩu thường trú tại địa phương)

- Mục đích sử dụng đất.

- Địa điểm và diện tích đất cần thuê.

- Thời hạn thuê đất.

- Cam đoan sử dụng đất có mục đích.

Sau khi nhận được đơn xin thuê đất của các cơ sở ngành nghề, trong thời gian 15 ngày, Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận xét và đề nghị lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu là đơn của hộ gia đình, cá nhân, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nếu là đơn của doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh).

Sau khi nhận được đơn xin thuê đất của các cơ sở ngành nghề và ý kiến đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh trong thời gian 15 ngày phải trả lời và hướng dẫn cơ sở ngành nghề làm các thủ tục tiếp theo về thuê đất.

5. Tiền cho thuê đất được để lại ngân sách xã để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Tổng cục Địa chính và Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện thủ tục thuê đất và chính sách sử dụng tiền thuê đất theo quy định tại điều này.

 

Điều 4. Nguyên liệu để phục vụ sản xuất.

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn của địa phương mình, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản để bảo đảm nguồn nguyên liệu tại chỗ, ổn định cho ngành nghề nông thôn phát triển.

2. Cơ sở ngành nghề nông thôn có nhu cầu khai thác nguyên liệu thuộc tài nguyên khoáng sản được ưu tiên cấp giấy phép khai thác và sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Đối với nguyên liệu thuộc tài nguyên rừng, ngoài phần nguyên liệu từ rừng tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối trong kế hoạch khai thác và sử dụng hàng năm, khuyến khích các cơ sở sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng và nguyên liệu nhập khẩu.

Đối với các sản phẩm lâm nghiệp không thuộc danh mục cấm xuất khẩu thì khi xuất khẩu, cơ sở không phải khai báo về nguồn gốc nguyên liệu và không bị hạn chế hạn ngạch xuất khẩu.

4. Khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp sản xuất hoặc sơ chế nguyên liệu phục vụ cho ngành nghề nông thôn.

 

Điều 5. Đầu tư, tín dụng.

1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

2. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư có nhiệm vụ xác định rõ quyền được hưởng ưu đãi đầu tư của các cơ sở ngành nghề nông thôn trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; các cơ quan thực thi tiếp theo có trách nhiệm bảo đảm các quyền đó cho cơ sở ngành nghề nông thôn, không được đòi hỏi thêm bất cứ thủ tục gì khác.

3. Đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn có dự án đầu tư tốt, được Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định, sẽ được Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Bộ Tài chính hướng dẫn các điều kiện cụ thể để các cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng chính sách này.

4. Cơ sở ngành nghề nông thôn không đủ điểu kiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp thì được vay vốn theo quy định về hoạt động bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

5. Cơ sở ngành nghề nông thôn được vay vốn của các tổ chức tín dụng dưới hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng dẫn cơ sở ngành nghề nông thôn biết thủ tục vay vốn đơn giản, thông báo công khai, có hình thức cho vay thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở này vay vốn phát triển sản xuất.

 

Điều 6. Thuế và lệ phí

1. Cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 về thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật thuế tài nguyên.

2. Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện việc đóng phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 1999 của Chính phủ, bãi bỏ và nghiêm cấm việc thu các loại phí và lệ phí khác trái pháp luật đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn.

3. Đối với phí và lệ phí giao thông nông thôn do địa phương tự đầu tư có liên quan đến các cơ sở ngành nghề nông thôn, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn và quy định thích hợp.

 

Điều 7. Thông tin, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

1. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện để các cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường, giá cả, quy cách và tiêu chuẩn sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

2. Cơ sở ngành nghề nông thôn được giảm 50% trở lên về chi phí thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh và tài trợ một phần chi phí cho các cơ sở ngành nghề nông thôn và nghệ nhân được đi tham quan, học tập, tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu thị trường nước ngoài.

3. Cơ sở ngành nghề nông thôn được phép liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

4. Bộ Thương mại chỉ đạo các tham tán thương mại ở nước ngoài tìm hiểu thị trường nước sở tại, giới thiệu với các cơ sở ngành nghề trong nước để mở rộng quan hệ giao dịch xuất khẩu; quy định điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được phép xuất khẩu trực tiếp. Bộ Thương mại chủ trì cùng các cơ quan liên quan xem xét tổ chức khen thưởng hàng năm cho các cơ sở có thành tích xuất sắc trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Điều 8. Khoa học, công nghệ và môi trường.

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức, chỉ đạo và dành nguồn kinh phí cần thiết trong kế hoạch hàng năm cho việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước; hướng dẫn việc áp dụng các loại công nghệ phù hợp để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị thẩm mỹ và độ tinh xảo của sản phẩm làng nghề; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, quyết định tình trạng ô nhiễm môi trường trong ngành nghề nông thôn.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, chọn lọc, hoàn thiện, bảo tồn các công nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

3. Nhà nước có chính sách khen thưởng và trợ giúp cá nhân, tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình, cá nhân tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và khoa học công nghệ.

4. Nhà nước khuyến khích cơ sở ngành nghề nông thôn nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến để hiện đại hoá sản xuất.

5. Cơ sở ngành nghề nông thôn phải có biện pháp xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến địa điểm thích hợp.

 

Điều 9. Về chất lượng sản phẩm.

1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, làm cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng tinh xảo hơn, thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và xuất khẩu.

2. Các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn tự chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra.

3. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn có trách nhiệm đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

 

Điều 10. Lao động và đào tạo.

1. Về lao động: ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động đối với những hộ gia đình mà Nhà nước thu hồi đất để phát triển ngành nghề, lao động là người địa phương.

2. Về đào tạo:

a) Các nghệ nhân được tổ chức truyền nghề trực tiếp và được thu tiền học của học viên trên nguyên tắc thoả thuận; được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề;

b) Khuyến khích các nghệ nhân, hợp tác xã, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động;

c) Các trường dạy nghề của Nhà nước ưu tiên đào tạo nghề cho các cơ sở ngành nghề nông thôn; các trường Mỹ thuật công nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy về thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm các mặt hàng tiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu;

d) Tuỳ điều kiện và khả năng của từng địa phương, mỗi huyện có thể lập một trung tâm dạy nghề, nhất là nghề truyền thống của địa phương.

3. Nhà nước ghi nhận và có chính sách tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi có công đào tạo giữ gìn và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ; các chủ cơ sở ngành nghề có nhiều sản phẩm được thị trường chấp nhận; thu hút được nhiều lao động và đóng góp nhiều cho Nhà nước; Nhà nước định kỳ xét và phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân" và "Thợ giỏi".

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, chuyên gia nước ngoài truyền dạy nghề, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất các nghề tiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của các nước cho Việt Nam.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam quy định danh hiệu và cơ chế, chính sách tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi.

 

Điều 11. Tổ chức thực hiện.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trong cả nước trình Chính phủ quyết định. Hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng quy hoạch, lập dự án phát triển ngành nghề nông thôn; xác định tiêu chí ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống để thực hiện các chính sách ưu đãi trong việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề này;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan: Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triển khai công tác khuyến công theo địa bàn từng địa phương và các hiệp hội theo ngành nghề, cung cấp thông tin thị trường, trao đổi kinh nghiệm quản lý, sản xuất, mua sắm trang thiết bị, tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.

d) Hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ quản lý kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.

2. Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và thực hiện các cơ chế, chính sách giúp các cơ sở ngành nghề nông thông, nhất là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tìm hiểu thị trường, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu với các thủ tục đơn giản và mức thuế ưu đãi nhất.

3. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham gia với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức triển khai; đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền và trợ giúp các cơ sở ngành nghề thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Quy hoạch chi tiết phát triển các làng nghề, các ngành nghề nông thôn, chỉ đạo cấp cơ sở lập các dự án phát triển khu vực ngành nghề cụ thể;

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; chỉ đạo huyện, xã xây dựng các cụm tiểu, thủ công nghiệp quy mô nhỏ để tạo mặt bằng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển;

c) Chỉ đạo các địa phương và cơ sở ngành nghề nông thôn bảo đảm trật tự, an ninh, bảo vệ sản xuất, vệ sinh môi trường trên địa bàn;

d) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề trong việc chấp hành pháp luật và quy định của Nhà nước.

 

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện các chính sách Nhà nước theo Quyết định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 132/2000/QD-TTg
Hanoi, November 24, 2000
 
DECISION
ON A NUMBER OF POLICIES TO ENCOURAGE THE DEVELOPMENT OF RURAL TRADES
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES:
Article 1.- Rural trades and subjects of application
1. The rural trades prescribed in this Decision include:
a/ Cottage-industrial and handicraft production in rural areas:
- Processing and preservation of agricultural, forestry and aquatic products;
- Production of construction materials, wood furniture, bamboo and rattan articles, porcelains and pottery, glassware, textiles and garments and small-scale mechanical engineering in rural areas;
- Treatment and processing of materials and raw materials in service of rural trades.
b/ Production of handicraft and fine art articles;
c/ Construction, intra-communal and inter-communal transport and other services catering for the production and life of the rural population.
2. Subjects of application:
a/ Households, individuals;
b/ Cooperation groups and teams, cooperatives, private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies and partnerships.
Hereinafter they are collectively called rural craft establishments.
Article 2.- Policies to develop rural trades
1. The State shall elaborate plans and lay down orientations for developing the rural trades according to the market mechanism in a sustainable manner, well preserve the rural environmental sanitation, carry out the agricultural and rural industrialization and modernization, at the same time, combine the planning on traditional craft establishments with the development of cultural tourism.
2. The State shall adopt policies to encourage the consumption and use of products of the rural trades, particularly products made of domestic natural raw materials (timber, rattan, bamboo, leaves…) with a view to limiting the adverse impact of industrial, chemical and plastic products and waste materials on the environment.
3. The Sate shall encourage, create favorable conditions and adopt policies for the protection of the legitimate interests of production and craft establishments engaged in rural trades prescribed in Article 1 of this Decision, especially the traditional trades, in order to meet the domestic consumption and export demands, attract labor and contribute to generating employment in the countryside, eradicate hunger and reduce poverty, preserve and promote the nation�s cultural values.
4. The State shall protect the legitimate interests, the ownership over property, technological know-hows, inventions and innovations, copyright and industrial property rights, industrial models and designs of individuals and organizations investing in the development of the rural trades.
5. To encourage the voluntary setting up of associations of different trades or in different localities so as to render practical assistance to the development of the craft establishments, reflect their feelings and aspirations, contribute opinions to the State bodies in the elaboration of rural trade development mechanisms and policies.
6. To encourage and create favorable conditions for organizations and individuals to mobilize social resources for activities of providing support, counseling, information, marketing, job training, industrial promotion, research into technologies, models and designs for the development of the rural trades.
Article 3.- Land
1. The rural craft establishments which are using undisputed land in a stable manner shall be issued the land use right certificates by the People’s Committees of the competent (district or provincial) levels, so that they can feel at ease when making production development investment.
2. Annually, under the land use plannings and plans of the provinces or the centrally-run cities, the State shall permit the conversion of part of the agricultural and forestry land for the development of the rural trades.
For localities with many rural craft establishments, the provincial-level People’s Committees shall assign the district- or commune-level People’s Committees to set aside land areas and make investment in building the technical infrastructures of cottage-industrial and handicraft zones or clusters therein, create favorable conditions for the rural craft establishments to rent land for construction of their production workshops.
3. For the rural craft establishments wishing to have land for relocation of their old narrow and polluting production workshops or to rent land for construction of new production workshops and/or protection, care, rehabilitation and planting of raw material areas, the People’s Committees of the competent levels shall give them the pre-emptive right to rent land at the lowest rates.
4. The land-renting procedures:
A land-renting application shall consist of the following details:
- The organization’s or individual’s name (regardless of whether or not the land rentor holds a permanent residence register in the locality).
- The land use purposes.
- The location and acreage of the land to be rented.
- The land rent duration.
- The commitment to use the land for the right purposes.
Within 15 days after receiving the land-renting applications from the rural craft establishments, the commune-level People’s Committees shall consider and propose to the district-level People’s Committees (for applications filed by households, individuals, cooperation teams or groups, cooperatives) or the provincial-level People’s Committees (for applications filed by private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships).
Within 15 days after receiving the craft establishments’ land-renting applications and the proposals of the commune-level People’s Committees, the district- or provincial-level People’s Committees shall reply and guide the concerned craft establishments to carry out other land-renting procedures.
5. The collected land rentals shall be left to the commune budgets for investing in the development of local infrastructures in accordance with the State Budget Law.
The General Land Administration and the Ministry of Finance shall have to monitor and guide the localities to apply the land-renting procedures and implement the land rental use policies prescribed in this Article.
Article 4.- Raw materials used for production
1. The provinces and centrally-run cities shall base themselves on their rural trade development requirements to elaborate plannings and plans on development of agricultural, forestry and aquatic raw material areas so as to ensure abundant sources of on-the-spot raw materials for stable development of the rural trades.
2. The rural craft establishments wishing to exploit raw materials being minerals resources shall be given priority in the granting of exploitation and use permits according to law provisions.
3. For raw materials being forest resources, apart from those exploited from natural forests and balanced by the Ministry of Agriculture and Rural Development in the annual exploitation and use plans, the establishments shall be encouraged to use raw materials from planted forests as well as imported raw materials.
For forestry products not banned from export, the establishments shall not, when exporting them, have to declare the origin of their raw materials and shall not be subject to export-quota restriction.
4. To encourage the development of the industries, cottage industry and handicrafts to produce or preliminarily process raw materials in service of the rural trades.
Article 5.- Investment and credit
1. The rural craft establishments shall enjoy investment preferences under the Government’s Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 03/1998/QH10.
2. The agencies receiving and processing investment preference registration dossiers shall have to clearly define the rural craft establishments’ rights to enjoy investment incentives in the investment preference certificates; the executive agencies shall have to ensure these rights for the rural craft establishments without demanding any other formalities.
3. Rural craft establishments with good investment projects already evaluated by the district-level People’s Committees may borrow investment loans, enjoy post-investment interest rate support and investment credit guaranty from the Development Assistance Fund according to the conditions, order and procedures prescribed in the Government’s Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State’s development investment credits.
The Ministry of Finance shall set concrete conditions for the rural craft establishments to enjoy this policy.
4. The rural craft establishments failing to meet the condition of loan security with mortgaged or pledged property may borrow loans according to the regulations on guaranty with a third party’s property.
5. The rural craft establishments may borrow capital from the credit institutions in the form of trust guaranty pledge by socio-political organizations according to the provisions in Article 26 of Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999 on the credit institutions’ loan security.
6. The State Bank of Vietnam shall direct the credit institutions to inform the rural craft establishments of the simple capital-borrowing procedures, publicly announce them, apply proper lending forms and create favorable conditions for these establishments to borrow loans for production development.
Article 6.- Taxes and fees
1. The rural craft establishments shall enjoy preferential tax rates under the Government’s Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 03/1998/QH10 regarding natural resource tax in accordance with the legislation on natural resource tax.
2. The rural craft establishments shall pay charges and fees according to the Government’s Decree No. 04/1999/ND-CP of January 30, 1999; any charges and fees contrary to law shall be cancelled and the collection thereof from the rural craft establishments is strictly forbidden.
3. For charges and fees for rural traffic works invested by the localities themselves, which are related to the rural craft establishments, the Ministry of Communications and Transport shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing appropriate guidance and regulations.
Article 7.- Product consumption information and markets
1. The ministries, the branches and the People’s Committees of different levels shall create conditions for the rural craft establishments to have timely access to information on markets, prices, specifications and standards of products according to the domestic and overseas market demands.
2. The rural craft establishments shall enjoy a reduction of 50% or more of the space rental when participating in domestic product-displaying fairs and exhibitions. The State shall encourage and create favorable conditions regarding the entry and exit procedures, and finance part of the expenditures for the rural craft establishments and craftsmen to visit, study, participate in product-displaying fairs and exhibitions or explore markets abroad.
3. The rural craft establishments may enter into joint venture and cooperation with organizations and individuals inside and outside the country for production and sale of products.
4. The Ministry of Trade shall direct overseas trade counselors to explore the markets of the host countries, introduce them to the domestic craft establishments, so that the latter can expand their export transaction relations; set favorable conditions for the rural craft establishments to conduct direct export. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility together with the concerned agencies for considering and organizing annual rewarding of those establishments that have recorded outstanding achievements in the export of handicraft and fine art articles.
Article 8.- Science, technology and environment
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall organize, direct and earmark necessary funding sources in the annual plans for the technological research and renewal, design improvement and utilization of domestic raw materials resources; guide the application of appropriate technologies in order to raise labor productivity, reduce costs, diversify products and increase the aesthetic value and sophistication of products turned out by craft villages’ products; study and transfer technologies to treat wastes, putting an end to the environmental pollution caused by the rural trades.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information and the Vietnam Union of Cooperatives in guiding households and individuals to invest in developing the rural trades, select, perfect and conserve the traditional technologies characterized with the national cultural traits.
3. The State shall adopt policies to reward and support individuals and organizations that carry out activities of researching, designing, improving products’ designs and models, transferring technologies to households and individuals, and organizing investment in developing the rural trades in accordance with the legislation on intellectual property, science and technology.
4. The State shall encourage the rural craft establishments to import advanced machinery, equipment and technological lines so as to modernize production.
5. The rural craft establishments must take measures to treat wastes, ensure the environmental sanitation and relocate polluting workshops to appropriate places.
Article 9.- Regarding the products’ quality
1. The rural craft establishments must constantly improve the products’ quality and diversify products, making increasingly sophisticated handicraft and fine art articles imbued with the national cultural and traditional traits, thus enhancing their domestic and export competitiveness.
2. The establishments investing in the development of rural production and business lines shall take self-responsibility to consumers for their own products.
3. Households, individuals and organizations investing in the development of the rural trades shall have to register their products’ quality standards, packing models and industrial designs with the local competent State bodies.
Article 10.- Labor and training
1. Regarding labor: Priority shall be given to the training and use of laborers who are members of households with land recovered by the State for the development of the rural trades, and local laborers.
2. Regarding training:
a/ Craftsmen may personally organize the handing-down of their trades and collect fees from their learners on the principle of mutual agreement and shall be exempt from various taxes on trade handing-down activities;
b/ Craftsmen, cooperatives, organizations and associations shall be encouraged to conduct trade handing-down and training courses for laborers;
c/ The State-run vocational training schools shall prioritize the job training for the rural craft establishments; the industrial fine art colleges must lay emphasis on raising the quality of training in creating designs and models of cottage-industrial, handicraft and fine art products for export;
d/ Depending on its local conditions and capabilities, each district may set up a center to train trades, particularly the traditional crafts of the locality.
3. The State shall acknowledge and adopt policies to honor craftsmen and skilled workers who have recorded merits in training, preserving and handing down traditional trades and skills to young generations; the owners of the craft establishments that have made many products accepted by the markets, attracted large numbers of laborers and made great contributions to the State; the State shall periodically consider and confer the titles of "craftsman" and "excellent worker".
- The State shall encourage and create favorable conditions for foreign craftsmen and experts to hand down, provide training in, and share experiences and production know-hows of foreign traditional handicraft and fine art trades with Vietnam.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Vietnam Union of Cooperatives in prescribing the titles as well as the mechanism and policy to honor craftsmen and skilled workers.
Article 11.- Organization of implementation
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the responsibility to:
a/ Elaborate plannings, plans and propose mechanisms and policies to encourage the development of the rural trades throughout the country and submit them to the Government for decision. Guide the localities to work out plannings and formulate projects for the development of the rural trades; define criteria for traditional handicraft and fine art trades for the implementation of preferential policies in the preservation and development of these trades;
b/ Coordinate with the concerned ministries and branches in planning and developing the rural infrastructures in service of the development of craft villages as well as rural trades;
c/ Assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches, namely the Ministry of Industry, the Ministry of Science, Technology and Environment and the Vietnam Union of Cooperatives, in deploying the industrial promotion work in each locality and each trade’s association, supply market information, share managerial and production experiences, procure equipment and consume products for the rural craft establishments;
d/ Guide the training and fostering of trades as well as business administration knowledge and skills for the rural craft establishments.
2. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility together with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches to study and apply different mechanisms and policies to assist the rural craft establishments engaged in rural trades, especially the traditional fine-art trades, in exploring markets, selling products in the domestic markets and exporting their products according to the simplest procedures and at the most preferential tax rates.
3. The Vietnam Union of Cooperatives shall join the concerned ministries and branches in formulating and implementing and concurrently guiding, propagating and assisting the craft establishments in complying with the State’s plannings, plans and policies on the development of the rural trades.
4. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the responsibility to:
a/ Make detailed plannings on the development of craft villages and rural trades, direct the establishments to formulate projects for developing specific trades.
b/ Construct the rural infrastructures in service of the development of craft villages and rural trades; direct districts and communes to build up small-scale clusters of cottage industries and trades so as to create level ground for the development of the rural craft establishments;
c/ Direct the localities and rural craft establishments to ensure order, security, protect production activities and preserve the environmental sanitation in the localities;
d/ Supervise, inspect and guide the rural craft establishments and craft villages in their observance of the State’s laws and regulations.
Article 12.- Implementation provisions
1. This Decision takes effect 15 days after its signing.
2. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, depending on their functions and tasks, guide the implementation of the State’s policies according to this Decision.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 132/2000/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất