Quyết định 124/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 124/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 124/2003/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định124/2003/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 124/2003/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 124/2003/QĐ-TTG
NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" (văn bản số 1109/CP-VX ngày 17 tháng 9 năm 1998);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (Công văn số 200 TTr- BVHTT ngày 24 tháng 12 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam" với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: "Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam".
2. Chủ Đề án: Bộ Văn hoá - Thông tin;
3. Các cơ quan phối hợp chủ yếu: Uỷ ban Dân tộc, các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng (Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng), Bưu chính - Viễn thông, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.
4. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2003 đến năm 2010.
5. Mục tiêu tổng quát:
a) Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số;
b) Phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học - nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá - nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá, thông tin; phát triển các hoạt động văn hoá văn nghệ lành mạnh;
d) Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xoá đói, giảm nghèo.
6. Nội dung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số:
a) Điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, trùng tu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực sinh thái đặc biệt, vườn quốc gia ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số;
b) Sưu tầm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, khí cụ, công cụ sản xuất, hàng thổ cẩm, đồ gốm - sứ của các dân tộc thiểu số trong các bảo tàng, các trung tâm văn hoá, các triển lãm và trong đời sống hàng ngày; ngăn chặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quí của các dân tộc còn đang tiềm ẩn trong đồng bào;
c) Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc; sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống của các dân tộc thiểu số; tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số; lựa chọn một số địa chỉ (thôn, bản, buôn, phun, sóc, plây) tập trung phong phú, đặc sắc về văn hoá truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát huy;
d) Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tồn, phát huy và phát triển các nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực của các dân tộc thiểu số;
đ) Cùng với việc phổ cập tiếng Việt, cần sử dụng rộng rãi hơn tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc trong việc truyền bá, giao lưu văn hoá, thông tin kinh tế khoa học - kỹ thuật, luật pháp, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
e) Phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, nâng cao mức hưởng thụ của đồng bào:
Củng cố, phát triển về chất và lượng các đội chiếu bóng, đội thông tin lưu động, các đội văn nghệ quần chúng, các thư viện, tủ sách kết hợp với các điểm Bưu điện - văn hoá xã; tăng cường đưa văn hoá, nghệ thuật về cơ sở phục vụ đồng bào với những nội dung, chương trình phù hợp; tăng cường củng cố, phát triển toàn diện hệ thống thông tin cơ sở; đẩy mạnh các hình thức giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa các vùng dân tộc thiểu số.
g) Xây dựng gia đình, bản, làng (buôn, plây, phun, sóc) văn hoá:
- Xây dựng các mô hình, tiêu chuẩn quy ước phù hợp;
- Tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập nắm vững mô hình, tiêu chuẩn quy ước và tự nguyện đăng ký thực hiện;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện xây dựng gia đình, bản, làng văn hoá trong phong trào thi đua của địa phương.
h) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Nâng cao trình độ nhận thức chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về văn hoá dân tộc và năng lực quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và cộng tác viên nòng cốt có đủ khả năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động văn hoá, thông tin ở cơ sở.
Đối tượng chính là cán bộ cấp huyện, xã, cơ quan, đơn vị, trường học; trong đó chú trọng đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.
7. Địa bàn bảo tồn và phát huy những di sản truyền thống các dân tộc thiểu số:
a) Những địa bàn có nguy cơ cao trong việc thất thoát các sản phẩm văn hoá truyền thống (di vật, cổ vật quý và các sản phẩm văn hoá phi vật thể);
b) Những dân tộc có số lượng người ít, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn, không có điều kiện để tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của dân tộc mình (như các dân tộc: Slila, La Hủ, Rục, Rắc Lai, Brâu,...);
c) Những vùng do các tác động tiêu cực, bản sắc dân tộc của văn hoá đã và đang bị xoá nhoà, khiến người dân chưa thật sự coi trọng di sản văn hoá dân tộc;
d) Những vùng nằm trong quy hoạch của các dự án xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,... để phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, phải di dời làng, bản... đến tái định cư ở địa bàn mới;
đ) Ưu tiên cho những địa bàn trọng điểm là những vùng đồng bào hiện có mức hưởng thụ thấp về văn hoá, thông tin như biên giới, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của miền núi (KV3), các địa bàn thuộc An toàn Khu và Chiến khu trong cách mạng và kháng chiến, vùng trọng điểm tập trung đồng bào các dân tộc thiểu số như Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nam bộ và vùng cao. Chú trọng các địa bàn trọng điểm là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có truyền đạo trái phép và vùng đặc biệt khó khăn (135).
8. Giải pháp thực hiện:
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương trong từng thời gian, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau:
a) Thống nhất và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và trong toàn ngành văn hoá - thông tin;
b) Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tại các cấp, các ngành và các địa phương;
c) Đẩy mạnh công tác tổ chức và cán bộ;
d) Tăng cường cơ sở vật chất và trang bị cho hoạt động văn hoá, thông tin;
đ) Đẩy mạnh các hình thức xã hội hoá thích hợp trong các hoạt động văn hoá, thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa phương, các ngành, các lực lượng và của người dân để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của đồng bào,
e) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu những mô hình, phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình tốt trong các hoạt động văn hoá, thông tin để khích lệ và học tập lẫn nhau.
9. Nguồn vốn:
a) Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho ngành Văn hoá - Thông tin (xây dựng cơ bản, hoạt động sự nghiệp và vốn dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá);
b) Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các địa phương, trong đó có khoản ngân sách dành cho hoạt động văn hoá, thông tin;
c) Nguồn ngân sách của các ngành dành cho hoạt động văn hoá, thông tin;
d) Đóng góp của nhân dân;
đ) Đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội;
e) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, cùng các cơ liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo triển khai đề án này.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và theo sự phân công của chủ đề án tổ chức triển khai các nội dung được phân công.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nội dung đề án và theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, lồng ghép thực hiện đề án này với các đề án về văn hoá - xã hội, "Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2005" đã được Chính phủ phê duyệt.
Điều 3.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 124/2003/QD-TTg | Hanoi, June 17, 2003 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF VIETNAMESE ETHNIC MINORITY GROUPS' CULTURE
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Law on Cultural Heritage;
Pursuant to the Government's action program for implementation of the Resolution of the 5th plenum of the Party Central Committee (the VIIIth Congress) on "building and developing an advanced Vietnamese culture deeply imbued with the national identity" (Document No. 1109/CP-VX of September 17, 1998);
At the proposal of the Minister of Culture and Information (Official Dispatch No. 200 TTr-BVHTT of December 24, 2002),
DECIDES:
Article 1.- To approve the scheme on "conservation and development of Vietnamese ethnic minority groups' culture" with the following principal contents:
1. The scheme name: "Conservation and development of Vietnamese ethnic minority groups' culture."
2. The scheme's manager: The Ministry of Culture and Information.
3. Principal coordinating agencies: The Committee for Nationalities; the Ministries of: Planning and Investment; Finance; Education and Training; Defense (the Political General Department, the Border Guard Command); and Post and Telecommunications; the National Center for Social Sciences and Humanity; the Radio Voice of Vietnam; Vietnam Television Station; the Literature and Arts Association of Vietnamese Ethnic Minority Groups as well as the People's Committees of the concerned provinces and centrally-run cities.
4. Scheme implementation duration: From 2003 to 2010.
5. General objectives:
a/ To conserve, selectively inherit and promote traditional cultural quintessence, build and develop new values of culture and arts of ethnic minority groups;
b/ To discover and foster the contingent of literary and art writers and composers being ethnic minority people;
c/ To organize surveys, collection, research and dissemination of cultural and art values; to conserve and promote traditional handicrafts of ethnic minority people; to step up the building and promotion of the efficiency of culture-information institutions; to develop healthy cultural and art activities;
d/ To build up a civilized lifestyle and cultured families; to expand the information network in regions inhabited by ethnic minority people, contribute to raising the intellectual standard, eliminating backward customs and practices, contributing to tourist development as well as hunger elimination and poverty alleviation.
6. Contents of conservation and promotion of the values of traditional cultural heritages of ethnic minority groups:
a/ To investigate, survey, make statistics, manage and restore historical relics, revolutionary relics, cultural relics, landscapes and beauty spots, special ecological zones and national parks in mountainous areas and regions inhabited by ethnic minority people;
b/ To collect, preserve, research into and introduce ethnic minority groups' architecture, costumes, musical instruments, production tools, brocade and porcelain-china articles in museums, cultural centers, exhibitions and daily life; to preclude the loss or damage of ethnic groups' precious vestiges and antiques which still exist with great potential among people;
c/ To organize the collection, research, introduction and archival of types of folk literature and arts of various ethnic groups; to create new literature and art values on the basis of inheriting and promoting the particular and distinctive traditional traits of ethnic minority groups; to organize and guide measures to manage, preserve and promote cultural activities related to traditional rituals as well as healthy customs and practices of ethnic minority groups; to select some addresses (villages, hamlets) where the rich and distinctive traditional culture of each ethnic group is concentrated for conservation and promotion;
d/ To investigate, survey, classify, conserve, promote and develop traditional handicrafts and gastronomic culture of ethnic minority groups;
e/ Together with the universalization of Vietnamese language, the spoken and written language of each ethnic group should be wider used in the cultural propagation and exchange as well as economic, scientific-technical and legal information in regions inhabited by ethnic minority people;
f/ To develop the culture-information service, raise the people's cultural life:
To qualitatively and quantitatively strengthen and develop mobile film-projection teams, information groups, mass art troupes, libraries and bookcases in combination with communal post-culture places; to enhance the introduction of culture and arts to people at the grassroots with suitable contents and programs; to strengthen and comprehensively develop the grassroots information system; to diversify forms of cultural and art exchange among regions inhabited by ethnic minority people;
g/ To build up cultured families, villages and hamlets:
- To build up appropriate conventional models and standards;
- To organize study courses for officials, Party members and people to thoroughly understand the conventional models and standards then voluntarily register the implementation thereof;
- To monitor, examine, urge and make a preliminary and final review of the building up of cultured families, villages and hamlets in localities' emulation movements.
h/ Official training and fostering:
To raise the awareness of the Party's undertakings and policies as well as the State's law on ethnic groups' culture and the capability to manage professional work for the contingent of officials, public employees and core collaborators capable of advising the local Party committees and administrations on various levels in order to meet the requirements of the grassroots culture-information activities.
Main subjects are district- and commune-level officials, agencies, units and schools, with importance being attached to training of officials and public employees who are ethnic minority people.
7. Geographical areas for conservation and promotion of traditional heritages of ethnic minority groups:
a/ Geographical areas highly prone to the loss of traditional cultural products (precious vestiges and antiques as well as intangible cultural products);
b/ Ethnic groups with small population, low intellectual standard, low living conditions and with no conditions to protect and promote their cultural heritages by themselves (such as Slila, La Hu, Ruc, Rac Lai, Brau,... ethnic groups);
c/ Areas where cultural identity has been being blotted out due to negative impacts, thus making people not really attach importance to cultural heritages of their ethnic groups;
d/ Areas under planned projects on construction of industrial, agricultural as well as communications and transport works for socio-economic development, where villages or hamlets must be relocated to new areas;
e/ Priority shall be given to key areas where people's enjoyment of culture and information remains low, such as border areas, highlands, mountainous areas meeting with exceptional difficulties (KV3), former resistance as well as revolutionary bases, key areas where ethnic minority people concentrate such as the Central Highlands, northwestern region, Northern Vietnam, southwestern region and highlands. Importance shall be attached to key areas inhabited by ethnic minority people, where religions are illegally preached and areas meeting with exceptional difficulties (under Program 135).
8. Implementation solutions:
Based on the practical conditions of localities in each period, to apply synchronously and efficiently the following solutions:
a/ To unify and raise the awareness and sense of responsibility of all levels and branches as well as in the entire culture-information service;
b/ To enhance the work of State management at all levels, branches and localities;
c/ To step up the organization and personnel work;
d/ To enhance material bases and equipment for culture-information activities;
e/ To promote suitable forms of socialization in culture-information activities in regions inhabited by ethnic minority people and mountainous areas in order to mobilize the existing potentials in localities, branches, forces and people for raising the people's level of spiritual life enjoyment;
f/ To step up the work of information and propagation; introduce good models, and disseminate good experiences and examples in culture-information activities for mutual encouragement and study.
9. Capital sources:
a/ The source allocated by the State budget to the culture-information service (capital construction and non-business activities as well as capital set aside for the national target program on culture);
b/ The source allocated by the State budget to localities, including budget earmarked for culture-information activities;
c/ Branches' budget sources earmarked for culture-information activities;
d/ People's contributions;
e/ Socio-political organizations' contributions;
f/ Financial aids provided by foreign organizations and individuals.
Article 2.- Implementation organization:
1. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and, together with relevant agencies, draw up specific plans, and direct the implementation of this scheme.
The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and concerned agencies shall, according to their respective functions and tasks as well as under the scheme owner's assignment, organize the implementation of the assigned contents.
2. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall base themselves on the scheme's contents and the Culture and Information Ministry's guidance to coordinate with relevant branches in drawing up annual implementation plan, and apportion fundings for implementation.
3. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this scheme and integrating it into other socio-cultural schemes and the "national target program on culture till 2005" already approved by the Prime Minister.
Article 3.-
1. This Decision takes implementation 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây