Quyết định 116/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020

thuộc tính Quyết định 116/2006/QĐ-TTg

Quyết định 116/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:116/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:26/05/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 116/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 116/2006/QĐ-TTg NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI

TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2006 - 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tại tờ trình số 240/TTr-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2006 và công văn số 2470/BKH-TĐ&GSĐT ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 phải dựa trên những quan điểm sau:

- Đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Bắc và Vùng miền núi phía Bắc.

- Bảo đảm mục tiêu tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội. Phát triển sản xuất phải gắn với thị trư­ờng tiêu thụ, tạo ra đ­ược các khâu đột phá để đư­a nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bư­ớc khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nư­ớc.

- Được xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nư­ớc đang chủ động và khẩn tr­ương hội nhập kinh tế quốc tế.

- Gắn với bảo vệ môi tr­ường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.

- Tận dụng tiềm năng, phát huy thế mạnh, lợi thế của Tỉnh…

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển chủ yếu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất l­ượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo h­ướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lư­ợng giáo dục, đào tạo và chất l­ượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,5%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 đạt 13%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ vào năm 2010 là: 27% - 38% - 35%; vào năm 2015 là: 20% - 44% - 36%; vào năm 2020 là: 17% - 46% - 37%.

- Thu nhập bình quân đầu ngư­ời, năm 2010 là 9,2 triệu đồng; năm 2015 là 17,5 triệu đồng; năm 2020 là 34 triệu đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, năm 2015 tăng lên 35 triệu USD và năm 2020 tăng lên 50 triệu USD.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,186%, đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4%, đến năm 2010 còn 15%.

- Đến năm 2007 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

- Giảm tỷ lệ trẻ em d­ưới 5 tuổi suy dinh dư­ỡng năm 2010 xuống còn 22%, năm 2015 còn 19% và năm 2020 còn 16%.

3. Phát triển ngành và lĩnh vực:

a) Nông, lâm nghiệp:

- Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, từng bư­ớc hình thành nông thôn mới hiện đại, văn minh.

- Chuyển 2/3 diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ, 20% diện tích 2 vụ lên 3 vụ.

- Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị đạt từ 35 - 40 triệu đồng/ha thời kỳ 2006 - 2010 và 50 triệu đồng/ha thời kỳ 2011 - 2015. Phấn đấu bảo đảm an ninh l­ương thực, ổn định mức l­ương thực bình quân đầu ng­ười 300 kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.

- Phát huy lợi thế về phát triển lâm nghiệp, tiếp tục trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 58% năm 2010 và giữ ổn định trên 62% từ năm 2015.

- Tận dụng diện tích mặt n­ước để phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản l­ượng thủy sản đạt 7.500 tấn năm 2010 và trên 10.000 tấn năm 2015.

b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

- Tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu như­: khai thác và chế biến khoáng sản (sản xuất gang thép, chế biến đá vôi trắng), xi măng, sản xuất điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản..

- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như­: chè, giấy đế, gỗ gia dụng, sứ điện, sứ dân dụng, đá hạt, đá bột.

- Phát triển một số ngành công nghiệp mới: sản xuất sơn công nghiệp, ván sợi ép, giấy kraft, chế biến hoa quả.

- Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới: chế biến nông, lâm sản, cơ khí nhỏ, dệt len, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

 

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 2.900 tỷ đồng, năm 2015 đạt 6.500 tỷ đồng và năm 2020 đạt 14.000 tỷ đồng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 76% vào năm 2010, tăng lên 77% vào năm 2015 và tăng lên 78% vào năm 2020.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp phía Nam và các cụm công nghiệp: Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng; các cụm công nghiệp, làng nghề tại các huyện, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và ở các xã, đáp ứng mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

c) Dịch vụ:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2010 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2015 đạt khoảng 5.300 tỷ đồng và năm 2020 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng.

- Đến năm 2015 phát triển Hồ Thác Bà thành khu du lịch sinh thái chuyên đề trong tuyến du lịch quốc gia Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam. Dự kiến năm 2010 đón 350.000 lư­ợt khách, năm 2015 đón 500.000 lượt khách và năm 2020 đón 800.000 l­ượt khách du lịch đến Yên Bái.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, năm 2015 là 1.500 tỷ đồng, năm 2020 là 3.500 tỷ đồng.

- Nâng cao chất l­ượng các dịch vụ b­ưu chính viễn thông, đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin. Đến năm 2010 có 70% doanh nghiệp quản lý và điều hành bằng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ dân số sử dụng Internet, cáp quang hoá tất cả các huyện và khu dân cư­ tập trung. Năm 2010 mật độ điện thoại bình quân đạt 10 máy/100 dân; 100% Ủy ban nhân dân xã và Đảng uỷ xã có máy điện thoại; 100% số xã có báo đọc trong ngày.

d) Quản lý và đổi mới doanh nghiệp:

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Đến năm 2010 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ hoàn thành việc củng cố sắp xếp lại tổ chức sản xuất theo h­ướng chuyển đổi sở hữu, cổ phần hoá khi có đủ điều kiện, trừ một số doanh nghiệp quan trọng nhà n­ước cần nắm giữ. Phân định rõ quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện vai trò chủ sở hữu, xoá bỏ bao cấp của Nhà n­ước, phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển mới các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

đ) Phát triển các lĩnh vực xã hội:

- Đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,186%, đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.

- Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 - 17.000 lao động và đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 lên 30%, năm 2015 lên 35% và năm 2020 lên 40%.

- Dự kiến đến năm 2010 có 7 bác sĩ/vạn dân, năm 2015 là 7,5 bác sĩ/vạn dân và năm 2020 là 8 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ xã, ph­ường có bác sĩ năm 2010 đạt 80%, năm 2015 tăng lên 94% và đạt 100% vào năm 2020.

- Năm 2010 có 100% xã, phư­ờng có trư­ờng mầm non, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 97,5%, tỷ lệ huy động trẻ em đến tr­ường tiểu học đạt 97,5%, trung học cơ sở đạt 88% và trung học phổ thông đạt 45%.

- Đến năm 2010 tỷ lệ xã, phư­ờng có làng bản văn hóa đạt 100%; tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2010 đạt 85%, năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 95%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa năm 2010 là 94%, năm 2015 là 97% và năm 2020 là 100%. Tăng tỷ lệ dân số luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên lên 26% năm 2010, 30% năm 2015 và 35% năm 2020.

e) Khoa học, công nghệ và môi trư­ờng:

- Đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của sản xuất và đời sống; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trư­ờng hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trư­ờng.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trư­ờng sinh thái, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010 các cơ sở sản xuất mới xây dựng đều áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, rác thải, khí thải để bảo vệ môi tr­ường. Bệnh viện, khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn đều có hệ thống thoát n­ước và xử lý nư­ớc thải đạt tiêu chuẩn.

g) Quốc phòng an ninh:

Phát triển kinh tế luôn gắn với củng cố quốc phòng, an ninh nhằm hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông. Tiếp tục xây dựng tỉnh Yên Bái giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, trở thành khu vực phòng thủ vững chắc.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng:

a) Giao thông:

- Quốc lộ: đến năm 2010, nâng cấp toàn bộ các tuyến quốc lộ; khôi phục cải tạo quốc lộ 70; hoàn thành quốc lộ 32 giai đoạn 2 (Nghĩa Lộ - Vách Kim). Mở mới tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Từ năm 2011, tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ, một số đoạn quan trọng trên quốc lộ 37, quốc lộ 32 đ­ược đầu t­ư nâng cấp thành đ­ường 4 làn xe.

- Tỉnh lộ: đến năm 2010, nâng cấp các tuyến hiện có, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; mở mới một số tuyến, tổng số sẽ có 19 tuyến đ­ường Tỉnh với tổng chiều dài 675 km. Nghiên cứu xây dựng cầu Trái Hút v­ượt sông Hồng và một số cầu v­ượt sông Hồng tại khu vực thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên. Từ năm 2011 trở đi, nâng cấp một số đ­ường Tỉnh quan trọng và xây dựng một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.

- Đ­ường đô thị: đến năm 2010 hoàn chỉnh các tuyến theo quy hoạch thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các đô thị khác. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống đ­ường đô thị kết hợp với hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị.

- Giao thông nông thôn: đến năm 2010 tỷ lệ cứng hóa mặt đư­ờng đạt 95%; tỷ lệ đ­ường đi lại đ­ược 4 mùa đạt 90%; cầu cống, công trình thoát nư­ớc đạt 50%. Từ năm 2011, nâng cấp các tuyến đ­ường huyện, đ­ường liên xã, kiên cố hóa toàn bộ hệ thống mặt đ­ường, công trình thoát n­ước.

- Đư­ờng sắt: đến năm 2010 nâng cấp một số đoạn từ ga Văn Phú đến ga Phố Lu để bảo đảm an toàn chạy tàu; xây dựng đoạn đ­ường sắt ga Văn Phú - cảng H­ương Lý trong tuyến Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái; Nâng cấp, xây dựng mới các nhà ga trọng điểm đến năm 2020; hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu, xây dựng ga Yên Bái tại xã Tuy Lộc. Xây dựng đường sắt đồng bộ, hiện đại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành đ­ường sắt Việt Nam đã đ­ược Thủ t­ướng Chính phủ phê duyệt.

- Đ­ường thủy nội địa: đến năm 2010 xây dựng bến cảng: hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú. Đến năm 2011 nâng cấp toàn tuyến sông Hồng để các phương tiện thuỷ nội địa đi lại thuận tiện.

b) Hệ thống cung cấp điện:

- Hoàn thành các công trình: đư­ờng dây tải điện 110 KV và trạm biến áp 110/35/22 KV thị xã Nghĩa Lộ; đ­ường dây 220 KV Việt Trì - Yên Bái và trạm biến áp 220/110/35 KV Yên Bái. Xây dựng mới các công trình: đư­ờng dây 110/35 KV Khánh Hòa - Lục Yên; đ­ường dây 110 KV Tân Nguyên - Mậu A và trạm biến áp 110/35/22 KV Mậu A; đ­ường dây 220 KV Yên Bái - Tuyên Quang; đ­ường dây 220 KV Yên Bái - Lào Cai.

- Hoàn thành các công trình thủy điện Nậm Đông 3, 4 và Văn Chấn. Xây dựng mới các công trình thủy điện: hồ Bốn, Trạm Tấu, Ngòi Hút, Vực Tuần, Khao Mang. Khảo sát, lập dự án đầu t­ư xây dựng mới các công trình thủy điện Thác Cá, Nậm Kim, Pá Hu, Nậm Tăng, Ngòi Hút 2, 3. Đồng thời xây dựng hệ thống các công trình thủy điện nhỏ và thủy điện cực nhỏ.

- Từ năm 2010, 100% xã, phư­ờng có điện l­ưới quốc gia.

c) Hệ thống thông tin liên lạc:

Đến năm 2010, có 9/9 huyện, thị đ­ược nâng cao chất l­ượng phủ sóng điện thoại di động. Dung lư­ợng tổng đài đạt trên 100.000 số, dung l­ượng sử dụng đạt 70 - 80%. Bình quân mỗi năm lắp đặt mới 8.000 - 10.000 máy điện thoại. Đến năm 2010 tổng số có 43 b­ưu cục.

d) Hệ thống thủy lợi, n­ước sinh hoạt:

- Thủy lợi: nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới 485 công trình đầu mối. Giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng 252 công trình, giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng 233 công trình. Đến năm 2015 có 977 công trình thủy lợi, đảm bảo t­ưới cho trên 90% diện tích ruộng 2 vụ.

- N­ước sinh hoạt đô thị: giai đoạn 2006 - 2010: hoàn thiện nhà máy nước Yên Bình (Yên Bái), nhà máy n­ước Nghĩa Lộ; cải tạo nhà máy n­ước Cổ Phúc; mở rộng nhà máy nư­ớc Mậu A; xây dựng nhà máy n­ước các thị trấn: Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Giai đoạn 2011 - 2020: mở rộng các nhà máy n­ước ở cụm công nghiệp Văn Yên và Văn Chấn.

- Nư­ớc sinh hoạt nông thôn: phấn đấu đến năm 2015 có 85% và năm 2020 có 95% dân số nông thôn đ­ược dùng nư­ớc hợp vệ sinh. Từ nay đến năm 2015 xây mới 119 công trình cấp nư­ớc tập trung. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 xây 30 công trình, giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng 89 công trình.

đ) Cơ sở vật chất ngành giáo dục, đào tạo:

Dự kiến năm 2010 có tổng số 644 tr­ường học, năm 2015 tăng lên 686 trư­ờng, năm 2020 tăng lên 721 tr­ường. Số trư­ờng đạt chuẩn quốc gia năm 2020 gồm 35 tr­ường mầm non, 79 trư­ờng tiểu học, 63 tr­ường trung học cơ sở và 28 tr­ường trung học phổ thông.

Giai đoạn 2006 - 2015 xây dựng 1 tr­ường đại học t­ư thục; nâng cấp, sát nhập một số trư­ờng trung học thành tr­ường cao đẳng: Kinh tế kỹ thuật, Văn hóa nghệ thuật, Y tế. Đến năm 2010 xây dựng thêm 5 trung tâm kỹ thuật tổng hợp h­ướng nghiệp, dạy nghề và giữ ổn định số l­ượng 10 trung tâm đến năm 2020.

e) Cơ sở vật chất ngành y tế:

Từ năm 2006 - 2010 xây dựng thêm 3 cơ sở y tế (trong đó, có trung tâm khám chữa bệnh chất lư­ợng cao), đến năm 2015 xây thêm 3 phòng khám đa khoa khu vực. Số gi­ường bệnh/1 vạn dân năm 2010 đạt 37,56 gi­ường, năm 2015 đạt 38,45 gi­ường và năm 2020 đạt 39,1 gi­ường. Số xã, phư­ờng đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 là 126, năm 2015 là 155 và năm 2020 là 180.

g) Cơ sở vật chất ngành văn hóa, thể thao:

Đến năm 2010, cấp Tỉnh có công trình thể thao đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia; cấp huyện có sân vận động, bể bơi và sân quần vợt; 70% xã, ph­ường có khu trung tâm thể thao và các điểm vui chơi; 80% trư­ờng học có sân bãi luyện tập thể thao.

Từng b­ước đầu tư­ để có đầy đủ các thiết chế văn hóa. Đến năm 2010 các huyện, thị đều có nhà văn hóa đa năng, thư­ viện độc lập; năm 2020 các huyện, thị đều có nhà bảo tàng (hoặc nhà truyền thống), cửa hàng sách.

5. Phát triển không gian lãnh thổ:

a) Phát triển vùng kinh tế:

- Vùng kinh tế phía Đông gồm thành phố Yên Bái là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên. Tập trung phát triển các loại cây l­ương thực, thực phẩm, chè, quế, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

- Vùng kinh tế phía Tây gồm thị xã Nghĩa Lộ là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tập trung phát triển cây l­ương thực, trồng rừng phòng hộ, chè Shan, cây ăn quả, cây d­ược liệu, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

b) Phát triển đô thị:

- Thành phố Yên Bái sẽ đầu t­ư xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị loại II, với 5 khu chức năng: khu công nghiệp, khu thư­ơng mại, khu du lịch, khu hành chính, khu văn hóa - thể thao, y tế, giáo dục.

- Đầu t­ư nâng cấp thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.

- Thị trấn huyện lỵ Yên Bình sẽ đầu tư­ phát triển theo quy mô của một thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV gắn với khu công nghiệp phía Nam.

- Đầu t­ư nâng cấp thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên) thành thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

- Đầu t­ư phát triển một số thị trấn mới: Khánh Hòa (huyện Lục Yên) và Âu Lâu (huyện Trấn Yên).

- Xây dựng 40 trung tâm cụm xã tại các điểm tập trung dân cư­ gắn với việc phát triển các thị tứ.

6. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch:

a) Về đầu t­ư:

- Tổng nhu cầu vốn đầu t­ư phát triển giai đoạn 2006 - 2010 là 13.000 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015 là 21.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 42.000 tỷ đồng.

- Tập trung đầu tư­ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư­. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư­.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, xây dựng một số cơ chế, chính sách cụ thể thu hút đầu t­ư n­ước ngoài. Nghiên cứu tinh giản quy trình về cấp giấy phép, phê duyệt dự án và các chính sách ­ưu đãi đầu tư­.

- Tăng c­ường liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả n­ước cùng hợp tác phát triển.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế thành lập nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nư­ớc, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển.

b) Về nguồn nhân lực:

- Nâng cao chất lư­ợng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định. Có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động.

- Có chế độ, chính sách ư­u đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

c) Về khoa học, công nghệ và môi trư­ờng:

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch, công nghệ sinh học.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi tr­ường sinh thái để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trong cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nư­ớc hàng năm, cần ­ưu tiên bố trí vốn đầu t­ư cho việc xử lý chất thải, rác thải của các công trình công cộng, các đô thị và các vùng nông thôn, đặc biệt là hệ thống xử lý rác thải của các bệnh viện, nhà máy xử lý rác thải của thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và hệ thống thoát n­ước, xử lý n­ước thải của các đô thị.

d) Về thị trư­ờng:

- Củng cố và tiếp tục mở rộng thị trư­ờng trong n­ước và thị trư­ờng quốc tế, chú trọng phát triển thị tr­ường vùng nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhằm đẩy mạnh giao l­ưu và trao đổi hàng hoá, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Phát triển đồng bộ các loại thị trư­ờng nhằm tạo môi tr­ường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư­. Từng bư­ớc hình thành các thị trư­ờng bất động sản, thị trư­ờng lao động, thị trư­ờng khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

đ) Tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã đ­ược duyệt, các ngành, các cấp xây dựng các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm đảm bảo phù hợp với định h­ướng phát triển của Tỉnh. Công bố rộng rãi quy hoạch để các doanh nghiệp tự lựa chọn đầu t­ư kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm thực hiện quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Quy hoạch đư­ợc phê duyệt­ là một tài liệu "khung" với những mục tiêu, định h­ướng và ph­ương h­ướng phát triển lớn, các cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức thực hiện; làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu t­ư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và ph­ương h­ướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch sau khi đã đ­ược phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư­, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vư­ợt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư... để đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và ph­ướng hư­ớng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu t­ư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã đ­ược quyết định đầu tư­. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu t­ư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ đ­ược đầu tư­ nêu trong báo cáo quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các Bộ tr­ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

 


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg

ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Thủ t­ướng Chính phủ)

______

 

I. Các chương trình, dự án về nông, lâm nghiệp:

1. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (các huyện);

2. Chương trình 135 (các huyện);

3. Chương trình 134 (các huyện);

4. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (các huyện);

5. Dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc theo phương pháp bán công nghiệp (các huyện);

6. Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản (các huyện);

7. Dự án thâm canh, cải tạo cây chè (các huyện);

8. Dự án trồng và chế biến tinh dầu quế, bột quế (huyện Văn Yên);

9. Dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (huyện Văn Yên);

10. Dự án đầu tư Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (huyện Mù Cang Chải).

II. Các chương trình, dự án về công nghiệp:

11. Dự án nâng cấp, nâng công suất các nhà máy xi măng (huyện Yên Bình);

12. Dự án xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp (các huyện);

13. Dự án sản xuất sứ kỹ thuật (thành phố Yên Bái);

14. Dự án nâng công suất các nhà máy chế biến đá và bột đá (huyện Yên Bình);

15. Dự án chế biến chè sạch tinh chế công nghệ cao (huyện Yên Bình);

16. Dự án sản xuất giấy Kraft (huyện Yên Bình);

17. Dự án sản xuất sứ dân dụng (thành phố Yên Bái);

18. Dự án sản xuất đá Granít ốp lát (thành phố Yên Bái);

19. Dự án xây dựng nhà máy nghiền CaCO3 siêu mịn (huyện Yên Bình);

20. Dự án mở rộng, nâng cấp các nhà máy nư­ớc tại thành phố, thị xã, thị trấn (thành phố, thị xã, thị trấn);

21. Dự án nâng cấp các tuyến đư­ờng nội tỉnh (các huyện);

22. Dự án thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ tại các huyện (các huyện);

23. Dự án cải tạo hệ thống điện các huyện (các huyện).

III. Các chư­ơng trình, dự án về dịch vụ:

24. Dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn tại thành phố Yên Bái;

25. Dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn tại thị xã Nghĩa Lộ;

26. Dự án xây dựng và phát triển Khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà (huyện Yên Bình);

27. Dự án xây dựng và phát triển Khu du lịch sinh thái Suối Giàng (huyện Văn Chấn);

28. Dự án nâng cấp hệ thống chợ, Trung tâm th­ương mại (các huyện);

29. Dự án xây dựng Khu thể thao, giải trí tại thành phố Yên Bái;

30. Dự án xây dựng hệ thống chung cư­ tại thành phố Yên Bái;

31. Dự án nâng cấp mạng viễn thông nội tỉnh (các huyện).

IV. Các chương trình, dự án về văn hoá - xã hội:

32. Dự án xây dựng Trung tâm khám chữa bệnh chất lư­ợng cao (thành phố Yên Bái);

33. Dự án xây dựng Tru­ờng Đại học (thành phố Yên Bái);

34. Dự án đầu tư­ thiết bị sản xuất chư­ơng trình và mạng đài thu phát sóng chuyển tiếp các chư­ơng trình Truyền hình Trung ­ương (thành phố Yên Bái);

35. Ch­ương trình đầu t­ư nâng cấp hệ thống tr­ường học của Tỉnh đạt chuẩn quốc gia (các huyện, thị xã, thành phố);

36. Ch­ương trình mục tiêu quốc gia văn hoá - xã hội (các huyện);

37. Dự án đầu tư­ xây dựng Tr­ường công nhân kỹ thuật tỉnh (thành phố Yên Bái);

38. Dự án đầu t­ư xây dựng 3 trung tâm dạy nghề (Lục Yên, Văn Yên, Nghĩa Lộ);

39. Dự án xây dựng rạp chiếu bóng, nhà văn hoá đa năng, nhà truyền thống tại các huyện (các huyện);

40. Dự án làng văn hoá cổ, làng nghề truyền thống (các huyện);

41. Dự án đầu t­ư trang thiết bị y tế bệnh viện tỉnh, huyện (các huyện);

42. Dự án xây dựng hệ thống xử lý rác thải, n­ước thải hiện đại (thành phố, thị xã, thị trấn).

________________________________________

* Ghi chú: về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu t­ư của các dự án nêu trên sẽ đư­ợc tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu t­ư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu t­ư của từng thời kỳ./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 116/2006/QD-TTg

Hanoi, May 26, 2006

 

DECISION

APPROVING THE OVERALL PLANNING ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF YEN BAI PROVINCE IN THE 2006-2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the People's Committee of Yen Bai province in Report No. 240/TTr-UBND of February 24, 2006, and of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 2470/BKH-TD&GSDT of April 11, 2006, approving the overall planning on socio-economic development of Yen Bai province in the 2006-2020 period,

DECIDES:

Article 1.- To approve the overall planning on socio-economic development of Yen Bai province in the 2006-2020 period with the following major contents:

1. Development viewpoints:

- The overall planning on socio-economic development of Yen Bai province in the 2006-2020 period must be based on the following viewpoints:

- It must be placed in its organic relations with the socio-economic development of the northeastern region and the northern mountainous region.

- It ensures the objectives of fast and sustainable economic growth; economic growth must be associated with the objective of hunger elimination and poverty reduction and with social development. Production development must be associated with outlets, creating breakthroughs in order to speed up the economic development and step by step overcome the danger of being lagged behind other regions in the whole country.

- It is considered and calculated in the context when the country is actively and expeditiously integrating into the world economy.

- It must be associated with ecological environment protection in order to ensure sustainable and long-term development.

- The province's potentials, strong points and advantages must be brought into full play.

- The socio-economic development must be closely combined with the maintenance of security, social order and safety.

2. Major development objectives:

a/ Overall objectives:

To continue maintaining the fast and sustainable economic growth rate, creating the qualitative improvement in socio-economic development process. To strive for Yen Bai province to become an industrial province and one of the development centers of the northern mountainous region. To step up the economic and labor restructuring along the direction of industrialization and modernization with agriculture, forestry-industry, construction-service structure. To step by step raise the efficiency and competiveness of the economy. To step up the application of scientific advances and raise the technological level in production branches. To raise the quality of education and training as well as the quality of human resources. To efficiently tap the external economic relations. To build convenient infrastructure systems, meeting the requirements of socio-economic development. To constantly raise the material and spiritual life of people. To continue with hunger elimination and poverty reduction, creating jobs for laborers. To maintain political stability and social order and safety.

b/ Specific objectives:

- To achieve the average annual economic growth rate of 12% in the 2006-2010 period; 12.5% in the 2011-2015 period; and 13% in the 2016-2020 period.

- The economic structure: agriculture, forestry, fisheries-industry, construction-service shall be 27% - 38% - 35% by 2010; 20% - 44% - 36% by 2015; and 17% - 46% - 37% by 2020.

- The average per-capita income: VND 9.2 million by 2010; VND 17.5 million by 2015 and VND 34 million by 2020.

- The export turnover to reach USD 25 million by 2010, which shall rise to USD 35 million by 2015 and USD 50 million by 2020.

- The natural population growth rate shall reduce to 1.186% by 2010; 1.086% by 2015 and 1% by 2020.

- To strive to reduce the average annual poverty rate by 4%, to 15% by 2010.

- To complete the universalization of lower secondary education by 2007, then step by step carry out the universalization of higher secondary education.

- To reduce the rate of malnourished under-five children to 22% by 2010; 19% by 2015 and 16% by 2020.

3. Branch and domain development

a/ Agriculture, forestry:

- To comprehenstively develop agriculture and forestry, to continue forming concentrated specialized crop zones, supplying raw materials for processing industry.

- To build and upgrade the systems of agricultural and rural infrastructures, step by step formulating a modern and civilized countryside.

- To increase the number of crops from one to two on two-thirds of the cultivated land area, and from two to three on 20% of the cultivated land area.

- To build up agricultural-forestry production model yielding a value of VND 35-40 million/ha in the 2006-2010 period and VND 50 million/ha in the 2011-2015 period. To strive to ensure food security, stably ensuring the per-head food ration of 300 kg/year from 2020 on.

- To strongly develop husbandry into a breakthrough in agricultural development in order to quickly raise the husbandry proportion.

- To bring into full play the advantage of forestry development, to continue with forestation, raising the forest coverage to 58% by 2010 and stably to over 62% from 2015 on.

- To make full use of water surface for aquacultural development, striving to achieve the aquatic product output of 7,500 tons by 2010 and over 10,000 tons by 2015.

b/ Industry, cottage industry and handicraft:

- To continue concentrating on development of industries with advantages in raw material sources such as mineral exploitation and processing (iron and steel production, lime processing, cement, electricity and building materials production, agricultural and forest product processing, etc.

- To attach importance to the development of industries turning out consumer goods and exports such as tea, home wood furniture, civil-use porcelain, stone grain, stone powder.

- To develop a number of new industries: industrial paint production, fibre plywood, kraft paper, fruit processing.

- To develop processing industry and rural cottage industries and handicraft, traditional craft villages and new branches and crafts: agricultural and forest product processing, small mechanical engineering, wool textile, production of fine-art handicraft articles.

- The industrial production value shall reach VND 2,900 billion by 2010; VND 6,500 billion by 2015 and VND 14,000 billion by 2020. The proportion of processing industry shall reach 76% by 2010, 77% by 2015 and 78% by 2020.

- To develop industrial parks and clusters: the southern industrial park and the industrial clusters of Van Chan, Van Yen, Luc Yen; the industrial and handicraft cluster of Dam Hong; the industrial and traditional craft village clusters in districts, Nghia Lo provincial town, Yen Bai city and in communes, providing adequate production grounds for enterprises, households engaged in cottage industry and handicraft production.

c/ Services:

- The total retail and social service revenue shall reach about VND 2,700 billion by 2010; VND 5,300 billion by 2015 and around VND 11,000 billion by 2020.

- By 2015 to develop Thac Ba Reservoir into a topical eco-tourist resort in the Hanoi-Hai Phong-Lao Cai-Van Nam national tourist route. It is expected to receive 350,000 tourists by 2010; 500,000 tourists by 2015; and 800,000 tourists by 2020 to Yen Bai.

- The total local budget revenue shall reach over VND 600 billion by 2010; VND 1,500 billion by 2015 and VND 3,500 billion by 2020.

- To raise the quality of post and telecommunication services, to step up the development of information technology. By 2010, 70% of the enterprises shall manage and run their activities with information technology; to raise the percentage of internet users and lay the optical cables in all districts and concentrated population quarters. By 2010, the average telephone density shall reach 10 sets/100 people; telephones shall be installed at offices of 100% of commune People's Committees and Party Committees; 100% of communes shall have daily papers in the day.

d/ Management and renewal of enterprises:

To continue reorganizing, renewing and developing enterprises in the province. By 2010, production and business enterprises shall complete their production reorganization along the direction of ownership conversion and equitization when conditions permit, excluding a number of important enterprises which the State needs to hold. To clearly define the powers and responsibilities in performing the role of owners, abolish the state subsidies and promote the enterprises' rights to autonomy and self-responsibility in order to raise their production and business efficiency. To develop various types of production and business enterprises in the province.

e/ Social development:

- To reduce the natural population growth rate to 1.186% by 2010; 1.086% by 2015 and to 1% by 2020.

- To annually create jobs for about 16,000-17,000 laborers and provide job training for about 7,000 laborers. To raise the percentage of trained laborers to 30% by 2010, 35% by 2015 and 40% by 2020.

- The number of medical doctors per 10,000 inhabitants is expected to reach 7 by 2010; 7.5 by 2015 and 8 by 2020. The percentage of communes and wards staffed with medical doctors shall reach 80% by 2010, 94% by 2015 and 100% by 2020.

- By 2010, 100% of communes and wards shall have preschools, the percentage of 5-year-old children going to preschools shall reach 97.5%, the percentages of children going to primary schools shall reach 97.5%, to lower secondary schools, 88%, and to higher secondary schools, 45%,

- The percentage of communes and wards having cultured villages shall reach 100% by 2010; the percentage of cultured families shall reach 85% by 2010; 90% by 2015 and 95% by 2020; the percentage of public offices and units reaching the cultural standards shall reach 94% by 2010, 97% by 2015 and 100% by 2020, 97% by 2015 and 100% by 2020. To raise the percentage of regular physical exercise practicing people and sport players to 26% by 2010, 30% by 2015 and 35% by 2020.

f/ Science, technology and environment:

- To step up the renewal and raise the level of technologies in production branches. To invest in modern and advanced technologies suitable to production and daily-life requirements; to prevent and strictly handle cases of importing and using environment-polluting technologies.

- To associate socio-economic development with eco-environment protection, achieving the objectives of sustainable development. To strive for the objective that by 2010 all newly-built production establishments shall apply measures to treat wastewater, garbage, discharged gases for environmental protection; and hospitals, industrial parks, urban and rural centers shall all have water drainage and wastewater treatment systems up to the prescribed standards.

g/ National defense and security:

Economic development must always be associated with defense and security consolidation with a view to consolidating the entire-people defense posture and the people security posture. To ensure security, social order and safety, to prevent and combat social evils, to reduce traffic accidents. To continue building an economically prosperous and defense-strong Yen Bai province to be a firm defensive region.

4. Infrastructure development:

a/ Communications:

- National highways: By 2010, to upgrade all national highways; restore and renovate national highway 70; to complete national highway 32, second stage (Nghia Lo-Vach Kim). To build Hanoi-Lao Cai expressway within the Con Minh-Lao Cai-Hanoi- Haiphong economic corridor. From 2011 on, to continue upgrading national highways, a number of important sections of highways 37 and 32 into four-lane roads.

- Provincial roads: By 2010, to upgrade the existing roads and to asphalt 100% roads; to build a number of roads so as to increase the total number of provincial roads to 19 with the total length of 675 km. To study the construction of Trai Hut bridge spanning the Red River and a number of other bridges also spanning the Red River at Yen Bai city and Tran Yen district. From 2011 on, to upgrade a number of important provincial roads and build a number of others in necessary regions.

- Urban roads: By 2010, to complete routes under the planning on Yen Bai city, Nghia Lo district town and other urban centers. By 2020, to complete the urban road system in combination with the urban infrastructure system.

- Rural communications: By 2010, to solidify 95% of the road surfaces; make 90% of the roads accessible in all four seasons; to solidify 50% of the bridges, sluice gates, water drainage facilities. From 2011 on, to upgrade district, inter-commune roads and solidify all road surfaces and water drainage works.

- Railways: By 2010, to upgrade a number of sections from Van Phu station to Pho Lu station in order to ensure train operation safety; to build the railway section from Van Phu station to Huong Ly port on the Thai Nguyen-Tuyen Quang-Yen Bai route. To upgrade the existing railway stations and build new key ones by 2020; to modernize the communications and signal systems, to build Yen Bai station at Tuy Loc commune. To build synchronized and modern railways in compatibility with the overall planning on development of Vietnam railways, which has been already approved by the Prime Minister.

- The inland waterways: By 2010, to build Thac Ba reservoir, Mau A and Van Phu ports. By 2011, to upgrade the entire Red River route for inland waterway means of transport to travel with convenience.

b/ Power supply system:

- To complete the works: the 110 KV power transmission lines and 110/35/22 KV transformer station at Nghia Lo provincial town; the 220 KV Viet Tri-Yen Bai transmission line and the Yen Bai 220/110/35 KV transformer station. To build the new works: Khanh Hoa-Luc Yen 110/35 KV transmission line; Tan Nguyen-Mau A 110 KV transmission line and Mau A 110/35/22 KV transformer station; Yen Bai-Tuyen Quang 220 KV transmission line; Yen Bai-Lao Cai 220 KV transmission line.

- To complete the hydro-electric power projects of Nam Dong 3 and 4 and of Van Chan. To build new hydro-electric power work of Bon reservoir, Tram Tau, Ngoi Hut, Vuc Tuan, Khao Mang. To survey and formulate investment projects on construction of new hydro-electric power stations of Thac Ca, Nam Kim, Pa Hu, Nam Tang, Ngoi Hut 2 and 3. At the same time to build the system of mini- and extra-mini- hydroelectric power works.

- From 2010 on, 100% of the communes shall be supplied with electricity from the national grid.

c/ The communications and information system:

By 2010, all nine districts and towns shall be covered by mobi-phone waves. The switchboard capacity shall reach over 100,000 numbers and the use capacity shall reach 70-80%. To annually install 8,000-10,000 new telephone sets on average. By 2010, the post offices shall total 43.

d/ Irrigation, water supply systems:

- Irrigation: To upgrade and build anew 485 major works, with 252 works in the 2006-2010 period and 233 works in the 2011-2015 period. By 2015, there will be 977 irrigation works for irrigating over 90% of the two-crop fields.

- Urban daily-life water: In the 2006-2010 period: To complete the construction of Yen Binh water plant (Yen Bai), Nghia Lo water plant; to renovate Co Phuc water plant; to expand Mau A water plant; to build new water plants in the district towns of Tram Tau and Mu Cang Chai. In the 2011-2020 period: To expand the water plants in Van Yen and Van Chan industrial clusters.

- Rural daily-life water: To strive to achieve the objective that 85% of the communes by 2015 and 96% of the rural population by 2020 shall have access to clean water. From now to 2015, to build 119 water supply works, with 30 works in the 2006-2010 period and 89 works in the 2011-2015 period.

e/ Material foundations of the education and training sector:

It is expected that there will be 644 schools by 2010, which will rise to 686 by 2015 and 721 by 2020. Of the figure, 35 preschools, 79 primary schools, 63 lower secondary schools and 28 higher secondary schools shall reach national standards by 2020.

In the 2006-2015 period, to build a private university; to upgrade and merge a number of secondary vocational schools into colleges of economics and techniques, arts and culture, healthcare. To additionally build 5 general technical guidance and vocational training centers by 2010 and stably maintain the figures at 10 centers by 2020.

f/ Material foundations of the healthcare sector:

In the 2006-2010 period, to additionally build 3 medical establishments (including a high-quality medical examination and treatment center), and by 2015 to additionally build 7 regional general consultation rooms. The number of hospital beds per 10,000 inhabitants shall reach 37.56 by 2010, 38.45 beds by 2015 and 39.1 beds by 2020. The number of communes and wards reaching the national healthcare standards shall be 126 by 2010, 155 by 2015 and 180 by 2020.

g/ Material foundations of the culture and sport sector:

By 2010, at the provincial level, there will be a sport facility up to the standards for national competitions; at the district level, there will be stadiums, swimming pools and tennis courts; 70% of the communes and wards shall have sport centers and entertainment spots; 80% of the schools shall have grounds for sport training.

To step by step make investment so as to have adequate cultural institutions. The districts and townships shall have multi-purpose cultural houses and independent libraries by 2010, and museums (or traditional houses), bookstores by 2020.

5. Development of spatial territory:

a/ Development of economic zones:

- The eastern economic zone embracing Yen Bai city shall be the development nuclei of the region and the districts of Yen Binh, Luc Yen, Tran Yen, Van Yen. To concentrate on developing food crops, tea, cinnamon, fruit trees, on husbandry, fisheries, planting of raw materials forests, protective forests, agricultural, forest, mineral processing industries, services and tourism.

- The western economic zone embracing Nghia Lo provincial town shall be the development nuclei of the region and the districts of Van Chan, Tram Tau and Mu Cang Chai. To concentrate on developing food crops, protective forests, Shan tea, fruit trees, pharmaceutical plants, cattle raising, agricultural, forest and mineral processing industries, services and tourism.

b/ Urban development:

- Yen Bai city shall be built under the grade II- city standards, with 5 functional quarters: industrial quarter, commercial quarter, tourist quarter, administrative quarter, culture-sport-healthcare-education quarter.

- To invest in upgrading Nghia Lo provincial town to grade III-city standards.

- To invest in developing Yen Binh district town up to the grade IV- city standards, linking to the southern industrial zone.

- To invest in upgrading Mau A district town (Van Yen district) into a provincial town of grade IV-city standards.

- To invest in developing a number of new district towns: Khanh Hoa (Luc Yen district) and Au Lau (Tran Yen district).

- To build 40 commune cluster centers at concentrated population spots in association with the development of townships.

6. A number of major solutions to implementation of the planning:

a/ On investment:

- The total development investment capital shall be VND 13,000 billion for the 2006-2010 period, VND 21,000 billion for the 2011-2015 period and VND 42,000 billion in the 2016-2020 period.

- To concentrate on building systems of infrastructures, particularly infrastructures of quarters and industrial clusters, creating conveniences for production and business activities of investors. To continue improving policies on attraction of investment.

- To step up external economic activities, to formulate a number of mechanisms and specific policies to attract foreign investment. To study the simplification of procedures of permit granting, project approval and work out investment preference policies.

- To intensify joint venture and association with other provinces, big cities, industrial parks, export processing zones throughout the country for mutual cooperation and development.

- To encourage all economic sectors to set up production and business enterprises of different types in domains not banned by law. To abolish subsidies for state enterprises, create conditions for all economic sectors to develop.

b/ On human resources:

- To raise the quality of human resources in order to redress the shortage of skilled labor. To step up the vocational training, to encourage all economic sectors to participate in job training and job recommendation and/or labor export service activities according to regulations. To work out measures for close supervision of activities of labor export enterprises and organizations.

- To formulate regimes and preferential policies to attract talents and highly professional laborers to work for a long term in Yen Bai in service of socio-economic development of the province.

c/ On science, technology and environment:

- To work out policies to encourage enterprises to apply scientific advances and renew technologies. To encourage enterprises to use clean technologies, biotechnology.

- The formulation of socio-economic development planning and plans must be associated with the protection of natural resources and ecological environment in order to achieve the objective of sustainable development. In the annual allocation of state budget capital, priority should be given to investment in treatment of wastes, garbage of public works, urban centers and rural areas, particularly the hospital waste treatment system, garbage treatment plants of Yen Bai city, Nghia Lo provincial town and the water drainage and waste water treatment systems of urban centers.

d/ On the markets:

- To consolidate and further expand the domestic and foreign markets, attaching importance to the development of markets in rural and highland regions as well as areas meeting with exceptional difficulties in order to accelerate goods exchange and product consumption for people and to boost production development.

- To develop in a coordinated manner markets of different types with a view to creating a fair competition environment for investors. To step by step formulate the real estate market, the labor market, the science and technology market in suitability with the requirements of international economic integration.

e/ Organization of implementation:

Based on the approved overall planning on socio-economic development, branches and levels shall formulate their respective plannings, five-year and annual plans in compatibility with the development orientations of the province. To widely publicize the planning for enterprises to select forms of business and investment. To clearly define responsibilities for implementation of the planning and inspect and supervise the implementation of the planning.

Article 2.- The approved planning is a "framework" document with major development objectives, orientations and directions, mechanisms, policies and implementation solutions and serves as a basis for formulation, submission for approval and implementation of specialized plannings (construction planning, land use planning and plan and other specialized plannings), investment projects in the province according to regulations.

Article 3.- To assign the People's Committee of Yen Bai province, based on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the approved planning report, to formulate, submit for approval and organize the implementation according to regulations, the following:

- The planning on development of the system of urban centers and population spots, the general construction planning, the land use planning and plan, the plannings on development of branches, domains in order to ensure the overall and comprehensive development.

- A number of mechanisms and policies suitable to the development requirements of the province in each period so as to attract and mobilize various resources for implementation of the planning.

Article 4.- Concerned ministries and branches shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to support the People's Committee of Yen Bai province to study and formulate the above-said planning; to study and formulate and submit to competent state bodies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable to the province's socio-economic development requirements in each period with a view to mobilizing and efficiently using resources, encouraging and attracting investment' in order to well achieve the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the planning report. To step up investment in, and implementation of, works and projects of regional scale and nature, which are important for the province's development and have already been decided for investment. To consider and adjust, supplement branch development plannings, plans on investment in relevant works and projects stated in the planning report.

Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 6.- The president of the People's Committee of Yen Bai province, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of People's Committees provinces or centrally run cities shall have to implement this Decision.

 

 





 

APPENDIX

LIST OF PRIORITY PROGRAMS AND PROJECTS
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 116/2006/QD-TTg of May 26, 2006)

I. AGRICULTURAL AND FORESTRY PROGRAMS AND PROJECTS:

1. The project on planting 5 ha of forests (districts);

2. Program 135 (districts);

3. Program 134 (districts);

4. Clean water and environmental hygiene program (districts);

5. The project on cattle raising by semi-industrial method (districts);

6. Aquaculture project (districts);

7. Project on intensive farming and improvement of tea plants (districts);

8. Project on planting cinnamon trees and processing cinnamon essential oil and powder (Van Yen district);

9. Investment project on Na Hau Nature Conservation Zone (Van Yen district);

10. Investment project on Mu Cang Chai isotope species conservation zone (Mu Cang Chai district).

II. INDUSTRIAL PROGRAMS AND PROJECTS:

11. Project on upgrading and raising the capacity of cement plants (Yen Binh district);

12. Project on construction of industrial park infrastructures (districts);

13. Project on technical porcelain production (Yen Bai city);

14. Project on raising the capacity of rock processing and rock powder plants (Yen Binh district);

15. Project on hi-tech processing of clean refined tea (Yen Binh district);

16. Project on Kraft paper production (Yen Binh district);

17. Civil-use porcelain production project (Yen Bai city);

18. Granite walling stone production project (Yen Bai city);

19. Project on construction of pure CaCO3 grinding plant (Yen Binh district);

20. Project on expansion and upgrading of water plants in city, provincial towns, district towns (city, provincial towns, district towns);

21. Project on upgrading intra-provincial roads (districts);

22. Project on small and super-mini hydroelectric power stations in districts (districts);

23. Project on improvement of power supply systems in districts (districts).

III. SERVICE PROGRAMS AND PROJECTS:

24. Project on construction and commercial operation of hotels in Yen Bai city;

25. Project on construction and commercial operation of hotels in Nghia Lo provincial town;

26. Project on construction and development of Thac Ba Reservoir eco-tourism resort (Yen Binh district);

27. Project on construction and development of Suoi Giang ecotourism resort (Van Chan district);

28. Project on upgrading of the system or markets, trade centers (districts);

29. Project on construction of a sport and recreation complex in Yen Bai city;

30. Project on construction of the system of condominiums in Yen Bai city;

31. Project on upgrading of intra-provincial telecommunications network (districts).

IV. SOCIO-CULTURAL PROGRAMS AND PROJECTS:

32. Project on construction of high-quality medical examination and treatment center (Yen Bai city);

33. Project on construction of university (Yen Bai city);

34. Project on investment in equipment for production of television programs and relay of programs of central television station (Yen Bai city);

35. Investment project on upgrading of the provinces school system up to national standards (districts, provincial town, city);

36. National target programs on culture and social affairs (districts);

37. Investment project on construction of provincial technical workers training school (Yen Bai city);

38. Investment project on construction of 3 vocational centers (Luc Yen, Van Yen, Nghia Lo);

39. Project on construction of cinema houses, multi-purpose cultural houses, traditional houses in districts (districts);

40. Project on ancient culture villages, traditional craft villages (districts);

41. Project on investment in medical equipment for provincial, district hospitals (districts);

42. Project on construction of modern garbage and wastewater treatment systems (the city, provincial town, district towns).

* Note: The positions, land area-occupying sizes and total investments of the projects mentioned above shall be calculated, selected and specifically determined in the stage of formation and submission for approval of investment projects, depending on investment capital demands, balancing capability and mobilization of each period.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 116/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất