Nghị quyết 03/2006/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2006

thuộc tính Nghị quyết 03/2006/NQ-CP

Nghị quyết 03/2006/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2006
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2006/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:02/03/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phiên họp Chính phủ - Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-CP ra ngày 02/3/2006 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2006, Chính phủ yêu cầu: giai đoạn 2006 - 2010 cần tập trung phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đầy tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. àể đạt mục tiêu trên, cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách xuất khẩu, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, chuyên nghiệp hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam...

Xem chi tiết Nghị quyết03/2006/NQ-CP tại đây

tải Nghị quyết 03/2006/NQ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 03/2006/NQ-CP NGÀY 02 THÁNG 3 NĂM 2006
VỀ PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 02 NĂM 2006

 

Trong 02 ngày 27 và 28 tháng 02 năm 2006, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 02, bàn và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010.

Qua 5 năm 2001 - 2005, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế nước ta đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao, đạt chỉ tiêu đề ra; cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có bước chuyển dịch tích cực; nhiệm vụ phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng; các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tuy vậy, quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc; cơ cấu mặt hàng xuất khấu còn chưa hợp lý; khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế; năng lực cạnh tranh còn yếu kém.

Giai đoạn 2006 - 2010 cần tập trung phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vng, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm; đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Để đạt mục tiêu trên, cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách xuất khẩu, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; chuyên nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Giao Bộ Thương mại tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp, hoàn chỉnh Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình; dự án Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình; dự án Luật Đê điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình; dự án Luật Cư trú do Bộ Công an trình; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các Thành viên Chính phủ về các dự án Luật nói trên.

a) Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể: giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, cải thiện thu nhập của người lao động và có đóng góp xây dựng đất nước; thị trường lao động ngoài nước mở rộng hơn, chất lượng nguồn lao động từng bước được nâng lên; các văn bản pháp luật về lĩnh vực này ngày càng hoàn thiện.... Tuy vậy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của lực lượng lao động trong nước; việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển chưa ổn định; trình độ tay nghề và ngoại ngữ, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp của lao động Việt Nam còn thấp; việc tuyển chọn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho lao động chưa tốt; còn xảy ra tiêu cực trong việc đưa đi và quản lý lao động ngoài nước.... Trong thời gian tới cần tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài trong việc đào tạo, giáo dục, quản lý người lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

b) Về Dự án Luật Công chứng, cần thể hiện rõ chủ trương đổi mới hoạt động công chứng theo định hướng cải cách hành chính, cải cách tư pháp và chủ trương xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư pháp; tạo khung pháp lý cần thiết cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; minh bạch, đơn giản hoá trình t, thủ tục công chứng, tạo thuận lợi cho công dân và tổ chức trong hoạt động công chứng.

Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Công chứng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

c) Việc thực hiện Pháp lệnh Đê điều năm 2000 đã đạt được những kết quả nhất định: công tác quản lý, bảo vệ đê điều được củng cố và tăng cường, nhất là việc kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật và x lý vi phạm về đê điều; hệ thống đê điều từng bước được nâng cấp vững chắc hơn..... Tuy vậy, quá trình thực hiện Pháp lệnh đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về việc cấp quyền sử dụng đất lâu dài trong phạm vi bảo vệ đê điều, sử dụng bãi sông để xây dựng công trình, nhà cửa ở những vùng đê qua khu đô thị, khu dân cư; việc xử lý nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, lòng sông; việc phân công phân cấp, xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ đê điều. Dự án Luật Đê điều phải khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời các quy định về hành lang thoát lũ, sử dụng bãi ven sông phải thống nhất, bảo đảm tính khoa học, tính khả thi cao; các công trình xây dựng ven các tuyến đê, ven sông phải theo đứng quy hoạch, bảo đảm thoát lũ và an toàn đê điều.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Đê điều; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

d) T do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác. Thời gian qua, việc quản lý cư trú đã góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và nắm tình hình biến động của nhân khẩu, hộ khẩu. Tuy nhiên, các quy định trước đây về đăng ký, quản lý cư trú được ban hành trong thời kỳ bao cấp với thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra sự phân tán, thiếu tập trung, thống nhất trong quản lý cư trú; nhiều văn bản pháp luật quy định về cư trú còn tản mạn, chồng chéo, không phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Vì vậy, dự án Luật Cư trú phải thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính, tạo khuôn khổ pháp lý để quản lý nhà nước về cư trú đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm tính hiệu quả, công khai minh bạch, thuận tiện trong công tác đăng ký, quản lý cư trú, tạo thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam trong cư trú, làm ăn sinh sống.

Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Cư trú; Bộ trưởng Bộ Công an thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo kết quá xin ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; nghe Bộ trưởng Bộ Thương mại báo cáo về một số vấn đề cần quan tâm trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

a) Chính phủ nhất trí thông qua dự thảo Nghị định sửa đổi, bố sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thú tướng Chính phủ ký ban hành.

b) Bộ Thương mại chủ trì, khẩn trương soạn thảo văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về nội dung các công việc cần phải hoàn thành phục vụ cho kết thúc đàm phán gia nhập WTO để các Bộ, ngành thực hiện. Các Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan liên quan trực tiếp chỉ đạo xử lý ngay các vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Bộ, cơ quan mình phụ trách để sớm kết thúc đàm phán gia nhập WTO với các đối tác theo đúng tiến độ và lộ trình đã đề ra.

4. Chính phủ đã xem xét Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 02 tháng đầu năm 2006 và kết quả giao ban sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư tháng 02 năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo tình hình thương mại tháng 02 năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Thương mại trình.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và 02 tháng đầu năm giữ được tốc độ tăng trưởng khá: sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng; trong nông nghiệp, mặc dù gặp hạn hán, thiên tai, vẫn bảo đảm tiến độ gieo trồng; dịch vụ tiếp tục phát triển; xuất khẩu phát triển khá; nguồn vốn đầu tư đạt khá; thu, chi ngân sách bảo đảm tiến độ, chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Các cấp, các ngành đã tổ chức tốt các hoạt động cho nhân dân đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết cơ bản ổn định.

Những khó khăn nổi lên là tình hình hạn hán, mưa lũ, sâu bệnh và hậu quả của dịch cúm gia cầm gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân; giá một số hàng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng; xuất khẩu giày dép là một trong những sản phẩm chủ lực đang bị EU áp thuế bán phá giá; tình hình trật tự an toàn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra......

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt các giải pháp trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP, tập trung khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; thúc đấy xuất khẩu; kiềm chế tốc độ tăng giá trong tầm kiểm soát của Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông; phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2006 ngay từ quý đầu.

 

TM. Chính phủ

Thủ tướng

Phan Văn Khải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 03/2006/NQ-CP
Hanoi, March 02, 2006
 
RESOLUTION
THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING - FEBRUARY 2006
On February 27-28, 2006, the Government held the regular meeting of February 2006 to discuss and decide on the following issues:
1. The Government listened to the Export Development Project, period 2006–2010, delivered by the Minister of Trade.
After five years (2001-2005), Vietnam’s export has grown at a rather high rate and its scale has been expanded, attaining the set targets; export structure has witnessed positive changes; the task of developing export market has got important achievements. The commodities involved in export activities have ever-expanded, diversified and become more efficient. However, the scale is still small, export turnover per capita is lower than that of other countries in the region and the world; the growth rate is high but not stable; the structure is still inappropriate; the ability to grab opportunities to penetrate and exploit markets for exportation is limited; competitive competence is weak.
In the period 2006–2010, it is necessary to concentrate on developing export, making it grow at a high and stable rate and become the driving force in fostering GDP growth, shifting economic and labor structures, solving the matter of employment and boosting the production and export of goods of high competitive advantage so as to enhance export efficiency. Shifting export structure towards promoting the exportation of goods of much added value, high brainpower content, as well as reducing gradually the crude ones. In order to achieve the above target, it is needed to continue to renovate export mechanism and policies, promote the task of commercial promotion and market information, upgrade infrastructure to serve export activities, and reform more strongly administrative procedures. It is also a must to professionalize and improve the effectiveness of associations with an aim of step by step increasing the competitiveness of Vietnamese goods.
The Ministry of Trade was entrusted to receive opinions in the meeting, complete the Export Development Project in the Period 2006–2010 and submit it to the Prime Minister for ratification.
2. The Government discussed the Bill on Sending Workers Abroad submitted by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs; the Bill on Notaries presented by the Ministry of Justice; the Dyke Bill delivered by the Ministry of Agriculture and Rural Development; the Residence Bill submitted by the Ministry of Public Security. It also listened to the reports and syntheses of the Ministers, Chair of the Government Office on the Government members’ comments towards the above laws.
a) The activity of sending workers abroad recently has received remarkable achievements. It has solved the problem of employment for a part of the labor force, improved worker’s income and contributed to the building of the country. The labor market outside the country has been expanded and the quality of the labor force has also been enhanced gradually. Furthermore, legal documents on this field have been improved. However, the achievements have not matched the potential of the domestic labor force. The sending of labor abroad has not been stable. Professional and foreign language skills, discipline and industrial work style of workers have been weak; and the selection, vocational training and orientation of them have not been good enough. There have still been negative behaviors in sending and managing labors outside the country. In the immediate future, it is necessary to reinforce the responsibilities of concerned organizations and units in training, educating and managing workers so as to enhance the quality and competitiveness of Vietnamese workers.
The Government entrusted the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to preside and coordinate with the Government Office and relevant agencies, receive comments in the meeting, and complete the Bill on Sending Workers Abroad; the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs was authorized by the Prime Minister to submit it to the National Assembly Standing Committee.
b) The Bill on Notaries needs to show clearly the renovation in notary service towards administrative and judicial reforms. This will create necessary legal framework for innovating notary organization and operation, simplifying procedures, and creating favorable conditions for citizens and organizations in notary activities.
The Government entrusted the Ministry of Justice to direct and coordinate with the Government Office and relevant agencies, receive opinions in the meeting, and perfect the Bill; the Minister of Justice was authorized by the Prime Minister to submit it to the National Assembly Standing Committee.
c) The implementation of the Dyke Ordinance in 2000 received certain results. Dyke management and protection, especially the inspection of the dyke laws’ obedience and punishment for violation, have been reinforced and improved. The dyke system has also been upgraded gradually. However, during the implementation of the Ordinance, there existed many shortcomings; for example, in granting long-term use of land in the dyke protection area, using river shores for buildings in urban and residential areas; tackling the problem of properties in the dyke protection area and river banks and beds. The weakness was also seen in the division, decentralization and social engagement of dyke management and protection. The above weaknesses must be covered the Dyke Bill. At the same time, regulations on the flooding-drainage and use of river shore must be systematic to guarantee the rationality and feasibility; buildings along the dyke lines and river shores must stick to the plan to ensure flooding drainage and dyke safety.
The Ministry of Agriculture and Rural Development was commissioned to direct and coordinate with the Government Office and related agencies, listened to ideas in the meeting and complete the Dyke Bill. The Minister of Agriculture and Rural Development was authorized by the Prime Minister to submit the law to the NA Standing Committee.
d) Residential freedom is one of the basic rights of citizens, as stipulated in the Constitution and other legal documents. Recently, residence administration has contributed to the fight against crimes and the control of the population’s life. However, many regulations on residential registration and management had complicated administrative procedures, creating separation and inconsistency in residential administration. Many legal documents in this field are unfocused, overlapping, and unsuitable for the current requirement of renovation. Therefore, the project of Residence Bill must show clearly the spirit of the administrative reform, facilitating the creation of the legal framework for state management on residence. The Law respects the rights and legitimate benefits of Vietnamese citizens and foreigners in Vietnam, guarantees the effectiveness, publicity and transparency of residential registration and administration to create maximal convenience for Vietnamese citizens, overseas Vietnamese, and foreigners living in Vietnam.
The Ministry of Public Security was entrusted to direct and coordinate with the Government Office and relevant agencies, received the comments at the meeting, and complete the Bill. The Minister of Public Security was authorized by the Prime Minister to submit it to the NA Standing Committee.
3. The Government listened to the report by the Ministers, Chair of the Government Office on the consultation of the Government members about the draft Decree modifying and supplementing Decree 57/2002/ND-CP (which was issued on June 3, 2002 and prescribed in details the implementation of the Fee and Duty Ordinance); listened to the report presented by the Minister of Trade on some urgent issues in negotiating to join the World Trade Organization (WTO).
a) The Government agreed to pass the draft Decree modifying and supplementing Decree 57/2002/ND-CP which stipulates specifically the implementation of the Fee and Duty Ordinance. The Finance Ministry was commissioned to direct and coordinate with the Government Office, promptly perfect the draft and submit it to the Prime Minister for signature and issuance.
b) The Ministry of Trade would direct and edit the document to inform ministries and sectors about the Prime Minister’s opinions on the contents to be completed to serve the conclusion of WTO negotiations. The concerned ministers and heads of agencies would direct and solve relevant matters so that Vietnam can finish negotiations with partners as planned.
4. The Government examined the report on socio-economic situation in the first two months of 2006 and performance of production, business, service and investment in February 2006 presented by the Minister of Planning and Investment; and the report on trade in February 2006 delivered by the Minister of Trade.
The socio-economic situation in February and the first two months of the year remained at a rather high growth rate; industrial production continued to grow stably; in agriculture, despite the droughts and natural disasters, the cultivation’s progress was guaranteed; services and export developed; investment capital was high; budget income and expenses were under good control; the price index of consumer goods and services was lower than that of the same period last year. All levels and branches held successfully activities for people to greet the Lunar New Year in a happy, healthy and thrifty manner and cared better for the beneficiaries of social policies. Political, social order and security on this occasion were generally good.
The emerging difficulties included the droughts, floods, pestilent insect and the consequences of avian influenza which affected agricultural production and people’s life; the increase tendency in price of some industrial goods and services; the levy of anti-dumping tax by EU on footwear, one of Vietnam’s main exports; the complicated situation of traffic safety and order, etc.
The Government requested ministries, sectors and local authorities to carry out effectively the measures in Decree 01/2006/NQ-CP; concentrate on overcoming difficulties; promote agricultural production; increase exportation; control price increases; practice thrifty; fight against corruption and wastefulness; boost administrative reforms; reinforce traffic safety; and take efforts in implementing well the socio-economic plan of the year 2006 from the first quarter.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 03/2006/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất