Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

thuộc tính Nghị định 78/2002/NĐ-CP

Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:78/2002/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/10/2002
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 78/2002/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 78/2002/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2002

VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG

CHÍNH SÁCH KHÁC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Nghị quyết số 31/1999/QH10 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,      

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.
Điều 2. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm :
1. Hộ nghèo.
2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác (sau đây gọi là Người vay) khi vay vốn theo quy định của Nghị định này không phải thế chấp tài sản, trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này. Riêng đối với hộ nghèo, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.

Việc bảo đảm tiền vay đối với các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
Điều 4.
1. Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước; là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương.
5. Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có các Ban đại diện Hội đồng quản trị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
6. Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc.
Điều 5. Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn.
Điều 6. Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ, viên chức và việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
CHƯƠNG II
NGUỒN VỐN
Điều 7. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
1. Vốn điều lệ;
2. Vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác;
3. Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn;
4. Vốn ODA được Chính phủ giao.
Điều 8. Vốn huy động
1. Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt;
2. Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận;
3. Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
4. Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và  các giấy tờ có giá khác;
5. Huy động tiết kiệm của người nghèo.
Điều 9. Vốn đi vay
1. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
2. Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
3. Vay Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Điều 11. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 12. Các nguồn vốn khác.
CHƯƠNG III
CHO VAY
Điều 13. Điều kiện để được vay vốn
1. Đối với Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này.
Điều 14. Vốn vay được sử dụng vào các việc sau :
1. Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để :
a) Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
b)  Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.
2. Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
4. Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.
5. Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích do bên ủy thác yêu cầu và được ghi trong hợp đồng ủy thác.
Điều 15. Nguyên tắc tín dụng
1. Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;
2. Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Điều 16. Mức cho vay

 Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
Điều 17. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.
2. Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ.
3. Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
4. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Điều 18. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.      
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Điều 19. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định quy trình và thủ tục cho vay đối với từng Người vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
Điều 20. Rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
1. Người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như : thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường được giải quyết như sau:
a) Trường hợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ Quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội và do Hội đồng quản trị quyết định.
2. Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của Người vay, của tổ chức nhận ủy thác hoặc của cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 21. Thủ tướng Chính phủ
1. Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bố trí nguồn vốn cấp đủ vốn điều lệ khi thành lập và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch tăng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cho tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch hàng năm.
3. Quyết định việc sử dụng và chuyển giao nguồn vốn ODA, nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ dành cho tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
4. Quyết định việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
5. Quyết định xử lý các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng.
Điều 22. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 23. Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn cho vay, kế hoạch cấp bù lỗ trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, 5 năm trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 24. Các cơ quan, tổ chức được cử người tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, ngoài chức năng quản lý chuyên ngành thuộc thẩm quyền, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau :
1. Tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách và giải pháp cơ bản để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các giải pháp chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Cử đại diện có đủ thẩm quyền tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 25. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm :
1. Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, Ban Chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo địa phương, ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất - kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn thị trường với việc sử dụng vốn tín dụng; kết hợp chương trình kinh tế với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình văn  hoá - xã hội nhằm hỗ trợ Người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro.
2. Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm để chuyển cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
3. Quyết định thành lập và giám sát hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị tại địa phương theo quy định của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Chỉ đạo các tổ chức nhận ủy thác trong việc chấp hành chính sách tín dụng đối với Người vay tại địa phương, xử lý các sai phạm, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
5. Tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách địa phương đang cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định trong Nghị định này, kể cả Quỹ cho vay xoá đói, giảm nghèo do địa phương lập (nếu có) vào đầu mối Ngân hàng Chính sách xã hội.
6. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 26. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm :
1. Chỉ đạo các ngành và Ban Chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo của huyện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để thực hiện chính sách tín dụng đối với Người vay trên địa bàn.
2. Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã chấp hành đầy đủ các quy định về thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn, bình xét cho vay, xác nhận danh sách hộ nghèo đủ điều kiện vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi tiền vay của Người vay.
3. Quyết định thành lập và giám sát hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 27. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm :
1. Lập danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.
2. Chỉ đạo việc thành lập và chấp thuận hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
3. Tổ chức và chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo cấp xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc bình xét hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, bảo đảm dân chủ và công khai, xác nhận danh sách hộ nghèo vay vốn, phối hợp với tổ chức cho vay, Tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.
4. Có ý kiến về đề nghị của Người vay đối với các trường hợp xin gia hạn nợ và xử lý rủi ro.
5. Phối hợp với các Ban, ngành chức năng ở cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tài trợ và tổ chức cho vay mở các lớp hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, kiến thức về thị trường..., quy chế vay vốn, trả nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 28. Những tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc tạo lập nguồn vốn, chấp hành tốt các quy định về cho vay mang lại hiệu quả thiết thực sẽ được khen thưởng.
Hàng năm, Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp xem xét và đề nghị khen thưởng bằng các hình thức thích hợp.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 30. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 78/2002/ND-CP

Hanoi, October 04, 2002

 

DECREE

ON CREDIT FOR POOR PEOPLE AND OTHER POLICY BENEFICIARIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 12, 1997 Credit Institution Law;

Pursuant to Resolution No.31/1999/QH10 of the Xth National Assembly, 6th session;

At the proposals of the State Bank Governor, the Minister of Finance, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of the Interior and the Minister-Director of the Government Office,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-Credit for poor people and other policy beneficiaries means the use of State-mobilized financial sources to provide preferential loans for poor people and other policy beneficiaries in service of production, business, job creation and life improvement, thereby contributing to the implementation of the national target program on hunger elimination and poverty alleviation, and social stability.

Article 2.-Poor people and other policy beneficiaries that may borrow preferential credit capital include:

1. Poor households;

2. Difficulty-hit pupils and students, who are studying in universities, colleges, intermediate vocational training or job-teaching schools;

3. Subjects that need loan capital for job creation under Resolution No.120/HDBT of April 11, 1992 of the Council of Ministers (now the Government).

4. Policy beneficiaries who go to labor abroad for definite terms;

5. Economic organizations and production and/or business households in islands, mountainous regions No.II or III and those covered by the Program on socio-economic development of mountainous, deep-lying and remote areas meeting with exceptional difficulties (hereinafter called Program 135);

6. Other subjects as decided by the Prime Minister.

Article 3.-Poor people and other policy beneficiaries (hereinafter called borrowers), when borrowing capital under the provisions of this Decree, shall not have to mortgage their properties, except for economic organizations being subjects defined in Clauses 3 and 5, Article 2 of this Decree. Particularly for poor households, they shall be exempt from administrative procedure fee when borrowing capital.

The loan security for economic organizations defined in Clauses 3 and 5, Article 2 of this Decree shall comply with the regulations of the Managing Board of the Social Policy Bank.

Article 4.-

1. To set up the Social Policy Bank so as to provide preferential credits for poor people and other policy beneficiaries on the basis of reorganizing the Bank for the Poor, which was set up under the Vietnam State Bank Governor’s Decision No.230/QD-NH5 of September 1, 1995.

2. The Social Policy Bank shall operate for non-profit purposes, have its solvency assured by the State and its compulsory reserve rate of 0% (zero percent); shall not have to participate in deposit insurance and shall be exempt from taxes as well as other State budget remittances.

3. The Social Policy Bank shall perform the following operations: mobilizing capital, lending, providing payment and treasury services and receiving entrusted preferential loan capital from local administrations, economic organizations, socio-political organizations, associations, societies, non-governmental organizations as well as individuals inside and outside the country for investment in socio-economic development programs and projects in localities.

4. The Social Policy Bank shall have the uniform management and administration apparatus throughout the country; be a legal person, have its charter capital, properties, seal and transaction system from central to local levels.

5. The Social Policy Bank shall be managed by its Managing Board, which has its representative boards in provinces, centrally-run cities, urban districts, rural districts, provincial towns and provincial capitals.

6. The Social Policy Bank shall be run by its general director.

Article 5.-The Social Policy Bank shall provide loans by the mode of entrusting them to credit institutions or socio-political organizations under entrustment contracts, or directly for the borrowers.

The loan provision for poor households shall be based on the results of discussion and selection by savings and capital-borrowing groups, which shall be set up by socio-political organizations or population communities at their own will in the communes administrative territories and approved in writing by the commune-level People’s Committees. The savings and capital-borrowing groups shall operate under the guidance of the Social Policy Bank.

Article 6.-The financial, wage and allowance regimes for officials and employees as well as the setting up and use of funds, of the Social Policy Bank, shall be decided by the Prime Minister.

Chapter II

CAPITAL SOURCES

Article7.-Statebudget capital sources

1. Charter capital;

2. Loan capital for hunger elimination, poverty alleviation, job creation and implementation of other social policies;

3. Annually, the People’s Committees at all levels are allowed to deduct part of the revenue surplus and expenditure savings of their budgets to increase the loan capital sources for poor people and other social policy beneficiaries in their respective localities.

4. ODA capital assigned by the Government.

Article 8.-Mobilized capital

1. Interest-bearing deposits, received from domestic and foreign organizations and individuals within the approved annual plans;

2. State-run credit institutions shall have to maintain at the Social Policy Bank a deposit balance equal to 2% of the balance of their capital sources mobilized in Vietnam dong by December 31 of the preceding year. The change in the above-mentioned deposit balance rate shall be decided by the Prime Minister. The State-run credit institutions deposits at the Social Policy Bank shall bring in interests to be calculated according to the annual average interest rate for mobilized capital sources of credit institutions plus (+) the reasonable mobilization charge as agreed upon by the two parties;

3. Interest-free voluntary deposits of organizations and individuals at home and abroad;

4. Bond issuance with the Government guarantee, deposit certificates and other valuable papers;

5. Savings deposits of poor people.

Article 9.-Borrowed capital

1. Borrowings from financial and credit institutions at home and abroad;

2. Borrowings from postal savings and Vietnam Social Insurance;

3. Borrowings from the State Bank.

Article 10.-Non-refundable capital voluntarily contributed by individuals, economic organizations, financial and credit institutions, socio-political organizations, associations, societies and non-governmental organizations inside and outside the country.

Article 11.-Preferential loan capital entrusted by local administrations, economic organizations, socio-political organizations, associations, societies, non-governmental organizations and individuals inside and outside the country.

Article 12.-Other capital sources.

Chapter III

LENDING

Article 13.-Capital-borrowing conditions

1. For borrowers being poor households, they must have lawful residence addresses and be named on the lists of poor households, which shall be decided and certified by the commune-level People’s Committees according to the poverty standards promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs after they are discussed and selected by savings and capital-borrowing groups;

2. Borrowers being other policy beneficiaries shall comply with the States current regulations and the provisions of this Decree.

Article 14.-Loan capital shall be used for the following purposes:

1. Poor households; production and/or business households in islands, mountainous regions No.II and III and Program 135-covered areas, shall use loans for:

a/ Procuring materials and supplies, plant seeds and animal breeds; and paying for production and business services;

b/ Contributing capital to the execution of production and/or business cooperation projects already approved by competent authorities;

c/ Partly meeting their essential needs regarding accommodation, lighting, clean water and learning.

2. Economic organizations in islands, mountainous regions No.II and III and Program 135-covered communes shall use loan capital to cover expenses for production and business under the programs and projects already approved by competent authorities.

3. Difficulty-hit pupils and students shall use loan capital to buy learning equipment and cover expenses for their study at schools.

4. Borrowers being policy beneficiaries who go to labor abroad for definite terms shall use loan capital to pay training fees, service charges, deposits and airfares.

5. Borrowers being other subjects shall comply with decisions of the Prime Minister.

6. The entrusted preferential loan capital shall be used for purposes set by the entrusting party and inscribed in the entrustment contract.

Article 15.-Credit principles

1. Borrowers must use loan capital for the right purposes stated in their borrowing applications;

2. Borrowers must repay both debt principals and interests on schedule.

Article 16.-Lending level

The lending level for each loan suited to each subject borrowing preferential credit capital shall be decided and announced by the Managing Board of the Social Policy Bank on the basis of the loan capital demands and capital sources likely to be mobilized in each period.

Article 17.-Lending terms, debt extension, overdue debt conversion

1. The lending terms shall be determined on the basis of the borrowers loan capital-use purposes and capital-retrieval time limits of the programs and projects with the borrowers debt-repayment capability also taken into account.

2. In cases where borrowers fail to repay debts on schedule as already committed due to objective causes, they shall be considered by the Social Policy Bank for debt extension.

3. In cases where borrowers use capital for wrong purposes or refuse to repay their due debts though they are capable to do so, their debts shall be converted into overdue ones. The lending organizations shall coordinate with local administrations and/or socio-political organizations in applying measures to recover debts.

4. The lending terms, debt extension and overdue debt conversion shall be stipulated by the Managing Board of the Social Policy Bank.

Article 18.-Lending interest rate

1. The preferential lending interest rate shall be decided by the Prime Minister in each period at the proposal of the Managing Board of the Social Policy Bank and applicable uniformly throughout the country, except for economic organizations being subjects defined in Clauses 3 and 5, Article 5 of this Decree, which may enjoy region-II or region-III interest rate under decision of the Managing Board of the Social Policy Bank.

2. The overdue debt interest rate shall be equal to 130% of the lending interest rate.

Article 19.-The Social Policy Bank shall stipulate the lending order and procedures for each borrower, ensuring the simplicity, clarity and easy implementation.

Article 20.-Credit risks and handling thereof

1. Borrowers who fail to repay their debts due to such objective causes as natural calamities, fires, epidemics, changes in State policies or market price fluctuations shall be handled as follows:

a/ In cases where such occur on a wide scale, they shall be decided by the Prime Minister.

b/ In cases where such occur singly or locally, the debts shall be extended or handled with the risk reserve fund of the Social Policy Bank under decision of the Bank’s Managing Board.

2. For damage caused subjectively by borrowers, entrusted organizations or officials or employees of the Social Policy Bank, these subjects shall have to pay compensations and take responsibility therefor before law.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES

Article 21.-The Prime Minister

1. To direct the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment and the State Bank to arrange capital sources for the allocation of enough charter capital to the Social Policy Bank upon its establishment, and the supplementation of its charter capital.

2. To direct the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment to plan the increase of State budget capital sources so as to provide credits for poor people and other policy beneficiaries according to the annual plans.

3. To decide on the use and transfer of the Government’s ODA and foreign loan capital sources reserved for credits to be provided for poor people and other policy beneficiaries.

4. To decide on bond issuance with the Government guarantee in order to mobilize capital for the Social Policy Bank.

5. To decide on the handling of loans suffering from risks which occur on a wide scale due to objective causes.

Article 22.-The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, according to their respective jurisdictions, perform the function of State management over operation of the Social Policy Bank and create favorable conditions for its activities.

Article 23.-Basing itself on the national target program on hunger elimination, poverty alleviation and job creation, the Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in incorporating the loan capital plan and deficit-offsetting plan in the annual and five-year State budget estimates to be submitted to the Prime Minister.

Article 24.-Agencies and organizations entitled to nominate their persons to participate in the Managing Board of the Social Policy Bank shall, apart from the specialized management functions according to their respective jurisdictions, have to perform the following tasks:

1. To advise the Government and the Prime Minister on basic undertakings, policies and solutions for the provision of preferential credit for poor people and other social beneficiaries.

2. To direct the application of specialized measures related to operation of the Social Policy Bank.

3. To nominate their competent representatives to participate in the Managing Board of the Social Policy Bank.

Article 25.-The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the responsibility to:

1. Direct the provincial/municipal Services, Departments, branches, local Steering Committees for hunger elimination and poverty alleviation program and district-level People’s Committees to coordinate with socio-political organizations in incorporating programs and projects on production and/or business, restructuring, selection of plant varieties and animal breeds, business lines, programs on technology transfer, industrial, agricultural, forestry and fishery promotion as well as market guidance into the use of credit capital; combining economic programs with infrastructure construction programs and socio-cultural programs so as to support the borrowers in using loan capital for the right purposes, with efficiency and at low risks.

2. Direct the implementation of resolutions of the People’s Councils on the deduction of part of the annual local budget revenue surplus and expenditure savings for transfer to the Social Policy Bank’s branches in localities according to the provisions in Clause 3, Article 7 of this Decree.

3. Decide on the setting up and supervise the operation of the representative boards of the Managing Board in their respective localities according to the provisions of the Social Policy Bank’s Organization and Operation Charter.

4. Direct the entrusted organizations in observing the credit policies for local borrowers, promptly handle violations, commend and reward organizations and/or individuals that make contributions to the Social Policy Bank’s operation.

5. Concentrate the local budgets capital sources being lent to poor households and other policy beneficiaries defined in this Decree, including the local funds of loans for hunger elimination and poverty alleviation (if any), into the Social Policy Bank.

6. Within the scope of their respective tasks and powers, create favorable conditions for the Social Policy Bank’s operation.

Article 26.-The presidents of the district-level People’s Committees shall have the responsibility to:

1. Direct district branches and Steering Committees for hunger elimination and poverty alleviation programs to coordinate with socio-economic organizations in well performing the propagation and mobilization task and creating conditions for implementation of credit policies for borrowers in their respective localities.

2. Direct the commune-level People’s Committees to observe all regulations on setting up savings and capital-borrowing groups, discussing and selecting borrowers, certifying lists of poor households that fully meet conditions for loan provision, inspecting and supervising the use of loan capital, debt repayment and loan interest payment by borrowers.

3. Decide on the setting up and supervise operation of the representative boards of the Managing Board according to the Organization and Operation Charter of the Social Policy Bank.

Article 27.-The presidents of the commune-level People’s Committees shall have the responsibility to:

1. Draw up lists of poor households according to poverty standards promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Direct the establishment and approve operation of savings and capital-borrowing groups.

3. Organize and direct the commune-level Steering Committees for hunger elimination and poverty alleviation programs to coordinate with the socio-political organizations in supervising the discussion and selection of poor households and other policy beneficiaries entitled to borrow capital, ensuring democracy and publicity; certify lists of poor households to borrow capital; coordinate with lending organizations, savings and capital-borrowing groups in inspecting the use of loan capital and urging debt recovery.

4. Comment on the borrowers applications for debt extension and risk handling.

5. Coordinate with the district-level functional departments and branches, socio-political organizations, financing organizations and lending organizations in opening classes to provide guidance on cultivation, husbandry and processing techniques as well as knowledge about markets..., and the Social Policy Bank’s regulations on capital borrowing and debt repayment.

Article 28.-Organizations and individuals that record achievements in creating capital sources, well observing the lending regulations, thus bringing about practical efficiency shall be commended and/or rewarded.

Annually, the Managing Board and the representative boards of the Managing Board of the Social Policy Bank at all levels shall consider and propose commendation and reward in appropriate forms.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.-This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 30.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 78/2002/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 128/QĐ-TCT của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 963/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 về thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù và các văn bản có liên quan để thực hiện Kết luận 77-KL/TW ngày 02/5/2024 của Bộ Chính trị về Đề án "Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố"

Đất đai-Nhà ở, Cơ cấu tổ chức, Chính sách

Quyết định 129/QĐ-TCT của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 963/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 ban hành Quy chế làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù và các văn bản có liên quan để thực hiện Kết luận 77-KL/TW ngày 02/5/2024 của Bộ Chính trị về Đề án "Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố"

Đất đai-Nhà ở, Cơ cấu tổ chức, Chính sách

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất