Điều kiện, thủ tục và mức lãi suất vay vốn hộ nghèo [2023]

Hộ nghèo là đối tượng được hưởng chính sách cho vay ữu đãi lãi tại Ngân hàng hàng chính sách xã hội. Nếu quan tâm đến chương trình vay vốn hộ nghèo, hãy tìm hiểu các thông tin được cung cấp tại bài viết này.

1. Lãi suất vay vốn hộ nghèo

Điều 18 Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng cho người nghèo quy định về lãi suất vay vốn hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách như sau:

- Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm (0,55%/tháng).

Lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm
Lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn, mức cho vay vốn hộ nghèo

- Ngân hàng chính sách có các gói vay vốn hộ nghèo sau:

  • Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng.

  • Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.

  • Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng đến 120 tháng.

- Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng. Trong đó:

  • Cho vay sửa chữa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.

  • Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.

  • Cho vay nước sạch: Tối đa không quá 10 triệu đồng/công trình/hộ.

  • Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổ thông: Tổng Giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.

  • Còn lại là cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

 Mức cho vay hộ nghèo tối đa là 100 triệu đồng
 Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng (Ảnh minh họa)

3. Điều kiện vay vốn hộ nghèo

Điều kiện vay vốn hộ nghèo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 78 bao gồm:

- Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

- Hộ nghèo được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong đó, vốn vay được sử dụng vào các việc quy định tại Điều 14 Nghị định 78:

- Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;

- Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

4. Thủ tục vay vốn hộ nghèo

4.1. Thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay hay còn gọi là đơn xin vay vốn hộ nghèo.

- Giấy ủy quyền người đại diện thực hiện thủ tục vay vốn.

- Danh sách hộ gia đình đề nghi vay vốn Ngân hàng chính sách do Tổ tiết kiệm và vay vốn lập.

Mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số 01/TD

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY

Chương trình cho vay:.....................................

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ………………….....…...........

1. Họ tên người vay:.…………….……………… Năm sinh:……………...........……....

- Số CMND:…….…………, ngày cấp:….../…../….…., nơi cấp:…...........……….

- Địa chỉ cư trú: thôn…..…………..; xã.………….........huyện………...........….…

- Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) …………………...........…làm tổ trưởng.

- Thuộc tổ chức Hội:……………………………………………quản lý.

2. Đề nghị NHCSXH cho vay số tiền:………………............đồng

(Bằng chữ.................................................................................................................)

Để thực hiện phương án:............................................................................................

Tổng nhu cầu vốn:....................................đồng. Trong đó:

+ Vốn tự có tham gia:............................đồng.

+ Vốn vay NHCSXH:...........................đồng để dùng vào việc:

Đối tượng

........................................

........................................

........................................

Số lượng

..................................

..................................

..................................

Thành tiền

........................................

........................................

........................................

- Thời hạn xin vay: ….. tháng; Kỳ hạn trả nợ: ….. tháng/lần.

- Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…./...../.......

Chúng tôi cam kết: sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Nếu sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  Ngày….. tháng …. năm …..

Người vay

 (Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG

1. Số tiền cho vay: ……………đồng (Bằng chữ:……...............………………………...)

2. Lãi suất: ……%/năm. Lãi suất nợ quá hạn:  ………% lãi suất khi cho vay.

3. Thời hạn cho vay: ……......... tháng; Kỳ hạn trả nợ: .............tháng/lần.

4. Số tiền trả nợ: ............. đồng/lần.Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…../….../…...........……

5. Lãi tiền vay được trả định kỳ hàng tháng, vào ngày .....................................................

Cán bộ tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng

 (Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng……năm……

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu giấy ủy quyền người đại diện làm thủ tục

         
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 và các văn bản pháp lý có liên quan,

I. Ngày…..tháng……năm………, hộ gia đình chúng tôi gồm…… người(1), trong đó các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Pháp luật gồm:

STT

Họ tên

Năm sinh

Số CMND/Thẻ căn cước

Nơi cư trú

1

2

3

4

5

II. Các thành viên trong hộ gia đình có tên tại mục I của Giấy Ủy quyền này (gọi là Bên ủy quyền) thỏa thuận cử ông (bà):.................................................

STT(2)............., năm sinh:……, số CMND/Thẻ căn cước:…….….....…......., ngày cấp:….../…../…..., nơi cấp: ….......................…........(gọi là Bên được ủy quyền) đại diện theo ủy quyền cho chúng tôi thực hiện đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định trước sự chứng kiến của Trưởng thôn.

III. Cam kết

1. Các thành viên trong hộ gia đình có tên tại mục I cam kết chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi quyền và nghĩa vụ giữa chúng tôi với Ngân hàng Chính sách xã hội kết thúc theo quy định.

3. Khi thay đổi người đại diện theo ủy quyền thì phải làm Giấy sửa đổi ủy quyền và được sự chấp thuận của Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay.

4. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ mọi quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình; hậu quả pháp lý của việc ủy quyền. Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi cam kết do bên được ủy quyền nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.

IV. Giấy ủy quyền này được lập 02 bản có giá trị pháp lý như nhau: 01 bản gửi NHCSXH nơi cho vay, 01 bản lưu hộ gia đình./.

BÊN ỦY QUYỀN(3)

STT

Họ và tên

Ký tên

1

………………………………

………………….

2

………………………………

………………….

3

………………………………

………………….

4

………………………………

………………….

5

………………………………

………………….

………………………………

………………….

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN(4)

(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỨNG KIẾN CỦA

 TRƯỞNG THÔN

(Ký, ghi rõ họ tên)

    XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

   (Ký tên, đóng dấu)

4.2. Thủ tục vay vốn

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng chính sách, trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể cấp xã.

Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại Điểm giao dịch xã đặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở Ngân hàng chính sách nơi cho vay

Trên đây là thông tin về điều kiện, thủ tục và mức lãi suất vay vốn hộ nghèo. Nếu có thắc mắc, bạn đọc gọi ngay 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?