Thông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Tổng cục Hải quan về hướng dẫn việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu lưu thông trên thị trường

thuộc tính Thông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ

Thông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Tổng cục Hải quan về hướng dẫn việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu lưu thông trên thị trường
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Thương mại; Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Hồ Huấn Nghiêm; Lê Thế Tiệm; Nguyễn Đức Minh; Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:22/07/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN -
TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ
NGÀY 22 THÁNG 07 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA,
KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ MẶT HÀNG VẢI VÀ GẠCH MEN ỐP LÁT
CÁC LOẠI NHẬP KHẨU LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

 

 

- Căn cứ Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới và thông báo số 110 TB-VPCP ngày 2/6/1998 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu tuyến biên giới phía bắc và vùng biển đông bắc;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT-BTM-BTC-BNV-TCHQ ngày 21/10/1997 của Liên Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện việc chống buôn lậu theo Nghị quyết 85/CP-m của Chính phủ và tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu;

Liên Bộ Thương mại - Tài chính - Công an - Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Để góp phần đẩy lùi nạn buôn lậu, hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, nhất là những mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, liên Bộ đã quy định một số mặt hàng dán tem hàng nhập khẩu. Các mặt hàng còn lại cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu vì sản xuất trong nước đã có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và việc nhập lậu những mặt hàng này gây nhiều khó khăn cho sản xuất trong nước.

2. Mặt hàng vải và gạch men ốp lát (gạch men dùng để ốp tường, lát nền gọi tắt là gạch men ốp lát) các loại nhập khẩu do các tổ chức cá nhân kinh doanh lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng đang vận chuyển trên đường, để trong kho và đang bầy bán phải có đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp kèm theo. Mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu phải qua các cửa khẩu quy định, khai báo và làm đầy đủ các thủ tục hải quan.

3. Các cơ quan chức năng: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, thuế vụ phải đề cao vai trò trách nhiệm, tuân thủ đúng các quy định của ngành, tăng cường kiểm tra kiểm soát mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nào làm trái quy định này sẽ bị xử lý theo pháp luật.

 

II. QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HỢP PHÁP KÈM THEO
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG VẢI VÀ GẠCH MEN ỐP LÁT CÁC LOẠI NHẬP KHẨU.

 

1. Hàng nhập khẩu chính ngạch: Phải có những chứng từ là bản chính gồm:

- Tờ khai hàng nhập khẩu đã được Hải quan cửa khẩu kiểm hoá, xác nhận hoàn thành thủ tục Hải quan.

- Thông báo thuế hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu.

2. Hàng nhập khẩu tiểu ngạch: Phải có những chứng từ là bản chính, gồm:

- Tờ khai hàng nhập khẩu tiểu ngạch đã có xác nhận hoàn thành thủ tục của Hải quan cửa khẩu.

- Biên lai thu thuế nhập khẩu tiểu ngạch.

* Nếu lô hàng vải và gạch men ốp lát nhập khẩu lớn, phải chuyên chở nhiều lần hoặc bán cho nhiều khách hàng thì Hải quan cửa khẩu xác nhận vào bản trích tờ khai hàng nhập khẩu kèm theo cho từng chuyến vận chuyển theo quy định số 172/1998/QĐ-TCHQ ngày 20/6/1998 của Tổng cục Hải quan.

* Tất cả những chứng từ nhập khẩu quy định tại điểm 1, 2 nói trên đều phải ghi đầy đủ: Họ tên, địa chỉ của tổ chức, chứng minh thư của cá nhân nhập khẩu, số, ngày tờ khai Hải quan, tên hàng, quy cách chủng loại hàng hoá, mã số, số lượng, đơn giá, trị giá... của từng loại hàng vải và gạch men ốp lát nhập khẩu.

3. Các đối tượng được hưởng chế độ trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới và người mua gom hàng trong chợ biên giới khi mang vải, gạch men ốp lát ra ngoài khu vực chợ biên giới đều phải mở tờ khai Hải quan và nộp thuế nhập khẩu của số hàng đó theo Quyết định số 172/1998/QĐ-TCHQ ngày 20/6/1998 của Tổng cục Hải quan.

4. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cố định trong các chợ biên giới khi mua vào mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu để kinh doanh thì phải có hoá đơn, chứng từ nhập khẩu kèm theo, hoặc lập bảng kê theo quy định nếu mua hàng của cư dân biên giới.

5. Hàng hoá từ các chợ biên giới, khu vực biên giới vận chuyển vào nội địa khi qua Trạm kiểm soát liên hợp hoặc ra ngoài khu vực biên giới phải có đủ hoá đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá như quy định tại điểm 1, 2, 3 nói trên.

6. Trong thị trường nội địa:

a. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh cố định:

- Phải có bản chính hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do người bán giao.

- Trường hợp mua hàng của đối tượng không phải là người kinh doanh thì phải lập bảng kê theo quy định.

- Đối với hộ cá thể kinh doanh cố định đi mua hàng thì ngoài hoá đơn, chứng từ theo quy định trên phải có sổ mua hàng. Hàng hoá thực tế phản ánh trên sổ mua hàng phải phù hợp với hoá đơn chứng từ kèm theo. b. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến phải có kèm những chứng từ sau:

- Bản chính hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho theo quy định, do các tổ chức hoặc cá nhân bán hàng cấp cho người mua. - Bản chính biên lai thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông của từng chuyến hàng, trong đó ghi rõ số, ngày, số lượng hàng, trị giá... của hoá đơn bán hàng kèm theo.

- Tờ khai hàng nhập khẩu hoặc bản trích tờ khai hàng nhập khẩu kèm theo nếu mua hàng từ khu vực biên giới, chợ biên giới vào nội địa. - Mặt sau bộ chứng từ này dành cho cơ quan kiểm tra, kiểm soát xác nhận đã kiểm tra, ngày giờ kiểm tra, ký tên, đóng dấu.

* Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi mua bán 2 mặt hàng này phải có hợp đồng kinh tế kèm theo.

 

III. KIỂM TRA KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức và cá nhân kinh doanh mặt hàng vải và gạch men ốp lát nhập khẩu nếu không có đủ hoá đơn, chứng từ kèm theo như quy định tại phần II nêu trên thì đều coi là hàng nhập lậu, bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hoá, nếu trường hợp đã bán hàng thì tịch thu số tiền tương ứng giá trị hàng hoá vi phạm đã tiêu thụ, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm thì ngành nào phát hiện đầu tiên ngành đó xử lý theo chức năng và thẩm quyền của mình, nếu vượt thẩm quyền thì trình lên cấp trên hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xử lý và thông báo kết quả cho Chi cục Quản lý thị trường biết để tổng hợp báo cáo về Cục Quản lý thị trường Bộ Thương mại.

3. Mọi hành vi lập, sử dụng hoá đơn, chứng từ không đúng quy định, quay vòng hoá đơn, chứng từ để kinh doanh hàng nhập lậu đều bị xử phạt hành chính và tịch thu hàng hoá. Mọi hành vi in ấn, phát hành, mua bán hoặc sử dụng hoá đơn giả đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

4. Các lực lượng kiểm tra kiểm soát khi phát hiện hàng hoá có dấu hiệu nguồn gốc không hợp pháp có quyền truy xét ngược đến tổ chức, cá nhân đã phát hành hoá đơn, chứng từ đầu tiên của lô hàng. Nếu tổ chức, cá nhân không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng đã bán thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu số tiền đã bán hàng tương ứng với giá trị hàng hoá vi phạm đã tiêu thụ.

- Nghiêm cấm các lực lượng kiểm tra, kiểm soát tuỳ tiện tạm giữ hàng hoá, phương tiện khi hàng hoá có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định.

5. Việc xử lý hàng hoá đã bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT ngày 21/10/1997.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Theo phần III Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT ngày 21/10/1997 về tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong việc kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại, các lực lượng chức năng: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, thuế vụ chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp với tình hình địa phương mình; nắm chắc các cơ sở kinh doanh mặt hàng vải và gạch men ốp lát các loại nhập khẩu; tăng cường kiểm tra kiểm soát, điều tra, truy xét và xử lý các đối tượng buôn bán, vận chuyển, chứa chấp, cất giấu vải và gạch men ốp lát nhập lậu, không đủ hoá đơn chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định.

- Các lực lượng chức năng trên từng địa bàn chủ động có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn ở các địa bàn lân cận, các địa bàn vùng biên giới... để kịp thời hỗ trợ xác minh hoá đơn chứng từ khi cần thiết.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ này; đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh quán triệt và thực hiện.

3. Trọng tâm kiểm tra là các cửa khẩu, dọc tuyến biên giới, vùng ven biển, các tuyến đường từ biên giới vào nội địa, các tụ điểm tập trung hàng hoá, các trung tâm thương mại kinh doanh hàng vải, gạch men ốp lát.

4. Cục Quản lý thị trường - Bộ Thương mại tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng trên các tuyến biên giới và nội địa. Tổ chức kênh thông tin nhanh giữa Cục với Chi cục Quản lý thị trường địa phương và giữa các Chi cục với nhau để nhanh chóng xác minh tính hợp pháp của các chứng từ, hoá đơn có dấu hiệu vi phạm, giúp các lực lượng kiểm tra, kiểm soát xử lý nhanh các vụ việc.

5. Thông tư này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký và kiên quyết không chấp nhận mọi trường hợp hàng tồn kho mà không đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định. Việc kiểm tra kiểm soát những mặt hàng khác vẫn thực hiện theo các Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT ngày 21/10/1997, Thông tư 77/1997/TTLT ngày 01/11/1997 và Thông tư số 30/1998/TTLT ngày 16/3/1998.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 10/1998/TTLT/BTM-BTC-BCA-TCHQ
Hanoi, July 22, 1998
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE INSPECTION, CONTROL AND HANDLING OF IMPORTED FABRICS AND WALLING OR FLOORING TILES OF VARIOUS KINDS BEING CIRCULATED ON THE MARKET
Pursuant to Directive No. 853/1997/CT-TTg of October 11, 1997 of the Prime Minister on the combat against smuggling in the new situation and Notice No. 110/TB-VPCP of June 2, 1998 of the Government Office on the Deputy Prime Minister Nguyen Tan Dung's conclusion made at the conference for preliminary reviews of the combat against smuggling through the northern border lines and the north-eastern sea;
Pursuant to Joint Circular No.07/1997/TTLT-BTM-BTC-BNV-TCHQ of October 21, 1997 of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of the Interior and the General Department of Customs guiding the combat against smuggling under Resolution No. 85/CP-m of the Government and the coordination of anti-smuggling forces;
The Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Public Security and the General Department of Customs hereby guide the inspection, control and handling of imported fabrics and walling or flooring tiles of various kinds circulated on the market as follows:
I.- GENERAL PROVISIONS
1. In order to contribute to repelling the smuggling and boosting the domestic production, especially production of goods items that need to be encouraged, the said ministries have jointly prescribed a number of goods items to be affixed with import goods stamps. The other goods items, particularly imported fabrics and walling or flooring tiles of various kinds, should be subject to the intensified and tight inspection and control because their production at home is already capable of satisfying the consumption demand and the illegal import of such goods items has caused numerous difficulties for domestic production.
2. The imported fabrics and walling or flooring tiles (glazed tiles for wall covering and flooring, or walling or flooring tiles for short) of various kinds which are circulated on the market by business organizations and individuals, including those being transported en route, left in stock or exposed for sale must have enough invoices and vouchers proving their lawful origins. The imported fabrics and walling or flooring tiles of various kinds must be transported through the prescribed border gates, declared, and go through all customs procedures.
3. The functional bodies: the market management agencies, the police, the customs offices and the tax authorities shall have to raise their sense of responsibility, strictly abide by the regulations of their respective branches, and intensify the inspection and control of imported fabrics and walling-flooring tiles of various kinds. Any organizations and individuals that act against this regulation shall be handled according to law.
II. THE REGULATION ON VALID INVOICES AND VOUCHERS REQUIRED TO ACCOMPANY IMPORTED FABRICS AND WALLING OR FLOORING TILES OF VARIOUS KINDS
1. Quota-regulated import goods: require the originals of the following vouchers:
- Import goods declarations, on which the border-gate customs offices, after checking goods, certify that the customs procedures are completed;
- Import tax notices or import tax collection receipts.
2. Non-quota import goods: require the originals of the following vouchers:
- Non-quota import goods declarations on which the border-gate customs offices certify that the customs procedures are completed;
- Non-quota import tax collection receipts.
* For large lots of imported fabrics and walling or flooring tiles, which must be transported in many shipments or sold to many customers, the border-gate customs offices shall certify on each import goods declaration excerpt for each transportation in accordance with Decision No.172/1998/QD-TCHQ of June 20, 1998 of the General Department of Customs.
* All the import vouchers prescribed in Points 1 and 2 above must state in full: the names and addresses of the importing organizations, the identity cards of the importing individuals, the serial numbers and dates of the customs declarations, the goods names, specifications and categories, the code, quantity, unit price and value of each kind of imported fabrics or walling or flooring tiles.
3. All subjects eligible for the regime of goods exchange applicable to border residents and those who buy goods in lots at border markets shall, when carrying fabrics and/or walling-flooring tiles out of such border markets, have to make customs declarations and pay import tax on such goods volumes in accordance with Decision No. 172/1998/QD-TCHQ of June 20, 1998 of the General Department of Customs.
4. Organizations and/or individuals having fixed business places in the border markets, when buying imported fabrics and walling or flooring tiles of various kinds for trading, shall have to acquire accompanying import invoices and vouchers, or make goods lists as prescribed if they buy goods from border residents.
5. Goods transported from border markets or border areas into the inner territory, through the combined control stations or out of such border areas must be accompanied with invoices and vouchers to prove their lawful origin(s) as prescribed in Points 1, 2 and 3 above.
6. On the domestic market:
a) Organizations and individuals with fixed business places must have:
- The originals of the sale invoices or the invoice-cum-delivery bills handed over by the sellers.
- In cases where they buy goods from those who are not traders, they must make goods lists as prescribed.
- For private households with fixed business places buying goods, in addition to the invoices and vouchers as prescribed above, goods buying books are required. Goods actually listed on the goods buying books must be consistent with the accompanying invoices and vouchers.
b) Business households engaged in consignment trading must have the following accompanying vouchers:
- The originals of the sale invoices or the invoice-cum-delivery bills as prescribed, which are handed over by selling organizations or individuals to the buyers.
- The originals of the collection receipts of turnover tax and/or circulation profit tax on each goods consignment, which clearly state the serial number and date of the accompanying sale invoice and the goods quantity and value.
- The import goods declarations or import goods declaration excerpts to accompany the goods bought from the border areas or border markets and transported into the inner territory.
- The reverse of such vouchers shall bear the inspection and control agency's inspection certification, inspection date and time, signature and seal.
* Enterprises having legal person status, when buying or selling these two goods items, must have accompanying economic contracts.
III.- INSPECTION, CONTROL AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. As from the effective date of this Circular, if organizations and individuals trading in imported fabrics and walling or flooring tiles fail to acquire enough invoices and vouchers accompanying their goods as prescribed in Section II above, their goods shall be considered illegally imported goods, they shall be administratively sanctioned and have their goods confiscated; in cases where such goods have been sold, the money amount equivalent to the value of the sold goods shall be confiscated; the serious cases shall be examined for penal liability.
2. Every branch, upon detecting violations by organizations and/or individuals, shall handle the cases according to its function and competence; if such cases are beyond its competence, it shall forward them to the higher level or the provincial/municipal People's Committee for handling, then report the result to the provincial/municipal market management sub-department for making sum-up report to the Market Management Department of the Ministry of Trade.
3. All acts of making and/or using invoices and vouchers not in accordance with regulations, or re-using invoices and vouchers to trade in illegally imported goods shall be administratively sanctioned and the goods involved in such violations shall be confiscated. All acts of printing, issuing, buying, selling or using counterfeit invoices shall be severely dealt with by law.
4. The inspection and control forces, upon detecting goods with signs of unlawful origins, shall be entitled to track down the organizations and/or individuals that have issued the first invoices and vouchers of the goods lots. If such organizations and/or individuals cannot produce the invoices and vouchers proving the lawful origins of the goods lots they have sold, they shall be administratively sanctioned, have their sale money amounts equal to the value of the sold goods confiscated.
- The inspection and control forces are strictly forbidden to arbitrarily decide the temporary seizure of goods and means when such goods have enough prescribed invoices and vouchers.
5. The handling of the confiscated goods shall comply with stipulations of Joint Circular No.07/1997/TTLT of October 21, 1997.
IV.- IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Under Section III of Joint Circular No.07/1997/TTLT of October 21, 1997 on organizing the coordination among forces in the inspecting and controlling activities against smuggling and trade frauds, the following functional forces: market management forces, police, customs offices and tax authorities shall take the initiative in working out detailed plans suitable with the situation of their respective localities; firmly control all establishments trading in imported fabrics and walling or flooring tiles of various kinds; intensify the inspection, control, investigation and handling of subjects engaged in the trading, transportation, storing and/or concealing illegally imported fabrics and walling-flooring tiles without enough valid import invoices and vouchers as prescribed.
- Functional forces in each locality shall take the initiative in devising plans to closely coordinate with units of the same function in the neighboring localities and in border areas... for timely support in verifying invoices and vouchers when necessary.
2. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall direct the local functional units to well perform the said tasks; and at the same time disseminate these widely on the mass media so that all business organizations and individuals can thoroughly understand and implement them.
3. The inspection shall be focused on the border gates along border lines, the coastal regions, the routes from the border to inland localities, the places where goods are gathered, the commercial centers where fabrics and walling-flooring tiles are traded.
4. The Market Management Department of the Ministry of Trade shall organize the coordination among forces on the border lines and inland localities; set up express information channels between the Department and the local market management sub-departments and among such sub-departments, so as to quickly verify the legal validity of vouchers and invoices with signs of violation and help the inspection and control forces promptly handle the violation cases.
5. This Circular takes effect 30 days after its signing and all goods left in stock without having enough prescribed invoices and vouchers shall not be accepted. The inspection and control of other goods items shall still be carried out in accordance with Joint Circular No.07/1997/TTLT of October 21, 1997, Circular No.77/1997/TTLT of November 1st, 1997 and Circular No.30/1998/TTLT of March 16, 1998.
 
THE MINISTRY OF TRADE
VICE MINISTER




Ho Huan Nghiem
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER




Le The Tiem
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Duc Minh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 10/1998/TTLT-BTM-BTC-BCA-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất