Thông tư 63/2010/TT-BNNPTN GCN lưu hành tự do với sản phẩm Bộ Nông nghiệp quản lý

thuộc tính Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT

Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:63/2010/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:01/11/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) khi thoả mãn các điều kiện sau: Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu; được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).  
CFS là một thành phần hồ sơ trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu hoặc cấp giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; là cơ sở để cơ quan thẩm quyền quy định các thủ tục, quy định quản lý liên quan.
Trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CFS đã cấp trước đó, cơ quan thẩm quyền cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực thực hiện. Chi phí kiểm tra do người đề nghị cấp CFS chi trả.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu nếu CFS đó được cơ quan cấp CFS của nước xuất khẩu xác nhận là không xác thực.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư63/2010/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------------

Số: 63/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày  01  tháng  11  năm 2010

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-----------------------------------------

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá được sản xuất trong nước để xuất khẩu và quản lý CFS đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân, nhà sản xuất sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Điều 3. Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu
1. Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu, cấp CFS sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo rõ các địa chỉ nơi đăng ký hồ sơ thương nhân; nơi cấp CFS sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nơi kiểm tra CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
Chương II
CẤP CFS  ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Điều 4. Điều kiện để sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thoả mãn các điều kiện sau:
1. Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
2. Được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
3. Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).
Điều 5. Đăng ký cấp CFS
1. Trình tự đăng ký:
a) Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan thẩm quyền cấp CFS theo quy định tại Điều 9 của Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS cho cơ quan thẩm quyền cấp CFS.
2. Hồ sơ đề nghị cấp CFS gồm:
a) Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu quy định tại Phụ lục  II.a của Thông tư này).
b) Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
c) Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
3. Gửi hồ sơ:
Người đề nghị cấp CFS gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền cấp CFS bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện.
Điều 6. Thẩm tra hồ sơ và cấp CFS
1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ:
a) Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.  
b) Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này:
a) Công chức tiếp nhận hồ sơ viết giấy biên nhận hồ sơ (đối với hồ sơ được gửi trực tiếp).
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS sẽ cấp Giấy chứng nhận CFS (theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu). Giấy chứng nhận CFS có hiệu lực tối đa 2 năm kể từ ngày cấp.
3. Trường hợp sản phẩm, hàng hoá không đáp ứng điều kiện để cấp CFS như quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ quan thẩm quyền cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ lý do về việc không cấp CFS cho các sản phẩm đã đề nghị cấp CFS.
4. Trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CFS đã cấp trước đó, cơ quan thẩm quyền cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực thực hiện. Chi phí kiểm tra do người đề nghị cấp CFS chi trả.
Điều 7. Cấp lại CFS
1. Điều kiện cấp lại CFS:
CFS được cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc;
b) Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng;
c) Khi phát hiện có sai sót trên CFS do lỗi của người đề nghị cấp CFS hoặc lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp CFS.
Các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này, khi cấp lại phải thu hồi CFS đã cấp.
2. Thủ tục cấp lại:
a) Người đề nghị cấp lại CFS nộp đơn (theo mẫu tại Phụ lục II.b Thông tư này) gửi cơ quan thẩm quyền cấp CFS đề nghị cấp lại CFS.
b) Cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo cho thương nhân về việc cấp lại giấy chứng nhận CFS khi phát hiện có sai sót trên CFS do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp CFS.
3. Thẩm tra hồ sơ và cấp lại CFS:
a) Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS xem xét, đối chiếu với hồ sơ gốc được lưu tại cơ quan cấp CFS:
- Cấp bản sao Giấy chứng nhận CFS đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này. Bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” (bản sao chứng thực), ngày cấp và thời hạn hiệu lực theo bản CFS gốc.
- Cấp lại CFS mới đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp không cấp lại, cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS.
Điều 8. Thu hồi CFS đã cấp
1. Cơ quan thẩm quyền cấp CFS sẽ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Những trường hợp đã quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b)  CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hóa mà sản phẩm, hàng hóa đó không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã công bố.
2. Việc thu hồi CFS đã cấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương III
QUẢN LÝ CFS ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 9. Yêu cầu về CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu
1. CFS do cơ quan thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp phải có đầy đủ những thông tin tối thiểu như quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
2. Trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, CFS do nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Điều 10. Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS
1. Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành  được quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.
2. Việc sử dụng CFS có thể được áp dụng cho một hoặc nhiều lô hàng của cùng một loại sản phẩm nhập khẩu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Điều 11. Kiểm tra CFS
1. CFS là một thành phần hồ sơ trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu hoặc cấp giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; là cơ sở để cơ quan thẩm quyền quy định các thủ tục, quy định quản lý liên quan.
2. Các cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư  này kiểm tra CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
3. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của CFS đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá không phù hợp CFS, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan có văn bản yêu cầu cơ quan cấp CFS cung cấp thông tin cần thiết để làm rõ.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu nếu CFS đó được cơ quan cấp CFS của nước xuất khẩu xác nhận là không xác thực.   
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của nhà sản xuất, thương nhân xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa
1. Thực hiện yêu cầu của cơ quan thẩm quyền cấp, kiểm tra, quản lý CFS về việc chứng minh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng các quy định về CFS.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về tính chính xác, trung thực đối với khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp CFS.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về tính chính xác, trung thực của CFS cho sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra về khai báo, sử dụng CFS theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan thẩm quyền kiểm tra, quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu
1. Chủ trì thực hiện, tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục về cấp CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, quản lý CFS đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo thẩm quyền quản lý quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và cấp CFS khi sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng quy định về CFS tại Điều 6 Thông tư này.
3. Kiểm tra, quản lý CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo phân công về nghiệp vụ cấp, kiểm tra, quản lý CFS.
5. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo tình hình cấp, kiểm tra CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14.  Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Điều 15.  Sửa đổi, bổ sung Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung. 

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Lãnh đạo Bộ;

- Công báo Chính phủ; Website Chính phủ;

- Bộ Tài chính, Bộ Công thương;

- Tổng Cục Hải quan;

- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;

- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);

- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;

- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

 

Cao Đức Phát

PHỤ LỤC I
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CFS SẢN PHẨM, HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư     63/TT-BNNPTNT ngày   01 /  11   /2010)

TT

Nhóm sản phẩm, hàng hóa

 

Cơ quan quản lý

I

Giống

1

Giống cây trồng nông nghiệp (Trừ nhập khẩu)

Cục  Trồng trọt

2

Giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi)

Cục Chăn nuôi

3

Giống thủy sản

Tổng Cục Thủy sản

4

Giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc từ hạt, nuôi cấy mô và dâm hom

Tổng Cục Lâm nghiệp

II

Vật tư nông nghiệp

1

Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón dùng trong trồng trọt

Cục Trồng trọt

2

Túi bầu PE; các loại phân bón hữu cơ và phân vi sinh dùng trong lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

3

Thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi

Cục Chăn nuôi

4

Môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật

Cục Chăn nuôi

5

Thuốc bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật

6

Thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản)

Cục Thú y

7

Vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi

Cục Chăn nuôi

8

Phụ gia, hóa chất được sử dụng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối

Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối

9

Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

Tổng Cục thủy sản

10

Thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản

Tổng Cục thủy sản

III

Sản phẩm

1

Sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn

 

Cục Thú y

2

Sản phẩm có nguồn gốc động vật thủy sản

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

3

Muối ăn

 Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối 

4

Sản phẩm có nguồn gốc thực  vật

Cục Bảo vệ thực vật

5

Lâm sản: Gỗ và lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc hợp pháp

Tổng Cục Lâm nghiệp

6

Động vật rừng, thực vật rừng

Tổng Cục Lâm nghiệp

IV

Dụng cụ, thiết bị dùng trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

1

Dụng cụ, thiết bị đánh bắt thủy sản

Tổng Cục thủy sản

2

Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản


 
PHỤ LỤC II.a 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư      63 /TT-BNNPTNT ngày  01    / 11 /2010)

Tên Tổ chức

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email: ...............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

............ngày.........tháng..........năm.......

Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]             Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:  

TT

Tên sản phẩm

Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn

Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 Các giấy tờ kèm theo (đề nghị đánh dấu √ nếu có):

TT

Tên loại giấy tờ

Có (√)

1

Hồ sơ thương nhân

 

2

Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

 

3

Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có)

 

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.  (Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu)
 PHỤ LỤC II.b
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CFS

(Ban hành kèm theo Thông tư    63 /TT-BNNPTNT ngày  01   / 11   /2010)

Tên Tổ chức

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email: ...............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

............ngày.........tháng..........năm.......

Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]             Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu,  [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:  

TT

Tên sản phẩm

Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn

Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

Số và ngày cấp của CFS gốc

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

            [Tên tổ chức/tôi-đối với các nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại CFS cho các sản phẩm, hàng hóa trên. Lý do: (Đánh dấu √ vào các ô tương ứng)   Mất         Thất lạc        Hư hỏng     Có sai sót Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai.  (Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu).
 PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NN&PTNT

(Ban hành kèm theo Thông tư    63   /TT-BNNPTNT ngày 01    /11  /2010)
 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN/ MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

CƠ QUAN THẨM QUYỀN/ AUTHORITY

 

Địa chỉ/Add.:

Điện thoại/Tel:                       Fax:                           Email:

     

GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO CERTIFICATE OF FREE SALE
Số/Ref.No:
Kính gửi các bên liên quan, To Whom It May Concern, Chứng nhận sản phẩm được liệt kê trong danh mục dưới đây:/ This is to certify that the product listed below is: được sản xuất bởi/  manufactured by: tại địa chỉ/ at address: điện thoại/tel:                            fax:                               Danh mục sản phẩm bao gồm/List of the products includes:

TT/No

Tên sản phẩm/Name of product

 

 

 

 

Các sản phẩm trên được sản xuất và lưu hành tự do tại Việt Nam/ The referred products are manufactured and freely sold in Vietnam market. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày…/This certification is valid until…

 

Hà Nội, ngày        tháng         năm

Hanoi, date          month         year

ThỦ TRƯỞNG/ DIRECTOR

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHẬP KHẨU YÊU CẦU CÓ CFS

THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

(Ban hành kèm theo Thông tư  63 /TT-BNNPTNT ngày 01  /11  /2010)

 

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

I

Vật tư nông nghiệp:

1

- Thuốc bảo vệ thực vật mẫu;

- Thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục hoặc chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam để sử dụng trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng kinh tế đối với các đối tác nước ngoài; xử lý đồ gỗ, hàng mây tre đan xuất khẩu; sử dụng trong các cơ sở vui chơi, giải trí;

- Thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục hoặc chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhập khẩu để tái xuất, để gia công xuất khẩu trong các hợp đồng kinh tế với nước ngoài

2

Thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản)

3

Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón

4

Thức ăn chăn nuôi và chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi

5

Thức ăn thủy sản và chất bổ sung vào thức ăn thủy sản

6

Phụ gia, hóa chất được sử dụng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối

7

Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

II

Sản phẩm nông nghiệp:

1

Sản phẩm nông sản, thủy sản phi thực phẩm

2

Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã

3

Sản phẩm lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ)

4

Sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc được chiếu xạ, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới

5

Muối ăn

III

Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong đánh bắt thủy sản

1

Vật liệu dùng làm ngư cụ

2

Lưới

3

Ngư cụ khác

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

No. 63/2010/TT-BNNPTNT

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, November 01, 2010

 

CIRCULAR

PROVIDING CERTIFICATES OF FREE SALE FOR EXPORTS AND IMPORTS UNDER THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT S MANAGEMENT

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

 

Pursuant to the Government s Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development: and the Government s Decree No. 75/2009/ND-CP of September .10. 2009, amending Article 3 of the Government s Decree No. 01/200S/ND-CP of January 3, 2008;

Pursuant to the November 21, 2007 Law on Product and Goods Quality;

Pursuant to the Government s Decree No. 132/2008/ND-CP of December 31. 2008, detailing a number of articles of the Law un Product and Goods Quality;

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Government s Decree. No. 127/2007/ND-CP of August 1, 2007, detailing a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 10/2010/QD-TTg of February 10, 2010, providing certificates of five sale for exports and imports;

The. Ministry of Agriculture and Rural Development provides certificates of free sale for exports and. imports under the Ministry of Agriculture and Rural Development s management as follows:


Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides the grant of certificates of free sale (CFS) for products and goods domestically made for export and the management of CFS for products and goods imported for sale in Vietnam, which are managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to state management agencies, traders and manufacturers of products and goods, and organizations and individuals engaged in activities related to product and goods quality in Vietnam, which arc managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 3. Competence to manage CFS of imports and grant CFS of exports

1. The competence to manage CFS of imports and grant CFS of exports is specified in Appendix I to this Circular.

2. Competent agencies specified in Clause 1 of this Article shall clearly announce places for registering trader dossiers; granting CFS of exports and inspecting CFS of imports.


Chapter II

GRANT OF CERTIFICATES OF FREE SALE FOR EXPORTS

Article 4. Conditions for products and goods to obtain CFS

Products and goods domestically made for export may be granted CFS when satisfying the following conditions:

1. Such grant is requested by exporters.

2. Their standard or regulation conformity announcement is certified under current law.

3. Such grant is requested by the importing country s agency in charge of CFS grant (under the importing country s regulations, if any).

Article 5. Registration of CFS grant

1. Registration order:

a/ Trader dossiers are registered at an agency competent to grant CFS under Article 9 of the Prime Minister s Decision No. 10/2010/QD-TTg of February 10, 2010.

b/ Traders submit CFS application dossiers to an agency competent to grant CFS.

2. A CFS application dossier comprises:

a/ An application for a CFS which is made completely and properly (according to the form provided in Appendix II a to this Circular, not printed herein).

b/ A certified true copy of the lawful written certification of the standard or regulation conformity announcement.

c/ Written request of a competent agency of the importing country (if any).

3. Dossier submission:

A CFS applicant shall submit a dossier to an agency competent to grant CFS directly or by post.

Article 6. Dossier verification and CFS grant

1. For an incomplete or invalid dossier:

a/ For a dossier sent by post: Within 2 working days after receiving the CFS application dossier, an agency competent to grant CFS shall notify in writing the CFS applicant of the dossier s contents to be modified, supplemented and completed.

b/ For a dossier submitted directly: The civil servant receiving the dossier shall examine the dossier s validity. When it is incomplete or invalid, he/she shall return the dossier and guide the applicant in supplementing and completing the dossier.

2. For a complete and valid dossier under Article 5 of this Circular:

a/ The civil servant receiving the dossier shall produce a dossier receipt slip (if the dossier is submitted directly).

b/ Within 5 working days after receiving a CFS application dossier, an agency competent to grant CFS shall grant a CFS (made according to the form provided in Appendix III to this Circular, not printed herein, or as required by the importing country)- A CFS is valid for 2 years at most from the date of its grant.

3. When a product or goods fails to meet the conditions to obtain a CFS under Article 4 of this Circular, an agency competent to giant CFS shall make a written notice to the CFS applicant clearly stating the reason.

4. When finding that examination of the dossier does not provide sufficient grounds for granting a CFS or when detecting violations of previously granted CFS. an agency competent to grant CFS may conduct examination at the place of manufacture or designate a capable conformity assessment institution to conduct examination. Examination expenses shall be paid by the CFS applicant.

Article 7. Re-grant of CFS

1. Conditions for CFS re-grant:

A CFS is re-granted when:

a/ The original CFS remains valid but is lost or missing;

b/ The original CFS remains valid but is damaged and no longer usable:

c/ The CFS is detected to contain errors made by the CFS applicant or the agency competent to grant CFS.

In the cases defined at Points b and c of this Clause, the original CFS must be recalled when a new CFS is granted.

2. Re-grant procedures:

a/ An applicant submits an application for re-grant of a CFS (made according to the form provided in Appendix II, b to this Circular, not printed herein) to an agency competent to grant CFS.

b/ The agency competent to grant CFS notifies the trader of the re-grant of a CFS when detecting a CFS s errors due to its fault.

3. Dossier verification and CFS re-grant:

a/ Within 4 working days after receiving an application for re-grant of a CFS, an agency competent to grant CFS shall consider and compare it, with the original dossier filed at its office and:

- Grant a certified true copy of the CFS, for the cases specified at Points a and b, Clause 1 of this Article. This copy must contain the phrase "certified true copy", date of grant and validity based on the original CFS s validity.

- Grant a new CFS for the case specified at Point c. Clause I of this Article.

b/ In case of refusal, the agency competent to grant CFS shall reply the CFS applicant in writing clearly stating the reason.

Article 8. CFS revocation

1. An agency competent to grant CFS shall revoke a CFS in the following cases:

a/ The cases specified in Clause 1, Article 14 of the Prime Minister s Decision No. 10/2010/ QD-TTg of February 10. 2010.

b/ The CFS is granted to a product or goods which fails to comply with its announced technical regulations.

2. CFS shall be revoked under Clause 2. Article 14 of the Prime Minister s Decision No.l0/2010/QD-TTg of February 10, 2010.


Chapter III

MANAGEMENT OF CERTIFICATES OF FREE SALE OF IMPORTS

Article 9. Requirements on CFS of imports

1. CFS granted by competent authorities of exporting countries or territories must contain all the information specified in Clause 2, Article 6 of the Prime Minister s Decision No.10/2010/QD-TTg of February 10, 2010, providing certificates of free sale for exports and imports.

2. Upon request of a competent state agency specified in Clause 1. Article 3 of this Circular, a CFS granted by an exporting country or territory must be consularly legalized under law, except cases exempt from consular legalization under treaties to which Vietnam is a contracting party.

Article 10. Imports required to have CFS

1. The list of imports required to have CFS as a basis for competent state agencies to grant import licenses or other certificates under current law is provided in Appendix IV to this Circular.

2. A CFS may be used for one or more than one lot of the same imported product as provided by competent slate agencies specified in Clause 1. Article 3 of this Circular.

Article 11. CFS in spec lion

1. CFS is included in a dossier of application for an import license or another certificate for imports under the current law and serves as a basis for competent agencies to issue regulations on relevant procedures and management.

2. Competent agencies specified in Clause 1. Article 3 of this Circular shall inspect CFS of imports under Clause 1. Article 11 of this Circular.

3. When suspecting the truthfulness of CFS of imports or finding imports unconformable with their CFS concerned competent state agencies shall request in writing the CFS granting agency to provide necessary information for clarification.

4. Competent slate agencies may reject untruthful CFS of imports as certified by the CFS granting agency of the exporting country.


Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 12. Responsibilities of manufacturers, exporters and importers of products and goods

1. To prove exports* or imports satisfaction of CFS requirements at the request of agencies competent to grant, inspect and manage CFS.

2. To take responsibility before current law for the accuracy and truthfulness of their declarations related to their CFS application.

3. To take responsibility before current law for the accuracy and truthfulness of CFS of imports.

4. To be inspected and examined for their declaration and use of CFS under this Circular and other relevant laws.

Article 13. Responsibilities of agencies competent to inspect and manage CFS of imports and grant CFS of exports

1. To assume the prime responsibility for carrying out. disseminating and guiding procedures to grant CFS for exports and manage CFS of imports under their competence provided in Article 3 of this Circular.

2. To receive and verify dossiers and grant CFS when exports meet the CFS requirements specified in Article 6 of this Circular.

3. To inspect and manage CFS of imports provided in Appendix IV to this Circular.

4. To direct and guide their attached units in professional operations of CFS grant, inspection and management.

5. Annually or upon request, to submit reports on the grant and inspection of CFS of exports and imports under their management to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for summarization and reporting to the Ministry,


Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

Article 15. Amendment and supplementation

Any problems arising in the course of implementation should be reported in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration, amendment and supplementation.

 

 

MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT




Cao Duc Phat

 

APPENDIX I

COMPETENCE TO MANAGE CFS OF EXPORTS AND IMPORTS
(To the Agriculture and Rural Development Ministry s Circular No. 63/2010/TT-BNNPTNT of November 1, 2010)

No.

Group of" products and goods

Management agency

I

Varieties and breeds

1

Agricultural crop varieties (except imports)

Department of Crop Production

2

Livestock breeds (including embryos, sperms and breeding livestock)

Department of Livestock Husbandry

3

Aquatic breeds

Directorate of Fisheries

4

Forest tree varieties originated from seeds, tissue transplantation and cutting raising

Directorate of Forestry

II

Agricultural supplies

1

Fertilizers and materials for production of fertilizers for cultivation

Department of Crop Production

2

PE bags for saplings; organic and micro organic fertilizers for forestry

Directorate of Forestry

3

Animal feeds and feed additives

Department of Livestock Husbandry-

4

Media for preparation and preservation of animal sperms and embryos

Department of Livestock Husbandry

5

Plant protection drugs

Department of Plant Protection

6

Veterinary drugs (including aquatic veterinary drugs)

Department of Animal Health

7

Supplies and chemicals for animal breeding

Department of Livestock Husbandry

8

Additives and chemicals for processing and preserving agricultural, forest and aquatic materials and products and salt

Department of Processing and Trade for Agro-Forestry-Fisheries Products and Salt Production

9

Biological preparations and chemicals for treating and improving the aquaculture environment

Directorate of Fisheries

10

Aquatic feeds, aquatic feed additives

Directorate of Fisheries

III

Products

1

Products originated from terrestrial animal species

Department of Animal Health

2

Products originated from aquatic animal species

National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department

3

Products originated from aquatic species

Department of Processing and Trade for Agro-Forestry-Fisheries Products and Salt Production

4

Products of plant origin

Department of Plant Protection

5

Forest products: timber and non-limber products of lawful origin

Directorate of Forestry

6

Forest, animals and plants

Directorate of Forestry

IV

Fishing gear and devices and equipment for aquaculture

I

Fishing gear

Directorate of Fisheries

2

Devices and equipment for aquaculture

 

 

APPENDIX IV

LIST OF IMPORTS REQUIRED TO HAVE CFS UNDER THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT S MANAGEMENT
(To the Agriculture and Rural Development Ministry s Circular No. 63/2010/TT-BNNPTNT of November 1, 2010)

No

Products and goods

I

Agricultural supplies:

 

- Samples of plant protection drugs;

- Plant protection drugs outside or not yet included in the list of those permitted for use in Vietnam, which are used by agricultural production establishments under economic contracts with foreign parties; or used for treating export wood, rattan and bamboo products; or used in entertainment and recreation establishments;

- Plant protection drugs outside or not yet included in the list of those permitted for use in Vietnam, which are imported for re-export or used in subcontract export production under economic contracts with foreign parties.

2

Veterinary drugs (including aquatic veterinary drugs)

3

Fertilizers and materials for fertilizer production

4

Animal feeds and feed additives

5

Aquatic feeds and aquatic feed additives

6

Additives and chemicals for processing and preserving agricultural, forest and aquatic materials and products and salt

7

Biological preparations and chemicals for treating and improving the aquaculture environment

II

Agricultural products:

1

Non-food agricultural and aquatic products

2

Specimen wild animals and plants

3

Forest products (timber and non-limber products)

4

Agricultural, forestry and aquatic food products which contain genetically modified ingredients or are irradiated or produced with new technologies

 

Edible salt

III

Fishing gear and equipment subject to strict requirements on fishing safety

1

Materials used as fishing gear

2

Fishing nets

3

Other fishing gear

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 63/2010/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất