Thông tư 191/2015/TT-BTC về hàng hóa XNK qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

thuộc tính Thông tư 191/2015/TT-BTC

Thông tư 191/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:191/2015/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:24/11/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xử lý hàng hóa không chuyển phát được cho người nhận

Ngày 24/11/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 191/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, yêu cầu doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải chủ động phối hợp với cơ quan hải quan xử lý hàng hóa không phát được cho người nhận. Trường hợp hàng hóa đã thông quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu nhưng không chuyển phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn, doanh nghiệp nộp hồ sơ và thực hiện hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, phải đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan; kết nối hệ thống quản lý mã vạch hàng hóa với bộ phận giám sát hải quan để quản lý, giám sát đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát; đăng ký trước với cơ quan hải quan về thời gian làm thủ tục hải quan trong trường hợp thực hiện ngoài giờ làm việc hành chính.
Về hàng hóa, Thông tư quy định, hàng hóa xuất, nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế được chia làm 03 nhóm. Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu gồm: Nhóm hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại; Nhóm hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế trong định mức theo quy định, trừ hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành; Nhóm hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp trên. Hàng hóa xuất khẩu được chia thành các nhóm: Nhóm hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại; Nhóm hàng hóa xuất khẩu có trị giá dưới 05 triệu đồng và không có thuế xuất khẩu, trừ hàng hóa phải có Giấy phép xuất khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành; Nhóm hàng hóa xuất khẩu còn lại.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Xem chi tiết Thông tư191/2015/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 191/2015/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (dưới đây gọi là hàng hóa).
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (dưới đây gọi là doanh nghiệp chuyển phát nhanh).
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm kiểm tra hải quan tập trung đối với hàng hóa chuyển phát nhanh.
4. Cơ quan Hải quan; công chức hải quan.
Bổ sung
Điều 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan.
1. Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Chi cục Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hải quan tập trung đối với hàng hóa chuyển phát nhanh đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
3. Chi cục hải quan quản lý hàng hóa theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất gửi qua doanh nghiệp chuyển phát nhanh được thực hiện quy định tại Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
Điều 4. Khai hải quan.
1. Người khai hải quan bao gồm:
a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh;
b) Chủ hàng;
c) Người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa;
đ) Đại lý hải quan không phải doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
2. Doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện khai hải quan bằng;
a) Phương thức điện tử;
b) Tờ khai hải quan giấy trong trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (dưới đây gọi là Hệ thống) không thực hiện được giao dịch điện tử, khai hải quan;
c) Tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại đối với trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
3. Người khai hải quan quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện khai tờ khai hải quan giấy đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (dưới đây gọi là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP).
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh (dưới đây gọi là Thông tư số 120/2015/TT-BTC) và Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (dưới đây gọi là Thông tư số 42/2015/TT-BTC). Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện:
1. Cập nhật các quy định pháp luật hiện hành, thông báo và giải thích cho chủ hàng những quy định về chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa và không chấp nhận vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, ngừng xuất khẩu, ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định.
3. Chia nhóm hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Nộp thuế, lệ phí hải quan, các khoản thu khác theo quy định tại Chương III Thông tư này.
5. Chủ động phối hợp với cơ quan hải quan xử lý hàng hóa không phát được cho người nhận. Trường hợp hàng hóa đã thông quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu (nếu có) nhưng không chuyển phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn, doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
6. Đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan.
7. Cung cấp thông tin trước về Bản lược khai hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 18 và Điều 20 Thông tư số 42/2015/TT-BTC.
8. Cung cấp Bản lược khai hàng hóa nhập khẩu (bản giấy) cho cơ quan hải quan đối với trường hợp chưa kết nối với Hệ thống.
9. Kết nối hệ thống quản lý mã vạch hàng hóa (nếu có) với bộ phận giám sát Hải quan để quản lý, giám sát đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát của cơ quan Hải quan.
10. Đăng ký trước với cơ quan Hải quan về thời gian làm thủ tục hải quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật Hải quan đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc hành chính.
Bổ sung
Điều 6. Quy định về chia nhóm hàng hóa.
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh căn cứ vào chứng từ thương mại hoặc chứng từ vận tải (trường hợp không có chứng từ thương mại) của hàng hóa để thực hiện chia nhóm hàng hóa như sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu được chia nhóm như sau:
a) Nhóm 1: Hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;
b) Nhóm 2: Hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế trong định mức theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, trừ hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành;
c) Nhóm 3: Hàng hóa nhập khẩu không thuộc điểm a, điểm b Khoản này.
2. Hàng hóa xuất khẩu được chia nhóm như sau:
a) Nhóm 1: Hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;
b) Nhóm 2: Hàng hóa xuất khẩu có trị giá dưới năm triệu đồng Việt Nam (5.000.000 đồng) và không có thuế xuất khẩu, trừ hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành;
c) Nhóm 3: Hàng hóa xuất khẩu không thuộc điểm a, điểm b Khoản này.
Điều 7. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư; túi ngoại giao, túi lãnh sự.
1. Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, chịu sự giám sát hải quan, được chứa đựng bao bì chuyên dụng và niêm phong hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế:
a) Được miễn làm thủ tục hải quan (bao gồm miễn khai hải quan, miễn kiểm tra hải quan);
b) Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan.
Chương II
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH
Điều 8. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan và Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này là Bản lược khai hàng hóa và Tờ khai tài liệu chứng từ không có giá trị thương mại (dưới đây gọi là Tờ khai tài liệu, chứng từ) theo Mẫu số HQ 01-TKTLCT Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này hồ sơ hải quan bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp hoặc Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;
b) Vận tải đơn (chỉ yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận tải bằng đường bộ);
c) Hóa đơn thương mại (nếu có).
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a) Khai đầy đủ các thông tin từng lô hàng là tài liệu, chứng từ của một chủ hàng trên một dòng của Tờ khai tài liệu, chứng từ;
b) Nộp 02 (hai) Tờ khai tài liệu chứng từ có đóng dấu, ký tên của đại diện doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
Trường hợp đã gửi thông tin Bản lược khai hàng hóa trong đó đã chia nhóm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống thì không thực hiện quy định điểm a và điểm b Khoản này.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung kê khai;
b) Không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng quyết định kiểm tra hàng hóa bằng máy soi chiếu theo tỉ lệ không quá 5% tổng số hàng hóa thuộc tờ khai tài liệu chứng từ:
b.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp khai báo, xác nhận thông quan và lưu giữ hồ sơ theo quy định;
b.2) Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi chiếu chưa đủ cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiểm tra thực tế, chuyển xử lý vi phạm (nếu có).
3. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với tờ khai hải quan giấy tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này
1. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Xác định trị giá hàng hóa theo chứng từ thương mại hoặc chứng từ vận tải (trường hợp không có chứng từ thương mại) của lô hàng để thực hiện khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp;
b) Khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp theo hướng dẫn tại phần A Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
c) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan và thực hiện:
c.1) Quy định tại điểm d Khoản này đối với hàng hóa đã được thông quan;
c.2) Xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra đối với hàng hóa phân luồng vàng và luồng đỏ;
c.3) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra đối với hàng hóa phân luồng đỏ;
c.4) Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan.
d) Đưa hàng hóa đã thông quan qua khu vực giám sát:
d.1) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện:
d.1.1) Gửi Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu trị giá thấp đã được thông quan theo Mẫu số HQ 02-BKTKTGT Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này theo từng chuyến hàng đưa qua khu vực giám sát hải quan cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống;
Trường hợp chưa có phần mềm kết nối với Hệ thống, lập Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu trị giá thấp đã được thông quan (02 bản chính) và xuất trình cho công chức giám sát hải quan khi đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan;
d.1.2) Chịu trách nhiệm pháp luật đối với việc đưa hàng hóa đã được thông quan qua khu vực giám sát.
d.2) Người khai hải quan quy định tại điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư này xuất trình Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp hoặc Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp hoặc Tờ khai hải quan giấy khi đưa hàng hóa qua khu vực giám sát.
đ) Khai bổ sung hồ sơ hải quan:
Người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại Phần B Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
đ.1) Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai trước khi cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hải quan (trước CEA/CEE) thì gửi thông tin khai bổ sung thông qua Hệ thống bằng nghiệp vụ MID/MIE hoặc MED/MEE;
đ.2) Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai sau khi cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hải quan (sau CEA/CEE) hoặc trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan giấy: gửi 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo Mẫu số 03/KBS/GSQL tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
đ.3) Thực hiện quy định tại điểm c, điểm d Khoản này;
e) Thực hiện các quyết định khác của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
2. Trách nhiệm của Chi cục hải quan:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan và thực hiện:
a.1) Kiểm tra, xử lý hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 và Điều 27 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
a.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn nội dung khai không phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này, kiểm tra trị giá khai báo hàng hóa với cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan:
a.2.1) Trường hợp phù hợp, thực hiện quy định tại điểm b và điểm c Khoản này;
a.2.2) Trường hợp không phù hợp, thông báo cho người khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và hủy tờ khai trên Hệ thống.
b) Thông quan hàng hóa theo quy định.
c) Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát:
c.1) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh gửi Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu đã được thông quan qua Hệ thống, công chức hải quan xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống;
Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp 02 (hai) Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu đã thông quan, công chức hải quan xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên 02 (hai) Bản kê tờ khai hàng hóa đã được thông quan; trả lại doanh nghiệp chuyển phát nhanh 01 (một) bản chính, lưu 01 (một) bản chính;
c.2) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm c.1 Khoản này, xác nhận theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với tờ khai hải quan giấy tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 11. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 12. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác); hàng xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, phải nhập khẩu trở lại để trả cho người gửi; hàng hóa nhập khẩu không phát được cho người nhận, phải hoàn nước gốc
1. Đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác):
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Có văn bản đề nghị được chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên vận tải đơn và danh sách hàng hóa lạc tuyến;
a.2) Đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp chuyển phát nhanh;
b.2) Thực hiện thủ tục giám sát theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, phải nhập khẩu trở lại để trả cho người gửi.
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này;
a.2) Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại Điều 8 Thông tư này, doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải nộp cho cơ quan hải quan:
a.2.1) Văn bản của doanh nghiệp chuyển phát nhanh nước ngoài thông báo hàng hóa bị trả lại do không có người nhận hàng: 01 bản chụp;
a.2.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.
a.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;
b.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành);
b.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu không phát được cho người nhận, phải gửi hoàn nước gốc:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này;
a.2) Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại Điều 8 Thông tư này, doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải nộp cho cơ quan hải quan tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
a.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;
b.2) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này;
b.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 13. Hủy tờ khai
1. Các trường hợp hủy tờ khai:
a) Hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan:
a.1) Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống có sự cố;
a.2) Khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai);
a.3) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu;
a.4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu;
a.5) Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại Phần B Phụ lục II Thông tư này.
b) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
c) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra và hàng hóa nhập khẩu đã về đến cửa khẩu nhập;
d) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện chia nhóm hàng hóa không đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Thủ tục hủy tờ khai đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này:
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
a.1) Gửi đơn đề nghị hủy tờ khai theo Mẫu số 04/HTK/GSQL tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: 01 bản chính;
a.2) Giải trình và thực hiện các quyết định của cơ quan Hải quan.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Tiếp nhận và phê duyệt văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan;
b.2) Thực hiện hủy tờ khai trên Hệ thống.
3. Thủ tục hủy tờ khai đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
a.1) Gửi văn bản đề nghị hủy tờ khai cho cơ quan hải quan: 01 bản chính;
a.2) Giải trình và thực hiện các quyết định của cơ quan Hải quan.
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận và phê duyệt văn bản đề nghị hủy của doanh nghiệp;
b.2) Thực hiện hủy tờ khai như đối với tờ khai hải quan giấy quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b.3) Trường hợp không chấp nhận, thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
4. Thủ tục hủy tờ khai đối với khai trên tờ khai hải quan giấy:
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.          
Chương III
THỦ TỤC THU NỘP THUẾ VÀ LỆ PHÍ HẢI QUAN
Điều 14. Thủ tục thu nộp thuế và lệ phí hải quan:
1. Hình thức thu nộp tiền thuế, lệ phí hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện nộp thuế thay cho chủ hàng thì số tiền thuế, lệ phí hải quan dự kiến phát sinh phải nộp được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước.
3. Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan sử dụng bảo lãnh chung của người nộp thuế: thư bảo lãnh chung phải được tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan được sử dụng.
4. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Tự khai, tự tính thuế, tự nộp thuế, lệ phí hải quan và tự chịu trách nhiệm đối với các tờ khai hải quan có thuế, lệ phí đã được làm thủ tục hải quan; tự xác định số tiền thuế, lệ phí hải quan phải được nộp trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước;
a.2) Thực hiện thu, nộp lệ phí hải quan theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
a.3) Trường hợp nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan quy định tại khoản 2 Điều này: khi khai báo tờ khai hải quan phải kê khai chỉ tiêu “người nộp thuế” là mã 2; kê khai chỉ tiêu “mã xác định thời hạn nộp thuế” là mã D. Số tiền thuế phải nộp của từng tờ khai hải quan phát sinh trong ngày được trừ vào số tiền nộp trước tại tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được thông quan hàng hóa.
a.4) Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung quy định tại khoản 3 Điều này, việc xử lý thanh toán trừ lùi, cập nhật số dư và quản lý bảo lãnh thực hiện theo khoản 4, khoản 5 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
a.5) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh sử dụng biên lai đặc thù:
a.5.1) Được phát hành Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí hải quan để trả cho chủ hàng;
a.5.2) Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;
a.5.3) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Hải quan thực hiện việc đối chiếu các chứng từ thu nộp ngân sách đảm bảo việc nộp thuế, lệ phí hải quan chính xác và đúng quy định hiện hành.
b) Trách nhiệm của người khai hải quan khác (không phải là doanh nghiệp chuyển phát nhanh): thực hiện nộp thuế, lệ phí theo quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC
c) Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan thực hiện nộp thuế, lệ phí hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Đối với trường hợp nộp thuế, lệ phí hải quan bằng tiền mặt:
a.1) Phát hành Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí hải quan cho từng tờ khai hải quan có số tiền thuế, lệ phí hải quan đã nộp và thực hiện các quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
a.2) Đối với tổng số tiền thuế, lệ phí thu được trong ngày làm việc, Chi cục quan hải quan phải lập hồ sơ nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định gom: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định (01 bản chính) và Bản kê tờ khai - tiền thuế phát sinh chuyển nộp Ngân sách Nhà nước thu được của từng lô hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong ngày theo Mẫu HQ 03-BKTK-TT tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này (01 bản chính).
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước:
b.1) Công chức hải quan căn cứ nội dung tính thuế trên tờ khai hải quan, để xác định số tiền thuế phải nộp của từng tờ khai hải quan phát sinh thuế trong ngày trừ vào số tiền nộp trước;
b.2) Định kỳ hàng ngày hoặc một tuần/01 (một) lần, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định, kèm theo Bản tổng hợp tiền thuế trích từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp Ngân sách Nhà nước (tổng hợp chi tiết số tờ khai hải quan, sắc thuế, số tiền doanh nghiệp chuyển phát nhanh kê khai đã trừ lùi để trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp Ngân sách Nhà nước) theo Mẫu HQ 04-BTH-TT tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này và gửi 01 bản cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh khi có yêu cầu để đối chiếu số tiền đã nộp;
c) Đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh chung:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Điều 15. Xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa:
1. Tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được coi là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Trường hợp tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã thông quan và đã được xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan nhưng không phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn và theo thông báo của doanh nghiệp chuyển phát nhanh là hàng được chấp nhận hoàn nước gốc quy định;
c) Các trường hợp khác: theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục và trình tự xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Riêng số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa được bù trừ với số thuế mà doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã nộp thuế thay chủ hàng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa phải nộp thuế cho lần tiếp theo hoặc đề nghị cơ quan hải quan chuyển nộp trước vào tiền gửi của cơ quan hải quan.
Điều 16. Ấn định thuế
1. Đối với những lô hàng do doanh nghiệp chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng thực hiện thủ tục hải quan thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền thuế ấn định đối với hàng hóa.
2. Đối với những lô hàng do chủ hàng tự khai thì chủ hàng nộp tiền ấn định thuế đối với hàng hóa.
3. Các trường hợp ấn định thuế; thủ tục, trình tự ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Chương IV
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH VẬN CHUYỂN, ĐÓNG
GHÉP ĐANG CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 17. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh hoặc từ địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh (dưới đây gọi là địa điểm làm thủ tục hải quan) đến cửa khẩu xuất.
1. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp số lượng hàng hóa của lô hàng khai báo vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập (số lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa quá cảnh hoặc hàng hóa xuất khẩu khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập có trên 05 vận đơn hoặc có trên 50 tờ khai xuất khẩu), nộp thêm:
a.1) 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo Mẫu số 01-BKVĐ/TKXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này đối với trường hợp hàng hóa có trên 05 vận đơn, hoặc có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số lượng gói, kiện rời nhỏ hơn 100;
a.2) 03 Bản kê hàng hóa theo Mẫu số 02-BKHH Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này đối với trường hợp hàng hóa có trên 100 gói, kiện rời trở lên (không giới hạn số lượng vận đơn, hoặc số lượng tờ khai xuất khẩu); không phải lập thêm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu.
b) Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đường bộ không có vận tải đơn: 01 bản chụp.
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (hệ thống e-Manifest), nếu người khai hải quan khai mã bộ hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)”, đồng thời ghi nhận tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Chi tiết số vận đơn, người xuất khẩu, người nhập khẩu và tên hàng theo thông tin khai báo trên Hệ thống e-Manifest” thì không phải nộp bản sao vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;
c) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính. Trường hợp đã kết nối với Hệ thống một cửa quốc gia thì không phải nộp giấy phép.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a) Khai hải quan:
a.1) Khai các thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
a.2) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan; hàng hóa quá cảnh có mục đích vận chuyển khác nhau thì khai báo trên các tờ khai vận chuyển độc lập khác nhau;
a.3) Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập của nhiều vận đơn có cùng một điểm đích ghi trên vận đơn hoặc hàng hóa của nhiều tờ khai xuất khẩu có cùng địa điểm xuất hàng (cảng xuất hàng) thì được khai trên một tờ khai vận chuyển độc lập, không giới hạn số lượng vận đơn và số lượng hàng rời kèm theo tờ khai vận chuyển độc lập.
b) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 1 và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có), 03 Bản kê hàng hóa (nếu có) và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
c) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra, phê duyệt vận chuyển, niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
đ) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế theo yêu cầu của cơ quan hải quan trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan hải quan;
e) Trường hợp có sửa đổi, bổ sung thông tin tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa, người khai hải quan giải trình lý do sửa đổi bổ sung bằng văn bản trong 24 giờ kể từ khi công chức giám sát xác nhận trên Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa; và cập nhật sửa đổi bổ sung trên file HYS đính kèm sau khi Chi cục Hải quan đã phê duyệt
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
a) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên tờ khai (nếu có).
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo Mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định;
b) Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên Hệ thống. In 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển theo yêu cầu của người khai hải quan;
c) Thực hiện niêm phong hàng hóa (nếu có) và ghi số niêm phong hải quan tại Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc Bản kê hàng hóa; ký, tên đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận trên trang đầu của Thông báo phê duyệt hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có).
Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được, công chức hải quan lập biên bản ghi nhận ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa (nếu cần thiết).
Trường hợp có sửa đổi thông tin tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa, căn cứ vào thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện xác nhận việc sửa đổi, bổ sung trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; hoặc tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa đính kèm (nếu có).
d) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
đ) Bàn giao hàng hóa và hồ sơ cho người khai hải quan như sau:
đ.1) 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có); 01 Bản kê hàng hóa (nếu có) để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi hoặc công chức hải quan giám sát khi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát;
đ.2) Niêm phong hồ sơ gồm 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); 01 biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có) để xuất trình Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến;
e) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
g) Tổ chức truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến.
h) Lưu giữ hồ sơ gồm 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có); 01 Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có).
4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
a) Công chức hải quan đối chiếu tình trạng niêm phong, số hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) với thực tế hàng hóa để xác nhận trên Hệ thống hoặc Bản kê hàng hóa;
b) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào hệ thống.
c) Lưu giữ hồ sơ gồm 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có), 01 Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có).
Điều 18. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu đóng ghép hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
1. Nguyên tắc đóng ghép
Hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu đóng ghép chung xe chuyên dụng, toa xe đường sắt chuyên dụng với hàng hóa quá cảnh phải thỏa mãn các điều kiện:
a) Phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng nhập khẩu; và hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu trong trường hợp hàng đóng ghép được chia tách nhiều lần, đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan;
b) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; trừ hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép quá cảnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 Luật Thương mại;
c) Phải có cùng điểm xuất phát và cùng điểm đích vận chuyển, cụ thể:
c.1) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu khi đóng ghép với hàng hóa quá cảnh phải cùng điểm xuất phát là cửa khẩu nhập và cùng điểm đích là địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu và là nơi lưu giữ, chia tách, đóng ghép hàng hóa quá cảnh;
c.2) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu khi đóng ghép với hàng hóa quá cảnh phải cùng điểm xuất phát là địa điểm làm thủ tục hải quan và cùng điểm đích là cửa khẩu xuất.
d) Chỉ được đóng ghép chung trong một xe chuyên dụng (container) hoặc một toa xe lửa.
2. Thủ tục hải quan:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Gửi cơ quan Hải quan văn bản đề nghị đóng ghép hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với hàng quá cảnh quy định tại khoản 1 Điều này: 02 bản chính;
a.2) Trường hợp được cơ quan Hải quan chấp nhận, khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Điều 17 Thông tư này và thực hiện:
a.2.1) Trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng hóa xuất khẩu và thực xuất tại cùng cửa khẩu, khai trên 01 tờ khai vận chuyển độc lập;
a.2.2) Trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng hóa nhập khẩu, khai trên 02 tờ khai vận chuyển độc lập. Khi hàng hóa quá cảnh đến điểm đích, người khai hải quan khai tiếp tờ khai vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu xuất.
a.3) Tiêu chí “Ghi chú 2” ghi số tờ khai vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng ghép.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
b.1) Tiếp nhận và kiểm tra các điều kiện đóng ghép quy định tại khoản 1 Điều này:
b.1.1) Trường hợp không phù hợp: không chấp nhận việc đóng ghép, hoặc hướng dẫn bổ sung;
b.1.2) Trường hợp phù hợp: phê duyệt văn bản đề nghị đóng ghép; giám sát việc chia tách, đóng ghép và thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư này;
b.2) Ghi cùng 01 số hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) của hàng quá cảnh và hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu đóng ghép.
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.1) Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này;
c.2) Kiểm tra tờ khai vận chuyển độc lập được ghi tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên tờ khai vận chuyển độc lập đóng ghép để xác nhận 02 tờ khai trên hệ thống theo quy định.
Điều 19. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh được thu gom từ địa điểm làm thủ tục hải quan vận chuyển qua nhiều địa điểm làm thủ tục hải quan khác, sau đó vận chuyển đến cửa khẩu xuất.
1. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, khai điểm đích vận chuyển bảo thuế là địa điểm thu gom.
b) Giao hàng cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh tại địa điểm làm thủ tục hải quan (địa điểm thu gom);
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng đi và hàng đến
Thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
Chương V
THỦ TỤC THÀNH LẬP, DI CHUYỂN, MỞ RỘNG, THU HẸP, BỐ TRÍ LẠI ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẬP TRUNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH
Điều 20. Điều kiện thành lập địa điểm kiểm tra giám sát hải quan tập trung đối với hàng hóa chuyển phát nhanh.
Địa điểm kiểm tra giám sát hải quan tập trung đối với hàng hóa chuyển phát nhanh (dưới đây gọi là địa điểm) phải đáp ứng điều kiện:
1. Vị trí nằm trong khu vực được quy hoạch của các sân bay quốc tế do cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Có diện tích tối thiểu 5000 m2.
3. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, bố trí diện tích kiểm tra hàng hóa, kho chứa tang vật vi phạm, diện tích để lắp đặt trang thiết bị camera, cân điện tử, máy soi.
4. Có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
5. Có hệ thống máy tính, phần mềm quản lý và theo dõi hàng hóa đưa ra, đưa vào và được kết nối với cơ quan hải quan.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm
Hồ sơ thành lập địa điểm gồm 01 bộ:
1. Văn bản đề nghị thành lập địa điểm của doanh nghiệp trong đó xác định rõ những nội dung gồm: sự cần thiết phải thành lập và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 20 Thông tư này: 01 bản chính.
2. Sơ đồ mặt bằng, hệ thống camera giám sát, vị trí lắp đặt máy soi, hệ thống mạng, trụ sở làm việc của cơ quan hải quan, kho chứa hàng tạm giữ: 01 bản chụp.
3. Văn bản quy hoạch sân bay quốc tế đã được phê duyệt trong đó có bao gồm địa điểm; hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải về địa điểm nằm trong quy hoạch của sân bay: 01 bản chụp;
4. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp.
5. Giấy chứng nhận đảm bảo phòng cháy chữa cháy của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản chụp.
Điều 22. Trình tự thành lập địa điểm.
1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm.
2. Ra quyết định thành lập địa điểm:
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế địa điểm; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của hải quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư này, gửi báo cáo kèm hồ sơ theo quy định tại Điều 21 Thông tư này về Tổng cục Hải quan;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Điều 23. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động của địa điểm.
1. Chấm dứt hoạt động của địa điểm
a) Các trường hợp chấm dứt hoạt động
a.1) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
a.2) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
a.3) Trường hợp địa điểm không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
a.4) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;
a.5) Trường hợp quá thời hạn tạm dừng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
b) Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm;
c) Trình tự chấm dứt hoạt động của địa điểm và thời hạn giải quyết:
c.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra để báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động đối với địa điểm trong thời hạn sau:
c.1.1) Năm (05) ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp;
c.1.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại điểm a.2 Khoản này nếu doanh nghiệp không có văn bản giải trình lý do chính đáng và thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố trình bày lý do chính đáng đề nghị thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định gia hạn 01 lần không quá thời hạn mà doanh nghiệp đề nghị và không quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày gia hạn;
c.1.3) Sau khi phát hiện trường hợp quy định tại Điểm a.3 và Điểm a.4 Khoản này;
c.1.4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm c.1.2 Khoản này;
c.2) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm.
2. Tạm dừng hoạt động của địa điểm:
a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có hàng hóa và doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của địa điểm;
b) Thẩm quyền ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm:
b.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm trong thời hạn 06 tháng;
b.2) Trường hợp phải tạm dừng hoạt động của địa điểm quá 06 tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
c) Trình tự tạm dừng hoạt động của địa điểm và thời hạn giải quyết:
c.1) Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
c.2) Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và văn bản đề nghị của doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại Điểm b.2 Khoản này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
d) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, địa điểm không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan;
đ) Trong thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành lập và hoạt động của địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp nhận cho phép địa điểm hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm b.2 Khoản này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn trên, doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 24. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm.
1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích hoặc bố trí lại địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này:
a) Đối với trường hợp mở rộng, thu hẹp hoặc bố trí lại địa điểm thì lập 01 bộ hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố bộ hồ sơ gồm:
a.1) Đơn đề nghị mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm (01 bản chính);
a.2) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp, hoặc bố trí lại địa điểm (01 bản chính);
a.3) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng; hoặc văn bản thỏa thuận bố trí lại địa điểm với chủ sở hữu quyền sử dụng đất (01 bản chụp).
b) Lập 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới gồm:
b.1) Đơn đề nghị di chuyển đến địa điểm mới (01 bản chính);
b.2) Các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 21 Thông tư này đối với địa điểm mới.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát đánh giá thực tế kho bãi và ra quyết định chấp thuận mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm; hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện. Trường hợp di chuyển địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi hồ sơ và báo cáo đề xuất với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận di chuyển địa điểm hoặc có văn bản không chấp thuận di chuyển địa điểm trả lời doanh nghiệp.
Điều 25. Chuyển đổi quyền kinh doanh, khai thác địa điểm.
1. Thủ tục chuyển quyền thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác địa điểm theo Quyết định của Tổng cục Hải quan có công văn đề nghị chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm; hoàn thành các thủ tục hải quan liên quan và nghĩa vụ về thuế trước khi đề nghị chuyển quyền;
b) Doanh nghiệp mới tiếp nhận chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm làm thủ tục chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm;
c) Hồ sơ chuyển quyền bao gồm:
c.1) Văn bản đề nghị chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm trong đó có nêu rõ điều kiện thỏa thuận giữa doanh nghiệp chuyển và doanh nghiệp nhận chuyển quyền, có chữ ký của người đại diện và dấu xác nhận (nếu có): 01 bản chính;
c.2) Các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư này của doanh nghiệp nhận chuyển quyền;
c.3) Các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này trường hợp có thay đổi so với hồ sơ thành lập;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin chuyển đổi quyền kinh doanh, khai thác địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận, không thực hiện khảo sát lại thực tế địa điểm trong trường hợp không có sự thay đổi so với thực trạng địa điểm hiện hành đã được chấp thuận khi thành lập.
2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu:
a) Doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác địa điểm theo Quyết định thành lập của Tổng cục Hải quan có công văn đề nghị đổi tên đến Tổng cục Hải quan, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác nhận theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp (01 bản chụp);
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên trên Quyết định thành lập địa điểm.
nhayĐiều 20, 21, 22, 23, 24, 25 Thông tư 191/2015/TT-BTC được thay thế bởi Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định Điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán và hết hiệu lực bởi khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014 theo quy định tại Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần ban hành kèm theo Quyết định 1859/QĐ-BTCnhay
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và Thông tư số 36/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 27. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Đối với tờ khai hải quan đã đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và Thông tư số 36/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
3. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo và người khai hải quan phản ánh với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết cụ thể./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội; VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố;
- Sở TC, Cục thuế, Hải quan, KBNN các tỉnh, TP;
- Kiểm toán Nhà nước; Công báo;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; Website Hải quan;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ;
- Lưu: VT, TCHQ.(477).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

PHỤ LỤC I

BIỂU MẪU VỀ TỜ KHAI HẢI QUAN; BẢN KÊ TIỀN THUẾ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
(Ban hành kèm Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Tên biểu mẫu

Số hiệu

01

Tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại

HQ 01-TKTLCT

02

Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu trị giá thấp (MIC/MEC) đã hoàn thành thủ tục hải quan

HQ-02-BKTKTGT

03

Bản kê số tờ khai - tiền thuế phát sinh chuyển nộp NSNN

HQ 03-BKSTK-TT

04

Bản tổng hợp - Tiền thuế trích từ tại khoản tiền gửi chuyển nộp NSNN

HQ 04-BTH-TT

05

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp (thông báo kết quả phân luồng)

 

06

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp (thông quan)

 

07

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp (thông báo kết quả phân luồng)

 

08

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp (thông quan)

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
-------

Số: …………../TK-CQBHVB

Mẫu số HQ 01-TKTLCT

 

 

TỜ KHAI  

Tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại

 (sử dụng cho hàng hóa nhóm 1)

 

 

STT

Số vận đơn

(nếu có)

Họ tên, địa chỉ, số CMND
(nếu có)

Tên hàng

Mã số hàng

Xuất xứ

Số kiện

Trọng lượng

Lệ phí

Ghi chú

Người gửi

Người nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận kết quả kiểm tra:

 

………. ngày …. tháng …. năm 20….
CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(ký, đóng dấu công chức)

……. ngày …. tháng …. năm 20….
CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Nếu hàng hóa xuất khẩu thì gạch bỏ chữ nhập khẩu và ngược lại.

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
-------

Số: …………../BK-CQBHVB

Mẫu số HQ 02-BKTKTGT

 

 

 

BẢN KÊ

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu trị giá thấp (MIC/MEC) đã hoàn thành thủ tục hải quan

 

 

STT

Số Tờ khai

Số vận đơn

Tên hàng

Số kiện hoặc Trọng lượng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


DOANH NGHIỆP LẬP BẢN KÊ
(Ký, đóng dấu)

…..ngày... tháng.... năm
CCHQ XÁC NHẬN HÀNG ĐÃ QUA KHU VỰC GIÁM SÁT
(Ký, đóng dấu công chức)

nhayMẫu số HQ 02-BKTKGT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 191/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Mẫu số HQ 02- BKTKTGT Phụ lục 1 Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2019/TT-BTC theo quy định tại Điểm a Khoản 20 Điều 2.nhay

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
-------

Số: …………../BK-CQBHVB

Mẫu số HQ 03-BKTK-TT

 

 

BẢN KÊ TỜ KHAI - TIỀN THUẾ PHÁT SINH CHUYỂN NỘP NSNN

ngày  ……../ ……../ …………….

 

 

ĐVT: VN đồng

STT

SỐ, NGÀY TỜ KHAI

SỐ, NGÀY BIÊN LAI

SỐ TIỀN ĐÃ NỘP

TỔNG SỐ

XK

NK

TTĐB

GTGT

BVMT

…….

(1)

(2)

(3)

(4 = 4.1-4.n)

(4.1)

(4.2)

(4.3)

(4.4)

(4.5)

(4.n)

2

Tờ khai 1

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tờ khai 2

 

 

 

 

 

 

 

 

4

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

5

………

 

 

 

 

 

 

 

 

....

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BẢN KÊ
(Ký, xác nhận)

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
-------

Số: …………../BK-CQBHVB

Mẫu số HQ 04-BTH-TT

 

 

BẢN TỔNG HỢP

TIỀN THUẾ TRÍCH TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CHUYỂN NỘP NSNN

(Sử dụng cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền trước vào tài khoản tiền gửi của hải quan)

 

 

Ngày ……./ ………/ ……………                                                  Mã số thuế: ……………………………

 

ĐVT: VN đồng

STT

NỘI DUNG
SỐ TỜ KHAI

NGÀY TỜ KHAI

SỐ DƯ ĐẦU KỲ

SỐ TIỀN ĐÃ SỬ DỤNG THEO SẮC THUẾ

SỐ DƯ CUỐI KỲ

TỔNG SỐ

XK

NK

TTĐB

GTGT

BVMT

…..

(1)

(2)

(3)

(4)

(5 = 5.1-5.n)

(5.1)

(5.2)

(5.3)

(5.4)

(5.5)

(5.n)

(6 = 4-5)

1

SỐ DƯ ĐẦU KỲ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tờ khai 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tờ khai 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BẢN KÊ
(Ký, xác nhận)

 

Bổ sung
nhayMẫu số HQ 05-BLKHH, Mẫu số HQ 06-BKCTHH, Mẫu số HQ 07-BKTKTL, Mẫu số HQ 08-BBBT được bổ sung bởi Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2019/TT-BTC theo quy định tại Điểm b Khoản 20 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC II  

HƯỚNG DẪN KHAI VÀ CÁC TIÊU CHÍ KHÔNG ĐƯỢC KHAI BỔ SUNG ĐỐI VỚI TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRỊ GIÁ THẤP VÀ TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TRỊ GIÁ THẤP

 (Ban hành kèm Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

Phần A: Hướng dẫn khai báo

STT

Tiêu chí

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp

Bảng mã

1

Số tờ khai

Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai.

Lưu ý: cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự số 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung.

Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai.

Lưu ý: cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự số 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung.

 

2

Cơ quan Hải quan

(1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.

(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn

(1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.

(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn

 

 

 

 

X

3

Mã bộ phận xử lý tờ khai

(1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai.

(2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.

(3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn

(1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai.

(2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.

(3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn

X

4

Mã người nhập khẩu/xuất khẩu

Nhập mã số thuế của người nhập khẩu.

Lưu ý:

- Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MIC thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người nhập khẩu.

- Người nhập khẩu là cá nhân thì doanh nghiệp CPN nhập mã mặc định theo quy định của TCHQ.

Nhập mã số thuế của người xuất khẩu.

Lưu ý:

- Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MEC thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người xuất khẩu.

- Người xuất khẩu là cá nhân thì doanh nghiệp CPN nhập mã mặc định theo quy định của TCHQ.

 

5

Tên người nhập khẩu/ xuất khẩu

Nhập tên của người nhập khẩu.

Lưu ý:

- Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người nhập khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người nhập khẩu.

Nhập tên của người xuất khẩu.

Lưu ý:

- Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người xuất khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người xuất khẩu.

 

6

Mã bưu chính

Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có).

Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có).

 

7

Địa chỉ người nhập khẩu/ xuất khẩu

(1) Nhập địa chỉ của người nhập khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.

(2) Trường hợp địa chỉ của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác.

(3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MIC thì không cần nhập liệu.

(1) Nhập địa chỉ của người xuất khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.

(2) Trường hợp địa chỉ của người xuất khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác.

(3) Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MEC thì không cần nhập liệu.

 

8

Số điện thoại người nhập khẩu/ xuất khẩu

(1) Nhập số điện thoại của người nhập khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang).

Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu.

(2) Trường hợp số điện thoại của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác.

(3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MIC thì không cần nhập liệu.

(1) Nhập số điện thoại của người xuất khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang).

Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu.

(2) Trường hợp số điện thoại của người xuất khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác.

(3) Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MEC thì không cần nhập liệu.

 

9

Mã người xuất khẩu/ nhập khẩu

Nhập mã người xuất khẩu (nếu có).

Nhập mã người nhập khẩu (nếu có).

 

10

Tên người xuất khẩu / nhập khẩu

(1) Nhập tên người xuất khẩu (nếu chưa đăng ký vào hệ thống).

(2) Trường hợp đã đăng ký, hệ thống sẽ tự động xuất ra.

Lưu ý: - Nhập tên người xuất khẩu (người bán) theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu (Trường hợp mua bán qua bên thứ ba không có hợp đồng thì nhập tên người xuất khẩu trên chứng từ vận tải);

- Chấp nhận tên viết tắt hoặc rút gọn của người xuất khẩu.

(1) Nhập tên người nhập khẩu (nếu chưa đăng ký vào hệ thống).

(2) Trường hợp đã đăng ký, hệ thống sẽ tự động xuất ra.

Lưu ý: - Nhập tên người nhập khẩu (người mua) theo hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu (Trường hợp mua bán qua bên thứ ba không có hợp đồng thì nhập tên người nhập khẩu trên chứng từ vận tải);

- Chấp nhận tên viết tắt hoặc rút gọn của người nhập khẩu.

 

11

Mã bưu chính người xuất khẩu/ nhập khẩu

Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có).

Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có).

 

12

Địa chỉ

Ô 1: nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.

Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác.

Ô 2: nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX).

Ô 3: nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.

Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.

Ô 4: nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.

Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.

Ô 1: nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.

Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác.

Ô 2: nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX).

Ô 3: nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.

Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.

Ô 4: nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.

Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.

 

13

Mã nước

(1) Nhập mã nước người xuất khẩu gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại website Hải quan: www.customs.gov.vn)

(2) Nhập mã nước chính xác nếu hệ thống hiển thị không đúng.

(3) Không phải nhập liệu trong trường hợp không xác định được nước xuất khẩu hoặc không có trong bảng mã UN LOCODE.

(1) Nhập mã nước người nhập khẩu gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại website Hải quan: www.customs.gov.vn)

(2) Nhập mã nước chính xác nếu hệ thống hiển thị không đúng.

(3) Không phải nhập liệu trong trường hợp không xác định được nước xuất khẩu hoặc không có trong bảng mã UN LOCODE.

X

14

Số House AWB

Nhập số house AWB

 

 

15

Số Master AWB

Nhập số master AWB (nếu có)

- Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...)

- Không nhập phần thập phân

- Nhập là “1” đối với hàng hóa không phải là hàng chuyển phát nhanh

 

16

Số lượng

- Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...)

- Không nhập phần thập phân

- Nhập là “1” đối với hàng hóa không phải là hàng chuyển phát nhanh

- Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển)

Lưu ý:

- Có thể nhập 08 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”.

X

17

Tổng trọng lượng hàng (Gross)

- Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển)

Lưu ý:

- Có thể nhập 06 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”.

- Nếu trọng lượng là LSB thì đổi ra KGM để nhập liệu.

 

X

18

Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến

Nhập mã địa điểm nơi lưu giữ/tập kết hàng hóa khi khai báo nhập khẩu, cụ thể như sau:

1. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan mã hóa.

(Tham khảo bảng mã “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)

Lưu ý:

- Hàng hóa của Doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính DN thì sử dụng mã kho của DN A. Nếu hàng hóa của DN A thuê kho của DN B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của DN B hoặc mã kho ICD để khai báo.

- Nếu DN tự nguyện mang hàng đến địa điểm tập kết do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai thì có thể sử dụng mã địa điểm của Chi cục (Ví dụ: đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB).

2. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa nhập khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ mã tạm của Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô “Phần ghi chú”.

Nhập mã địa điểm nơi lưu giữ/tập kết hàng hóa khi khai báo xuất khẩu, cụ thể như sau:

1. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan mã hóa:

(Tham khảo bảng mã “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)

Lưu ý:

- Hàng hóa của Doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính DN thì sử dụng mã kho của DN A. Nếu hàng hóa của DN A thuê kho của DN B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của DN B hoặc mã kho ICD để khai báo.

- Nếu DN tự nguyện mang hàng đến địa điểm tập kết do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai thì có thể sử dụng mã địa điểm của Chi cục (Ví dụ: đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB).

2. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ mã tạm của Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô “Phần ghi chú”.

….

 

19.

Tên máy bay trở hàng

Nhập theo nguyên tắc số hiệu hãng hàng không (2 ký tự), số hiệu chuyến bay (4 ký tự)/ ngày tháng (DDMMM) Ví dụ: VN0000/01JAN

Ô 1: Nhập mã địa điểm nhận hàng cuối cùng theo UN LOCODE (tham khảo bảng mã “Cảng nước ngoài” hoặc “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)

Lưu ý:

(1) Trường hợp mã địa điểm nhận hàng cuối cùng không có trong bảng mã UN LOCODE thì nhập “ZZZ”.

(2) Trường hợp không xác định được mã địa điểm nhận hàng cuối cùng (tương ứng với mã “UNKNOWN” trong bảng mã) thì không cần nhập.

(3) Trường hợp xuất khẩu tại chỗ: Nhập VNZZZ

(4) Trường hợp hàng hóa từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan: nhập “ZZZZZ”.

Ô 2: Nhập tên địa điểm nhận hàng cuối cùng (không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hỗ trợ).

 

20

Ngày đến

 

 

 

21

Mã địa điểm dỡ hàng

Nhập mã địa điểm dỡ hàng (tham khảo bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn và sử dụng 03 ký tự đầu)

Ví dụ: cảng Cát Lái mã CLI01 thì nhập CLI

 

X

22

Mã địa điểm xếp hàng

- Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE (tham khảo bảng mã “Cảng nước ngoài” hoặc “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)

- Trường hợp mã địa điểm nhận hàng cuối cùng không có trong bảng mã UN LOCODE thì nhập “ZZZZZ”

- Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE. (Tham khảo các bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)

X

23

Trị giá hóa đơn

Ô 01: Nhập điều kiện giá hóa đơn theo một trong các trường hợp sau:

“A”: Trị giá hóa đơn không bao gồm phí vận chuyển;

“B”: Trị giá hóa đơn bao gồm phí vận chuyển;

“C”: Trị giá hóa đơn hỗn hợp (một phần có phí vận chuyển và một phần không có phí vận chuyển);

“D”: Loại khác.

Ô 02: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms:

Ô số 01: Mã phân loại tiền tệ hóa đơn. Tham khảo trên website Hải quan: www.customs.gov.vn

Ô số 02: Nhập trị giá hóa đơn. Nếu trị giá hóa đơn không phải là VND có thể điền vào 4 chữ số sau dấu thập phân. Nếu trị giá hóa đơn là VND thì không điền số sau dấu thập phân

(Ô: Giá khai báo:

- Không điền được số sau dấu thập phân

- Trường hợp không phải giá FOB thì người khai tự tính và điền vào bằng tay.)

 

(1) CIF

(2) CIP

(3) FOB

(4) FCA

(5) FAS

(6) EXW

(7) C&F (CNF)

(8) CFR

(9) CPT

(10) DDP

(11) DAP

(12) DAT

(13) C&I

(14) DAF

(15) DDU

(16) DES

(17) DEQ

Trường hợp điều kiện giao hàng là FAS, EXW, DDU và DDP thì tính nhập trị giá khai báo hải quan vào chỉ tiêu trị giá tính thuế.

Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE (tham khảo bảng mã đơn vị tiền tệ trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)

Ô 4: Tổng trị giá hóa đơn:

(1) Nhập tổng trị giá trên hóa đơn.

(2) Trường hợp tổng trị giá hóa đơn không phải là VNĐ thì có thể nhập 4 số sau dấu thập phân.

(3) Trường hợp tổng trị giá hóa đơn là VNĐ thì không nhập được phần thập phân.

24

Phí vận chuyển

Ô 01: Nhập một trong các mã phân loại phí vận chuyển sau:

“A”: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ.

“E”: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ: CIF, C&F, CDP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh thêm phí vận tải khi hàng về cảng nhập khẩu: tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng, do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng ...).

Ô 02: Nhập mã đơn vị tiền tệ của phí vận chuyển.

Ô 03: Cước phí:

(1) Nhập cước phí.

(2) Trường hợp cước phí không phải là VNĐ thì có thể nhập 4 số sau dấu thập phân.

(3) Trường hợp cước phí là VNĐ thì không nhập được phần thập phân.

 

 

25

Phí bảo hiểm

Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau:

“Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau:

“A”: Bảo hiểm riêng

“D”: Không bảo hiểm

Nếu trong mục điều kiện giá Invoice đã được nhập là giá CIF, CIP hay C&I thì không thể nhập được.

Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là Bảo hiểm riêng (mã “A”).

Ô 3: Nhập số tiền phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là “A”:

(1) Trường hợp mã đồng tiền khác "VND", có thể nhập đến 4 chữ số sau dấu thập phân.

(2) Trường hợp mã đồng tiền là "VND", không thể nhập số có dấu phẩy thập phân.

 

 

26

Mô tả hàng hóa

Mô tả chi tiết tên hàng hóa

Mô tả chi tiết tên hàng hóa

 

27

Mã xuất xứ

Nhập mã nước xuất xứ của hàng hóa

 

 

28

Trị giá tính thuế

Nếu không phải trị giá hóa đơn thì tính, nhập trị giá tính thuế.

Không nhập được sau dấu thập phân

 

 

29

Số quản lý nội bộ

 

 

 

30

Phần ghi chú

- Trường hợp tái nhập hàng không phát được cho người nhận, ghi số tờ khai xuất khẩu ban đầu.

- Trường hợp tái xuất hàng không phát được cho người nhận, ghi số tờ khai nhập khẩu ban đầu.

 

           

Phần B: Các tiêu chí không được khai bổ sung đối với Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp và Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp

Loại hình tờ
khai

STT

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp

01

Mã phân loại cá nhân

Mã phân loại cá nhân

02

Mã Chi cục Hải quan

Mã Chi cục Hải quan

03

Mã người nhập khẩu

Mã người xuất khẩu

04

Tên người xuất khẩu

Tên người nhập khẩu

05

Mã địa điểm lưu kho

Mã địa điểm lưu kho

nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 191/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Phụ lục II Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2019/TT-BTC theo quy định tại Điểm c Khoản 20 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC III  

HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TỜ KHAI VẬN CHUYỂN ĐỘC LẬP

 (Ban hành kèm Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

Người vận chuyển khai các thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập như sau:

1. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển phù hợp thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập (có tối đa 05 vận đơn và tối đa 100 gói, kiện rời hoặc tối đa 50 tờ khai xuất khẩu và tối đa 100 gói, kiện rời): thực hiện khai báo các tiêu chí tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Lưu ý ngoại trừ các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ định, các tiêu chí khác người khai hải quan khai khi có thông tin;

2. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì thực hiện như sau:

a) Tiêu chí “Loại hình vận chuyển”: khai KS (vận chuyển hàng hóa có thủ tục đơn giản);

b) Tiêu chí “Tên hàng”: trường hợp hàng xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh xuất khẩu có nhiều tên hàng thì người khai không phải khai tên hàng, ghi “chi tiết theo tờ khai xuất khẩu”; trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì ghi “chi tiết theo vận đơn”;

c) Tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)”, “Số tờ khai xuất khẩu” và “Số hiệu container/Số hiệu toa/số hiệu kiện” thực hiện khai báo như sau:

c.1) Trường hợp hàng nhập khẩu và hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 05 vận đơn nhưng có số lượng gói, kiện rời nhỏ hơn 100; và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số lượng gói, kiện rời nhỏ hơn 100:

- Lập Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo Mẫu số 01 -BKVĐ/TKXK Phụ lục này;

- Sử dụng số Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu để khai báo vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập; khai số tệp tin đính kèm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu thông qua nghiệp vụ HYS tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo số tệp tin đính kèm (số tệp tin đính kèm do Hệ thống cấp)”.

c.2) Trường hợp hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 100 gói, kiện rời (không giới hạn số vận đơn); và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có trên 100 gói, kiện rời (không giới hạn số lượng tờ khai xuất khẩu):

- Lập Bản kê hàng hóa theo Mẫu số 04-BKHH Phụ lục này (không phải lập thêm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu);

- Sử dụng số Bản kê hàng hóa để khai vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập; khai số tệp tin đính kèm Bản kê hàng hóa thông qua nghiệp vụ HYS tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Bản kê hàng hóa theo số tệp tin đính kèm (số tệp tin đính kèm do Hệ thống cấp)”.

c.3) Riêng trường hợp hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh nhập khẩu dưới 5 vận đơn và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu dưới 50 tờ khai xuất, nhưng có trên 100 gói, kiện rời thì ngoài việc lập Bản kê hàng hóa, người khai hải quan vẫn phải khai đầy đủ thông tin tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” hoặc “Số tờ khai xuất khẩu”;

d) Các tiêu chí khác: ngoại trừ các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ định, người khai hải quan khai khi có thông tin.

đ) Mục đích vận chuyển khác nhau thì khai báo tại tiêu chí “Mã mục đích vận chuyển” trên tờ khai vận chuyển độc lập khác nhau.

 

Mẫu số 01-BKVĐ/TKXK

(1.) TÊN DOANH NGHIỆP: ………….

(2.) Số ………………………..

………….., ngày …… tháng …… năm …………

 

BẢN KÊ VẬN ĐƠN/TỜ KHAI XUẤT KHẨU

 

 

 

 (3.) Kèm theo Tờ khai vận chuyển độc lập số ……… ngày ……… đăng ký tại Chi cục Hải quan……………………………….

STT
(4)

Số vận đơn/Số tờ khai xuất khẩu 
(5)

Nội dung sửa đổi bổ sung
Vận đơn hoặc tờ khai
(6)

Xác nhận sửa đổi
của công chức
(7)

1

 

 

 

2

 

 

 

….

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

(8.) DOANH NGHIỆP KÊ KHAI
(ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1): Tên của doanh nghiệp vận chuyển.

(2): Số của Bản kê vận đơn/Tờ khai xuất khẩu tối đa 35 ký tự do doanh nghiệp lập để quản lý.

(3): Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập và tên Chi cục Hải quan mà Bản kê vận đơn/Tờ khai xuất khẩu khai cần khai báo;

(4): Ghi số thứ tự của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu cần khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập;

(5): Số hiệu của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu;

(6): Khai sửa đổi, bổ sung số vận đơn/Tờ khai xuất khẩu đã khai tại mục (5) khi phát hiện sai sót trong quá trình kiểm tra hồ sơ;

(7) : Dành cho cơ quan Hải quan xác nhận khi chấp nhận nội dung sửa đổi, bổ sung. Công chức hải quan ký tên, đóng dấu tương ứng tại từng nội dung sửa đổi.

 

Mẫu số 02-BKHH

(1.) TÊN DOANH NGHIỆP: ………….

(2.) Số ………………………..

………….., ngày …… tháng …… năm …………

 

 

BẢN KÊ HÀNG HÓA

 

 

 (3.) Kèm theo Tờ khai hải quan vận chuyển số……….. ngày ……. đăng ký tại Chi cục Hải quan ……………………

(4.) Số lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa thuộc tờ khai…………………………………………………………………

STT

Số vận đơn/Số tờ khai xuất khẩu

Tên hàng

Số hiệu kiện, gói

Số chì hãng vận chuyển

Số hiệu niêm phong hải quan

Nội dung sửa đổi, bổ sung

Xác nhận sửa đổi của công chức

Số PTVC hàng hóa

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(14.) ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP KÊ KHAI
(ký tên, đóng dấu)

(15.) XÁC NHẬN CỦA CCHQ NƠI ĐI
TÊN CHI CỤC HẢI QUAN NƠI ĐI

(Ký tên, đóng dấu công chức)

(16.) XÁC NHẬN CỦA CCHQ NƠI ĐẾN
TÊN CHI CỤC HẢI QUAN NƠI ĐẾN

(Ký tên, đóng dấu xác nhận)

 

Ghi chú:

1. Phần doanh nghiệp khai:

(1): Tên của doanh nghiệp vận chuyển

(2): Số của Bản kê hàng hóa tối đa 35 ký tự do doanh nghiệp lập để quản lý.

(3): Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập và tên Chi cục Hải quan mà Bản kê hàng hóa khai cần khai báo.

(4): Khai tổng số lượng lượt phương tiện vận chuyển của một tờ khai khai vận chuyển độc lập nếu hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều xe tải chuyên dụng hoặc nhiều toa xe đường sắt chuyên dụng, lập Bản kê hàng hóa cho từng xe tải hoặc toa xe chuyên dụng.

(5): Ghi số thứ tự của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu cần khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập;

(6): Số hiệu của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu;

(7): Khai tên hàng (nếu có). Trường hợp nhiều hàng trong cùng 01 gói kiện thì chọn tên hàng đại diện, chiếm tỷ trọng cao.

(8): Khai số hiệu gói kiện hàng trong vận đơn/tờ khai xuất khẩu. Trường hợp một vận đơn hoặc một tờ khai xuất khẩu có nhiều gói kiện rời thì khai lần lượt hết số gói kiện rời của vận đơn hoặc tờ khai đó; sau đó khai tiếp vận đơn hoặc tờ khai tiếp theo.

(9): Khai số chì (seal) của hãng vận chuyển tương ứng với mục (8).

(11): Trường hợp có sửa đổi, bổ sung các nội dung đã khai báo từ mục (6) đến (9), khai bổ sung trước khi cơ quan Hải quan niêm phong.

(14): Doanh nghiệp ký tên, đóng dấu xác nhận khai báo.

2. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi:

(10): Công chức hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi ghi số hiệu niêm phong hải quan cho từng xe chuyên dụng.

(12): Cơ quan Hải quan xác nhận khi chấp nhận nội dung sửa đổi, bổ sung: Công chức hải quan ký tên, đóng dấu tương ứng tại từng nội dung sửa đổi.

(13): Công chức hải quan ghi số phương tiện vận chuyển chuyên chở hàng hóa, ghi số xe tải hoặc số toa xe đường sắt.

(15): Công chức hải quan ghi tên Chi cục Hải quan, ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận.

3. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến:

(16): Công chức hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến ghi tên Chi cục Hải quan, ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận.

nhayPhụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 191/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Phụ lục III Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2019/TT-BTC theo quy định tại Điểm c Khoản 20 Điều 2.nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No.191/2015/TT-BTCdated November 24, 2015 of the Ministry of Finance providing the customs procedure for goods that are imported transited through international express delivery service

Pursuant to the Law on Customs No.54/2014/QH13dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Export and import tax No.45/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on amendments to the Law on Tax administration No.21/2012/QH13dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on Post No.49/2010/QH12dated June 17, 2010;

Pursuant to Decree No.08/2015/ND-CPdated January 21, 2015 by the Government providing specific provisions and guidance on enforcement of the Customs Law on customs procedures and customs examination, supervision and control procedures;

Pursuant to Decree No. 87/2010/ND-CP dated August 13, 2010 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Export and import tax;

Pursuant to the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration;

Pursuant to Decree No.47/2011/ND-CPdated June 17, 2011 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Post;

Pursuant to Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the General Department of Customs,

The Minister of Financehereby promulgates the Circular providing for customs procedures for goods that are imported, transited through international expressdeliveryservice.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope ofadjustment

This Circular provides for customs procedures for goods exported, imported, transited through international express delivery service (hereinafter referred to as goods).

Article 2.Subject of application

1.Any enterprise providing international express delivery service (hereinafter referred to as express delivery service provider).

2.Any organization/individual using the express delivery service.

3.Any enterprise operating warehouse and site for concentrated customs examination of goods sent through express delivery service.

4.Anycustoms authority; customs officials.

Article 3. Site for customs procedures

1. Sub-departmentsof Customs at checkpoints.

2. Sub-departmentsof Customsin charge of the site for concentrated customs examination for goods sent through express delivery service that satisfy regulations specified in this Circular.

3. Sub-departmentsof Customsmanaging goods produced by an export-processing enterprise in form of processing and manufacturing serving export sent through express delivery service according to regulations in Article 58 of Circular No.38/2015/TT-BTCdated March 25, 2015 by the Minister of Finance on customs procedures, customs supervision and inspection, export tax, import tax, and tax administration applied to exported and imported goods (hereinafter referred to as Circular No.38/2015/TT-BTC).

Article 4. Customs declaration

1.Customs declarants are:

a) Any express delivery service provider;

b) Any goods owner;

c) Any person authorized by the goods owners, in case goods are presented by another person; luggage that is consigned before and after a trip of a person who enters/exits a country;

dd) Any person providing the service of transit of goods;

dd)Any customs brokers not being an express delivery service provider.

2.An express delivery service provider shall carry out the customs declaration by:

a) Electronic method;

b) A written customs declaration sheet in case the electronic transaction or the customs declaration cannot be performed via Customs electronic data processing system (hereinafter referred to as System).

c) Non-commercial declarations, documents, applicable to goods specified in point a Clause 1 and point a Clause 2 Article 6 of this Circular.

3.Any customs declarant specified in points b and c clause 1 of this Article may carry out customs declaration using written declaration for cases specified in Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 by the Government providing specific provisions and guidance on enforcement of the Customs Law on customs procedures and customs examination, supervision and control procedures (hereinafter referred to as Decree No.08/2015/ND-CP).

Article 5. Responsibilities of express delivery service providers

Express delivery service providers shall perform responsibilities of customs declarants according to regulations in the Law on Customs, Decree No.08/2015/ND-CP,Circular No.38/2015/TT-BTC,Circular No.120/2015/TT-BTCdated August 14, 2015 by the Minister of Finance on forms, printing, issuance, management and use of customs declarations for entering/exiting passengers (hereinafter referred to as Circular No.120/2015/TT-BTC)and Circular No.42/2015/TT-BTCdated March 27, 2015 by the Minister of Finance on customs procedures for entering/exiting/transiting vehicles (hereinafter referred to as Circular No.42/2015/TT-BTC).Besides, an express delivery service provider shall:

1.Access to current law provisions, provide goods owners with notification and guidance on regulations on management policies for exported, imported and transited goods.

2.Request goods owners to provide sufficiently information about goods and refuse to transport goods on the list of goods banned from export, banned from import, suspended from export or suspended from import according to regulations.

3.Classify goods according to regulations in Article 6 of this Circular.

4.Pay taxes, customs fees and other duties according to regulations in Chapter III of this Circular.

5.Initiatively cooperate with customs authority in handling undelivered goods. If the goods have been granted customs clearance and the export/import tax (if any) has been paid but the goods are not sent to the address on the bill of lading, the express delivery service provider shall submit the tax refund dossier and follow the procedures for tax refund prescribed in section 4 Chapter VII Circular No.38/2015/TT-BTC.

6.Ensure that specialized vehicles and specialized packages satisfy requirements on customs sealing.

7.Provide prior information about manifest of imported goods for customs authorities according to regulations in Article 18 and Article 20 of Circular No.42/2015/TT-BTC.

8.Provide the written manifest of imported goods to customs authorities, applicable to service providers who have not accessed to the System.

9.Connect the product code management system (if any) with the customs supervision division for management and supervision of goods transported through customs controlled area (CCA).

10.Any express delivery service provider wishing to carry out customs procedures over office hours shall priorily register with customs authorities the expected time of customs procedures according to regulations in Clause 4 Article 23 of the Law on Customs

Article 6. Regulations on classification of goods

The express delivery service provider shall depend on the commercial invoices or shipping documents (in case the commercial invoices are unavailable) of the goods to classify goods. To be specific:

1.Imported goods are classified as follows:

a) Group 1 includes imported goods being non-commercial documents/invoices;

b) Group 2 includes imported goods eligible for tax exemption according to current regulations of the Prime Minister, excluding goods that must have the import permit and goods subject to specialized inspection;

c) Group 3 includes imported goods other than those specified in points a and b of this Clause.

2.Exported goods are classified as follows:

a) Group 1includes exported goods being non-commercial documents/invoices;

b) Group 2 includes exported goods assessed at under VND 5,000,000 and are not subject to export tax, excluding goods that must have the export permit and goods subject to specialized inspection;

c) Group 3 includesexported goods other than those specified in points a and b of this Clause.

Article 7. Customs supervision and inspection for letters; diplomatic bags and consular bags

1.Export/import letters that are sent through international express delivery service must fully comply with laws and must bear the customs supervision; such letters must be packed in specialized wrappings that are sealed off.

2.Exported and imported diplomatic bags and consular bags that are sent through international express delivery service:

a) Are exempted from customs procedures (including exemption from customs declaration, exemption from customs inspection);

b) When there is foundation for asserting that a diplomatic bag/consular bag violates the policies on diplomatic immunity and privileges according to law provisions, the Director of the General Department of Customs shall decide according to regulations in clause 3 Article 57 of the Law on Customs.

Chapter II

CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS SENT THROUGH EXPRESS DELIVERY SERVICE

Article 8. Customs dossiers

Customs dossiersapplied to goods are specified in Article 24 of the Law on Customs and Article 16 of Circular No.38/2015/TT-BTC. To be specific:

1.A customs dossierfor goods specified in point a clause 1 and point a clause 2 Article 6 of this Circular includes the manifest and a non-commercial document/invoice declaration (hereinafter referred to as the document/invoice declaration) according to Form HQ01-TKTLCTin Appendix I enclosed with this Circular.

2.A customs dossierapplicable to goods specified in point b clause 1 and point b clause 2 Article 6 of this Circular shall include:

a) A declaration of low-value imported goods or a declaration of low-value exported goods specified in Appendix I enclosed with this Circular;

b) The bill of lading (only applicable to imported goods, excluding goods imported by road vehicles);

c) Commercial invoices (if any).

3.Customs dossiers for goodsspecified in point c clause 1 and point c clause 2 Article 6 of this Circularareprovided forin Article 16 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 9. Customs dossiers for goods specified in point a clause 1 and point a clause 2 Article 6 of this Circular

1.Responsibilities of express delivery service providers:

a) Declare fully information of each consignment being documents and/or invoices of the same goods owners on the document/invoice declaration;

b) Submit 02 (two) document/invoice declarations that bear the seal and signature of the service provider’s representative.

If the manifest in which goods are classified according to regulations in Article 6 of this Circular is sent to the customs authority through the System, regulations in point a and point b of this clause shall not be applied.

2.Responsibilities of Sub-departments of Customs:

a) Receive and check the dossiers; compare the declared information;

b) The physical inspection of goods is not required. If the Law on Customs is likely to be violated, the Director of the Sub-department shall decide the inspection by scanner of not more than 5% of the goods on the document/invoice declaration:

b.1) If goods are determined conformable to the declaration, the Sub-department of customs shall grant the site clearance and retain documents according to regulations;

b.2) If the result of the inspection with scanners is not sufficient for determining the violation, a physical inspection shall be conducted and the violation (if any) shall be transferred to a regulatory body for handling.

3.Regarding written declaration, the customs procedures shall be carried out according to regulations for customs declaration prescribed in Circular No.38/2015/TT-BTC.

Article 10. Customs dossiers for goods specified in point b clause 1 and point b clause 2 Article 6 of this Circular

1. Responsibilities of customs declarants:

a) Determine the goods value according to the commercial invoices or the shipping invoices (in case the commercial invoices are unavailable) of the consignment to make the declaration of low-value imported/exported goods;

b)Declare sufficiently information on the declaration of low-value imported/exported goods according to the guidance in part A of Appendix II enclosed with this Circular;

c) Receive the response from the customs authority and:

c.1) Comply with regulations in point d of this Clause for goods being granted customs clearance;

c.2) Present documents to the customs authority for inspection of yellow-lane and red-lane goods;

c.3) Present goods to the customs authority for inspection of red-flow goods;

c.4) Comply with decisions of the customs authority.

d) Move the goods granted customs clearance through the CCA:

d.1) Anyexpress delivery service provider shall:

d.1.1) Send the customs authority the List of declarations of low-value imported/exported goods that are granted customs clearance according to the Form HQ02-BKTKTGTin Appendix I enclosed with this Circular for specific trip moved through the CCA via the System;

If the access to the System is unavailable, the express delivery service provider shall make a declaration of low-value imported goods that are granted customs clearance (02 original copies) and present them to customs supervision officials when moving goods through the CCA;

d.1.2)Take legal responsibility for the transport of goods granted customs clearance through the CCA.

d.2) Any customs declarant specified in points b, c and d clause 1 Article 4 of this Circular shall present the declaration of low-value imported/exported goods or the written customs declaration when moving goods through the CCA.

dd) Make additions to customs dossiers:

Any customs declarant may make additions to criteria of the electronic customs declaration, excluding information that is banned from addition specified in Part B Appendix II enclosed with this Circular.

dd.1) If the additions to the declaration are made before the time the customs authority completes customs inspection (before CEA/CEE), the added information shall be sent through the System by MID/MIE or MED/MEE operations

dd.2) If information is added when the customs authority has completed the customs inspection (after CEA/CEE) or the information is declared on paper: 02 original copies of the application for additional declaration according to the Form No.03/KBS/GSQLin Appendix V enclosed with Circular No.38/2015/TT-BTC shall be submitted;

dd.3) Regulations in points c and d of this Clause shall be complied with;

e) Comply withotherdecisions of customs authoritiesaccording to laws;

2. Responsibilities of Sub-departmentsof Customs:

a) Receive customs dossiers from customs declarants and:

a.1) Check and process customs dossiers according to regulations in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of Circular No.38/2015/TT-BTC;

a.2) If the declaration is suspected of being unconformable with regulations in point b clause 1 and point b clause 2 Article 6 of this Circular, the sub-department of customs shall compare the goods declaration value with the database of the customs authority:

a.2.1)If the declaration is conformable, regulations in points b and c of this Clause are applicable;

a.2.2) If the declaration is unconformable, the sub-department of customs shall comply with regulations in Article 11 of this Circular and shall cancel the declaration on the System.

b) Grant customs clearance for goods according to regulations.

c) Grant verification of goods passing control area:

c.1) If the express delivery service provider sends the List of declarations of imported/exported goods that are granted customs clearance via the System, the customs official shall verify on the System that the goods have passed the supervision area;

If the express delivery service provider submits 02 (two) copies of the List of declarations of imported/exported goods that are granted customs clearance, the customs official shall state on 02 (two) copies of the List of declarations of goods that are granted customs clearance that the goods moved through the CCA; 01 (one) original copy shall be returned to the express delivery service provider, the other one shall be retained;

c.2) Declarations other than those specified in point c.1 of this Clause shall be verified according to regulations in Circular No.38/2015/TT-BTC.

3.Regarding written declaration, customs procedures shall be carried out according to regulations applied to written customs declarations prescribed in Circular No.38/2015/TT-BTC.

Article 11. Customs procedures for goods specified in point c clause 1 and point c clause 2 Article 6 of this Circular

Customs procedures for goods specified in point c clause 1 and point c clause 2 Article 6 of this Circularare specified in Circular No.38/2015/TT-BTC.

Article 12. Customs procedures and customs supervision for goods which are mistakenly sent (goods transported to a country other than the country of destination); exported goods which are not delivered and must be re-imported to be returned to the senders; imported goods that are not sent to the recipient and must be returned to their origin

1.Regarding goods which are mistakenly delivered (goods transported to a country other than the country of destination):

a)Responsibilities of express delivery service providers:

a.1) Formulate and submit an application for sending goods which are mistakenly delivered to the country written on the bill of lading and a list of goods which are mistakenly delivered;

a.2) Register independent transport declaration for goods which are mistakenly delivered according to regulations in Article 17 of this Circular.

b)Responsibilities of Sub-departmentsof Customs:

b.1) Receive and check the application of the express delivery service provider;

b.2) Carry out the supervision procedures according to regulations in Article 17 of this Circular.

2.Regarding exported goods that are not sent to the recipient and must be re-imported to be returned to the sender.

a) Responsibilities of express delivery service providers:

a.1) Carry out customs procedureslike the onesforimportedgoods specifiedArticle 9, Article10andArticle 11 of this Circular;

a.2) Apart from customs dossiers specified in Article 8 of this Circular, any express delivery service provider shall submit to the customs authority:

a.2.1) Documents of foreign express delivery service provider notifying that goods are returned because there is no recipient: 01 photocopy;

a.2.2) The initial export customs declaration: 01 photocopy, applicable to written declaration.

a.3) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation (if any) according to regulations in Circular No.38/2015/TT-BTC.

b)Responsibilities of Sub-departmentsof Customs:

b.1) Receive the application of the express delivery service provider;

b.2) Carry out customs procedures for goods specified in Article 9, Article 10 and Article 11 of this Circular (excluding the import permit, written notification of results of the specialized inspection);

b.3) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation (if any) according to regulations in Circular No. 38/2015/TT-BTC.

3. Regardingimported goods that are not sent to the recipientand must be re-exported to be returned to the sender:

a) Responsibilities of express delivery service providers:

a.1) Carry out customs procedures like the ones forexported goods specified Article 9, Article 10 and Article 11 of this Circular;

a.2) Apart from customs dossiers specified in Article 8 of this Circular, any express delivery service provider shall submit to the customs authoritythe initial import customs declaration: 01 photocopy, applicable to written declaration.

a.3) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation (if any) according to regulations in Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) Responsibilities of Sub-departments of Customs:

b.1) Receive thecustoms dossierof the express delivery service provider;

b.2) Carry out customs procedures like the ones for exported goods specified Article 9, Article 10 and Article 11 of this Circular;

b.3) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation (if any) according to regulations in Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 13.Cancellation of declaration

1.A declaration shall be cancelled in these following cases:

a) Cancellation of the declaration at the request of the customs declarant:

a.1) The declaration has been registered but the customs clearance has not been granted due to an error in the System;

a.2) Multiple declarations are made for the same consignment of imported/exported goods (information on declaration is repeated);

a.3) Goods on the declaration of exported goods have been brought into the CCA but are not actually exported;

a.4) The declaration of imported goods has been registered but goods are not actually imported;

a.5) Information not allowed to make addition as prescribed in Part B Appendix II of this Circular is incorrectly provided.

b) After 15 days from the day on which the declaration is registered, goods are exempted from physical inspection but imported goods have not been transported to the importing checkpoint or exported goods have not been brought into CCA at the exporting checkpoint;

c) After 15 working day from the day on which the declaration is registered, the customs declarant fails to present customs dossiers for goods subject to presenting the customs dossiers to the customs authority and imported goods have been transported to the importing checkpoint;

d) If the express delivery service provider has registered the customs declaration sheet but the customs authority discovered that goods are classified uncomfortably with regulations in Article 6 of this Circular.

2.Procedures forcancellation of declaration ofgoods specified inpoint b,point c clause 1 andpoint b,point c clause 2 Article 6 of this Circular:

a)Responsibilities of customs declarants:

a.1) Submit the application form for cancellation of declaration using the Form No.04/HTK/GSQLin Appendix V enclosed with Circular No.38/2015/TT-BTCto the Sub-department of Customs of local area where the declaration is registered: 01 original copy;

a.2)Provide justificationand comply with decisions ofthecustoms authority.

b) Responsibilities ofcustoms authorities:

b.1) Receive and grant approval for the application for cancellation submitted by the customs declarant;

b.2) Cancel the declaration on the System.

3.Procedures forcancellation of declaration ofgoods specified in pointaclause 1 and pointaclause 2 Article 6 of this Circular:

a) Responsibilities of express delivery service providers:

a.1) Send the written application for cancellation the declaration to the customs authority: 01 original copy;

a.2) Provide justification and comply with decisions of the customs authority.

b) Responsibilities of Sub-departments of Customs:

b.1) Receive and grant approval for the application for cancellation submitted by theexpress delivery service provider;

b.2)Cancel the declaration according to regulations on cancellation of written customs declaration sheet prescribed in Article 22 of Circular No.38/2015/TT-BTC.

b.3) If the application is rejected, a written notification containing explanation shall be sent to the applicant.

4.Procedures for cancellation of written declaration:

Procedures forcancellation of written declaration are specified in Article 22 of Circular No.38/2015/TT-BTC.

Chapter III

PROCEDURES FOR PAYMENT OF TAXES AND CUSTOMS FEES

Article 14. Procedures for payment of taxes and customs charges:

1. Forms of payment of taxes and customs charges are specified in Circular No.126/2014/TT-BTCdated August 28, 2014 by the Minister of Finance.

2. If the express delivery service provider pays taxes on behalf of the goods owner, the expected arising payable customs fees shall be paid to the deposit account at the State Treasuries of the customs authority of where the declaration is registered.

3. If the express delivery service provider/the customs broker has the common guarantee of the taxpayer, the letter of common guarantee shall be permitted by the credit institution.

4.Responsibilities of customs declarants:

a) Any express delivery service provider shall:

a.1) Make declaration, calculate taxes and customs fees themselves and take responsibility for customs declaration subject to paying taxes/fees that have been carried customs procedures; calculate the amount of taxes and customs fees that must be priority paid to the deposit account at State Treasuries of customs authority of where the declaration is registered;

a.2)Pay customs fees according to regulations in Article 45 of Circular No.38/2015/TT-BTC;

a.3) If taxes/fees are paid to thedeposit accountof acustoms authorityspecified in clause 2 of this Article, when completing thecustoms declaration, write “2” in “taxpayer” (“taxpayer”) box; write “D” in “tax period” (“tax period”) box. The amount of payable tax for eachcustoms declaration sheetarising on a day shall be deducted from the prior payment to thedeposit accountofcustoms authorityof where the declaration is registered for customs clearance of goods.

a.4)Regardingthe common guarantee specified in clause 3 of this Article, regulations in clause 4, clause 5, Article 43 of Circular No. 38/2015/TT-the Ministry of Financeshall apply;

a.5) If the express delivery service provider uses the peculiar receipts:

a.5.1) The service provider may issue the tax receipts and the receipts of customs fee to the goods owner;

a.5.2) The printing, issuance, management and use of the tax receipts and the receipts of customs fee shall comply with regulations of the Ministry of Finance on the printing, issuance, management and use of the tax prints;

a.5.3) The express delivery service provider shall cooperate with Sub-department of Customs in comparing the invoices, ensuring the conformable payment of taxes and customs fees.

b) Responsibilities of other customs declarants (other than express delivery service providers): pay taxes and fees according to regulations in Section 5 Chapter II of Circular No.38/2015/TT-BTC

c) Regarding written declaration, customs declarants shall pay taxes and customs fees according to regulations in Section 5 Chapter II of Circular No.38/2015/TT-BTC.

5.Responsibilities of Sub-departmentsof Customs:

a) Regarding payment by cash:

a.1) Issue the tax receipts and the receipts of customs fee to any customs declarant who has paid taxes and customs fees and fulfilled regulations in Section 5 Chapter II of Circular No.38/2015/TT-BTC.

a.2) Within every working day, Sub-departments of Customs shall formulate documents of remittance to the State budget to sent to State Treasuries according to regulations, including: 01 original copy remittance bill according to regulations and the Form HQ03-BKTK-Circularin Appendix I enclosed with this Circular (01 original copy).

b) Regarding express delivery service provider paying priority to the deposit account of the customs authority of where the declaration is registered at State Treasuries:

b.1) Customs officials shall pursuant to the tax on the customs declaration sheet to determine the payable tax amount of each customs declaration sheet on the day deducting the priority paid amount.

b.2) Once a day or once a week, the Sub-department of Customs where the declaration is register shall formulate a State budget remittance bill according to regulations, enclosed with a Report on tax extracted from the deposit account sent to the State budget using the Form HQ04-BTH-Circularin Appendix I enclosed with this Circular and 01 copy of the Report shall be also sent to the express delivery service provider on request for comparison with the paid amount;

c) Regarding express delivery service provider using common guarantee:

Sub-departments of Customsshall comply with regulations in clause 1, clause 2, clause 4, clause 5 Article 43 of Circular No.38/2015/TT-BTC.

Article 15. Settlement of overpaid tax/fine amounts:

1. Tax/fine amounts of goods sent through express delivery service are considered overpaid in the following cases:

a) Cases specified in clause 1 Article 49 of Circular No.38/2015/TT-BTC;

b) If the declaration of imported goods has been granted customs clearance and has been verified moving through the CCA but goods are not sent to the destination written on the bill of lading and according to the notification of the express delivery service provider of the approval for returning to the origin country;

c) Other cases shall be treated according to law provisions

2. Documents and procedures for settling the overpaid tax/fine amounts are specified in Article 49 and Article 132 of Circular No.38/2015/TT-BTC.The overpaid tax/fine amounts shall be balanced by the tax amounts that the express delivery service provider has paid on behalf of the goods owner for carrying out customs procedures for the next tax-payable goods or shall be sent to the priority payment account of the customs authority.

Article 16. Tax imposition

1. Regarding goods that the express delivery service provider carries out the customs procedures on behalf of the goods owner, the express delivery service provider shall pay the taxes imposed on the goods.

2. If the goods owner makes declaration of goods himself/herself, he/she shall pay the taxes imposed on the goods.

3. Cases subject to tax imposition and procedures for tax imposition are specified in Article 48 of Circular No.38/2015/TT-BTC.

Chapter IV

CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS SENT THROUGH EXPRESS DELIVERY SERVICE AND CONSOLIDATED CARGO UNDER THE CUSTOMS SUPERVISION

Article 17. Customs procedures for goods that are transported from the importing checkpoint to sites for customs procedures for goods sent through express delivery service or from sites for customs procedures for goods sent through express delivery service (hereinafter referred to as the site for customs procedures) to the exporting checkpoint.

1.Customs dossiers:

a) The independent transport declaration formulated according to information specified in Section 6 Appendix II enclosed with Circular No.38/2015/TT-BTC.

If the number of goods on the declaration exceeds the limit of the independent transport declaration (the number of imported, transited or exported goods on the independent transport declaration having more than 05 bills of lading or more than 50 exporting declarations), the following documents shall be enclosed with:

a.1) 02 lists of bills of lading/exporting declarations using the Form No.01-BKVD/TKXKin Appendix III enclosed with this Circular, applicable to goods having more than 05 bills of lading or more than 50 exporting declarations but the number of packages in bulk is less than 100;

a.2) 03 lists of goods using the Form No.02-BKHHin Appendix III enclosed with this Circular, applicable to goods having at least 100 packages in bulk (regardless of the number of bills of lading/exporting declarations); the List of bills of lading/exporting declarations is not required.

b) Bills of lading, unless goods are transported passing the road border without a bill of lading: 01 photocopy.

If all of goods have been declared on the electronic manifest (e-Manifest system) and thecustoms declarant writes the code notified by the customs authority on the e-manifest system at “Number of Bill of Lading(B/L/AWB)” box, and write “Details of BL, exporters, importers and name of commodities printed in e-Manifestin “Note 1” box, copies of the bill of lading may be excluded from the customs dossier;

c) The transit permit, applicable to transited goods subject to having the permit: 01 original copy. If the National Single Window System has been accessed to, the permit is not required.

2.Responsibilities of express delivery service providers:

a) Make customs declaration:

a.1) About information on the independent transport declaration according to guidelines in Appendix III enclosed with this Circular.

a.2) Regarding exported goods that are transported from sites for customs procedures to the exporting checkpoint; imported goods that are transported from importing checkpoint to sites for customs procedures and transited goods with different transport purposes, information shall be provided on different independent transport declarations;

a.3) Goods transported from importing checkpoint on different bills of lading having the same destination or goods on different exporting declaration having the same departure (port of departure) may be on the same independent transport declaration, regardless of the number of bills of lading and the number of bulk cargos enclosed with the independent transport declaration.

b) If the declaration is classified as flow 1 and the transport of goods has been approved by the System, the customs declarant shall make printed copies of the Notification of approval for the transport declaration, 02 Lists of bills of lading/exporting declaration (if any), 03 Manifests (if any) and shall present goods to customs authority from which goods are transported for affixing seals and verifying departed goods;

c) If the declaration is classified as lane 2, the customs declarant shall present the customs dossiers prescribed in clause 1 of this Article to the customs authority from goods are transported so that the customs authority can inspect, approve the transport, affix seals and verify departed goods;

d) If goods are suspected of violating law provisions, the express delivery service provider shall present goods to the customs authority from which goods are transported at its request so that the customs authority can conduct physical inspection;

dd) Provide additional information on the transport declaration according to notification of the customs authority;

e) For cases of modification of information on the List of bills of lading/exporting declaration or the Manifest, the customs declarant shall submit a writing containing justification for such modification within 24 hours since the supervision official verifies on the List of bills of lading/exporting declaration or the Manifest and update such modified information on the HYS file enclosed therewith.

3. Responsibilities of Sub-department of Customs from which goods are transported:

a) Check the dossier upon the request of the System and provide the customs declarant with guideline for making additional declaration (if any).

If goods denote violations against regulations, a physical inspection of goods prescribed in Article 29 of Circular No.38/2015/TT-BTCshall be conducted.Results of the physical inspection shall be written on the Form No.06/PGKQKT/GSQLin Appendix V enclosed with Circular No.38/2015/TT-BTCshall be sent to Sub-department of Customs to which goods are transported for supervision and further procedures according to regulations;

b) Grant approval for the goods transport declaration on the System. Make printed copies of the Notification of approval for transport declaration upon the request of the customs declarants;

c) Seal the goods (if necessary) and record the customs seal number on the Notification of approval for the transport declaration or the Manifest; append signature and the official s seal, specify date of verification on the first page of the Approval notification or the Manifest (if any).

If goods cannot be sealed up, the customs official shall make a record containing names, quantity, types, marks and origins (if any) of the goods and take picture of goods (if necessary).

If any information on the List of bills of lading/exporting declarations or the Manifest is modified, depending on the actual conditions of goods, customs officials shall certify the modification on the Notification of approval for the transport declaration; or on the List of bills of lading/exporting declaration or the enclosed Manifest (if any)

d) Update information about departed goods to the System if the warehousing service provider fails to link synchronize the electronic customs database with the one of customs authority;

dd) Transfer goods and documents to customs declarants, including:

dd.1) 01 Notification of approval for the transport declaration, 01 List of bills of lading/exporting declaration (if any); 01 Manifest (if any) to present to the warehousing service provider or the customs officials when transporting goods out of the CCA;

dd.2) Seal up the dossier containing 01 Notification of approval for transport declaration, 01 Manifest (if any); 01 record and photos (if any) to present to the Sub-department of Customs to which goods are transported;

e) Supervise information about the goods bearing customs supervision;

g) Ferret for cargos in case the time limit for transport expires but the response of the Sub-department of Customs to which goods are transported has not been received.

h) Retain dossier including 01 Notification of approval for transport; 01 Manifest (if any); 01 List of bills of lading/exporting declaration (if any); 01 record and photos (if any).

4. Responsibilities of Sub-department of Customs to which goods are transported:

a) Customs official shall check the seal and compare the customs seal number with the one on the Notification of approval for transport or on the Manifest (if any) with the actual conditions of goods and verify on the System or the Manifest;

b) Update to the System information about goods that are sent to the destination.

c) Retain dossier including 01 Notification of approval for transport declaration, 01 Manifest (if any), 01 Record and photos (if any).

Article 18. Customs procedures for imported goods or exported goods consolidated with transited goods that are sent through express delivery service.

1. Consolidation principle

Imported goods or exported goods that are sent together with transited goods on the same specialized vehicles or specialized railway cars must satisfy the following conditions:

a) Goods are packed separately (in packages, boxes, etc) so as to distinguish between transited goods that are consolidated with imported goods and transited goods that are consolidated with exported goods, ensuring the supervision and management of customs authority and relevant functional agencies;

b) Goods are transited through Vietnam; excluding transited goods subject to having transit permit as prescribed in points a and b clause 1 Article 242 of the Law on Commerce;

c) Goods have the same departure point and the same destination. To be specific:

c.1) If imported goods are consolidated with transited goods, they must be departed from the same importing checkpoint and transported to the same destination which is the site for customs procedures for imported goods and also the place where transited goods are stored, split and consolidated;

c.2) If exported goods are consolidated with transited goods, they must be departed from the same point which is the site for customs procedures and must be transported to the same destination.

d) Goods are consolidated up in a specialized vehicle (container truck) or a railway car.

2. Customs procedures:

a) Responsibilities of enterprises:

a.1) Send the customs authority a written application for consolidating exported/imported goods with transited goods as prescribed in clause 1 of this Article: 02 original copies;

a.2) If the application is approved by the customs authority, the enterprise shall make an independent transport declaration according to regulations in Article 17 of this Circular, and:

a.2.1) If transited goods are consolidated with exported goods and are exported from the same checkpoint, 01 independent transport declaration is required;

a.2.2) If transited goods are consolidated with imported goods, 02 independent transport declarations are required. When transited goods are transported to the destination, customs declarant shall provider further information on the independent transport declaration for transporting goods to the exporting checkpoint.

a.3) State the number of the independent transport declarations of consolidated goods at the criterion “Note 2”.

b) Responsibilities of Sub-department of Customs of where goods are departed:

b.1) Receive and check conditions for consolidating goods prescribed in clause 1 of this Article as follows:

b.1.1) If the application and goods are unsatisfactory: the application shall be rejected or guidance for completion shall be provided;

b.1.2) If the application and goods are satisfactory: sub-department of customs shall grant approval for the application on writing and supervise the splitting and consolidating and shall comply with regulations in clause 3 Article 17 of this Circular;

b.2) Write the same customs seal number on the Notification of approval for transport declaration or on the Manifest (if any) of transited goods and imported/exported goods that are consolidated.

c) Responsibilities of Sub-department of Customs to which the goods are transported:

c.1) Comply with regulations in clause 4 Article 17 of this Circular;

c.2) Check the independent transport declaration specified in the box “Note 2” (Note 2) on the independent transport declaration for consolidating to verify the 02 declarations on the system according to regulations.

Article 19. Customs procedures for goods sent through express delivery service that are collected from site for customs procedures and moved through different customs procedures before transporting to the exporting checkpoint.

1.Responsibilities of customs declarants:

a) Carry out customs procedures for exported goods according to regulations in Circular No.38/2015/TT-BTC,the destination of the transport shall be declared as the CFS.

b) Transfer goods to express delivery service providers at the site for customs procedures (the CFS);

2.Responsibilities of express delivery service providers

Comply with regulations in clause2Article 17 of this Circular.

3.Responsibilities of Sub-department of Customs of where goods aredeparted ortransported to

Comply with regulations in clause3 and clause 4Article 17 of this Circular.

ChapterV

PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXTENSION, CONTRACTION AND REARRANGEMENT OF THE SITE FOR CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION FOR GOODS SENT THROUGH EXPRESS DELIVERY SERVICE

Article 20. Conditions for establishment of site for concentrated customs supervision for goods sent through express delivery service

The site for concentrated customs inspection and supervision for goods sent through express delivery service (hereinafter referred to as site) shall satisfy the following conditions:

1. The site is located in planned area of an international airport according to the approval of the authority.

2. The site has an area of at least 5000 m2.

3. Working conditionsfor activities of customs authority are satisfied, including office, goods inspection area, violation exhibits storage, area for location of camera equipment, electronic scales, and scanners.

4. There is a barrier between the site for customs inspection and supervision and the surrounding area that is equipped with camera system connected with the control system of the customs authority.

5. There is a system of computers and software for managing and controlling goods that are transported into or out of the site for customs inspection and supervision that is connected with the control system of the customs authority.

Article 21. Application for establishment of the site

An application for establishment of thesite shall include:

1. An application form for establishment of the site made by the enterprise containing the necessity for the establishment and proof of satisfying conditions specified in Article 20 of this Circular: 01 original copy.

2. A site plan, a map containing camera system, locations of scanners, network system, office of the customs authority, storage of impounded goods: 01 photocopy.

3. Approved written planning of international airport that contains the site; or the certificate of a competent authority affiliated to the Ministry of Transport that the site is within the planning of the airport: 01 photocopy;

4. Written evidence for lawful land use right: 01 photocopy.

5. The certificate of fire safety issued by a competent State management agency: 01 photocopy.

Article 22.Procedures for establishment of the site

1. Any enterprise shall send an application for establishment of the site to Customs Department of province where the site is located.

2. Issuance the decision on establishment of the site:

a) The Customs Department of province where the site is located shall receive the application;

b) Within 10 working days from the day on which the satisfactory application is received, the Customs Department of province shall check the documents; conduct physical inspection at the site; assess the conformity with conditions for establishment of the site, the conditions of customs inspection and supervision according to regulations in Article 20 of this Circular, make a report and send it to the General Department of Customs, enclosed with the application prescribed in Article 21 of this Circular;

c) Within 05 working days from the day on which the report of the Customs Department of province and the application for establishment of the site is received, the Director of the General Department of Customs shall issue an establishment decision for the site. If the enterprise fails to satisfy the requirements, a written response shall be issued.

Article 23. Shutdown, suspension of the site

1. Shutdownof the site

a) A site shall be terminated in the following cases

a.1) The enterprise submits an application for shutdown;

a.2) After 06 months from the day on which the establishment decision is issued, the enterprise fails to bring the site into operation without a good and sufficient reason;

a.3) The site fails to satisfy requirements for customs inspection and supervision as prescribed in Article 20 of this Circular;

a.4) The enterprise commits 03 administrative violations related to customs in the same year and incurs a monetary fine for each violation that exceeds the competence of the Director of Sub-department of Custom;

a.5) The deadline for suspension specified in Point dd Clause 2 of this Article expires;

b) Competence to issue the decision on shutdown: the Director of the General Department of Customs is entitled to issuing the decision on shutdown of the site;

c) Procedures and deadline for shutdown of the site:

c.1) The Customs Department of province shall conduct inspection to make report and request the General Department of Customs to consider the shutdown of the site at the following time:

c.1.1) Five (05) working days from the day on which the application for shutdown sent by the enterprise is received;

c.1.2) Within 30 days from the expiry prescribed in point a.2 of this Clause or from the day on which the site operates, applicable to enterprises that fail to submit a written justification containing a good and sufficient reason. If the enterprise sends the Customs Department of province a written application for the time of operation, Director of the Customs Department of province shall consider deciding an extension for a period not exceeding the period proposed by the enterprise and not exceeding 6 months from the date of extension;

c.1.3) After determining cases specified in Points a.3 and a.4 of this Clause;

c.1.4) Within 30 days from the expiry of the period specified in point c.1.2 of this Clause;

c.2) Within five (05) working days from the day on which the report by the Customs Department of province is received, the Director of the General Department of Customs shall consider issuing the decision on shutdown of the site.

2. Suspensionof the site:

If the site no longer operates because no goods are transported to the site and the enterprise has a written application for suspension of the site;

b) Competence to issue decision on suspension of the site:

b.1) The Director of Customs Department of province shall issue a notification of suspension of the site for 06 months;

b.2) If the duration of suspension of the site exceeds 06 months, the Director of the General Department of Customs shall issue a decision on suspension of the site;

c) Procedures and deadline for suspension of the site:

c.1) Within 04 (four) working days from the day on which the application for suspension sent by the enterprise is received, the Director of Customs Department of province shall issue the notification of the suspension of the site;

c.2) Within 04(four) working days from the day on which the report and request of Customs Department of province and the application of the enterprise for cases specified in Point b.2 of this Clause are received, the Director of the General Department of Customs shall consider issuing the notification of suspension of the site;

d) During the suspension, the site shall not bear the control of the customs authority;

dd) Within the period abovementioned, if the enterprise submit an application for continuing the operation of the site, the Director of the Customs Department of province shall check the requirements for establishment of the site and grant approval for the operation; for cases specified in Point b.2 of this Clause, the Director of the Customs Department shall report the case to the Director of the General Department of Customs for decision. If the site is not satisfactory or the enterprise fails to submit the application within 30 days after such period, the Director of Customs Department of province shall request the Director of the General Department of Customs to consider imposing shutdown of the site according to regulations in Clause 1 of this Article.

Article 24. Procedures for relocation, extension, contraction and rearrangement of the site

1. Any enterprise wishing to contract or extend the area or rearrange the site that is established upon the decision of the General Department of Customs and any enterprise wishing to relocate the site established upon the decision of the General Department of Customs to another location satisfying regulations in Article 20 of this Circular shall:

Regarding the extension, contraction or rearrangement of the site, 01 application shall be formulated and sent to the Customs Department of province; the application shall include:

a.1) An application form for the extension/contract/rearrangement of the site (01 original copy);

a.2) A map of the storage/area subject to relocation/extension/contraction/rearrangement of the site (01 original copy);

a.3) Lawful written evidence about the right to use the storage/area subject to relocation/extension; or written agreements on the relocation of the site with the land use right owner (01 photocopy).

b) Regarding the relocation of the site, an application shall be formulated, including:

b.1) An application form for relocation of the site (01 original copy);

b.2) Documents specified in clauses 2, 3, 4 and 5 Article 21 of this Circular about the new location.

2. Within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received, the Director of Customs Department of province shall check the application; conduct on-site inspection and issue the decision on approval for the extension/contraction/rearrangement of the site. If the application is unsatisfactory, a written response shall be sent to the enterprise. Regarding the relocation of the site, the Customs Department of province shall send the application enclosed with its proposal to the Director of the General Department of Customs.

3.Within five (05) working days from the day on which theproposal of the Customs Department of province is received, the Director of the General Department of Customs shall consider issuingto the enterprise adecision onapproval for the relocation of the site or writing on refusal of the application.

Article 25. Transfer of the right to operate the site

1. Procedures for transfer:

a) Any enterprise operating/trading the site according to the Decision of the General Department of Customs shall make an official application for transfer of the right to operate the site. All relevant customs procedures must be completed and all relevant taxes must be paid before the application is formulated;

b) The receiver of the right to operate the site shall carry out the procedures for transfer of the right to operate the site;

c) An application for transfer of the right to operate the site shall include:

c.1) A written application for transfer of the right to operate the site containing the agreements between the right transferor and receiver bearing the signature and a seal (if any) of the representative: 01 original copy;

c.2) Documents specified in clause 4 Article 21 of this Circular about the right receiver;

c.3) Documents specified in clauses 2 Article 21 of this Circular, applicable to the transfer with changes in the establishment documents;

d) Within 07 working days from the day on which the satisfactory application is received, the Customs Department of province shall request the General Department of Customs to issue a decision on approval for the transfer. If there is no change in the site in comparison with its condition when it was established.

2. Procedures for change of name of the owner:

a) Any enterprise operating the site according to the establishment decision of the General Department of Customs shall submit an official application for change of owner s name to the General Department of Customs, enclosed with documents proving that the change of name of the enterprise has been certified by the enterprise establishment licensing agency according to laws on investment and laws on enterprise (01 photocopy);

b) Within 05 days from the day on which the satisfactory applications is received, the Director of the General Department of Customs shall issue a writing recognizing the change of name on the establishment decision of the site.

ChapterVI

IMPLEMENTARYPROVISIONS

Article 26. Implementation effect

1. This Circular takes effect on January 01, 2016 and annuls the  Circular No.100/2010/TT-BTCdated July 09, 2010 by the Minister of Finance and Circular No.36/2011/TT-BTCdated March 16, 2011 of the Minister of Finance.

2. During the implementation, if a document referred to in this Circular is amended or replaced, the new one shall prevail.

Article 27. Implementationorganization

1. The Director of the General Department of Customsshall direct Directors of Customs Departments of provinces that are relevant to control the implementation of regulations in this Circular.

2. Regarding customs declaration sheets registered before the effective date of this Circular, regulations in Circular No.100/2010/TT-BTCdated July 09, 2010 by the Minister of Finance and Circular No.36/2011/TT-BTCdated March 16, 2011 by the Minister of Finance shall be applied.

3. Any difficulties arising in the course of the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for guidance./.

For the Minister

The Deputy Minister

Do Hoang Anh Tuan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 191/2015/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất