Quyết định 3125/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

thuộc tính Quyết định 3125/QĐ-TCHQ

Quyết định 3125/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3125/QĐ-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành:28/12/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thắt chặt thủ tục hải quan đối với hàng hóa phi mậu dịch
Ngày 28/12/2012, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã ký Quyết định 3125/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Với Quyết định này, TCHQ hướng dẫn khá chi tiết quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch tại các Chi cục Hải quan, nơi hàng hóa phi mậu dịch chuyển cảng đến hoặc làm thủ tục xuất khẩu. Theo đó, quy trình này sẽ gồm 04 bước: Tiếp nhận, kiểm tra chi tiết hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan; Kiểm tra hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra; Tính, thu thuế và lệ phí hải quan; Phúc tập hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người khai, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và tiến hành đăng ký tờ khai, lãnh đạo Chi cục sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định hình thức, biện pháp kiểm tra thực tế: bằng máy soi, bằng cân hoặc kiểm tra thủ công. Tại bước này, TCHQ yêu cầu khi kiểm tra thủ công phải tiến hành chặt chẽ, đầy đủ các khâu như: Kiểm tra tình trang bao bì; nhãn mác, ký hiệu, đặc trưng cơ bản của hàng; kiểm tra chất, lượng hàng và xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu phi mậu dịch áp dụng cho quy trình này gồm: Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại; hàng hóa viện trợ nhân đạo; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2013.

Xem chi tiết Quyết định3125/QĐ-TCHQ tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------
Số: 3125/QĐ-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
------------
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
 
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại;
2. Phiếu yêu cầu nghiệp vụ: Mẫu 01/PYCNV/2012;
3. Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan: Mẫu 02/PTN-BGHS/2012.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2013. Quá trình thực hiện nếu các văn bản liên quan đề cập tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính:
+ Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
+ Vụ PC, Vụ CST (để phối hợp);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (05b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh
 
QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÔNG NHẰM
MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3125/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 12 năm 2012)
 
MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy trình này hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch).
2. Quy trình này không áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và đường bộ; bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hành lý của người xuất nhập cảnh phải khai hải quan và làm thủ tục hải quan; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo người.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức hải quan.
Điều 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch chuyển cảng đến theo quy định.
2. Hàng hóa xuất khẩu phi mậu dịch làm thủ tục hải quan tại các Chi cục Hải quan được thành lập theo quy định.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch được quản lý theo các quy định hiện hành về chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách thuế, hồ sơ hải quan của từng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch gồm:
a. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
b. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
c. Hàng hóa viện trợ nhân đạo;
d. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
đ. Hàng mẫu không thanh toán;
e. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh.
f. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân
g. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế
h. Hàng hóa phi mậu dịch khác.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo quy định tại phần III, chương III Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn liên quan.
4. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu HQ/2011-PMD) được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch.
5. Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo quy định hiện hành theo quy định tại Điều 19 Luật Hải quan.
6. Thực hiện mở sổ quản lý, theo dõi tờ khai xuất nhập khẩu phi mậu dịch đã được đăng ký theo quy định tại khoản 4, bước 1, Điều 6 quy định này.
Điều 5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch
1. Phương thức giám sát và tổ chức giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch tại nơi làm thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về giám sát hải quan tại từng khu vực.
2. Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và tình hình thực tế, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về hải quan.
MỤC II. QUY ĐỊNH CỤ TH
Điều 6. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch
Công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chi tiết hồ sơ; đăng ký tờ khai hải quan
1. Tiếp nhận, hồ sơ hải quan từ người khai hải quan; hồ sơ phải nộp; xuất trình của từng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch nêu tại khoản 3, Điều 4 quy trình này thực hiện theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Thông tư số 194/2010/TT-BTC
2. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai: tiến hành kiểm tra đối tượng khai hải quan theo quy định tại Điều 70, Thông tư số 194/2010/TT-BTC, chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế liên quan, trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 5, Điều 20 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010.
Căn cứ hồ sơ và các thông tin có được tại thời điểm kiểm tra, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan; kiểm tra tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với các quy định pháp luật hiện hành về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.
3. Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
3.1. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì trả hồ sơ và thông báo bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ (mẫu 01/PYCNV/2012) cho người khai hải quan biết rõ lý do.
3.2. Nếu đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì tiến hành tiếp nhận bộ hồ sơ bằng Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan (mẫu 02/PTN-BGHS/2012) và thực hiện tiếp các công việc dưới đây.
4. Đăng ký tờ khai:
4.1. Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan, ngày, tháng, năm... lên tờ khai hải quan theo quy định tại Thông tư số 190/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính;
4.2. Ký tên đóng dấu công chức vào ô “Công chức đăng ký”.
4.3. Chuyển hồ sơ hải quan (đã được kiểm tra chi tiết) cho lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền quy định.
5. Lãnh đạo Chi cục căn cứ hồ sơ hải quan, các thông tin khác có được tại thời điểm đăng ký tờ khai để quyết định hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai hải quan.
Riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thì căn cứ tình hình thực tế và các thông tin khác lãnh đạo Chi cục quyết định theo quy định hiện hành đối với chế độ ưu đãi, miễn trừ.
6. Căn cứ quyết định của lãnh đạo Chi cục về hình thức, biện pháp, địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức chuyển hồ sơ cho công chức thực hiện Bước 3 đối với lô hàng được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; hoặc công chức chuyển hồ sơ cho công chức thực hiện Bước 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra
1. Kiểm tra thực tế hàng hóa:
1.1. Hình thức kiểm tra:
Tùy từng trường hợp cụ thể lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, biện pháp kiểm tra thực tế hàng hóa bằng máy soi, cân hoặc kiểm tra thủ công.
a. Kiểm tra bằng máy soi:
Tại Chi cục Hải quan đã được trang bị máy soi thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng máy soi và lưu hình ảnh kiểm tra trong máy soi, lưu hình ảnh ra băng, đĩa theo quy định đối với quy trình sử dụng máy soi để kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan có máy soi thực hiện được chức năng này).
b. Kiểm tra bằng cân:
Tại Chi cục Hải quan đã được trang bị cân thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng cân và lưu trọng lượng lô hàng trong cân theo quy định đối với quy trình sử dụng cân để kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; in ra giấy kết quả kiểm tra trọng lượng và lưu cùng hồ sơ hải quan lưu theo quy định.
c. Kiểm tra thủ công:
Trường hợp Chi cục Hải quan chưa trang bị máy soi, cân hoặc có thông tin nghi vấn vi phạm hoặc khẳng định vi phạm hoặc kiểm tra qua máy soi, cân phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì lãnh đạo Chi cục quyết định thực hiện kiểm tra thủ công. Tùy theo từng trường hợp cụ thể lãnh đạo Chi cục quyết định số lượng công chức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
1.2. Nội dung kiểm tra thực tế:
Căn cứ quy định tại Điều 14, Thông tư số 194/2010/TT-BTC để thực hiện nội dung kiểm tra cho phù hợp với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch theo nguyên tắc: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mã hàng, đơn vị tính, lượng hàng, chất lượng hàng hóa (nêu hàng hóa thuộc danh mục hàng phải kiểm tra chất lượng).
1.3. Cách thức kiểm tra thủ công:
a. Kiểm tra tình trạng bao bì;
b. Kiểm tra nhãn mác, ký hiệu, mã hiệu, các đặc trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên hàng, mã hàng;
c. Kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong đếm, giám định... tùy theo từng trường hợp cụ thể);
d. Kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 14, Thông tư số 194/2010/TT-BTC (đối với các trường hợp phải kiểm tra chất lượng).
2. Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
2.1. Hàng hóa được kiểm tra bằng máy soi, cân hoặc thông qua cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc thương nhân giám định:
a. Kiểm tra bằng máy soi thì xác nhận: “kiểm tra qua máy soi tại địa điểm..., kết luận.., lưu hình ảnh kiểm tra trong máy soi, lưu hình ảnh ra băng, đĩa theo quy định đối với quy trình sử dụng máy soi;
b. Kiểm tra bằng cân thì xác nhận: “kiểm tra bằng cân tại địa điểm..., kết luận...”, lưu kết quả kiểm tra trọng lượng lô hàng trong cân theo quy định đối với quy trình sử dụng cân.
c. Kiểm tra thông qua cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì xác nhận: “căn cứ kết luận kiểm tra của ...tại Giấy thông báo kết quả kiểm tra số ...ngày ...tháng ...năm... kết luận...”.
2.2. Hàng hóa kiểm tra bằng phương pháp thủ công hoặc kết hợp giữa kiểm tra thủ công với máy soi, cân thì xác nhận rõ, cụ thể phần hàng hóa kiểm tra bằng phương pháp thủ công và phần kiểm tra bằng máy soi, cân.
2.3. Hàng hóa kiểm tra thủ công 100% (kiểm tra toàn bộ):
a. Kết quả kiểm tra đúng như khai báo của người khai hải quan thì xác nhận: “hàng xuất khẩu, nhập khẩu đúng khai báo của người khai hải quan”;
b. Kết quả kiểm tra nếu có hàng hóa khác so với khai báo của người khai hải quan thì phải xác nhận trên tờ khai cụ thể, đầy đủ, rõ ràng nội dung thừa hoặc thiếu những mặt hàng đó (gồm tên hàng, mã hàng, đơn vị tính, lượng...); các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu còn lại đúng với khai báo của người khai hải quan thì xác nhận rõ ràng, cụ thể “tên hàng, mã hàng, đơn vị tính, lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đúng khai báo của người khai hải quan”.
2.4. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ký tên, đóng dấu công chức vào ô “công chức kiểm tra thực tế hàng hóa” trên tờ khai hải quan (HQ/2011-PMD); đồng thời, yêu cầu người khai hải quan ký tên xác nhận kết luận kiểm tra vào ô “xác nhận của người gửi/người nhận/người được ủy quyền” trên tờ khai hải quan (HQ/2011-PMD).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
3.1. Nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì thực hiện chuyển hồ sơ đến bước 3.
3.2. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sự sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định:
a. Lập Biên bản chứng nhận hoặc Biên bản vi phạm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
b. Báo cáo xin ý kiến cấp trên đối với những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chi cục.
4. Chuyển hồ sơ sang bước 3.
5. Đối với hồ sơ được phép nộp chậm chứng từ theo quy định hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan như chờ kết quả của cơ quan quản lý chuyên ngành... thì lãnh đạo Chi cục tổ chức quản lý, theo dõi và xử lý theo quy định.
6. Đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập không nhằm mục đích thương mại sau khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập thì công chức thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định hiện hành.
Bước 3: Tính, thu thuế và lệ phí hải quan
1. Tính, thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định;
2. Đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” tại ô 24 của tờ khai hải quan.
3. Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan.
4. Chuyển hồ sơ cho công chức thực hiện bước 4 (mẫu 02/PTN-BGHS/2012)
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
Công chức phúc tập hồ sơ thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành.
MỤC III. TCHỨC THC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Lãnh đạo Cục
1. Có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Quy trình này;
2. Giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ phát sinh vượt thẩm quyền của Chi cục trong quá trình làm thủ tục hải quan; báo cáo xin chỉ đạo của cấp trên các trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết của Cục.
3. Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Cục trưởng.
Điều 8. Trách nhiệm của lãnh đạo Chi cục
1. Phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức được phân công nhiệm vụ thực hiện đúng các quy định của chính sách, pháp luật, quy trình thủ tục hải quan; bố trí công chức, lãnh đạo Đội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao, theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, không gây phiền hà ách tắc; chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật việc tổ chức thực hiện quy trình tại đơn vị.
2. Trực tiếp xử lý các việc thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Chi cục trong quy trình, cụ thể:
2.1. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức, biện pháp kiểm tra và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ.
2.2. Quyết định việc chậm nộp một số chứng từ theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và tổ chức theo dõi, xử lý để hoàn thành thủ tục thông quan.
2.3. Giải quyết đề nghị của chủ hàng đưa hàng hóa về bảo quản trong trường hợp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan và hướng dẫn công chức xác nhận vào ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan và ký tên, đóng dấu công chức.
2.4. Quyết định việc trưng cầu giám định, phân tích, phân loại hàng hóa và ấn định thuế theo quy định.
2.5. Giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ phát sinh vượt thẩm quyền của cấp dưới trong quá trình làm thủ tục hải quan; báo cáo xin chỉ đạo của cấp trên các trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục.
2.6. Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoàn tất thủ tục và chuyển hồ sơ các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cấp trên.
2.7. Các việc khác có liên quan.
Điều 9. Trách nhiệm vụ của công chức
1. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo phụ trách.
2. Chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật việc thực hiện các công việc được giao trong quy trình này và các quy định có liên quan.
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định được làm và không được làm đối với cán bộ, công chức./.
 
Mu 01/PYCNV/2012
CỤC HẢI QUAN………………
Chi cục Hải quan…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
PHIẾU YÊU CẦU NGHIỆP VỤ
Hồi …………giờ, ngày………. tháng…….. năm …………….
Tại Chi cục Hải quan ………………………………………………………………………………….
Công chức tiếp nhận hồ sơ của ………………………………………………………………………
Sau khi xem xét hồ sơ và đối chiếu với các quy định hiện hành thì hồ sơ của………………… chưa đủ điều kiện để đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu:
Lý do:
-
-
-
Đề nghị:
 
Ý kiến của Lãnh đạo Chi cục
(ký tên, đóng dấu công chức)
Công chức tiếp nhận hồ sơ
(ký tên, đóng dấu công chức)
 
Mu 02/PTN-BGHS/2012
CỤC HẢI QUAN………………
Chi cục Hải quan…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
PHIẾU TIẾP NHẬN, BÀN GIAO HỒ SƠ HẢI QUAN
Tên người khai hải quan: ……………………………………………………………………………
Số tờ khai: ……………………………………….ngày..../….. /…………………………………….
I. Hồ sơ hải quan gồm (phần này dành cho người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra):
STT
Tên chứng từ
Số lượng
Số trang
Bản chính
Bản sao
Ghi chú
1
Tờ khai hải quan
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
…..
 
 
 
 
 
 
 
……., ngày…….tháng ……năm .....
Công chức hải quan (tiếp nhận)
(Ghi rõ số bản, số trang chứng từ, ký tên, đóng dấu công chức)
……., ngày…….tháng ……năm .....
Người khai hải quan (bàn giao)
(ký tên, đóng dấu công chức)
 
II. Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập hồ sơ (phần này dành cho nội bộ hải quan):
Nội dung: Bàn giao 01 bộ hồ sơ hải quan đã thông quan, có các chứng từ được liệt kê tại điểm I trên đây, gồm:……….. bản;…………… trang; và các tài liệu khác kèm theo gồm:
-
-
-
 
 
……., ngày…….tháng ……năm .....
Người nhận bàn giao
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức)
……., ngày…….tháng ……năm .....
Người bàn giao
(ký tên, đóng dấu công chức)
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

No. 3125/QD-TCHQ

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

Hanoi, December 28, 2012

 

DECISION

PROMULGATING THE PROCESS OF CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORT AND IMPORT GOODS FOR NON-COMMERCIAL PURPOSE

---------

THE GENERAL DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS

 

Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10, of June 29, 2001 and Law No. 42/2005/QH11, of June 14, 2005 amending and supplementing a number of articles of the Law on Customs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP, of December 15, 2005 detailing a number of articles of the Law on Customs on customs procedures, inspection and supervision;

Pursuant to the Decision No. 02/2010/QD-TTg, of January 15, 2010, of the Prime Minister defining functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs, under the Ministry of Finance;

Pursuant to the Circular No. 194/2010/TT-BTC, of December 06, 2010 of the Ministry of Finance guiding customs procedures, inspection and supervision; import and export tax, tax management for exports, imports;

Pursuant to the Circular No. 190/2011/TT-BTC, of December 20, 2011, of the Ministry of Finance, providing for forms of the declaration, the declaration appendix for non-commercial export, import goods and regimes of printing, issuance, management and use of declaration, declaration appendix of non-commercial export, import goods;

At the proposal of the Director of Customs control and supervision Department,

DECIDES:

Article 1.To promulgate together this Decision:

1.The process of customs procedures for export and import goods for non-commercial purpose;

2.The professional request: Form 01/PYCNV/2012;

3.The customs dossier receipt and handing: Form 02/PTN-BGHS/2012.

Article 2.This Decision takes effect on January 15, 2013. During implementation, if the relevant documents mentioned in this Decision are amended, supplemented or replaced, such new documents shall be implemented.

Article 3.Directors of provincial Customs Departments, heads of units under the General Department of Customs shall implement this Decision.

 

 

FOR THEGENERAL DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMSDEPUTYGENERAL DIRECTOR




Vu Ngoc Anh

 

THE PROCESS

OF CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORT AND IMPORT GOODS FOR NON-COMMERCIAL PURPOSE
(Promulgated together with the Decision No. 3125/QD-TCHQ, of December 28, 2012)

SECTION I. GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

1.This process guides customs procedures for export and import goods for non-commercial purpose (hereinafter referred to as non-commercial export and import commodities).

2.This process shall not apply to export, import goods sent through mail express services by international airway or by road; postal matters, export/import commodities sent through postal services; luggage ofpeople on entry or exitwhich must declare customs and do customs procedures; machines, equipment, professional instruments temporarily-imported, temporarily-exported withspecifiedtime limit being brought along topeople on entry or exit.

Article 2. Subjects of application

Customs cadres, civil servants.

Article 3. Locations for customs procedures performance

1.Customs procedures for non-commercial import goods are performed at Customs Sub-Departments of border-gates or Customs Sub-Departments where non-commercial import goods are moved arrival port as prescribed.

2.Customs procedures for non-commercial export goods are performed Customs Sub-Departments which have been established as prescribed.

Article 4. Principles in performance of customs procedures for Customs Sub-Departments non-commercial export/import goods

1.The non-commercial export/import goods are managed in according to current regulations on export/import goods management policy, tax policy, customs dossiers of each type of export/import goods.

2.The non-commercial export/import goods include:

a. Overseas organizations and individuals donations and gifts to Vietnamese organizations and individuals; or those consigned by Vietnam-based organizations and individuals to overseas organizations and individuals;

b. Goods of Vietnam-based diplomatic representative missions and international organizations and their staff;

c. Goods as humanitarian aid;

d. Temporarily imported and exported goods of individuals entitled to tax exemption by the Vietnamese State;

dd. Free sample goods;

e. Temporarily imported and exported working tools and means of agencies, organizations or people on entry or exit for a specified period.

f. Movable assets of organizations or individuals

g. Personal luggage of people on entry consigned under bills of lading, and hand luggage of people on entry which is in excess of duty-free quota

h. Other non-commercial goods.

3.Customs procedures for non-commercial export, import goods are performed in accordance with part II, chapter III of the Circular No. 194/2010/TT-BTC and relevant guiding documents.

4.The declaration of non-commercial export, import goods (HQ/2011-PMD) is used in order to perform customs procedures for non-commercial export and import goods.

5.Time of customs procedures performance for non-commercial export, import goods comply with current provisions as prescribed in Article 19 of the Law on Customs.

6.Opening management and monitoring book of declaration of non-commercial export, import goods have been registered comply with clause 4, step 1, Article 4 of this provision.

Article 5. Customs supervision for non-commercial export/import goods

1.Method of supervision and organization of supervision for non-commercial export, import goods at place performing customs procedures comply with guides of the General Department of Customs on customs supervision at each area.

2.Based on guides of the General Department of Customs and actual situation, Directors of provincial Customs Departments shall guide measures of examination, supervision which are conformable and ensure to meet state management requirements on customs.

SECTION II. SPECIFIC PROVISIONS

Article 6. Customs procedures for non-commercial export/import goods

The customs officers performing customs procedures for non-commercial export/import goods conduct the following steps:

Step 1: Receiving,checking dossier in details; registering customs declaration

1.Receiving customs dossier from customs declarer; dossiers which must be submitted; presenting of each type of non-commercial export, import goods specified in clause 3, Article 4 of this process comply with provisions in article 71, Article 72 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC.

2.Checking conditions for declaration registration: Checking objects of customs declaration as prescribed in Article 70 of the Circular No.194/2010/TT-BTC, policy on export, import goods management, relevant tax policy, value for tax calculation as prescribed in clause 5 Article 20 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC, of December 15, 2010.

Based on dossiers and information getting at time of checking, the customs officers receiving dossier check declaration of elements on declaration form, check declared content of customs declarer, check and count fully quantity, types of documents attached in customs declaration; check synchronism among documents in customs dossier; check conformity between declared contents with current law regulations on export, import management policy, tax policy and other law regulations.

3.Handling results of checking conditions for declaration registration:

3.1. If dossier are not eligible for declaration registration, returning dossier and notifying clear reason through the professional request (Form 01/PYCNV/2012) for customs declarer

3.2. If dossier is eligible for declaration registration, receiving set of dossier through the customs dossier receipt and handing (Form ) and perform the following jobs:

4.Registering declaration:

4.1. Filling number, sign of type, code of Customs Sub-Department, date, etc on customs declaration as prescribed in the Circular No. 190/2010/TT-BTC, of December 20, 2010 of the Ministry of Finance;

4.2. Having signature and customs officer’s stamp on blank box “the registering customs officer”.

4.3. Sending customs dossier (which has been checked in details) to leader of Sub-Department for decision under provided competence.

5.Leader of Sub-Department shall, based on customs dossier, other information getting at time of declaration registration, decide forms, measures, locations, time for actually checking goods set in customs declaration.

Separately non-commercial export, import goods of subjects enjoyed privileges and immunities, based on actual situation and other information, Leader of Sub-Department shall decide to perform in according to current regulations on privilege and immunity regimes.

6.Based on decisions of leader of Sub-department on forms, measures, locations, time for actually checking goods, customs officer shall transfer dossier for other customs officer who perform step 3 for consignment which is exempted from checking actual goods; or customs officer shall transfer dossier for other customs officer who perform step 2 for consignment which must be checked actual goods.

Step 2: Checking actual goods and confirming result of checking

1.Checking actual goods:

1.1. Form of checking:

Depend on each specific case leader of Sub-department shall decide form, measure to check actual goods by scanners, scale or manually checking.

a. Checking by scanners:

At Customs Sub-Departments have been equipped scanners, checking actual goods is performed by scanners and images checked in scanners are saved, saved out tape, disk in accordance with regulation on process of scanner use for checking export, import goods (if Customs Sub-Departments having scanners perform this function).

b. Checking by scale:

At Customs Sub-Departments which have been equipped scanners, checking actual goods is performed by scales and weight of consignment in scale is saved in accordance with regulation on process of scale use for checking export, import goods; printing out paper on result of checking weight and saved with customs dossier for storage as prescribed.

c. Manually checking:

If Customs Sub-Departments have not yet equipped scanners, scales or there is information of doubt or affirmation on violation or upon checking by scanners, scales and detecting signsof violation, leaders of Sub-Departments shall decide manually checking. Depend on specific cases, leaders of Sub-Departments shall decide quantity of officers who check actual goods.

1.2. Content of checking actual goods:

Based on Article 14, Circular No. 194/2010/TT-BTC, in order to implement for suitability with consignments of non-commercial exports or imports, content of checking must comply with principles: Checking and comparing actual exports or imports with content declared on the customs declaration and documents of set of customs dossier relating to: Name of goods, code of goods, calculation unit, quantity/weight of goods, quality of goods (if goods are in the list of goods subject to checking on quality).

1.3. Method of manually checking:

a. Checking situation of packaging;

b. Checking labels, signs, codes, basic characteristics of goods for defining name of goods, code of goods;

c. Checking quantity/weight of goods (weight, measure, count, appraise, etc, depend on each specific case);

d. Checking quality in according to guides in point 1, clause 2, Article 14, Circular No. 194/2010/TT-BTC (for cases required for checking quality).

2.Confirming result of checking actual goods

2.1. Goods are checked by scanners, scales or by agencies of specialized inspection or appraisal of traders:

a. Checking by scanners, confirming: “checking by scanner at location ………, concluding ……., saving image of inspection in scanner, saving image out tape, disk as prescribed for process of using scanners;

b. Checking by scales, confirming: “checking by scale at location ………, concluding …….”, saving result of checking weight of consignment in scale as prescribed for process of using scales;

c. Checking by agencies of specialized inspection, confirming: “based on conclusion on checking of ……. At notice on result of checking No...., date....concluding....".

2.2. Goods are checked by manual method or combined with scanner, scale, clearly and particularly confirming part of goods checked by manual method and part of goods checked by scanner, scale.

2.3. Goods are manually checked 100% (checking entire goods):

a. If result of inspection is proper as declaration of customs declarers, confirming: “exports or imports are proper as declaration of customs declarers”;

b. If result of checking show that there are goods different from statement of customs declarer, it is required to particularly, fully and clearly confirm on content of redundancy or lack of those goods (including name of goods, code of goods, calculation unit, weight, etc); the remaining exports or imports which are proper with statement of customs declarer, it is required to particularly and clearly confirm “name, code, calculation unit, weight of exports or imports which are proper with statement of customs declarer”.

2.4. Officers check actual goods shall sign their names, seal their stamps at box “for officer checking actual goods” on the customs declaration (HQ/2011-PMD); concurrently, require customs declarers sign their name for confirming conclusion of inspection at box “for confirmation of senders/receivers/authorized persons” on the customs declaration (HQ/2011-PMD).

3.Handling result of inspection:

3.1. If result of inspection is proper with statement of customs declarers, totransferdossier to step 3.

3.2. If result of actual goods inspection has difference in comparison with statement of customs declarers, to propose handling measures and submit them to leaders of Sub-Departments for consideration and decision under their competence as prescribed:

a. Making record on confirmation or record on violation, handling of violation under competence.

b. Reporting to consult superior agencies for cases beyond competence of Sub-Departments.

4.Transferring dossier to step 3.

5.For dossier which is allowed to submit documents later as prescribed or has not yet finished customs procedure such as waiting for result from agencies of line management, etc, leader of Sub-Department shall organize management, monitor and handle as prescribed.

6.For goods temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import without commercial purpose, after doing procedures for re-export, re-import, officers shall perform liquidation of declaration of temporary import, temporary export in accordance with current regulations.

Step 3: Calculation, collection of taxes and customs fees

1.Calculationandcollection of taxes and customs fees are performed in accordance with regulation;

2.To seal confirmation stamp of “customs procedures have been finished” at box 24 of customs declaration.

3.To put in book of monitoring and return customs declaration (copy kept by customs declarer) to customs declarers.

4.To transfer dossier to officers performing step 4 (form 02/PTN-BGHS/2012)

Step 4: Dossier re-inspection

Officers of dossier re-inspection shall perform in according to process of dossier re-inspection for exports, imports promulgated by the General Department of Customs.

SECTION III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 7. The responsibility of leaders of Departments

1.To take responsibility for organization, implementation of this process;

2.To solve problems in professional operation which arise and beyond competent of Sub-Departments in the course of doing customs procedures; to report for consulting superior agencies in cases of beyond the solving competence of Departments.

3.To handle violation for violation acts within handling competence of Directors of Departments.

Article 8. The responsibility of leaders of Sub-Departments

1.To assign, guide, inspect, urge officers who are assigned duty to implement in accordance with regulations of policy, law, process of customs procedures; to arrange officers and heads of teams who have professional qualification suitable with jobs assigned, under professional and advanced direction, not causing troubles; to take responsibility with superior agencies and before law for organizing to implement the process at their units.

2.To directly handle issues in competence of leaders of Sub-Department set in the process, specifying:

2.1. To approve or decide on change of forms, measures in inspection and approval of result of dossier inspection.

2.2. To decide late submission of some documents as prescribed in clause 2, Article 9 of the Decree No. 154/2005/ND-CP and to organize monitoring, handling in order to finish procedures for customs clearance.

2.3. To solve suggestions of goods owners for bringing goods back for preservation in case meeting requirements of customs supervision and to guide officers to confirm at box “other notes” on the customs declaration and sign name, seal customs officer s stamp.

2.4. To decide the assessment solicitation, analyzing, goods classification and tax imposition in accordance with regulation.

2.5. To solve problems in professional operation which arise and beyond competent of subordinate agencies in the course of doing customs procedures; to report for consulting superior agencies in cases of beyond the solving competence of Sub-Departments.

2.6. To handle violation for violation acts within handling competence of Directors of Departments; to finish procedures and transfer dossier of violation cases under the handling competence of superior agencies.

2.7. Other relevant jobs.

Article 9. The responsibility of customs officers

1.To abide assignment, direction, inspection, urging of leaders in charge of.

2.To take responsibility before superior agencies and law for implementation of jobs assigned in this process and other relevant regulations.

3.To properly and fully implement regulations of permitted to do and not permitted to do with respect to cadres, civil servants.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 3125/QD-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe