Quyết định 1410/QĐ-TCHQ 2015 ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan

thuộc tính Quyết định 1410/QĐ-TCHQ

Quyết định 1410/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1410/QĐ-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành:14/05/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
Số: 1410/QĐ-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
 
 
------------------------------
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
 
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để b/c);
- Lãnh đạo TCHQ;
- Lưu: VT, KTSTQ (15).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường
 
 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
 
 
Quy trình này quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, công chức/nhóm công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra sau thông quan.
2. Các đơn vị khi thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thông tin với các đơn vị trong ngành hải quan, đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lắp, không gây phiền hà cho người khai hải quan. Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định.
3. Lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm tra có trách nhiệm: bảo mật thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan/Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông/Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan/Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
4. Thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công việc chủ động thường xuyên hàng ngày của công chức/nhóm công chức được giao thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thông quan để đảm bảo phân tích theo dõi, đánh giá phân loại người khai hải quan có hồ sơ đã được thông quan tại Chi cục (đối với Chi cục Hải quan), người khai hải quan nằm trong địa bàn quản lý (đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan).
Chương II.
Mục 1. THU THẬP, PHÂN TÍCH, XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
 
1. Thu thập, xử lý thông tin là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của công chức/nhóm công chức thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Công chức/nhóm công chức được phân công chủ động khai thác, thu thập thông tin theo quy định tại khoản 1, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quanĐiều 105, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cụ thể:
1.1. Từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan
a) Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống VCIS);
b) Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống V5);
c) Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Hệ thống RM);
d) Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14);
đ) Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02);
g) Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT);
h) Hệ thống thông quan tầu biển xuất nhập cảnh (Hệ thống E-Manifest);
i) Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại và mức thuế (Hệ thống MHS);
k) Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan & quản lý rủi ro (Hệ thống STQ);
l) Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống CI02);
m) Các danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
n) Các hệ thống thông tin, dữ liệu khác có liên quan (nếu có).
1.2. Từ hoạt động nghiệp vụ hải quan (đăng ký, giám sát, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra hồ sơ, tham vấn giá, kết quả giám định hàng hóa, xác định trước mã số, trị giá;...);
1.3. Từ bộ phận quản lý rủi ro, chống buôn lậu thu thập, phát hiện trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyển;
1.4. Từ kết quả kiểm tra sau thông quan của lực lượng kiểm tra sau thông quan;
1.5. Từ hoạt động nghiệp vụ thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 141, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015;
1.6. Từ văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
1.7. Từ các cơ quan khác ngoài cơ quan hải quan (Bộ, cơ quan ngang bộ, Thuế, Công an, Kho bạc, Ngân hàng, các hiệp hội ngành nghề,...) cung cấp;
1.8. Từ những người khai hải quan tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cung cấp;
1.9. Từ các nguồn thông tin khác.
2. Thu thập thông tin bằng văn bản từ người khai hải quan
Ưu tiên thu thập thông tin từ các nguồn thông tin trên các hệ thống cơ sở dữ liệu và hoạt động nghiệp vụ của ngành hải quan. Trong trường hợp kết quả thu thập thông tin từ cơ quan hải quan có dấu hiệu rủi ro nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng, thì người có thẩm quyền quyết định tiến hành thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan.
2.1. Thẩm quyền quyết định thu thập thông tin:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ký văn bản đề nghị người khai hải quan phối hợp cung cấp tài liệu, thông tin.
2.2. Hình thức, nội dung cung cấp thông tin:
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải nêu rõ: “Thông tin cung cấp cho cơ quan hải quan được gửi qua đường bưu điện hoặc giao trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan yêu cầu cung cấp thông tin…”, cụ thể:
- Nội dung cung cấp: Hồ sơ, chứng từ, thông tin, tài liệu, dữ liệu người khai hải quan phải cung cấp cho cơ quan hải quan và thời hạn cần cung cấp.
- Hình thức cung cấp: Thông tin do người khai hải quan cung cấp dưới dạng văn bản (bản cứng) hoặc ở dạng dữ liệu điện tử (bản mềm).
Trường hợp người khai hải quan cung cấp thông tin bằng hình thức giao trực tiếp thì khi nhận bàn giao công chức/nhóm công chức phải lập biên bản giao nhận hồ sơ giữa hai bên (mẫu số 11/2015-KTSTQ quy định tại II ban hành kèm theo quy trình này).
2.3. Báo cáo kết quả thu thập thông tin:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thu thập thông tin, công chức/nhóm công chức được giao thu thập, phân tích thông tin lập báo cáo kết quả TTXLTT (mẫu số 14/2015-KTSTQ theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này) báo cáo người có thẩm quyền ký văn bản thu thập thông tin có ý kiến chỉ đạo (Báo cáo phải nêu rõ kết quả thông tin thu thập được, phân tích đánh giá, nhận định về thông tin thu thập được kèm các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu thu thập được).
Người ký văn bản thu thập thông tin có trách nhiệm quyết định việc thực hiện xử lý đối với thông tin thu thập được.
1. Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan.
1.1) Nguồn thông tin:
Các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 3 Quy trình này và tập trung vào các nguồn thông tin sau:
- Thông tin từ Phiếu chuyển nghiệp vụ của bộ phận thông quan theo quy định tại điểm a.2, b.2, khoản 2, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Từ thông tin phản hồi hệ thống từ kết quả kiểm tra sau thông quan của các Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Quy trình này.
- Từ kết quả rà soát những người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm tương tự với trường hợp Chi cục đã kiểm tra ấn định.
- Thông tin về dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống thông tin quản lý rủi ro.
- Các nguồn thông tin về dấu hiệu vi phạm khác.
1.2) Nội dung thu thập thông tin: Thông tin về người khai hải quan như tên, mã số, tình hình hoạt động; Tổng số tờ khai đã được thông quan tại đơn vị, tại các Chi cục Hải quan khác trên toàn quốc (nếu có), các mặt hàng đã nhập khẩu, loại hình nhập khẩu; số lần người khai hải quan đã bị kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm, ấn định thuế; Quy định pháp luật liên quan đến loại hình, mặt hàng người khai hải quan xuất nhập khẩu, khả năng gian lận sai sót có thể xảy ra, dự kiến số thuế chênh lệch (nếu có); Thông tin khác.
1.3) Đánh giá thông tin để phân loại:
Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm và phân loại người khai hải quan như sau:
a) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi vấn, dấu hiệu vi phạm pháp luật theo từng mặt hàng, loại hình, lĩnh vực (mã số, trị giá, C/O, chính sách ưu đãi đầu tư và các lĩnh vực khác), trong đó phân loại tiếp với một số trường hợp cụ thể:
a.1) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi ngờ về trị giá do bộ phận thông quan chuyển (theo quy định tại điểm a.2, b.2, khoản 2, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC).
a.2) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm, vi phạm tương tự với trường hợp đã được Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định và các trường hợp phản hồi trên hệ thống theo khoản 4, Điều 17 Quy trình này.
a.3) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan nhập khẩu mặt hàng mới, kim ngạch nhập khẩu lớn, số thuế cao có rủi ro cao cần theo dõi, phân tích tiếp.
b) Sau khi đánh giá thông tin để phân loại, công chức/nhóm công chức tiến hành tra cứu toàn bộ thông tin số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra (sau đây gọi tắt là thời hạn 60 ngày), có dấu hiệu vi phạm theo từng nhóm nêu trên từ đó thực hiện bước lựa chọn đối tượng để đề xuất kiểm tra theo Điều 5 Quy trình này.
2. Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
2.1. Trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.
a) Nguồn thông tin:
Các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 3 Quy trình này, tập trung vào các nguồn thông tin sau:
- Từ Phiếu chuyển nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Quy trình này.
- Từ thông tin phản hồi hệ thống từ kết quả kiểm tra sau thông quan của các Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 4, Điều 17 Quy trình này.
- Từ kết quả rà soát những người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm tương tự với trường hợp Chi cục Hải quan/Chi cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra ấn định thuế.
- Thông tin về dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống thông tin quản lý rủi ro.
- Các nguồn thông tin về dấu hiệu vi phạm khác.
b) Nội dung thu thập thông tin: thực hiện tương tự như điểm 1.2, khoản 1 Điều này.
c) Đánh giá thông tin để phân loại:
Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm và phân loại người khai hải quan như sau:
c.1) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi vấn, dấu hiệu vi phạm pháp luật theo từng mặt hàng, loại hình, lĩnh vực (mã số, trị giá, C/O, chính sách, ưu đãi đầu tư và các lĩnh vực khác), trong đó phân loại tiếp với một số trường hợp cụ thể:
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự các trường hợp đã được Chi cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, ấn định thuế.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan đã được Chi cục Hải quan kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày, nhưng chưa thực hiện khai bổ sung các tờ khai có cùng dấu hiệu vi phạm trong ngoài thời hạn 60 ngày đến 5 năm.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự đã được một Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định nhưng tại các Chi cục Hải quan thuộc địa bàn Cục Hải quan chưa thực hiện kiểm tra.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan chuyển theo quy định tại điểm g2, khoản 3 điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm theo phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Quy trình này, các trường hợp phản hồi trên hệ thống theo khoản 4, Điều 17 quy trình này, các nguồn thông tin tự thu thập, do cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo và các nguồn thông tin khác.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan nhập khẩu mặt hàng mới, kim ngạch nhập khẩu lớn, số thuế cao có rủi ro cao cần theo dõi, phân tích tiếp.
c.2) Sau khi đánh giá thông tin để phân loại, công chức/nhóm công chức tiến hành tra cứu toàn bộ thông tin số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 5 năm) có dấu hiệu vi phạm theo từng nhóm nêu trên, từ đó thực hiện bước lựa chọn đối tượng để đề xuất kiểm tra theo Điều 5 Quy trình này.
2.2. Trường hợp kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
a) Nguồn thông tin:
- Người khai hải quan có rủi ro do Hệ thống thông tin quản lý rủi ro đưa ra;
- Thông tin do công chức/nhóm công chức kiểm tra sau thông quan thu thập, đánh giá mức độ rủi ro;
- Thông tin từ các nguồn khác (thông tin từ các khâu nghiệp vụ hải quan, thông tin do quản lý rủi ro, chống buôn lậu chuyển...) quy định tại Điều 3 Quy trình này.
b) Nội dung thu thập thông tin: thực hiện tương tự như điểm 1.2, khoản 1 Điều này.
c) Đánh giá thông tin để phân loại:
Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được, công chức/nhóm công chức thực hiện phân loại hồ sơ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các các mức độ rủi ro khác nhau.
Đối với trường hợp được phân loại có mức độ rủi ro cao, công chức/nhóm công chức thực hiện tra cứu, rà soát thông tin, dữ liệu trong hệ thống thông tin quản lý tờ khai hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 5 năm) từ đó thực hiện lựa chọn đề xuất kiểm tra.
3. Thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
3.1. Trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.
a) Nguồn thông tin:
Các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 3 Quy trình này, tập trung vào các nguồn thông tin sau:
- Thông tin từ Phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Quy trình này.
- Thông tin phản hồi hệ thống từ kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan, trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 4, Điều 17 Quy trình này.
- Từ kết quả rà soát những người khai hải quan trên địa bàn Cục Hải quan/toàn quốc có dấu hiệu vi phạm tương tự với trường hợp Cục hải quan/Cục Kiểm tra sau thông quan đã kiểm tra, ấn định.
- Thông tin về dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống thông tin quản lý rủi ro.
- Các nguồn thông tin về dấu hiệu vi phạm khác.
b) Nội dung thu thập thông tin: tương tự như điểm 1.2, khoản 1, Điều này.
c) Đánh giá thông tin để phân loại:
Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm và phân loại người khai hải quan như sau:
c.1) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi vấn, dấu hiệu vi phạm pháp luật theo từng mặt hàng, loại hình, lĩnh vực (mã số, trị giá, C/O, chính sách, ưu đãi đầu tư và các lĩnh vực khác), trong đó phân loại tiếp với một số trường hợp cụ thể:
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự đã được Chi cục Kiểm tra sau thông quan/Cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, ấn định thuế.
Đối với các trường hợp Chi cục Hải quan kiểm tra tại cơ quan hải quan hoặc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã kiểm tra, ấn định thuế theo quy định, thì thực hiện rà soát thông tin về dấu hiệu vi phạm tương tự của những người khai hải quan khác trên địa bàn Cục Hải quan/toàn quốc.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm theo phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Quy trình này, các trường hợp phản hồi trên hệ thống theo khoản 4, Điều 17 Quy trình này, các nguồn thông tin tự thu thập, do cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo và các nguồn thông tin khác.
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan nhập khẩu mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, số thuế cao có rủi ro cao cần theo dõi, phân tích tiếp.
c.2) Sau khi đánh giá thông tin để phân loại, công chức/nhóm công chức tiến hành tra cứu toàn bộ thông tin số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 5 năm) có dấu hiệu vi phạm theo từng nhóm nêu trên từ đó thực hiện bước lựa chọn đối tượng để đề xuất kiểm tra theo Điều 5 Quy trình này.
3.2. Trường hợp kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
Thực hiện tương tự quy định tại khoản 2.2 Điều này.
Căn cứ tình hình, đặc thù của đơn vị và yêu cầu quản lý, nguồn lực hiện có, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định thực hiện tiếp bước lựa chọn đối tượng kiểm tra.
3.3. Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá tuân thủ pháp luật
3.3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan.
a) Danh sách đối tượng kiểm tra sau thông quan đánh giá tuân thủ pháp luật được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt hàng năm trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan đảm bảo nguyên tắc theo khoản 2, Điều 11, Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Cơ sở đề xuất kế hoạch kiểm tra sau thông quan:
- Từ các nguồn thông tin quy định tại Điều 3 Quy trình này;
- Thông tin người khai hải quan tiềm năng do Hệ thống thông tin quản lý rủi ro đưa ra;
- Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra sau thông quan trọng tâm, trọng điểm và định hướng trong từng thời kỳ;
Trên cơ sở các nguồn thông tin, chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục và tình hình thực tế, đặc thù, quy mô, nguồn lực của từng Hải quan địa phương và Cục Kiểm tra sau thông quan theo từng thời kỳ, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan danh sách người khai hải quan dự kiến kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch của từng Cục Hải quan và Cục Kiểm tra sau thông quan. Thời gian trình chậm nhất trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
c) Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hàng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hoàn thành phê duyệt danh sách người khai hải quan kiểm tra theo kế hoạch giao cho từng đơn vị.
d) Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện cập nhật Danh sách đối tượng kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch đã được Tổng cục trưởng duyệt vào Hệ thống STQ.
3.3.2. Điều chỉnh kế hoạch
a) Các trường hợp điều chỉnh kế hoạch hàng năm:
a.1) Theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
a.2) Trường hợp cần thiết vì một số lý do khách quan cần điều chỉnh kế hoạch ngay.
b) Trên cơ sở xem xét đề nghị điều chỉnh kế hoạch kiểm tra của các Cục Hải quan, các Phòng (thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan), Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tổng hợp danh sách đề nghị điều chỉnh, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt danh sách điều chỉnh kế hoạch kiểm tra sau thông quan.
c) Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện cập nhật Danh sách điều chỉnh dược phê duyệt mới vào Hệ thống STQ.
Mục 2. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
Điều 5. Xác định đối tượng đề xuất kiểm tra
1. Lựa chọn đối tượng đề xuất kiểm tra
Công chức/nhóm công chức tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra trên cơ sở kết quả thu thập, phân tích thông tin theo hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 Quy trình này hoặc theo chỉ đạo của cấp trên.
1.1. Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan
1.1.1. Tại trụ sở Chi cục Hải quan.
Trên cơ sở xác định các nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy trình này, công chức/nhóm công chức thực hiện:
a) Lưa chọn để đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra ngay đối với các hồ sơ hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4, cụ thể:
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi ngờ về trị giá do bộ phận thông quan chuyển (theo quy định tại điểm a.2, b.2 khoản 2, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC).
- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm, vi phạm tương tự với trường hợp đã được Chi cục kiểm tra ấn định và các trường hợp phản hồi trên hệ thống theo khoản 4 Điều 17 quy trình này.
b) Đối với nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan khác, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm; ưu tiên lựa chọn đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm rõ, cụ thể, có số thuế dự kiến chênh lệch lớn để đề xuất kiểm tra trước. Đồng thời căn cứ nguồn lực lập kế hoạch theo dõi, tiếp tục thu nhập thông tin để tiếp tục xem xét kiểm tra đối với người khai hải quan còn lại có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự...
c) Lưu ý khi lựa chọn để đề xuất kiểm tra:
c.1) Trừ những lô hàng đã được Chi cục Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan, tập trung kiểm tra những hồ sơ hàng hóa luồng xanh chưa được Chi cục Hải quan kiểm tra trong thông quan.
c.2) Trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, phải đề xuất kiểm tra toàn bộ (100%) tờ khai đã thông quan có dấu hiệu vi phạm đã xác định (trong thời hạn 60 ngày).
c.3) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng người khai hải quan được xác định có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế theo quy định tại khoản 1, Điều 97 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thì lập phiếu chuyển nghiệp vụ chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan xem xét báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan
c.3.1) Người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế được xác định theo một trong các tiêu chí cụ thể như sau:
- Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực;
- Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch và trị giá cao;
- Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan ngoài thời hạn 60 ngày lớn, phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan, nhiều Cục Hải quan.
- Dấu hiệu vi phạm nếu chỉ nhìn trên hồ sơ người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan theo quy định thì khả năng thực hiện kiểm tra tại Chi cục Hải quan chưa đủ cơ sở kết luận chính xác (ví dụ như: các dấu hiệu liên quan đến việc phân tích phân loại hàng hóa phải thực hiện giám định, các vấn đề phải xin ý kiến các đơn vị có liên quan).
c.3.2) Trên cơ sở các tiêu chí chung quy định tại điểm c.3.1 nêu trên và tùy đặc điểm tình hình của từng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan tham mưu cho Cục trưởng Cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phân loại xác định người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế Chi cục Hải quan thực hiện chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan để xem xét kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
1.1.2. Tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
Trên cơ sở nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm, nhóm người khai hải quan có rủi ro cao đã xác định tại khoản 2 Điều 4 Quy trình này, công chức/nhóm công chức thực hiện lựa chọn để đề xuất kiểm tra (trừ các hồ sơ Chi cục Hải quan đã kiểm tra sau thông quan theo đúng quy định):
a) Ưu tiên lựa chọn để đề xuất kiểm tra trước đối với các trường hợp thuộc khoản 2.1 Điều 4 quy trình này, cụ thể:
a.1) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự các trường hợp đã được Chi cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, ấn định thuế.
a.2) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan đã được Chi cục Hải quan kiểm tra trong thời hạn 60 ngày nhưng chưa thực hiện khai bổ sung các tờ khai có cùng dấu hiệu vi phạm ngoài thời hạn 60 ngày đến 5 năm.
a.3) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự đã được một Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định nhưng tại các Chi cục Hải quan thuộc địa bàn Cục Hải quan chưa thực hiện kiểm tra.
a.4) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan chuyển theo quy định tại điểm g.2, khoản 3, Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Các trường hợp khác (từ thông tin phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy trình này, nguồn thông tin từ thu thập và các nguồn thông tin khác), công chức/nhóm công chức xác định lựa chọn kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm lớn, mức độ rủi ro cao, số thuế chênh lệch dự kiến lớn... Đồng thời, đề xuất kế hoạch kiểm tra đối với các trường hợp còn lại có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro tương tự.
1.2. Đối với trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Trên cơ sở hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm nêu tại khoản 3.1, Điều 4 Quy trình này, người khai hải quan xác định có rủi ro cao đã được xác định theo khoản 3.2, Điều 4 Quy trình này và danh sách kiểm tra theo kế hoạch đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt nêu tại khoản 3.3, Điều 4 Quy trình này, công chức/nhóm công chức thực hiện:
a) Đề xuất kế hoạch thực hiện kiểm tra đối với người khai hải quan đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao cho đơn vị.
b) Ưu tiên đề xuất lựa chọn kiểm tra trước đối với các trường hợp:
b.1) Các trường hợp theo quy định tại điểm a.1, a.2, a.3, a.4 khoản 1.1.2, Điều này nhưng chưa thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.
b.2) Các trường hợp khác từ thông tin phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan và chuyển hình thức kiểm tra (tại trụ sở cơ quan hải quan sang tại trụ sở người khai hải quan) theo quy định tại khoản 2, 3, Điều 16 Quy trình này.
Lưu ý: Riêng công chức/nhóm công chức thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan khi thực hiện theo điểm này có thể lựa chọn đề xuất người có thẩm quyền xem xét quyết định Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp kiểm tra hoặc giao các Cục Hải quan thực hiện kiểm tra.
b.3) Các trường hợp khác, công chức/nhóm công chức xác định lựa chọn kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm, mức độ rủi ro cao. Lập kế hoạch kiểm tra đối với các trường hợp còn lại có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro tương tự.
2. Đề xuất kiểm tra
a) Sau khi xác định được đối tượng cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức/nhóm công chức thực hiện đề xuất kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.
b) Rà soát trên hệ thống STQ để tránh đề xuất trùng đối tượng kiểm tra, cụ thể:
b.1) Trường hợp đề xuất kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan: Tra cứu trên hệ thống, nếu đối tượng đề xuất được Chi cục Hải quan khác kiểm tra cùng thời điểm thì đề xuất kiểm tra vào thời điểm khác hoặc chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan xem xét kiểm tra để tránh trùng lắp.
b.2) Trường hợp đề xuất kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan:
Khi cập nhật Phiếu đề xuất, nếu Hệ thống STQ cảnh báo đối tượng kiểm tra đang được đơn vị khác đề xuất thì báo cáo người có thẩm quyền quyết định kiểm tra chưa ban hành quyết định kiểm tra, thực hiện phối hợp, trao đổi thông tin và thống nhất đơn vị kiểm tra giữa hai đơn vị. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Kiểm tra sau thông quan) phân công đơn vị kiểm tra.
Trong 01 năm tài chính hạn chế kiểm tra trùng đối tượng, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, cụ thể (nội dung, phạm vi kiểm tra nên khác nhau). Trường hợp tra cứu hệ thống, người khai hải quan đã kiểm tra trong năm, đơn vị đề xuất có văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Kiểm tra sau thông quan) để xem xét phê duyệt đồng ý tiếp tục kiểm tra và phân quyền đề xuất kiểm tra trên hệ thống trước khi quyết định kiểm tra
c) Công chức/nhóm công chức lập Phiếu đề xuất kiểm tra (mẫu số 10/2015-KTSTQ) ghi rõ nội dung dự kiến kiểm tra, số lượng tờ khai theo dấu hiệu vi phạm cụ thể, dự kiến số thu (nếu có) để quyết định kiểm tra sau thông quan.
Phiếu đề xuất kèm theo các hồ sơ, chứng từ, dữ liệu, thông tin có dấu hiệu vi phạm, thông tin quản lý rủi ro thu thập được, kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, dự thảo Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan/người khai hải quan báo cáo Lãnh đạo các cấp, trình người có thẩm quyền quyết định.
Phiếu đề xuất phải có số, ký hiệu, phải được đơn vị mở sổ theo dõi từ khi phát hành đến khi cập nhật xong kết quả xử lý vụ việc.
1. Phê duyệt, ký ban hành Quyết định kiểm tra
1.1. Xem xét, phê duyệt
Người có thẩm quyền ký ban hành Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC xem xét đề xuất của công chức/nhóm công chức về dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro, kế hoạch được giao để phê duyệt nội dung đề xuất và ký ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan/trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ (Đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra phải có ít nhất 2 người):
a) Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, có dấu hiệu vi phạm cụ thể, có mức độ rủi ro cao thì phê duyệt nội dung đề xuất và ký ban hành quyết định kiểm tra.
b) Trường hợp dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro chưa rõ hoặc chưa đồng ý với nội dung đề xuất thì phải ghi rõ ý kiến, chỉ đạo công việc tiếp theo để xác định rõ hơn về đối tượng kiểm tra.
c) Trường hợp trước khi quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trong trường hợp thông tin tại cơ quan hải quan chưa đầy đủ, rõ ràng, nếu xem xét thấy cần thiết phải thu thập thông tin tại trụ sở người khai hải quan để đảm bảo kiểm tra hiệu quả, người có thẩm quyền quyết định kiểm tra có thể xem xét quyết định Thông báo thu thập thông tin tại trụ sở người khai hải quan, cụ thể:
c.1) Việc thu thập thông tin tại trụ sở người khai hải quan áp dụng đối với một trong các trường hợp:
- Dự án, tập đoàn, tổng công ty, công ty, người khai hải quan có quy mô đầu tư lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu, số thuế nộp lớn hoặc có nhiều chi nhánh, bộ phận xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý, sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu.
- Trường hợp người khai hải quan có số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu lớn; xuất khẩu, nhập khẩu nhiều mặt hàng khác nhau; xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều Cục hải quan khác nhau; xuất khẩu, nhập khẩu qua đơn vị ủy thác hoặc thông tin về chủ hàng chưa đầy đủ.
- Trường hợp phải kiểm tra theo chỉ đạo của cấp trên hoặc theo kế hoạch được phê duyệt nhưng hồ sơ tại cơ quan hải quan và nguồn thông tin trên hệ thống chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.
c.2) Thẩm quyền ký Thông báo thu thập thông tin: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan (trong trường hợp được ủy quyền) có thẩm quyền ký Thông báo (theo mẫu số 02/2015-KTSTQ) đề nghị người khai hải quan phối hợp cung cấp tài liệu, thông tin (đảm bảo nguyên tắc người có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với nhóm đối tượng nào thì có quyền ký Thông báo thu thập thông tin tại trụ sở của đối tượng đó).
Nội dung Thông báo phải ghi rõ:
- Thời gian thu thập thông tin: Thời gian thu thập thông tin tại trụ sở người khai hải quan không quá 03 ngày làm việc.
- Phạm vi nội dung thu thập thông tin. Các thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu cụ thể cần hỗ trợ, cung cấp cho cơ quan hải quan.
- Nhóm thu thập thông tin ít nhất 2 công chức và tối đa không quá 3 công chức.
c.3) Báo cáo kết quả thu thập thông tin:
Kết thúc thu thập thông tin, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thu thập thông tin tại trụ sở người khai hải quan công chức/nhóm công chức:
- Lập báo cáo kết quả TTXLTT (mẫu số 14/2015-KTSTQ ban hành kèm theo phụ lục II, quy trình này) báo cáo, trình người ký Thông báo thu thập thông tin; Báo cáo nêu rõ kết quả thu thập được, phân tích đánh giá, nhận định về thông tin thu thập được kèm các hồ sơ, dữ liệu thu thập được. Đồng thời lập phiếu đề xuất kiểm tra kèm dự thảo Quyết định kiểm tra trình người ký Thông báo thu thập thông tin.
Người ký Thông báo thu thập thông tin có trách nhiệm xem xét, chỉ đạo đánh giá kết quả thu thập thông tin, ban hành quyết định kiểm tra trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thu thập thông tin tại trụ sở người khai hải quan.
1.2. Ban hành quyết định kiểm tra:
Quyết định kiểm tra phải có số, ký hiệu, phải được đơn vị mở sổ theo dõi từ khi phát hành đến khi cập nhật xong kết quả xử lý vụ việc.
2. Trường hợp người khai hải quan nhận được Quyết định kiểm tra nhưng có văn bản xin đề nghị được lùi thời gian kiểm tra hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn/trưởng nhóm kiểm tra xem xét lý do người khai hải quan đề nghị, báo cáo người ban hành quyết định kiểm tra xem xét quyết định:
- Trường hợp chấp nhận, người ban hành quyết định kiểm tra ký ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra.
- Trường hợp không chấp nhận, người ban hành Quyết định kiểm tra báo cho người khai hải quan biết để chấp hành đúng thời gian của quyết định kiểm tra.
3. Văn bản thông báo kiểm tra (nếu có).
Trong trường hợp kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, đối với tình huống phức tạp, nếu xét thấy cần thiết, để đảm bảo việc kiểm tra hiệu quả, đúng quy định, tạo thuận lợi cho người khai hải quan, người ban hành quyết định kiểm tra gửi Thông báo theo mẫu số 13/2015-KTSTQ (quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này) để thông báo các công việc người khai hải quan cần chuẩn bị (hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ tài liệu liên quan, cử đại diện người có thẩm quyền làm việc với Đoàn kiểm tra để phục vụ công tác kiểm tra và địa chỉ, điện thoại liên hệ khi có vướng mắc liên quan đến vụ việc kiểm tra (nếu cần).
Mục 3. THỰC HIỆN KIỂM TRA
 
Căn cứ Quyết định kiểm tra đã được ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra phân công việc chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết (phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn kiểm tra; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liên lạc; kế hoạch hậu cần,...) để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra.
1. Người công bố quyết định: Trưởng đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra ngay phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở người khai hải quan trừ trường hợp Người ban hành quyết định kiểm tra/Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện kiểm tra trực tiếp công bố.
2. Nội dung công bố Quyết định:
a) Đọc nội dung Quyết định kiểm tra, nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các thành viên, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người khai hải quan kiểm tra lại nội dung của Quyết định trước khi tiếp nhận Quyết định kiểm tra;
c) Nêu những công việc người khai hải quan phải thực hiện; các sổ kế toán, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử... người khai hải quan phải chuẩn bị cung cấp;
d) Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan cung cấp cho đoàn kiểm tra danh sách thành phần/người có liên quan thay mặt người khai hải quan được cử làm việc với đoàn trong quá trình kiểm tra, cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu, trực tiếp làm việc, giải trình về các nội dung kiểm tra và ký các Biên bản kiểm tra. Người được phân công làm việc với đoàn kiểm tra phải là người có thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ, quản lý, phụ trách hoặc nắm vững những công việc thuộc phạm vi, nội dung kiểm tra mà cơ quan hải quan yêu cầu.
e) Trao bản chính Quyết định kiểm tra cho đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan (nếu trước đó Quyết định kiểm tra mới được gửi tới người khai hải quan bằng FAX).
3. Biên bản Công bố Quyết định kiểm tra.
Việc công bố quyết định kiểm tra được lập thành Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ tại phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở người khai hải quan.
Người công bố quyết định kiểm tra và người đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan cùng ký vào Biên bản công bố (người khai hải quan đồng thời đóng dấu trên Biên bản công bố).
4. Trường hợp người khai hải quan không chấp hành Quyết định kiểm tra thì:
- Người công bố quyết định kiểm tra lập Biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử phạt hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Người công bố quyết định kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định xử lý về thuế trong trường hợp đủ cơ sở.
- Lập phiếu chuyển nghiệp vụ đề xuất người có thẩm quyền ký gửi đơn vị quản lý rủi ro. Đơn vị quản lý rủi ro có trách nhiệm xử lý trên hệ thống đánh giá người khai hải quan không chấp hành tốt pháp luật, áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.
1. Tại trụ sở cơ quan hải quan
Nhóm kiểm tra tại trụ sở Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra như sau:
a) Thời hạn kiểm tra tối đa là năm (05) ngày làm việc, theo quyết định kiểm tra.
b) Trong quá trình kiểm tra nhóm kiểm tra làm việc với đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền, (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) của người khai hải quan về các nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan giải trình, làm rõ và cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh.
Khi người khai hải quan có ý kiến giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra thì giải trình bằng văn bản, hồ sơ, tài liệu (được người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu), kèm dữ liệu điện tử (nếu có) chứng minh nội dung giải trình.
c) Ngay sau từng nội dung làm việc hoặc sau từng buổi làm việc hoặc sau khi kết thúc thời gian kiểm tra, nhóm kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan ký Biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ ghi nhận các nội dung đã kiểm tra, kèm hồ sơ, tài liệu giải trình của người khai hải quan cung cấp.
Việc ghi biên bản có thể dưới hình thức hỏi đáp hoặc dưới hình thức ghi nhận kết quả trao đổi, giải trình của người khai hải quan về từng vấn đề hoặc hình thức khác nhưng phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác về nội dung, phạm vi kiểm tra làm căn cứ cho việc xử lý kết quả kiểm tra.
2. Tại trụ sở người khai hải quan
Đoàn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan thực hiện kiểm tra như sau:
a) Thời hạn kiểm tra theo quyết định kiểm tra nhưng tối đa không quá mười (10) ngày làm việc.
b) Việc kiểm tra, lập biên bản, ký biên bản, các hồ sơ tài liệu cần thiết người khai hải quan phải cung cấp, xuất trình được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra.
b1) Biên bản kiểm tra (giữa thành viên/nhóm thành viên đoàn kiểm tra với đại diện người khai hải quan/đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan):
- Thành viên/nhóm thành viên được Trưởng đoàn giao phụ trách kiểm tra/thực hiện kiểm tra từng nhóm việc/nội dung lập các Biên bản kiểm tra (mẫu 08/2015-KTSTQ) ghi nhận nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra với những người đại diện người khai hải quan phân công làm việc/đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan (thành viên đoàn kiểm tra yêu cầu những người đã làm việc, giải trình, làm rõ nội dung, phạm vi kiểm tra, xuất trình, sao chụp, cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan kèm biên bản kiểm tra và ký Biên bản kiểm tra).
- Những người tham gia ký biên bản: Do Trưởng đoàn quyết định.
b2) Biên bản kiểm tra (giữa Trưởng đoàn kiểm tra/đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan):
- Kết thúc từng nội dung trong quá trình kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét cùng đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan việc ký (người khai hải quan đóng dấu xác nhận) Biên bản kiểm tra ghi nhận nội dung công việc đã làm (theo từng ngày hoặc lũy kế từ nhiều ngày theo từng nội dung hoặc tổng thể kết quả kiểm tra), kết luận những nội dung đã kiểm tra xong, những yêu cầu, đề nghị của mỗi bên (nếu có).
- Biên bản có thể ghi tổng thể hoặc ghi tóm tắt tên công việc, kết quả công việc, dẫn chiếu đến Biên bản kiểm tra theo từng nội dung của thành viên/nhóm thành viên và tài liệu xác minh; hoặc ghi chi tiết các nội dung công việc nếu không dẫn chiếu. Những vấn đề đã kết luận được thì cần ghi rõ ràng, cụ thể để tránh giải thích khác nhau khi ghi nhận tại dự thảo Bản kết luận kiểm tra sau này.
- Nếu phát hiện hành vi vi phạm thì mô tả cụ thể hành vi vào biên bản này (chưa lập biên bản vi phạm ngay nếu chưa rõ ràng, chính xác, chắc chắn căn cứ, trừ trường hợp phải lập biên bản ngay để ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc căn cứ đã đầy đủ, chính xác).
- Các Biên bản kiểm tra hoàn thành trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra. Trường hợp phức tạp, trường hợp cần bổ sung chứng từ, tài liệu hoặc trường hợp người khai hải quan cần giải trình và một số trường hợp đặc biệt khác, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, phải hoàn thành Biên bản kiểm tra. Những người tham gia ký biên bản kiểm tra: Do Trưởng đoàn quyết định.
c) Trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra, nếu phát hiện các tình tiết mới cần phải xác minh thì Trưởng đoàn thực hiện việc xác minh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ký văn bản, triển khai thực hiện kiểm tra phân công người khác xác minh theo đề nghị của Trưởng đoàn kiểm tra.
d) Trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra, những ngày đoàn kiểm tra không đến trụ sở người khai hải quan để thực hiện kiểm tra thì Trưởng đoàn phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và phải thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết.
1. Sau khi kết thúc thời gian kiểm tra (hoặc ngay trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra đối với trường hợp phức tạp, vượt thẩm quyền giải quyết của nhóm kiểm tra/đoàn kiểm tra), thì Trưởng nhóm kiểm tra/Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan phải báo cáo người có thẩm quyền ký Thông báo kết quả kiểm tra/Kết luận kiểm tra toàn bộ nội dung, kết quả kiểm tra, những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau; những hành vi vi phạm pháp luật của người khai hải quan; những sai sót của phía cơ quan quản lý nhà nước; những bất cập của chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý (nếu có) và những vấn đề phức tạp vượt thẩm quyền cần xử lý, đề xuất nội dung giải quyết từng vấn đề.
2. Trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra, nhóm kiểm tra/đoàn kiểm tra lập báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra theo các trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 142 và khoản 4, Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Người có thẩm quyền ký thông báo kết quả kiểm tra/kết luận kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra theo quy định.
Trên cơ sở Báo cáo kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền xem xét ký Thông báo kết quả kiểm tra/Kết luận kiểm tra chỉ đạo tiếp một số công việc cụ thể:
1. Rà soát các vi phạm tương tự vừa được kiểm tra trước khi ký Thông báo kết quả kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra tại trụ sở Chi cục Hải quan.
Kết thúc kiểm tra tại trụ sở Chi cục Hải quan, nhóm kiểm tra/công chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc rà soát các vi phạm tương tự đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan của người khai hải quan vừa được kiểm tra tại Chi cục trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp xác định người khai hải quan có vi phạm tương tự đề xuất với Chi cục trưởng trong Thông báo kết quả kiểm tra có nội dung yêu cầu người khai hải quan tự khai bổ sung (đối với các vi phạm ngoài thời hạn 60 ngày, trong thời gian 5 (nám) ngày kể từ ngày ký thông báo kết quả kiểm tra).
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo xử lý các công việc liên quan đến cuộc kiểm tra, đồng thời xem xét ấn định (đối với phạm vi kiểm tra) và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thông báo kết quả kiểm tra
- Nhóm kiểm tra đề xuất dự thảo Thông báo kết quả kiểm tra theo chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng;
- Căn cứ nội dung dự thảo, kết quả kiểm tra và giải trình của người khai hải quan, Chi cục trưởng/Cục trưởng Cục Hải quan xem xét ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/2015-KTSTQ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
- Đối với trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không cung cấp đủ hồ sơ tài liệu theo yêu cầu theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng ký Thông báo kết quả kiểm tra trong đó nêu rõ: hành vi không chấp hành của người khai hải quan và cơ quan hải quan sẽ xử lý theo quy định trên cơ sở hồ sơ hiện có và áp dụng các biện pháp kiểm tra đối với các lô hàng tiếp theo của người khai hải quan.
- Đối với trường hợp Chi cục Hải quan đã kiểm tra tại cơ quan hải quan, công chức/nhóm công chức đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:
+ Đưa nội dung “đề nghị người khai hải quan có trách nhiệm khai đúng cho các lô hàng nhập khẩu tương tự tiếp theo...” trong Thông báo kết quả kiểm tra.
+ Chuyển thông tin cho bộ phận thông quan tại Chi cục để hướng dẫn người khai hải quan khai báo theo đúng quy định.
+ Chuyển thông tin cho Chi cục kiểm tra sau thông quan bằng Phiếu chuyển nghiệp vụ kèm hồ sơ sao y (đối với trường hợp người khai hải quan tiếp tục khai báo không đúng cho các lô hàng nhập khẩu tương tự tiếp theo).
3. Kết luận kiểm tra
Trình tự ban hành Bản kết luận kiểm tra thực hiện như sau:
3.1. Dự thảo kết luận kiểm tra: Kết thúc kiểm tra, người có thẩm quyền kết luận kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo Đoàn kiểm tra lập dự thảo Bản kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan:
a) Từng thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm theo nội dung được phân công kiểm tra; lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra, đề xuất phương án xử lý kết quả kiểm tra theo phạm vi công việc phân công, theo yêu cầu của Trưởng đoàn.
b) Trên cơ sở quyết định kiểm tra, báo cáo của từng thành viên, các biên bản kiểm tra, hồ sơ, chứng từ tài liệu thu thập được, và căn cứ theo quy định pháp luật liên quan, đoàn kiểm tra thống nhất báo cáo của đoàn kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra (từng thành viên có ý kiến ký ghi rõ họ tên vào trang cuối và cùng ký nháy trên từng trang của dự thảo, bản này được lưu hồ sơ) trước khi báo cáo người có thẩm quyền kết luận kiểm tra duyệt dự thảo kết luận kiểm tra.
Trường hợp có thành viên trong đoàn không thống nhất, thành viên vẫn thực hiện ký vào dự thảo, ghi rõ các nội dung bảo lưu ý kiến của mình, nêu cụ thể lý do và có báo cáo tiếp, làm rõ nội dung theo chỉ đạo trưởng đoàn hoặc người có thẩm quyền kết luận kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra có quyền quyết định về nội dung dự thảo trình người có thẩm quyền kết luận kiểm tra (trường hợp có ý kiến khác thì trình kèm bản có ghi ý kiến khác của thành viên).
c) Trường hợp người có thẩm quyền kết luận kiểm tra không đồng ý với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra, thì đoàn kiểm tra sẽ báo cáo tiếp, làm rõ theo chỉ đạo của người có thẩm quyền hoặc có quyền bảo lưu ý kiến. Người có thẩm quyền kết luận kiểm tra có quyền quyết định về nội dung dự thảo cuối cùng, duyệt và gửi người khai hải quan theo quy định.
d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, người có thẩm quyền kết luận kiểm tra phải hoàn thành bản dự thảo kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 05/2015-KTSTQ, kiểm tra tất cả các trang dự thảo, ký nháy (xác nhận đã duyệt) và gửi cho người khai hải quan 01 bản chụp theo một trong các hình thức sau:
- Gửi Fax/email: Yêu cầu người khai hải quan xác nhận lại bằng Fax/email việc đã nhận được bản dự thảo kết luận.
- Gửi bằng công văn theo đường bưu chính: gửi bằng thư đảm bảo có hồi báo, phải lưu giữ trong hồ sơ kiểm tra giấy biên nhận của tổ chức bưu chính về thời gian gửi, thời gian nhận để làm bằng chứng giải quyết khiếu nại (nếu có).
- Giao trực tiếp cho người khai hải quan: Yêu cầu đại diện người khai hải quan ghi đã nhận 1 bản và ký vào góc trái phía dưới trang đầu tiên của Bản dự thảo kết luận, người ký nhận phải ký, ghi rõ họ, tên, chức danh (đóng dấu người khai hải quan nếu có). Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị giải trình ngay thì người có thẩm quyền kết luận kiểm tra làm việc với người khai hải quan về các nội dung giải trình, ghi nhận bằng biên bản làm việc sau khi trao bản dự thảo kết luận.
đ) Dự thảo kết luận kiểm tra (kèm các báo cáo, đề xuất kết quả kiểm tra của thành viên đoàn kiểm tra (nếu có) sẽ được lưu hồ sơ kiểm tra để xác định trách nhiệm từng thành viên và trưởng đoàn kiểm tra.
3.2. Giải trình của người khai hải quan:
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi dự thảo kết luận kiểm tra, người khai hải quan giải trình, đưa ra ý kiến về dự thảo kết luận kiểm tra (bằng văn bản hoặc làm việc trực tiếp với người ban hành quyết định kiểm tra liên quan đến nội dung giải trình, nội dung làm việc được ghi nhận tại biên bản làm việc theo mẫu số 12/2015-KTSTQ) theo quy định tại tiết d.2 điểm d, khoản 4, Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Hết thời hạn trên mà người khai hải quan không có ý kiến thì coi như người khai hải quan đã đồng ý với dự thảo kết luận.
3.3. Ban hành bản kết luận kiểm tra:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của người khai hải quan, người có thẩm quyền kết luận kiểm tra có trách nhiệm:
- Xem xét văn bản giải trình của người khai hải quan hoặc/và xem xét kết quả làm việc với đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ để xem xét ký ban hành bản kết luận kiểm tra.
- Trường hợp dự thảo kết luận còn vấn đề cần làm rõ thì tiếp tục chỉ đạo làm rõ.
- Ký ban hành “Bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan” theo mẫu số 05/2015-KTSTQ. Kết luận kiểm tra được đóng dấu giáp lai hoặc ký nháy từng trang.
b) Đối với trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, thì thời hạn ký ban hành kết luận là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn không có ý kiến trả lời thì người có thẩm quyền kết luận kiểm tra kết luận kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra dựa trên kết quả kiểm tra và hồ sơ hiện có.
3.4. Gửi bản kết luận cho người khai hải quan:
a) Người ký ban hành kết luận kiểm tra có trách nhiệm gửi cho người khai hải quan 01 bản kết luận kiểm tra và 01 bản lưu hồ sơ.
b) Trường hợp trụ sở đơn vị kiểm tra ở xa trụ sở người khai hải quan, người ký ban hành kết luận kiểm tra có thể FAX ngay cho người khai hải quan, bản chính được gửi sau theo đường bưu chính. Khi gửi theo đường bưu chính phải gửi bằng thư đảm bảo có hồi báo, phải lưu giữ trong hồ sơ kiểm tra giấy biên nhận của tổ chức bưu chính về thời gian gửi, thời gian nhận để làm bằng chứng giải quyết khiếu nại (nếu có).
c) Trường hợp giao trực tiếp cho người khai hải quan thì đại diện người khai hải quan ghi đã nhận 1 bản và ký vào góc trái phía dưới trang đầu tiên của Bản kết luận, người ký nhận phải ký, ghi rõ họ, tên, chức danh (đóng dấu người khai hải quan nếu có).
4. Rà soát, đánh giá kết quả kiểm tra
Sau mỗi cuộc kiểm tra, thủ trưởng đơn vị, người ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra:
- Tổ chức xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các ưu, nhược điểm của cuộc kiểm tra từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc xử lý kết quả kiểm tra nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ;
- Phổ biến các bài học kinh nghiệm để các cuộc kiểm tra sau hiệu quả hơn, nhân rộng thành công, hạn chế sai sót tương tự;
- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi các chính sách pháp luật, biện pháp quản lý (nếu có).
- Rà soát các vi phạm tương tự sau khi Thông báo kết quả kiểm tra/Kết luận kiểm tra.
Mục 4. XỬ LÝ CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ KIỂM TRA
Điều 12. Quyết định ấn định thuế
1. Việc ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật hải quan, các văn bản hướng dẫn và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện vi phạm phải ấn định thuế lớn, trước khi ban hành quyết định ấn định thuế chính thức, người có thẩm quyền ký quyết định ấn định có thể xem xét gửi Phiếu báo tin (mẫu số 17/2015-KTSTQ quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này) cho người khai hải quan số thuế dự kiến ấn định để người khai hải quan có thời gian chuẩn bị tiền thuế nộp theo quy định.
3. Trường hợp người khai hải quan không nộp số tiền thuế đã ấn định thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan
1. Việc giải quyết khiếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại; các văn bản, quy trình hướng dẫn việc thực hiện giải quyết khiếu nại của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Trong kiểm tra sau thông quan, để đảm bảo nguyên tắc khách quan trong giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giao công chức/nhóm công chức/bộ phận (độc lập với đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra) thực hiện tham mưu giải quyết khiếu nại.
2. Trách nhiệm tham mưu trong giải quyết khiếu nại:
a) Công chức/nhóm công chức/bộ phận tham mưu giải quyết khiếu nại khiếu nại có trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc khiếu nại, đề xuất giải quyết khiếu nại theo quy trình giải quyết khiếu nại. Chịu trách nhiệm về các nội dung, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại và bảo mật thông tin liên quan đến vụ việc.
b) Đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan tới phạm vi, nội dung khiếu nại hoặc tham gia ý kiến liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Việc tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án trong hoạt động kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
Mục 5. THEO DÕI, BÁO CÁO, PHẢN HỒI, CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ
Điều 16. Theo dõi khai bổ sung và chuyển hồ sơ, hình thức kiểm tra
1. Theo dõi việc thực hiện khai bổ sung ngoài phạm vi kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy trình này.
a) Tại Thông báo kết quả kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan yêu cầu người khai hải quan thực hiện khai bổ sung. Việc khai bổ sung thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và hướng dẫn chung của Tổng cục Hải quan.
b) Hết thời hạn khai bổ sung, người khai hải quan không khai, nộp thuế bổ sung thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan lập Phiếu chuyển nghiệp vụ gửi cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan để xem xét báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra.
2. Chuyển hồ sơ.
2.1. Đối với Chi cục Hải quan:
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan lập Phiếu chuyển nghiệp vụ ghi rõ căn cứ chuyển, dấu hiệu vi phạm về mã số, giá..., nội dung đề xuất kiểm tra) cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc gửi Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo mẫu số 15/2015-KTSTQ (quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này), cụ thể:
a) Trường hợp không chấp hành quyết định kiểm tra, không cung cấp đủ hồ sơ tài liệu... quy định tại khoản 4, Điều 142 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thực hiện kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.
b) Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại phức tạp...quy định tại điểm C.3, khoản 1.1.1, Điều 5 Quy trình này: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xác định đối tượng (gửi kèm Danh sánh tổng hợp các trường hợp có dấu hiệu vi phạm).
c) Trường hợp sau khi rà soát đối với vi phạm tương tự sau khi kiểm tra nhưng không thực hiện kiểm tra (nêu rõ lý do): trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra (gửi kèm Danh sánh tổng hợp các trường hợp có dấu hiệu vi phạm tương tự).
d) Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn khai bổ sung. Phiếu chuyển nghiệp vụ nêu rõ nội dung nào đã khai bổ sung, nội dung nào chưa khai bổ sung.
e) Trường hợp người khai hải quan đã thực hiện tham vấn nhưng không đồng ý với kết quả của cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g2, khoản 3, Điều 25 Thông tư 38/2015/IT-BTC.
f) Một số lưu ý:
- Trường hợp chuyển theo quy định tại điểm a2, b2, khoản 2, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC là trường hợp chuyển nội bộ từ bộ phận thông quan sang bộ phận sau thông quan của Chi cục Hải quan (dùng phiếu chuyển nghiệp vụ).
- Đối với các Cục Hải quan không có Chi cục Kiểm tra sau thông quan thì Chi cục Hải quan thực hiện chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan (quản lý địa bàn Cục hải quan) thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan.
2.2. Đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan:
Khi nhận được phiếu chuyển nghiệp vụ cùng hồ sơ do Chi cục Hải quan chuyển:
a) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm phân công, chỉ đạo đánh giá về đối tượng do Chi cục chuyển theo quy định tại Điều 4 Quy trình này.
Sau khi có kết quả phân tích, đánh giá về đối tượng kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan lựa chọn đối tượng kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Quy trình này.
b) Định kỳ hàng tháng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan duyệt danh sách người khai hải quan chuyển tiếp tục phân tích, theo dõi hoặc lưu trữ hồ sơ trong trường hợp xác định không rõ dấu hiệu vi phạm.
c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra theo quy định đối với các đối tượng được lựa chọn theo quy định tại điểm a nêu trên, với thời gian cụ thể như sau:
c.1) Trường hợp quy định tại điểm a, khoản 2.1 Điều này: quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được phiếu chuyển nghiệp vụ (nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thực hiện kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan).
c.2) Trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2.1 Điều này: quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được phiếu chuyển nghiệp vụ.
c.3) Trường hợp quy định tại điểm c, d, e khoản 2.1 Điều này: quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được phiếu chuyển nghiệp vụ.
3. Đối với trường hợp chuyển hình thức kiểm tra từ kiểm tra tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan sang kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 4, Điều 142 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: quyết định kiểm tra trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày thực hiện kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.
4. Chi cục Hải quan và Chi cục Kiểm tra sau thông quan phải mở sổ theo dõi việc chuyển hồ sơ và nhận hồ sơ và cập nhật kết quả xử lý liên quan vụ việc (lưu phiếu chuyển nghiệp vụ kèm hồ sơ sao y của Chi cục).
5. Đối với các trường hợp người khai hải quan có trụ sở nơi đăng ký mã số thuế nằm ngoài địa bàn quản lý, Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Kiểm tra sau thông quan) phân công đơn vị thực hiện.
a) Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm đề xuất Tổng cục phân công đơn vị kiểm tra (dựa trên nguyên tắc điều phối tránh trùng lắp quy định tại khoản 1 điều 19 quy trình này) trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản của Cục Hải quan.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo phân công đơn vị thực hiện kiểm tra trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đề xuất của Cục Kiểm tra sau thông quan.
Việc báo cáo thực hiện theo các quy định dưới đây, trường hợp Tổng cục Hải quan hoàn thiện phần mềm hỗ trợ kiểm tra sau thông quan thì việc báo cáo thực hiện qua hệ thống phần mềm. Hệ thống báo cáo này như là 01 kênh phản hồi thông tin cho hệ thống kiểm tra sau thông quan trên toàn quốc.
1. Mẫu báo cáo.
Sử dụng mẫu số 19/2015-KTSTQ và mẫu số 20/2015-KTSTQ, bao gồm đầy đủ các thông tin, số liệu (gồm cả tình hình thu các khoản nợ), cập nhật số liệu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm đến thời điểm báo cáo.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo.
Từ ngày 01 của tháng tính đến hết ngày cuối cùng trong tháng (đối với báo cáo tháng) hoặc đến ngày 31/12 hàng năm (đối với báo cáo năm). Thời hạn gửi báo cáo tháng cho Cục Kiểm tra sau thông quan: thực hiện trước 14h00 ngày 05 của tháng tiếp theo (đối với báo cáo tháng) và ngày 05/01 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
3. Quy định về việc gửi báo cáo.
Báo cáo được thực hiện và gửi dưới hình thức file mềm qua hòm thư baocaoktstq@customs.gov.vn và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được gửi qua thư điện tử từ địa chỉ chính thức do Chi cục Hải quan đăng ký với Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đăng ký với Cục Kiểm tra sau thông quan.
- Cơ quan báo cáo có trách nhiệm thông báo lại địa chỉ thư điện tử được sử dụng để gửi báo cáo trong trường hợp có sự thay đổi.
4. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến báo cáo, thông tin phản hồi hệ thống.
4.1. Nội dung báo cáo, thông tin phản hồi của các đơn vị
a) Đối với Chi cục Hải quan
- Báo cáo Chi cục kiểm tra sau thông quan các trường hợp kiểm tra có vi phạm, đã ấn định thuế, các trường hợp phải thực hiện khai bổ sung (đã khai nộp đủ hay chưa), các trường hợp vi phạm tương tự với các trường hợp kiểm tra (Chi cục Hải quan sẽ kiểm tra hoặc chuyển thông tin để Chi cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, chỉ đạo).
- Từ số liệu báo cáo, thông tin phản hồi thực hiện rà soát các trường hợp tại Chi cục có vi phạm tương tự để tiến hành xem xét kiểm tra hoặc báo cáo theo chỉ đạo.
b) Đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan
- Rà soát các vi phạm đã được kiểm tra, ấn định trong phạm vi toàn Cục Hải quan hoặc chuyển thông tin báo cáo yêu cầu các Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chỉ đạo bộ phận kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan tự rà soát các dấu hiệu vi phạm tương tự để thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả về Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
- Tổng hợp kết quả (tự rà soát hoặc chỉ đạo rà soát) theo quy định tại điểm a khoản này để tham mưu, báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan chỉ đạo, kiểm tra trong phạm vi quản lý.
c) Đối với Cục Kiểm tra sau thông quan
- Tổng hợp các dấu hiệu vi phạm do Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra, đã ấn định thuế.
- Tổng hợp kết quả (tự rà soát hoặc chỉ đạo rà soát) theo quy định tại điểm a, b khoản này trên phạm vi toàn quốc để trực tiếp kiểm tra hoặc tham mưu, báo cáo Tổng cục Hải quan chỉ đạo giao các Cục hải quan kiểm tra thống nhất.
4.2. Trách nhiệm của đơn vị gửi báo cáo, thông tin phản hồi:
a) Báo cáo đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan các nội dung báo cáo; báo cáo theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo.
b) Gửi báo cáo đúng thời hạn.
4.3. Trách nhiệm của đơn vị nhận báo cáo, phản hồi thông tin:
a) Phải tổng hợp báo cáo đầy đủ, trung thực.
b) Phải đối chiếu nội dung báo cáo gửi về kèm các tài liệu có liên quan đầy đủ chưa. Trường hợp chưa đầy đủ có trách nhiệm đôn đốc để tập hợp đầy đủ.
c) Bộ phận tổng hợp báo cáo của các đơn vị có trách nhiệm gửi báo cáo, nội dung có liên quan đến bộ phận có trách nhiệm trong trường hợp nội dung báo cáo có liên quan đến công việc cần triển khai các bước rà soát mở rộng theo quy trình quy định. Đảm bảo thực hiện triển khai công việc đồng bộ hai chiều từ dưới lên và từ trên xuống: sau khi nhận được thông tin phản hồi kết quả kiểm tra từ Chi cục Hải quan đến Chi cục kiểm tra sau thông quan đến Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ được cập nhập kết quả và thông tin ngược lại.
1. Cập nhật thông tin trên hệ thống
Người có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và xem xét ban hành các quyết định hành chính có liên quan đến kết quả kiểm tra, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo cập nhật kịp thời trên hệ thống có liên quan.
- Trường hợp người khai hải quan có hành vi vi phạm pháp luật tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự hoặc chuyển các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Trường hợp người khai hải quan không tuân thủ pháp luật hoặc có vi phạm phải thực hiện ấn định thuế, xử phạt thì thực hiện cập nhật trên hệ thống để có biện pháp quản lý phù hợp tại khâu thông quan;
- Trường hợp người khai hải quan tuân thủ quy định pháp luật không vi phạm, tổ chức cập nhật trên hệ thống để tạo điều kiện thuận lợi tại khâu thông quan;
Việc cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo quy định chung của Tổng cục Hải quan và một số quy định cụ thể sau:
Tất cả các bước trong suốt quá trình thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan từ khi thu thập thông tin, đề xuất kiểm tra đến khi kết thúc kiểm tra, đánh giá sau kiểm tra đều phải được cập nhật vào các hệ thống. Công chức hoặc đơn vị được phân công cập nhật phải chịu trách nhiệm về hậu quả nếu cập nhật không đúng quy định.
1.1. Cập nhật tại khâu TTXLTT
Cập nhật tóm tắt kết quả TTXTTT theo các tiêu chí được thiết lập trong Hệ thống thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan (STQ), đính kèm các tài liệu sau: Phiếu đề xuất thu thập thông tin, báo cáo TTXLTT, dữ liệu TTXLTT
1.2. Cập nhật tại khâu đề xuất, thực hiện kiểm tra
Khi lập Phiếu đề xuất, công chức/nhóm công chức phải cập nhật ngay nội dung đề xuất vào Hệ thống STQ.
Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức/nhóm công chức cập nhật tóm tắt nội dung quyết định kiểm tra vào Hệ thống STQ theo các tiêu chí được thiết lập trong hệ thống.
1.3. Cập nhật tại khâu xử lý kết quả Kiểm tra sau thông quan
Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo công chức kiểm tra cập nhật:
a) Các thông tin thu thập, đánh giá trong quá trình kiểm tra sau thông quan: Thông tin liên quan đến người khai hải quan (quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, các vi phạm pháp luật đã bị xử lý, tình hình tài chính, các tài khoản ngân hàng,...); Thông tin liên quan đến mặt hàng, loại hình đã kiểm tra;...
b) Kết quả kiểm tra: cập nhật tóm tắt nội dung Thông báo kết quả kiểm tra/Bản kết luận kiểm tra sau thông quan theo các tiêu chí được thiết lập trong hệ thống thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan (STQ) trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đồng thời phải đính kèm bản chụp Bản kết luận/Thông báo kết quả đã ký trên hệ thống (để thay báo cáo gửi Cục Kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp Cục trưởng Cục hải quan ký hoặc ủy quyền Chi cục Kiểm tra sau thông quan ký thông báo kết quả kiểm tra/kết luận kiểm tra; gửi Chi cục Kiểm tra sau thông quan 01 bản trường hợp Chi cục Hải quan ký thông báo kết quả kiểm tra).
- Quyết định xử phạt VPHC: Cập nhật hệ thống thông quan quản lý vi phạm (QLVP14) và các hệ thống có liên quan theo quy định.
- Quyết định ấn định thuế (bao gồm bảng số liệu) được cập nhật vào Hệ thống VNACCS, hệ thống kế toán tập trung (KTTT) và các hệ thống có liên quan ngày sau khi ban hành quyết định.
c) Đối với các trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, đoàn kiểm tra báo cáo với người ban hành quyết định kiểm tra về mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan dựa trên phạm vi đã kiểm tra. Dựa trên báo cáo của đoàn kiểm tra, người ban hành quyết định kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện kiểm tra phê duyệt nội dung đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người khai hải quan, giao đơn vị cập nhật lên hệ thống dữ liệu, phản hồi thông tin hoặc có phiếu chuyển nghiệp vụ gửi đơn vị có liên quan. Từ đó đơn vị quản lý rủi ro có trách nhiệm xử lý đánh giá về người khai hải quan trong hệ thống quản lý rủi ro để phản ánh ngược lại khâu trước và trong thông quan có biện pháp phân luồng, hình thức kiểm tra phù hợp.
d) Đối với các trường hợp không đến làm việc, không cung cấp hồ sơ tài liệu, đơn vị thực hiện kiểm tra sau thông quan cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu để phản hồi thông tin kịp thời trên hệ thống hoặc làm phiếu chuyển nghiệp vụ cho đơn vị quản lý rủi ro biết Đơn vị quản lý rủi ro có trách nhiệm cập nhật kết quả đánh giá người khai hải quan không tuân thủ pháp luật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các hồ sơ hải quan, lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan
2. Lưu trữ hồ sơ
2.1. Khi kết thúc kiểm tra vụ việc phải lưu trữ hồ sơ để phục vụ các quá trình quản lý, xử lý sau này.
Ngoài các quy định về lấy số, lập số liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ nói chung, hồ sơ kiểm tra sau thông quan theo quá trình bao gồm phiếu đề xuất, báo cáo,... trong nội bộ đơn vị từ khâu thu thập thông tin, đề xuất kiểm tra, thực hiện kiểm tra tại cơ quan hải quan, kiểm tra tại người khai hải quan được lấy số vào sổ để theo dõi tập trung, thống nhất theo cấp phù hợp quy mô của đơn vị (cấp đội/cấp phòng/cấp Chi cục Hải quan/cấp Chi cục Kiểm tra sau thông quan /cấp Cục Kiểm tra sau thông quan) và phù hợp với từng loại giấy tờ. Công chức được phân công lưu trữ, theo dõi từ khi phát sinh hồ sơ vụ việc đến khi kết thúc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra phải lập danh mục hồ sơ theo mẫu số 18/2015-KTSTQ (quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này).
2.2. Hồ sơ phải được lập, theo dõi theo thời gian diễn biến vụ việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc theo từng vụ việc.
Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, gồm các hồ sơ phát sinh ở các giai đoạn (có thể độc lập hoặc nối tiếp nhau) theo quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo quy trình này.
a) Hồ sơ thu thập, xử lý thông tin kiểm tra sau thông quan;
b) Hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan;
c) Hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan;
d) Hồ sơ ban hành Quyết định hành chính;
đ) Hồ sơ giải quyết khiếu nại;
e) Hồ sơ giải quyết khiếu kiện hành chính (tố tụng hành chính).
2.3. Hồ sơ đầy đủ, xét về mặt thời gian diễn biến vụ việc, phải bao gồm tất cả các văn bản, giấy tờ, tài liệu, số liệu, dữ liệu phát sinh từ khi bắt đầu vụ việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan đến khi vụ việc được giải quyết xong; Hồ sơ đầy đủ, để rõ trách nhiệm, phải bao gồm các văn bản, giấy tờ, tài liệu số liệu, dữ liệu lưu trữ đủ ý kiến của tất cả các cấp, các bên liên quan tham gia vào quá trình vụ việc.
2.4. Nơi lưu trữ một bộ hồ sơ kiểm tra sau thông quan (bản gốc, bản chính) từ khi thu thập thông tin đến khi ban hành các quyết định hành chính liên quan đến xử lý kết quả kiểm tra (theo quy định tại điểm a, b, c, d, điểm 2.2, Điều này) là đơn vị trực tiếp thực hiện cuộc kiểm tra sau thông quan (Chi cục hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Kiểm tra sau thông quan). Hồ sơ liên quan đến giai đoạn giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính do đơn vị được phân công tham mưu cho người có thẩm quyền chịu trách nhiệm lưu trữ.
Vụ việc kiểm tra sau thông quan liên quan đến các Phòng/Đội nghiệp vụ khác nhau, có thể được thực hiện chuyển từ Phòng/Đội này qua Phòng/Đội khác nên. Khi trong quá trình xử lý vụ việc, hồ sơ có thể luân chuyển qua nhiều Phòng/Đội nghiệp vụ có chức năng chuyên trách khác nhau (từ khâu thu thập thông tin đến kiểm tra... và cuối cùng khâu xử lý khiếu kiện...). Phòng/Đội nghiệp vụ được phân công tham gia ý kiến cần thiết (theo nguyên tắc bảo mật chung) có thể lưu bản sao phần hồ sơ vụ việc có liên quan đến nội dung tham gia ý kiến; Phòng/Đội nghiệp vụ được phân công chủ trì xử lý công việc phải lưu giữ bản gốc/bản chính hồ sơ vụ việc có liên quan đến công việc mình đã xử lý. Khi bàn giao hồ sơ gốc/chính phải lập Biên bản giao nhận kèm danh mục hồ sơ cụ thể.
2.5. Chế độ lưu trữ hồ sơ:
a) Hồ sơ kiểm tra sau thông quan được lưu trữ tại đơn vị trực tiếp kiểm tra đến hết thời gian khiếu nại, khiếu kiện, sau đó hồ sơ được thực hiện theo các quy định, chế độ lưu trữ của ngành, nhà nước.
b) Hồ sơ xử phạt, khiếu nại, khiếu kiện thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm tổ chức lưu trữ hồ sơ một cách đầy đủ, khoa học, dễ tra cứu và có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đầy đủ khi cơ quan hải quan cấp trên yêu cầu.
Chương III.
 
Các cấp có tránh nhiệm tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật, một số điểm chi tiết nêu tại các quy định tại các mục nêu trên và một là quy định cụ thể như sau:
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm phân công, điều phối tránh kiểm tra trùng lặp giữa các Cục Hải quan theo nguyên tắc:
a) Ưu tiên Cục Hải quan phát hiện dấu hiệu vi phạm thực hiện kiểm tra;
b) Trường hợp các Cục Hải quan cùng thời điểm phát hiện dấu hiệu vi phạm, ưu tiên Cục Hải quan có địa bàn là nơi người khai hải quan đóng trụ sở thực hiện kiểm tra;
c) Trường hợp các Cục Hải quan cùng phát hiện dấu hiệu vi phạm và không phải địa bàn nơi người khai hải quan đóng trụ sở, ưu tiên Cục Hải quan nơi người khai hải quan mở tờ khai với số lượng nhiều, kim ngạch lớn thực hiện kiểm tra.
2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm tham mưu với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc điều phối tránh kiểm tra trùng lắp quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm điều phối tránh việc kiểm tra trùng lắp giữa các Chi cục Hải quan và giữa Chi cục Hải quan với Chi cục Kiểm tra sau thông quan trong địa bàn của Cục. Tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm tham mưu cho Cục trưởng Cục Hải quan trong việc điều phối tránh kiểm tra trùng lắp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm quản lý các khâu nghiệp vụ tại Chi cục để tránh trùng đối tượng kiểm tra, bố trí công chức/bộ phận chuyên trách làm công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục.
1. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại quy trình này hướng dẫn cho các Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện thống nhất.
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn tại quy trình này./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

THE GENERAL DEPARTMENT

OF CUSTOMS
-------

No. 1410/QĐ-TCHQ

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, May 14, 2015

DECISION

On promulgating the process for post-customs clearance inspection

______________

THE DIRECTOR GENERAL OF CUSTOMS

 

Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Tax Administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Tax Administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, detailing a number of articles of the Law on Customs regarding customs procedures, and customs inspection and supervision;

Pursuant to the Government’s Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013, detailing the implementation of the Law on Tax Administration and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Tax Administration;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 02/2010/QD-TTg dated January 15, 2010, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs;

Pursuant to the Ministry of Finance’s Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015, providing regulations on customs procedures; customs inspection and supervision, import and export duties, and tax administration applicable to exported goods and imported goods;

At the request of the Director of the Post Clearance Audit Department,

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate the “Process for post-customs clearance inspection” together with this Decision.

Article 2. This Decision takes effect from May 15, 2015, and replaces Decision No. 3550/QD-TCHQ dated November 13, 2013, of the Director General of Customs on promulgating the professional process for post-customs clearance inspection of exports and imports by the Director General of Customs.

Article 3. The Director of the Post Clearance Audit Department, and heads of units under the General Department of Customs shall implement this Decision./.

 

For the Director General

The Deputy Director

HOANG VIET CUONG

 

 

PROCESS

FOR POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION

(Issued together with Decision No. 1410/QD-TCHQ dated May 14, 2015 of the Director General of Customs)

 

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulations

This Process prescribes the order, procedures, dossiers and contents of collecting information, identifying inspection subjects, performing inspections, processing inspection results and handling jobs related to inspection results of customs offices, customs officers/teams of customs officers that perform post-customs clearance inspections.

Article 2. Implementation principles

1. Applying risk management in selecting subjects, scope, and contents of post-customs clearance inspection.

2. Units, upon performing post-customs clearance inspection, shall coordinate and share information with other units involved in the customs service, and ensure that inspection activities are carried out in accordance with regulations and effectively, without overlap or causing inconvenience to customs declarants. At the same time, the units must respond to information and data systems of the customs service to take management and inspection measures in accordance with regulations.

3. Leaders at all levels and officers directly involved in inspections shall keep information related to the inspections confidential and must not provide information to any irrelevant organizations or individuals when they have not obtained approval by the Director General of Customs/the Director of the Post Clearance Audit Department/directors of provincial-level customs departments/heads of post clearance audit branches/heads of customs branches.

4. Collecting and processing information for post-customs clearance inspection must be carried out proactively and daily by customs officers/teams of customs officers assigned to perform post-customs clearance inspections at customs branches, post clearance audit branches, and the Post Clearance Audit Department to ensure analysis, monitoring, assessment and classification of customs declarants whose dossiers have been cleared from customs procedures at branches (for customs branches), and customs declarants within localities under their management competence (for post clearance audit branches).

 

Chapter II.

SPECIFIC PROVISIONS

 

Section 1. COLLECTION, ANALYSIS, AND PROCESSING OF INFORMATION FOR POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION

 

Article 3. Sources of information serving post-customs clearance inspection

1. Collection and processing of information are regular operations of customs officers/teams of customs officers in charge of performing post-customs clearance inspections.

Customs officers/teams of customs officers assigned to perform post-customs clearance inspections shall proactively exploit and collect information in accordance with Clause 1, Article 95, Article 96 of the Law on Customs and Article 105 of Decree No. 08/2015/ND-CP, specifically as follows:

1.1. Information from the customs database systems

a) The Vietnam Customs Intelligence Information System (VCIS);

b) The Electronic Customs Clearance System (V5);

c) The Risk Management Information System (RM);

d) The Violation Management Information System (QLVP14);

dd) The Taxable Price Information Management System (GTT02);

g) The Centralized Import-Export Tax Accounting Information System (KTTT);

h) The Customs Clearance System for Vessels on Entry or Exit (E-Manifest);

i) The Information System for Management of Tax Classification and Tax Rate Database (MHS);

k) The Enterprise Management Information System for Post-Customs Clearance Inspection and Risk Management (STQ);

l) The Customs Information Collection and Processing System (CI02);

m) Lists of risks of exported and imported goods;

n) Other relevant information and data systems (if any).

1.2. Information from customs operations (registration, monitoring, physical inspection of goods, examination of dossiers, price consultation, results of goods appraisal, and pre-identification of code and value; etc.);

1.3. Information collected and detected by risk management and anti-smuggling departments during the transfer operations;

1.4. Information from the post-customs clearance inspection results of post-customs clearance inspection forces;

1.5. Information from operations of information collection and verification to serve post-customs clearance inspection in accordance with Article 141 of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015;

1.6. Information from written instructions of superior agencies;

1.7. Information from agencies other than customs offices (ministries, ministerial-level agencies, tax offices, public security offices, treasury offices, banks, professional associations, etc.);

1.8. Information from customs declarants participating in import and export activities;

1.9. Information from other information sources.

2. Collection of written information from customs declarants

Prioritizing the collection of information from information sources on database systems and operations of the customs service. In the case where the results of collecting information from a customs office show signs of risk but they are not complete and clear, the competent person shall decide to collect more information from customs declarants.

2.1. Competence to decide on collection of information:

The Director General of Customs, the Director of the Post Clearance Audit Department, directors of provincial-level customs departments, heads of post clearance audit branches are competent to sign documents requesting customs declarants to coordinate in providing documents and information.

2.2. Forms and contents of information provision:

A written request for information provision must clearly state: "Information provided to the customs office shall be sent by post or submitted in person at the head office of the requesting customs office...", specifically as follows:

- Contents of information provision: Dossiers, documents, information, documents and data that customs declarants must provide to the customs office and time limits for provision.

- Forms of information provision: Information shall be provided by customs declarants in written form (hard copy) or in e-data form (soft copy).

In the case where a customs declarant provides information by direct submission, upon receiving the information, the customs officer/team of customs officers shall make a written receipt of the dossier between the two parties (made according to the form No. 11/2015-KTSTQ provided in Appendix II to this Process).

2.3. Report on information collection results:

Within 03 (three) working days from the end of information collection, customs officers/teams of customs officers assigned to collect and analyze information shall make a report on the results of information collection and analysis (made according to the form No. 14/2015-KTSTQ provided in Appendix II to this Process) and submit it to the person competent to sign the information collection document for direction (the report must clearly state the results information collection and analysis, evaluation and comments on collected information, and collected dossiers, documents and data).

The person competent to sign the information collection document shall decide on processing of collected information.

Article 4. Analysis and processing of information for post-customs clearance inspection

1. Synthesizing, analyzing, and processing information for post-customs clearance inspection at head offices of customs branches.

1.1) Information sources:

Synthesizing, analyzing, and processing information from information sources as specified in Article 3 of this Process, and focusing on the following information sources:

- Information from the written referral of operations of the customs clearance department as specified at Points a.2, b.2, Clause 2, Article 25 of Circular 38/2015/TT-BTC.

- Information from the system response for post-customs clearance inspection results of customs branches as specified in Clause 4, Article 17 of this Process.

- Information from the results of reviewing customs declarants that show signs of violations similar to those inspected and identified by branches.

- Information about signs of violation from the Risk Management Information System.

- Other information sources about signs of violation.

1.2) Contents of information collection: Information about customs declarants such as name, code, operational status; total number of customs declarations that cleared from customs procedures at the unit or other customs branches nationwide (if any), imported items, and types of import; number of times the customs declarants have been inspected, handled for violations, and assessed taxes; legal regulations related to types and items that customs declarants import and export, possible fraud and errors, expected tax difference (if any); and other information.

1.3) Information assessment for classification:

Based on collected information sources and contents, customs officers/teams of customs officers shall conduct synthesis and analysis to classify assessment information, identify signs of violation and classify customs declarants as follows:

a) Group of customs dossiers/customs declarants with suspicious signs and signs of law violations according to each item, type, field (code, value, C/O, preferential investment policy and other fields), which is further classified with some specific cases:

a.1) Group of customs dossiers/customs declarants with suspicious signs regarding the value transferred by the customs clearance department (as specified at Points a.2, b.2, Clause 2, Article 25 of Circular 38/2015/TT-BTC).

a.2) Group of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations, or violations similar to the cases that have been inspected and identified by customs branches, or the cases of response on the system in accordance with Clause 4, Article 17 of this Process.

a.3) Group of customs dossiers/customs declarants regarding import of new items, large import turnover, and high tax amounts with high risks that need to be further monitored and analyzed.

b) After assessing the information for classification, customs officers/teams of customs officers shall conduct a lookup of all export and import data and information of customs declarants that have been cleared from customs procedures within 60 days from the date on which the goods are cleared until the date on which the inspection decision is issued (hereinafter referred to as the 60-day period), and show signs of violations according to each of the above groups, thereby selecting and proposing expected subjects for inspection in accordance with Article 5 of this Process.

2. Synthesizing, analyzing, and processing information for post-customs clearance inspection at head offices of post clearance audit branches.

2.1. With regard to inspection based on signs of violation.

a) Information sources:

Synthesizing, analyzing, and processing information from information sources as specified in Article 3 of this Process, and focusing on the following information sources:

- Information from the written referral of operations as specified in Clause 2, Article 16 of this Process.

- Information from the system response for post-customs clearance inspection results of customs branches as specified in Clause 4, Article 17 of this Process.

- Information from the results of reviewing customs declarants that show signs of violations similar to the cases that customs branches/post clearance audit branches have inspected and performed tax assessments.

- Information about signs of violation from the Risk Management Information System.

- Other information sources about signs of violations.

b) Contents of information collection shall comply with Point 1.2, Clause 1 of this Article.

c) Information assessment for classification:

Based on collected information sources and contents, customs officers/teams of customs officers shall conduct synthesis and analysis to classify assessment information, identify signs of violations and classify customs declarants as follows:

c.1) Group of customs dossiers/customs declarants with suspicious signs and signs of law violations according to each item, type, field (code, value, C/O, policy, investment incentives and other fields), which is further classified with some specific cases:

- Group of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations, or violations similar to the cases that post clearance audit branches have inspected and performed tax assessments.

- Group of customs dossiers/customs declarants having inspected by customs branches for customs dossiers that have been cleared from customs procedures within 60 days but additional declarations with the same signs of violation have not been made within a period of between 60 days and 5 years.

- Group of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations or violations similar to the cases that a customs branch has performed tax assessment but customs branches within the area of the provincial-level customs department have not inspected yet.

- Group of customs dossiers/customs declarants transferred in accordance with Point g2, Clause 3, Article 25 of Circular 38/2015/TT-BTC.

- Group of customs dossiers/customs declarants showing signs of violations according to the written referral of operations of customs branches in accordance with Clause 2, Article 16 of this Process, or responses on the system in accordance with Clause 4, Article 17 of this Process, or self-collected information sources, or directions from superior customs offices, or other information sources.

- Group of customs dossiers/customs declarants regarding import of new items, large import turnover, and high tax amounts with high risks that need to be further monitored and analyzed.

c.2) After assessing the information for classification, customs officers/teams of customs officers shall conduct a lookup of all export and import data and information of customs declarants (that have been cleared from customs procedures within a period of 5 years) showing signs of violations according to each of the above groups, thereby selecting and proposing expected subjects for inspection in accordance with Article 5 of this Process.

2.2. With regard to inspection based on application of risk management.

a) Information sources:

- Customs declarants have risks provided by the Risk Management Information System;

- Information that customs officers/teams of customs officers in charge of post-customs clearance inspection have collected and assessed the risk levels;

- Information from other sources (information from customs operations, or information provided by risk management and anti-smuggling departments, etc.) specified in Article 3 of this Process.

b) Contents of information collection shall comply with Point 1.2, Clause 1 of this Article.

c) Information assessment for classification:

Based on collected information sources and contents, customs officers/teams of customs officers shall classify dossiers, and imported and exported goods according to different risk levels.

For the cases classified as those with high level of risk, customs officers/teams of customs officers shall look up and review information and data in the information system for management of customs declarations (that have been cleared from customs procedures within a period of 5 years), thereby selecting and proposing subjects for inspection.

3. Collecting, analyzing and processing information for post-customs clearance inspection at head offices of customs declarants

3.1. With regard to inspection based on signs of violation.

a) Information sources:

Collecting, analyzing and processing information from information sources as specified in Article 3 of this Process, and focusing on the following information sources:

- Information from the written referral of operations of customs branches as specified in Clause 2, Article 16 of this Process.

- Information from the system response for post-customs clearance inspection results at head offices of customs branches and post clearance audit branches as specified in Clause 4, Article 17 of this Process.

- Information from the results of reviewing customs declarants in localities of the provincial-level Customs Department/nationwide, with signs of violations similar to the cases that the provincial-level Customs Department/Post Clearance Audit Department has inspected and performed tax assessment.

- Information about signs of violations from the Risk Management Information System.

- Other information sources about signs of violations.

b) Contents of information collection shall comply with Point 1.2, Clause 1 of this Article.

c) Information assessment for classification:

Based on collected information sources and contents, customs officers/teams of customs officers shall conduct synthesis and analysis to classify assessment information, identify signs of violations and classify customs declarants as follows:

c.1) Group of customs dossiers/customs declarants with suspicious signs and signs of law violations according to each item, type, field (code, value, C/O, policy, investment incentives and other fields), which is further classified with some specific cases:

- Group of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations, or violations similar to the cases that post clearance audit branches/ Post Clearance Audit Department have inspected and performed tax assessment.

For the cases that customs branches have inspected at customs offices or post clearance audit branches have inspected and performed tax assessment in accordance with regulations, then reviewing information about signs of similar violations of other customs declarants in localities of the provincial-level Customs Department/nationwide.

- Group of customs dossiers/customs declarants showing signs of violation according to the written referral of operations of customs branches as specified in Clause 2, Article 16 of this Process, or responses on the system as specified in Clause 4, Article 17 of this Process, or self-collected information sources, or directions from superior customs offices, and other information sources.

- Group of customs dossiers/customs declarants regarding import of new items with large import turnover, and high tax amounts with high risks that need to be further monitored and analyzed.

c.2) After assessing the information for classification, customs officers/teams of customs officers shall conduct a lookup of all export and import data and information of customs declarants (that have been cleared from customs procedures within a period of 5 years) showing signs of violations according to each of the above groups, thereby selecting and proposing expected subjects for inspection in accordance with Article 5 of this Process.

3.2. With regard to inspection based on application of risk management.

The inspection shall be carried out in accordance with Clause 2.2 of this Article.

Based on the situation and characteristics of units, management requirements and available resources, directors of provincial-level customs departments and the Director of the Post Clearance Audit Department shall decide on the selection of inspection subjects.

3.3. With regard to planned inspections to assess compliance with the law provisions

3.3.1. Formulating a post-customs clearance inspection plan.

a) The list of subjects for post-customs clearance inspection to assess compliance with the law provisions shall be approved annually by the Director General of Customs based on the proposal of the Director of the Post Clearance Audit Department, ensuring the principles as specified in Clause 2, Article 11 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) Grounds for proposing the post-customs clearance inspection plan:

- Information sources specified in Article 3 of this Process;

- Information on potential customs declarants provided by the Risk Management Information System;

- Directions of leaders of the General Department of Customs on post-clearance inspections with key points and orientations set for each period;

Based on the information sources, directions of leaders of the General Department of Customs, and the actual situation, characteristics, scale and resources of each local customs office and the Post Clearance Audit Department in each period, the Director of the Post Clearance Audit Department shall submit to the Director General of Customs a list of expected customs declarants subject to post-customs clearance inspection according to the plan of each provincial-level Customs Department and the Post Clearance Audit Department. The time limit for submission is no later than November 30 every year.

c) No later than December 15 every year, the Director General of Customs shall approve the list of customs declarants subject to inspection according to the plan assigned to each unit.

d) The Post Clearance Audit Department shall update the list of subjects of post-customs clearance inspection according to the plan approved by the Director General of Customs into the STQ System.

3.3.2. Plan adjustment

a) Cases of adjusting the annual plan:

a.1) Adjustment according to the directions of superior agencies;

a.2) In the case where the plan must be adjusted immediately for some objective reasons.

b) Adjustment based on the review of requests to adjust the inspection plan of provincial-level customs departments and divisions (under the Post Clearance Audit Department), the Director of the Post Clearance Audit Department shall compile and submit a list of requests to adjust the post-customs clearance inspection plan to the Director General of Customs for review and approval.

c) The Post Clearance Audit Department shall update the approved list of adjustments into the STQ System.

 

Section 2. DETERMINATION OF SUBJECTS AND DECISION ON INSPECTION

 

Article 5. Determination of inspection subjects

1. Selection of expected inspection subjects

Customs officers/teams of customs officers shall select inspection subjects based on the results of collecting and analyzing information according to the instructions in Articles 3 and 4 of this Process or according to the directions of superiors.

1.1. Selecting subjects of post-customs clearance inspection at customs offices

1.1.1. At head offices of customs branches.

Based on the identification of groups of customs dossiers/customs declarants showing signs of violation as specified in Clause 1, Article 4 of this Process, customs officers/teams of customs officers shall:

a) Select and propose heads of customs branches to immediately inspect export and import customs dossiers that have been cleared from customs procedures within 60 days from the date of customs clearance to the date of signing and issuing the inspection decision for the cases specified in Clause 1, Article 4, specifically as follows:

- Group of customs dossiers/customs declarants with suspicious signs regarding the value transferred by customs clearance departments (as specified at Points a.2, b.2, Clause 2, Article 25 of Circular 38/2015/TT-BTC).

- Group of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations, or violations similar to the cases inspected and assessed by the branches and the cases responded on the system in accordance with Clause 4, Article 17 of this Process.

b) For other groups of customs dossiers/customs declarants, the selection of inspection subjects shall be carried out on the basis of analysis, assessment, and determination of the nature and extent of violations; priority shall be given to the selection of inspection subjects that have clear and specific signs of violations with a substantial expected tax difference to propose inspection first. At the same time, based on resources, plan to monitor and continue collecting information for considering and inspecting the remaining customs declarants with the same signs of violations or similar violations, etc.

c) Notes upon selection and proposal for inspection:

c.1) Except for shipments that have undergone physical inspection by customs branches before customs clearance, focusing on examining goods dossiers of green channel that have not been inspected by customs branches during customs clearance.

c.2) In case of inspection based on signs of violations, it is necessary to propose inspection of all customs declarations (100%) that have been cleared from customs procedures but show signs of violations (within a period of 60 days).

c.3) In the case where there are signs of violations but customs declarants have goods in large quantities and of complicated types and with tax risks as specified in Clause 1, Article 97 of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, making and sending a written referral of operations to post clearance audit branches in order to review and report to directors of provincial-level customs departments for deciding on inspection at the head offices of customs declarants.

c.3.1) Customs declarants having goods in large quantities, of complicated types and with tax risks shall be determined according to one of the following specific criteria:

- Customs declarants show signs of violations related to many goods and fields;

- Customs declarants have a large quantity of customs declarations, high turnover and value;

- Customs declarants show signs of violations with a large quantity of customs declarations beyond the period of 60 days, arising at many customs branches and provincial-level customs departments.

- Customs declarants show signs of violations that, if only examining dossiers provided by customs declarants to the customs offices according to regulations, the inspection at customs branches may not provide enough basis to draw accurate conclusions (for example: signs related to the analysis and classification of goods subject to inspection, and issues subject to consultation with relevant units).

c.3.2) Based on the general criteria specified at Point c.3.1 hereof and depending on the situation and characteristics of each provincial-level customs department, heads of post clearance audit branches shall advise the director of provincial-level customs department on specific instructions on classifying and identifying customs declarants having goods in large quantities, of complicated types and with tax risks in order for customs branches to transfer to post clearance audit branches for considering post-customs clearance inspection at the head offices of customs declarants.

1.1.2. At head offices of post clearance audit branches.

Based on groups of customs dossiers/customs declarants showing signs of violations, and groups of customs declarants with high risks identified in Clause 2, Article 4 of this Process, customs officers/teams of customs officers shall select and propose inspection (except for dossiers of customs branches that have undergone post-customs clearance inspection in accordance with regulations) as follows:

a) Prioritizing the selection and proposal for inspection for the cases specified in Clause 2.1, Article 4 of this Process, specifically:

a.1) Groups of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations or violations similar to the cases that post clearance audit branches have inspected and performed tax assessment.

a.2) Groups of customs dossiers/customs declarants that have undergone inspection by customs branches within 60 days but have not made additional declarations with the same signs of violations beyond the period of between 60 days and 5 years.

a.3) Groups of customs dossiers/customs declarants with the same signs of violations or violations similar to the cases that a customs branch has inspected and assessed, but customs branches within the area of the provincial-level customs department have not inspected yet.

a.4) Groups of customs dossiers/customs declarants transferred in accordance with Point g.2, Clause 3, Article 25 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) For other cases (information from the written referral of operations of customs branches as specified in Clause 2, Article 16 of this Process, information sources from information collection, and other information sources), customs officers/teams of customs officers shall determine inspection subjects on the basis of analysis, assessment, determination of the nature and extent of major violations, high level of risk, and substantial expected tax difference, etc. At the same time, they shall propose an inspection plan for the remaining cases that show signs of similar violations or risks.

1.2. In case of post-customs clearance inspection at head offices of customs declarants

Based on customs dossiers/customs declarant showing signs of violations as specified in Clause 3.1, Article 4 of this Process, customs declarants with high risks as determined in Clause 3.2, Article 4 of the Process, and lists of inspection subjects according to the plans approved by the Director General of Customs as specified in Clause 3.3, Article 4 of this Process, customs officers/teams of customs officers shall:

a) Propose a plan to carry out inspection of customs declarants that the Director General of Customs has assigned to them.

b) Prioritize proposals for inspection in the following cases:

b.1) The cases specified at Points a.1, a.2, a.3, a.4, Clause 1.1.2 of this Article that have not undergone the inspection at the head offices of customs offices.

b.2) Other cases from the written referral of operations of customs branches and change of inspection form (from inspection at the head offices of customs offices to inspection at the head offices of customs declarants) in accordance with Clauses 2, 3, Article 16 of this Process.

Note: Customs officers/teams of customs officers of the Post Clearance Audit Department, when implementing regulations under this Point, may propose to competent persons to consider and decide whether the Post Clearance Audit Department directly inspects or assigns provincial-level customs departments to carry out inspections.

b.3) In other cases, customs officers/teams of customs officers shall determine inspection subjects on the basis of analysis, assessment, determination of the nature and level of violations, and high level of risk. Making an inspection plan for the remaining cases with signs of similar violations or risks.

2. Proposal for inspections

a) After identifying specific subjects as specified in Clause 1 of this Article, customs officers/teams of customs officers shall make proposal for inspections and continue collecting and analyzing information in a more detailed and comprehensive manner regarding the selected subjects.

b) Conducting a review on the STQ system to avoid duplication of inspection subjects, specifically as follows:

b.1) In case of proposal for inspection at head offices of customs offices: Conducting an information lookup on the system, if the proposed subjects are inspected by other customs branches at the same time, proposing inspections at another time or transfer post clearance audit branches to consider inspections to avoid duplication.

b.2) In case of proposal for inspection at head offices of customs declarants:

When updating a written proposal, if the STQ System warns that an inspection subject is proposed for inspection by another unit, reporting it to the person competent to decide on inspection so as not to issue an inspection decision, and to perform coordination, exchange information and agree on the inspection unit between the two units. In case of disagreement, reporting it to the General Department of Customs (through the Post Clearance Audit Department) to assign the inspection unit.

During a financial year, restricting duplication on inspection subjects, except for the cases where there are clear and specific signs of violations (inspection contents and scope should be different). In case of looking up information on the system, for customs declarants who have been inspected during the year, the unit proposing the inspection shall send a written report to the General Department of Customs (through the Post Clearance Audit Department) to consider, approve and agree to continue the inspection and authorize inspection proposals on the system before deciding to conduct the inspection.

c) Customs officers/teams of customs officers shall make a written proposal for inspection (made according to the form No. 10/2015-KTSTQ), clearly stating expected inspection contents, and number of declarations according to specific signs of violations, and expected revenues (if any) to decide on post-customs clearance inspection.

A written proposal shall, accompanied by dossiers, documents, data, information on signs of violations, information on risk management, approved inspection plan, draft decision on inspection at head offices of customs offices/customs declarants, be reported to leaders at all levels and submitted to competent persons for decision.

A written proposal must have a number and symbol, and must be tracked by the unit through a logbook from the time of issuance until the results of handling the case are available.

Article 6. Approval, signing and promulgation of inspection decisions

1. Approval, signing and promulgation of an inspection decision

1.1. Consideration and approval

Persons competent to sign and issue an inspection decision as specified in Article 144 of Circular 38/2015/TT-BTC shall consider the proposals of customs officers/teams of customs officers on signs of violations, signs of risk, and assigned plans to approve the proposed contents, sign and issue a decision on post-customs clearance inspection at the head offices of customs offices/customs declarants, made according to the form No. 01/2015-KTSTQ (An inspection team/inspection group must have at least 2 people):

a) In the case where the inspection is carried out according to a plan and there are signs of specific violations, or high-risk level, the competent persons shall approve the proposed contents, sign and issue the inspection decision.

b) In the case where signs of violations or risks are unclear or the competent persons disagree with the proposed contents, the competent persons shall clearly state their opinions and direct further jobs to more clearly identify the inspection subjects.

c) Before deciding to inspect at the head offices of customs declarants, if information at the customs offices is not complete and clear, and it is necessary to collect information at the head offices of customs declarants to ensure effective inspection, the person competent to decide on inspection may consider and issue a notice to collect information at the head offices of customs declarants, specifically as follows:

c.1) Information collection at the head offices of customs declarants applies to one of the following cases:

- Projects, corporations, controlling companies, companies, customs declarants have a large investment scale, large import-export turnover, large amount of tax payable, or have multiple branches and departments that export, import and manage and use goods after import.

- Customs declarants have a large number of export and import declarations; export and import many different products; export and import at many different customs departments; export or import through a consignment unit, or where information about the goods owner is incomplete.

- In the case where the inspection is carried out under the direction of superiors or according to an approved plan, but dossiers at the customs offices and the information sources on the system are not clear or complete.

c.2) Competence to sign a notice of information collection: The Director General of Customs, the Director of the Post Clearance Audit Department, directors of provincial-level customs departments, heads of post clearance audit branches (in case of authorization) are competent to sign the notice (made according to the form No. 02/2015-KTSTQ) requesting customs declarants to coordinate in providing documents and information (ensuring the principle that the persons competent to decide on inspection for a group of subjects shall be the persons competent to sign the notice of information collection at the head offices of such subjects).

A notice must clearly state the following contents:

- Information collection duration: Information collection at the head offices of customs declarants shall be conducted within a period of no more than 03 working days.

- Scope of information collection. Specific information, dossiers, documents, and data to be supported and provided to customs offices.

- An information collection team shall include at least 2 officers and no more than 3 officers.

c.3) Report on information collection results:

After ending the information collection, within 05 (five) working days from the expiration date of information collection at the head offices of customs officers/teams of customs officers:

- Making a report on the results of the information collection and processing (made according to the Form No. 14/2015-KTSTQ provided in Appendix II to this Process) and submitting it to the person who has signed the notice of information collection; A report must clearly state the results of collected information, analysis, assessment, and comments on the collected information, accompanied by collected dossiers and data. At the same time, making a written proposal for inspection, accompanied by a draft inspection decision, and submitting it to the person who has signed the notice of information collection.

The person who has signed the notice of information collection shall review and direct the assessment of information collection results, and issue an inspection decision within 10 (ten) working days from the expiration date of information collection at the head offices of customs declarants.

1.2. Issuance of an inspection decision:

An inspection must have a number and symbol, and must be tracked by the unit through a logbook from the time of issuance until the results of handling the case are available.

2. In the case where a customs declarant receives an inspection decision but has a written request to postpone the inspection time or amend or supplement contents of the inspection decision, the head of inspection team/inspection group shall consider the reasons hereof, and report to the person who has issued the inspection decision for consideration and decision:

- In case of acceptance, the person who has issued the inspection decision shall sign and issue a decision on amending and supplementing the inspection decision.

- In case of refusal, the person who has issued the inspection decision shall notify the customs declarant to comply with the inspection decision on time.

3. Written inspection notices (if any).

In case of inspection at the head office of a customs declarant, for complicated situations, if deemed necessary to ensure effective inspection in accordance with regulations, and to facilitate the customs declarant, the person who has issued the inspection decision shall send the customs declarant a notice, made according to the Form No. 13/2015-KTSTQ (provided in Appendix II to this Process), of to-be-prepared jobs (preparing the customs dossier, accounting book and relevant documents; appointing the competent person's representative to work with the inspection team to serve the inspection; and providing contact address and phone number in case of problems arising with respect to the inspection (if necessary).

 

Section 3. PERFORMANCE OF INSPECTION

 

Article 7. Preparation of conditions to perform post-customs clearance inspection at head offices of customs declarants

Based on the signed inspection decision, the head of inspection team shall hold the inspection team's meeting to assign preparation jobs and make a detailed inspection plan (scope of inspection; inspection contents; inspection time; to-be-prepared jobs; assignment of tasks to the inspection team's members; contingencies and expected responses; logistics plans, etc.) to organize and carry out the inspection.

Article 8. Announcement of inspection decisions at head offices of customs declarants

1. The person in charge of announcing a decision: The head of inspection team shall announce the inspection decision at the first working session/working day at the customs declarant's head office, except for the case where the person issuing the inspection decision/head of the inspecting unit directly announces.

2. Announcement contents of a decision:

a) Announcing the inspection decision's contents, clearly stating the responsibilities and powers of the head and members of the inspection team, and the rights and obligations of the customs declarant in accordance with the law provisions;

b) Requesting the customs declarant to re-examine the inspection decision's contents before receiving the inspection decision;

c) Stating the jobs to be performed by the customs declarant; and accounting book, documents, and electronic data, etc. to be provided by the customs declarant;

d) Requesting the authorized representative of the customs declarant to provide the inspection team with a list of relevant members/persons on behalf of the customs declarant assigned to work with the team during the inspection process, provide dossiers and documents as requested, directly work with the team, explain the inspection contents and sign inspection minutes. The persons assigned to work with the inspection team must have the appropriate competence, responsibilities and tasks, and must manage, be in charge of or master the jobs within the scope and contents of inspection requested by the customs office.

e) Giving the original inspection decision to the authorized representative of the customs declarant (if the inspection decision has only been sent to the customs declarant by FAX).

3. Minutes of announcing an inspection decision.

The announcement of an inspection decision shall be made into a minute of announcing the inspection decision, made according to the Form No. 09/2015-KTSTQ, at the first working session/working day at the customs declarant's head office.

Both the person announcing the inspection decision and the authorized representative of the customs declarant shall sign the minute of announcing the inspection decision (the customs declarant also stamps such minute).

4. In the case where the customs declarant does not comply with the inspection decision:

- The person announcing the inspection decision shall make a minute of administrative violations and impose sanctions or report to the person competent to impose sanctions in accordance with the law provisions.

- The person announcing the inspection decision shall report to the competent person to consider and decide on tax handling in case of sufficient grounds.

- Making a written referral of operations to propose the competent person for signing and sending to the risk management unit. The risk management unit shall handle customs declarants who do not comply with the law provisions on the assessment system, and take customs inspection measures to subsequent export and import shipments of these customs declarants.

Article 9. Conducting inspection

1. At head offices of customs offices

An inspection team at the head office of a customs branch or post clearance audit branch under an inspection decision at the head office of customs office shall conduct the inspection as follows:

a) The maximum inspection period is five (05) working days, according to the inspection decision.

b) During the inspection process, the inspection team shall work with the legal representative or authorized representative (hereinafter referred to as the authorized representative) of the customs declarant on the inspection contents and suspicious signs, and request the customs declarant to explain, clarify and provide proving documents.

If the customs declarant has an explanation on issues related to the inspection contents, the explanation must be made in writing, dossiers and documents (signed and stamped by an authorized representative of the enterprise), and accompanied by electronic data (if any) to prove the explanation contents.

c) Immediately after each working content or after each working session or after the end of the inspection period, the inspection team and the authorized representative of the customs declarant shall sign an inspection minute to record inspected contents, made according to the Form No. 08/2015-KTSTQ, accompanied by dossiers and explanatory documents provided by the customs declarant.

The recording of minutes may be in the form of questions and answers, or in the form of recording the results of exchanges and explanations of the customs declarant on each issue, or other forms but must ensure a complete, honest and accurate recording of inspection contents and scope as a basis for processing inspection results.

2. At head offices of customs declarants

An inspection team under an inspection decision at the head office of a customs declarant shall conduct the inspection as follows:

a) The inspection period shall comply with the inspection decision but must not exceed ten (10) working days.

b) The inspection, making and signing of minutes, and necessary documents to be provided and presented by the customs declarant shall comply the inspection plan and the inspection team head's direction and administration.

b1) Inspection minutes (between an inspection team member/group of inspection team members and the customs declarant's representative/authorized representative):

- A member/group of members assigned by the inspection team head to be in charge of performing inspection of each group of tasks/contents shall make inspection minutes (made according to the Form No. 08/2015-KTSTQ) to record inspection contents and results with representatives assigned by the customs declarant/authorized representatives of the customs declarant (inspection team members request those who have worked to explain and clarify the contents and scope of inspection, present, photocopy and provide relevant accompanied dossiers and documents, and sign the inspection minutes).

- Participants signing the minutes shall be decided by the head of inspection team.

b2) Inspection minutes (between the head of inspection team/the inspection team and the authorized representative of the customs declarant):

- At the end of each content in the inspection process, during the implementation of the inspection decision, the head of inspection team and the authorized representative of the customs declarant shall review and sign an inspection minute (the customs declarant shall stamp it for confirmation) to record the performed jobs (by each day or accumulated over multiple days according to each content or general inspection results), and conclude the inspected contents, requirements and proposals of each party (if any).

- A minute may record an overview or summarize the job title, performance results, and refer to inspection minutes for each content of the member/group of members and verification documents; or write down details of jobs if not referenced. Issues that have been concluded need to be recorded clearly and specifically to avoid different explanations when recorded in the draft inspection conclusion.

- If detecting violations, specifically describing the behavior in this minute (not making a minute of violations immediately if they are not clear, accurate, or firmly grounded, except for the cases where a minute must be made immediately to issue a decision to take preventive measures in accordance with the law provisions or the basis is complete and accurate).

- Inspection minutes shall be completed within the time of implementing the inspection decision. In complicated cases, if additional documents are required or if the customs declarant must make explanations or in some other special cases, within a maximum of 05 working days from the date of completing the inspection, inspection minutes must be completed. Participants signing the inspection minutes shall be decided by the head of inspection team.

c) For any new issues arising during the implementation of the inspection decision that need to be verified, the head of inspection team shall carry out the verification, or report to the agency competent to sign and implement the inspection decision for assigning other persons to carry out the verification at the request of the head of inspection team.

d) During the implementation of the inspection decision, on days when the inspection team is not present at the customs declarant's head office for inspection, the head of inspection team must report to the person competent to issue the inspection decision and notify the customs declarant in writing.

Article 10. Reporting, proposals, and processing of inspection results

1. After the end of the inspection period (or during the implementation of the inspection decision for complicated cases that are beyond the competence of the inspection team/inspection group), the head of post-customs clearance inspection team/inspection group must report to the person competent to sign the notice of inspection results/inspection conclusions on all contents, inspection results, agreed and disagreed issues; law violations by customs declarants; errors of state management agencies; inadequacies and limitations of policies, laws, management measures (if any) and complex issues beyond the competence for processing, and proposed solutions to each issue.

2. Within a maximum of 03 (three) working days from the date of expiration of the inspection period, the inspection team/inspection group shall make a report and proposal for processing the inspection results according to the cases specified in Clause 4, Article 142 and Clause 4, Article 143 of Circular No. 38/2015/TT-BTC. The person authorized to sign the notice of inspection results/inspection conclusions shall direct the processing of jobs related to the inspection results in accordance with regulations.

Article 11. Notice of test results/test conclusions

Based on a report of inspection results, the competent person shall consider and sign a notice of inspection results/inspection conclusions, and direct a number of specific tasks:

1. Reviewing similar violations that have just been examined before signing the notice of inspection results in case of inspection at a customs branch's head office.

At the end of the inspection at the customs branch's head office, the inspection group/assigned officers shall review similar violations for the customs dossiers that have been cleared from customs procedures and inspected at customs branch's head office within 05 years from the date of registration of customs declaration. In the case where the customs declarant has committed a similar violation, proposing the head of the customs branch to request the customs declarant to make additional declarations in the notice of inspection results (for violations beyond a period of 60 days) within 5 days from the date of signing the notice of inspection results.

The head of the customs branch shall direct the processing of jobs related to the inspection, consider tax assessment (for the scope of inspection), and handle in accordance with the law provisions on tax and sanctioning of administrative violations.

2. Notice of inspection results

- An inspection team shall propose a draft notice of inspection results under the direction of the director of provincial-level customs department/head of custom branch;

- Based on the draft contents, inspection results and explanations of the customs declarant, the head of custom branch/director of provincial-level customs department shall consider signing and issuing a notice of inspection results, made according to the Form No. 06/2015-KTSTQ, within 05 working days from the date of completion of the inspection.

- In the cases where the customs declarant does not comply with the inspection decision or does not provide enough documents as required in accordance with Point c, Clause 4, Article 142 of Circular 38/2015/TT-BTC, the director of provincial-level customs department/head of custom branch shall sign a notice of inspection results, clearly stating: non-compliance of the customs declarant, handling by the customs office according to regulations on the basis of current dossiers, and application of inspection measures to subsequent shipments of the customs declarant.

- For the case where the customs branch has carried out the inspection at the customs office, customs officers/teams of customs officers shall propose the head of the customs branch to:

+ Include the content "the customs declarant is required to make proper declarations for subsequent similar imported shipments, etc." in the notice of inspection results.

+ Refer information to the customs clearance department at the customs branch to guide the customs declarant to make declarations in accordance with regulations.

+ Refer information to the post clearance audit branch, using a written referral of operations accompanied by duplicate dossiers (in the case where the customs declarant continues to make improper declarations for subsequent similar imported shipments).

3. Inspection conclusions

The order for issuing the inspection conclusion is specified as follows:

3.1. Preparation of a draft inspection conclusion: At the end of the inspection, the person competent to conclude the inspection shall direct the inspection team to prepare a draft inspection conclusion at the customs declarant's head office:

a) Each member of the inspection team shall be responsible for the assigned inspection contents; prepare a summary report on inspection results, and propose a plan to process the inspection results according to the scope of assigned jobs and at the request of the head of the inspection team.

b) Based on the inspection decision, reports of each member, inspection minutes, collected dossiers and documents, and relevant law provisions, the inspection team shall agree on the inspection team's report and make a draft inspection conclusion (each member must clearly sign his/her full name on the last page and initial on each page of the draft, and this copy shall be kept on file) before reporting the person competent to conclude the inspection for approving the draft inspection conclusion.

In the case where any member of the inspection team disagrees, the member shall still sign the draft conclusion, clearly state his/her opinions and specific reasons hereof and have a further report clarifying the content as directed by the head of the inspection team or the person competent to conclude the inspection.

The head of the inspection team is competent to decide on the draft's contents and submit it to the person competent to conclude the inspection (in case of other opinions, submitting a copy containing the member's other opinions).

c) In the case where the person competent to conclude the inspection disagrees with the draft inspection conclusion's contents, the inspection team shall continue to have a further report clarifying the contents as directed by the competent person or have the right to reserve opinions. The person competent to conclude the inspection has the right to decide on the final draft contents, approve and send it to the customs declarant according to regulations.

d) Within 05 (five) working days from the date of completion of the inspection at the customs declarant's head office, the person competent to conclude the inspection must complete a draft conclusion of the post-customs clearance inspection at the customs declarant's head office, made according to the Form No. 05/2015-KTSTQ, check all draft pages, initial (confirming approval) and send to the customs declarant 01 photocopy in one of the following forms:

- Sending via fax/email: Requesting the customs declarant to confirm by fax/email the receipt of the draft conclusion.

- Sending by official dispatch by post: sending by registered mail with return and keeping the postal organization's receipt regarding time of sending and receipt in the dossier as evidence of complaint settlement (if any).

- Providing directly to the customs declarant: Requesting the customs declarant's representative to confirm that he/she has received 1 copy, and sign in the lower left corner of the first page of the draft conclusion, clearly stating his/her full name and title (appending the customs declarant's seal, if any). In the case where the customs declarant requests an immediate explanation, the person competent to conclude the inspection shall work with the customs declarant on the explanation contents and record it in a working minute after handing over the draft conclusion.

dd) The draft inspection conclusion (accompanied by reports and proposals for the inspection results of inspection team members (if any) shall be kept in the inspection dossier to determine the responsibilities of each member and the head of the inspection team.

3.2. Explanations of the customs declarant:

Within 05 (five) working days from the time limit for sending the draft inspection conclusion, the customs declarant shall explain and give opinions on the draft inspection conclusion (in writing or directly working with the person issuing the inspection decision related to the explanations and working contents recorded in the working minute, made according to the Form No. 12/2015-KTSTQ) as specified at Item d.2, Point d, Clause 4, Article 143 of Circular 38/2015/TT-BTC.

At the end of the above time limit, if the customs declarant has no comments, it shall be considered that the customs declarant has agreed with the draft conclusion.

3.3. Issuance of the inspection conclusion:

a) Within 05 working days from the expiry date of the customs declarant's explanations, the person competent to conclude the inspection shall:

- Review the customs declarant's written explanation or/and review the results of working with the customs declarant's authorized representative in the case where there are still issues that need clarification to consider signing and issuing an inspection conclusion.

- In the case where the draft conclusion still has issues that need clarification, continue directing clarification.

- Sign and issue the "conclusion of post-customs clearance inspection at the customs declarant's head office", made according to the Form No. 05/2015-KTSTQ. The inspection conclusion shall be stamped or initialed on each page.

b) In the case where the inspection conclusion requires professional opinions from a competent agency, the time limit for signing and issuing the conclusion is 15 days from the date of receiving written opinions from the competent specialized agency. After the period of 30 days, if the specialized agency has no response, the competent person shall conclude the inspection and process the inspection results based on the inspection results and existing dossiers.

3.4. Sending the conclusion to the customs declarant:

a) The person who has signed the inspection conclusion shall send the customs declarant 01 copy of the inspection conclusion and 01 copy for archive.

b) In the case where the inspection unit's head office is far from the customs declarant's head office, the person who has signed the inspection conclusion may immediately FAX it to the customs declarant, and the original copy may be sent later by post. When sending by post, the inspection conclusion must be sent by registered mail with return, and the postal organization's receipt regarding time of sending and receipt must be kept in the dossier as evidence of complaint settlement (if any).

c) In case of direct delivery to the customs declarant, the customs declarant's representative shall confirm that he/she has received 1 copy, and sign in the lower left corner of the first page of the conclusion, clearly stating his/her full name and title (appending the customs declarant's seal, if any).

4. Review and assessment of test results

After each inspection, the head of the unit and the person who has issued the inspection decision shall direct the inspection team/inspection group to:

- Review, assess and draw lessons from the advantages and disadvantages of the inspection from preparation until the end of processing inspection results to improve professional capacity;

- Disseminate lessons learned to make subsequent inspections more effective, replicate successes, and limit similar errors;

- Propose and recommend amendments to legal policies and management measures (if any).

- Review similar violations after the notice of inspection results/inspection conclusion is available.

 

Section 4. PROCESSING OF JOBS RELATED TO INSPECTION RESULTS

 

Article 12. Decisions on tax assessment

1. Tax assessment shall be carried out in accordance with the Law on Tax Administration, the Law on Customs, guiding documents and relevant law provisions.

2. For the cases where, after inspection, violations are discovered and require large tax assessments, before issuing the official tax assessment decision, the person competent to sign the decision on tax assessment may consider sending the customs declarant a written notice (made according to the Form No. 17/2015-KTSTQ provided in Appendix II to this Process) of expected tax amount so that the customs declarant has time to prepare the tax payment in accordance with regulations.

3. In the case where the customs declarant does not pay the assessed tax amount, forcible measures shall be applied in accordance with the law provisions.

Article 13. Sanctioning of administrative violations

Sanctioning of administrative violations in post-customs clearance inspection shall be carried out in accordance with the Law on Sanctioning of Administrative Violations and relevant guiding documents.

Article 14. Complaint settlement

1. Complaint settlement shall be carried out in accordance with the law on complaints; documents and procedures guiding the implementation of complaint settlement by the Ministry of Finance and the General Department of Customs.

In post-customs clearance inspection, to ensure the principle of objectivity in resolving complaints, the person competent to resolve complaints shall assign customs officers/teams of customs officers/departments (independent of the inspection team/inspection group) to consult in resolving complaints.

2. Responsibilities for consulting in resolving complaints:

a) Customs officers/teams of customs officers/departments in charge of consulting complaint settlement shall perform all jobs related to complaints and propose to resolve complaints according to the complaint settlement process. They shall be responsible for the contents, procedures, order for complaint settlement and confidentiality of information related to the case.

b) The inspection team/inspection group shall provide information and documents related to the scope and contents of complaints, or provide opinions related to the contents of complaints at the request of the person competent to resolve complaints.

Article 15. Participation in resolving administrative proceedings

Participation in administrative proceedings at courts in post-customs clearance inspection activities shall be carried out in accordance with the Law on Administrative Procedures and relevant guiding documents.

 

Section 5. MONITORING, REPORTING, FEEDBACK, UPDATING OF INFORMATION, AND RETENTION OF DOSSIERS

 

Article 16. Monitoring of additional declarations and transfer of dossiers and inspection forms

1. Monitoring of additional declarations beyond the scope of inspection specified in Clause 1, Article 11 of this Process.

a) In the notice of inspection results, heads of customs branches shall request customs declarants to make additional declarations. Additional declarations shall be made at customs branches where the declarations are registered in accordance with Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and general instructions of the General Department of Customs.

b) Past the time limit for making additional declarations, if customs declarants do not make additional declarations or tax payment, heads of customs branches shall prepare a written referral of operations accompanied by all relevant dossiers, and send it to heads of post clearance audit branches for review and report to the director of provincial-level customs department for decision on inspection.

2. Transfer of dossiers.

2.1. With regard to a customs branch:

The head of the customs branch shall prepare a written referral of operations, clearly stating the basis for transfer, signs of violations in code, price, etc., contents proposed for inspection, accompanied by all relevant dossiers, and send it to the head of post clearance audit branch, made according to the Form No. 15/2015-KTSTQ (provided in Appendix II to this Process), specifically as follows:

a) In case of failure to comply with the inspection decision, or failure to provide sufficient dossiers and documents, etc. as specified in Clause 4, Article 142 of Circular No. 38/2015/TT-BTC: within 15 days from the date of inspection stated in the decision on inspection at the customs office's head office.

b) In case of large quantity of goods, complex types, etc., as specified at Point C.3, Clause 1.1.1, Article 5 of this Process: within 15 days from the date of identifying the inspection subjects (accompanied by a comprehensive list of cases showing signs of violations).

c) In the case where after reviewing similar violations after the inspection, the inspection is not performed (clearly state the reasons): within 15 days from the date of the notice of inspection results (accompanied by a comprehensive list of cases showing signs of similar violations).

d) In the case where the customs declarant does not make additional declarations as specified at Point b, Clause 1 of this Article: Within 15 days from the end of the time limit for making additional declarations. The written referral of operations shall clearly state both the contents that have been additionally declared and the contents that have not been additionally declared.

e) In the case where the customs declarant has consulted but disagrees with the results of the customs office as specified at Point g2, Clause 3, Article 25 of Circular 38/2015/TT-BTC.

f) Some notes:

- The case of transfer under Points a2, b2, Clause 2, Article 25 of Circular 38/2015/TT-BTC is the case of internal transfer from the customs clearance department to the post-customs clearance department of the customs branch (using a written referral of operations).

- For customs departments that do not have post clearance audit branches, the customs branches shall transfer dossiers to post clearance audit branches (managing the localities within the customs departments) under the Post Clearance Audit Department.

2.2. With regard to a post clearance audit branch:

When receiving a written referral of operations and dossiers transferred by the customs branch:

a) The head of post clearance audit branch shall be responsible for assigning and directing the assessment of subjects transferred by the customs branch in accordance with Article 4 of this Process.

After obtaining the results of analysis and assessment of inspection subjects, the head of the post clearance audit branch shall select the inspection subjects in accordance with Article 5 of this Process.

b) On a monthly basis, the head of the post clearance audit branch shall report to the director of provincial-level customs department to approve the list of customs declarants to continue analyzing, monitoring or retaining dossiers in cases of unclear identification of violation signs.

c) The head of post clearance audit branch shall report to the director of provincial-level customs department to decide on inspection in accordance with regulations for selected subjects as specified at Point a, within a specific period as follows:

c.1) In the cases specified at Point a, Clause 2.1 of this Article: deciding to inspect at the customs declarant's head office within a period of no more than 30 days from the date of receiving the written referral of operations (but no more than 45 days from the date of inspection recorded on the decision on inspection at the customs office's head office).

c.2) In the cases specified at Point b, Clause 2.1 of this Article: deciding to inspect at the customs declarant's head office within a period of no more than 30 days from the date of receiving the written referral of operations.

c.3) In the cases specified at Points c, d, e, Clause 2.1 of this Article: deciding to inspect at the head office of the customs office or the customs declarant within a period of no more than 30 days from the date of receiving the written referral of operations.

3. In case of changing the form of inspection at the post clearance audit branch's head office to inspection at the customs declarant's head office as specified in Clause 4, Article 142 of Circular No. 38/2015/TT-BTC: deciding to inspect within a period of 45 days from the date of inspection recorded on the decision on inspection at the customs office's head office.

4. The customs branch and post clearance audit branch must open a logbook to monitor the transfer and receipt of dossiers, and update the processing results related to the case (retain the written referral of operations together with a copy of the branch's dossier).

5. In the case where the customs declarant’s head office that have been registered for a tax code outside the management area, directors of provincial-level customs departments shall report to the General Department of Customs (through the Post Clearance Audit Department) to assign implementation units.

a) The Post Clearance Audit Department shall be responsible for proposing the General Department of Customs to assign an inspecting unit (based on the coordination principle to avoid duplication specified in Clause 1, Article 19 of this Process) within a period of no more than 05 working days from the date of receiving the document from a provincial-level customs department.

b) The Director General of Customs shall be responsible for directing and assigning an inspecting unit within a period of no more than 05 working days from the date of receiving the proposal from the Post Clearance Audit Department.

Article 17. Reporting and feedback on inspection results in the post-customs clearance inspection system

Reporting shall be carried out in accordance with the regulations below. In the case where the General Department of Customs completes the software to support post-customs clearance inspection, the reporting shall be carried out through the software system. This reporting system serves as an information response channel for the nationwide post-customs clearance inspection system.

1. Reporting form.

Using the Form No. 19/2015-KTSTQ and the Form No. 20/2015-KTSTQ, including sufficient information and data (including debt collection situation), and data updated from January 1 every year up to the time of reporting.

2. Time of closing reporting data.

From the first day until the last day of the month (for monthly reports) or until December 31 of every year (for annual reports). The time limit for submitting reports to the Post Clearance Audit Department: before 2:00 p.m. on the 5th of the following month (for monthly reports) and January 5th of the following year (for annual reports).

3. Regulations on report submission.

A report shall be made and submitted in a soft file via email baocaoktstq@customs.gov.vn and must meet the following requirements:

- Sent via email from the official addresses registered by the customs branch with the post clearance audit branch, and registered by the post clearance audit branch with the Post Clearance Audit Department.

- The reporting agency shall notify the email addresses used to send reports in case of any change.

4. Responsibilities of units related to reporting and feedback.

4.1. Reporting contents and feedbacks from units

a) With regard to a customs branch

- Reporting to the post clearance audit branch on inspection cases that have committed violations, or have undergone tax assessment, or require additional declaration (whether fully declared or not), or have committed violations similar to the inspected cases (the customs branch shall inspect or transfer information to the post clearance audit branch for inspection and direction).

- Based on reported data and feedbacks, reviewing cases at branches with similar violations to conduct review, inspection or reporting as directed.

b) With regard to a post clearance audit branch

- Reviewing the violations that have undergone inspection and tax assessment within the scope of the provincial-level customs department, or transferring reporting information to request the heads of customs branches to direct the post-customs clearance inspection departments at the customs branches to review signs of similar violations to perform inspection and report results to post clearance audit branch.

- Consolidating the results (that they have reviewed or directed to review) in accordance with Point a of this Clause to advise and report to the director of provincial-level customs department for direction and inspection within the scope of management.

c) With regard to the Post Clearance Audit Department

- Consolidating signs of violations that the Post Clearance Audit Department have inspected and performed tax assessment.

- Consolidating the results (that they have reviewed or directed to review) in accordance with Points a and b of this Clause nationwide to directly inspect or advise and report to the General Department of Customs to direct and assign provincial-level customs departments for uniform inspection.

4.2. Responsibilities of units sending reports and feedbacks:

a) Reporting contents in a sufficient, accurate, honest and objective manner; Reporting according to the prescribed forms and being responsible before the law for the reported contents.

b) Submitting reports on time.

4.3. Responsibilities of units receiving reports and feedbacks:

a) Consolidating reports in a sufficient and honest manner.

b) Comparing the contents of reports accompanied by all relevant documents to determine whether the reports are complete. In the cases where the reports are incomplete, urging units for sufficient submission.

c) The reporting consolidation department of units shall submit reports and related contents to responsible departments in the case where the reporting contents are related to jobs that requires extensive review steps according to the prescribed process. The implementation of jobs must ensure two-way synchronization from lower levels to higher levels and vice versa: after receiving feedbacks on inspection results from the customs branch to the post clearance audit branch to the Post Clearance Audit Department, the results shall be updated and responded.

Article 18. Updating of information and retention of dossiers

1. Updating information on the system

Competent persons shall be responsible for directing and organizing the implementation, and considering issuing administrative decisions related to inspection results, ensuring a quick, timely, accurate basis and in accordance with the law provisions, and directing timely updates on relevant systems.

- In the case where a customs declarant commits a violation of the law which is serious enough to be examined for penal liability, the competent customs office shall handle it in accordance with the law provisions on criminal, criminal proceedings or transfer to competent authorities to handle in accordance with regulations.

- In the case where the customs declarant does not comply with the law or commits a violation subject to tax assessment and sanctioning, updating information on the system to take appropriate management measures at the customs clearance stage;

- In the case where the customs declarant complies with the law and does not commit any violation, updating information on the system to create favorable conditions at the customs clearance stage;

Updating information related to post-customs clearance inspection activities shall be carried out in accordance with general regulations of the General Department of Customs and some specific regulations as follows:

All stages throughout the post-customs clearance inspection process from information collection and proposal for inspection to the end of the post-customs clearance inspection and assessment must be updated in the systems. Officers or units assigned to update information must be responsible for consequences if the information is not updated in accordance with regulations.

1.1. Updating at the stage of information collection and processing

Briefly updating the information collection and processing results according to the criteria set in the information system for post-customs clearance inspection (STQ), and attaching the following documents: written proposal for information collection, report on information collection and processing, and data on information collection and processing.

1.2. Updating at the stage of proposal and inspection

When making a written proposal, customs officers/teams of customs officers must immediately update the proposal contents into the STQ system.

Within no more than 01 working day from the date of signing a post-customs clearance inspection decision, customs officers/teams of customs officers shall briefly update the contents of the inspection decision into the information system for post-customs clearance inspection according to the criteria set in the system.

1.3. Updating at the stage of processing post-customs clearance inspection results

The unit head shall be responsible for directing officers to inspect and update:

a) Information collected and assessed during the post-customs clearance inspection process: Information related to the customs declarant (the customs declarant's compliance with the law, legal violations that have been handled, financial situations, and bank accounts, etc.); and information related to inspected items and types; etc.

b) Inspection results: briefly updating the contents of the notice of post-customs clearance inspection results/conclusion of post-customs clearance inspection according to the criteria set in the information system for post-customs clearance inspection within 01 working day from the date of issuance, and attaching a photocopy of the signed conclusion/notice on the system (for replacing the report to the Post Clearance Audit Department for the cases where the director of provincial-level customs department sign or authorize the post clearance audit branch to sign such conclusion/notice; sending 01 copy to the post clearance audit branch in the cases where the customs branch signs the notice of inspection results).

- Decision on sanctioning of administrative violations: Updating the violation management information system (QLVP14) and related systems according to regulations.

- Decision on tax assessment (including data table) shall be updated in the Vietnam Automated Cargo Clearance System, the Centralized Import-Export Tax Accounting Information System (KTTT) and related systems after the decision is issued.

c) For the cases of inspection according to a plan, the inspection team shall report to the person who has issued the inspection decision on the level of legal compliance of the customs declarant based on the scope of inspection. Based on the report of the inspection team, the person who has issued the inspection decision, and the head of the unit performing inspection shall approve the contents of assessing the level of legal compliance of the customs declarant, and assign the unit to update on the database system, give feedback or send a written referral of operations to relevant units. On that basis, the risk management unit shall process the assessment of the customs declarant in the risk management system to provide feedback so that the stages before and during the customs clearance have appropriate channeling measures and forms of inspection.

d) For the cases where the customs declarant is not present to work or does not provide dossiers and documents, the unit performing post-customs clearance inspection shall update information into the database system to promptly respond to information on the system or make a written referral of operations to the risk management unit. The risk management unit shall be responsible for updating the results of the assessment of the customs declarant who does not comply with the law provisions into the risk management system to take inspection measures by the customs office for subsequent customs dossiers and export or import shipments of the customs declarant.

2. Retention of dossiers

2.1. At the end of inspections, dossiers must be retained to serve future management and handling processes.

In addition to the regulations on taking numbers and making numbers related to general clerical and archival work, post-customs clearance inspection dossiers according to the process, including written proposals and reports, etc. within the unit from the stages of collecting information, proposing inspection, performing inspection at the head offices of customs offices or customs declarants, must be numbered in a logbook for centralized and unified monitoring at the level appropriate to the scale of the unit (team - level/division - level/customs branch - level/post clearance audit branch - level/ Post Clearance Audit Department - level) and suitable for each type of document. Officers assigned to retain and monitor the dossiers from the time when the case arises until the end of the inspection and processing of the inspection results must make a list of dossiers, made according to the Form No. 18/2015-KTSTQ (provided in Appendix II to this Process).

2.2. Dossiers must be made and monitored over time as the case progresses from beginning to end for each case.

A complete dossier includes dossiers arising in stages (independent or consecutive), made according to Appendix III issued together with this Process.

a) Dossier of information collection and processing of post-customs clearance inspection;

b) Dossier of post-customs clearance inspection at the customs office’s head office;

c) Dossier of post-customs clearance inspection at the customs declarant's head office;

d) Dossier of issuance of administrative decisions;

dd) Dossier of complaint settlement;

e) Documents for settlement of administrative lawsuits (administrative proceedings).

2.3. A complete dossier, in terms of the time of the case, must include all documents, papers, figures, and data arising from the beginning of the post-clearance inspection case at the customs office’s head office until the case is resolved; To clearly state responsibilities, a complete dossier must include documents, papers, figures, and data that keep all opinions of all levels and relevant parties involved in the case process.

2.4. The place to retain a post-customs clearance inspection dossier (the original) from the time of collecting information to the issuance of administrative decisions related to handling inspection results (as specified at Items a, b, c and d, Point 2.2 of this Article) shall be the unit directly performing the post-clearance inspection (customs branch, or post clearance audit branch, or Post Clearance Audit Department). For a dossier related to the stages of resolving administrative complaints and lawsuits, the assigned unit shall advise the competent person responsible for retaining the dossier.

A post-clearance inspection case involving multiple professional divisions/teams may be transferred from a division/team to another. During the process of handling the case, the dossier may be circulated through multiple professional divisions/teams with different specialized functions (from information collection to inspection, etc. and complaint settlement). Professional divisions/teams assigned to give opinions, if deemed necessary (according to general confidentiality principles), may retain a copy of the case dossier related to the contents of opinions; The professional division/team assigned to handle the jobs must retain the original copy of the case dossier related to the jobs that they have processed. When handing over the original dossier, they shall make a receipt minute, accompanied by a specific list of dossiers.

2.5. Dossier retention mode:

a) A dost-customs clearance inspection dossier shall be retained at the unit directly performing inspection until the end of the complaint or lawsuit period, then the dossier shall be processed in accordance with the regulations and retention regime of the industry and the state.

b) Dossiers of sanctions, complaints and lawsuits shall comply with relevant law provisions.

c) Heads of customs branches, heads of post clearance audit branches, and the Director of the Post Clearance Audit Department shall organize and retain dossiers in a complete, scientific, easy-to-search manner, and fully provide dossiers when requested by superior customs offices.

 

Chapter III.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 19. Responsibilities of all levels in organizing and managing post-customs clearance inspection activities

All levels shall be responsible for organizing and managing post-customs clearance inspection activities in accordance with the law provisions, some detailed points mentioned in the regulations in the above sections and a number of specific regulations as follows:

1. The Director General of Customs shall be responsible for assigning and coordinating to avoid duplicate inspections among provincial-level customs departments according to the principles:

a) The provincial-level customs department detecting signs of violation shall be given priority for inspection;

b) In the case where provincial-level customs departments detect signs of violation at the same time, the provincial-level customs department located in the area where the customs declarant is headquartered shall be given priority for inspection;

c) In the case where provincial-level customs departments detect signs of violation at the same time but they are not located in the area where the customs declarant is headquartered, the provincial-level customs department where the customs declarant has made declarations with large quantities and turnover shall be given priority for inspection.

2. The Director of the Post Clearance Audit Department shall be responsible for consulting with the Director General of Customs in coordination to avoid duplicate inspections specified in Clause 1 of this Article.

3. Directors of provincial-level customs departments shall be responsible for coordinating to avoid duplicate inspections among customs branches, and between customs branches and post clearance audit branches within their areas; and organizing a specialized department to carry out post-customs clearance inspection at customs branches.

4. Heads of post clearance audit branches shall be responsible for advising directors of provincial-level customs departments in coordinating to avoid duplicate inspections specified in Clause 3 of this Article.

5. Heads of customs branches where declarations are registered shall be responsible for managing the professional stages at the branches to avoid duplication of inspection subjects, and arranging specialized officers/departments to carry out post-customs clearance inspection at the branches.

Article 20. Organization of implementation

1. The Director of the Post Clearance Audit Department and directors of provincial-level customs departments shall, based on the instructions in this Process, guide customs branches and post clearance audit branches to perform in a unified manner.

2. Customs offices and customs officers, when performing post-customs clearance inspection functions and tasks, shall follow the instructions in this Process./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1410/QD-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1410/QD-TCHQ PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường