Nghị định 58/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

thuộc tính Nghị định 58/2003/NĐ-CP

Nghị định 58/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:29/05/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Kiểm soát chất gây nghiện - Nhằm tăng cường kiểm soát các hoạt động liên quan đến chất gây nghiện, ngày 29/05/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2003/NĐ-CP, quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Theo Nghị định này, chỉ những cơ quan, tổ chức sau được phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần: các doanh nghiệp được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp cho phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, các đơn vị thuộc Công an nhân dân được Bộ Công an chỉ định được phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm. Hồ sơ xin phép nhập khẩu, xuất khẩu bao gồm: văn bản cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của nước có hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đơn xin phép nhập khẩu, xuất khẩu phải theo mẫu thống nhất của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an... Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định58/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 58/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/2003/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 2003

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU,

VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM CHẤT MA TUÝ,

TIỀN CHẤT, THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý ngày 9 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH :

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn kiểm soát các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
2. Việc kiểm soát các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Điều 3.
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, bao gồm :
a) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
b) Hướng dẫn các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong phạm vi lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình.
2. Cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống ma tuý, các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
KIỂM SOÁT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU CHẤT MA TUÝ,
TIỀN CHẤT, THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN
Điều 4. Chỉ những cơ quan, tổ chức sau đây được phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (sau đây gọi là nhập khẩu, xuất khẩu):
1. Các doanh nghiệp được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
2. Các doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp cho phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất.
3. Các đơn vị thuộc Công an nhân dân được Bộ Công an chỉ định được phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
Điều 5.
1. Bộ Y tế quy định cụ thể trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
2. Bộ Công nghiệp quy định cụ thể trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất.
3. Bộ Công an quy định cụ thể trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
Điều 6.
1. Hồ sơ xin phép nhập khẩu, xuất khẩu bao gồm :
a) Văn bản cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của nước có hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
b) Đơn xin phép nhập khẩu, xuất khẩu phải theo mẫu thống nhất của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an. Đơn xin phép phải thể hiện các nội dung sau: Tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu; mục đích nhập khẩu, xuất khẩu; tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, số lượng, hàm lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cần nhập khẩu, xuất khẩu; phương tiện và điều kiện bảo đảm an toàn vận chuyển; thời gian và tên cửa khẩu hàng nhập khẩu, xuất khẩu sẽ đi qua.
2. Các tài liệu nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận về tính hợp pháp của bản dịch.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn và hồ sơ xin phép hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công an phải quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu. Giấy phép phải ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức được phép nhập khẩu, xuất khẩu; tên gọi, hàm lượng, số lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; thời hạn thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu; tên cửa khẩu mà hàng nhập khẩu, xuất khẩu đi qua. Trường hợp không cấp giấy phép thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
Điều 7. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu được cấp cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩu và có giá trị trong thời hạn ghi trong giấy phép. Trường hợp hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng việc nhập khẩu, xuất khẩu chưa thực hiện được thì cơ quan cấp giấy phép có thể gia hạn thêm. Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 8.
1. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu được gửi cho cơ quan, tổ chức xin phép nhập khẩu, xuất khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu và gửi Bộ Tài chính, Bộ Công an để theo dõi, quản lý.
2. Chi cục Hải quan nơi có hàng nhập khẩu, xuất khẩu có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục hải quan, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hàng nhập khẩu, xuất khẩu không đúng với nội dung giấy phép, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm dừng các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, lập biên bản, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo ngay cho các cơ quan hữu quan.
Điều 9.
1. Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an quy định cụ thể đối tượng, điều kiện giao, nhận, tàng trữ, vận chuyển hàng nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng trong các lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, sản xuất và đấu tranh chống tội phạm.
2. Người nhận hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải có các giấy tờ cần thiết và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại các chất đó trong quá trình vận chuyển và giao đầy đủ cho người có trách nhiệm. Người nhận hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải kiểm tra, đối chiếu về nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng, số lô hàng, hạn sử dụng. Hai bên giao, nhận phải ký và ghi rõ họ, tên vào chứng từ, hồ sơ kèm theo hàng nhập khẩu, xuất khẩu. 
3. Trong quá trình vận chuyển, hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải được đóng gói, niêm phong; trên bao bì ghi rõ nơi xuất khẩu, nhập khẩu, tên gọi, số lượng và phải có hồ sơ kèm theo. Trong mọi trường hợp, việc đóng gói hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải có phiếu đóng gói kèm theo hòm, kiện, hộp dùng để đóng gói ghi rõ tên chất, nồng độ, hàm lượng (nếu có), số lượng, ngày đóng gói và tên người đóng gói.
4. Phương tiện dùng để vận chuyển hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định để tạo thuận lợi cho cơ quan Hải quan, cơ quan Công an tiến hành việc kiểm soát, quản lý khi cần thiết.
5. Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
Điều 10.
1. Cơ quan, tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu và Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng nhập khẩu, xuất khẩu đi qua phải mở sổ theo dõi theo mẫu quy định, lập hồ sơ theo dõi số lượng nhập khẩu, xuất khẩu, số lượng xuất, nhập kho theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Tài chính. Phiếu xuất kho, nhập kho hàng nhập khẩu, xuất khẩu không được viết chung với các loại hàng hoá khác. Sổ sách, chứng từ về nhập khẩu, xuất khẩu phải lưu giữ trong thời hạn do Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an quy định.
2. Cơ quan, tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu và Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng nhập khẩu, xuất khẩu đi qua phải thực hiện chế độ bảo quản, báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Tài chính và trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc nhập khẩu, xuất khẩu phải báo cáo kết quả về cơ quan đã cấp giấy phép và Bộ Công an để theo dõi. Hết thời hạn lưu giữ sổ sách, chứng từ, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập Hội đồng để tiến hành huỷ sổ sách, chứng từ đó và phải lập biên bản. Trong mọi trường hợp, khi phát hiện có sự nhầm lẫn hoặc thất thoát các chất này thì cơ quan, tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu phải báo cáo ngay về cơ quan đã cấp giấy phép.
Điều 11. Đối với trường hợp vi phạm các quy định về kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công an tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể quyết định thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu đã cấp, đình chỉ việc nhập khẩu, xuất khẩu, xử lý người vi phạm và hàng nhập khẩu, xuất khẩu theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
CHẤT MA TUÝ, TIỀN CHẤT, THUỐC GÂY NGHIỆN,
THUỐC HƯỚNG THẦN
Điều 12. Tổ chức cần vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (sau đây gọi là vận chuyển quá cảnh) phải gửi đơn và hồ sơ xin phép kèm theo giấy phép của nước xuất khẩu và giấy phép của nước nhập khẩu hàng quá cảnh đến Bộ Công an Việt Nam để xem xét, làm thủ tục cấp giấy phép.        
Điều 13.
1. Hồ sơ xin phép vận chuyển quá cảnh phải bao gồm :
a) Giấy phép xuất khẩu của nước có hàng xuất khẩu;
b) Giấy phép nhập khẩu của nước có hàng nhập khẩu;
c) Giấy phép quá cảnh của nước mà hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã đi qua trước khi đến Việt Nam (trường hợp vận chuyển quá cảnh nhiều nước);
d) Đơn xin phép vận chuyển quá cảnh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Công an Việt Nam. Đơn xin phép phải thể hiện các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ tổ chức vận chuyển quá cảnh;
- Thời gian, lý do quá cảnh;
- Tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, công thức hoá học, số lượng, hàm lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và có mẫu vật kèm theo;
- Phương tiện, hành trình, điều kiện an toàn vận chuyển.
2. Các tài liệu nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận về tính hợp pháp của bản dịch.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn và hồ sơ xin phép hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công an phải quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Giấy phép phải ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức được phép vận chuyển quá cảnh; tên gọi, hàm lượng, số lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; thời hạn thực hiện việc vận chuyển quá cảnh; tên các cửa khẩu mà hàng vận chuyển quá cảnh đi qua. Trường hợp không cấp giấy phép thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
Điều 14.
1. Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn hoạt động của các đơn vị có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an trong việc tiếp nhận hồ sơ, xem xét việc cấp, thu hồi giấy phép vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thời gian, hành trình và các cửa khẩu hàng vận chuyển quá cảnh được phép đi qua. 
3. Giấy phép vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có giá trị một lần trong thời hạn ghi trong giấy phép. Trường hợp hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng việc vận chuyển quá cảnh chưa thực hiện được thì cơ quan cấp giấy phép có thể gia hạn thêm.
Điều 15. Cơ quan, tổ chức vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan khác có thẩm quyền của Việt Nam và chịu mọi chi phí quá cảnh theo quy định của pháp luật.
Điều 16.
1. Giấy phép vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được gửi cho tổ chức xin phép, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng vận chuyển quá cảnh đi qua, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị Bộ đội biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển nơi hàng vận chuyển quá cảnh đi qua.
2. Sau khi nhận được giấy phép vận chuyển quá cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục quá cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị Bộ đội biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển quản lý tuyến đường vận chuyển quá cảnh phải bố trí lực lượng, phương tiện kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc vận chuyển quá cảnh theo đúng tuyến đường và nội dung ghi trong giấy phép. Trường hợp hàng vận chuyển quá cảnh có số lượng lớn hoặc trường hợp cần thiết khác, cơ quan cấp giấy phép được yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan tổ chức việc áp tải hàng vận chuyển quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Trong quá trình vận chuyển quá cảnh, hàng quá cảnh phải được đóng gói, niêm phong; trên bao bì ghi rõ nơi xuất khẩu, nhập khẩu, tên gọi, số lượng, nồng độ, hàm lượng (nếu có), ngày đóng gói và phải có hồ sơ kèm theo.
Điều 17. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng vận chuyển quá cảnh đi qua phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng vận chuyển quá cảnh theo quy định của pháp luật. Nếu thời gian hoàn thành thủ tục hải quan kéo dài, hàng vận chuyển quá cảnh phải được gửi tại kho của cơ quan Hải quan theo quy định. Trường hợp trong quá trình vận chuyển có sự cố làm thay đổi niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng vận chuyển quá cảnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng vận chuyển quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tạm dừng làm các thủ tục hải quan, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền và thông báo ngay cho các cơ quan hữu quan.
Điều 18.
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng và các cơ quan hữu quan có trách nhiệm tổ chức lực lượng để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển quá cảnh theo đúng hành trình ghi trong giấy phép.
2. Khi hàng vận chuyển quá cảnh ra khỏi địa bàn quản lý của mình, các cơ quan, đơn vị hữu quan được giao kiểm soát vận chuyển quá cảnh có trách nhiệm trao đổi thông tin, tình hình cho các cơ quan, đơn vị hữu quan nơi hàng vận chuyển quá cảnh sẽ đi qua để tiếp tục kiểm soát chặt chẽ.
Điều 19. Đối với trường hợp vi phạm các quy định về vận chuyển quá cảnh, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm thì Bộ trưởng Bộ Công an có thể quyết định thu hồi giấy phép quá cảnh đã cấp, xử lý người vi phạm và hàng vận chuyển quá cảnh theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 21. Kinh phí cho các hoạt động kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần do ngân sách nhà nước cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Điều 22.
1. Bộ Thương mại có trách nhiệm rà soát các Hiệp định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đã ký với các nước và đề xuất sửa đổi cho phù hợp với Luật Phòng, chống ma tuý và Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Điều 23. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây của Chính phủ trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 58/2003/ND-CP

Hanoi, May 29, 2003

 

DECREE

PRESCRIBING THE CONTROL OF THE IMPORT, EXPORT AND TRANSIT THROUGH VIETNAM’S TERRITORY OF NARCOTICS, PRE-SUBSTANCES, ADDICTIVE DRUGS AND PSYCHOTROPIC MEDICINES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 9, 2000 Law on Drug Prevention and Combat;

At the proposals of the Minister of Public Security, the Minister of Health and the Minister of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. This Decree details and guides the control of activities of importing, exporting and transiting through Vietnam’s territory narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines.

2. The control of activities of importing, exporting and transiting through Vietnam’s territory narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines for defense and security purposes shall not be governed by this Decree.

Article 2.- The competent agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to coordinate with one another in tightly controlling activities of importing, exporting and transiting through Vietnam’s territory narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines.

Article 3.-

1. The Ministry of Public Security shall have to assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in performing the uniform State management over the control of the import, export and transit through Vietnam’s territory of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines, which covers:

a/ Synthesizing and reporting to the Prime Minister the results of control of the import, export and transit through Vietnam’s territory of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines;

b/ Guiding the ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees in formulating and realizing plans on controlling the import, export and transit through Vietnam’s territory of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines within the domains and localities under their respective localities.

2. Agencies and organizations carrying out activities of importing, exporting and transiting through Vietnam’s territory narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines shall have to abide by the provisions of the Law on Drug Prevention and Combat, this Decree and other relevant legal documents; and be subject to the inspection and control by competent agencies as prescribed by law.

Chapter II

CONTROL OF THE IMPORT/EXPORT OF NARCOTICS, PRE-SUBSTANCES, ADDICTIVE DRUGS AND PSYCHOTROPIC MEDICINES

Article 4.- Only the following agencies and organizations are allowed to import and/or export narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines (hereinafter referred to as the import/export):

1. Enterprises which are allowed by the Ministry of Health to import and/or export them for medical use, analysis, test and scientific research.

2. Enterprises which are allowed by the Ministry of Industry to import and/or export pre-substances for use in production domains.

3. Units under the People’s Police which are designated by the Ministry of Public Security to import and/or export them for use in combating crimes.

Article 5.-

1. The Ministry of Health shall specify the order and procedures for licensing the import/export thereof for medical use, analysis, test and scientific research.

2. The Ministry of Industry shall specify the order and procedures for licensing the import/export of pre-substances for use in the production domains.

3. The Ministry of Public Security shall specify the order and procedures for licensing the import/export thereof for use in combating crimes.

Article 6.-

1. A dossier of application for the import/export thereof includes:

a/ The written import/export permit of the country having the export goods or import goods;

b/ The application for the import/export permits, made according to form uniformly set by the Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security. The application must cover the following contents: the names and addresses of the importing/exporting organizations; the import/export purposes; the names and addresses of producers, the appellations, quantity and contents of narcotics, pre-substances, addictive drugs or psychotropic medicines to be imported/exported; the means and conditions to ensure transport safety; time and names of the border gates where the import/export goods shall be transported through.

2. If the above-stated documents are made in foreign languages, they must be translated into Vietnamese, with the certification of the lawfulness of the translation.

3. Within 15 working days after receiving the valid applications and dossiers, the Minister of Health, the Minister of Industry and the Minister of Public Security shall decide whether or not to grant import/export permits. The permits must clearly state the names and addresses of organizations allowed to carry out the import/export; the appellations, contents and quantity of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines; the time limits for the import/export; the names of the border-gates where the import/export goods shall be transported through. In cases of refusal to grant permits, they must notify the reasons therefor in writing.

Article 7.- The import/export permits shall be granted for each importation/exportation and be valid within the time limits inscribed therein. For cases where upon the expiry of the time limits inscribed in the permits, the import/export has not yet been carried out, the licensing agencies may extend these permits. The Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security shall, within the scope of their tasks and powers, guide the implementation of this provision.

Article 8.-

1. The import/export permits shall be addressed to the applying agencies or organizations, the border-gate customs Sub-Departments which carry out customs procedures for the import/export goods, the Ministry of Finance and the Ministry of Public Security for monitoring and management.

2. The Customs Sub-Departments where exist import/export goods shall have to carry out customs procedures and implement the regime of inspection and supervision of import/export goods in strict accordance with law provisions. If detecting that the import/export goods are incompatible with the contents of the permits, the border-gate Customs Sub-Department shall suspend import/export procedures, make records thereon and settle the cases according to their competence, and immediately notify concerned agencies thereof.

Article 9.-

1. The Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security shall specify subjects and conditions for the delivery, reception, storage and transport of import/export goods for medical use, analysis, test, scientific research, production and combat against crimes.

2. The recipients of import/export goods must have necessary papers, be answerable for the quality, quantity and category of these substances in the course of transportation and fully hand them over to competent persons. The recipients of import/export goods shall have to check and compare the concentration, contents, quantity, quality, bale number and use duration. The deliverers and the recipients shall have to sign and inscribe their full names in the vouchers and dossiers accompanied the import/export goods.

3. In the course of transportation, the import/export goods must be packed and sealed; the packing must be clearly inscribed with the places of import/export, appellations and quantity, and accompanied by dossiers. In all circumstances, trunks, cases and boxes used for packing import/export goods must be accompanied with packing slips, clearly stating the substances’ appellations, concentration, contents (if any), quantity, date of packing and names of packers.

4. Means used for transportation of import/export goods must meet all prescribed conditions so as to create favorable conditions for the customs offices and police offices to perform the control and management thereof when necessary.

5. The Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security shall, within the ambit of their tasks and powers, guide the implementation of the provisions of this Article.

Article 10.-

1. The importing/exporting agencies and organizations and the Customs Sub-Departments of the border-gates where the import/export goods are transported through shall have to open books according to set forms and compile dossiers to monitor the quantity of imported/exported goods and quantity of goods brought in and out of warehouses according to regulations of the Ministry of Health, the Ministry of Industry, the Ministry of Public Security and the Ministry of Finance. The import/export goods ex-warehousing and warehousing bills must not be inscribed with goods of other categories. The import/export books and vouchers must be kept for a duration prescribed by the Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security.

2. The importing/exporting agencies and organizations and the Customs Sub-Departments of the border-gates where the import/export goods are transported through shall have to implement the regime of preservation, reporting and statistics prescribed by the Ministry of Health, the Ministry of Industry, the Ministry of Public Security and the Ministry of Finance, and within 10 working days after the import/export is completed, have to report the results to the licensing agencies and the Ministry of Public Security for monitoring. Upon the expiry of the book- and voucher-keeping duration, the units’ heads shall have to set up councils for destruction of these books and vouchers and have to make records thereon. In all circumstances, when detecting any mistakes or losses concerning these substances, the importing/exporting agencies and organizations shall have to immediately notify the licensing agencies thereof.

Article 11.- For cases of violating the regulations on control of import/export activities, the Minister of Health, the Minister of Industry and the Minister of Public Security may, depending on the nature and seriousness of the violations, decide to withdraw the import/export permits already granted, suspend the import/export and handle the violators and the import/export goods according to their competence or transfer the cases to competent authorities for handling according to law provisions.

Chapter III

CONTROL OF THE TRANSIT THROUGH VIETNAM’S TERRITORY OF NARCOTICS, PRE-SUBSTANCES, ADDICTIVE DRUGS AND PSYCHOTROPIC MEDICINES

Article 12.- Organizations which need to transport narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines in transit through Vietnam’s territory (hereinafter referred to as the transit transportation) shall have to send the applications and dossiers applying therefor, enclosed with the permits of the transit goods-exporting and - importing countries to the Vietnamese Ministry of Public Security for the latter to consider and carry out procedures for permit granting.

Article 13.-

1. A dossier of application for the transit shall include:

a/ The export permits of the exporting country;

b/ The import permits of the importing country;

c/ The transit permits of countries which the import or export goods have been transported through before Vietnam (for cases of transit through many countries);

d/ The application for transit, made according to form set by the Vietnamese Public Security Ministry. The application must cover the following contents:

- The names and addresses of the organizations conducting the transit transportation;

- The time and reasons for the transit;

- The names and addresses of the producers, the appellations, chemical formula, quantity and concentration of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines, enclosed with samples;

- The transport means, itineraries and conditions for transport safety.

2. If the above-stated documents are made in foreign languages, they must be translated into Vietnamese with the certification of the lawfulness of the translation.

3. Within 15 working days as from the date of receiving the valid applications and dossiers, the Minister of Public Security shall have to decide whether or not to grant permit for the transit through Vietnam’s territory. The permits must clearly state the names and addresses of organizations licensed to conduct the transit transportation; the appellations, concentration and quantity of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines; the time limits for the transit; and the names of the border-gates where the transit goods shall be transported through. In cases of refusal to grant permits, it must notify the reasons therefor in writing.

Article 14.-

1. The Ministry of Public Security shall specify and guide the operation of units assisting the Minister of Public Security in receiving dossiers and considering the granting and withdrawal of permits for transit through Vietnam’s territory.

2. Basing himself/herself on each specific case, the Minister of Public Security shall decide on the time, itineraries and border-gates where the transit goods are allowed to be transported through.

3. A permit for transit through Vietnam’s territory shall be valid for a single transit within the time limit inscribed therein. In cases where upon the expiry of the time limit inscribed in the permit, the transit has not yet been carried out, the licensing agency may extend such permit.

Article 15.- Agencies and organizations conducting the transit transportation through Vietnam’s territory shall have to carry out the procedures therefor, be subject to the control of Vietnamese customs agencies and other competent agencies and pay all expenses for the transit according to law provisions.

Article 16.-

1. The permits for the transit through Vietnam’s territory shall be sent to applying organizations, the Customs Sub-Departments of the border-gates where the transit goods shall be transported through, the provincial/municipal Public Security Services, the border-guard units and coast-guard units where the transit goods shall be transported through.

2. After receiving the transit permits of the Minister of Public Security, the border-gate Customs Sub-Departments which carry out the transit procedures, the provincial/municipal Public Security Services, the border-guard units and coast-guard units which manage the transit routes shall have to arrange cadres and means to strictly control, ensuring that the transit is carried out strictly according to routes and contents inscribed in the permits. In cases where the transit goods are in large volumes or in necessary cases, the licensing agencies may request the People’s Police, border-guard, coast-guard and customs forces to escort the transit goods out of Vietnam’s territory.

3. While in transit, the transit goods must be packed and sealed; their packing must be inscribed with the places of export or import, the appellations, quantity, concentration and contents (if any), date of packing, and be accompanied with dossiers.

Article 17.- The Customs Sub-Departments of the border-gates where the transit goods are transported through shall have to carry out all procedures and implement the regime of customs inspection and supervision prescribed by law for transit goods. If the duration for completion of customs procedures is prolonged, the transit goods must be deposited in the customs offices’ warehouses as prescribed. In cases where in the course of transportation, the customs seals or the original conditions of the transit goods alter due to incidents, the Customs Sub-Departments of the border-gates where the transit goods are transported out of Vietnam’s territory shall suspend the customs procedures, make records thereon and immediately notify the concerned agencies thereof.

Article 18.-

1. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Defense and the concerned agencies in arranging cadres so as to strictly control the transit according to the itineraries inscribed in the permits.

2. When the transit goods are transported out of the geographical areas under their respective management, the concerned agencies and units assigned the tasks of controlling the transit shall have to exchange information with the concerned agencies and units in the localities where the transit goods shall be transported through for the latter to continue controlling them strictly.

Article 19.- For cases of violating the regulations on transit transportation, the Minister of Public Security shall, depending on the nature and seriousness of these violations, decide to withdraw transit permits already granted, handle the violators and transit goods according to his/her competence or transfer the cases to functional agencies for handling according to law provisions.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.-

1. Agencies, organizations and individuals that record achievements in controlling the import, export and transit through Vietnam’s territory of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

2. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.

Article 21.- Funding for the control of the import, export and transit through Vietnam’s territory of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines shall be apportioned by the State budget within the annual budget estimates of specialized managing agencies.

Article 22.-

1. The Ministry of Trade shall have to review agreements on control of the import, export and transit through Vietnam’s territory of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines, already signed with other countries, and propose amendments thereto so as to make them consistent with the Law on Drug Prevention and Combat and this Decree.

2. The Minister of Public Security, the Minister of Health, the Minister of Industry and the Minister of Finance shall, within the scope of their tasks and powers, have to inspect and urge the implementation of this Decree.

Article 23.- This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous regulations contrary to this Decree are all hereby annulled.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committee shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 58/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất