Thông tư 19/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế

thuộc tính Thông tư 19/2008/TT-BXD

Thông tư 19/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/2008/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành:20/11/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 19/2008/TT-BXD NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2008

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ

 

 

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế,

Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế như sau:

 

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Thông tư này hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng của khu kinh tế, quản lý quy hoạch xây dựng khu kinh tế được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

2. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Những chỉ tiêu được sử dụng để lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải tuân thủ Quy chuẩn về quy hoạch xây dựng. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài phải được Bộ Xây dựng chấp thuận.

4. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp không phải lập nhiệm vụ quy hoạch và được tiến hành lập 1 bước ở tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ 1/500.

Khi lập quy hoạch chi tiết: đối với khu công nghiệp có diện tích lớn hơn 200 ha thì quy hoạch chi tiết xây dựng được lập trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000. Đối với khu công nghiệp có diện tích từ 200 ha trở xuống thì quy hoạch chi tiết xây dựng được lập trên bản đồ tỷ lệ 1/500.

5. Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm cung cấp yêu cầu về nội dung, chỉ tiêu kiến trúc - quy hoạch để làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp.

6. Đối với khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trung khác phải lập quy hoạch chung xây dựng đô thị theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

7. Quy cách thể hiện hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải tuân thủ theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

8. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.

9. Khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, tổ chức tư vấn có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan chức năng bằng văn bản về những vấn đề liên quan đến: giao thông đối ngoại; an ninh quốc phòng; nguồn cấp năng lượng; cấp nước; nước thải; môi trường; phòng chống cháy nổ; bảo tồn, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh trước khi thẩm định đồ án quy hoạch.

10. Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm thuyết minh và bản vẽ kèm theo quyết định phê duyệt được đóng dấu của cơ quan thẩm định đồ án quy hoạch.

 

Phần II

LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG

KHU CÔNG NGHIỆP

 

1. Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp:

1.1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trung khác.

1.2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nơi có khu công nghiệp phối hợp với các chủ đầu tư lựa chọn một đơn vị tư vấn lập quy hoạch chung xây dựng đối với khu công nghiệp có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng.

2. Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp:

2.1. Đối với khu công nghiệp chưa xác định chủ đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nơi có khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp để kêu gọi và thu hút đầu tư.

2.2. Đối với khu công nghiệp do một chủ đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng thì chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp.

2.3. Đối với khu công nghiệp do nhiều chủ đầu tư tham gia xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) hoặc Ban Quản lý khu côns nghiệp cấp tỉnh nơi có khu công nghiệp chủ trì phối hợp với các chủ đầu tư lựa chọn một đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp.

3. Nội dung quy hoạch xây dựng khu công nghiệp:

3.1. Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên và có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khu riêng biệt được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP thì tiến hành lập đồ án quy hoạch chung xây dựng với nội dung sau:

Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp được lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000 - 1/10.000 tuỳ thuộc vào quy mô, trong đó phải xác định rõ: phân khu chức năng các khu đất xây dựng các công trình công nghiệp; trung tâm dịch vụ công cộng; khu cây xanh; dịch vụ kỹ thuật khu công nghiệp; các công trình kỹ thuật hạ tầng (giao thông, cấp năng lượng, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc); quy định việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; xác định rõ các công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp; việc kết nối với các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào; kế hoạch và nguồn lực thực hiện đảm bảo sự phát triển theo các giai đoạn.

3.2. Đối với Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp phải quy định cụ thể: chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất (tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất...) cho các khu đất dành để xây dựng các công trình công nghiệp; trung tâm dịch vụ công cộng; khu cây xanh; dịch vụ kỹ thuật khu công nghiệp; và các công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp năng lượng, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc); quy định việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

4. Hồ sơ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp:

4.1. Hồ sơ bản vẽ quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp:

a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỷ lệ 1/25.000 - 1/50.000;

b) Các bản đồ hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá quỹ đất xây dựng tỷ lệ 1/5000 - 1/10.000;

c) Sơ đồ cơ cầu quy hoạch (tối thiểu có 2 phương án để so sánh lựa chọn) tỷ lệ 1/10.000;

d) Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất đai, tỷ lệ 1/5000 - 1/10.000, trong đó xác định ranh giới từng khu chức năng đất theo tính chất, chức năng sử dụng đối với đất xây dựng các loại xí nghiệp công nghiệp, công trình dịch vụ công cộng, đường giao thông, khu cây xanh, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật...;

e) Sơ đồ định hướng không gian kiến trúc cảnh quan;

f) Các sơ đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tỷ lệ 1/5000 - 1/10.000 gồm: hệ thống giao thông chính trong và ngoài khu công nghiệp; san nền; thoát nước mưa; cấp năng lượng, cấp nước; thoát nước bẩn; thu gom và xử lý chất thải; thông tin liên lạc...

4.2. Hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp gồm:

a) Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000;

b) Các bản đồ hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá quỹ đất xây dựng tỷ lệ 1/500 - 1/2000;

c) Sơ đồ cơ cấu quy hoạch (tối thiểu có 2 phương án để so sánh lựa chọn) tỷ lệ 1/5000;

d) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai, tỷ lệ 1/500 - 1/2000, trong đó: xác định ranh giới từng khu đất và lô đất theo tính chất, chức năng sử dụng đối với đất xây dựng các loại xí nghiệp công nghiệp, công trình dịch vụ công cộng, đường giao thông, khu cây xanh, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về quản lý sử dụng đất (tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất...);

e) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tỷ lệ 1/500 - 1/2000 (có kèm theo các bản vẽ thiết kế chi tiết) gồm: hệ thống giao thông chính trong và ngoài khu công nghiệp; san nền; thoát nước mưa; cấp năng lượng, cấp nước; thoát nước bẩn; thu gom và xử lý chất thải; thông tin liên lạc;

f) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/500 - 1/2000;

g) Bản đồ cắm mốc chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng các tuyến đường, tỷ lệ 1/500 - 1/2000.

4.3. Hồ sơ trình duyệt:

a) Hồ sơ trình duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng gồm: tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh, các bản vẽ thu nhỏ in màu, các văn bản pháp lý khác có liên quan;

b) Hồ sơ trình thẩm định đồ án quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng gồm: tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ thu nhỏ in màu và các bản vẽ đen trắng đúng tỷ lệ theo quy định, các văn bản pháp lý có liên quan;

c) Số lượng hồ sơ trình duyệt và thẩm định theo yêu cầu của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên hội đồng hoặc công tác thẩm định;

d) Đĩa CD lưu toàn Bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ quy hoạch xây dựng.

4.4. Hồ sơ lưu trữ: gồm thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu  trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan; Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng - Bộ Xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được Bộ Xây dựng có ý kiến bằng văn bản.

5. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp:

5.1. Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) lấy ý kiến các cơ quan liên quan, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp.

5.2. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành trước khi phê duyệt.

5.3. Hình thức tổ chức thẩm định

Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng đồ án, cơ quan thẩm định quy hoạch chi tiết khu công nghiệp có thể thực hiện tổ chức thẩm định theo một trong các hình thức sau:

a) Tổ chức Hội đồng thẩm định và quyết định thành phần, số lượng các thành viên tham gia Hội đồng. Cơ cấu của Hội đồng thẩm định đảm bảo có 2 thành phần chủ yếu gồm các cơ quan chức năng quản lý nhà nước có liên quan và chính quyền địa phương.

b) Thẩm định của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

5.4. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng:

a) Năng lực của đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng theo quy định;

b) Các căn cứ pháp lý để lập đồ án quy hoạch xây dựng và sự phù hợp với yêu cầu theo hướng dẫn tại khoản 3, 4 Phần I của Thông tư này;

c) Quy cách hồ sơ; thành phần hồ sơ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định tại Quyết định số 21/2005/ QĐ-BXĐ ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

Phần III

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

 

1. Công bố, công khai quy hoạch xây dựng khu công nghiệp:

Việc công bố, công khai quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

1.1. Đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp:

a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong vùng quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố, công khai các quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp.

b) Nội dung công bố, công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, bao gồm:

- Sơ đồ định hướng không gian kiến trúc cảnh quan;

- Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất đai;

- Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

1.2. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp:

a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong vùng quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp liên quan đến địa giới hành chính do mình quản lý.

b) Nội dung công bố, công khai đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, bao gồm:

- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đai;

- Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

1.3. Hình thức công bố, công khai:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm 1.1 và 1.2, khoản 1, Phần III của Thông tư này phải tổ chức công bố, công khai đồ án theo các hình thức sau:

a) Trưng bày thường xuyên, liên tục bằng bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan, trung tâm triển lãm và thông tin về quy hoạch và tại khu vực được lập quy hoạch;

b) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.

2. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng:

2.1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 33 của Luật Xây dựng, Điều 41 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.

2.2. Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng:

a) Chứng chỉ quy hoạch xây dựng là văn bản xác định các thông tin và số liệu về quy hoạch xây dựng được duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.

b) Nội dung của chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, diện tích, toạ độ mốc giới của lô đất, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác, thời hạn của chứng chỉ theo quy hoạch chi tiết được duyệt.

3. Thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình:

3.1. Đối với khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt, thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp có thể được lập trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảm bảo các nội dung quy định tại khoản 5 Phần III của Thông tư này.

3.2. Đối với khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt thì nội dung thiết kế cơ sở ngoài nội dung quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được duyệt, bổ sung các nội dung quy định tại tiết b, c, d điểm 5.1 và tiết b, c điểm 5.2 - khoản 5 Phần III của Thông tư này.

4. Thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trên cơ sở: quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

5. Nội dung thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

5.1. Phần thuyết minh bao gồm các nội dung:

a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng; quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; việc kết nối giữa các hạng mục công trình với nhau và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

b) Phương án thiết kế san nền, hệ thống đường giao thông, tuynen kỹ thuật hoặc hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, cây xanh, thông tin liên lạc; phương án xử lý nền, móng các hạng mục công trình;

c) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

5.2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;

b) Bản vẽ thiết kế san nền, hệ thống đường giao thông, tuynen kỹ thuật hoặc hào kỹ thuật hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, cây xanh, thông tin liên lạc; bản vẽ phương án xử lý nền, móng các hạng mục công trình; kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

c) Bản vẽ trạm xử lý nước thải, sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.

6. Thiết kế cơ sở các công trình trong khu công nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng.

7. Thẩm định thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp;

7.1. Nội dung thẩm định của cơ quan có thẩm quyền:

a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

b) Sự hợp lý của phương án công nghệ áp dụng đối với trạm xử lý nước thải tập trung;

c) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy;

d) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

7.2. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư khu công nghiệp:

a) Sở Xây dựng địa phương thẩm định thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp;

b) Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh hoặc Sở Xây dựng (đối với địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh) thẩm định thiết kế cơ sở công trình xây dựng các dự án nhóm B, C trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư và xây dựng.

7.3. Thẩm định thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế và các công trình xây dựng trong khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư và xây dựng.

8. Quản lý xây dựng khu công nghiệp theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt:

8.1. Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp đã được phê duyệt thực hiện việc cấp chứng chỉ quy hoạch cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.

8.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh ; chủ đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; doanh nghiệp khu công nghiệp, dịch vụ khu công nghiệp; tổ chức tư vấn xây dựng, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được duyệt.

8.3. Trường hợp điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng hoặc điều chỉnh một trong những nội dung sau của quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được duyệt (trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư và được sự thống nhất của Ban Quản lý các khu công nghiệp địa phương) thì phải được Sở Xây dựng thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

a) Tính chất, ranh giới khu công nghiệp;

b) Tỷ lệ diện tích đất của từng khu chức năng và cơ cấu tổ chức không gian khu công nghiệp gồm các khu đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp; khu đất xây dựng trung tâm dịch vụ điều hành và công cộng cho khu công nghiệp và khu cây xanh của khu công nghiệp;

c) Những chỉ tiêu chính về quản lý sử dụng đất như: tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan;

d) Cao độ nền khống chế,

e) Mạng lưới các công trình kỹ thuật hạ tầng chủ yếu:

- Các tuyến đường giao thông chính trong khu công nghiệp, mặt cắt ngang đường chính, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, cốt khống chế tuyến đường, hành lang và cao độ các công trình kỹ thuật ngầm, các nút giao cắt các loại đường;

- Vị trí và diện tích các công trình kỹ thuật đầu mối (trạm xử lý nước bẩn, khu xử lý rác);

- Những quy định về các khu bảo vệ và khoảng cách ly an toàn giữa các xí nghiệp công nghiệp với công trình giao thông (đường sắt, thuỷ, Bộ, sân bay); công trình thuỷ lợi, đê điều; tuyến điện cao áp;

f) Những quy định về khoảng cách ly vệ sinh giữa các cụm xí nghiệp công nghiệp có tính chất khác nhau; giữa xí nghiệp công nghiệp với khu dân cư, công trình cấp nước (nguồn, nhà máy), trạm bơm, trạm xử lý chất thải, bãi rác, nghĩa trang;

g) Những quy định về phòng chống cháy nổ;

h) Những quy định về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

8.4. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có quyền cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu công nghiệp trong các trường hợp sau và thông báo với Sở Xây dựng để theo dõi thực hiện về:

a) Diện tích khu đất cho dự án đầu tư mà không thay đổi chức năng sử dụng khu đất;

b) Đặc trưng kỹ thuật của hệ thống cấp năng lượng, cấp thoát nước và công trình kỹ thuật đầu mối (đường kính, chiều đài, độ dốc, quy mô, công suất, cốt công trình); hướng thoát nước mưa, nước bẩn;

c) Đường nội Bộ trong các khu chức năng khu công nghiệp;

d) Tuyến nhánh cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước, thông tin;

e) Vị trí các công trình dịch vụ.

 

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện việc lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng được hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, định kỳ 1 năm về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được phê duyệt trên địa bàn.

3. Vụ Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn toàn quốc.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Đối với các khu công nghiệp có quy mô nhỏ hơn hoặc bằng 200 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 trước khi Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục triển khai thực hiện các bước tiếp theo mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Hồng Quân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 19/2008/TT-BXD

Hanoi, November 20, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE ELABORATION, EVALUATION, APPROVAL AND MANAGEMENT OF PLANNINGS ON CONSTRUCTION OF INDUSTRIAL PARKS AND ECONOMIC ZONES

Pursuant 10 the Governments Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

Pursuant to the Governments Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction plannings;

Pursuant to the Governments Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones and economic zones,

The Ministry of Construction guides the elaboration, evaluation, approval and management of plannings on construction of industrial parks and economic zones as follows:

Part 1

GENERAL PROVISIONS

1. This Circular guides the elaboration, evaluation, approval and management of plannings on construction of industrial parks. The elaboration, evaluation and approval of general plannings on construction of economic zones and detailed plannings on construction of functional sub-zones in economic zones, and the management of plannings on construction of economic zones comply with the Construction Ministrys Circular No. 07/2008/TT-BXD of April 7, 2008, guiding the formulation, evaluation, approval and management of construction plannings.

2. Industrial-park construction plannings must be in line with the national master plan on development of industrial parks, regional construction plannings and general urban construction plannings approved by competent state agencies.

3. Criteria used in the elaboration of an industrial-park construction planning must comply with regulations on construction planning. The application of foreign construction standards must be approved by the Ministry of Construction.

4. A detailed planning on construction of an industrial park shall be elaborated in one step, on a 1:2,000- or 1:500-scale map, without requiring to prepare a planning task.

Elaboration of a detailed planning: For an industrial park larger than 200 ha, a detailed construction planning shall be made on a 1:2,000-scale topographic map. For an industrial park not exceeding 200 ha, a detailed construction planning shall be made on a 1:500-scale map.

5. Provincial-level Construction Services or Planning-Architecture Services (for Hanoi and Ho Chi Minh cities) shall establish requirements on architecture-planning details and criteria as a basis for elaborating detailed plannings on construction of industrial parks.

6. For industrial parks associated with urban areas or other consolidated business areas, general urban construction plannings must be elaborated under the Construction Ministrys Circular No. 07/2008TT-BXD of April 7, 2008, guiding the elaboration, evaluation, approval and management of construction plannings.

7. The format of a construction plan dossier must comply with the Construction Ministers Decision No. 21/2005/QD-BXD of July 22, 2005.

8. Industrial-park construction plannings must be elaborated by capable consultancy organizations under regulations.

9. When elaborating a detailed planning on construction of an industrial park, the consultancy organization shall gather functional agencies written opinions on outbound transport; security and defense; sources of energy supply; water supply; wastewater; environment; fire and explosion prevention and fighting; and conservation and embellishment of relics or beauty spots before the planning project is evaluated.

10. An industrial-park construction planning dossier comprises explanations and drawings, enclosed with the approval decision affixed with a stamp of the planning project-evaluating agency.

Part 2

ELABORATION, EVALUATION AND APPROVAL OF PLANNINGS ON CONSTRUCTION OF INDUSTRIAL PARKS

1. Elaboration of general plannings on construction of industrial parks:

1.1. Provincial-level Peoples Committees shall direct provincial-level Construction Services or Planning-Architecture Services (for Hanoi and Ho Chi Minh cities) to elaborate general plannings on construction of industrial parks associated with urban areas or other business areas.

1.2. Provincial-level Peoples Committees shall direct provincial-level Construction Services or Planning-Architecture Services (for Hanoi and Ho Chi Minh cities) or industrial-park management boards in localities where industrial parks are located, to coordinate with investors in selecting consultants to formulate general plannings on construction of industrial parks in which many investors participate in building and commercially operating their infrastructure.

2. Elaboration of detailed plannings on construction of industrial parks:

2.1. For an industrial park for which an infrastructure construction and commercial operation investor has not yet been identified, the provincial-level Peoples Committee shall direct the provincial-level Construction Service or Planning-Architecture Service (for Hanoi and Ho Chi Minh cities) or the industrial-park Management Board in the locality where the industrial park is located, to elaborate a detailed planning on construction of the industrial park as a basis for investment attraction.

2.2. For an industrial park with a single infrastructure construction and commercial operation investor, that investor shall formulate a detailed planning on construction of the industrial park.

2.3. For an industrial park with many infrastructure construction and commercial operation investors, the provincial-level Peoples Committee shall direct the provincial-level Construction Service or Planning-Architecture Service (for Hanoi and Ho Chi Minh cities) or the industrial-park Management Board in the locality where the industrial park is located to assume the prime responsibility for, and coordinate with investors in, selecting a consultancy unit to elaborate a detailed planning on construction of the industrial park.

3. Details of a planning on construction of an industrial park:

3.1. For an industrial park covering at least 500 ha with many infrastructure construction and commercial operation investors in each separate zone under Clause 3. Article 5 of Decree No. 29/2008/ND-CP, a general construction planning project shall be elaborated with the following details:

A general industrial-park construction planning shall be elaborated on a topographic map at scale 1:5,000-1:10,000 depending on the industrial parks size, which must clearly indicate functional sub-zones for the construction of industrial works; a public service center; greenery areas; the industrial parks technical services; technical infrastructure works (transport, energy supply, lighting, water supply and drainage, waste treatment, communication); regulations on maintenance and embellishment of natural landscapes, safety assurance and fire and explosion prevention and fighting, and environmental protection; social infrastructure works for the industrial park; connection to outside-fence technical works; and implementation plans and resources to ensure development in different periods.

3.2. A detailed industrial-park construction planning must specify land use functions and criteria (construction height, construction density, land use coefficient) for land areas reserved for the construction of industrial works; a public service center; greenery areas; the industrial parks technical services; and technical infrastructure works (transport, energy supply, lighting, water supply and drainage, waste treatment, communication); regulations on maintenance and embellishment of natural landscape, safety assurance and fire and explosion prevention and fighting, and environmental protection.

4. Dossier of a planning on construction of an industrial park:

4.1. A dossier of drawings of a general planning on construction of an industrial park comprises:

a/ A location and area connection plan at scale 1:25,000-1:50,000;

b/ Maps of present architecture, landscape, technical infrastructure system and assessment of the land fund for construction, at scale 1:5,000-1:10,000;

c/ A 1:10,000-scale plan of the planning structure (with at least two alternatives for comparison and selection);

d/ Apian of land use planning, at scale 1:5,000-1:10,000, identifying the boundaries of each functional zone depending on the nature and use of land for the construction of industrial enterprises, public service works, roads, greenery area, major technical infrastructure works;

e/ A plan of landscape architecture spatial orientations;

f/ Planning plans of the industrial parks technical infrastructure system, at scale 1:5,000-1:10,000, including major transport systems inside and outside the industrial park; ground leveling; rainwater drainage; energy and water supply; wastewater drainage; waste collection and treatment; communication, etc.

4.2. A dossier of drawings of a detailed planning on construction of an industrial park comprises:

a/ A land location and boundary map at scale 1:10,000-1:25,000;

b/ Maps on present architecture, landscape, technical infrastructure system and assessment of land fund for construction, at scale 1:500-1 :2,000;

c/ A 1:5,000-scale plan of the planning structure (with at least two alternatives for comparison and selection);

d/ A map of land use planning at scale 1:500-1:2,000, identifying the boundaries of each functional zone and land lot depending on the nature and use of land for the construction of industrial enterprises, public service works, roads, greenery, major technical infrastructure works; requirements on land use management (construction height, construction density, land use coefficient);

e/ Planning maps of the industrial parks technical infrastructure system, at scale 1:500-1:2,000 (enclosed with detailed design drawings), including major transport systems inside and outside the industrial park; ground leveling; rainwater drainage; energy and water supply; wastewater drainage; waste collection and treatment; communication;

f/ A general map of technical wires and pipelines, at scale 1:500-1:2,000;

g/ A map of placement of roads redlines and construction landmarks, at scale 1:500-1:2,000.

4.3. Dossiers submitted for approval:

a/ A dossier of a general construction plan or a detailed construction planning submitted for approval comprises a written request for approval, explanations, miniature color drawings and relevant legal documents;

b/ A dossier of a general construction plan or a detailed construction planning submitted for evaluation comprises a written request for approval, general explanations, miniature color drawings and black-and-white drawings at prescribed scale, and relevant legal documents;

c/ The number of dossier sets submitted for approval and evaluation is as requested by the construction planning-managing agency depending on the number of council members or evaluation jobs;

d/ A CD disc storing all explanations and construction planning drawings.

4.4. General explanations, drawings of a prescribed scale and CD discs storing all explanations and drawings shall be archived at provincial-level construction planning-managing agencies, industrial-park management boards, and concerned district-and commune level Peoples Committees; or the Construction Architecture-Planning Department under the Ministry of Construction, for industrial-park construction plans on which the Ministry of Construction gives written opinions.

5. Evaluation and approval of plannings on construction of industrial parks:

5.1. Provincial-level Construction Services or Planning-Architecture Services (for Hanoi and Ho Chi Minh cities) shall consult concerned agencies on, evaluate and submit general construction plans and detailed plannings on construction of industrial parks to provincial-level Peoples Committees for approval.

5.2. Before approving detailed industrial-park construction plannings specified in Clause 4, Article 5 of Decree No. 29/2008/ND-CP, provincial-level Peoples Committees shall consult the Ministry of Construction, other ministries and branches.

5.3. Forms of evaluation

Depending on the nature and size of each planning project, the agency evaluating a detailed planning of an industrial park may organize evaluation in either of the following forms:

a/ Setting up an Evaluation Council and deciding on its composition and number of members who come from concerned state management agencies and the local administration.

b/ Having the planning project evaluated by a provincial-level professional agency.

5.4. Evaluation of a construction planning project subject:

a/ Capability of the consultancy unit formulating the construction planning under regulations;

b/ Legal grounds for formulating the construction planning project and the satisfaction of requirements guided in Clauses 3 and 4, Pan I of this Circular;

c/ Dossier format and composition and details of the construction planning project as guided in this Circular and the Construction Ministers Decision No. 21/2005/QD-BXD of July 22, 2005.

Part 3

MANAGEMENT OF PLANNINGS ON CONSTRUCTION OF INDUSTRIAL PARKS

1. Publicization of plannings on construction of industrial parks:

The publicization of construction plannings is stipulated in Articles 38 and39 of Decree No. 08/2005/ND-CP and specified as follows:

1.1. For general planning projects on construction of industrial parks:

a/ District-level Peoples Committees in planned areas shall publicize general plannings on construction of industrial parks.

b/ The following details of a general planning project on construction of an industrial park should be publicized:

- A plan of landscape architecture spatial orientations;

- A plan of land use planning;

- Planning maps of technical infrastructure and environmental protection systems.

1.2. For detailed planning projects on construction of industrial parks:

a/ District-level Peoples Committees in planned areas shall publicize detailed planning projects on construction of industrial parks related to administrative boundaries under their management.

b/ The following details of a detailed planning project on construction of an industrial park should be publicized:

- A planning map of the general land-use plan;

- Planning maps of technical infrastructure and environmental protection systems.

1.3. Forms of publicization:

Within 30 working days after the approval of a general or detailed planning project of an industrial park, competent agencies defined at Points 1.1 and 1.2, Clause 1, Part III of this Circular shall publicize such planning project in the following forms:

a/ Regularly and continuously displaying the planning projects drawings and models at the offices of concerned state management agencies at all levels, planning exhibition and information centers, and in planned areas;

b/ Publicizing the planning project on the mass media;

c/ Printing the planning project for public distribution.

2. Supply of information on construction plannings:

2.1. The supply of information on construction plannings complies with Article 33 of the Construction Law and Article 41 of Decree No. 08/2005/ND-CP.

2.2. Grant of construction planning certificates:

a/ Construction planning certificate is a document certifying information and data of an approved construction planning, which is granted to organizations or individuals upon request.

b/ A construction planning certificate contains information on land use planning, area and landmark coordinates of the land lot, red line and construction landmarks, construction density, land use coefficient, maximum and minimum heights; information on architecture, technical infrastructure and environmental protection systems, and other regulations. The certificates validity term must be equal to that of the approved detailed planning.

3. Basic designs of technical infrastructure systems and works:

3.1. For an industrial park with an approved detailed construction planning at scale 1:2,000, a basic design of its technical infrastructure may be made on the basis of such construction planning in accordance with Clause 5, Part III of this Circular.

3.2. For an industrial park with an approved detailed construction planning at scale 1:500, its basic design shall be made on the basis of the details of such construction planning, and added with the details specified in Items b, c and d, Point 5.1 and Items b and c, Point 5.2, Clause 5, Part III of this Circular.

4. A basic design of an industrial parks technical infrastructure shall be made at the stage of formulating an investment project on construction of the industrial parks technical infrastructure on the basis of the approved detailed construction planning, which must indicate major technical parameters complying with applied regulations and standards as a basis for implementing subsequent designing steps.

5. A basic design of the industrial parks technical infrastructure comprises a part on explanations and a part on drawings.

5.1. The part on explanations covers:

a/ Brief information on the construction location; the approved detailed construction planning; connection among work items and to the areas technical infrastructure;

b/ A design plan of ground leveling, roads, technical tunnels or technical trenches, rainwater and wastewater drainage, wastewater treatment, water and electricity supply, greenery and communication systems; the plan to deal with grounds and foundations of work items;

c/ Environmental protection and fire prevention and fighting plans under law;

d/ A list of applied regulations and standards.

5.2. The part on drawings comprises:

a/ A drawing of the approved detailed construction planning;

b/ A design drawing of ground leveling, roads, technical tunnels or technical trenches, rainwater and wastewater drainage, wastewater treatment, water and electricity supply, greenery and communication systems; a drawing of the plan to deal with grounds and foundations of work items; connection to the regions technical infrastructure;

c/ A drawing of the wastewater treatment station and a wastewater-treatment technology plan.

6. Basic designs of works in an industrial park comply with current regulations on investment and construction.

7. Evaluation of basic designs of industrial parks technical infrastructure:

7.1. Details subject to evaluation by competent agencies:

a/ The basic designs conformity with the approved detailed construction planning; suitability of the connection to the areas technical infrastructure;

b/ The rationality of the technology plan of the wastewater treatment station;

c/ The application of regulations and standards on construction, environment and fire prevention and fighting;

d/ Construction capability conditions of the consultancy organization or practicing capability of the individual that has formulated the basic design under regulations.

7.2. Competence to evaluate basic designs of industrial-park investment projects:

a/ Provincial-level Construction Services shall evaluate basic designs of industrial parks technical infrastructure;

b/ Provincial-level management boards of industrial parks or Construction Services (for localities without provincial-level management boards of industrial parks) shall evaluate basic designs of construction works of group-B or group-C projects in industrial parks under current laws on investment and construction.

7.3. The evaluation of basic designs of economic zones technical infrastructure and construction works complies with current laws on investment and construction.

8. Management of construction of industrial parks under approved detailed construction plannings:

8.1. Provincial-level management boards of industrial parks shall, based on approved detailed plannings on construction of industrial parks, grant planning certificates for investment projects in industrial parks.

8.2. Concerned state management agencies; provincial-level management boards of industrial parks; infrastructure construction and commercial operation investors in industrial parks: industrial parks enterprises and service enterprises; construction consultancy organizations and concerned organizations and individuals shall observe approved general and detailed plannings on construction of industrial parks.

8.3. The adjustment of an approved general planning or one of the following details of an approved detailed planning on construction of an industrial park (as proposed by the investor and agreed by the local management board of industrial parks) must be evaluated by the provincial-level Construction Service and submitted to the provincial-level Peoples Committee for decision:

a/ Nature and boundaries of the industrial park;

b/ The ratio of land area of each functional zone and the industrial parks spatial organization structure, including land areas for construction of industrial enterprises; a land area for construction of the industrial parks administrative and public service center, and the industrial parks greenery area;

c/ Major land use management criteria such as construction height, construction density, land use coefficient, architectural planning spatial organization and landscape;

d/ Foundation elevation limit;

e/ Networks of major technical infrastructure works:

- Mainroads in the industrial park, main roads cross-sections, red lines, construction landmarks, set-back, maximum road level, corridors and levels of underground technical works, road intersections;

- Locations and areas of major technical works (wastewater treatment facility, garbage treatment zone);

- Regulations on protection zones and safe distances between industrial enterprises and transport works (railways, waterways, roads, airports); irrigation works, dams; high-voltage power lines;

f/ Regulations on sanitation isolation spaces between clusters of industrial enterprises with different characteristics; between industrial enterprises and residential areas, water supply works (source, plant), pump station, waste treatment facility, dump, cemetery;

g/ Regulations on fire and explosion prevention and fighting;

h/ Regulations on protection of relics and beauty spots.

8.4. The provincial-level management board of industrial parks may permit the adjustment of part of a detailed industrial-park planning in the following cases and shall notify it to the provincial-level Construction Service for implementation monitoring:

a/ Land area for an investment project without changing the land use function;

b/ Technical specifications of energy supply, water supply and drainage systems and major technical works (diameter, length, slope, size, capacity and level of works); rainwater and wastewater drainage directions;

c/ Internal roads in the industrial parks functional zones;

d/ Branch lines of energy supply, water supply and drainage, communication systems;

e/ Location of service works.

Part 4

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Based on the state management powers and responsibilities defined in the Governments Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones and economic zones, provincial-level Peoples Committees and concerned ministries and branches shall direct the formulation, approval and management of construction plannings guided in this Circular.

2. Provincial-level Construction Services or Planning-Architecture Services and industrial-park management boards shall annually inspect the implementation of approved plannings on construction of industrial parks in their localities.

3. The Construction Architecture-Planning Department shall assist the Minister of Construction in regularly inspecting the implementation of plannings on construction of industrial parks nationwide.

4. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. For industrial parks not exceeding 200 ha with 1:2,000-scale detailed construction plannings approved before the effective date of this Circular, subsequent steps may be taken without having to formulate 1:500-scale detailed construction plannings.

 

 

MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Hong Quan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 19/2008/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất