Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn nội dung Thiết kế đô thị

thuộc tính Thông tư 06/2013/TT-BXD

Thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn nội dung Thiết kế đô thị
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2013/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đình Toàn
Ngày ban hành:13/05/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch phân khu cần khai thác tối đa cây xanh sẵn có tại địa phương

Ngày 13/05/2013, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 06/2013/TT-BXD về việc hướng dẫn nội dung Thiết kế đô thị trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và Thiết kế đô thị riêng.
Trong đó, Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung có nhiệm vụ xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực; tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị...; Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch phân khu có nhiệm vụ xác định các chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi; cảnh quan đô thị khu vực trung tâm, các khu vực không gian mở, công trình điểm nhấn; riêng cây xanh cho các trục đường chính cần khai thác tối đa chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương...; Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chi tiết phải xác định các công trình điểm nhấn theo hướng tầm nhìn; xác định chiều cao xây dựng công trình toàn khu vực nghiên cứu và cụ thể đối với từng lô đất cũng như hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc...
Ngoài ra, đối với các đồ án thiết kế đô thị cho tuyến phố, Bộ cũng yêu cầu phải phân biệt và có hướng thiết kế riêng, phù hợp với cảnh quan của từng tuyến phố cũ, tuyến phố mới. Trường hợp hai tuyến phố cũ và mới liên thông, cần phải đề xuất về giải pháp thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan đảm bảo sự kết nối hài hòa giữa tuyến phố mới và tuyến phố cũ...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/06/2013 và thay thế Điều 8, Điều 14 Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010.

Xem chi tiết Thông tư06/2013/TT-BXD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG

--------------

Số: 06/2013/TT-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

                     Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2013

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị

----------------

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12  ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
 1. Thông tư này hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và Thiết kế đô thị riêng.
2. Thông tư áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động Thiết kế đô thị tại Việt Nam.
Điều 2. Yêu cầu chung về Thiết kế đô thị
a) Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và đồ án quy hoạch chi tiết phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Các quy định trong Luật quy hoạch đô thị liên quan đến Thiết kế đô thị được cụ thể hóa tại các chương II, III, IV của Thông tư này.
b) Đối với Thiết kế đô thị riêng phải lập nhiệm vụ và đồ án thiết kế. Cấp phê duyệt nhiệm vụ và đồ án Thiết kế đô thị riêng là Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
c) Tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ và đồ án Thiết kế đô thị riêng phải có đầy đủ năng lực theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án Thiết kế đô thị riêng phải có kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc công trình và bảo tồn di sản, di tích (tại khu vực có các di sản, di tích, kiến trúc cổ, cũ).
d) Đối tượng lập Thiết kế đô thị riêng gồm: Thiết kế đô thị cho một tuyến phố; Thiết kế đô thị cho các ô phố, lô phố.
Chương II
THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG
Điều 3. Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị
1. Xác định khu vực nội đô hiện hữu; khu vực dự kiến phát triển mới; khu vực cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo; khu vực bảo tồn và khu vực đặc thù.
2. Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực .
Điều 4. Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị
1. Định hướng tổ chức không gian các khu trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa - thể thao, tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế cho phù hợp với tính chất, chức năng đô thị.
2. Định hướng tổ chức không gian khu vực cửa ngõ đô thị về không gian kiến trúc cảnh quan, xác định vị trí và diễn họa ý tưởng hình khối các công trình điểm nhấn theo các hướng, tuyến giao thông chính hướng vào trong đô thị.
3. Tổ chức các trục không gian chính
a) Định hướng kiến trúc cho các trục đường chính, các khu vực đặc trưng trong đô thị theo nguyên tắc đảm bảo sự chuyển tiếp về hình ảnh kiến trúc đô thị đã phát triển qua các giai đoạn.
b) Đề xuất các trục chính đặc trưng khu vực đô thị.
c)  Đề xuất bảo tồn, khai thác cảnh quan thiên nhiên hiện hữu về địa hình, cây xanh, sông hồ, mặt nước, bổ sung thiết kế cảnh quan nhân tạo.
4. Tổ chức không gian quảng trường
a) Xác định quy mô, tính chất của quảng trường theo cấp quốc gia, cấp địa phương trong đô thị hoặc khu vực đô thị.
b) Nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh quảng trường.
5. Tổ chức không gian tại các điểm nhấn đô thị
a) Xác định vị trí điểm nhấn của toàn đô thị và từng khu vực đô thị.
b) Trong trường hợp điểm nhấn là công trình kiến trúc hoặc cụm công trình kiến trúc, cần đề xuất định hướng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh cho phù hợp; trường hợp tận dụng cảnh quan tự nhiên làm điểm nhấn cần có định hướng tôn tạo, khai thác.
Điều 5. Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước
1. Tổ chức không gian cây xanh
a) Xác định không gian xanh của đô thị, bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị.
b) Giải pháp cây xanh trong các trục không gian chính, các khu đô thị.
2. Tổ chức không gian mặt nước
a) Đề xuất quy định bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan mặt nước tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Đề xuất vị trí quy mô các hồ nước nhân tạo bổ sung cho đô thị.
Điều 6. Yêu cầu thể hiện Thiết kế đô thị trong đồ án Quy hoạch chung
1. Phần thuyết minh diễn đạt đầy đủ các nội dung yêu cầu nêu ở Điều 3, 4, 5 phù hợp với các bản vẽ.
2. Hồ sơ gồm bản vẽ và mô hình
a) Phần bản vẽ: thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở Điều 4 và Điều 5 theo tỷ lệ 1/2000 - 1/1000. Các bản vẽ phối cảnh tổng thể và các góc nhìn chính mô phỏng không gian kiến trúc phù hợp, để làm rõ được các nội dung nghiên cứu.
b) Phần mô hình: trường hợp gợi ý cụ thể về một số không gian chính, mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/1000 - 1/500. Mô hình tổng thể thực hiện tỷ lệ 1/5000 - 1/2000. Vật liệu làm mô hình phù hợp ý tưởng thiết kế.
Chương III
THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU
Điều 7. Xác định các chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi
1. Xác định khoảng lùi trên cơ sở đánh giá hiện trạng cốt nền và kiến trúc cảnh quan, địa hình tự nhiên, tính chất và chức năng các tuyến phố chính.
2. Việc xác định khoảng lùi công trình phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Điều 8. Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm, dọc các trục đường chính, các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn
1. Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm
a) Xác định mật độ xây dựng và chiều cao công trình kiến trúc của từng khu vực. Tỷ lệ (%) cây xanh trong khu vực trung tâm;
b) Nội dung thiết kế cải tạo, chỉnh trang đối với khu vực trung tâm hiện hữu và giải pháp kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm mới để tạo nét đặc thù đô thị.
2. Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính
a) Đề xuất nguyên tắc bố cục và hình khối kiến trúc trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán văn hóa xã hội và đặc thù khu vực;
b) Cây xanh cho các trục đường chính: cần khai thác tối đa chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương.
c) Các tuyến đường sông cần bảo tồn cảnh quan tự nhiên, đề xuất ý tưởng thiết kế cảnh quan kiến trúc, kiến trúc của cầu, kè sông, lan can.
3. Các khu vực không gian mở
a) Đề xuất về chức năng cho các không gian mở trong khu vực nghiên cứu.
b) Xác định không gian kiến trúc cảnh quan mở về: hình khối kiến trúc, khoảng lùi, cây xanh, quảng trường.
c) Nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan tại các ngã, nút giao thông đô thị lớn và trong từng khu vực.
4. Các công trình điểm nhấn
a) Cụ thể hóa Thiết kế đô thị theo đồ án quy hoạch chung, nêu ý tưởng kiến trúc công trình điểm nhấn theo tính chất công trình, cảnh quan xung quanh.
b) Điểm nhấn ở các vị trí điểm cao cần khai thác địa thế và cảnh quan tự nhiên, hoặc đã có công trình kiến trúc, hoặc đề xuất xây dựng công trình mới, giải pháp giảm thiểu sự lấn át của các kiến trúc xung quanh.
c) Điểm nhấn ở các vị trí khác được cụ thể bằng việc đề xuất xây dựng công trình hoặc cụm công trình kiến trúc, hoặc không gian kiến trúc cảnh quan.
5. Khu vực các ô phố
a) Xác định về mật độ, tầng cao xây dựng, ngôn ngữ và hình thức kiến trúc, thể loại công trình đối với khu vực đô thị mới. Giải pháp bảo tồn tôn tạo đối với khu phố cổ, khu phố cũ .
b) Giải pháp tổ chức cảnh quan cây xanh, mặt nước, tiện ích đô thị.
Điều 9. Yêu cầu thể hiện Thiết kế đô thị trong đồ án Quy hoạch phân khu
1. Phần thuyết minh diễn đạt đầy đủ các nội dung yêu cầu nêu ở Điều 7 và Điều 8 phù hợp với các bản vẽ.
2. Hồ sơ gồm bản vẽ và mô hình
a) Phần bản vẽ: thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở Điều 7 và Điều 8 theo tỷ lệ 1/1000 - 1/500; các bản vẽ phối cảnh các tuyến trục chính làm rõ ý tưởng nghiên cứu. Không gian kiến trúc thể hiện được nét đặc trưng của đô thị.
b) Phần mô hình: trường hợp cần làm rõ một số không gian chính thì mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/500 - 1/200. Mô hình tổng thể thực hiện với tỷ lệ 1/2000 - 1/1000. Vật liệu làm mô hình phù hợp ý tưởng thiết kế.
Chương IV THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT
Điều 10. Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn 
­1. Cụ thể hóa các công trình điểm nhấn được xác định từ quy hoạch phân khu, định hình thiết kế kiến trúc công trình phù hợp với tính chất sử dụng và tạo thụ cảm tốt.
2. Trong trường hợp điểm nhấn không phải là công trình kiến trúc, có sử dụng không gian cảnh quan là điểm nhấn thì cần cụ thể hóa về cây xanh, mặt nước, địa hình tự nhiên, nhân tạo.
Điều 11. Xác định chiều cao xây dựng công trình
1. Tổ chức không gian và chiều cao cho toàn khu vực nghiên cứu và cụ thể đối với từng lô đất.
2. Xác định chiều cao công trình trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với mật độ xây dựng và cảnh quan, cây xanh, mặt nước trong khu vực đô thị đã được quy định trong quy hoạch phân khu.
Điều 12. Xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông
1. Xác định cụ thể khoảng lùi đối với công trình kiến trúc trên từng đường phố, nút giao thông; đề xuất các giải pháp khả thi để sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị hiện hữu bằng các giải pháp: trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố, hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác.
2. Đề xuất khoảng lùi tạo không gian đóng/mở bằng phương án thiết kế trên cơ sở thực trạng và giải pháp nhằm làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo tiện lợi trong khai thác sử dụng.
3. Việc xác định khoảng lùi tối thiểu của công trình phải tuân thủ quy hoạch phân khu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Điều 13. Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc
1. Đối với hình khối kiến trúc
a) Cụ thể hóa quy hoạch phân khu: thiết kế về tổ chức không gian cảnh quan, tạo lập hình ảnh kiến trúc khu vực.
b) Xác định khối tích các công trình bằng giải pháp: hợp khối hoặc phân tán.
c) Đề xuất giải pháp cho các kiến trúc mang tính biểu tượng, điêu khắc.
2. Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo
a) Đề xuất hình thức kiến trúc chủ đạo là kiến trúc hiện đại hoặc kiến trúc kết hợp với truyền thống; kiến trúc mái dốc hoặc mái bằng, cốt cao độ của các tầng, hình thức cửa, ban công, lô gia.
b) Đề xuất các quy định bắt buộc đối với các kiến trúc nhỏ khác về: kích cỡ, hình thức các biển quảng cáo gắn với công trình.
3. Màu sắc chủ đạo của công trình kiến trúc phải phù hợp với tính chất và lịch sử khu đô thị, cảnh quan thiên nhiên khu vực, tập quán và sự thụ cảm của người bản địa về vật liệu, màu sắc.
Điều 14. Hệ thống cây xanh mặt nước và quảng trường
1. Đối với hệ thống cây xanh
a) Thiết kế hệ thống cây xanh phải sử dụng chủng loại cây xanh đô thị, đảm bảo yêu cầu về môi trường và cảnh quan, phù hợp với mặt cắt hè đường và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khu vực.
b) Xác định hệ thống cây xanh đường phố, vườn hoa, công viên.
2. Đối với mặt nước (sông, hồ): phải đề xuất phương án thiết kế trên cơ sở kết hợp giữa mặt nước và hệ thống cây xanh.
3. Đối với quảng trường: cụ thể hóa trên cơ sở quy hoạch phân khu. Đề xuất phương án kiến trúc khu vực bao quanh quảng trường, với việc sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng, cây xanh.
Điều 15. Yêu cầu thể hiện Thiết kế đô thị trong đồ án Quy hoạch chi tiết
1. Phần thuyết minh diễn đạt đầy đủ các nội dung yêu cầu nêu ở Điều 10, 11, 12, 13, 14 phù hợp với các bản vẽ.
2. Hồ sơ gồm bản vẽ và mô hình
a) Phần bản vẽ: thể hiện được các nội dung yêu cầu ở Điều 10, 11, 12, 13, 14 theo tỷ lệ 1/500 – 1/200. Các bản vẽ phối cảnh các góc, thể hiện được ý tưởng về không gian kiến trúc và kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng; điêu khắc trong đô thị cần làm rõ ý tưởng nghiên cứu. Không gian kiến trúc phải thể hiện được nét đặc trưng của đô thị.
b) Phần mô hình: trường hợp cần làm rõ một số không gian chính, mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/200. Mô hình tổng thể thực hiện với tỷ lệ 1/1000-1/500. Vật liệu làm mô hình phù hợp ý tưởng thiết kế.
Chương V THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ RIÊNG
Điều 16. Quy định về nhiệm vụ thiết kế
1. Việc lập nhiệm vụ của đồ án Thiết kế đô thị riêng cần xác định phạm vi lập Thiết kế đô thị, mục tiêu, nguyên tắc và các quy định về nội dung cần đạt được đối với Thiết kế đô thị và hồ sơ sản phẩm của đồ án Thiết kế đô thị.
2. Đánh giá hiện trạng và phân tích tổng hợp (lập bảng biểu hệ thống sơ đồ và các bản vẽ minh họa) về: số lượng, tương quan tỷ lệ (%) giữa các thể loại công trình, vật thể kiến trúc; khoảng lùi, chiều cao, màu sắc cho các công trình kiến trúc; cây xanh, địa hình cốt cao độ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3. Nội dung nghiên cứu thiết kế đồ án Thiết kế đô thị riêng
a) Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan.
b) Bảo tồn đô thị đối với các đô thị cổ, đô thị cũ...( nếu có)
c) Yêu cầu đối với hệ thống hạ tầng.                 
d) Đánh giá tác động môi trường.
Điều 17. Nội dung đồ án Thiết kế đô thị cho một tuyến phố
1. Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố mới
a) Đánh giá hiện trạng đề xuất Thiết kế đô thị về: mật độ, tầng cao, khoảng lùi, tỷ lệ cây xanh trên tuyến phố. Các nội dung này phải tuân thủ theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được duyệt.
b) Định hình các khối và hình thức kiến trúc chủ đạo, kiến trúc chính: màu sắc, vật liệu sử dụng trong kiến trúc; cụ thể hóa bằng thiết kế sơ bộ kiến trúc các công trình điểm nhấn và những kiến trúc nhỏ khác. Thiết kế tổng thể hệ thống cây xanh và cảnh quan, chỉ định chủng loại, kích cỡ cây xanh.
2. Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố cũ:    
a) Đánh giá hiện trạng kiến trúc trên tuyến phố.
b) Xác định mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao:
- Đề xuất nội dung và phương án thiết kế khoảng lùi cho tuyến phố và từng công trình, tuân thủ nguyên tắc không được phá vỡ cấu trúc không gian truyền thống khu vực và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Phương án thiết kế cụ thể chiều cao kiến trúc công trình cho tuyến phố gắn với mật độ xây dựng. Giải pháp kiểm soát tầng cao cho cả tuyến phố, từng đoạn phố.
c) Định hình về kiến trúc:
- Về hình khối và hình thức kiến trúc chủ đạo: theo xu hướng truyền thống hoặc hiện đại hoặc kết hợp. Cụ thể hóa kiến trúc ở những thành phần như: mái, cốt cao các tầng, cửa, ban công, lô gia..
- Định hình công trình kiến trúc điểm nhấn. Đề xuất kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng, điêu khắc và trang trí gắn kết với ngôn ngữ hình khối chung của khu vực. Đối với các biển quảng cáo cần đề xuất kích cỡ, màu sắc, tỷ lệ phù hợp.
- Chỉ định màu sắc chủ đạo trên tuyến phố phù hợp với tập quán, văn hóa.
- Đề xuất giải pháp thiết kế cụ thể, có tính khả thi, sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị cũ bằng việc trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác.
d) Đối với hệ thống cây xanh và cảnh quan: lựa chọn chủng loại cây xanh có màu sắc, kích cỡ phù hợp với tuyến phố và sẵn có tại địa phương. Giải pháp thiết kế mặt nước kết hợp cây xanh đảm bảo phù hợp với cảnh quan xung quanh.
e) Đối với các khu di tích, các công trình di sản văn hóa cần khoanh vùng bảo vệ theo Luật di sản, kiểm soát việc xây dựng các công trình xung quanh.
3. Trong trường hợp hai tuyến phố cũ và mới liên thông cần phải đề xuất về giải pháp thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan đảm bảo sự kết nối hài hòa giữa tuyến phố mới và tuyến phố cũ.
4. Nội dung thiết kế hạ tầng kỹ thuật:
a) Về giao thông: xác định mặt cắt đường, vỉa hè, biển báo giao thông.
b) Hạ tầng kỹ thuật khác: xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, các yêu cầu cụ thể đối với tuyến phố, phạm vi và hành lang bảo vệ các công trình ngầm, nổi và trên cao. Đề xuất thiết kế sơ bộ các hệ thống trang thiết bị hạ tầng đồng bộ, các công trình tiện ích đường phố và chiếu sáng đô thị.
Điều 18. Nội dung của đồ án Thiết kế đô thị cho một ô phố, lô phố
1. Nội dung Thiết kế đô thị riêng quy định tại điều này được áp dụng chung cho ô phố, lô phố trong đô thị cũ hoặc khu vực cần cải tạo.
2. Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan:
a) Xác định mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng lùi công trình trên ô phố.
- Khống chế chiều cao công trình tối đa, tối thiểu đối với ô phố, lô phố.
  - Đề xuất nội dung và phương án thiết kế khoảng lùi công trình không được phá vỡ cấu trúc truyền thống khu vực, đáp ứng tiện ích công trình và phù hợp với cảnh quan chung.
  - Quy định cụ thể giới hạn chiều cao tầng một (hoặc tầng trệt) trở xuống,  kích thước và cốt cao độ của các ban công, lô gia, mái.
  b) Định hình về kiến trúc:
- Công trình điểm nhấn, ngôn ngữ kiến trúc chủ đạo, bố cục và phân bổ các công trình theo chức năng, hình thức kiến trúc của từng thể loại công trình.
- Hình thức kiến trúc, giải pháp tổ chức các không gian lõi bên trong ô phố, lô phố: các không gian công cộng, giao thông nội bộ, không gian đi bộ, giải trí, thể dục thể thao, cây xanh, mặt nước.
- Giải pháp thiết kế phải kế thừa, đảm bảo hài hòa hình thức kiến trúc đặc trưng với kiến trúc mới, hiện đại.
- Đề xuất thiết kế kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng, điêu khắc và trang trí gắn kết với ngôn ngữ hình khối chung của khu vực. Đối với các biển quảng cáo cần đề xuất kích cỡ, màu sắc, tỷ lệ phù hợp.
- Sử dụng màu sắc, vật liệu cho công trình kiến trúc phải phù hợp với truyền thống và tập quán khu vực, hài hòa với cảnh quan tự nhiên chung đô thị.
c) Đối với hệ thống cây xanh và cảnh quan: giải pháp thiết kế cây xanh kết hợp với mặt nước, cảnh quan tự nhiên khu vực. Lựa chọn chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương, có kích cỡ, màu sắc phù hợp phương án thiết kế.
d) Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ đối với các công trình di tích văn hóa lịch sử theo Luật di sản, các quy định quản lý xây dựng các công trình xung quanh.
3. Nội dung thiết kế hạ tầng kỹ thuật:
a) Về giao thông: xác định mặt cắt lòng đường, vỉa hè, biển báo giao thông. Thiết kế sơ bộ hình thức, màu sắc, vật liệu và chỉ định phương tiện giao thông cho các tuyến giao thông nội bộ;
b) Hạ tầng kỹ thuật khác: đề xuất thiết kế sơ bộ các hệ thống trang thiết bị hạ tầng đồng bộ, các công trình tiện ích đường phố và chiếu sáng đô thị.
4. Đối khu vực quảng trường chính, khu công cộng đặc thù trong đô thị và một số loại hình khác có thể áp dụng theo đồ án Thiết kế đô thị cho một ô phố.
Điều 19. Quy định quản lý theo Thiết kế đô thị riêng
1. Quy định những vấn đề cụ thể trong công tác quản lý theo nội dung của đồ án Thiết kế đô thị riêng.
a) Về không gian kiến trúc cảnh quan.
b) Hệ thống hạ tầng đô thị và môi trường.
2. Tổ chức thực hiện theo đồ án Thiết kế đô thị riêng. Trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức cá nhân liên quan.
Điều 20. Yêu cầu nội dung thể hiện đối với bản vẽ Thiết kế đô thị riêng cho một tuyến phố, ô phố, lô phố
1. Phần thuyết minh diễn đạt đầy đủ các nội dung yêu cầu nêu ở Điều 17, 18 phù hợp với các bản vẽ.
2. Phần bản vẽ: thể hiện được các nội dung yêu cầu ở Điều 17 và 18.
a) Sơ đồ vị trí, mối liên hệ khu vực thiết kế với đô thị (trong đó xác định vị trí ranh giới khu vực thiết kế và giới hạn các vùng ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan khu vực).
b) Các bản vẽ mặt bằng hiện trạng (có phân tích đánh giá) thể hiện theo tỷ lệ 1/500 – 1/200 dựa trên cơ sở bản đồ địa hình có tỷ lệ tương ứng.
c) Các bản vẽ chi tiết (mặt bằng tổng thể, mặt đứng, phối cảnh minh hoạ) tỷ lệ 1/500-1/200. Trong trường hợp cần làm rõ kiến trúc một số công trình tiêu biểu, đặc trưng, điểm nhấn tại những khu vực cụ thể thì tỷ lệ bản vẽ 1/200-1/100
d) Bản vẽ quy định về kỹ thuật hạ tầng (mặt cắt cốt đường, cốt xây dựng nền đường, cốt xây dựng vỉa hè, các, trang thiết bị đường phố và các công trình tiện ích khác trong đô thị) thể hiện tỷ lệ 1/500
3. Phần mô hình: mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/500, vật liệu làm mô hình phù hợp ý tưởng Thiết kế đô thị. Trường hợp cần thiết phải làm rõ những khu vực có công trình, điểm nhấn, ý tưởng chính của đồ án thì mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/200.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Tổ chức thực hiện
Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng - Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại thông tư này.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 6 năm 2013 và thay thế Điều 8, Điều 14 Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận :

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Uỷ ban Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh;

- Công báo, website: của Chính phủ, Bộ Xây dựng;

- Lưu: VP, PC, KTQH (05b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(đã ký)

 

 

Nguyễn Đình Toàn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION

Circular No. 06/2013/TT-BXD dated May 13, 2013 of the Ministry of Construction guiding the content of urban design

Pursuant to the Law on Urban Planning No.30/2009/QH12 dated June 17, 2009;

Pursuant to the Decree No.37/2010/ND-CP dated April 07, 2010 of the Government on formulation, appraisal, approval and management of urban planning;

Pursuant to the Decree No. 17/2008/ND-CP dated February 04, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

The Minister of Construction promulgates the Circular guiding on content ofurban design.

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects of application

1. This Circular guides on content of urban design in the general planning, subdivision planning, detailed planning and separate urban design schemes.

2. This Circular applies to foreign and domestic organizations and individuals directly participating or relating to activities of urban design in Vietnam.

Article 2. Urban design’s general requirements

a. Urban design in general planning, subdivision planning and detailed planning schemes must comply with regulations, standards on construction planning and relevant regulations, standards.  Provisions in the Law on Urban Planning relating to urban design are concretized at chapters 2, 3 and 4 of this Circular.

b. Formulation of tasks and design scheme is required for separate urban design.  Authority level in approval for the separate urban tasks and design scheme is the provincial Departments of Construction or the provincial Departments of Planning and Architecture (for Hanoi and Ho Chi Minh city).

c. Organizations, individuals participating in formulation of the separate urban tasks and design scheme must have sufficient capacity as prescribed in Article 5 of the Government’s Decree No.37/2010/ND-CP dated April 07, 2010 on formulation, appraisal, approval and management of urban planning. Architect who is urban plan managers of the separate urban design scheme must have experiences on designing architecture for facilities and preserving heritages, relics (in areas having heritages, relics, ancient and old architecture facilities).

d. Objects of formulation of separate urban design include: Urban design for an urban route; urban design for an urban umbrella, an urban portion.

Chapter 2

URBAN DESIGN IN GENERAL PLANNING SCHEME

Article 3. Determining architectural and urban landscape areas 

1. To determine the existing inner city; tentative area for new development; area of natural and artificial landscape; area for preservation and special area.

2. To orientate urban image and architectural space based on nature and development objective of each area.

Article 4. Spatial organization of centers, urban gateway, main spatial axes, major squares and urban prominent spots

1. To orientate spatial organization of policy – administrative, culture - sport, financial, trading, service, tourism, health centers to be suitable with urban natures and functions.

2. To orientate spatial organization of urban gateway area regarding landscape architectural space, determine position and illustrate ideas on cubes of facilities for prominent spots according to main traffic directions and routes to enter urban area.

3. Main spatial axes organization

a. To orientate architecture for main road axes, typical urban areas in the principle of ensuring the transition of urban architectural images having developed through periods.

b. To propose main axes as characteristic of urban area.

c. To propose preservation, exploitation of the existing natural landscape about terrain, trees, river, lake, water surface, to supplement artificial landscape design.

4. Square spatial organization

a. To determine scale, nature of squares according to national and local levels in urban or metropolitan areas.

b. To research architectural space of landscape surrounding the Square.

5. Spatial organization at urban prominent spots

a. To determine position of prominent spots for entire urban area or each urban section.

b. In case prominent spots are architectural works or a cluster of architectural works, orientations about architectural spatial organization of surrounding landscape should be proposed appropriately; if making use of natural landscape as prominent spots, it should have orientations about restoration and exploitation. 

Article 5. Tree’s and water surface’s spatial organization

1. Tree’s spatial organization

a. To determine urban green space, including green corridors, green belts, green wedges, parks, natural or artificial forest in urban area.

b. Solutions about trees in main space axes, urban areas.

2. Spatial organization of water surface

a. To propose regulations on preservation, exploitation, promotion of natural water surface landscape and eco-environmental protection.

b. To propose location and scale of additional artificial lakes for urban area.

Article 6. Requirements on demonstration of urban design in general planning scheme

1. The explanation part contains sufficient contents of requirements stated in Articles 3, 4 and 5 in line with drawings.

2. Dossier includes drawings and models

a. Drawings: show sufficient contents of requirements stated in Articles 4 and 5 at the rate of 1/2000 - 1/1000. The overall perspective drawings and main perspectives emulate an appropriate architectural space to clarify researched contents. 

b. Models: In case of particularly suggesting about some main spaces, models shall be performed at the rate of 1/1000 – 1/500. Overall model shall be performed at the rate of 1/5000 – 1/2000. Models are made of materials in line with design idea.

Chapter 3

URBAN DESIGN IN SUBDIVISION PLANNING SCHEME

Article 7. Determining maximum criteria about setbacks

1. To determine setbacks on the basis of assessing conditions of fundament structure as well as landscape architecture, natural terrain, nature and functions of main urban routes.

2. The setbacks for facilities must be determined in line with the existing construction regulations and standards.

Article 8.Urban landscape of center areas, along to main road axles, open space areas, prominent spot facilities

1. Urban landscape of center areas

a. To determine construction density and height of architectural facilities of each area. Rate (%) of trees in center area;

b. Design content of renovating and embellishing the existing center area and solutions on landscape architecture for new center area so as to create urban peculiarity.

2. Urban landscape along to the main road axes

a. To propose the principle on layout and architectural cubes on the basis of conformity with natural conditions, social and cultural customs and characteristic of area;

b. Trees for main road axes: Kinds of trees that are available in localities should be exploited to the utmost.

c. Natural landscape on waterway routes should be conserved. To propose design ideas on architectural landscape, architecture of bridges, river embankments and railings.

3. Open space areas

a. To propose functions for open space in research area.

b. To determine the open landscape architectural space about: architectural cubes, setbacks, trees, Square.

c. To research the landscape architectural space at large urban crossroads, intersections and in each area.

4. Facilities with prominent spots

a. To concretize urban design under general planning scheme, give out architectural idea of facilities with prominent spots based on nature of facilities and surrounding landscapes.

b. Terrain and natural landscape should be exploited for prominent spots at high positions, architectural facilities may exist or may be proposed for construction of new one, to have solutions to minimize the preponderance of surrounding architecture.

c. Prominent spots at various positions are concretized by proposing construction of facilities, or cluster of architectural facilities or landscape architectural space.

5. Area of urban portion

a. To determine construction density and height floor, architectural language and form, kind of facility in respect to new urban area. Solutions on preserving and embellishing ancient or old quarters.

b. Solutions on landscape organization of trees, water surface, urban utilities.

Article 9. Requirements on demonstration of urban design in subdivision planning scheme

1. The explanation part contains sufficient contents of requirements stated in Articles 7 and 8 in line with drawings.

2. Dossier includes drawings and models

a. Drawings: show sufficient contents of requirements stated in Articles 7 and 8 at the rate of 1/1000 - 1/500. The perspective drawings of main axes routes clarify research idea. Architectural space shows the urban characteristics.

b. Models: In case where some main spaces need be clarified, models shall be performed at the rate of 1/500 – 1/2000. Overall model shall be performed at the rate of 1/2000 – 1/1000. Models are made of materials in line with design idea.

Chapter 4

URBAN DESIGN IN DETAILED PLANNING SCHEME

Article 10. Determining the prominent spot facilities in planning area under vision directions

1. To concretize the prominent spot facilities determined from subdivision planning, shaping the architectural design of facilities in line with the use nature and creating good sense.

2. If prominent spots are not architectural facilities, landscape space is used as prominent spots, trees, water surface, natural and artificial terrain should be concretized.

Article 11. Determining the construction height of facilities

1. Spatial organization and height for entire area are researched and concretized for each land lot.

2. To determine the construction height on the basis of compliance with construction regulation, standards, in line with construction density and landscape, trees, water surface in urban area already prescribed in subdivision planning.

Article 12. Determining the setbacks for facilities on each street, intersection

1. To determine specifically setbacks for architectural facilities on each street, intersection; to propose feasible solutions to repair defects in existing urban area by solutions: planting additional trees, doing awning along pavements, or other technical measures.

2. To propose setbacks to create the close/open space by design plan on the basis of conditions and solutions with the aim to enrich landscape architectural space, to ensure convenience in exploitation and use.

3. The minimum setbacks for facilities must be determined in compliance with the existing subdivision planning, construction regulations and standards.

Article 13. Determining cubes, main colors and architectural form of architectural facilities

1. For architectural cubes

a/ To concretize subdivision planning: Design on landscape spatial organization, set up architectural image of area.

b. To determine volume of facilities by solutions: combining into block or dispersing.

c. Proposing solutions for architectures carrying representatively, sculpture.

2. For main architectural form

a. Modern or combined with tradition architecture is proposed, architecture of sloped roof or flat roof, high level fundament of floors, form of gate, balcony, loggia.

b. To propose compulsory regulations for other small architectures about:  size and form of advertisement boards attached to facilities.

3. Main colors of architectural facilities must be consistent to nature and history of urban area, natural landscape of area, the custom and senses about material and color of indigenous people.

Article 14. System of trees, water surface and square

1. For system of trees

a. Design of tree system must use kinds of urban trees, ensure requirements on environment and landscape, in line with cross section of pavement and climate and penology conditions of area.

b. To determine tree system on streets, in flower gardens, parks.

2. For water surface (river, lake): Design plans must be proposed on the basis of combination between water surface and tree system.

3. For Square: To concretize on the basis of subdivision planning: To propose for architectural plan of surrounding Square area with use of materials, colors, light and trees.

Article 15. Requirements on demonstration of urban design in detailed planning scheme

1. The explanation part contains sufficient contents of requirements stated in Articles 10, 11, 12, 13 and 14 in line with drawings.

2. Dossier includes drawings and models

a. Drawings: show contents of requirements stated in Articles 10, 11, 12, 13 and 14 by the rate of 1/500 - 1/2000. The perspective drawings show idea about architectural space and small architectures carrying; urban sculpture should be clarified researched idea.  Architectural space must show the urban characteristics.

b. Models: In case where some main spaces need be clarified, models shall be performed at the rate of 1/200. Overall model shall be performed at the rate of 1/1000 – 1/500. Models are made of materials in line with design idea.

Chapter 5

URBAN DESIGN IN SEPARATE PLANNING SCHEME

Article 16. Provisions on design tasks 

1. Formulation of tasks of separate urban design scheme should determine scope of formulation of urban design, targets, principles and provisions on contents that are required to reach in urban design and product dossier of urban design.

2. To assess conditions, analyze and sum up (formulating table of diagram system and drawings for illustrating) about: quantity, rate correlation (%) between kinds of works, architectural items; setbacks, heights, colors for architectural facilities; trees, terrain of high level fundament and system of technical infrastructure.

3. Contents of researching design of separate urban design scheme

a. Planning spatial organization, architecture and landscape.

b. Urban preservation for ancient urban areas, old urban areas, etc (if any)

c. Requirements for infrastructure system.

d. Environmental impact assessment.

Article 17. Contents of urban design scheme for an urban route

1. Contents of design of architectural space and landscape of new urban route

a. To assess conditions proposed for urban design about: density, high floors, setbacks, rate of trees on urban route. These contents must comply with general planning and subdivision planning already approved.

b. To shape main cubes and architectural form, key architectural facilities: colors, materials used in architectures; to concretize by preliminary design on architecture of prominent spot works and other small architectures. To formulate overall design on tree system and landscape, to prescribe kinds, sizes of trees.

2. Contents of design of architectural space and landscape of old urban route:

a. To assess architectural conditions on urban route.

b. To determine construction density, use coefficient of land and high floors:

- To propose contents and design plan of setbacks for urban route and each facility, comply with the principle of not being broken the traditional space structure of area, comply with the existing regulations and standards.

- Design plan specifies on architectural height of facilities for urban route attached to construction density. Solutions in control of high floor for entire urban route, each urban section.

c. Shaping architecture:

- Regarding main cubes and architectural form: according to traditional or modern or combining both tendency. To concretize architecture at components such as: Roof, high level fundament of floors, gates, balcony, loggia, etc

- To shape prominent spot architectural facilities. To propose small architectures carrying representation, sculpture and decoration in association with general cube language of area.  For advertisement boards, their sizes, colors and rate need be proposed appropriately.

- To prescribe main color for urban route in line with the custom and culture.

- To propose specific and feasible design solutions, to repair defect in old urban area through planting more trees, doing awning along pavements, or other technical measures.

d. For system of trees and landscape: To select kinds of trees that have colors, sizes in line with urban route and available in localities. Solution to design water surface in combination with trees ensuring conformity with surrounding landscape.

e. For relic areas, cultural heritage facilities that need to be zoned for protection according to the Law on heritage, construction of surrounding facilities must be controlled.

3. In case two routes of old urban area and new urban area are connected, design solutions of architectural space and landscape should be proposed to ensure a harmonious connection between new urban route and old urban route.

4. Contents of technical infrastructure design:

a. Traffic: To determine cross section of street, pavement, traffic notice board.

b. Other technical infrastructure: To determine red line boundaries, construction boundaries, specific requirements for urban routes, scope and protection corridors of underground, floating and overhead facilities. To propose preliminary design of systems of synchronous infrastructure and equipment, utility facilities on streets and urban lighting.

Article 18. Contents of urban design scheme for an urban umbrella, an urban portion

1. Contents of separate urban design specified in this Article are applied generally to urban umbrellas and urban portions in old urban areas or areas need to be renovated.

2. Contents of design of architectural space and landscape:

a. To determine construction density, high floors, setbacks for facilities in urban umbrella.

- To limit the maximum and minimum height of facilities in urban umbrella, urban portion.

- To propose contents and design plan of setbacks for facilities, not being broken the traditional space structure of area, meeting utilities of facilities and in line with general landscape.

- To specify limit of height of 1st floor (or ground floor), size and high level fundament of balconies, loggias and roofs.

b. Shaping architecture:

- Prominent spot facilities, main architectural language, layout and allocation of facilities under functions, architectural form of each kind of facility.

- Architectural form, solutions to organize essential spaces inside of urban umbrella, urban portion: public spaces, internal traffic, space for walking, entertainment, sport and physical exercise, trees, water surface.

- Design solutions must have inheritance and ensure a harmonious and typical architectural form with new and modern architecture.

- To propose design of small architectures carrying representation, sculpture and decoration in association with general cube language of area.  For advertisement boards, their sizes, colors and rate need be proposed appropriately.

- Use of colors, materials for architectural facilities must be consistent to tradition and custom of area, harmonious with general natural landscape of urban area.

c. For system of trees and landscape: Design solutions of trees in association with water surface, natural landscape of area.  To select kinds of trees that are available in localities and have colors, sizes in line with design plan.

d. Solutions to preserve, embellish, zone for protection in respect to the historical, cultural, relic facilities shall comply with the Law on heritage, regulations on construction management of surrounding facilities.

3. Contents of technical infrastructure design:

a. Traffic: To determine cross section of street, pavement, traffic notice board. To design preliminarily form, color, material and prescribe the means of transport for internal traffic routes;

b. Other technical infrastructure: To propose preliminary design of systems of synchronous infrastructure equipment, utility facilities on streets and urban lighting.

4. For the main Square, typical public area in urban area and some other types may apply to urban design scheme for an urban umbrella.

Article 19. Provisions on management under separate urban design

1. Provisions on specific matters in management under contents of separate urban design scheme.

a. Regarding landscape and architectural space. 

b. System of urban infrastructure and environment.

2. To organize implementation according to separate urban design scheme. Responsibilities of authority levels, relevant organizations and individuals.

Article 20. Requirements on showing content of drawings of separate urban design for an urban route, urban umbrella, urban portion

1. The explanation part contains sufficient contents of requirements stated in Articles 17 and 18 in line with drawings.

2. Drawings: show contents as required in Articles 17 and 18.

a. Location map, relation of architectural area with urban area (in which determining boundary position of design area and limitation of areas affecting to architecture of landscape in area).

b. Drawings of status quo premises (analyzed and assessed) shown at rate of 1/500-1/200 on the basis of terrain map at the corresponding rate.

c. Detailed drawings (overall premises, vertical cross section, illustrating perspectives) at rate of 1/500 – 1/200. In case it is necessary to clarify some typical facilities, prominent spots of facilities located at specific areas, rate of drawings shall be 1/200 – 1/100. 

d. Drawings prescribing on infrastructure technique (cross section of street fundament, construction fundament of road base and pavements, equipment for streets and other utility facilities in urban area) shall be shown at rate of 1/500.

3. Models: Models are performed at rate of 1/500, and made of materials in line with urban design idea.  In case where areas having facilities, prominent spots, main idea of scheme need be clarified, models shall be performed at the rate of 1/200.

Chapter 4

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21. Implementation organization

Department of architecture and construction planning - the Ministry of Construction, the provincial Departments of Construction, Hanoi Department of Planning and Architecture and Ho Chi Minh city Department of Planning and Architecture shall guide, examine implementation of this Circular.

Article 22. Effect

1. This Circular takes effect on June 27, 2013 and replaces Articles 8 and 14 of the Circular No. 10/2010/TT-BXD dated August 11, 2010 of the Ministry of Construction on prescribing dossier of each urban planning type.

2. In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Construction for consideration and settlement.

For the Ministry of Construction

Deputy Minister

Nguyen Dinh Toan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 06/2013/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 444/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc Chỉ định Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh) thực hiện việc chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (Nhóm sản phẩm clanhke xi măng, xi măng và Nhóm sản phẩm gạch ốp lát) phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2011/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Khoa học-Công nghệ, Xây dựng

văn bản mới nhất