Quyết định 1873/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1873/QĐ-TTg

Quyết định 1873/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1873/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:11/10/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------------------
Số: 1873/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020
----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
1. Phạm vi quy hoạch
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm ranh giới hành chính của 4 tỉnh, thành phố: thành phố Cần Thơ, các tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên là 16.617 km2.
2. Đối tượng quy hoạch
Địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế.
3. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của vùng, tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh để xử lý chất thải rắn nguy hại.
- Quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung trong tỉnh để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường.
- Sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn.
4. Mục tiêu quy hoạch
- Xác định vị trí quy mô các khu xử lý chất thải rắn cấp vùng liên tỉnh, vùng tỉnh phù hợp, đảm bảo đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, khu công nghiệp thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long được thu gom và xử lý.
- Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn. Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý và quản lý chất thải rắn.
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững trong vùng và cả nước.
5. Nội dung quy hoạch
a) Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh
Đến năm 2015: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 4.600 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 4.260 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 300 tấn/ngày và chất thải rắn y tế: 40 tấn/ngày.
Đến năm 2020: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 7.550 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 6.500 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 1000 tấn/ngày và chất thải rắn y tế: 50 tấn/ngày.
Dự báo tổng lượng chất thải rắn các loại tại các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:

TT
Tên tỉnh/thành phố
Lượng chất thải rắn dự báo (tấn/ngày)
2015
2020
1
An Giang
1.400
2.100
2
Kiên Giang
1.100
2.150
3
Cần Thơ
1.100
1.900
4
Cà Mau 
1.000
1.400
Tổng
4.600
7.550
b) Công nghệ xử lý chất thải rắn
- Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp:
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: áp dụng đối với các loại rác hỗn hợp có thành phần độc hại không đáng kể, khu vực có diện tích đất lớn;
+ Chế biến phân compost: áp dụng đối với khu vực có diện tích chôn lấp nhỏ và lượng chất thải rắn hữu cơ lớn;
+ Tái chế: áp dụng đối với các loại rác còn giá trị sử dụng sau khi được xử lý về mặt kỹ thuật;
+ Đốt: áp dụng đối với loại rác có độ ẩm thấp, dễ cháy và độc hại.
- Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và y tế:
Để xử lý triệt để chất thải rắn công nghiệp và y tế, đặc biệt là chất thải nguy hại, cần xử lý tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau:
- Các công nghệ phụ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại bao gồm: phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý.
- Công nghệ khử khuẩn xử lý chất thải rắn y tế bị nhiễm khuẩn.
- Đốt: xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và một số chất thải rắn công nghiệp nguy hại (dạng hữu cơ).
- Chôn lấp hợp vệ sinh: chất thải rắn công nghiệp và y tế thông thường; chất thải rắn công nghiệp nguy hại khác và tro đốt chất thải rắn y tế nguy hại sau khi cố định và hóa rắn.
c) Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tập trung cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh
Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định 01 khu xử lý chất thải rắn nguy hại quy mô khoảng 20 ha, đặt kế bên khu xử lý chất thải rắn của tỉnh Cà Mau.
- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh
Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định 05 khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh như sau:

TT
Tên tỉnh/ thành phố
Địa điểm
Quy mô
Đối tượng và phạm vi phục vụ
1
An Giang
Khu xử lý chất thải rắn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
Khoảng 50 ha
- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Long Xuyên và một phần huyện Thoại Sơn, Châu Thành
2
Kiên Giang
Khu xử lý chất thải rắn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Khoảng 50 ha
- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Rạch Giá, huyện Hòn Đất và các khu vực lân cận
3
Thành phố Cần Thơ
Khu xử lý chất thải rắn quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Khoảng 47 ha
- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Cần Thơ
4
Thành phố Cần Thơ
Khu chất thải rắn tại khu vực huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Khoảng 120 ha
- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Cần Thơ sau năm 2020
5
Cà Mau
Khu xử lý chất thải rắn đặt tại khu vực phía Bắc cách thành phố Cà Mau khoảng 20 - 30 km.
Khoảng 100 ha
- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Cà Mau, huyện U Minh và các khu công nghiệp lân cận từ năm 2025 trở đi
6. Phân kỳ đầu tư
a) Giai đoạn 2010 - 2015:
- Rà soát, xây dựng lộ trình đóng cửa các bãi rác hiện hữu không đảm bảo về mặt môi trường theo quy trình.
- Rà soát lại các dự án có liên quan đến lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo định hướng chung của vùng.
- Rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các tỉnh trong vùng phù hợp với quy hoạch này.
- Lập dự án thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn (tập trung tại các đô thị cấp tỉnh) đồng thời thực hiện chương trình vận động cộng đồng cùng tham gia.
- Chuẩn bị quỹ đất, triển khai lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh và liên tỉnh.
b) Giai đoạn 2015 - 2020:
- Nhân rộng và triển khai các dự án thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn (tập trung tại các đô thị cấp tỉnh) song song chương trình vận động cộng đồng cùng tham gia.
- Lựa chọn công nghệ, trang thiết bị phù hợp từng điều kiện đặc thù của địa phương.
- Đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn cấp tỉnh, và liên tỉnh trong vùng.
7. Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ bao gồm:
- Vốn ngân sách.
- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.
- Vốn tín dụng đầu tư.
- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
8. Đánh giá môi trường chiến lược:
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đề phòng sự cố môi trường, các dự án sẽ thực hiện:
a) Các biện pháp trong giai đoạn xây dựng
- Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.
- Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên công trường.
- Các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên công trường.
- Các biện pháp phòng chống tai nạn, sự cố trong quá trình xây dựng.
- Các biện pháp phòng chống ảnh hưởng của dự án đến nguồn nước ngầm khu vực.
- Các biện pháp hỗ trợ khác.
b) Các biện pháp trong giai đoạn hoạt động
- Biện pháp thu gom và xử lý khí thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: đốt bỏ hoặc phát điện tùy theo quy mô chôn lấp.
- Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải từ bãi chôn lấp: thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các bãi chôn lấp; các nhà máy tái sinh, tái chế.
- Các biện pháp xử lý bụi, khí thải từ khu vực thu gom, phân loại, tái chế chất thải rắn.
- Các biện pháp xử lý chất thải rắn phát sinh tại các khu liên hợp, các khu vực phân loại, tái chế.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến nguồn nước mặt, nước ngầm; thu gom nước mưa, nước thải.
- Các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường.
- Các biện pháp hỗ trợ khác.
c) Chương trình quản lý và giám sát môi trường
- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí.
- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm.
- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường đất.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng
- Tổ chức công bố quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Huy động, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Bộ Tài chính
Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định đối với các khu xử lý chất thải rắn đã được đầu tư xây dựng.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Nghiệm thu, đánh giá, giám sát các công nghệ xử lý chất thải rắn trong nước và nước ngoài được sử dụng ở Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tại địa phương.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về quản lý tổng hợp chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, ĐP, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 1873/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------

Hanoi, October 11, 2010

 

 

DECISION

APPROVING THE PLAN ON BUILDING SOLID WASTE TREATMENT FACILITIES IN THE MEKONG RIVER DELTA KEY ECONOMIC REGION THROUGH 2020

 

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;

Pursuant to the Government s Decree No. 59/ 2007/ND-CP of April 9, 2007, on the management of solid waste;

At the proposal of the Minister of Construction,

 

DECIDES:

Article 1.To approve the Plan on building solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region through 2020.

1- Planning scope

The plan on building solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region encompasses the administrative boundaries of Can Tho city and An Giang, Kien Giang and Ca Mau provinces, with a total area of 16,617 km2.

2. Planning objects

Locations for building household, industrial and hospital solid waste treatment facilities.

3. Planning viewpoints

- To plan the building of solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region in conformity with socio-economic development orientations, the plan on building the Mekong River delta region through 2020. with 2050 vision, the national strategy on integrated management of solid waste through 2025. with 2050 vision, and other relevant regional and provincial specialized plans approved by competent authorities.

- To plan the building of inter-provincial solid waste treatment facilities for disposal of hazardous solid waste.

- To plan the building of solid waste treatment facilities in each province for disposal of ordinary household, industrial and hospital solid waste.

- To apply solid waste treatment technologies suitable to local practical conditions, prioritizing solid waste recycling and reusing technologies while minimizing waste burial so as to resolutely tackle environmental pollution and increase land use efficiency.

- To encourage all economic sectors to invest in building solid waste collection and treatment facilities and managing collection and treatment activities.

4. Planning objectives

- To determine appropriate locations and sizes of inter-provincial and provincial solid waste treatment facilities so as to attain the objective that by 2015 and 2020. 90% and 100% of solid waste generated in urban centers and industrial parks in the Mekong River delta key economic region will be collected and treated.

- To mobilize all social resources for solid waste management activities. To raise funds from various sources for investment in solid waste treatment facilities and solid waste management.

- To contribute to mitigating environmental pollution and assuring stable and sustainable socio-economic development in the region and all over the country.

5. Planning contents

a/ Forecasting the volume of solid waste generated

By 2015, the total volume of solid waste generated will be about 4,600 tons/day, including 4,260 tons of household solid waste, 300 tons of industrial solid waste and 40 tons of hospital solid waste.

By 2020, the total volume of solid waste generated will be about 7.550 tons/day, including 6.500 tons of household solid waste, 1,000 tons of industrial solid waste and 50 tons of hospital solid waste.

Total forecast volume of solid waste generated in provinces in the Mekong River delta key economic region:

No.

Province/city

Forecast volume of solid waste (tons/day)

2015

2020

1

An Giang

1,400

2,100

2

Kien Giang

1,100

2,150

3

Can Tho

1,100

1.900

4

Ca Mau

1.000

1,400

 

Total

4,600

7,550

b/ Solid waste treatment technologies

- Household solid waste treatment technologies:

The following solid waste treatment technologies will be applied in conformity with local practical conditions:

+ Hygienic burial: To be applied to dispose of mixed waste with negligible hazardous compositions in large areas.

+ Composting: To be applied in areas with small landfills and a large volume of organic solid waste;

+ Recycling: To be applied to dispose of garbage which, after being technically treated, remains usable.

+ Incineration: To be applied to dispose of flammable and hazardous garbage of a low moisture.

- Industrial and hospital solid waste treatment technologies:

In order to thoroughly dispose of industrial and hospital solid waste, especially hazardous waste, several technological processes must be combined as follows:

- Supportive technologies for the disposal of hazardous industrial waste, including sorting and mechanical or chemical-physical treatment.

- Technologies for disinfecting contaminated hospital solid waste.

- Incineration: To be applied to dispose of hazardous hospital solid waste and some kinds of hazardous industrial solid waste (organic waste).

- Hygienic burial: To be applied to dispose of ordinary industrial and hospital solid waste; other hazardous industrial solid waste and hardened ashes of hazardous hospital solid waste.

c/ Planning the building of solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region s provinces

- Inter-provincial solid waste treatment facilities

Under this Plan, a 20-hectare hazardous solid waste treatment facility will be built next to the solid waste treatment facility of Ca Mau province.

- Provincial solid waste treatment facilities

Under this Plan, 5 provincial solid waste treatment facilities will be built as follows:

No.

Province/City

Location

Size

Targeted objects

1

An Giang

Chau Thanh district

About 50 hectares

- Ordinary household, industrial and hospital solid waste of Long Xuyen city and part of Thoai Son and Chau Thanh districts

2

Kien Giang

Hon Dat district

About 50 hectares

- Ordinary household, industrial and hospital solid waste of Rach Gia city, Hon Dat district and adjacent areas

3

Can Tho city

0 Mon district

About 47 hectares

- Ordinary household, industrial and hospital solid waste of Can Tho city

4

Can Tho city

Thoi Lai district

About 120 hectares

- Ordinary household, industrial and hospital solid waste of Can Tho city-after 2020

5

CaMau

Area about 20-30 km north of Ca Mau city

About 100 hectares

- Ordinary household, industrial and hospital solid waste of Ca Mau city, U Minh district and adjacent industrial parks from 2025.

6. Investment phases

a/ The 2010-2015 period:

- To review and work out a roadmap for closing existing garbage landfills which fail to satisfy environmental requirements according to regulations.

- To review solid waste collection, sorting and treatment projects based on general orientations of the region.

- To review and modify provincial solid waste management plans or formulate new plans in conformity with this plan.

- To formulate projects on solid waste collection and sorting at source (lobe implemented mostly in provincial cities and towns) and, at the same time, carry out programs to mobilize community participation.

- To prepare grounds and formulate investment projects on building infrastructure in provincial and inter-provincial solid waste treatment facilities.

b/ The 2015-2020 period:

- To implement projects on solid waste collection and sorting at source (mostly in provincial cities and towns) together with programs to mobilize community participation.

- To select technologies and equipment suitable to local specific conditions.

- To invest in building provincial and inter-provincial solid waste treatment facilities.

7. Investment capital sources:

Investment capital for building solid waste treatment facilities and supportive works come from:

- Budget funds.

- ODA capital and foreign aid.

- Investment credit.

- Capital from domestic and foreign investors.

- Other lawful sources.

8. Strategic environmental assessment In order to mitigate environmental pollution and prevent environmental incidents, the following measures will be taken:

a/ During construction

- Measures for tackling air and noise pollution caused by vehicles and construction machinery in construction sites and along transport routes.

- Measures for collecting and disposing of daily-life wastewater generated in construction sites.

- Measures for collecting and disposing of daily-life solid waste generated in construction sites.

- Measures for preventing and responding to accidents and incidents occurred during construction.

- Measures for preventing projects impacts on groundwater sources in respective areas.

- Other supportive measures.

b/ During operation

- Measures for collecting and disposing of waste gas generated in household solid waste landfills: waste gas will be burnt or used for electricity generation, depending on the size of landfills.

- Measures for collecting and disposing of wastewater generated in landfills: designing wastewater treatment systems for landfills or building recycling or re-processing plants.

- Measures for disposing of dust and waste gas generated in solid waste collection, sorting and re-cycling areas.

- Measures for disposing of solid waste generated in waste treatment facilities and sorting and recycling areas.

- Measures for mitigating surface and ground water pollution: collecting rainwater and wastewater.

- Measures for preventing environmental incidents.

- Other supportive measures.

c/ Environmental management and supervision programs

- The program on air quality observation.

- The program on surface and ground water quality observation.

- The program on soil quality observation.

Article 2.Organization of implementation

1. The Ministry of Construction shall:

- Publicize the plan on building solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region approved by the Prime Minister.

- Guide localities to review and adjust their local construction plans, solid waste management plans and plans on building solid waste treatment facilities in conformity with the approved plan on building solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region.

2. The Ministry of Planning and Investment shall raise and seek funds for investment in building inter-provincial and provincial solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region.

3. The Ministry of Finance shall guide the application of incentive mechanisms and the provision of financial support for socialized investment in solid waste management.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for monitoring, inspecting and assessing the satisfaction of prescribed environmental standards by solid waste treatment facilities already built.

5. The Ministry of Science and Technology shall carry out takeover tests, assess and oversee household and foreign solid waste treatment technologies which are applied in Vietnam and the Mekong River delta key economic region.

6. People s Committees of provinces and centrally run cities in the Mekong River delta key economic region shall:

- Review and adjust their local construction plans, solid waste management plans and plans on building solid waste treatment facilities in conformity with the approved plan on building solid waste treatment facilities in the Mekong River delta key economic region.

- Encourage domestic and foreign organiza­tions and individuals to invest in building solid waste treatment facilities in their respective localities.

- Direct the implementation of projects on building solid waste treatment facilities in their respective localities according to regulations.

- Conduct communication to raise local organizations and individuals awareness about, and sense of responsibility for solid waste management and environmental protection.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

The Minister of Construction and concerned ministers, chairpersons of People s Committees of provinces and centrally run cities in the Mekong River delta key economic region and heads of concerned agencies shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1873/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe