Quyết định 16/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước

thuộc tính Quyết định 16/2008/QĐ-BXD

Quyết định 16/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2008/QĐ-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành:31/12/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 16/2008/QĐ-BXD NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

            Căn cứ  Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ  ngày đăng Công báo. 
Điều 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG         

Nguyễn Hồng Quân

QUY CHẾ

ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC

(Ban hành kèm theo quyết định số 16/2008/QĐ-BXD

ngày 31 tháng 12 năm  2008  của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích yêu cầu
Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước là khung pháp lý trong việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát kế hoạch sản xuất và cung cấp nước sạch đến người tiêu dùng một cách an toàn, liên tục, duy trì áp lực cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn theo quy định, làm giảm các bệnh tật qua đường nước, giảm các nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng sử dụng nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này hướng dẫn việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung, hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam..
Chương II
NỘI DUNG QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC
Điều 3.  Kế hoạch cấp nước an toàn
Kế hoạch cấp nước an toàn là các bước triển khai thực tế để thực hiện cấp nước an toàn và hiệu quả, nhằm  đảm bảo đạt được các mục đích và yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Duy trì áp lực cấp nước.
2. Cung cấp ổn định đủ lượng nước yêu cầu.
3. Đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định.
4. Giảm thiểu nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng sử dụng nước.
5. Có kế hoạch đối phó đối với các sự cố bất ngờ có thể xảy ra nhằm đảm  bảo  cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng, liên tục và hiệu quả.
6. Giảm  các bệnh tật qua đường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Điều 4. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm soạn thảo nội dung kế hoạch cấp nước an toàn, xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch cấp nước an toàn phù hợp theo điều kiện cụ thể của hệ thống cấp nước tại địa phương mình.
Điều 5. Nội dung của kế hoạch cấp nước an toàn
Kế hoạch cấp nước an toàn bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thành lập đội ngũ cán bộ thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
a) Quy định các yêu cầu về đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn, đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, vận hành hệ thống cấp nước;
-  Có năng lực và đảm nhận được việc xây dựng, thực hiện  và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn;
- Có hiểu biết về hệ thống tổ chức và các quy trình chuyển từ  kế hoạch thành hành động, các chương trình tập huấn và nâng cao nhận thức, theo dõi và  báo cáo;
- Có hiểu biết về các mục tiêu sức khỏe cần phải đạt được;
- Có hiểu biết về môi trường pháp lý.
b) Thành phần, cơ cấu của đội ngũ cán bộ tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị, bao gồm :
- Các cán bộ chuyên trách;
- Các cán bộ kiêm nhiệm;
- Các cán bộ từ các cơ quan bên ngoài đơn vị cấp nước, các chuyên gia độc lập.
2. Biên soạn tài liệu mô tả hệ thống cấp nước, khách hàng sử dụng nước
a) Mô tả chi tiết hệ thống cấp nước từ nguồn nước đến khách hàng sử dụng nước, yêu cầu về chất lượng nước và các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khác bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Nguồn nước;
- Lưu trữ nước;
- Xử lý nước;
- Vận chuyển và phân phối nước;
- Khách hàng sử dụng nước;
- Các yêu cầu về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh của con người) và chất lượng nước sạch sử dụng cho các mục đích khác;
- Các yêu cầu khác về chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định (tính liên tục, lưu lượng, áp lực nước) ;
- Những yêu cầu riêng của khách hàng đối với việc cung cấp nước;
- Các loại hoá chất cho thêm vào nước.
b) Xác định phạm vi cấp nước, khách hàng sử dụng nước bao gồm khách hàng hiện tại cũng như khách hàng dự kiến tiêu thụ nước.
3. Thiết lập  sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước
Xem xét toàn diện hệ thống cấp nước, lập sơ đồ quy trình công nghệ toàn hệ thống, bao gồm: nguồn nước, vị trí thu nước, quy trình xử lý, vận chuyển, phân phối nước, các công trình điều hòa, dự trữ nước.
4. Xác định, đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống cấp nước
a) Xác định các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra ngay tại nguồn nước;
b) Xác định các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra về mặt hoá học, lý học và sinh học tại từng bước theo quy trình, cũng như các nguy cơ rủi ro đối với việc cấp nước liên tục, đảm bảo lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước;
c) Phân tích và đánh giá các nguy cơ rủi ro để xác định thứ tự ưu tiên cần áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa;
d) Quy định phương pháp để xác định, phân tích và đánh giá các nguy cơ rủi ro.
5. Xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa nguy cơ rủi ro
a) Trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định thứ tự ưu tiên các nguy cơ rủi ro, tiến hành rà soát các biện pháp kiểm soát hiện đang áp dụng, xác định các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bổ sung nhằm đảm bảo cấp nước an toàn;
b) Xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng các biện pháp kiểm soát phòng ngừa nhằm loại bỏ nguy cơ rủi ro, đảm bảo an toàn cấp nước và nâng cao chất lượng của dịch vụ cấp nước theo từng giai đoạn. Kế hoạch này bao gồm cả việc xác định các bước và phương thức thực hiện, các nguồn lực (nhân lực, tài chính, kỹ thuật) cần thiết, kể cả các nguồn lực trong và ngoài đơn vị cấp nước.                            
 6. Quy định các chuẩn mực để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng ngừa
a) Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000;
b) Kế hoạch cấp nước an toàn;
c) Các yêu cầu về chất lượng nước, lưu lượng, tính liên tục, áp lực cấp nước.
7. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng ngừa các nguy cơ rủi ro và xây dựng các tiêu chí đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
a) Mục đích
- Nhằm đảm bảo nước sạch được sản xuất và phân phối đến khách hàng sử dụng nước đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng cũng như về lưu lượng, áp lực và sự liên tục;
- Kế hoạch cấp nước an toàn được thực hiện đúng theo nội dung đã được phê duyệt.
b) Nội dung
- Theo dõi liên tục chất lượng nước và các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khác;
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước;
- Thực hiện chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra và đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn;
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
8. Xây dựng và triển khai các chương trình phụ trợ
a) Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố;
b) Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường nhằm tránh các mối nguy hại có thể xâm nhập vào nước;
c) Đào tạo và nâng cao nhận thức cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn như tập huấn cấp nước an toàn, nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo mở rộng...
9. Thiết lập quy trình ứng phó trong quản lý của đơn vị cấp nước
a) Mục đích
- Ứng phó với sự biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành thông thường;
- Ứng phó với sự biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp.
b) Quy trình ứng phó tập trung vào các nội dung cơ bản sau
- Phát hiện sự cố;
- Đảm bảo thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng;
- Xác định nguyên nhân sự cố;
- Xác định các hành động cần tiến hành để ứng phó với sự cố;
- Thực hiện các hành động ứng phó;
- Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài;
- Giải trình, báo cáo;
- Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục.
10. Lập hệ thống tài liệu, hồ sơ, tổ chức thông tin liên lạc
a) Thiết lập hệ thống tài liệu, các văn bản và thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn;
b) Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu;
c) Thiết lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ;
d) Định kỳ rà soát các tài liệu, văn bản và chỉnh sửa khi cần thiết;
đ) Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để có thể tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước;
e) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng, cộng đồng.
Điều 6. Phê duyệt nội dung kế hoạch cấp nước  an toàn
Đơn vị cấp nước phê duyệt nội dung kế hoạch cấp nước an toàn sau khi có ý kiến thống nhất của Uỷ ban nhân dân đã ký Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị mình.
Điều 7. Kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
Kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn do đơn vị cấp nước lập và được tính vào giá nước theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm xử lý sự cố, khôi phục cấp nước an toàn
Khi có sự cố, đơn vị cấp nước có trách nhiệm xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định dịch vụ cấp nước cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định riêng của hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Uỷ ban nhân dân các cấp
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm  thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch an toàn đến người tiêu dùng trong phạm vi địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp quản lý cho các cơ quan chuyên môn và ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý triển khai thực hiện quy chế đảm  bảo an toàn cấp nước.
b) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có trách nhiệm  hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện quy chế đảm bảo an toàn cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý nhằm bảo đảm kế hoạch cấp nước an toàn  được thực hiện theo đúng nội dung và lộ trình đã được phê duyệt, nước sạch được sản xuất và phân phối đến khách hàng đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng, lưu lượng, áp lực và sự liên tục.
2. Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và chỉ đạo thực hiện Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước trên địa bàn, theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và rút kinh nghiệm thực hiện.
3. Đơn vị cấp nước
- Tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn;
- Triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo đúng lộ trình và nội dung đã được lập và phê duyệt. Liên tục cung cấp đủ lượng nước yêu cầu, duy trì áp lực cấp nước, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định;
- Đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm và kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp làm ô nhiễm  nguồn nước, thông báo tình hình chất lượng nước trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn nguồn nước, hệ thống cấp nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;
- Nghiên cứu lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn, nhằm đảm  bảo  cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng hiệu quả;
- Tham gia tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước và môi trường. Phối hợp với các trường học tổ chức các buổi đào tạo ngoại khoá giới thiệu cho học sinh, sinh viên ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch và các vấn đề bảo vệ môi trường;
- Báo cáo định kỳ tình hình  triển khai thực hiện quy chế bảo đảm an toàn cấp nước.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước đồng thời phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm  quy chế bảo đảm an toàn cấp nước; kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thực hiện quy chế này.
Điều 10. Thanh tra, kiểm tra
Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước trên địa bàn do mình quản lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH
Điều 11. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ảnh kịp thời về Bộ Xây dựng để hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 12. Giao Cục Hạ tầng Kỹ thuật chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.

BỘ TRƯỞNG         

Nguyễn Hồng Quân

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất