Nghị định 02/2011/NĐ-CP xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản

thuộc tính Nghị định 02/2011/NĐ-CP

Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2011/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:06/01/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xử phạt nặng vi phạm về quảng cáo trên truyền hình

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Trong đó, đáng chú ý là các quy định xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo trong hoạt động thông tin báo chí, mức phạt tối đa đối với các hành vi này có thể lên đến 40 triệu đồng.
Đồng thời phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số ngày cho phép trong một đợt hoặc không đủ thời gian, khoảng cánh giữa các đợt; Quảng cáo trên báo in vượt quá 10 % diện tích mà không xin phép; Quảng cáo trên báo in không có phần riêng, trang riêng hoặc không ghi rõ mục thông tin quảng cáo; không đánh số trang riêng của phụ trương chuyên quảng cáo; phụ trương quảng cáo không cùng khuôn khổ, không phát hành cùng báo chính.
Mức phạt sẽ là từ 3 đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo quá 2 lần trong chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, vui chơi, giải trí; Quảng cáo quá 10 lần cho một sản phẩm trên một kênh trong một ngày.  
Bên cạnh đó, nhóm các hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí, Nghị định cũng quy định rõ phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật; phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đối với hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Mức phạt sẽ từ 20 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi đe dọa uy hiếp tính mạng nhà báo; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo.
Đối với các vi phạm về nội dung thông tin; phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng, phát trên báo chí. Mức phạt có thể lên đến tối đa 40 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2011 và thay thế các quy định tại Mục 1, Mục 2 Chương II và Điều 52, 53 Mục 8 Chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ.

Xem chi tiết Nghị định02/2011/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------------------

Số: 02/2011/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

-----------------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 06 năm 2008;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
2. Vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động báo chí, xuất bản mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định trong Nghị định này bao gồm: các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, hoạt động truyền hình trả tiền, hoạt động xuất bản đặc san, bản tin, tài liệu, tờ rơi, phát hành thông cáo báo chí, đăng phát bản tin trên màn hình điện tử, hoạt động cung cấp thông tin và các hoạt động liên quan đến việc thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh); hoạt động xuất bản; xuất khẩu, nhập khẩu báo chí, xuất bản phẩm; quảng cáo trong hoạt động thông tin báo chí, xuất bản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản tại Việt Nam.
Điều 3. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, thẻ nhà báo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong các điều của Nghị định này.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Điều 4. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động thông tin báo chí
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép;
b) Hoạt động báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được duyệt trong giấy phép hoạt động báo chí do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với phóng viên người nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan báo chí khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
b) Xuất bản bản tin mà không có giấy phép;
c) Xuất bản, lưu hành tài liệu, tờ rơi, ấn phẩm mà không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
d) Ra phụ trương, phụ bản chuyên quảng cáo mà không có giấy phép;
đ) Quảng cáo liên tục quá mười phút trên đài phát thanh, đài truyền hình mà không có giấy phép;
e) Đặt tủ ảnh, tủ thông tin, biển hiệu trước trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;
g) Cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến báo chí có mời công dân Việt Nam tham dự mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
h) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành thông cáo báo chí mà không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
b) Xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề, tăng trang mà không có giấy phép;
c) Mở thêm kênh, thêm chương trình mà không có giấy phép;
d) Đăng phát bản tin trên màn hình điện tử mà không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động báo chí mà không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với phóng viên người nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản báo in hoặc xuất bản báo điện tử mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
b) Phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
c) Làm giả giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề, giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d, e, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 5. Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, hoạt động nghề nghiệp của nhà báo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động báo chí;
b) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác để hoạt động báo chí;
c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa;
d) Sử dụng thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn sử dụng hoặc không có thẻ phóng viên nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp khi hoạt động báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí nhằm trục lợi.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo để trục lợi hoặc can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động đúng pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thẻ nhà báo đối với hành vi quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 6. Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu bị thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 7. Vi phạm các quy định về nội dung thông tin
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí;
b) Không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng phát trên báo chí;
c) Sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Thông tin sai sự thật nhưng chưa nghiêm trọng;
b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu;
d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Miêu tả tỷ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn, phi nhân tính trong các tin, bài viết, hình ảnh;
b) Đăng, phát tin bài, tranh, ảnh kích dâm, khỏa thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan;
d) Đăng, phát thông tin trên báo chí mà không phải tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới chưa được kết luận;
đ) Đăng, phát thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Khai thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
b) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền Quốc gia.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
b) Đăng, phát thông tin vi phạm khoản 1 Điều 6 Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
c) Đăng, phát thông tin vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3, khoản 4 và 5 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với nhà báo thực hiện hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ, e khoản 2, điểm đ khoản 3 và khoản 4, khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân;
b) Không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 7 Luật Báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ý kiến phát biểu không nhằm mục đích trả lời phỏng vấn tại các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, các cuộc trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý thêm, bớt hoặc thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn trên báo chí;
b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời phỏng vấn của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;
c) Thêm, bớt làm sai nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng, phát trên báo chí.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi và đăng phát đầy đủ nội dung của người trả lời phỏng vấn đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc xin lỗi và đăng phát đầy đủ nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về cải chính trên báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện cải chính không đúng các quy định về vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ;
b) Thực hiện không đúng các quy định về đăng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cải chính không đúng thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cải chính theo quy định;
b) Không đăng, phát sóng nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật trên báo chí.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc đăng, phát sóng nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 10. Vi phạm các quy định về họp báo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Họp báo mà không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định;
b) Họp báo có nội dung không phù hợp chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức họp báo mà không được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chấp nhận hoặc đã có lệnh đình chỉ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Báo chí.
Điều 11. Vi phạm các quy định về trình bày sản phẩm thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày trên sản phẩm thông tin báo chí;
b) Trình bày trang 1, bìa 1 của báo, tạp chí, đặc san, bản tin, tài liệu, tờ rơi không phù hợp với nội dung của sản phẩm thông tin báo chí.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu sản phẩm thông tin báo chí đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 12. Vi phạm các quy định về phát hành sản phẩm thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi giá bán trên sản phẩm thông tin báo chí;
b) Bán sản phẩm thông tin, báo chí lưu hành nội bộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc phát hành sản phẩm thông tin báo chí hợp pháp;
b) Bán sản phẩm thông tin, báo chí nhập khẩu trái phép;
c) Phát hành sản phẩm thông tin, báo chí không có giấy phép xuất bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành các sản phẩm thông tin, báo chí không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí không đúng địa điểm, không đúng thời gian, không đúng số lượng, không đúng thủ tục theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí;
b) Không lưu giữ văn bản, bản ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, lưu dữ liệu đã phát trên mạng hoặc lưu giữ không đúng thời gian quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí, buộc lưu giữ văn bản, bản ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, lưu dữ liệu đã phát trên mạng theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu báo chí, phương tiện phục vụ hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phục vụ hoạt động báo chí mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu báo chí có nội dung mê tín dị đoan, không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
a) Nhập khẩu báo chí có nội dung vi phạm điều 10 Luật Báo chí;
b) Xuất khẩu báo chí xuất bản trái phép, báo chí có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, tịch thu, thu hồi, tiêu hủy, báo chí có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Báo chí.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải làm thủ tục xin phép theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh;
b) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh;
c) Không thực hiện trách nhiệm báo cáo việc cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh;
b) Không thực hiện việc đăng ký danh mục các kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất kênh chương trình trong nước cho truyền hình trả tiền mà không đúng nội dung giấy phép;
b) Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không đúng nội dung giấy phép;
c) Biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không đúng quy định của pháp luật;
d) Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền không đúng nội dung giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền tại Việt Nam;
b) Cung cấp kênh chương trình nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh trên truyền hình trả tiền mà không thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam;
c) Thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh không đúng quy định của pháp luật;
d) Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền mà không có giấy phép.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lắp đặt, cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà không có giấy phép;
b) Sản xuất kênh chương trình trong nước cho truyền hình trả tiền mà không có giấy phép;
c) Phát sóng kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không có giấy phép;
d) Không thực hiện biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền;
đ) Cung cấp dịch vụ truyền hình, cung cấp chương trình, kênh chương trình trên truyền hình trả tiền có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Báo chí.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, đ khoản 5 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện trách nhiệm báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh, đăng ký danh mục các kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền, đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện đúng nội dung giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 3 Điều này;
d) Buộc biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện việc biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đăng ký kênh, chương trình thời sự, chính trị;
b) Không thực hiện đăng ký bổ sung chương trình liên kết khi có thay đổi nội dung đã đăng ký, hoặc đăng ký bổ sung nhưng chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản;
c) Ký hợp đồng liên kết không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan chức năng về tên, nội dung, thời điểm, thời lượng, kênh phát sóng của sản phẩm liên kết; tên, địa chỉ của đối tác liên kết, hình thức liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết đối với sản phẩm liên kết không phải là kênh chương trình, chương trình định kỳ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng liên kết;
b) Không thực hiện đúng nội dung hợp đồng liên kết và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Ký hợp đồng liên kết với đối tác không đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện hoạt động liên kết đối với các chương trình phát thanh, truyền hình thời sự, chính trị;
b) Không xác định kênh thời sự - chính trị tổng hợp trong trường hợp có 02 (hai) kênh chương trình quảng bá trở lên;
c) Phát sóng vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần một của kênh đối với các chương trình thực hiện hoạt động liên kết trong kênh thời sự - chính trị tổng hợp;
d) Không thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động liên kết, hình thức hoạt động liên kết.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động liên kết khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Buộc ký hợp đồng liên kết đúng nội dung quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc thông báo bằng văn bản với cơ quan chức năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc ký hợp đồng liên kết đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc dừng thực hiện hợp đồng liên kết đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
e) Buộc xác định kênh thời sự - chính trị tổng hợp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
g) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Điều 17. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động xuất bản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Sửa chữa, tẩy xóa quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Thay đổi tên gọi của cơ quan chủ quản hoặc nhà xuất bản, thay đổi đối tượng phục vụ của nhà xuất bản mà không làm thủ tục xin đổi giấy phép theo quy định;
d) Sửa chữa, tẩy xóa quyết định xuất bản;
đ) Không ghi đầy đủ nội dung trong quyết định xuất bản xuất bản phẩm theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Chuyển nhượng giấy phép thành lập nhà xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản;
d) Thay đổi cơ quan chủ quản, thay đổi tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản mà không làm thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định;
đ) Xuất bản xuất bản phẩm sai nội dung đăng ký kế hoạch xuất bản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
e) Xuất bản trên mạng internet tại địa chỉ website không sử dụng tên miền ".vn".
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản xuất bản phẩm mà không đăng ký kế hoạch xuất bản hoặc xuất bản xuất bản phẩm khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản bằng văn bản;
b) Xuất bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản;
c) Xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không có giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập nhà xuất bản mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản, tổ chức phát hành nước ngoài ở Việt Nam mà không có giấy phép hoặc hoạt động không đúng nội dung được ghi trong giấy phép.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi quyết định xuất bản đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi mạng Internet xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về nội dung xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Nhà xuất bản về hành vi không thông báo các đơn vị phát hành thu hồi xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, không tổ chức thu hồi xuất bản phẩm có quyết định thu hồi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc của thân nhân người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Xuất bản bản đồ mà không thể hiện, thể hiện sai địa giới hành chính các cấp hoặc thể hiện sai về địa danh của Việt Nam;
d) Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày bìa, minh họa xuất bản phẩm nhưng không thể hiện hoặc thể hiện sai địa giới hành chính các cấp hoặc thể hiện sai về địa danh của Việt Nam hoặc sai chủ quyền quốc gia;
đ) Xuất bản xuất bản phẩm thuộc loại phải thẩm định mà không tổ chức thẩm định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản bản đồ Việt Nam mà không thể hiện hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này;
c) Buộc dừng phát hành và tổ chức thẩm định đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 điều này.
Điều 19. Vi phạm các quy định về trình bày, minh họa xuất bản phẩm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ghi không đủ hoặc không đúng những thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm;
b) Sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ, ký hiệu, ký tự để trình bày bìa, minh họa xuất bản phẩm không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ghi đúng, ghi đủ thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Buộc sửa chữa hoặc xóa bỏ tranh, ảnh, hình vẽ, ký hiệu, ký tự đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 20. Vi phạm các quy định về lưu chiểu xuất bản phẩm
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đúng thể thức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đủ số lượng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp lưu chiểu mà đã phát hành đối với từng xuất bản phẩm;
b) Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm chưa hết thời hạn 10 ngày đã phát hành.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 21. Vi phạm các quy định về liên kết trong lĩnh vực xuất bản
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Xuất bản;
b) Không ghi hoặc ghi sai tên, địa chỉ của đối tác liên kết khi đăng ký kế hoạch xuất bản;
c) Không ký duyệt bản thảo (bao gồm cả bìa, thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm) trước khi đưa in hoặc đăng tải trên mạng internet;
d) Không lưu bản thảo xuất bản phẩm liên kết theo quy định của pháp luật;
đ) Không ký phát hành xuất bản phẩm liên kết;
e) Không nộp xuất bản phẩm liên kết cho nhà xuất bản khi in xong.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi tên xuất bản phẩm, tên tác giả, tên đối tác liên kết đã đăng ký mà không được Cục Xuất bản xác nhận bằng văn bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký hợp đồng đối với xuất bản phẩm liên kết;
b) Phát hành xuất bản phẩm khi Giám đốc Nhà xuất bản chưa ký phát hành.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức biên tập bản thảo xuất bản phẩm liên kết, trừ trường hợp tái bản;
b) Làm thay đổi nội dung xuất bản phẩm liên kết đã được Giám đốc nhà xuất bản ký duyệt.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu xuất bản phẩm vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải lưu bản thảo đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc phải ký phát hành xuất bản phẩm liên kết đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Buộc đối tác liên kết phải nộp xuất bản phẩm liên kết cho Nhà Xuất bản đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 22. Vi phạm các quy định về hoạt động in
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thiết bị ngành in đối với thiết bị phải đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in;
b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động in dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép hoạt động in;
d) Không lập sổ quản lý sản phẩm nhận in hoặc không ghi đầy đủ thông tin của sản phẩm nhận in theo quy định của pháp luật kể cả chế bản và gia công sau in trong sổ quản lý ấn phẩm nhận in;
đ) Sử dụng máy photocopy và các thiết bị in khác để in, nhân bản trái phép báo chí, xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh hoặc lưu hành rộng rãi;
e) In sản phẩm không phải xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng từ 100 thành phẩm đến dưới 500 thành phẩm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ký hợp đồng in không đúng với nội dung quyết định xuất bản, giấy phép xuất bản, giấy phép in gia công cho nước ngoài;
b) In vàng mã mà không có giấy xác nhận đăng ký của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về loại vàng mã được in;
c) In sản phẩm không phải xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng từ 500 thành phẩm đến dưới 1.000 thành phẩm;
d) Sử dụng máy Photocopy và các thiết bị in khác để nhân bản báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) In chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc in chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan, tổ chức cấp chứng chỉ;
b) In chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, tem chống giả mà không có bản mẫu có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) In báo, tạp chí mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
d) In xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản từ 50 bản đến dưới 500 bản;
đ) In xuất bản phẩm không đúng với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
e) In xuất bản phẩm gia công cho nước ngoài mà không có giấy phép in gia công;
g) In xuất bản phẩm không đúng nội dung bản thảo đã được giám đốc nhà xuất bản ký duyệt hoặc nội dung bản thảo đã được đóng dấu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản;
h) Thêm, bớt, sửa chữa trái phép bản mẫu, bản thảo đặt in;
i) In sản phẩm không phải xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng từ 1.000 thành phẩm trở lên;
k) In sản phẩm không phải xuất bản phẩm mà không có chức năng in trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
l) In sản phẩm nhãn hàng hóa, bao bì mà bản mẫu nhận in không có chữ ký và dấu xác nhận của cơ sở sản xuất đứng tên đặt in, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng ngành hàng, giấy giới thiệu của cơ sở sản xuất đứng tên trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì;
m) In nhãn hàng hóa là hóa dược, thuốc chữa bệnh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng ngành hàng, số đăng ký do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
n) In sản phẩm in không có hợp đồng in.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) In, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy, hoặc có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản;
b) In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của Giám đốc Nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
c) In xuất bản phẩm hoặc in sản phẩm báo chí, tem chống giả mà không có giấy phép hoạt động ngành in;
d) In xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản từ 500 bản trở lên;
đ) In các sản phẩm mà pháp luật cấm lưu hành, trừ trường hợp được phép in gia công cho nước ngoài;
e) In, photocopy trái phép tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
d) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, đ và e khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải đăng ký thiết bị ngành in đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc làm thủ tục xin cấp lại giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Điều 23. Vi phạm các quy định về nhập khẩu thiết bị ngành in
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy photocopy mầu mà không có giấy phép nhập khẩu.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 24. Vi phạm các quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc phát hành xuất bản phẩm hợp pháp;
b) Bán, phân phát, cho thuê, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm nhập khẩu hoặc xuất bản trái phép;
c) Bán, phân phát, cho thuê, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền mê tín dị đoan, hủ tục, tệ nạn xã hội;
d) Tàng trữ hoặc phát hành xuất bản phẩm in, sao lậu hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản;
đ) Phát hành trên mạng internet xuất bản phẩm của nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản đã giải thể, sáp nhập hoặc chia tách mà không được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả, cơ quan, tổ chức được chuyển giao quyền và nghĩa vụ dân sự của nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản đã bị giải thể, sáp nhập, chia tách.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán, cho thuê, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;
b) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, sao lậu hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 50 bản đến dưới 100 bản;
c) Bán, cho thuê, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành hoặc tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản phẩm thuộc loại không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu;
b) Bán, cho thuê, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành;
c) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, sao lậu hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 100 bản đến dưới 150 bản;
d) Tiêu thụ, phổ biến trái phép xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có giấy phép;
b) Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản;
c) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, sao lậu hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 150 bản trở lên;
d) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài trực tiếp kinh doanh phát hành tại Việt Nam.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, điểm b và c khoản 2, điểm a, b, c, d khoản 3 và điểm b, c, d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi mạng Internet xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 25. Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu không đúng tên xuất bản phẩm trong danh mục đăng ký nhập khẩu;
b) Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc nhập khẩu không đúng loại hình xuất bản phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích và phạm vi sử dụng xuất bản phẩm nhập khẩu;
c) Không tái xuất hoặc không làm thủ tục nhập khẩu đối với xuất bản phẩm nhập khẩu là tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức tại Việt Nam, xuất bản phẩm là tài sản di chuyển của tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng sau khi sử dụng;
d) Không làm thủ tục xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm tặng cho tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh mà không có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
b) Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh mà không đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
c) Không thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 3 và Điều 10 Luật Xuất bản;
b) Xuất khẩu xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, tịch thu, thu hồi, tiêu hủy, xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 3 và Điều 10 Luật Xuất bản.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất xuất bản phẩm trong trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
Điều 26. Vi phạm các quy định về quảng cáo trong hoạt động thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số ngày cho phép trong một đợt hoặc không đủ thời gian, khoảng cách giữa các đợt;
b) Quảng cáo trên báo in vượt quá 10% diện tích mà không xin phép;
c) Quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình không có tiếng nói, chữ viết thể hiện rõ mục thông tin quảng cáo;
d) Quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của chương trình phát thanh, truyền hình không phải là chương trình chiếu phim, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí;
đ) Quảng cáo trên báo in không có phần riêng, trang riêng hoặc không ghi rõ mục thông tin quảng cáo; không đánh số trang riêng của phụ trương chuyên quảng cáo; phụ trương quảng cáo không cùng khuôn khổ, không phát hành cùng báo chính;
e) Quảng cáo trên bản tin;
g) Quảng cáo dùng từ ngữ, hình ảnh, âm thanh không phù hợp thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo quá 2 lần trong chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo quá 10 lần cho một sản phẩm trên một kênh trong một ngày của đài phát thanh, đài truyền hình;
b) Không thông báo rõ lượng thời gian cụ thể của chương trình quảng cáo cho người xem, người nghe biết ngay từ đầu chương trình đối với kênh, chương trình chuyên quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép;
c) Quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số lần, quá lượng thời gian cho phép trên một kênh trong một ngày;
d) Quảng cáo xen lẫn nội dung tin, bài trên báo chí;
đ) Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày;
e) Quảng cáo cho một hàng hóa, dịch vụ quá 5 ngày liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; các đợt quảng cáo cách nhau dưới 5 ngày đối với báo hàng ngày hoặc cách nhau dưới 4 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ;
g) Quảng cáo sử dụng tiếng nước ngoài viết trước tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hoặc sử dụng khổ chữ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam lớn hơn khổ chữ tiếng Việt đối với sản phẩm quảng cáo có cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài;
h) Quảng cáo gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác;
i) Dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được phép của tổ chức, cá nhân đó;
k) Quảng cáo biểu trưng, nhãn hiệu chung cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mà trong đó có loại hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo nhưng không ghi rõ loại hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo mà pháp luật không cấm quảng cáo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên trang nhất của báo, trên bìa một của tạp chí, trừ báo, tạp chí, đặc san chuyên quảng cáo; quảng cáo trong chương trình thời sự của đài truyền hình, đài phát thanh;
b) Quảng cáo thuốc kê đơn, vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh, thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc, quảng cáo trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế mà không thông báo đầy đủ nội dung sản phẩm quảng cáo theo quy định hoặc không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Quảng cáo các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế phẩm phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không thông báo đầy đủ nội dung quảng cáo theo quy định hoặc không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của một người quảng cáo hoặc một người kinh doanh dịch vụ quảng cáo vượt quá 50% thời lượng của mỗi lần quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình;
b) Quảng cáo hàng hóa chưa được phép kinh doanh, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo;
c) Quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên;
d) Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị;
đ) Dùng bản đồ Việt Nam để quảng cáo nhưng không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;
e) Dùng hình ảnh đồng tiền Việt Nam để quảng cáo.
g) Quảng cáo không dùng tiếng nói, chữ viết Việt Nam trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Quảng cáo;
h) Đưa sản phẩm quảng cáo lên mạng thông tin máy tính mà không gửi trước sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;
b) Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hóa đã đăng ký;
c) Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Quảng cáo có nội dung nói xấu, so sánh làm giảm uy tín, chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội;
b) Sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca để quảng cáo.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gửi sản phẩm quảng cáo theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này.
Điều 27. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên lịch blốc vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch;
b) Quảng cáo trên tờ lịch blốc in ngày quốc lễ, ngày kỷ niệm lớn theo quy định của pháp luật;
c) Quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ trên bìa một của các loại sách.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên xuất bản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 29 Luật Xuất bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên;
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 1, khoản 2 Điều này.
MỤC 4. VI PHẠM CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, NGĂN CẢN BẤT HỢP PHÁP HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 28. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi trụ sở cơ quan báo chí, cơ quan đại diện mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thành lập, đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện; cử và đình chỉ hoạt động của phóng viên thường trú với Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông nơi cơ quan báo chí đặt cơ quan đại diện, cử phóng viên thường trú theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, giải trình nội dung thông tin với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;
d) Thay đổi trụ sở Nhà xuất bản mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Thay đổi trụ sở văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
e) Không báo cáo bằng văn bản với Cục Xuất bản về tên xuất bản phẩm, tác giả, địa chỉ website và ngày đăng tải trước khi phát hành xuất bản phẩm trên mạng internet;
g) Nhà xuất bản không thông báo bằng văn bản với Cục Xuất bản khi thay đổi số lượng in;
h) Không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản khi phát hiện nội dung sản phẩm đặt in, nhân bản vi phạm quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản;
i) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in khi thay đổi địa chỉ, giám đốc hoặc chủ cơ sở in;
k) Không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản trong quá trình phát hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không trung thực theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm giả, làm sai lệch hồ sơ để xin cấp thẻ nhà báo cho đối tượng không đủ tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc báo cáo đầy đủ thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 29. Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động báo chí, xuất bản hoặc cho người có thẩm quyền khi được yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành quyết định, yêu cầu thanh tra, kiểm tra của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Không cung cấp tài liệu, số liệu hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc sai sự thật cho việc thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Cản trở việc thanh tra, kiểm tra của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lăng mạ, xúc phạm người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra;
b) Trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền, không thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định thanh tra, kiểm tra.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu giữ trái pháp luật tài liệu, phương tiện kỹ thuật của cơ quan thanh tra;
b) Tự ý tháo dỡ, phá bỏ niêm phong, tự ý làm thay đổi hiện trường, thay đổi số lượng, chủng loại hàng hóa là tang vật vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản đang bị thanh tra, kiểm tra, niêm phong hoặc tạm giữ;
c) Tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
1. Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, gồm:
a) Hoạt động báo chí;
b) Hoạt động xuất bản;
c) Quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động báo chí, xuất bản;
d) Quảng cáo trong hoạt động báo chí, xuất bản.
2. Thanh tra viên chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 2 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điều của Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
4. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa của lĩnh vực báo chí, xuất bản, in, phát hành quy định tại Nghị định này và nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo, quyền tác giả và quyền liên quan;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điều của Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
5. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc.
6. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí, nhà xuất bản của trung ương và địa phương khác hoạt động tại địa phương của mình khi được ủy quyền.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác
Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản được quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản 4, 5, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007 và Điều 10 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản được quy định tại Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường
Cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 11 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.
Điều 34. Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt.
Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Điều 35. Ban hành mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính
Ban hành kèm theo Nghị định này các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2011. Nghị định này thay thế các quy định tại Mục 1, Mục 2 Chương II và Điều 52, 53 Mục 8 Chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 37. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản niêm phong/mở niêm phong tang vật tạm giữ.

4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

5. Mẫu biên bản số 05: Biên bản bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản.

6. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

7. Mẫu quyết định số 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

8. Mẫu quyết định số 03: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

9. Mẫu quyết định số 04: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt hành chính.

10. Mẫu quyết định số 05: Quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Mẫu biên bản số 01






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN   
-------

 

Số: ………/BB-VPHC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH 
TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

 

Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại ...................................................................

 

Chúng tôi gồm3:

 

1. ....................................................... Chức vụ:......................................................................

 

2. ....................................................... Chức vụ ......................................................................

 

Với sự chứng kiến của:4

 

1. ....................................................... Nghề nghiệp/chức vụ ....................................................

 

Địa chỉ thường trú (tạm trú).......................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số ………..... Ngày cấp: …………; Nơi cấp........................................

 

2. . ..................................................... Nghề nghiệp/chức vụ ....................................................

 

Địa chỉ thường trú (tạm trú).......................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số ………..... Ngày cấp: …………; Nơi cấp........................................

 

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đối với:

 

Ông (bà)/tổ chức5 ................................ ; nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):.................................

 

...............................................................................................................................................

 

Địa chỉ: ...................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:.................................................

 

Cấp ngày ............................................ Tại:..............................................................................

 

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau6:..........................................................................

 

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều …. khoản …….. điểm …………của Nghị định số ................ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

 

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại7:

 

Họ tên:.....................................................................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:................................................

 

Cấp ngày............................................. Tại:..............................................................................

 

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:.....................

 

...............................................................................................................................................

 

Ý kiến trình bày của người làm chứng:.......................................................................................

 

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, (nếu có):......

 

...............................................................................................................................................

 

Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức  …………….. đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

 

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

 

...............................................................................................................................................

 

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: ..................... để cấp có thẩm quyền giải quyết:
















 
 

STT

 

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

 

Số lượng

 

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng8

 

Ghi chú9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

 

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại10 ………….. lúc ………. giờ … ngày ….. tháng ….. năm ……….. để giải quyết vụ vi phạm.

 

Biên bản được lập thành …… bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ................................................. 11.

 

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

 

...............................................................................................................................................

 

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)12:

 

Biên bản này gồm ……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

















 
 

Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)

(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

 

 

Người lập biên bản 
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Người bị thiệt hại
(hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại)

(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Đại diện chính quyền
(nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)  

       
 

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản13:

 

...............................................................................................................................................

 

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản14:

 

____________

 

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…, huyện, thành phố thuộc tỉnh……, xã ….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

 

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

 

4 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

 

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

6 Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

 

7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

 

8 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xe ri của từng tờ.

 

9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà)….. 

 

10 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

 

11 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

 

12 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

 

13 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

 

14 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

Mẫu biên bản số 02






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN   
-------

 

Số: ……/BB-TG-TVPT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

 

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

 

Căn cứ Điều 45, 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

 

Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

 

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ….. ngày ….. tháng ….. năm ………do3 ………. ….chức vụ …………… ký.

 

Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,

 

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày ….. tháng ….. năm ……… tại:...........................................

 

...............................................................................................................................................

 

Chúng tôi gồm4:

 

1. ....................................................... Chức vụ:......................................................................

 

2. ....................................................... Chức vụ ......................................................................

 

Người vi phạm hành chính là:

 

Ông (bà)/tổ chức5:.................................................................................................................... ;

 

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:.................................................

 

Cấp ngày ............................................ Tại:..............................................................................

 

Với sự chứng kiến của6:

 

1. . ..................................................... Nghề nghiệp:................................................................

 

Địa chỉ thường trú:....................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số:………..... Ngày cấp …………; Nơi cấp.........................................

 

2. . ..................................................... Nghề nghiệp:................................................................

 

Địa chỉ thường trú:....................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số: ……….... Ngày cấp …………; Nơi cấp.........................................

 

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
















 
 

STT

 

Tên tang vật, phương tiện, bị tạm giữ

 

Số lượng

 

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện7

 

Ghi chú8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

 

Biên bản được lập thành …… bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản.

 

Biên bản này gồm …….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

 

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

 

...............................................................................................................................................

 

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)9:

















 
 

Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)

(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

 

 

Người lập biên bản 
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Người ra quyết định 
tạm giữ

(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Đại diện chính quyền
(nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)  

       
 

____________

 

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương……., huyện, thành phố thuộc tỉnh……, xã ….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

 

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

 

4 Họ và tên, chức vụ người lập biên bản.

 

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

6 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

 

7 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký.

 

8 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà)….. 

 

9 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu biên bản số 03






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN   
-------

 

Số: ……/BB-NP/MNP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

 

Niêm phong/mở niêm phong tang vật tạm giữ

 

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày ….. tháng ….. năm ……… tại............................................

 

Chúng tôi gồm3:

 

1. ....................................................... Chức vụ.......................................................................

 

2. ....................................................... Chức vụ.......................................................................

 

Đại diện tổ chức/cá nhân là chủ sở hữu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

 

Ông (bà)/tổ chức:.....................................................................................................................

 

Nghề nghiệp:............................................................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ……………….. ngày cấp ……… nơi cấp..............................................

 

Với sự chứng kiến của:

 

1. Ông (bà):..............................................................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Nghề nghiệp:............................................................................................................................

 

Số chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ……….. ngày cấp ……… nơi cấp..............................

 

2. Ông (bà):..............................................................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Nghề nghiệp:............................................................................................................................

 

Số chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ……….. ngày cấp ……… nơi cấp..............................

 

Tiến hành niêm phong/mở niêm phong số tang vật, phương tiện tạm giữ theo Quyết định số …….. ngày ….. tháng ….. năm ………của4...........................................

 

Chức vụ:..................................................................................................................................

 

Số tang vật niêm phong (mở niêm phong) gồm:

 

...............................................................................................................................................

 

...............................................................................................................................................

 

Số tang vật trên đã giao cho ông (bà)……….. thuộc đơn vị ......................... chịu trách nhiệm coi giữ và bảo quản. 

 

Biên bản kết thúc vào hồi …… giờ ……. ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Biên bản được lập thành ……… bản có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho chủ sở hữu tang vật, phương tiện 01 bản; người bảo quản 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

 

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

 

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)5:










 
 

Chủ sở hữu (sử dụng) 
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Người niêm phong/
mở niêm phong

(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

Người bảo quản
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

____________

 

1 Tên cơ quan chủ quản.

 

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi rõ tên, chức vụ người lập biên bản.

 

4 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

5 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu biên bản số 04






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN   
-------

 

Số: ……/BB-TH-TVPT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

 

Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

 

Căn cứ khoản 2, Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

 

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số………. QĐ/XPVP ngày ….. tháng ….. năm ……….

 

Hôm nay, vào hồi ……. giờ …. ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Tại:..........................................................................................................................................

 

Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

 

1. Ông (bà) .......................................... Chức danh...................................................................

 

Đại diện đơn vị..........................................................................................................................

 

2. Ông (bà) .......................................... Chức danh...................................................................

 

Đại diện đơn vị..........................................................................................................................

 

3. Ông (bà) .......................................... Chức danh...................................................................

 

Đại diện đơn vị..........................................................................................................................

 

4. Ông (bà) .......................................... Chức danh...................................................................

 

Đại diện đơn vị..........................................................................................................................

 

5. Ông (bà) .......................................... Chức danh...................................................................

 

Đại diện đơn vị..........................................................................................................................

 

Tiến hành tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây:


















 
 

STT

 

Tên tang vật, phương tiện

 

ĐV tính

 

Số lượng

 

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình thức tiêu hủy:...................................................................................................................

 

...............................................................................................................................................

 

Quá trình tiêu hủy có sự chứng kiến của3:..................................................................................

 

...............................................................................................................................................

 

Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi ……. giờ …….. ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Biên bản này được lập thành ……… bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản.

 

Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

 

Biên bản này gồm ………….. trang, được người làm chứng và các thành viên Hội đồng ký xác nhận vào từng trang.






 
 

Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Các thành viên hội đồng4
(Ký, ghi rõ họ tên)  

 

____________

 

1 Tên cơ quan chủ quản.

 

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyền phải ghi rõ họ tên chức vụ.

 

4 Từng thành viên hội đồng ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu biên bản số 05






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN   
-------

 

Số: ………/BB-BGTVPT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

 

Bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

 

Hôm nay, vào hồi ……. giờ …. ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Tại:..........................................................................................................................................

 

Chúng tôi gồm:

 

Đại diện bên giao tang vật, phương tiện vi phạm3:

 

- Ông (bà): ........................................... Chức danh:..................................................................

 

- Thuộc đơn vị:..........................................................................................................................

 

Đại diện bên nhận tang vật, phương tiện vi phạm4:

 

- Ông (bà): ........................................... Quốc tịch:....................................................................

 

- Nghề nghiệp:..........................................................................................................................

 

- Số chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ……….. Ngày cấp ………….. Nơi cấp ....................

 

- Địa chỉ:..................................................................................................................................

 

Tiến hành lập biên bản bàn giao hoặc trả lại các tang vật, phương tiện vi phạm gồm:


















 
 

STT

 

Tên giấy tờ, tang vật, phương tiện

 

ĐV tính

 

Số lượng

 

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng …………… khoản.

 

Các ý kiến của bên nhận:..........................................................................................................

 

Hai bên đã giao nhận đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc vào hồi ….. giờ ……. ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

 

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):................ ……………5..................................................................

 

Biên bản này gồm ………….. trang, được Đại diện bên nhận và Đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.






 
 

Đại diện bên nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện bên giao
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

___________

 

1 Tên cơ quan chủ quản.

 

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện bên giao.

 

4 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người nhận; nếu bên nhận là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

 

5 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu quyết định số 01






 


 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH    
-------

 

Số:………/QĐ-TGTVPT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

 

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

 

Căn cứ Điều ………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản;

 

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………./BB-VPHC do ………. lập ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Xét3..........................................................................................................................................

 

Tôi4:..................................................... ; Chức vụ:....................................................................

 

Đơn vị:.....................................................................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

 

Ông (bà)/tổ chức5: ...................................................................................................................

 

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.................................................

 

Cấp ngày:............................................ Tại:..............................................................................

 

Tang vật, phương tiện bị tạm giữ gồm (tên, số lượng, chủng loại):

 

...............................................................................................................................................

 

Có biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kèm theo.

 

Điều 2. Tang vật, phương tiện nêu trên được tạm giữ tại6:

 

...............................................................................................................................................

 

Điều 3. Thời hạn tạm giữ là ......... ngày, kể từ ngày ... tháng ... năm ...

 

Điều 4. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng ….. năm ……… và được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản giao cho người có trách nhiệm bảo quản, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính, 01 bản gửi7............................................... ./.









 
 

 

 

Người ra quyết định ký
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ

 

____________

 

1 Nếu quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

 

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

 

4 Họ tên người ra quyết định tạm giữ.

 

5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

6 Ghi địa chỉ nơi tạm giữ tang vật, phương tiện.

 

7 Trường hợp người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008, thì quyết định này được gửi để báo cáo thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ.

Mẫu quyết định số 02






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH    
-------

 

Số: ………/QĐ-XPHC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

 

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

 

Căn cứ Điều ………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản;

 

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do3 ………. lập hồi …….. giờ ………ngày ….. tháng ….. năm ………tại           ;

 

Tôi4...................................................... ; Chức vụ:....................................................................

 

Đơn vị:.....................................................................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

 

Ông (bà)/tổ chức5: ................................................................................................................... ;

 

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.................................................

 

Cấp ngày:............................................ Tại:..............................................................................

 

Với các hình thức sau:

 

1. Hình thức xử phạt hành chính:

 

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là ……. đồng (viết bằng chữ:……….).

 

2. Hình phạt bổ sung (nếu có):

 

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:............................................................

 

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:................................

 

...............................................................................................................................................

 

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

 

Lý do:

 

- Đã có hành vi vi phạm hành chính6:...........................................................................................

 

Quy định tại điểm …… khoản ……. Điều ….. của Nghị định số ……. ngày ….. tháng ….. năm ………của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

 

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:...............................................................

 

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ..................... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng ….. năm ……… trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc7           

 

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành;

 

Số tiền phạt theo quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số …………… của Kho bạc Nhà nước8……….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

 

Ông (bà)/tổ chức …….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ….. tháng ….. năm ………9

 

Trong thời hạn ba ngày Quyết định này được gửi cho:

 

1. Ông (bà)/tổ chức: .............................................................. để chấp hành;

 

2. Kho bạc ........................................................................... để thu tiền phạt;

 

3..........................................................................................

 

Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang






 
 

 

 

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

____________

 

1 Nếu quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương….., huyện, thành phố thuộc tỉnh ……., xã …….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

 

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

 

4 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

 

5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

 

7 Ghi rõ lý do

 

8 Ghi rõ tên, địa chỉ kho bạc.

 

9 Ngày ký quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

Mẫu quyết định số 03






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH    -------------------

 

Số: ………/QĐ-CC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

 

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

 

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản số ………….. ngày ….. tháng ….. năm ………của ..............................

 

Tôi3,..................................................... ; Chức vụ:....................................................................

 

Đơn vị:.....................................................................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……. ngày ….. tháng ….. năm ………của …………. trong hoạt động báo chí, xuất bản.

 

Đối với:

 

Ông (bà)/tổ chức4: ................................................................................................................... ;

 

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:................................................

 

Cấp ngày:............................................ Tại:..............................................................................

 

Biện pháp cưỡng chế5:

 

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ..................... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này và chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang

 

Quyết định này được gửi cho:

 

1. Ông (bà)/tổ chức …………................. ………………….để thực hiện;

 

2. ....................................................... để ……………;6

 

3. ....................................................... để ……………7.






 
 

 

 

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

____________

 

1 Nếu quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương….., huyện, thành phố thuộc tỉnh ……., xã …….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

 

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Họ tên người ra quyết định cưỡng chế.

 

4 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

5 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.

 

6 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

 

7 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra thì quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

Mẫu quyết định số 04






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH    
-------

 

Số: ………/QĐ-KPHQ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

 

Căn cứ Điều3 …….. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

 

Căn cứ Điều4 ………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản;

 

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,

 

Tôi5,..................................................... ; Chức vụ:....................................................................

 

Đơn vị:.....................................................................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:

 

Ông (bà)/tổ chức6: ................................................................................................................... ;

 

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................................................................................

 

Địa chỉ:....................................................................................................................................

 

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.................................................

 

Cấp ngày:............................................ Tại:..............................................................................

 

Lý do:

 

- Đã có hành vi vi phạm hành chính7:...........................................................................................

 

Quy định tại điểm …….. khoản……….. Điều ……… của ............................................................. 8;

 

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:...............................................................

 

Hậu quả cần khắc phục là:

 

Biện pháp để khắc phục hậu quả là:

 

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ..................... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày ….. tháng ….. năm ……… trừ trường hợp …………….. 9 Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức …………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

 

Ông (bà)/tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ….. tháng ….. năm ………10

 

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang

 

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

 

Ông (bà)/tổ chức ………….................... ………………….để chấp hành;

 

2. ....................................................... ……………................................................................... ;

 

3. ....................................................... ……………...................................................................






 
 

 

 

Người ra quyết định 
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

____________

 

1 Nếu quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương….., huyện, thành phố thuộc tỉnh ……., xã …….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

 

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Nếu quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

4 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản;

 

5 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

 

6 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

 

8 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

 

9 Ghi rõ lý do

 

10 Ngày ký quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.

Mẫu quyết định số 05






 
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH    
-------

 

Số: ………/QĐ-CHS

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

2……, ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cho cơ quan tiến hành tố tụng

 

Căn cứ Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

 

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …../BB-VPHC ngày ….. tháng ….. năm ………;

 

Xét thấy hành vi vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều ….. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Tôi:...................................................... Chức vụ:......................................................................

 

Đơn vị công tác:.......................................................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: ........................................................... 3................................ để xem xét, giải quyết.

 

Hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm gồm ……..4........................ (có biên bản bàn giao kèm theo).

 

Điều 2. Giao cho ông (bà) ........................................................................................................

 

Chức vụ...................................................................................................................................

 

Đơn vị công tác:.......................................................................................................................

 

Có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu và tang vật phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.






 
 

Nơi nhận:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
- Như Điều 3;
- Lưu.

 

Người ra quyết định 
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

______________

 

1 Tên cơ quan chủ quản.

 

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

3 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

 

4 Ghi rõ các hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm. Hoặc ghi: “Như biên bản bàn giao kèm theo”.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 02/2011/ND-CP

Hanoi, January 06, 2011

 

DECREE

PROVIDES FOR HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN PRESS AND PUBLISHING ACTIVITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 28, 1989 Press Law and the June 12, 1999 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law;

Pursuant to the December 3, 2004 Publishing Law; and the June 03, 2008 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Publishing Law;

Pursuant to the November 29, 2005 Intellectual Property Law; the June 19, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Intellectual Property Law;

Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations; the April 02, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the November 16, 2001 Advertisement Ordinance;

At the proposal of the Minister of Information and communications,

DECREES:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides acts of violations, forms, rate of handling violations and powers for handling of administrative violations in press and publishing activities.

2. Administrative violations in press and publishing activities mean individuals’ or organizations’ acts of intentionally or unintentionally violating law regulations on state management in press and publishing activities which are not serious enough for penal liability examination and according to regulations of law, it must be administratively sanctioned (hereinafter collectively called as individuals, organizations).

3. Administrative violations in press and publishing activities providing in this Decree comprise: acts of violating in press information activities (printed, audio, visual and electronic press, activities of pay television, publishing of special issues, bulletins, documents, leaflets, circulation of press releases, display of news on electronic screens, activity of information supply and activities relating to receiving television signal directly from the satellite); publishing activities; import and export of press, publishing products; advertisement in press and publishing information activities.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to domestic and foreign agencies, organizations, individuals who have acts of violations in press and publishing activities in Vietnam.

Article 3. Forms of handling of administrative violationsand remedies

1. For each act of administrative violation, committed organization, individual must bear one of main forms of sanction as follows:

a) Warning;

b) Sanction in money.

2. Depending on the nature and seriousness of violations, organizations, individuals committing administrative violations may also be applied one or more forms of following additional sanctions:

a) Striping of the right to use all type of licenses, certificates, press cards with time-limit or timeless;

b) Confiscating material evidences, means used for administrative violation.

3. Besides forms of handling main sanctions, additional sanctions as provided in clause 1, 2 of this Article, organizations, individuals committing administrative violations may also be applied one or more remedies as specifically provided in the Articles of this Decree.

Chapter 2.

ACTS OF VIOLATIONS IN PRESS AND PUBLISHING ACTIVITIES, SANCTION FORMS AND LEVELS

ITEM 1. VIOLATIONS IN PRESS AND PUBLISHING ACTIVITIES

Article 4. Violations of regulations on license of press activity

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with the provisions of permits in the license;

b) Publishing activitiesdo not comply with the right purpose, programs approved in the license of press activity issued by the competent agency for foreign journalist.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Establishing representative agency, permanent residing agency of the press agency while has not approved in writing yet by the competent State management agency;

b) Publishing bulletins without license;

c) Publishing, circulating documents, leaflets, printed products without license over foreign agencies, organizations, foreign element-concerning entities in Vietnam;

d) Publishing supplement, additional issues specializing in advertisement without license;

đ) Advertising continuously over 10 minutes on radio, television program without license;

e) Putting picture box, information box, panels, in front of foreign representative agency’s head office when has not permitted yet by the competent state management agency;

g) Vietnam-based foreign agencies, organizations organize to display films, exhibitions, workshops and other activities relating to the presses who invite Vietnam citizens to participate in without permission of the competent state management agency;

h) Modifying, erasing licenses.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Circulating press releases without license for foreign agencies, organizations, Vietnam-based foreign element-concerning entities;

b) Publishing special issues, supplements, specialized issues, increasing pages without license;

c) Launching additional channels, adding programs without license;

d) Displaying news on electronic screens without license.

4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of press activities without license issued by the competent agency to foreign journalists.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Publishing printed press or electronic press without license of press activities as provision;

b) Broadcasting radio, television program without license of press activities as provision;

c) Faking license of press activities; of publishing special issues, supplement, specialized issues, of publishing bulletins, documents, leaflets.

6. Forms of additional sanction:

Confiscating material evidences, means of violation for the acts provided in points b, c, d, e, g clause 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 5. Committing violations of regulations on press card, professional activitiesof journalists

1. Warning or fining between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Lending press cards to other persons for carrying out press activities;

b) Using press cards of others for carrying out press activities;

c) Using press cards which were modified or erased;

d) Using invalid foreign press cards or carrying out press activities without foreign press cards issued by the competent agency.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the act of faking journalist, correspondent for carrying out press activities aiming at seeking benefits.

3. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for the act of abusingthejournalist’s capacity aiming at seeking benefit or interfering illegally or obstructing lawful activities of agencies, organizations and individuals.

4. Additional sanction forms:

a) Confiscating press cards for the acts provided in pointb, c and d clause 1 of this Article;

b) Striping of the right to use press cards within 180 days for the acts provided in point a clause 1 of this Article;

c) Striping of the right to use press cards timeless for the acts provided in clause 3of this Article.

Article 6. Act of obstructing illegally press activities

1. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for the act of hurting journalist’s honor, dignity while carrying out lawfully his/her professional activities.

2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the act of obstructing journalist carrying out lawfully his/her professional activities.

3. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Threatening, frightening journalist’s life;

b) Destroying, intentionally causing damage or taking and keeping illegally means, documents ofpressactivities of journalist.

4. Remedies for overcoming consequences:

a) Forcing to apologize for the acts provided in clause 1, 3 of this Article;

b) Forcing to return means, documents taken and kept illegally for the act provided in point b clause 3 of this Article.

Article 7. Committing violations of regulations on information contents

1. Warning or fining between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to quote information source when publishing, broadcasting on press;

b) Failing to state clearly full name or pseudonym of writer, group of writers of news, article when using them to publish, broadcast on press;

c) Using news, article in order to publish, broadcast on press but not knowing clearly writer’s real name, address.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for the following acts:

a) Notifying improper information but not yet serious;

b) Illustrating, posting unsuitable information contents making readers misunderstand them;

c) Posting, broadcasting information on mysterious matters, new scientific matters on special research magazines but failing to note and quote for documents’ origin;

d) Disclosing personal secrets of a person without permission of such person or his/her relative except otherwise provided for by law;

đ) Publishing private letters, documents of individual without permission of legal owner of such letters, documents except otherwise provided for by law;

e) Posting, broadcasting picture of individual without permission of such person or his/her relative, except the case finding relatives of victims, picture of the person who has been sued for penal offence or executing sentenced penalty, pictures of collective activities.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the following acts:

a) Describing in detail the acts of obscene, non-humanitarian terrific killing in the news, articles, pictures;

b) Broadcasting, issuing news; articles; pictures of persons in the state of sexual stimulation, nude, nonsense uncovered clotheswhich undermine fine customs and practices;

c) Promulgation of depraved customs, superstition;

d) Posting, broadcasting information on the press that is not the special research magazines on mysterious matters, new scientific matters without having made conclusion yet;

đ) Posting, broadcasting information on personal identity and individual’s relationships in the negative cases when having not basis evidencing that the relatives and such relationships relating to such negative cases or having not made conclusion yet by the competent state agency;

e) Exploiting documents, papers of organizations; documents, private letters of individuals relating to the case which is being investigated or has not been judged, the negative cases or the cases having signals of committing violation of law which are waiting for conclusion of the competent state management agency but failing to state clearly such documents, private letter’s origin.

4. A fine of between 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for the following acts:

a) Issuing improper information causing serious effect;

b) Posting, broadcasting Vietnam map not showing sufficiently or showing untruthfully the nation’s sovereignty.

5. A fine of between 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for the following acts:

a) Posting, broadcasting works which had decision on circulation banning or strip;

b) Posting, broadcasting information breaching clause 1 Article 6 of Press Law and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law;

c) Posting, broadcasting information breaching clause 1, 2, 3 Article 10 of the Press Law but that is not too serious for examine for penal liability.

6. Additional sanction forms:

a) Confiscating material evidences, means of violation for the acts provided in clause 3, 4 and 5 of this Article in case of causing serious consequence;

b) Striping of the right to use license from 90 days to 180 days for the acts provided in clause 5 of this Article;

c) Striping of the right to use press card timeless toward the journalist who conducted the acts provided in clause 4, 5 of this Article.

7. Remedies of overcoming consequence:

Forced to correct, apologize for the acts provided in points a, b, d, đ, e clause 2, point đ clause 3 and clause 4, 5 of this Article.

Article 8. Committing violations of regulations on information supply to the press and the use of information of the press

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for the following acts:

a) Obstructing the supply of information to the press of organizations, citizens;

b) Failing to supply information to the Press according to provision in Article 7 of the Press law.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for the acts of using individual’s statement which is not aiming at answering for the interviews in the conferences, meetings, discussions, talking in order to transform into an interview article without permission of such individual.

3. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Self-willed adding to, cutting from or showing the wrong opinions of the person who answered the interview on press;

b) Failing to conduct the requirement of reconsideration to the contents of the interview of the person who answered before posting, issuing its interviewing contents on press;

c) Adding to, cutting from that causing the wrong contents of written conclusion on the cases of the competent state management agency when posting, broadcasting on press.

4. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to apologize to and post the sufficient and true contents of the interview answer for the acts provided in point a clause 3 of this Article;

b) Forced to apologize to and post the sufficient and true contents of written conclusion on the cases of the competent state management agency for the acts provided in point c clause 3 of this Article.

Article 9. Committing violations of regulations on correction on press

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Conducting correction not in compliance with provisions on location, area and time volume and size;

b) Conducting not in compliance with provisions on posting statements of organizations, individuals relating to press works.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for the act of correction not in compliance with provided time.

3. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to correct as provided;

b) Failing to posting, broadcasting contents of conclusion of the competent state management agency on the contents of posted information.

4. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to correct for the acts provided in point a clause 3 of this Article;

b) Failing to posting, broadcasting contents of conclusion of the competent state management agency on the wrong contents of information posted, broadcasted for the acts provided in point b clause 3 of this Article.

Article 10. Committing violations of regulations on press meetings

1. A fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Holding press meetings without sending prior notices in writing or such notices made not in accordance with provided time;

b) Holding press meetings with contents in violation of functions, duties, and objects of such organization.

2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the act of holding press meeting without approval of the state management agency on press or when had suspension order.

3. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for the act of holding press meeting with contents of wrong, distortion, slander aiming at hurting honor of organizations, citizens’ dignity.

4. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for the act of holding press meeting with contents committing violation of provisions in clauses1, 2 and 3 Article 10 of the Press Law.

Article 11. Committing violations of regulations on display of press, information products

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to write in full or in compliance with provisions on deposit on press, information products;

b) Displaying page 1, front cover page of newspapers, magazines, special issues, news, document, leaflets not in compliance with contents of press, information products.

2. Additional sanction form:

Confiscating press information products for the acts as provided in point b clause 1 of this Article in case of causing serous consequence.

Article 12. Committing violations of regulations on circulation of press, information products

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failingto print selling prices on press, information products;

b) Selling press, information products which used for internal circulation.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Obstructing the lawful distribution of press, information products;

b) Selling illegally imported press, information products;

c) Distributing press products without publishing license.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the act of distributing press, information products not permitted for circulation or subject to the decisions of withdrawal, confiscation or circulation banning.

4. Additional sanction form:

Confiscating material evidence of violation for the acts provided in point b clause 1, point b, c clause 2 and 3 of this Article.

Article 13. Committing violations of regulations on copyright deposit of press, information products

1 A fine of warning or in money between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for the act of failing to depositpress, information products according to regulations on deposit places, time, quantity or procedures.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to deposit press, information products;

b) Failing to archive documents, audio records, visual records broadcasted, data posted on internet or archiving not in compliance with time provided.

3. Remedies of overcoming consequence:

Forced deposit of press, information products, forced to archive documents, audio records, visual records broadcasted, data posted on internet strictly according to the provisions of law for the acts provided in clauses 1 and 2 of this Article.

Article 14. Committing violations of regulations on import, export of express, means serving press activities

1. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for the acts of import, export ofmeans serving press activities without the competent state management agency’s permission.

2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the acts of import, export of press with contents of superstition which undermine cultural tradition, fine customs and practices.

3. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts except for the case provided in clause 2 of this Article.

a) Importing press with contents breaching Article 10 of Press Law;

b) Exporting illegal published press, press had decision of printing suspension, circulation banning, confiscation, withdrawal and destruction, press with contents breaching Article 10 of the Press Law.

4. Additional sanction form:

Striping material evidence of violation for the acts provided in clause 2, 3 of this Article.

5. Remedies of overcoming consequence:

For the act provided in clause 1 of this Article, being forced to conduct permission procedure under regulations of law.

Article 15. Committing violations of regulations on pay television operation management and receipt of television signal direct from the satellite

1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Modifying, erasing registration certificates of receipt of television signal direct from the satellite;

b) Implementing not in compliance with provisions written in registration certificates of receipt of television signal direct from the satellite;

c) Failing to implement the responsibility of report of pay television service supply according to provision.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to implement the registration of receipt of foreign television signal direct from the satellite;

b) Failing to implement the registration of item list of program channel on pay television.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Producing domestic program channel to pay television not in compliance with contents in license;

b) Editing foreign program channel on pay television not in compliance with contents in license;

c) Editing foreign program channel on pay television not in compliance with regulations of law;

d) Supplying pay television service not in compliance with contents in license.

4. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to implement the registration of supplying foreign program channel on pay television in Vietnam;

b) Supplying foreign program channel into Vietnam aiming at carrying on business on pay television but not through agencies authorized in Vietnam;

c) Receiving foreign television signal direct from the satellite not in compliance with regulations of law;

d) Editing foreign program channel on pay television without license.

5. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Installing, supplying pay television service without license;

b) Producing domestic program channel to pay television without license;

c) Broadcasting foreign program channel on pay television without license;

d) Failing to implement the edition, translation of foreign program channel on pay television;

đ) Supplying television service, program channel, program channel on pay television with contents breaching Article 10 of the Press Law.

6. Additional sanction form:

a) Confiscating registration certificate for the act provided in point a clause 1 of this Article;

b) Confiscating material evidence, means of violation for the acts provided in points a, đ clause 5 of this Article in case of causing serious consequence.

7. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to implement the responsibility of report for the acts of violation provided in point c clause 1 of this Article;

b) Forced to implement the registration of receipt of foreign television signal direct from the satellite, of item list program channel on pay television, of supplying foreign program channel on pay television in Vietnam for the acts of violation provided in clause 2 and point a clause 4 of this Article;

c) Forced to implement according to contents of license for the acts of violation provided in points a, b, d clause 3 of this Article;

d) Forced to translate the foreign program channel on pay television in compliance with regulations of law for the acts of violation provided in point c clause 3 of this Article;

đ) Forced to implement the translation, edition of foreign program channel on pay television for the acts of violation provided in point d clause 5 of this Article.

Article 16. Committing violations of regulations on joint in activities of producing television, radio program channel

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to implement the registration of politic, current news channel, program channel;

b) Failing to implement the additional registration of joint program when having change contents registered, or registered addition but have not yet approved in writing by Ministry of Information and Communications;

c) Signing joint contract but not stating fully contented as provided;

d) Failing to send written notification to the function agency on name, contents, time, time-volume, broadcasting channel of joint products; name, address of joint partners, joint form, rights and obligations of parties taking part in joint for the joint products which are not program channel, period program.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to sign joint contracts;

b) Failing to implement in compliance with contents in the joint contracts and relative regulations of law;

c) Signing joint contracts with partners having not enough condition according to provisions.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Implementing joint operation over politic, news television, radio programs;

b) Failing to define collective politic-news channel in case of having 02 (two) or more promulgation channels;

c) Broadcasting in access of 30% of total time volume of channel’s the first time broadcasting program over programs implementing joint operation in collective politic-news channel;

d) Failing to implement in compliance with principle of joint operation, form of joint operation.

4. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for the act of implementing joint operation when having not yet written approval of Ministry of Information and Communications.

5. Additional sanction form:

Confiscating material evidence of violation for the act provided in clause 4 of this Article, in case of causing serious consequence.

6. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to implement the registration for the acts of violation provided in points a, b clause 1 of this Article;

b) Forced to sign joint contract in compliance with contents provided in point c clause 1 of this Article;

c) Forced to send written notification to functioning agencies for the act of violation provided in point a clause 1 of this Article;

d) Forced to sign joint contract for the act of violation provided in point a clause 2 of this Article;

đ) Forced to stop implementing joint contract for the act of violation provided in point c clause 2 of this Article;

e) Forced to define collective politic-news channel for the act of violation provided in point b clause 3 of this Article;

g) Forced to implement in compliance with provision for the act of violation provided in point c clause 3 of this Article.

ITEM 2. COMITTING VIOLATIONS IN PUBLISHING ACTIVITIES

Article 17. Committing violations of regulations on license of publishing activities

1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Modifying, erasing license of establishing publisher;

b) Modifying, erasing decision of establishing publisher;

c) Changing name of governing agency or publisher, changing serving subjects of publisher without conducting procedures of requesting for license alteration according to regulation;

d) Modifying, erasing decision of publishing;

đ) Failing to write fully contents written in the decision of publishing, publishing products according to standard form provided by Ministry of Information and Communications.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Implementing not in compliance with contents written in the license of establishing publisher;

b) Assigning the license of establishing publisher under any forms;

c) Publishing products of publishing not in compliance with guideline, object of publisher;

d) Changing governing agency, changing guideline, object of publisher without conducting procedures of requesting for issuing license according to provision;

đ) Publishing products of publishing not in compliance with registration contents of publishing plan defined by the competent state management agency;

e) Publishing on internet network at address of website without using domain ".vn".

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Publishing products of publishing but not registering publishing plan or publishing products of publishing when having not been defined in writing by Ministry of Information and Communications on the registration of publishing plan;

b) Publishing products of publishing without decision of publishing of publisher’s director;

c) Publishing non-business documents without publishing license of the state management agency on publishing activities.

4. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Establishing publisher without license of the competent state management agency;

b) Locating representative office of publisher, Vietnam-based foreign publishing organization without license or operation not in compliance with contents written in the license.

5. Additional sanction forms:

a) Confiscating material evidence of violation for the acts provided in points a, b clause 1, 3 of this Article;

b) Striping of the right to use license timelessly for the act provided in point b clause 2 of this Article.

6. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to withdraw the decision of publishing for the act provided in point d clause 1 of this Article;

b) Forced to remove products of publishing out of internet network for the act provided in point e clause 2 of this Article.

Article 18. Committing violations of regulations on contents of products of publishing

1. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed to publisher for the acts of not notifying to the publishing units for withdrawing products of publishing with decision of withdrawal, not to organize to withdraw products of publishing with decision of withdrawal.

2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Publishing products of publishing with contents of hurting honor, dignity or disclosing private life of individual without such person’s permission or her/his relatives’ permission, except for otherwise provided for by law;

b) Publishing products of publishing with wrong contents hurting rights and lawful interests of organizations, individuals;

c) Publishing map without showing administrative boundary, showing the wrong one of all levels or showing the wrong place name;

d) Using Vietnam map for displaying front cover page, illustrating for products of publishing but not showing administrative boundary, showing the wrong one of all levels or showing the wrong place name of Vietnam or the wrong national sovereignty;

đ) Publishing products of publishing being of the type must be appraised but not organizing to appraise.

3. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Publishing Vietnam map but not showing or showing the wrong national sovereignty;

b) Publishing products of publishing with contents of promulgating lifestyle of obscene, depriving, act of crime, social vices, superstition which undermine fine customs and practices.

4. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for act of publishing products of publishing with contents breaching Article 10 of Law on Press, except for the case provided in point b clause 3 of this Article.

5. Additional sanction form:

Confiscating material evidence of violation for the acts provided in points a, b, c, d clause 2, 3 and clause 4 of this Article.

6. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to withdraw products of publishing which had decision of withdrawal for the acts provided in clause 1 of this Article;

b) Forced to apologize for the acts provided in points a, b clause 2 of this Article;

c) Forced to stop publishing and organize for appraisal for the acts provided in point đ clause 2 of this Article.

Article 19. Committing violations of regulations on display, illustration of products of publishing

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Recording insufficiently or incorrectly the information which must to be recorded in products of publishing;

b) Using paints, pictures, drawings, signals, characters, that are not in compliance with content of publication, in order to cover display, illustrate for publication.

2. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to record properly and fully information must to be recorded in products of publishing for the acts provided in point a clause 1 of this Article in case of causing serious consequence;

b) Forced to modify or erase paints, pictures, drawing, signal for the acts provided in point b clause 1 of this Article in case of causing serious consequence.

Article 20. Committing violations of regulations on deposit products of publishing

1. Warning shall be imposed for the act of depositing products of publishing not in compliance with form as provisions.

2. A fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for the act of failing to deposit sufficient quantities of products of publishing under regulations of law.

3. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to deposit products of publishing but published to each one;

b) Depositing products of publishing but published them while not finishing the 10 day time-limit.

4. Remedies of overcoming consequence:

Forced to depositproducts of publishingaccordingto the provisions of law for acts specified in clause 2 and point a clause 3 of this Article.

Article 21. Committing violations of regulations on joint in publishing domain

1. A fine of warning or in money between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with provision in clause 1 Article 20 of the Press Law;

b) Failing to record or recording the wrong name, address of joint partners when registering plan of publishing;

c) Failing to sign for approval to the draft (including front cover page, information must be written in products of publishing) before printing or posting on internet network;

d) Failing to archive the draft of joint products of publishing under regulations of law;

đ) Failing to sign for publishing joint products of publishing;

e) Failing to deposit joint products of publishing to the publisher after they were printed.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for the act of changing name of products of publishing, name of writer, name of joint partner registered but not defined in writing by the Authority of Publication .

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with provision on signing contract for the joint products of publishing;

b) Publishing joint products of publishing when director of the publisher has not signed for publishing them.

4. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to organize the edition of draft of joint products of publishing, except for the case of reprinting;

b) Changing contents of joint products of publishing which signed for approval by director of the publisher.

5. Additional sanction form:

Confiscating products of publishing breaching provision in point b clause 4 of this Article in case of causing serious consequence.

6. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to archive the draft for the act provided in point d clause 1 of this Article;

b) Forced to sign for publishing joint products of publishing for the act provided in point đ clause 1 of this Article;

c) Forced joint partner to hand in joint products of publishing to the publisher for the act provided in point e clause1 of this Article.

Article 22. Committing violations of regulations on printing activity

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for the act of not registering equipment of printing industry for the equipments provided must be registered under regulations of law.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with contents written in the license of printing activity;

b) Assigning license of printing activity under any forms;

c) Modifying, erasing license of printing activity;

d) Failing to compile book of receive –to- print product management or not recording fully information of receive –to- print product according to regulations of law even pre-press and after printing process in the book of receive –to- print product management;

đ) Using photocopy machine and other printing equipment for printing, multiply illegal press, products of publishing aiming at business purpose or wide circulation;

e) Printing products which are not products of publishing in access of the quantity stated in contracts from 100 to less than 500 products.

3. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Signing contract not in compliance with contents of decision of publishing, license of publishing, license for printing process for foreigner;

b) Printing made–from-paper gold without registration certified certificate of the competent state management agency for type of printed made–from-paper gold;

c) Printing products which are not products of publishing in access of the quantity written in contracts from 500 to less than 1.000 products;

d) Using photocopy machine and other printing equipment for duplicating press, products of publishing, printing products which are not products of publishing being banned for circulation.

4. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Printing identity card, passport, diploma without written approval of the specialized state management agency or printing certificates of national education system without written approval of the agency, organization who grants such certificate;

b) Printing identity card, passport, diploma, certificate of national education system, anti-fake stamp without samples with signature and certified seal of the competent state management agency;

c) Printing newspapers, magazines without license of the state management agency on press;

d) Printing products of publishing in access of the quantity written in decision of publishing or license of publishing from 50 to less than 500 copies;

đ) Printing products of publishing not in compliance with decision or license of publishing;

e) Printing products of publishing processed to foreigners without license of process printing;

g) Printing products of publishing not in compliance with contents of the draft signed for approval by director of publisher or contents of the draft sealed by the competent state management agency for granting license;

h) Adding, removing, modifying illegal samples, draft for printing;

i) Printing products which are not products of publishing in access of the quantity written contract from 1.000 products or more;

k) Printing products which are not products of publishing but has not got function of printing in the business registration certificate;

l) Printing products of labels, wrappings that receive-to-print samples have not got signature and certified seal of production unit who orders printing, without business registration certificate of right business lines, written introduction of production units with name on labels or wrappings;

m) Printing labels which are medicine-chemical, drugs without business registration certificate of right production lines, registration number issued by the competent state management agency;

n) Printing products without printing contracts.

5. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Printing, duplicating press, products of publishing that had decision of withdrawal, confiscation, circulation banning, destruction or have contents breaching provision in Article 10 of Publishing Law;

b) Printing products of publishing without decision of publishing of director of publisher or license of publishing;

c) Printing products of publishing or printing products of press, anti-fake stamps without license of printing;

d) Printing products of publishing in access of the quantity written in decision of publishing or license of publishing from 500 copies or more;

đ) Printing products which banned for circulation by law, except the case being permitted to process to foreigners;

e) Printing, photocopying illegally documents which are of item list of State secret, working secret under regulations of law.

6. Additional sanction forms:

a) Striping of the right to use timelessly to license for the acts provided in point b clause 2 of this Article;

b) Striping of the right to use license from 90 days to 180 days for the acts provided in point a clause 5 of this Article;

c) Confiscating material evidence for the acts provided in point b, c, d clause 3, 4, 5 of this Article;

d) Confiscating material evidence for the acts provided in points a, đ and e clause 5 of this Article.

7. Remedies of overcoming consequence:

a) Forced to register equipment of printing lines for the acts provided in clause 1 of this Article;

b) Forced to conduct procedures of requesting for re-issuing license for the acts provided in point c clause 2 of this Article;

c) Forced to destroy products of publishing for the acts provided in point đ clause 2 of this Article.

Article 23. Committing violations of regulations on import of equipment of printing lines

1. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the act of importing color photocopy machine without license of import.

2. Additional sanction form:

Confiscating material evidence for the acts provided in clause 1 of this Article.

Article 24. Committing violations of regulations on stockpiling and dissemination of products of publishing

1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Obstructing lawful publishing of products of publishing;

b) Selling, delivering, renting out and uploading on internet network the products of publishing which are imported or published illegally;

c) Selling, delivering, renting out, uploading on internet network the products of publishing which have contents of propaganda superstition, deprived customs, social vices;

d) Stockpiling or publishing printing products of publishing, duplicating illegally or products of publishing without lawful original invoices, documents less than 50 copies;

đ) Publishing on internet network products of publishing of publisher, agencies, organizations who are permitted to publish but dissolved, merged or separated without permission in writing of authors, agencies, organizations assigned civil rights and obligations from such publishers, Agencies, organizations who are permitted to publish but dissolved, merged or separated.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Selling, renting out and uploading on internet network the products of publishing being of non-business or internal circulation products;

b) Stockpiling or publishing printing products of publishing, duplicating illegally or products of publishing without lawful original invoices, documents from 50 to less than 100 copies;

c) Selling, renting out and uploading on internet network the products of publishing with contents of propagating depraved lifestyle, sexual stimulation, violence stimulation.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Publishing or stockpiling aiming at circulating products of publishing to be of non-permitted for circulation or had decisions of withdrawal, confiscation;

b) Selling, renting out and uploading on internet network the products of publishing had decisions of withdrawal, confiscation, circulation banning;

c) Stockpiling or publishing printing products of publishing, duplicating illegally or products of publishing without lawful original invoices, documents from 100 to less than 150 copies;

d) Selling, propagating illegally printing products of publishing processing to foreign countries in Vietnam territory;

đ) Holding exhibitions, fairs of products of publishing not incompliance with contents written in the license.

4. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Holding publication exhibitions, fairs without license;

b) Showing or selling in the exhibits, fairs products of publishing which are published illegally, imported illegally, products of publishing without permission of circulation, had decision of withdrawal, confiscation or products of publishing with contents breaching Article 10 of Publishing Law;

c) Stockpiling or publishing printing products of publishing, duplicating illegally or products of publishing without lawful original invoices, documents from 150 copies or more;

d) Representative offices of Vietnam-based foreign organizations directly carry on business, publish in Vietnam.

5. Additional sanction form:

Confiscating material evidence for the acts provided in points b, c and d clause 1, point b and c clause 2, points a, b, c, d clause 3 and points b, c, d clause 4 of this Article.

6. Remedies of overcoming consequence:

For the acts provided in point đ clause 1 of this Article, being forced to remove publication out of the Internet network.

Article 25. Committing violations of regulations on import, export of products of publishing

1. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Importing not compliance with the name of products of publishing in the item list registered for import;

b) Importing non-business products of publishing without license of import or importing not compliance with type of products of publishing, contents, quantity, origin, objects and scope of use of imported products of publishing;

c) Failing to re-export or conduct procedures of import for imported products of publishing which are documents serving for conference, international meeting permitted to hold in Vietnam by the competent agency, products of publishing which are mobilized assets of organizations, families, individuals preserving for personal use after they are used;

d) Failing to conduct procedures of requesting for import products of publishing in order to give to organizations, individuals sent by postal with its value is in access of standard of duty free under regulations of law.

2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Importing products of publishing for business purpose without business operation license of importing products of publishing;

b) Importing products of publishing for business purpose without registering item list of import products of publishing for carrying out business with the state management agency on publishing activities;

c) Failing to appraise contents of imported products of publishing before publishing.

3. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Importing products of publishing with contents breaching Article 3 and Article 10 of Law on Publishing;

b) Exporting products of publishing illegally, products of publishing which had decision of printing suspension, banning circulation, confiscation, and withdrawal, destroying products of publishing with contents breaching Article 3 and Article 10 of Law on Publishing.

4. Additional sanction form:

Confiscating material evidence for the acts provided in clause 3 of this Article.

5. Remedy of overcoming consequence:

Forced to send or re-export products of publishing out of Vietnam territory in case of breaching provisions in point b, point c clause 1 and point a clause 2 of this Article.

ITEM 3. COMMITTING VIOLATIONS ON ADVERTISEMENT IN PRESS, PUBLISHING ACTIVITIES

Article 26. Committing violations of regulations on advertisement in press, publishing activities

1. A fine of warning or in money between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Advertising on printed press, radio, television stations in excess of number of permitted days per advertisement drive or with insufficient time and interval between advertisement drives;

b) Advertising on printed press in excess of 10% space without permission;

c) Advertising on radio, television station without oral or written information clearly expressing advertising information purpose;

d) Advertising right after the theme song or image of a radio or television program other than film, letters and arts, sports or entertainment programs;

đ) Advertising on printed press not on separate parts or pages or in sections not clearly indicated as reserved for advertisements; failing to note separately number the pages of specialized advertisement supplements; advertisement supplements being of a size different from that of the principal newspaper or issued not together with the principal newspaper.

e) Advertising on news pages;

g) Advertising using words, pictures, sound which undermine fine customs and practices.

2. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Advertising more than twice in feature film program on television stations; advertising more than four times during a radio or television entertainment program; advertising more than five minutes during feature film program or a radio or television entertainment program; advertising more than ten times for one product on one radio, television channel per day;

b) Failing to notify viewers or listeners of the time volume of a specialized advertisement radio or television channel or program which has been permitted by Ministry of Information and Communications, right at the beginning of the program;

c) Advertising on radio, television stations in excess of number of times, time-volume permitted on a channel per day;

d) Advertising inserting contents of news, article on press;

đ) Advertising sanitary napkins, condoms, skin-disease medicines, vermifuge or women hygiene liquids and similar goods, products on radio or television from 18:00 hrs to 20:00 hrs every day;

e) Advertising a goods or service for more than 5 consecutive days, for periodicals; carrying two advertisement drives less than 5 days apart for dailies, or less than 4 consecutive issues apart, for periodicals;

g) Advertising that using a foreign language, the language of an ethnic minority living in Vietnam are written before the words in Vietnamese or using the size of the words in the foreign language or the language of an ethnic minority living in Vietnam is larger than the size of Vietnamese words for advertisement goods with whole Vietnamese language, the language of an ethnic minority living in Vietnam, foreign language;

h) Advertising that causing confusion with other persons, organizations’ goods or service business activities;

i) Advertising that using the names or images of other organizations or individuals without the permission of such organizations or individuals;

k) Advertising the common logo or trademark of many kinds of goods or services of which some are banned from advertisement but failing to clearly show the kinds of goods or services which need to be advertised and are not banned to advertise by law.

3. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Advertising on page 1 of newspapers, the front cover of magazines, except for specialized advertisement newspapers, magazines or issues; broadcasting advertisements during current news radio or television programs;

b) Advertising medicine with prescription, vaccines, health biology-products for disease protection, drugs which are not need to be made out prescription but being recommended in writing by the competent state management agencies that should be used in limitation or with supervision of doctors, cosmetics, foodstuff and products other than medicines with unclear contents which may cause confusion that such products are medicine, advertising health equipments, health services but failing to notify fully contents of advertisement products according to provision or have not been permitted by the competent state management agency;

c) Advertising biology-products serving for planting, livestock raising, livestock food, pet medicine, plant protection drugs, fertilizers, manure products, seeds, animals but failing to notify fully advertisement contents according to provision or are not agreed by the competent state management agency.

4. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Advertising goods or service business activities of an advertiser or an advertisement service provider in excess of 50% of the time volume of an advertisement break on radio or television;

b) Advertising goods has not yet permitted for carrying on business, services have not permitted to implement at the time of advertisement;

c) Advertising liquor with alcohol of 30oor more;

d) Advertising with violence-inciting or horrible contents;

đ) Using map of the Socialist Republic of Vietnam for advertisement but failing to show fully the nation’s sovereignty;

e) Advertising with the use of the image of Vietnamese currency.

g) Advertising without using spoken and written Vietnamese except for the case provided in clause 1 Article 8 of the Advertisement Ordinance;

h) Uploading information of advertisement products to computer network without sending in advance advertisement products to the state management agency on advertisement according to provisions.

5. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Advertising goods or services to be of advertisement banning;

b) Advertising that is untrue to the reality, quantity of goods registered;

c) Taking advantage of advertising to hurt the honor or dignity or infringe upon lawful rights and interests of organizations or individuals;

d) Advertising with negative contents, the use of comparisons degrading the prestige or quality of commodities of other organizations or individuals;

đ) Making advertisements which are racist or infringe upon freedom of belief and religion.

6. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Making advertisements disclosing state secrets, causing harm to national independence, sovereignty, defense, security or social safety;

b) Using the national flag, national anthem, national emblem, leader’s pictures, the Party flag or the International song for advertisement.

7. Additional sanction forms:

Confiscating material evidence, means of violation for the acts provided in points b, c, d, đ, e, g clause 4, 5 and clause 6 of this Article.

8. Remedies of overcoming consequence:

For the acts provided in point h clause 4 of this Article, being forced to send advertisement commodities according to regulations.

Article 27. Committing violations of regulations on advertisement on products of publishing

1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Advertising on block calendar in excess of 20% of space of each piece;

b) Advertising national festival days, memoir days on block calendar under regulations of law;

c) Advertising goods or service business activities on the cover of a type of book.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for act of advertising on products of publishing breaching provisions in clause 1 and 2 Article 29 of Publishing Law.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for act of advertising liquor with alcohol of 30oor more;

4. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 shall be imposed for act of advertising commodities, services to be of advertisement banning.

5. Additional sanction forms:

Confiscating material evidence of violation for the acts provided in clause 3, clause 4 of this Article.

6. Remedies of overcoming consequence:

Forced to destroy the advertisement for the acts provided in point b, c clause 1, 2 of this Article.

ITEM 4. COMMITTING VIOLATIONS OF REGULATIONS ON REPORT REGIME, OBSTRUCTING ILLEGALLY THE EXAMINATION, INSPECTION ACTIVITIES

Article 28. Committing violations of regulations on report regime

1. Warning or a fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Changing head office of press agencies, representative agencies without sending written notification to the State management agencies on press;

b) Failing to send written notification for the establishment, operation suspension of representative agencies; assignment and operation suspension of permanently residing correspondent to the Ministry of Information and Communications and the Department of Information and Communications in which press agencies locate its representative agencies, assign its permanently residing correspondent as provision;

c) Failing to conduct the report, statement on information contents to the State management agencies on press or reporting, stating not in compliance with contents, time-limit and requirement of the State management agencies;

d) Changing publisher’s head office without sending written notification to the State management agencies on press;

đ) Changing representative agencies’ head office in Vietnam of the foreign publisher, organizations publishing foreign products of publishing without sending written notification to the State management agencies on press;

e) Failing to send written report to Department of Publishing on name of products of publishing, authors, websites and date of posting before publishing products of publishing on internet;

g) Publisher fails to send written report to Department of Publishing when changing printing quantity;

h) Failing to conduct the report to the State management agencies on press when finding out contents of printing ordered products, duplication breaching provision in Article 10 of Publishing Law;

i) Failing to send written report to the agency of granting printing operation license when changing address, director or printing unit’s owner;

k) Failing to conduct the report to the State management agencies on press when finding out contents of printing ordered products, duplication breaching provision in Article 10 of Publishing Law during the course of publishing.

2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for the act of sending untrue reports according to regulations or at the requirement of the competent State management agencies.

3. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 shall be imposed for the act of trying to fake, making erroneous dossiers in order to granting press card to subjects who are not standard enough to be granted for press card.

4. Additional sanction form:

For the acts provided in clause 3 of this Article, shall be striped of the right to use press card.

5. Remedies of overcoming consequence:

For the acts provided in clause 1 of this Article, shall be forced to report fully on information.

Article 29. Act of obstructing illegally operation of examination, inspection, state management

1. Warning or a fine of between VND 500.000 and 1.000.000 shall be imposed over organizations, individuals who conduct the act of failing to show or showing insufficiently documents, information, data to State management agencies in press and publishing activities or competent person at request.

2. A fine of between VND 1.000.000 and 3.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to execute decision, examination, inspection requirement of competent organizations, individuals;

b) Failing to supply documents, data or supplying insufficiently or untruthfully for the inspection, examination at the requirement of competent organizations, individuals;

c) Obstructing the inspection, examination of competent organizations, individuals.

3. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Reviling, hurting the competent person for the inspection, examination;

b) Delaying, avoiding executing the administrative decision of the competent person, failing to conduct requirement, conclusion, inspection, examination decision.

4. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Taking and keeping illegally documents, technical means of inspection agency;

b) Unauthorized dismantling, breaking seals, arbitrarily changing the field, changing the number and type of goods which are material evidence of violations of press and public activities and are subject to the supervision, inspection and sealing or temporarily seizure;

c) Dispersing and hiding, destroying material evidence, means of being inspected, examined.

5. Additional sanction forms:

a) Forced to apologize for the act provided in point a clause 3 of this Article;

b) Forced to withdraw material evidence, dispersed and hidden means for the act provided in point c clause 4 of this Article.

Chapter 3.

POWERS, PROCEDURES OF HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN PRESS AND PUBLISHING ACTIVITIES

Article 30. Powers of handling administrative violations of specialized inspector of information and communications

1. Specialized inspectors of information and communications are competent to sanction administrative violations in press and publishing activities, including:

a)Press activity;

b)Publishing activity;

c)Copyright, relative rights inpress and publishing activities;

d)Advertisement inpress and publishing activities.

2. Inspector specializing in information and communications who is executing his/her official works has the rights:

a) Warning;

b) Fining up to VND 500.000;

c) Confiscating material evidence, means which are used for administrative violations with value up to VND 2.000.000;

d) Implementing the rights provided in point 2 clause 19 Article 1 of the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and clause 2 Article 48 of the 2002Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. Chief inspector of Department of Information and Communications has the rights:

a) Warning;

b) Fining up to VND 30.000.000;

c) Striping of the right to use license, practice certificate according to its powers;

d) Confiscating material evidence, means which are used for administrative violations;

đ) Applying remedies of overcoming consequence provided in the Articles of this Decree;

e) Executing the rights provided in point 1 clause 19 Article 1 of the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

4. Chief inspector of Ministry of Information and Communications has the rights:

a) Warning;

b) Fining up to maximum rate of publishing, printing, issuing fields provided in this Decree and Decree of the Government providing for handling of administrative violations on advertisement, copyright and relative rights;

c) Striping of the right to use license, practice certificate according to its powers;

d) Confiscating material evidence, means which are used for administrative violations;

đ) Applying remedies of overcoming consequence provided in the Articles of this Decree;

e) Executing the rights provided in point 1 clause 19 Article 1 of the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

5. Chief inspector of Ministry of Information and Communications executes his/her powers of handling of administrative violations in press and publishing activities to agencies, organizations and individuals in the whole country.

6. Chief inspector of Ministry of Information and Communications executes his/her powers of handling of administrative violations in press and publishing activities to organizations, individuals which are of state management scope of the same level People’s Committees. To executes his/her powers of handling of administrative violations to the press agencies, publishers of centre and of other localities who operate in his/her region when being authorized.

Article 31. Competence to sanction of other specialized inspector

Within the scope of State management powers provided by the Government, inspector and chief inspector of other specialized inspection agencies is entitled to sanction according to his/her scope of State management domains for the acts of committing administrative violations in press and publishing activities which are provided in this Decree.

Article 32. Competence to sanction of the people’s committees of all levels

Chairmen of the people’s committees of all levelsare entitled to sanction upon their powers as provided in clauses 4, 5, Article 1 of the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Article 30 of the 2002Ordinance on Handling of Administrative Violations which modified in the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the 2007Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 10 of Decree No. 51/2002/ND-CP dated June 24, 2002 of the Government detailing the implementation of Press Law, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law in the scope of areas where they manage for the acts of committing administrative violations in press and publishing activities which are provided in this Decree.

Article 33. Competence to sanction of agency of the people’s public security, border guard, sea police, Customs officer, taxation agency, market management agency

Agency of the people’s public security,border guard, sea police,Customs, taxation agency, market management agency are entitled to sanction according to powers provided in clauses 6, 7, 8, 9, 11 Article 1 of the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 37 of the 2002Ordinance on Handling of Administrative Violations for the acts of committing administrative violations in press and publishing activities relating directly to its management domains which are provided in this Decree.

Article 34. Procedures of violation handling, material evidence and means of administrative violation and the implementation of sanction decision.

Procedures of handling violation, material evidence and means of administrative violation and the implementation of administrative sanction decision are implemented according to provisions of the 2002Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 35. Issuance of minute, decision form using in handling administrative violation

Issuing together with this Decree is forms of decision using in handling administrative violation in press and publishing activities.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36. Effect

This Decree takes effect on February 25, 2011. This Decree replaces provisions in Item 1, 2 Chapter II and Article 52, 53 Item 8 Chapter II Decree No. 56/2006/ND-CP dated June 06, 2006 of the Government on sanctioning administrative violations in cultural and information activities. The former provisions of the Government, Ministries, Ministerial-level agencies and Localities which are contrary with this Decree are annulled...

Article 37. Implementation

The Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies and members’ council of Chairmen of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

 

FOR THE GOVERMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 02/2011/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất