Quyết định 14/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy định các mẫu ấn chỉ và việc sử dụng, quản lý ấn chỉ Quản lý thị trường
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 14/2006/QĐ-BTM
Cơ quan ban hành: | Bộ Thương mại |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 14/2006/QĐ-BTM |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 22/03/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 14/2006/QĐ-BTM
Bộ Thương MạiSố: 14/2006/QĐ-BTM |
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định các mẫu ấn chỉ và việc sử dụng,
quản lý ấn chỉ Quản lý thị trường
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
- Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
- Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Quản lý thị trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường,
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ THƯƠNG MẠI |
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
QUI ĐỊNH
về các mẫu ấn chỉ và việc sử dụng, quản lý
ấn chỉ Quản lý thị trường
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2006/QĐ-BTM
ngày 22 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
ấn chỉ Quản lý thị trường là ấn phẩm dùng vào việc ghi chép, phản ánh hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường khi thực hiện thẩm quyền của mình trong việc: áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật.
Điều 2. Mục đích và yêu cầu của ấn chỉ
1- Thể hiện đầy đủ thẩm quyền của Quản lý thị trường; bảo đảm trình tự, thủ tục hành chính theo qui định của Pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2- Hệ thống ấn chỉ phải đầy đủ; đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
3- Quản lý chặt chẽ tang vật, phương tiện vi phạm; ngăn ngừa vi phạm pháp luật và các hành vi tiêu cực của Kiểm soát viên thị trường.
4- Đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Quản lý thị trường theo yêu cầu chính qui và tổ chức chặt chẽ.
Điều 3. Nguyên tắc sử dụng và quản lý ấn chỉ
1- Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường, khi được phân công làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường mới được sử dụng ấn chỉ này để thực hiện việc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật.
Trường hợp lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng khác trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoặc các vụ việc vi phạm phát sinh ở các Trạm kiểm soát liên hợp do Quản lý thị trường chủ trì hoặc các vụ việc do các lực lượng chức năng khác thực hiện và bàn giao cho Quản lý thị trường thì sử dụng ấn chỉ của Quản lý thị trường để xử lý các vi phạm theo qui định của pháp luật.
2- Nghiêm cấm việc sử dụng ấn chỉ Quản lý thị trường trái mục đích như: mua, bán, trao đổi, cho mượn; ghi ấn chỉ sai qui định; để hư hỏng, làm mất; lợi dụng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để đe doạ đối tượng bị kiểm tra; cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Trường hợp vi phạm, thì tuỳ theo tính chất và mức độ sai phạm, ngoài việc phải bồi hoàn thiệt hại về vật chất, còn bị thi hành kỷ luật hành chính; vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
3- Các trường hợp làm mất, để hư hỏng hoặc vi phạm về ghi chép quản lý ấn chỉ, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng ấn chỉ phải có báo cáo giải trình với thủ trưởng cơ quan cấp phát (Chi cục Quản lý thị trường hoặc Đội Quản lý thị trường) nêu rõ lý do bị mất, hư hỏng hoặc vi phạm về quản lý ấn chỉ để Chi cục xác định rõ mức độ sai phạm, xem xét xử lý; đồng thời báo cáo với Cục Quản lý thị trường và thông báo cho cơ quan có liên quan biết để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng ấn chỉ bị mất.
Chương II
QUI ĐỊNH VỀ CÁC MẪU ẤN CHỈ
Điều 4. Các mẫu ấn chỉ Quản lý thị trường
1- Các mẫu ấn chỉ do Bộ Thương mại qui định gồm:
1- Quyết định kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực … (mẫu số 01/QLTT);
2- Biên bản kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực … (mẫu số 02/QLTT);
3- Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (mẫu số 03/QLTT);
4- Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 04/QLTT);
5- Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 05/QLTT);
6- Quyết định khám người theo thủ tục hành chính (mẫu số 06/QLTT);
7- Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (mẫu số 07/QLTT);
8- Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (mẫu số 08/QLTT);
9- Biên bản khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 09/QLTT);
10- Biên bản khám người theo thủ tục hành chính (mẫu số 10/QLTT);
11- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 11/QLTT);
12- Biên bản lấy mẫu kiểm định (mẫu số 12/QLTT);
13- Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực… (mẫu số 13/QLTT);
14- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực…(mẫu số 14/QLTT);
15- Quyết định huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mẫu số 15/QLTT);
16- Quyết định chuyển giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện (mẫu số 16/QLTT)
17- Biên bản giao nhận tang vật, phương tiện (mẫu số 17/QLTT);
18- Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mẫu số 18/QLTT);
19- Biên bản cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mẫu số 19/QLTT);
20- Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 20/QLTT);
21- Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 21/QLTT);
22- Biên bản tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 22/QLTT);
23- Phụ lục Biên bản (mẫu số 23/QLTT);
24- Biên bản làm việc (mẫu số 24/QLTT);
25- Bảng kê tang vật, phương tiện (mẫu số 25/QLTT).
Các ấn chỉ nói trên có mẫu cụ thể kèm theo.
2- Các mẫu ấn chỉ còn lại hoặc những văn bản hành chính phục vụ cho quá trình kiểm tra và xử lý vi phạm như: Giấy uỷ quyền của cấp trưởng cho cấp phó; Quyết định giải quyết khiếu nại việc xử phạt vi phạm hành chính; Biên bản họp xử lý bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính dễ hư hỏng; Thông báo mời nhận tang vật, phương tiện đang tạm giữ; Giấy niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm; Giấy đề xuất...thì giao cho Chi cục Quản lý thị trường căn cứ qui định pháp luật, yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm từng vụ việc cụ thể ở địa phương qui định và phát hành.
Chương III
QUI ĐỊNH VỀ GHI ẤN CHỈ
Điều 5. Cách ghi ấn chỉ
Việc ghi nội dung trên các mẫu ấn chỉ Quản lý thị trường qui định cụ thể như sau:
1- Quyết định kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực... (Mẫu số 01/QLTT)
Người có thẩm quyền của Quản lý thị trường (Cục trưởng, Chi cục trưởng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường hoặc cấp Phó của những người nói trên được uỷ quyền bằng văn bản) mới được sử dụng mẫu ấn chỉ này để ra Quyết định kiểm tra.
Nội dung Quyết định ghi như sau:
Kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực...Ghi lĩnh vực được phân công kiểm tra (thương mại hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ...).
Căn cứ: Ghi dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoặc tố cáo (đã được thẩm tra xác minh) hoặc kiểm tra theo chỉ thị của thủ trưởng cơ quan cấp trên; chương trình, kế hoạch, phương án kiểm tra đã được phê duyệt; yêu cầu phối hợp của các lực lượng kiểm tra (theo Phiếu đề xuất kiểm tra của Tổ trưởng tổ công tác Quản lý thị trường).
Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính quả tang thì không cần ra Quyết định kiểm tra mà xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường để kiểm tra.
Tôi: Ghi họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền ra Quyết định kiểm tra.
Điều 1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với: Ghi tên tổ chức (nếu là Văn phòng đại diện, Chi nhánh Công ty thì ghi rõ cả tên Công ty chính) hoặc họ, tên cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra.
Địa chỉ: Ghi số nhà, đường phố, phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố của tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra.
Nội dung kiểm tra: Ghi rõ những nội dung cụ thể cần phải kiểm tra (hàng hoá, tang vật tại địa điểm kiểm tra; giấy tờ có liên quan đến hàng hoá, tang vật: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận kiểm dịch, hợp đồng mua - bán, vận chuyển hàng hoá, hoá đơn, chứng từ nộp thuế, sổ sách kế toán và các giấy tờ khác có liên quan đến nội dung kiểm tra).
Thời gian kiểm tra: Ghi giờ, ngày bắt đầu kiểm tra và giờ, ngày dự kiến kết thúc việc kiểm tra (nếu dự kiến được).
+ Điều 2. Giao cho ông(bà): Ghi họ, tên, chức vụ Kiểm soát viên phụ trách Tổ công tác được giao thi hành nhiệm vụ kiểm tra.
2- Biên bản kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực... (Mẫu số 02/QLTT)
Biên bản kiểm tra dùng để ghi kết quả việc thực hiện Quyết định kiểm tra (dù tổ chức hoặc cá nhân bị kiểm tra có vi phạm hay không vi phạm thì đều phải lập Biên bản kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra, trừ trường hợp phát hiện vi phạm hành chính quả tang hoặc đã đủ chứng cứ kết luận đối tượng có hành vi vi phạm hành chính thì không lập Biên bản kiểm tra mà lập ngay Biên bản vi phạm hành chính).
Nội dung Biên bản ghi như sau:
+ Kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực...Ghi lĩnh vực được kiểm tra theo Quyết định kiểm tra.
+ Cơ quan kiểm tra: Ghi tên đơn vị kiểm tra (Đội Quản lý thị trường số...); họ, tên Đội trưởng đội quản lý thị trường/phụ trách Tổ công tác và những Kiểm soát viên tham gia kiểm tra.
+ Lực lượng phối hợp (nếu có): Nếu một lực lượng thì ghi rõ họ và tên, chức vụ của từng người tham gia kiểm tra. Trường hợp có nhiều lực lượng tham gia kiểm tra thì mỗi lực lượng chỉ ghi họ, tên, chức vụ của người đại diện có chức vụ cao nhất.
+ Đã tiến hành kiểm tra đối với: Nếu là cá nhân thì ghi rõ họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của đối tượng kinh doanh; nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức và họ tên, chức vụ người đại diện có thẩm quyền của tổ chức ấy, địa chỉ của tổ chức (về địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh, nếu có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì ghi địa chỉ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì ghi theo địa chỉ thường trú).
+ Chứng kiến có Ông, Bà (nếu có): Ghi họ tên và địa chỉ của người chứng kiến việc kiểm tra. Trường hợp không có thì ghi "không".
+ Kết quả kiểm tra: Đối với tang vật phải ghi rõ tên tang vật, nhãn hiệu, qui cách, đơn vị tính, số lượng, xuất xứ, tình trạng của tang vật và kết quả đối chiếu giữa thực tế kiểm tra tại hiện trường với số liệu ghi trên giấy tờ, hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán kèm theo tang vật. Đối với giấy tờ phải ghi rõ tên của từng loại giấy tờ, số hiệu của giấy tờ (nếu có) và ngày tháng năm ban hành các giấy tờ này; bản chính hay bản chụp, bản sao; tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ đã xuất trình. Trường hợp đối tượng bị kiểm tra không xuất trình đủ các giấy tờ có liên quan theo qui định hoặc không xuất trình được giấy tờ gì thì cũng phải ghi rõ vào Biên bản. Nếu có nhiều tang vật, giấy tờ thì ghi vào bảng kê kèm theo.
+ Trình bày của...: Ghi lại lời giải trình về những tình tiết có liên quan đến vụ việc hoặc giấy tờ, tang vật, hiện trường, hành vi vi phạm của cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra.
+ ý kiến của người chứng kiến (nếu có): Ghi lại ý kiến của người chứng kiến tại nơi đã kiểm tra về hành vi vi phạm, thái độ của đối tượng bị kiểm tra và chứng kiến những tình tiết của vụ việc.
+ ý kiến của Tổ kiểm tra: Ghi tóm tắt nhận xét, đánh giá về kết quả kiểm tra. những dấu hiệu vi phạm hành chính cùng thái độ của tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Trường hợp cần phải tiếp tục điều tra, xác minh thêm hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn thì cũng phải ghi rõ.
Những nội dung trên nếu quá dài, khuôn khổ Biên bản ghi không đủ thì dùng Phụ lục biên bản và Bảng kê để ghi bổ sung.
Cuối cùng những người có liên quan ghi trong Biên bản kiểm tra phải ký xác nhận vào từng liên của Biên bản kiểm tra. Nếu đối tượng vi phạm hoặc người đại diện có thẩm quyền của tổ chức vi phạm, người chứng kiến từ chối không ký vào Biên bản thì ghi rõ lý do từ chối vào mục đại diện tổ chức vi phạm hoặc người chứng kiến.
3- Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (Mẫu số 03/QLTT)
Chỉ những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường (Đội trưởng Đội Quản lý thị trường) mới được quyền sử dụng các mẫu ấn chỉ này để ra quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
Nội dung của Quyết định ghi như sau:
+ Căn cứ: Ghi dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc tin báo, hoặc yêu cầu phối hợp của lực lượng chức năng (nếu có).
+ Xét: Ghi tóm tắt Giấy đề nghị (Phiếu đề xuất) của Kiểm soát viên hoặc Tổ công tác Quản lý thị trường về dấu hiệu vi phạm hoặc tố cáo đã được thẩm tra xác minh.
+ Tôi: Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền ra Quyết định.
Điều 1. Khám phương tiện vận tải, đồ vật: Ghi tên phương tiện vận tải (ôtô, tàu, thuyền, xe máy...) và số biển kiểm soát của phương tiện bị khám; tên đồ vật bị khám.
Chủ phương tiện/người điều khiển phương tiện vận tải, đồ vật bị khám là Ông(bà)/đại diện tổ chức(chủ hàng): Ghi họ tên chủ phương tiện hoặc họ tên người điều khiển phương tiện bị khám (nếu biết).
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): Nếu biết trước thì ghi, trường hợp chưa biết thì để trống.
Địa chỉ: Ghi địa chỉ nơi ở hoặc nơi làm việc của chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện bị khám (nếu biết trước thì ghi, trường hợp chưa biết thì để trống).
Lý do khám: Ghi tóm tắt dấu hiệu vi phạm của chủ phương tiện hoặc của người điều khiển phương tiện bị khám (có căn cứ để nhận định rằng trên phương tiện vận tải, đồ vật ấy có cất giấu tang vật vi phạm hành chính).
Phạm vi khám: Ghi rõ khám toàn bộ phương tiện vận tải, đồ vật hay chỉ khám phần cụ thể nào đó của phương tiện vận tải hoặc đồ vật nào đó chở trên phương tiện.
Điều 2. Quyết định này giao cho:
- Ghi họ tên Kiểm soát viên hoặc tên Tổ công tác của Quản lý thị trường được giao thi hành quyết định khám.
- Họ tên người có phương tiện vận tải, đồ vật hoặc ông, bà/tổ chức, người điều khiển phương tiện bị khám.
4- Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Mẫu số 04/QLTT).
Các tiêu đề "Căn cứ, xét, Tôi": Ghi giống như Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật.
Điều 1. Khám: Ghi rõ nơi khám là cửa hàng, cửa hiệu hay kho hàng … Nếu nơi kinh doanh đồng thời là nhà ở thì cũng phải ghi rõ.
- Chủ nơi bị khám là: Ghi họ tên chủ cơ sở kinh doanh bị khám hoặc họ tên người đại diện tổ chức kinh doanh bị khám nơi cất giấu.
- Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): Ghi ngành nghề kinh doanh của người bị khám hoặc tổ chức bị khám khai báo.
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ (số nhà, đường phố hoặc xã, phường ...) nơi có cơ sở kinh doanh bị khám.
- Lý do: Ghi phát hiện dấu hiệu nghi vấn cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (có căn cứ để nhận định rằng nơi đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính).
Điều 2. Quyết định này giao cho: Ghi giống như các quyết định nói trên.
- ý kiến đồng ý của Chủ tịch UBND cấp huyện: Ghi ý kiến phê chuẩn của Chủ tịch UBND cấp huyện đồng ý hay không đồng ý với việc ra quyết định khám nếu đó là nơi ở.
5- Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Mẫu số 05/QLTT)
Các tiêu đề "Căn cứ, xét, Tôi": Ghi giống như Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật.
Điều 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm hành chính của: Ghi tên tổ chức hoặc họ tên cá nhân, nghề nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức bị tạm giữ tang vật, phương tiện.
- Ông, bà/tổ chức: Ghi họ tên người bị tạm giữ tang vật, phương tiện hoặc đại diện của tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
- Địa chỉ: Đối với cá nhân ghi địa chỉ trong giấy chứng minh nhân dân; nếu là tổ chức thì địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập (nếu biết trước thì ghi, trường hợp chưa biết thì để trống).
- Lý do: Ghi các lý do tạm giữ để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, để làm rõ hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh thêm tình tiết, chứng cứ vi phạm.
Điều 2. Quyết định này giao cho: Ghi giống như các Quyết định nói trên.
- ý kiến của thủ trưởng người ra quyết định tạm giữ: Ghi ý kiến phê chuẩn của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường đồng ý hay không đồng ý với quyết định của Kiểm soát viên thị trường đã ra quyết định tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp (quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).
6- Quyết định khám người theo thủ tục hành chính (Mẫu số 06/QLTT)
Các tiêu đề "Căn cứ, xét, Tôi": Ghi giống như Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật.
Điều 1. Khám người: Ghi họ tên, giới tính người bị khám. Tuổi: Ghi năm sinh người bị khám khai báo. Nếu có giấy CMND thì ghi theo giấy CMND.
Nghề nghiệp: Ghi nghề nghiệp hoặc việc họ đang làm tại thời điểm bị khám.
Đã có hành vi vi phạm: Ghi tóm tắt hành vi vi phạm hành chính của người bị khám và lý do khám (lưu ý việc khám người chỉ được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp, phạm pháp quả tang, nếu không tiến hành khám ngay thì thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tiêu hủy hoặc tẩu tán).
Quyết định khám người được thông báo cho ông (bà): Ghi họ tên người bị khám.
Điều 2. Quyết định này giao cho: Ghi tượng tự như các quyết định nói trên.
7- Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Mẫu số 07/QLTT)
Các tiêu đề "Căn cứ, xét, Tôi": Ghi giống như Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật.
Điều 1. Tạm giữ ông, bà: Ghi họ tên và tuổi, giới tính của người bị tạm giữ.
- Nghề nghiệp: Ghi nghề nghiệp người bị tạm giữ khai báo hoặc công việc người bị tạm giữ đang làm tại thời điểm bị tạm giữ.
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ trên giấy chứng minh nhân dân xuất trình, nếu không có thì ghi địa chỉ theo lời khai của người bị tạm giữ.
- Lý do: Ghi tóm tắt hành vi vi phạm hành chính của người bị tạm giữ (chống trả bằng vũ khí đối với người thi hành công vụ, gây thương tích cho Kiểm soát viên thi hành công vụ hoặc trong trường hợp khẩn cấp đối với vụ việc phức tạp cần tạm giữ người để thu thập thêm chứng cứ, tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt).
- Thời hạn tạm giữ (qui định là 12 giờ): Ghi rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc tạm giữ. Nếu phải kéo dài việc tạm giữ (theo qui định của pháp luật) thì trong quyết định phải ghi rõ lý do kéo dài. Trường hợp người bị tạm giữ ở độ tuổi chưa thành niên và việc tạm giữ vào ban đêm, thời hạn tạm giữ trên 6 giờ thì trong Quyết định phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm đã thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ biết.
Điều 2. Quyết định này giao cho: Ghi tương tự như quyết định nói trên.
8- Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (Mẫu số 08/QLTT)
Biên bản này được sử dụng để ghi nhận kết quả thi hành Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật.
Căn cứ, cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, người chứng kiến của: Ghi giống như Biên bản kiểm tra.
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: Ghi tên phương tiện hoặc tên đồ vật đã khám, số biển hiệu (nếu có) của phương tiện đó.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải): Ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân của chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện. Nếu chỉ có người điều khiển phương tiện tại thời điểm khám thì ghi họ tên của người này.
Phạm vi khám: Ghi rõ đã khám toàn bộ phương tiện, đồ vật hay khám ở chỗ nào của phương tiện và khám đồ vật nào chở trên phương tiện.
Kết quả khám: Ghi kết quả khám và những dấu hiệu vi phạm như: có sự sai lệch về số lượng, chủng loại, ký hiệu, nhãn của hàng hoá, tang vật, đồ vật chở trên phương tiện vận tải so với ghi trên hoá đơn, chứng từ kèm theo hoặc hóa đơn, chứng từ kèm theo hàng hóa, tang vật có dấu hiệu vi phạm.
Những tang vật, đồ vật có dấu hiệu vi phạm hành chính gồm: Liệt kê chi tiết trên biểu của Biên bản từng loại tang vật, phương tiện, giấy tờ vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính bị phát hiện; đồng thời ghi những vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm của từng tang vật vào cột "ghi chú" của biểu.
Trường hợp trên biểu ghi không đủ, thì ghi vào Bảng kê kèm theo và trên biểu của Biên bản chỉ ghi tổng số có bao nhiêu loại tang vật, phương tiên và giấy tờ vi phạm hành chính.
ý kiến bổ sung khác (nếu có): Ghi ý kiến trình bày của chủ hàng, chủ phương tiện; ý kiến của người chứng kiến (nếu có); ý kiến của cơ quan kiểm tra về những tang vật, đồ vật có dấu hiệu vi phạm hành chính đã bị phát hiện.
Phần cuối biên bản: Người lập biên bản, người tham gia khám, chủ phương tiện, đồ vật bị khám, đại diện cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp (nếu có), người chứng kiến (nếu có) phải ký vào biên bản giống như Biên bản kiểm tra.
9- Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Mẫu số 9/QLTT)
Biên bản này được sử dụng để ghi nhận kết quả thi hành quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các tiêu đề "Căn cứ, cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, với sự chứng kiến của" cách ghi giống như Biên bản kiểm tra.
- Người chủ nơi bị khám là, Ông bà/đại diện tổ chức: Ghi họ tên, tuổi của người bị khám nơi cất giấu; nếu là tổ chức thì ghi họ tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức.
- Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động), địa chỉ, giấy CMND: Ghi như quyết định tạm giữ, nếu thẩm định lại không đúng như quyết định thì ghi theo thực tế.
Phạm vi khám: Ghi chi tiết cụ thể những địa điểm đã khám (cửa hàng, kho hàng...). Lưu ý trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì phải trao Quyết định khám đã được sự đồng ý của UBND cấp huyện trước khi khám; đồng thời khi khám và lập biên bản khám phải có mặt của người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Nếu người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến. Trong trường hợp này, "Mục với sự chứng kiến của Ông(bà): Ghi họ tên người đại diện chính quyền và họ tên hai người chứng kiến.
Kết quả khám: Ghi kết quả khám đã phát hiện những dấu hiệu vi phạm về hàng hoá, tang vật tại nơi cất giấu hoặc hóa đơn, chứng từ kèm theo hàng hóa, tang vật có dấu hiệu vi phạm. Trong đó ghi rõ đã khám ở nơi nào và tang vật vi phạm tìm thấy ở đâu.
- Những tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm hành chính gồm: Liệt kê chi tiết trên biểu của biên bản những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính giống như cách ghi của biên bản tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ, niêm phong thì phải ra Quyết định tạm giữ và lập biên bản tạm giữ hoặc niêm phong kèm theo.
- ý kiến bổ sung khác (nếu có), chữ ký của người lập biên bản, chủ nơi bị khám, đại diện cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, người chứng kiến, đại diện chính quyền: cách ghi giống như các biên bản nói trên.
10- Biên bản khám người theo thủ tục hành chính (Mẫu số 10/QLTT)
Biên bản này được sử dụng để ghi nhận kết quả thi hành Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Các tiêu đề "Căn cứ, cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, với sự chứng kiến của": cách ghi giống như Biên bản khám phương tiện vận tải đồ vật.
- Tiến hành khám người và lập biên bản khám người đối với: Ghi đầy đủ họ tên, tuổi (hoặc năm sinh), nghề nghiệp (hoặc công việc họ đang làm tại thời điểm kiểm tra), số giấy chứng minh nhân dân của người bị khám (lưu ý nam khám nam và nữ khám nữ theo qui định của pháp luật).
- Sau khi khám người, chúng tôi phát hiện những đồ vật, tài liệu, phương tiện có dấu hiệu vi phạm hành chính gồm: Trên biểu của biên bản liệt kê chi tiết từng loại đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính tìm thấy trong người bị khám giống như cách ghi của Biên bản tạm giữ.
- ý kiến bổ sung khác (nếu có), chữ ký của người lập biên bản, người bị khám, người khám, người chứng kiến, lực lượng phối hợp (nếu có): Cách ghi giống như các biên bản nói trên.
11- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Mẫu số 11/QLTT)
Biên bản này được sử dụng để ghi nhận kết quả thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các tiêu đề "Căn cứ, cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, với sự chứng kiến của" cách ghi giống như Biên bản kiểm tra.
- Người vi phạm hành chính, Ông bà/đại diện tổ chức: Ghi họ tên, tuổi của người vi phạm; nếu là tổ chức thì ghi họ tên người đại diện của tổ chức ấy.
- Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động), địa chỉ, giấy CMND: Ghi như Quyết định tạm giữ, nếu thẩm định lại không đúng như quyết định thì ghi theo thực tế.
- Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm hành chính gồm: Liệt kê chi tiết trên biểu của biên bản từng loại tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm hành chính bị tạm giữ cụ thể như sau:
+ Đối với tang vật phải ghi đầy đủ tên từng loại tang vật; nhãn hiệu, xuất xứ (nơi hoặc nước sản xuất), số lượng; đơn vị tính (cái, chiếc, chai, mét ... ), qui cách (kích cỡ, sêri hoặc nếu tang vật được đóng thành hòm, kiện, bao thì mỗi hòm, kiện, bao có bao nhiêu cái, chiếc, chai, mét).
+ Đối với phương tiện vận tải thì ghi tên phương tiện và biển kiểm soát của phương tiện ấy.
+ Đối với giấy tờ, hoá đơn, chứng từ tạm giữ, phải liệt kê chi tiết từng loại giấy tờ, số hiệu (nếu có) và ngày, tháng, năm ban hành các giấy tờ này, bản chính hay bản chụp, bản sao.
Cột ghi chú của biểu ghi: Tình trạng thực tế của tang vật, phương tiện (là hàng mới hay là hàng đã qua sử dụng, hàng dễ hư hỏng...); đối với giấy tờ ghi tóm tắt về tính không hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kèm theo tang vật, phương tiện. Trường hợp đương sự không xuất trình, xuất trình không đủ hoặc không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ gì thì cũng phải ghi cụ thể vào mục "ghi chú" của biểu. Trường hợp biểu ghi không đủ, thì ghi vào bảng kê kèm theo và trên biểu của biên bản chỉ ghi tổng số có bao nhiêu loại tang vật, phương tiện và giấy tờ.
- Tang vật, phương tiện tạm giữ đã được niêm phong: Nếu tang vật, phương tiện được niêm phong thì ghi vào cột “đã niêm phong” của biểu hàng chữ “NP” ứng với từng tang vật, phương tiện kể cả giấy tờ, sổ sách có liên quan bị tạm giữ đã được niêm phong. Nếu tang vật, phương tiện nào không niêm phong thì ghi "không" vào cột này. Đồng thời các dòng để trống của Biên bản ghi cách thức, hình thức niêm phong tang vật, phương tiện (lưu ý khi niêm phong phải có sự chứng kiến của người vi phạm hoặc đại diện có thẩm quyền của tổ chức vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Giấy niêm phong làm bằng giấy mỏng, nếu bóc ra sẽ bị rách. Trên giấy niêm phong phải đóng dấu cơ quan kiểm tra và có chữ ký của người lập biên bản, đại diện cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, người chứng kiến -nếu có, đại diện chính quyền sở tại -nếu có).
- Mục ý kiến bổ sung khác; chữ ký của người lập biên bản, người hoặc đại diện tổ chức vi phạm, đại diện cơ quan kiểm tra, người chứng kiến, lực lượng phối hợp, đại diện chính quyền: ghi giống như biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.
12- Biên bản lấy mẫu kiểm định (Mẫu số 12/QLTT)
Sử dụng trong trường hợp cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra và có tạm giữ tang vật nghi vấn là hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về xuất xứ... cần lấy mẫu để kiểm định đối chứng.
Nội dung Biên bản ghi như sau:
Thực hiện kết luận tại Biên bản: Ghi tên Biên bản kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực....hoặc Biên bản tạm giữ số...ngày...tháng...năm...của... có nghi vấn tang vật vi phạm bị tạm giữ là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc hàng vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm về xuất xứ... cần phải kiểm định.
Đại diện cơ quan lấy mẫu: ghi tên đơn vị kiểm tra và lấy mẫu, họ tên Kiểm soát viên phụ trách Tổ công tác và họ tên, những Kiểm soát viên tham gia kiểm tra và lấy mẫu. Nếu có lực lượng phối hợp thì ghi họ tên, tên đơn vị công tác của người có chức vụ cao nhất lực lượng phối hợp.
Đại diện tổ chức, cá nhân giao mẫu: Ghi tên tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện tổ chức hoặc họ tên của cá nhân đã giao mẫu.
Chứng kiến có ông, bà (nếu có): Ghi họ tên, địa chỉ của người chứng kiến (nếu có).
Nơi lấy mẫu: Ghi rõ tên, địa chỉ (cơ sở kinh doanh hoặc kho hàng; nếu tang vật chở trên phương tiện vận tải thì ghi rõ loại phương tiện và biển kiểm soát của phương tiện ấy); họ, tên, địa chỉ của người điều khiển phương tiện; chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp các tang vật lấy mẫu.
Tên tang vật lấy mẫu: Ghi đầy đủ tên tang vật, xuất xứ (nơi hoặc nước sản xuất).
Nhãn hiệu, qui cách đóng gói tang vật: Ghi đầy đủ các yếu tố ghi trên nhãn của hàng hóa, tang vật và các tiêu chí khác ghi trên bao bì, cách đóng gói (kích cỡ, qui cách cách đóng gói của tang vật).
Tình trạng của tang vật: Ghi tình trạng thực tế của tang vật tại thời điểm lấy mẫu đưa đi giám định.
Phương pháp lấy mẫu: Ghi tóm tắt cách lấy mẫu sao cho đảm bảo tính đại diện của cả lô hàng (lưu ý nếu tang vật là hàng hoá đã đăng ký chất lượng thì lấy mẫu theo qui định; các sản phẩm khác thì lấy mẫu đủ đảm bảo tính đại diện theo yêu cầu kiểm định).
Các trường hợp lấy mẫu kiểm định nhất thiết phải niêm phong theo đúng qui định trước mặt người vi phạm hoặc đại diện tổ chức có tang vật bị tạm giữ, với sự chứng kiến của người chứng kiến (nếu có).
Yêu cầu kiểm định mẫu: Phải ghi rõ những nội dung cơ bản cần kiểm định để xác định là hàng giả, hàng kém chất lượng hay hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm xuất xứ..., thời gian trả lời và những vấn đề khác có liên quan.
13- Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực .......... (Mẫu số 13/QLTT)
Sử dụng trong trường hợp phát hiện phạm pháp quả tang hoặc trước đó đã lập biên bản kiểm tra và sau quá trình điều tra, xác minh đã có đủ căn cứ pháp luật để kết luận cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản).
Nội dung của Biên bản ghi như sau:
- Biên bản vi phạm hành chính về ..........: Ghi lĩnh vực đã kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính.
Căn cứ: Ghi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ....đã được xác định hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật đã ghi trong biên bản kiểm tra, biên bản làm việc, biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật, biên bản khám nơi cất giấu, biên bản khám người ... đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm.
- Cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, người chứng kiến: Ghi giống như các biên bản nói trên.
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:
+ Ông (bà)/đại diện tổ chức, nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động), địa chỉ, giấy CMNDsố/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: Cách ghi giống như các biên bản nói trên.
+ Địa điểm xảy ra vi phạm: Ghi nơi cơ quan kiểm tra đã phát hiện ra vi phạm.
Hành vi vi phạm hành chính và tang vật vi phạm: Liệt kê chi tiết theo thứ tự 1,2,3...từng hành vi vi phạm hành chính của đương sự, hành vi này quy định tại khoản ...điều ... của Nghị định nào qui định việc xử phạt vi phạm hành chính và được cụ thể hóa hoặc hướng dẫn tại văn bản nào (Chỉ thị, Quyết định, thông tư, ...).
Các hành vi trên đã vi phạm: Ghi lĩnh vực vi phạm mà đương sự đã mắc phải như: buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất - buôn bán hàng giả, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép ...
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Ghi những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có) được xem xét khi ra quyết định xử phạt. Lưu ý chỉ ghi những tình tiết mà Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã qui định.
ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính, của người chứng kiến: Ghi tóm tắt ý kiến trình bày của người vi phạm hoặc đại diện có thẩm quyền của tổ chức vi phạm, của người chứng kiến. Nếu không có ý kiến gì thì ghi "không".
Người có thẩm quyền đã yêu cầu ông(bà)/tổ chức... đình chỉ ngay hành vi vi phạm: Ghi tên cá nhân hoặc tổ chức đã vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm: Liệt kê chi tiết những biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng. Trong đó ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm và họ tên, chức danh của người có thẩm quyền thuộc cơ quan đã ra các quyết định này.
ý kiến của Tổ công tác về xử lý vi phạm: Ghi ý kiến đề xuất của Tổ công tác về mức độ xử lý vi phạm và người có thẩm quyền xử lý các vi phạm này.
ý kiến bổ sung khác (nếu có): Ghi tóm tắt từng loại ý kiến của đại diện lực lượng phối hợp và chính quyền sở tại (nếu có), của đối tượng vi phạm về ý kiến đề xuất của Tổ công tác.
Chữ ký của người lập biên bản, người (hoặc đại diện tổ chức) vi phạm, người chứng kiến, lực lượng phối hợp, đại diện chính quyền (nếu có), đại diện cơ quan kiểm tra: Cách ghi giống như các biên bản nói trên.
14- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực .............(Mẫu số 14/QLTT)
Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường (Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chi cục trưởng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường) được sử dụng mẫu ấn chỉ này để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nội dung của Quyết định ghi như sau:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực: .......: Ghi lĩnh vực đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính.
Căn cứ: Ghi tên Nghị định xử phạt vi phạm hành chính qui định việc xử phạt đối với lĩnh vực mà đương sự đã vi phạm; văn bản qui phạm pháp luật qui định việc quản lý thuộc lĩnh vực hoạt động mà đương sự đã vi phạm; Biên bản vi phạm hành chính số..., ngày ...tháng... năm ...và tên đơn vị kiểm tra đã xác lập.
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với: Nếu là cá nhân thì để trống, nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức.
Ông (bà)/tổ chức: Ghi họ tên của người vi phạm hành chính hoặc tên tổ chức (công ty, cửa hàng, cửa hiệu ...).
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): Nếu là cá nhân thì ghi ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu là tổ chức thì tóm tắt ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc trong quyết định thành lập.
Giấy CMND số/quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: Là cá nhân thì ghi số giấy CMND; là tổ chức thì ghi số quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc số đăng ký kinh doanh và ngày, tháng, năm ban hành; nơi cấp các giấy tờ này.
Với các hình thức sau: Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), lý do (đã có hành vi vi phạm hành chính ... quy định tại Điểm ...Khoản ....Điều …Nghị định số …ngày …tháng…… năm… về xử phạt trong lĩnh vực........), tình tiết liên quan đến vụ việc: Cách ghi như sau:
* Về hình thức phạt chính: Ghi rõ "phạt cảnh cáo" hay "phạt tiền". Nếu là quyết định phạt tiền thì liệt kê chi tiết theo thứ tự 1, 2, 3 về số tiền phạt ứng với từng hành vi vi phạm. Cuối cùng ghi tổng cộng mức phạt tiền (cả bằng số và bằng chữ).
* Về hình thức phạt bổ sung: Trường hợp áp dụng hình thức phạt bổ sung thì liệt kê chi tiết từng hình thức phạt bổ sung được áp dụng như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề... số ngày, tháng, năm, cơ quan đã cấp và thời hạn bao lâu. Nếu tịch thu tang vật thì liệt kê chi tiết tang vật bị xử lý tịch thu. Trường hợp tang vật đã được liệt kê tại các bảng kê kèm theo quyết định, biên bản tạm giữ thì chỉ cần số bảng kê đã liệt kê tang vật này.
* Về các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): Ghi tên từng biện pháp mà Quản lý thị trường được phép áp dụng buộc đối tượng vi phạm phải khắc phục như: Buộc phải tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại …
* Lý do (đã có hành vi vi phạm hành chính ... quy định tại Điểm ...Khoản ....Điều …Nghị định số …ngày …tháng…… năm… về xử phạt trong lĩnh vực........): Liệt kê chi tiết theo thứ tự 1, 2, 3 … từng hành vi vi phạm và lĩnh vực mà tổ chức, cá nhân đã vi phạm (kết luận tại biên bản vi phạm hành chính) và dẫn chiếu điểm, khoản, điều Nghị định số…, ngày, tháng, năm của Chính phủ đã quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực qui định việc xử phạt.
* Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: Ghi tóm tắt những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (kết luận tại biên bản vi phạm hành chính để xem xét quyết định mức phạt tiền ở mức trung bình, tối thiểu hoặc tối đa của khung phạt tiền).
- Điều 2. Ông(bà)/tổ chức: Ghi họ tên cá nhân hoặc tên tổ chức phải chấp hành quyết định và thời hạn chấp hành (ngày, tháng, năm). Trường hợp được hoãn thi hành thì ghi rõ lý do được hoãn.
Số tiền phạt qui định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số…: Ghi số hiệu tài khoản (nếu có) và tên Kho bạc Nhà nước nơi đương sự phải đến nộp tiền phạt.
- Điều 3. Quyết định này có hiệu lực…: Ghi ngày, tháng, năm quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp đương sự có khó khăn, có đơn và được xem xét hoãn chấp hành quyết định phạt tiền (thời hạn qui định là 3 tháng) thì ghi thời gian phải thi hành quyết định phạt tiền sau 3 tháng, kể từ ngày ký quyết định xử phạt.
- Trong thời hạn 3 ngày, Quyết định này được gửi cho:
+ Ghi họ tên cá nhân hoặc tên tổ chức phải thi hành quyết định;
+ Tên Kho bạc Nhà nước nơi đương sự phải đến nộp tiền phạt;
+ Tên tổ công tác hoặc họ tên Kiểm soát viên thị trường được giao nhiệm vụ đôn đốc thi hành quyết định xử phạt.
15- Quyết định huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mẫu số 15/QLTT)
Sử dụng trong trường hợp đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có thẩm quyền đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ ngay Quyết định xử phạt đã ban hành và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền khác hoặc trường hợp đã quá thời hạn thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không thực hiện được.
Nội dung của Quyết định ghi như sau:
Căn cứ: Ghi dấu hiệu tội phạm của đối tượng vi phạm theo qui định của pháp luật phải chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác; các biên bản, văn bản khác có liên quan đến việc không thực hiện được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (như đương sự bỏ trốn không đến hoặc không có điều kiện thực hiện Quyết định mặc dù đã cho hoãn thi hành...).
Tôi: Ghi họ, tên, chức vụ của người có thẩm quyền ra Quyết định huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 1. Huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số...: Ghi số Quyết định, ngày, tháng, năm đã ban hành Quyết định xử phạt;
Của: Ghi tên đơn vị ban hành Quyết định xử phạt;
Đối với: Ghi tên tổ chức hoặc cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng nay được hủy bỏ quyết định xử phạt.
Điều 2. Xử lý tang vật phương tiện vi phạm và hồ sơ vụ việc kèm theo: Ghi tên tổ chức sẽ tiếp nhận những tang vật, phương tiện vi phạm và các biện pháp xử lý những vấn đề phát sinh đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ nay chuyển giao đến cơ quan mới.
Điều 3. Giao cho ông, bà: Ghi họ, tên, chức vụ của Kiểm soát viên thị trường được giao tổ chức thực hiện Quyết định huỷ bỏ Quyết định xử phạt.
16- Quyết định chuyển giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện (Mẫu số 16/QLTT)
Dùng cho người có thẩm quyền của Quản lý thị trường (Cục trưởng, Chi cục trưởng hoặc Đội trưởng Đội Quản lý thị trường) ra Quyết định trong các trường hợp:
+ Chuyển giao tang vật, phương tiện, hồ sơ vụ việc cho các cơ quan khác xử lý hoặc cho cấp trên xử lý;
+ Chuyển giao tang vật, phương tiện bị xử lý tịch thu cho cơ quan bán đấu giá;
+ Đã ra Quyết định tạm giữ và lập biên bản tạm giữ nhưng sau đó xét thấy không vi phạm phải chuyển trả lại tang vật, phương tiện cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp;
+ Đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó phát hiện có dấu hiệu phạm tội (phải hủy bỏ Quyết định xử phạt) và ra Quyết định chuyển giao tang vật, phương tiện và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nội dung của Quyết định ghi như sau:
Căn cứ: Ghi :
+ Tính chất vụ việc, phải chuyển giao tang vật, phương tiện, hồ sơ vụ việc cho các cơ quan khác xử lý hoặc cho cấp trên xử lý;
+ Qui định về xử lý tang vật bị tịch thu, phải chuyển giao cho cơ quan bán đấu giá;
+ Xét tính chất vụ việc không vi phạm, chuyển trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp;
+ Xét tính chất vụ việc có dấu hiệu phạm tội, phải chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tôi: Ghi họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền ra Quyết định chuyển giao tang vật.
Điều 1. Nay chuyển giao: Ghi tang vật, phương tiện, giấy tờ, hồ sơ của vụ việc vi phạm hoặc tang vật, phương tiện, giấy tờ đã tạm giữ.
Cho: Ghi tên tổ chức nhận chuyển giao hoặc họ tên cá nhân, tổ chức nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ đã bị tạm giữ.
Tang vật, phương tiện, giấy tờ, hồ sơ của vụ việc vi phạm hoặc đã tạm giữ gồm: Ghi chi tiết trên biểu của Biên bản này hoặc trên Bảng kê kèm theo (nếu vụ việc có nhiều tang vật, phương tiện, giấy tờ) như cách ghi của Quyết định tạm giữ.
Điều 2. Giao cho ông, bà: Ghi họ, tên, chức vụ của Kiểm soát viên thị trường được giao tổ chức thực hiện Quyết định chuyển giao hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp.
17- Biên bản giao nhận tang vật, phương tiện (Mẫu số 17/QLTT)
Dùng để ghi chép khi thực hiện Quyết định chuyển giao.
Nội dung của Biên bản ghi như sau:
Thực hiện Quyết định: Ghi tên Quyết định chuyển giao số và ngày, tháng, năm ban hành Quyết định này.
Vào hồi: Ghi giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm bàn giao;
Bên giao tang vật, phương tiện và Bên nhận tang vật phương tiện: Ghi họ tên, chức vụ những người đại diện có thẩm quyền của bên giao và bên nhận thực hiện việc giao - nhận tang vật, phương tiện.
Đã tiến hành giao nhận tang vật, phương tiện: Ghi đầy đủ tên, nhãn hiệu, qui cách, chủng loại, số lượng, tình trạng thực tế tang vật, phương tiện; hồ sơ vụ việc được bàn giao. Riêng đối với hồ sơ, chứng từ kèm theo tang vật nếu quá nhiều thì liệt kê chi tiết vào Bảng kê kèm theo và được sắp xếp theo trình tự thời gian trong quá trình xử lý vụ việc; đánh số thứ tự vào từng trang trong hồ sơ, chứng từ trước khi chuyển giao.
Xử lý tang vật, phương tiện bị mất mát, hư hỏng hoặc bị đánh tráo trong quá trình giao nhận: Ghi tên Biên bản, số, ngày...tháng...năm ...của Biên bản cuộc họp bàn về xử lý vấn đề này (nếu có).
Bên giao và bên nhận phải kiểm đếm cẩn thận trước khi ký vào Biên bản bàn giao. Nếu tang vật đã niêm phong thì bàn giao khi còn niêm phong.
18- Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mẫu số 18/QLTT)
Dùng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời gian 10 ngày (kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt) mà không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường mới có thẩm quyền ra Quyết định cưỡng chế.
Nội dung của Quyết định ghi như sau:
Căn cứ để ra quyết định, người ra quyết định: Cách ghi như các quyết định nói trên.
Điều 1. áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …: Ghi số quyết định xử phạt, ngày, tháng, năm ban hành và chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
Đối với Ông (bà)/tổ chức: Ghi họ tên người hoặc tên cơ sở kinh doanh, tổ chức kinh doanh vi phạm hành chính bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động), địa chỉ, giấy CMND số, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: Cách ghi giống như các quyết định nói trên.
Biện pháp cưỡng chế: Ghi cụ thể từng biện pháp cưỡng chế được áp dụng như: khấu trừ một phần vào tiền lương hàng tháng; khấu trừ một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biên tài sản hiện có .... hoặc các biện pháp cưỡng chế khác (thuộc thẩm quyền của Quản lý thị trường) như: buộc đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra ( buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại...)
Trước khi thực hiện Quyết định cưỡng chế, người ra Quyết định cưỡng chế phải thông báo trước bằng văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường (nơi đương sự cư trú) biết để Uỷ ban nhân dân giám sát và tổ chức lực lượng phối hợp.
19- Biên bản cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mẫu số 19/QLTT)
Dùng để ghi chép việc tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nội dung của Biên bản ghi như sau:
Thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm, địa chỉ, thành phần tham gia thực hiện cưỡng chế; người chứng kiến (nếu có); tên tổ chức hoặc cá nhân, địa chỉ của đối tượng bị cưỡng chế: Cách ghi như các biên bản nói trên.
Biện pháp cưỡng chế: Ghi biện pháp đã thực hiện giống như ở Quyết định cưỡng chế.
Cuối cùng những người có liên quan tham gia thực hiện Quyết định cưỡng chế phải ký nhận vào Biên bản cưỡng chế. Nếu đối tượng vi phạm hoặc người đại diện có thẩm quyền của tổ chức vi phạm, người chứng kiến (nếu có) từ chối không ký vào Biên bản thì Kiểm soát viên lập biên bản ghi rõ lý do từ chối vào mục đại diện tổ chức vi phạm hoặc người chứng kiến.
20- Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 20/QLTT)
Sử dụng cho người có thẩm quyền của Quản lý thị trường ra Quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong các trường hợp: tang vật, phương tiện không người nhận (qui định tại Khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm lưu hành nhưng đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (qui định tại Khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).
Qui định việc ghi cho từng trường hợp cụ thể như sau:
20.1- Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (sung công quỹ Nhà nước đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có người nhận).
Căn cứ: Ngoài Khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính qui định việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp không có người nhận thì căn cứ khác là: Quyết định tạm giữ và Thông báo mời nhận tang vật, phương tiện vắng chủ.
Tôi: Ghi họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền (Đội trưởng, Chi cục trưởng) ra Quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có người nhận.
Điều 1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của: Ghi tịch thu tang vật, phương tiện không có người nhận.
Tang vật, phương tiện bị xử lý tịch thu gồm: Là hàng hóa thì ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, đơn vị tính, nhãn hiệu, qui cách, xuất xứ, tình trạng của tang vật. Nếu là phương tiện thì ghi rõ tên phương tiện và biển số đăng ký lưu hành, tình trạng thực tế của phương tiện đó. Trường hợp tang vật, phương tiện nhiều thì liệt kê chi tiết vào Bảng kê kèm theo.
Điều 2. Giao cho: Ghi họ, tên, chức vụ của Kiểm soát viên thị trường được giao trách nhiệm thực hiện Quyết định.
20.2- Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (là hàng cấm lưu hành trong điều kiện không ra được Quyết định xử phạt)
Căn cứ: Ngoài Khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính qui định việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hàng cấm lưu hành (trong trường hợp đã quá thời hạn ra Quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường không ra được Quyết định xử phạt), thì căn cứ khác là: Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính hoặc Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm đã được đơn vị kiểm tra xác lập.
Tôi: Ghi họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền ra Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của: Ghi tên, địa chỉ của tổ chức hoặc họ tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm.
Tang vật phương tiện bị tịch thu gồm: Là hàng cấm bị tịch thu thì ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, đơn vị tính, nhãn hiệu, qui cách, xuất xứ của tang vật. Trường hợp tang vật nhiều thì liệt kê chi tiết vào Bảng kê kèm theo.
Điều 2. Giao cho: Ghi họ, tên, chức vụ của Kiểm soát viên thị trường được giao trách nhiệm thực hiện Quyết định.
21- Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 21/QLTT)
Biên bản này sử dụng trong các trường hợp: Thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc thi hành Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm; hàng không có người nhận.
Nội dung của Biên bản ghi như sau:
Thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản, cơ quan kiểm tra, lực lượng phối hợp, người chứng kiến: Ghi như các Biên bản nói trên.
Các tang vật phương tiện đã bị tịch thu gồm: Ghi tên, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, qui cách, số lượng, tình trạng thực tế của tang vật, hàng hoá bị xử lý bị tịch thu vào biểu của Biên bản như cách ghi ở các biên bản nói trên. Nếu là phương tiện vận tải thì phải ghi rõ tên, loại phương tiện và biển số đăng ký lưu hành, tình trạng thực tế của phương tiện ấy.
Trường hợp tang vật, phương tiện quá nhiều, Biên bản ghi không đủ thì liệt kê chi tiết vào Bảng kê kèm theo.
Nếu cần thiết phải niêm phong, thì thực hiện việc niêm phong ngay trước mặt người chứng kiến (nếu có), ghi rõ hình thức niêm phong trong Biên bản như quy định tại Biên bản tạm giữ và niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp người bị tịch thu hoặc đại diện tổ chức bị tịch thu vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến ký vào Biên bản .
22- Biên bản tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 22/QLTT)
Dùng để ghi chép khi thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng phải tiêu huỷ theo qui định của pháp luật.
Nội dung của Biên bản ghi như sau:
Căn cứ: Ghi đầy đủ số Quyết định xử phạt VPHC có qui định biện pháp khắc phục hậu quả (tiêu hủy tang vật, phương tiện VPHC), Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Biên bản họp Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Cơ quan tổ chức tiêu huỷ: Ghi tên cơ quan chủ trì tiêu hủy và họ tên, chức vụ, của người chủ trì.
Đại diện các cơ quan phối hợp tiêu huỷ: Ghi họ tên, chức vụ đơn vị công tác của người đại diện các cơ quan hữu quan được mời tham gia tiêu huỷ (mỗi cơ quan chỉ ghi một người đại diện có chức vụ cao nhất).
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: Ghi tên tang vật, nhãn hiệu, chủng loại, số lượng, xuất xứ tang vật, phương tiện bị tiêu huỷ. Nếu số lượng tang vật, phương tiện bị tiêu huỷ nhiều thì liệt kê chi tiết vào Bảng kê kèm theo.
Tiêu hủy tại: Ghi địa điểm (ghi đầy đủ địa chỉ, địa danh) đã tổ chức tiêu hủy
Hình thức tiêu huỷ: Ghi rõ hình thức tiêu huỷ đã được thực hiện (đốt cháy, tưới nước, cán nát rồi đào hố vùi hoặc tiêu hủy bằng phương tiện gì) và kết quả kiểm tra việc tiêu huỷ trên hiện trường (đã hủy hết chưa).
Sau khi đã tiêu huỷ xong, đại diện các cơ quan có liên quan và người lập Biên bản ký vào Biên bản tiêu huỷ.
23- Phụ lục biên bản (Mẫu số 23/QLTT)
Dùng để ghi bổ sung những nội dung kiểm tra mà Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính và các Biên bản khác ghi không đủ.
Khi ghi Phụ lục biên bản phải ghi rõ tên loại Biên bản, số, ngày, tháng, năm của Biên bản chính và các nội dung một cách tuần tự theo các đề mục đã in sẵn trong các Biên bản và để làm rõ thêm các tình tiết, mức độ, hành vi vi phạm, không lặp lại các nội dung đã ghi trong Biên bản .
Những người tham dự đã ký vào Biên bản chính phải ký và ghi rõ họ tên vào Phụ lục biên bản.
24- Biên bản làm việc (Mẫu số 24/QLTT)
Dùng để ghi chép các cuộc họp bàn về xử lý vụ việc và các buổi làm việc với đương sự hoặc với các cơ quan khác có liên quan để điều tra, xác minh, làm rõ những tình tiết, chứng cứ làm cơ sở cho việc kết luận hành vi vi phạm trong các trường hợp: tình tiết, chứng cứ ghi trong Biên bản kiểm tra, Biên bản tạm giữ, Biên bản khám nơi cất giấu... chưa đủ căn cứ để kết luận hành vi, đối tượng vi phạm.
Nội dung Biên bản làm việc ghi theo hình thức tường trình hoặc hỏi - đáp về những vấn đề cần làm rõ thêm trên cơ sở đặt vấn đề của người có thẩm quyền của Quản lý thị trường.
Biên bản làm việc phải đọc lại cho mọi người cùng nghe và ký xác nhận.
25- Bảng kê tang vật, phương tiện (Mẫu số 25/QLTT)
Dùng để liệt kê tang vật, phương tiện trong các trường hợp tạm giữ, tịch thu hoặc chuyển giao tang vật, phương tiện. Cách ghi Bảng kê giống như ghi trên các biểu của Biên bản nói trên.
Bảng kê này đính kèm theo Quyết định tạm giữ, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định tịch thu, Biên bản tạm giữ, Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện, Biên bản chuyển giao, Biên bản tiêu huỷ... khi Quyết định hoặc Biên bản nói trên ghi không đủ.
Khi sử dụng Bảng kê để liệt kê tang vật, phương tiện thì bản chính (Biên bản hoặc Quyết định) ghi: số Bảng kê đính kèm và số nhảy của từng Bảng kê; tổng số có bao nhiêu loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, chuyển giao hoặc bị tịch thu, tiêu huỷ được ghi trên Bảng kê.
Chương IV
QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ẤN CHỈ
Điều 6. Phát hành ấn chỉ
Trước khi giao ấn chỉ cho các Đội Quản lý thị trường hoặc Kiểm soát viên thị trường sử dụng, Cục Quản lý thị trường hoặc Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phải đóng dấu phát hành. Cụ thể như sau:
1- Dùng "dấu tiêu đề" đóng vào góc trái phía trên của ấn chỉ hai hàng chữ : tên đơn vị chủ quản và tên đơn vị sử dụng ấn chỉ. Ví dụ: Cục Quản lý thị trường hoặc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố (Hà Nội) - Đội Quản lý thị trường số (I)...
2- Qui định Mã số vùng (Sêri) để quản lý và phân biệt các mẫu ấn chỉ Quản lý thị trường sử dụng ở Cục Quản lý thị trường và từng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố (cụ thể theo Phụ lục kèm theo). Các sêri nói trên được đóng trên góc trái của các mẫu ấn chỉ.
3- Khi sử dụng ấn chỉ phải đóng dấu của đơn vị sử dụng vào ấn chỉ:
+ Đối với các Quyết định (Quyết định kiểm tra, Quyết định xử phạt, Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn...) đóng dấu ở mục "Người ký Quyết định" sau khi Quyết định đã ký.
+ Các ấn chỉ còn lại, kể cả Phụ lục biên bản, Bảng kê tang vật, phương tiện đều đóng dấu treo (đóng trước) ở góc bên trái phía trên: Nếu Cục Quản lý thị trường sử dụng thì đóng dấu của Cục, nếu Chi cục Quản lý thị trường sử dụng thì đóng dấu của Chi cục, Đội Quản lý thị trường sử dụng thì đóng dấu của Đội. Đối với các Trạm Kiểm soát liên hợp do Quản lý thị trường chủ trì được sử dụng ấn chỉ của Quản lý thị trường để xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về thương mại thì đóng dấu của Trạm.
4- Nghiêm cấm việc sử dụng các ấn chỉ chưa đóng dấu phát hành.
Điều 7. Sử dụng ấn chỉ
1- ấn chỉ thuộc loại nào phải sử dụng đúng vào việc đó và theo đúng thẩm quyền pháp luật qui định.
2- Phải giữ gìn ấn chỉ cẩn thận không để rách, nát, ố bẩn.
3- Tất cả các ấn chỉ đều đã đóng số nhảy (kể cả Phụ lục Biên bản, Bảng kê tang vật, phương tiện). Số nhảy đóng trên các mẫu ấn chỉ từ 6 đến 8 chữ số. Trường hợp một số có nhiều trang thì các trang này phải có chung chữ số. Khi sử dụng, phải dùng từ số nhỏ đến số lớn; không được dùng cách quãng, nhảy số.
4- Khi ghi ấn chỉ thống nhất dùng bút bi mực màu đen hoặc xanh và do một người viết. Chữ và số phải viết chân phương, rõ ràng, đầy đủ, không viết tắt, thiếu nét, sót dấu, tẩy xoá, nhoè mực.
5- Mỗi số của ấn chỉ có một hoặc nhiều trang, mỗi trang có nhiều liên (bản) và mỗi trang nếu viết một lần không in hết sang các liên khác thì có thể viết nhiều lần, mỗi lần từ 2-3 liên kề nhau nhưng nhất thiết phải cùng một người viết, cùng một màu mực, cùng kiểu chữ - số và trùng khớp về nội dung giữa liên 1 và các liên khác của trang.
6- Trường hợp viết hỏng hoặc làm nhoè mực không đọc được thì không được tẩy xoá, sửa chữa, gạch trên các chữ đã viết sai mà phải gạch chéo bản viết hỏng rồi chuyển sang sử dụng bản (số) khác. Trong mỗi quyển vẫn còn các số kế tiếp thì phải sử dụng số liền kề. Bản viết hỏng đã gạch bỏ phải lưu lại cuống ấn chỉ để thanh toán với cơ quan đã cấp phát.
7- ấn chỉ có nhiều liên thì những người có liên quan ghi trong ấn chỉ phải ký nháy vào trang 1 (kể cả các liên của trang này) sau đó mới ký cụ thể vào từng liên của trang cuối cùng và phải ghi đầy đủ họ, tên của người ký.
8- Kèm theo Quyết định hoặc Biên bản nếu có Phụ lục Biên bản hoặc Bảng kê kèm theo thì trong Quyết định hoặc Biên bản phải ghi rõ có bao nhiêu Phụ lục, Bảng kê và ghi số nhảy của từng Phụ lục, Bảng kê; tổng số có bao nhiêu loại tang vật, phương tiện trên Bảng kê. Chữ số và chữ viết trên Phụ lục, Bảng kê phải cùng một người viết, cùng loại mực như đã ghi trên Biên bản hoặc Quyết định. Những người có liên quan đã ký trong Biên bản, Quyết định phải ký và ghi rõ họ, tên vào Phụ lục, Bảng kê như đã ký vào Biên bản, Quyết định.
9- Liên ấn chỉ lưu cơ quan kiểm tra và hồ sơ vụ việc (hết năm hoặc kết thúc vụ việc) phải lưu trữ theo qui định tại cơ quan kiểm tra.
Điều 8. Quản lý ấn chỉ
1- Giao cho Cục trưởng Cục quản lý thị trường thống nhất việc quản lý, sử dụng ấn chỉ đối với lực lượng Quản lý thị trường. Cụ thể như sau:
a- Cục Quản lý thị trường tổ chức in ấn chỉ và cấp phát theo yêu cầu sử dụng của từng Chi cục Quản lý thị trường.
b- In ấn chỉ phải theo đúng qui định: Các ấn chỉ nói trên được in trên giấy mỏng mầu trắng có tráng sẵn lớp mực các bon mầu xanh (hoặc đen) ở mặt sau để khi viết in ngay sang các liên sau. Kích thước qui định dài 30cm, rộng 20 cm. Tất cả các ấn chỉ đều được đóng thành quyển, đánh số nhảy, trong đó liên giao cho đương sự chữ được in bằng mực mầu xanh và số nhảy in trên ấn chỉ mực mầu đỏ; các liên còn lại được in bằng mực mầu đen và số nhảy in bằng mực màu đỏ. Nền ấn chỉ in hoa văn hình phù hiệu Quản lý thị trường bằng mực mầu vàng nhạt.
c- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ấn chỉ của các Chi cục Quản lý thị trường; kịp thời uốn nắn các lệch lạc, ngăn chặn các vi phạm. Trường hợp phát hiện vi phạm thì được quyền xử lý hoặc chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường xử lý các sai phạm về quản lý và sử dụng ấn chỉ theo quy định hiện hành.
d- Cục Quản lý thị trường được quyền điều động ấn chỉ theo yêu cầu của các Chi cục từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu để đảm bảo nhu cầu sử dụng ấn chỉ trong toàn lực lượng khi cần thiết.
2- Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm quản lý việc sử dụng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc quản lý và sử dụng ấn chỉ. Những sai phạm về sử dụng ấn chỉ, quản lý ấn chỉ phải được xử lý kịp thời theo quy định và báo cáo kết quả xử lý sai phạm về Cục Quản lý thị trường.
Điều 9. Giao nhận và thanh toán ấn chỉ
1- Khi giao - nhận và cấp phát ấn chỉ phải làm đầy đủ các thủ tục nhập và xuất kho; mở sổ sách theo dõi việc xuất, nhập, sử dụng, thanh toán ấn chỉ; đồng thời phải phân công người có trách nhiệm (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) làm kế toán ấn chỉ.
2- Hàng năm các Chi cục Quản lý thị trường phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ về Cục Quản lý thị trường. Hàng tháng, hàng quý và hết năm đơn vị và cá nhân được cấp phát ấn chỉ phải thực hiện việc thanh quyết toán ấn chỉ đối với Chi cục Quản lý thị trường hoặc với Đội quản lý thị trường. Nếu đã sử dụng hết ấn chỉ được giao thì phải thanh toán số ấn chỉ đã nhận, nộp liên lưu (để báo soát) thì mới được nhận tiếp ấn chỉ mới.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1- Trước khi sử dụng ấn chỉ, Cục và Chi cục Quản lý thị trường phải tổ chức phổ biến, quán triệt, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng ấn chỉ Quản lý thị trường đến từng công chức, Kiểm soát viên trong đơn vị.
2- Trong khi chờ phát hành ấn chỉ mới, các Chi cục Quản lý thị trường được phép sử dụng ấn chỉ cũ (ấn chỉ đã ban hành theo Quyết định 0424/2003/QĐ- BTM ngày 11/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại) cho đến hết năm 2006. Hết tháng 12/2006 nếu ấn chỉ còn tồn lại, các Chi cục tổ chức tiêu huỷ theo quy định (lập Hội đồng tiêu huỷ và làm thành biên bản ghi nhận kết quả tiêu huỷ) và báo cáo kết quả tiêu huỷ về Cục Quản lý thị trường.
3- Kinh phí in ấn chỉ Quản lý thị trường các Chi cục quản lý thị trường sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp hàng năm cho đơn vị hoạt động.
4- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn và vướng mắc gì thì báo cáo về Bộ Thương mại (Cục Quản lý thị trường) để xem xét, giải quyết ./.
BỘ THƯƠNG MẠI
PHỤ LỤC
Mã số vùng (sêri) đóng trên các mẫu ấn chỉ
Quản lý thị trường sử dụng ở từng tỉnh, thành phố
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2006/QĐ-BTM
ngày 22 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Số TT
|
Các tỉnh phía Bắc
|
Mã số vùng (Sêri)
|
Số TT
|
Các tỉnh phía Nam
|
Mã số vùng (Sêri)
|
1
|
Hà Nội
|
A01
|
33
|
TP Hồ Chí Minh
|
B02
|
2
|
Lai châu
|
A03
|
34
|
Đà Nẵng
|
B04
|
3
|
Sơn La
|
A05
|
35
|
Quảng Nam
|
B06
|
4
|
Lào Cai
|
A07
|
36
|
Quảng Ngãi
|
B08
|
5
|
Yên Bái
|
A09
|
37
|
Bình Định
|
B10
|
6
|
Hà Giang
|
A11
|
38
|
Phú Yên
|
B12
|
7
|
Tuyên Quang
|
A13
|
39
|
Khánh Hoà
|
B14
|
8
|
Cao Bằng
|
A15
|
40
|
Ninh Thuận
|
B16
|
9
|
Lạng Sơn
|
A17
|
41
|
Bình Thuận
|
B18
|
10
|
Bắc Cạn
|
A19
|
42
|
Gia Lai
|
B20
|
11
|
Thái Nguyên
|
A21
|
43
|
Kon Tum
|
B22
|
12
|
Phú Thọ
|
A23
|
44
|
Đắc Lắc
|
B24
|
13
|
Vĩnh Phúc
|
A25
|
45
|
Lâm Đồng
|
B26
|
14
|
Hoà Bình
|
A27
|
46
|
Bình Dương
|
B28
|
15
|
Hà Tây
|
A29
|
47
|
Bình Phước
|
B30
|
16
|
Bắc Giang
|
A31
|
48
|
Tây Ninh
|
B32
|
17
|
Bắc Ninh
|
A33
|
49
|
Đồng Nai
|
B34
|
18
|
Quảng Ninh
|
A35
|
50
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
B36
|
19
|
Hải Phòng
|
A37
|
51
|
Long An
|
B38
|
20
|
Hải Dương
|
A39
|
52
|
Tiền Giang
|
B40
|
21
|
Hưng Yên
|
A41
|
53
|
Bến Tre
|
B42
|
22
|
Thái Bình
|
A43
|
54
|
Vĩnh Long
|
B44
|
23
|
Nam Định
|
A45
|
55
|
Trà Vinh
|
B46
|
24
|
Hà Nam
|
A47
|
56
|
Sóc Trăng
|
B48
|
25
|
Ninh Bình
|
A49
|
57
|
Cần Thơ
|
B50
|
26
|
Thanh Hoá
|
A51
|
58
|
Đồng Tháp
|
B52
|
27
|
Nghệ An
|
A53
|
59
|
An Giang
|
B54
|
28
|
Hà Tĩnh
|
A55
|
60
|
Kiên Giang
|
B56
|
29
|
Quảng Bình
|
A57
|
61
|
Bạc Liêu
|
B58
|
30
|
Quảng Trị
|
A59
|
62
|
Cà Mau
|
B60
|
31
|
Thừa Thiên Huế
|
A61
|
63
|
Hậu Giang
|
B62
|
32
|
Điện Biên
|
A63
|
64
|
Đắc Nông
|
B64
|
Cục Quản lý thị trường
|
TW
|
|
|
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây