Chính thức: Tính phí rác thải sinh hoạt theo… kg

Ngày 17/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020 tại kỳ họp thứ 10. Theo Luật này, sắp tới phí rác thải sinh hoạt được tính theo khối lượng, thay vì tính phí theo bình quân đầu người như hiện nay.

Càng xả ra nhiều rác, càng phải đóng phí nhiều

Khoản 1 Điều 79 của Luật chỉ rõ:

1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:

a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;

b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;

c) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại theo đúng quy định thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Như vậy, một trong những căn cứ để tính giá rác thải sinh thải là “khối lượng” hoặc “thể tích” của rác sau khi đã được phân loại.

Cá nhân, hộ dân nào thải ra càng nhiều rác, mức phí sẽ càng cao. Trong khi hiện nay, mức phí này được tính theo phương thức bình quân như 10.000 đồng/người hoặc 50.000 đồng/hộ gia đình..., tùy từng địa bàn.

Khoản 7 của Điều 79 cũng quy định cụ thể: Việc thu phí rác thải sinh hoạt theo kg sẽ được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Luật đề ra mốc thời gian này bởi xét theo thực tế, nếu áp dụng luôn phương thức tính phí mới, nhiều địa phương sẽ chưa có điều kiện thực hiện.

Chậm nhất đến 2025, thu phí rác thải theo kg (Ảnh minh họa)

Nhiều băn khoăn khi tính phí rác thải theo kg

Khi Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn xung quanh quy định về tính phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, cụ thể như:

- Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cân rác? Hộ gia đình trực tiếp cân hay người thu gom rác làm việc này? Nếu là người thu gom rác thì mỗi khi đi thu gom, người này phải mang theo một cái cân, vừa thu gom rác, vừa cân rác để tính tiền? Còn hộ gia đình thì phải luôn "giữ rác" trong nhà, đợi đến giờ đổ rác để mang ra cân?

- Việc thu phí rác thải theo kg sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhà này bỏ rác sang nhà kia, hoặc vứt rác ra nơi công cộng để né phí.

- Ở các khu chung cư, do không có một khung giờ đổ rác cố định và lượng rác thải xả ra quá lớn, nên việc tính rác theo cân cũng có nhiều khó khăn…

Để quy định này đi vào thực tiễn, trong thời gian tới cần có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

LuatVietnam sẽ sớm cập nhật toàn văn Luật Bảo vệ môi trường 2020 trên website và app LuatVietnam.

>> Người dân không phân loại rác bị từ chối thu gom

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Những dịch vụ công nào được thực hiện qua VNeID?

VNeID là ứng dụng do Bộ Công an xây dựng, phát triển với nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng khi thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy những dịch vụ công nào được thực hiện qua VNeID?

Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân. Vậy trường hợp bị nơi làm việc giữ lại CCCD thì phải làm thế nào? Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng [mới nhất]

Mẫu kế hoạch công việc là một dạng tài liệu giúp chúng ta sắp xếp, tổ chức các công việc cá nhân, quản lý công việc một cách hiệu quả và hợp lý. Mời bạn xem ngay mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.