Người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom?

Sáng 24/10/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thảo luận trực tuyến về một số nội dung khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong đó, vấn đề phân loại, thu gom rác sinh hoạt đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội.

Phân loại rác thải sinh hoạt thành 3 loại

Một trong những điểm đáng lưu ý của dự thảo là quy định việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và đưa ra chi phí phải trả để đảm bảo tính khả thi.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 76 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.

- Chất thải thực phẩm.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đề cập đến việc phân loại rác thải sinh hoạt vào các bao bì để chuyển giao. Chẳng hạn, rác thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho các tổ chức, đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Trường hợp đủ điều kiện có thể sử dụng chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom?

Không phân loại rác bị từ chối thu gom (Ảnh minh họa)


Người dân bị từ chối thu gom rác nếu không phân loại

Tại khoản 2 Điều 78 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã quy định về việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đó là:

- Đơn vị vận chuyển, thu gom chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định.

- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật, trừ trường hợp người dân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác.

Cá nhân, hộ gia đình phải có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt.

Dự thảo nêu rõ đơn vị thu gom, vận chuyển có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ dân phố… xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom. Công bố rộng rãi đến người dân để việc phân loại, thu gom rác thuận lợi.

Chi phí, giá dịch vụ thu gom, xử lý rác được quy định tại Điều 80 dự thảo Luật, cụ thể:

- Chi phí dựa trên lượng chất thải đã được phân loại, phù hợp với nguyên tắc định giá của Nhà nước.

- Đối với rác sinh hoạt, chất thải nguy hại từ gia đình, cá nhân có khả năng tái sử dụng, tái chế đã được phân loại theo quy định không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Theo đó, lộ trình thực hiện phân loại rác sinh hoạt, chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý được tiến hành chậm nhất trước ngày 31/12/2024.

>> Từ 01/7, nhiều hộ gia đình được miễn phí bảo vệ môi trường với nước thải

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.