Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 445/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 445/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định445/QĐ-TTg tại đây
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 445/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CỦA
LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG
----------------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: nhằm xác định nội dung, lộ trình nội luật hóa các quy định của Công ước, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng; làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành hoặc việc thực hiện các giải pháp về phòng, chống tham nhũng; triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Công ước phù hợp với các nguyên tắc Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.
2. Yêu cầu: quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng và nội dung Công ước
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng và Công ước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn với việc tuyên truyền nội dung và kết quả triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
- Xây dựng Đề án tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về pháp luật phòng, chống tham nhũng và những nội dung cơ bản của Công ước. Trong Đề án phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ biến; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tuyên truyền.
2. Nội luật hóa các quy định để đáp ứng yêu cầu của Công ước
Pháp luật của Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với nội dung của Công ước, nhưng còn thiếu cụ thể và chưa đồng bộ. Trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Chính phủ đã có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới dự án luật, nghị định, thông tư, quyết định …Tuy nhiên để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Công ước, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật ở các nội dung sau:
a) Các biện pháp phòng ngừa
- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng chuyên trách, tăng cường tính độc lập cần thiết cho các cơ quan phòng, chống tham nhũng để chủ động thực hiện tốt các chức năng phòng, chống tham nhũng và sự phối hợp trong công tác này;
- Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý hành chính công, trong hoạt động tổ chức thực hiện chức năng và quá trình ra quyết định của cơ quan nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân; đơn giản hóa thủ tục hành chính; thông tin, báo cáo định kỳ về tình hình tham nhũng và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước;
Hoàn thiện cơ chế, quy định về công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát về thực hiện mua sắm công nhằm minh bạch, cạnh tranh và khách quan trong khâu thẩm định, ra quyết định để phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về cơ chế đảm bảo các tổ chức tài chính, tín dụng ngân hàng đáp ứng yêu cầu giám sát, kiểm tra, điều tra thích hợp và thực hiện các quy định về bí mật ngân hàng; tăng cường hoạt động thu thập thông tin tài chính, kiểm soát giao dịch tài chính đáng ngờ, chống rửa tiền;
- Hoàn thiện quy định về tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, trả lương, hưu trí công bằng và quản lý, đào tạo, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức; cung cấp các điều kiện, trang bị phương tiện vật chất và có chương trình đào tạo cho cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; quy định khen thưởng với người có thành tích trong phòng, chống tham nhũng và người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng; hoàn thiện quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức theo lĩnh vực và ngành nghề;
- Hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế của Việt Nam; minh bạch sổ sách, chứng từ, báo cáo tài chính và kiểm soát phòng ngừa hành vi giả mạo; hoàn thiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức;
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, đo lường tham nhũng và hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng và kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.
b) Bổ sung tội danh tham nhũng và thực thi pháp luật
- Nghiên cứu, đề xuất xử lý bằng biện pháp hình sự đối với hành vi đưa và nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác có liên quan đến công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế vì mục đích vụ lợi và một số hành vi tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Nghiên cứu, đề xuất điều kiện áp dụng: bổ sung hành vi tham nhũng trong khu vực tư về tội danh đưa, nhận hối lộ và tham ô tài sản trong khu vực tư; bổ sung quy định pháp nhân là chủ thể của hành vi tham nhũng; hành vi làm giàu bất hợp pháp của công chức nếu có tài sản tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp;
- Nghiên cứu, đề xuất việc cụ thể hóa và hoàn thiện quy định về bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân là người đã cung cấp lời khai, cung cấp thông tin liên quan đến tố giác tham nhũng; quy định về sự hợp tác quốc tế về bảo vệ nhân chứng.
c) Hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng
- Tiến hành rà soát hệ thống pháp luật về tương trợ tư pháp, về phòng, chống tham nhũng có liên quan; bổ sung quy định về dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự, dân sự, về chuyển giao người bị kết án, thi hành án, chuyển giao vụ án hình sự; hợp tác thực thi pháp luật và liên kết điều tra tham nhũng. Nghiên cứu đàm phán, mở rộng ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương, đa phương về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng với các nước thành viên Công ước;
- Nghiên cứu, đề xuất điều kiện khả năng về hợp tác điều tra: xây dựng quy định, xác định nội dung hợp tác ký kết hiệp định, thỏa thuận với các nước để đảm bảo phối hợp hoặc chủ động, độc lập điều tra và thông báo kết quả; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất khả năng, điều kiện đáp ứng của Việt Nam để áp dụng phối hợp điều tra chung;
- Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt: nghiên cứu học tập phương pháp điều tra đặc biệt của các nước; quy định quản lý việc áp dụng điều tra đặc biệt theo quy trình chặt chẽ đối với một số vụ án cần thiết;
- Xây dựng cơ chế thực thi Công ước, tham gia Hội nghị quốc gia thành viên Công ước theo các chương trình quốc tế và khu vực để trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng.
d) Thu hồi tài sản tham nhũng
- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung thi hành án phần dân sự trong bản án hình sự của tòa án nước ngoài; hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản do tham nhũng;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; nghiên cứu bổ sung chế tài giám sát chặt chẽ việc thực hiện kê khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai;
- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định về kiểm soát thu nhập đối với cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn; nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định kiểm tra, giám sát tài khoản người trong gia đình hoặc cộng sự có liên quan tới cá nhân đang hoặc đã giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
đ) Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin
- Tăng cường trang thiết bị, nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật điều tra tội phạm tham nhũng; hợp tác trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ của các nước; nghiên cứu, đổi mới chương trình đào tạo cụ thể đối với đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng;
- Nghiên cứu quy định cơ chế trao đổi với các nước về thông tin, tài liệu, dữ liệu để phân tích phục vụ phòng, chống tham nhũng; hợp tác với chuyên gia các nước, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, đo lường tham nhũng và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng; công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng, kết quả phòng, chống tham nhũng;
- Tiến hành tổng kết 5 năm, 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng; và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Nghiên cứu điều tra thu nhập thông tin, đánh giá về một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng làm cơ sở để đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa tham nhũng như chi phí không chính thức của doanh nghiệp và hộ gia đình trong giao dịch với cơ quan nhà nước.
III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
Pháp luật của Việt Nam về phòng, chống tham nhũng cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của Công ước, nhưng các quy định về phòng, chống tham nhũng phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn chi tiết cho phù hợp với Công ước và tình hình thực tiễn Việt Nam. Lộ trình thực hiện Công ước được chia thành 3 giai đoạn với mục tiêu, hoạt động cụ thể như sau:
1. Giai đoạn I (từ nay đến năm 2011)
Mục tiêu là tổ chức triển khai, phân công thực hiện cơ bản toàn diện nội dung Công ước trên diện rộng; bổ sung chi tiết, hướng dẫn hoàn thiện quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với Công ước gắn kế hoạch thực hiện Chiến lược phòng, chống tham nhũng. Các hoạt động cụ thể triển khai như sau:
- Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng để điều chỉnh hướng dẫn chi tiết, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với Công ước và yêu cầu tình hình thực tiễn đặt ra về phòng, chống tham nhũng. Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cơ quan theo dõi, triển khai thực hiện;
- Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, các quy định về phòng, chống tham nhũng đã ban hành; kiểm tra, sơ kết đánh giá việc thực hiện;
- Nghiên cứu thiết lập đầu mối phối hợp, mở rộng hợp tác quan hệ với các nước tham gia ký kết Công ước để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về tổ chức, biện pháp, phương tiện và sử dụng trang thiết bị có hiệu quả về phòng, chống tham nhũng.
2. Giai đoạn II (từ năm 2011 đến năm 2016)
Mục tiêu là đánh giá kết quả bước đầu về từng giải pháp thực hiện Công ước và bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Các hoạt động cụ thể triển khai như sau:
Giai đoạn này tiến hành đánh giá việc thực hiện giai đoạn 1 của Kế hoạch gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để hoàn thiện, bổ sung các giải pháp mới, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình yêu cầu thực tế phát triển. Nghiên cứu kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng các nước, có lựa chọn từng bước áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
3. Giai đoạn III (từ năm 2016 đến năm 2020)
Mục tiêu là đánh giá toàn diện việc thực hiện nội dung Công ước, bổ sung cơ chế, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Các hoạt động cụ thể triển khai như sau:
Giai đoạn này, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của các nước chống tham nhũng có hiệu quả để bổ sung các giải pháp mới cho phù hợp với yêu cầu tình hình phát triển của Việt Nam.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định và căn cứ vào nội dung Kế hoạch này, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình gắn với nội dung của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện những nội dung cụ thể được nêu tại biểu chi tiết các hoạt động thực hiện Công ước.
2. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung, sửa đổi, ban hành mới nhằm thực hiện đúng với nội dung Công ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết, phê chuẩn. Các Bộ, ngành, cơ quan đã có kế hoạch phân công chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 phải gắn với nội dung nội luật hóa để thực thi Công ước. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ sung nội dung dự án luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự cho phù hợp với yêu cầu thực thi Công ước.
3. Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hoàn thiện về: chính sách đãi ngộ, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kiện toàn tổ chức cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng và có chương trình đào tạo cho cán bộ chuyên trách chống tham nhũng; khen thưởng người có thành tích trong phòng, chống tham nhũng.
4. Các Bộ, ngành, cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chủ động quan hệ hợp tác, hỗ trợ với các quốc gia thành viên để trao đổi kinh nghiệm, thông tin, đào tạo cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng. Mở rộng ký kết song phương, đa phương Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước thành viên của Công ước.
5. Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng dự thảo quy chế phối hợp, chế độ báo cáo, trao đổi thông tin, tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu quốc tế liên quan đến thực hiện Công ước để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định.
6. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất và đảm bảo kinh phí cho việc thực thi Công ước và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ, hỗ trợ khác.
7. Giao Thanh tra Chính phủ là cơ quan thường trực thực hiện Công ước có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, điều phối thực hiện chương trình, kế hoạch trên phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế thực hiện Công ước.
- Thanh tra Chính phủ là cơ quan làm đầu mối quốc gia hỗ trợ thông tin với quốc tế trong phòng, chống tham nhũng;
- Bộ Tư pháp, Bộ Công an và đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận, thực hiện các yêu cầu về tương trợ tư pháp và yêu cầu các quốc gia thành viên khác tương trợ tư pháp theo quy định tại Luật Tương trợ tư pháp.
Quá trình thực thi Công ước phải gắn với Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 bao gồm các mục tiêu, giải pháp toàn diện có liên quan đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí cùng toàn thể nhân dân thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch Công ước theo các nội dung Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 445/QD-TTg | Hanoi, April 07, 2010 |
DECISION
APPROVING THE PLAN FOR IMPLEMENTING THE UNITED NATIONS CONVENTION AGAINST CORRUPTION
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on Conclusion of. Accession to, and Implementation of Treaties;
Pursuant to Decision No. 950/2009/QD-CTN of June 30, 2009, of the President of the Socialist Republic of Vietnam, ratifying the United Nations Convention Against Corruption;
Pursuant to the Government's Resolution No. 21/NQ-CP of May 12, 2009, promulgating the national anti-corruption strategy up to 2020;
At the proposal of the Inspector General,
DECIDES:
Article 1. To approve the Plan for implementing the United Nations Convention Against Corruption with the following contents:
I. PURPOSES AND REQUIREMENTS
1. Purposes: To identify the contents of and roadmap for translating the Convention's provisions into national laws to contribute to improving institutions, raising effectiveness and promoting international cooperation in
corruption prevention and fighting; to define the responsibilities of different levels and branches for implementing anti-corruption solutions; and to effectively implement the Convention's provisions in compliance with Vietnam's constitution and laws and in suitability with its socio-economic conditions.
2. Requirements: The Plan shall be implemented proactively, promptly and comprehensively, with a specific roadmap and in line with the strategy for building and improving Vietnam's legal system up to 2010 with orientations toward 2020, the judicial reform strategy up to 2020. the National Assembly's law-and ordinance-making programs, and the national anti-corruption strategy up to 2020.
II. CONTENTS OF THE CONVENTION IMPLEMENTATION
1. Propagating and popularizing the law against corruption and the Convention's contents
- The propagation, popularization, and guidance on the implementation, of the law against corruption and the Convention must be conducted regularly and continuously in association with the propagation of the contents and implementation results of the national anti-corruption strategy up to 2020.
- To formulate a scheme on propagation and popularization among cadres, civil servants, public employees and people of the law against corruption and the Convention's fundamental contents. Such scheme must clearly indicate the objectives, contents and forms of propagation and popularization and define the responsibilities of agencies and organizations involved in the propagation.
2. Promulgation of national laws to meet the Convention's requirements
Vietnam's laws are basically consistent with the Convention's contents but remain unspecific and incomplete. Under the national anti-corruption strategy up to 2020, the Government planned to amend, supplement or promulgate relevant laws, decrees, circulars and decisions. However, to fully meet the Convention's requirements, the legal system need to be further improved through:
a/ Preventive measures
- To study, propose and improve regulations on the organization and operation of specialized anti-corruption bodies and promote the independence of anti-corruption bodies for effectively performing the anti-corruption functions and ensuring coordination in this work;
- To increase publicity and transparency in state agencies' public administrative management, function performance and decision-making process relating to citizens' rights and obligations; to simplify administrative procedures; to periodically notify and report on the corruption situation and anti-corruption results in state administrations;
To improve mechanisms and regulations on publicity, transparency, examination and oversight of public procurement to ensure transparency, competition and objectivity in the appraisal and decision-making stages for effectively preventing corruption.
- To improve regulations on the mechanisms for financial and credit institutions and banks to satisfy appropriate oversight, examination and investigation requirements and implement regulations on bank secrecy; to intensify activities to collect financial information, control doubtful financial transactions and fight money laundering;
- To improve regulations on recruitment, employment, promotion, adequate remuneration and equitable pay scales and pensions as well as management, training and education of cadres, civil servants and public employees; to create conditions, furnish physical foundations and implement training programs for cadres and civil servants in specialized anti-corruption bodies and units; to stipulate the commendation of people having recorded anti-corruption achievements and those reporting on acts of corruption; to improve the codes of conduct and professional ethics for cadres, civil servants and public employees in domains and trades;
- To improve Vietnamese audit standards to conform to international practices and Vietnam's economic conditions; to publicize accounting books, documents and financial statements, and control and prevent acts of forgery; to improve regulations on transparency of assets and incomes of cadres and civil servants;
- To study and formulate a system of criteria for evaluating the corruption situation and anti-corruption effectiveness: to publicize the results of evaluating the corruption situation and implementing the law against corruption in Vietnam.
b/ Addition of corruption crimes and law enforcement
- To study and propose criminal handling measures for acts of giving and receiving money or other material benefits to/from foreign public officials or officials of public international organizations for self-seeking purposes and some acts of corruption specified in the Law Against Corruption;
- To study and propose application conditions: To add crimes of offering and taking bribes and embezzling assets in the private sector as acts of corruption; to additionally define legal persons as a subject of acts of corruption or illicit enrichment of public officials if there is a significant increase in the assets of a public official that he/she cannot reasonably explain in relation to his/her lawful income:
- To study and propose the concretization and improvement of regulations on the protection of witnesses, experts and victims supplying testimonies or information for corruption denunciation; regulations on international cooperation in the protection of witnesses.
c/ International cooperation in corruption prevention and fighting
- To review relevant legal instruments on mutual judicial assistance and corruption prevention and fighting; to supplement regulations on extradition, mutual judicial assistance in criminal and civil procedures, transfer of sentenced persons, judgment enforcement, and transfer of criminal cases; to cooperate in law enforcement and corruption investigation. To study the negotiation and conclusion of more bilateral and multilateral agreements on mutual judicial assistance in corruption prevention and fighting with the States Parties to the Convention;
- To study and propose potential investigation cooperation: To elaborate regulations and identify contents of cooperation agreements to be concluded with foreign countries to ensure coordinated or proactive and independent investigation and notify results thereof; to further study and propose Vietnam's capacity and conditions for coordinated investigation;
- To study and apply special investigative techniques: To study special investigative methods of foreign countries; to stipulate the management of application of special investigation according to strict procedures to necessary cases:
- To formulate a mechanism for the Convention implementation and attend the Conference of the States Parties to the Convention under international and regional programs for exchanging experience and information, training officials, providing technical assistance and improving institutions on corruption prevention and fighting.
d/ Recovery of assets obtained through corrupt activities
- To study and propose the addition of the enforcement of civil matters in foreign courts* criminal judgments; to seek international cooperation in recovery of assets obtained through corrupt activities;
- To amend and supplement regulations on asset and income transparency; to study the addition of measures for closely overseeing the declaration and transparency of assets and incomes of those obliged to declare their assets and incomes;
- To study and propose the supplementation of regulations on the control of incomes of cadres and civil servants with positions and powers; to study and propose the elaboration of regulations on examination and oversight of accounts of family members or colleagues of individuals who are holding or have held key positions in the state apparatus.
e/ Technical assistance and information exchange
- To increase equipment and improve professional operations and techniques of investigating corruption crimes; to cooperate in exchanging experience and seeking assistance of foreign countries; to study and renew training programs for officials engaged in anti-corruption work;
- To study and formulate a mechanism for exchanging with other countries information, documents and data to be analyzed for corruption prevention and fighting; to cooperate with foreign experts for sharing experience, and formulate a system of criteria for evaluating the corruption situation and anti-corruption results: to publicize corruption evaluation and anti-corruption results;
- To conduct reviews of 5 years' or 10 years" implementation of the Law Against Corruption, thereby proposing amendments and supplements to this Law and other relevant legal documents;
- To investigate and collect information and conduct evaluation in some domains vulnerable to corruption, thereby proposing anti-corruption measures, such as unofficial expenses of enterprises and households in transactions with state agencies.
III. RO ADM APS FOR THE CONVENTION IMPLEMENTATION
Vietnam's laws against corruption have basically satisfied the Convention's requirements. However, regulations on corruption prevention and fighting should be further studied, supplemented, amended and guided to suit the Convention and Vietnam's practical conditions. The roadmap for the Convention implementation is divided into three phases with the following specific objectives and activities:
1. Phase I (from now to 2011)
This phase's objectives are to implement, and assign tasks to implement, the Convention's contents in a comprehensive and wide manner; to supplement and improve regulations on corruption prevention and fighting to make them consistent with the Convention in combination with the plan on implementing the anti-corruption strategy. Specific activities include:
- Studying and reviewing regulations on corruption prevention and fighting to guide, supplement or amend them to be consistent with the Convention and suit practical requirements. To assign organizations and agencies to implement, and monitor the implementation of. such regulations;
- Organizing the implementation of promulgated solutions and regulations on corruption prevention and fighting; to examine and preliminarily review their implementation;
- Studying the establishment of the focal point in coordinating and expanding cooperation with the States Parties to the Convention for exchanging information and experience on the organization, measures, facilities and effective use of equipment in corruption prevention and fighting.
2. Phase II (from 2011 to 2016)
This phase's objectives are to evaluate the initial results of each solution to implementing the Convention and supplement and improve regulations on corruption prevention and fighting. Specific activities include:
Evaluating the implementation of the Plan's phase I in combination with reviewing 10 years" implementation of the Law Against Corruption in order to improve and supplement solutions, measures and forms of organization and operation of specialized anti-corruption bodies to suit practical development requirements. Studying and-corruption experience of foreign countries and selecting application steps suitable to Vietnam's conditions.
3. Phase III (from 2016 to 2020)
This phase's objectives are to comprehensively evaluate the implementation of the Convention's contents, supplement mechanisms, consolidate the organization and improve the quality and effectiveness of anti-corruption work. Specific activities include:
Adding new solutions suitable to Vietnam's development situation and requirements, based on the review of 10 years' implementation of the Law Against Corruption in combination with experience learned from foreign countries which have effectively prevented and fought corruption.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Within the ambit of their responsibilities defined by law and based on this Plan, concerned ministries, branches, agencies and organizations shall proactively add the Convention implementation tasks to their work programs and plans in association with the national anti-corruption strategy up to 2020. The Government and the Central Anti-Corruption Steering Committee shall direct concerned ministries, branches, agencies and organizations, within the ambit of their functions and tasks, to implement the contents specified in the Table of specific activities for the Convention implementation.
2. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in, reviewing laws, resolutions and ordinances and submitting them to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for supplementation, amendment or promulgation to make them consistent with the Convention's provisions signed or ratified by Vietnam. Ministries, branches and agencies assigned to amend, supplement or promulgate legal documents under the Plan for implementing the national anti-corruption strategy up to 2020 shall take into account the promulgation of domestic regulations for the Convention implementation. The Supreme Peoples Procuracy shall supplement the draft Law Amending the Criminal Procedures Code to meet the Convention implementation requirements.
3. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. improving policies on treatment and management of cadres, civil servants and public employees; building and consolidating the organization of specialized anti-corruption bodies and units and working out training programs for full-time anti-corruption officials: and commending those with anti-corruption achievements.
4. Vietnamese specialized anti-corruption ministries, branches and bodies shall cooperate with the States Parties to the Convention in exchanging experience and information, training officials, providing technical assistance and improving institutions on corruption prevention and fighting; and intensify the conclusion of bilateral and multilateral agreements on mutual judicial assistance between Vietnam and the States Parties to the Convention.
5. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for. and together with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security and the Ministry of Justice, coordinate with the Supreme People's Procuracy in, drafting regulations on coordination, reporting, information exchange, receipt and response to international requests related to the Convention implementation and submitting them to the Prime Minister for approval and decision.
6. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. proposing and allocating funds for the Convention implementation and ensuring the effective management and use of other aid sources and supports.
7. The Government Inspectorate shall, in the capacity as the standing body for the Convention implementation, advise the Government on organizing, directing and coordinating the implementation of programs and plans nationwide; assume the prime responsibility for. and coordinate with the Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee in. monitoring, urging, examining, evaluating and summarizing the implementation of the national anti-corruption strategy and the Convention implementation plan: and annually report implementation results to the Prime Minister.
8. Focal point in international cooperation for the Convention implementation
- The Government Inspectorate shall act as the national focal point in providing anti-corruption information to the international community:
- The Ministry of Justice, the Ministry of Public Security and the Supreme People's Procuracy shall receive and respond to mutual judicial assistance requests and request other states parties to provide mutual judicial assistance under the Law on Mutual Judicial Assistance.
The Convention implementation shall be associated with the Plan for implementing the national anti-corruption strategy up to 2020. covering comprehensive objectives and solutions related to the performance of the functions, tasks and powers of agencies and organizations within the entire political system. Leading authorities of the Party and State, the National Assembly, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the State Audit of Vietnam, the Central Committee of Vietnam Fatherland Front and its member organizations, press agencies and all the people shall implement, and examine and oversee the implementation of. this Plan according to the provisions signed and ratified by Vietnam.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and heads of concerned agencies and units shall implement this Decision.
PRIME MINISTER
NGUYEN TAN DUNG
ACTIVITIES
OF THE PLAN FOR IMPLEMENTING THE UNITED NATIONS CONVENTION AGAINST CORRUPTION
(Attached to the Prime Minister's Decision No. 445/QD-TTg of April 7, 2010)
No. | Activity | Product | Responsible agency | Main coordinating agency | Time of submission | Promulgating or approving agency | |
I. Preventive measures (31) | |||||||
1 | 1 | Evaluating the corruption situation and implementation of the Law Against Corruption (Article 5. Clause 3, of the Convention) | Report | Government Inspectorate | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Government Office; Ministry of Public Security; and Ministry of National Defense | Annually | Government |
2 | 2 | Amending the Inspection Law. Clearly defining the functions and increasing the independence and powers of specialized anti-corruption units (Article 6. Clauses 1 and 2. of the Convention) | Draft law | Government Inspectorate | Ministry of Justice; Government Office; and Ministry of Home Affairs | October 2010 | National Assembly |
3 | 3 | Formulating a scheme to include anti-corruption contents in training, education and refresher programs for cadres and civil servants (Article 7. Clause d, of the Convention) | Plan | Ho Chi Minh National Institute of Politics and Administration | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Government Inspectorate; Ministry of Home Affairs; and Ministry of Education and Training | June 2010 | Minister of Home Affairs |
4 | 4 | Recruiting a number of leading and managerial titles (Article 7 of the Convention) | Scheme | Ministry of Home Affairs | Government Office | June 2010 | Prime Minister |
5 | 5 | Formulating a scheme to propagate and popularize among cadres, civil servants and people about the law against corruption, the Convention and its implementation (Article 7 of the Convention) | Scheme | Ministry of Justice | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Ministry of Foreign Affairs; Ministry of Information and Communications; Government Inspectorate; and provincial-level People's Committees | June 2010 | Minister of Justice |
6 | 6 | Amending and supplementing regulations on regimes, norms and criteria for cadres and civil servants (Article 7 of the Convention) | Scheme | Ministry of Finance | Government Office and Ministry of Home Affairs | June 2010 | Prime Minister |
7 | 7 | Amending and supplementing the Government's Decree No. 158/2007/ND-CPonthe list of work positions subject to periodical interchange and the term for interchange for cadres, civil servants and public employees (Article 7, Clause l.b, of the Convention) | Decree | Ministry of Home Affairs | Ministry of Justice; Government Office; and Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee | December 2011 | Government |
8 | 8 | Amending the Government's Decree No. 107/2006/ND-CP on the responsibilities of heads of agencies, organizations and units where corruption occurs; supplementing the mechanism for dismissal, relief from duty, resignation and suspension from positions, of heads of agencies, organizations and units where corruption occurs (Article 7 of the Convention) | Decree | Ministry of Home Affairs | Ministry of Justice; Government Office; Government Inspectorate; and Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee | December 2011 | Government |
9 | 9 | Promulgating a regulation on commendation of people recording outstanding anti-corruption achievements and reporting on acts of corruption (Article 7. Clause 1, of the Convention) | Decision | Ministry of Home Affairs | Ministry of Justice; Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Government Inspectorate; and Government Office | June 2010 | Prime Minister |
10 | 10 | Elaborating a decree on treatment and responsibilities of cadres and civil servants in specialized anti-corruption bodies and units (Article 7, Clause 1, of the Convention) | Decree | Ministry of Home Affairs | Ministry of Justice; Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Government Inspectorate; Supreme People's Procuracy; Ministry of Public Security; and Ministry of Finance | June 2010 | Government |
11 | 11 | Providing for the publicity, transparency, and examination and oversight of the implementation, of social security policies (Article 8. Clause 1, of the Convention) | Decision | Government Inspectorate | Ministry of Justice and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs | June 2010 | Prime Minister |
12 | 12 | Providing for the codes of conduct and uprightness of reporters and editors (Article 8, Clause 2. of the Convention) | Decision | Ministry of Information and Communications | Government Office; Ministry of Home Affairs; Central Committee of the Vietnam Journalists Association | June 2010 | Minister of Information And Communications |
13 | 13 | Defining the responsibilities of cadres, civil servants and heads of agencies, organizations and units to perform tasks and public duties and to implement regulations on publicity and transparency of activities of agencies, organizations and units (Article 8, Clause 4. of the Convention) | Decree | Ministry of Home Affairs | Ministry of Justice and concerned ministries and branches | June 2010 | Government |
14 | 14 | Building a regional bidding center for concentrated public procurement (Article 9. Clause 1. of the Convention) | Scheme | Ministry of Finance | Ministry of Planning and Investment | December 2010 | Prime Minister |
15 | 15 | Providing for the sale, liquidation, handover and lease of public assets (Article 9, Clause 1, of the Convention) | Decree | Ministry of Finance | Ministry of Justice and concerned ministries and branches | December 2010 | Government |
16 | 16 | Stepping up the administrative reform and renewing management technologies in tax and customs sectors (Article 10. Clause b, of the Convention) | Scheme | Ministry of Finance | Ministry of Planning and Investment and Vietnam Chamber of Commerce and Industry | June 2010 | Prime Minister |
17 | 17 | Providing for publicity in inspection, and settlement of complaints and denunciations (Article 10 of the Convention) | Regulation | Government Inspectorate | Government Office; Ministry of Justice; and Ministry of Home Affairs | December 2009 | Inspector General |
18 | 18 | Providing for the transparency in preparing, submitting and promulgating administrative documents and decisions for specific application (Article 10 of the Convention) | Scheme | Ministry of Justice | Government Office | December 2011 | Government |
19 | 19 | Providing for the transparency in planning, submitting and promulgating policies and laws (Article 10 of the Convention) | Scheme- | Ministry of Justice | Government Office and Office of the National Assembly | December 2011 | Government |
20 | 20 | Providing for the publicity in investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement (Article 10 of the Convention) | Joint circular | Supreme People's Procuracy | Ministry of Public Security; Ministry of National Defense: Ministry of Justice; and Supreme People's Court | October 2010 | Joint branches |
21 | 21 | Drafting a Law on Access to Information (Article 10 of the Convention) | Draft law | Ministry of Justice | Government Office and Ministry of Home Affairs | October 2010 | National Assembly |
22 | 22 | Reviewing, modifying and supplementing administrative procedures during 2011-2020 (Article 10 of the Convention) | Plan | Government Office | Ministry of Home Affairs; Ministry of Justice; and Vietnam Chamber of Commerce and Industry | June 2011 | Pri me Minister |
23 | 23 | Promulgating a Regulation on notification of the list of enterprises involved in corruption (Article 12 of the Convention) | Decision | Ministry of Planning and Investment | Ministry of Finance: Government Inspectorate; and Vietnam Chamber of Commerce and Industry | June 2010 | Minister of Planning and Investment |
24 | 24 | Building and implementing a healthy and corruption-free business culture (Article 12. Clause 2. of the Convention) | Scheme | Vietnam Chamber of Commerce and Industry | Ministry of Planning and Investment; Ministry of Industry and Trade; Government Inspectorate; Association of Businesses; Association of Business Lines | June 2010 | Prime Minister |
25 | 25 | Amending and supplementing the 2004 Accounting Law. Supplementing standards and processes for making, controlling and managing enterprises' accounting and audit books to prevent corruption and increase transparency (Article 12 of (he Convention) | Draft law- | Ministry of Finance | Ministry of Justice; other ministries; branches; and localities | October 2012 | National Assembly |
26 | 26 | Drafting a Law on Denunciations. Supplementing the provisions on the receipt of information through anonymous complaints and letters (Article 13 of the Convention) | Draft law | Government Inspectorate | Ministry of Justice and Government Office | October 2010 | National Assembly |
27 | 27 | Amending and supplementing the Law on Credit Institutions. Creating conditions for controlling and detecting corruption and money laundering cases (Article 14 of the Convention) | Draft law | State Bank | Ministry of Justice and concerned ministries and branches | October 2009 | National Assembly |
28 | 28 | Amending and supplementing the Law on Securities (Article 14 of the Convention) | Draft law | Ministry of Finance | Ministry of Justice and concerned ministries and branches | October 2010 | National Assembly |
29 | 29 | Drafting a Law on Real Estate Registration. Providing for the transparency and management of real estate and support to prevent money laundering (Article 14 of the Convention) | Draft law | Ministry of Justice | Ministry of Finance | October 2010 | National Assembly |
30 | 30 | Drafting a Law on Anti-Money Laundering to replace the 2005 Decree on anti-money laundering (Article 14 of the Convention) | Draft law | State Bank | Ministry of Justice and Ministry of Public Security | October 2010 | National Assembly |
II. Addition of corruption crimes and law enforcement (7) | |||||||
31 | 1 | Amending the Penal Code. Supplementing acts of corruption specified in the Law Against Corruption (Articles 18.21 and 22 of the Convention) | Draft law | Ministry of Justice | Supreme People's Procuracy; Supreme People's Court; Ministry of Public Security: and Ministry of National Defense | November 2010 | National Assembly |
32 | 2 | Adding to the Penal Code and the Law Against Corruption the crime of offering and taking bribes to/from foreign public officials or officials of public international organizations (Article 16. Clause 1); adding acts of corruption in the private sector and the crime of offering and taking bribes and embezzling assets in the private sector (Article 21); defining legal entities that are subjects of acts of corruption (Article 26 of the Convention) | Draft law | Ministry of Justice | Supreme People's Procuracy: Supreme People's Court; Ministry of Public Security; Ministry of National Defense; and Government Inspectorate | October 2016 | National Assembly |
33 | 3 | Promulgating a Regulation on protection of reporters on acts of corruption (Article 32, Clause l,of the Convention) | Decision | Ministry of Public Security | Ministry of Justice; Government Inspectorate; Ministry of Home Affairs; Government Office; and Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee | June 2010 | Prime Minister |
34 | 4 | Drafting a Law on protection of witnesses reporting on crimes (Article 32 of the Convention) | Draft law | Ministry of Public Security | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Ministry of Justice; Government Inspectorate; Supreme People's Procuracy; and Supreme People's Court | May 201 1 | National Assembly |
35 | 5 | Combining inspection with examination activities of the Party (articles 36 and Article 6, Clause 1. of the Convention) | Scheme | Government Inspectorate | Party Central Examination Committee; Party Central Organization Committee; Government Office; and Ministry of Home Affairs | December 2011 | Prime Minister |
36 | 6 | Amending and supplementing the Joint Circular on coordination in detecting, investigating and handling cases which show criminal signs and are proposed by inspection bodies for consideration and prosecution (Article 39 of the Convention) | Joint Circular | Supreme People's Procuracy | Government Inspectorate: Ministry of Public Security; and Ministry of National Defense | December 2009 | Joint branches |
37 | 7 | Studying the criminal handling of acts of illicit enrichment (Article 20 of the Convention) | Scheme, report | Ministry of Justice | Supreme People's Procuracy; Supreme People's Court; Ministry of Public Security; and Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee | 2016 | Government |
III. International cooperation (4) | |||||||
38 | 1 | Studying general investigation; elaborating regulations for negotiating and reviewing the conclusion of treaties and agreements to ensure coordination or conduct proactive and independent investigation and notify one another of implementation results (Article 49 of the Convention) | Scheme, conclusion | Supreme People's Procuracy | Ministry of Justice; Supreme People's Court; Ministry of Foreign Affairs; Ministry of Public Security; and Ministry of National Defense | Annual l\ | Chairman of the Supreme People's Procuracy |
39 | 2 | Studying the special investigation from other countries; elaborating regulations on application of special investigation to management in a close process (Article 50 of the Convention) | Scheme, conclu-sion | Ministry of Public Security | Ministry of National Defense; Supreme People's Procuracy; and Ministry of Foreign Affairs; | June 2011 | Minister of Public Security |
40 | 3 | Drafting a Law on Enforcement of Criminal Judgments. Adding regulations on international cooperation in recovery of assets obtained through corrupt activities in the enforcement of criminal judgments (Article 55 of the Convention) | Draft law | Ministry of Public Security | Ministry of Justice; Supreme People's Procuracy; Supreme People's Court; Ministry of National Defense; and Ministry of Foreign Affairs | May 2011 | National Assembly |
41 | 4 | Elaborating a Regulation on coordination for the Convention implementation and participation in the Conference of the States Parties to the Convention under international and regional programs for exchanging experience and information, training officials, providing technical assistance and improving institutions on corruption prevention and fighting (Article 43 of the Convention) | Decision | Government Inspectorate | Ministry of Justice; Supreme People's Procuracy; Supreme People's Court; Ministry of Public Security; Ministry of National Defense; and Ministry of Foreign Affairs | October 2010 | Prime Minister |
IV. Asset recovery (2) | |||||||
42 | 1 | Amending the Criminal Procedure Code. Adding provisions on the enforcement of civil matters in foreign courts' criminal judgments; implementing international cooperation in recovery of assets obtained through corrupt activities (Clause lb, 3, 5 and 8. Article 55 of the Convention) | Draft law | Supreme People's Procuracy | Ministry of Justice; Supreme People"s Court; Ministry of Public Security; and Ministry of National Defense | October 2010 | National Assembly |
43 | 2 | Amending and supplementing Decree No. 37/2007/ ND-CP on asset and income transparency. Adding regulations on close oversight of accounts of persons who had held or are holding key positions within the state apparatus and their relatives (Article 52 of the Convention) | Decree | Government Inspectorate | Ministry of Justice; Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee; Ministry of Home Affairs; Government Office; ministries; branches; and provincial-level People's Committees | June 2010 | Government |
V. Technical assistance and information exchange (9) | |||||||
44 | I | Increasing equipment, raising operations and techniques for investigating corruption crimes; cooperating in exchanging experience with and seeking assistance from other countries (Article 60 of the Convention) | Scheme | Ministry of Public Security | Ministry of National Defense and Supreme People's Procuracy | June 2010 | Minister of Public Security |
45 | 2 | Renewing the professional training for inspectors (Article 60, Clause 1, of the Convention) | Scheme | Government Inspectorate | Concerned ministries and branches | June 2010 | Inspector General |
46 | 3 | Amending and supplementing regulations on mechanisms for exchanging information, documents and data to be analyzed for corruption prevention and fighting (Article 60. Clause 4. of the Convention) | Joint circular | Government Inspectorate | State Audit of Vietnam; Supreme People's Procuracy; Supreme People's Court; Ministry of Public Security; and Ministry of National Defense | June 2010 | Joint branches |
47 | 4 | Notifying Vietnam's corruption evaluation and anti-corruption results (Article 61 of the Convention) | Regulation | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee | Government Inspectorate and Government Office | June 2011 | Central Anti-Corruption Steering Committee |
48 | 5 | Reviewing 5 years' implementation of the Law Against Corruption and proposing amendments and supplements to this Law (Article 61. Clause 3, of the Convention) | Report, scheme | Government Inspectorate | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee and Government Office | June 2011 | Inspector General |
49 | 6 | Formulating systems of criteria for evaluating corruption situation and anti-corruption work (Article 61 of the Convention) | Regulation | Government Inspectorate | Office of the Central Anti-Corruption Steering Committee: Government Office; ministries; and provincial-level People's Committees | December 2010 | Inspector General |
50 | 7 | Investigating unofficial expenses of households in transactions with state agencies (Article 61 of the Convention) | Report | Government Inspectorate | Ministry of Planning and Investment; Ministry of Finance; and Vietnam Chamber of Commerce and Industry | Annually (from 2010) | Inspector General |
51 | 8 | Investigating unofficial expenses of enterprises in transactions with state agencies (Article 61 of the Convention) | Report | Government Inspectorate | Ministry of Planning and Investment; Ministry of Finance; and Vietnam Chamber of Commerce and Industry | Annually (from 2010) | Inspector General |
52 | 9 | Reviewing 10 years' implementation of the Law Against Corruption and proposing amendments and supplements to this Law (Article 61. Clause 3. of the Convention) | Report, scheme | Government Inspectorate | Office of the Central Ant i-Corrupt ion Steering Committee and Government Office | June 2016 | Inspector General |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây